ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựN HIÊN
♦ S Ê * * * * * * * * * * *
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN c ú ư NHŨNG YẾư T ố VĂN HỌC
TRONG GIÁO TRÌNH TIÊNG a n h n h ằ m n â n g c a o
HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TIÊNG a n h c ơ sở
TẠI TRƯỜNG ĐHKHTN, ĐHQGHN
MÃ SỐ: QT - 09- 67
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:
ThS. Trần Thị Nga
9 *1 H O C ouoc G iA h a n o i
tAỤNS 1ẤM THÔNG TIN THỤ VIỆN
ì P T / m
_______
=
HÀ NỘI -2 01 0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựN H IÊN
**** * * ***** * *
TÊN ĐỂ TÀI:
NGHIÊN c ú u NHŨNG YẾư T ố VĂN HỌC
TRONG GIÁO TRÌNH TIÊNG ANH NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TIENG a n h c ơ sở
TẠI TRƯỜNG ĐHKHTN, ĐHQGHN
MÃ SỐ: QT - 09- 67
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI:
ThS. Trần Thị Nga
CÁC CÁN BỘ THAM GIA:
ThS. Nghiêm Thị Bích Diệp
ThS. Trương Thu Hà
ThS. Nguyễn Minh Hiền
ThS. Phan Thị Minh Thu
Và một số cán bộ khác
HÀ NỘI -2 010
2
a. Tên đề tài:
”Nghiên cứu những yếu tô' văn học trong giáo trình tiếng Anh nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cơ sở tại trường ĐHKHTN, ĐHQGHN "
Mã số đề tài: Q T -0 9 -6 7
b. Chủ trì đề tài: GVC. ThS. Trần Thị Nga
c. Các cán bộ tham gia: ThS. Nghiêm Thị Bích Diệp
ThS. Trương Thu Hà
ThS. Nguyễn Minh Hiền
ThS. Phan Thị Minh Thu
Và một số cán bộ khác
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Đề tài này mong muốn tìm hiểu những yếu tố văn học trong giáo trình tiếng
Anh nhàm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cơ sở tại trường ĐHKHTN nói
riêng và các trường thành viên khác trong ĐHQGHN nói chung.
Muc đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu sâu hơn về cơ sở lý luận của yếu tố văn học: giá trị về văn hóa và
giá trị về ngôn ngữ.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa những yếu tố văn học trong giáo trình giảng dạy
ngoại ngữ và sự thành công của người học ngoại ngữ.
- Nghiên cứu những yếu tố văn học trong một số giáo trình cũng như những
tài liệu bổ trợ đang được sử dụng để giảng dạy tiếng Anh tại trường ĐHKHTN
dưới góc độ những giá trị văn hóa và ngôn ngữ.
- Việc sử dụng những yếu tố văn học đã có tác động như thế nào trong giờ học
ngoại ngữ.
- Đề xuất một số tiêu chí giúp giáo viên ngoại ngữ lựa chọn những tác phẩm
văn học phù hợp để giáng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh
cơ cở cho sinh viên của trường.
e. Các kết quả đạt được:
BÁO CÁO TÓM TẮT
3
• Việc đưa các tác phẩm văn học vào giáo trình giảng dạy ngoại ngữ là xu
hướng rất phổ biến.
• Trong các tài liệu phụ trợ cũng thường được giáo viên đưa thêm các yếu tố
văn học. Mục đích cũng nhằm luyện bổ trợ cho các kiến thức và kỹ năng được
dạy trong bài.
• Các tác phẩm văn học đưa vào sử dụng đều chứa đựng nhiều giá trị văn hóa
của ngôn ngữ mà sinh viên được học. Như vậy giúp người học tăng cường hiểu
biết vể một nền vãn hóa mới và tránh được sốc văn hóa.
• Các tác phẩm văn học đều chứa đựng những giá trị ngôn ngữ và được giáo
viên sử dụng để phục vụ cho mục đích bài giảng. Qua đó tăng cường củng cố
kỹ năng một cách lâu bển cho người học.
• Khi giáo viên sử dụng các yếu tố vãn học trong giờ giảng thì cơ hội thực
hành nói trên lớp nhiều hơn và sinh viên tham gia tích cực hơn so với giờ
giảng không có yếu tố văn học.
f. Tình hình kinh phí của đề tài: 25.000.000 đ
Đã chi theo đúng dự toán.
Đơn vị quản lý
ThS. Trần Thị Nga
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựN HIÊ N
4
SUMMARY OF THE PROJECT
a. Name of the project:
"In search o f literature values in the English language textbooks so as to
help improve the efficiency o f teaching basic English at Ha Noi University
of Science, VNU"
CODE: QT-09-67
b. Project coordinator:
Lecturer: Trần Thị Nga (MEd. TESOL)
c. Key implementors:
Nghiêm Thị Bích Diệp, M.A.
Trương Thu Hà, M.E.
Nguyễn Minh Hiền, M.A.
Phan Thị Minh Thu, M.A
And others
d. Purposes and foci of the project:
This research aims at investigating literature values in the English language
textbooks currently used at the College of Science, VNU in order to help
improve the efficiency of teaching basic English at the College of Science as
well as at other colleges of VNU. The research focuses on:
• Gaining insights into the theoretical background of literature values: cultural
and linguistic values.
• Looking at the relationship between the use of literature in language
teaching and learners' success in studying a foreign language.
• Investigating the literature values with regard to cultural and linguistic
factors in current core textbooks as well as in some supplementary materials
used to teach English at the College of Science.
• Looking at the effect of using literature in a language class on students’
participation in classroom activities.
5
• Making some recommendations for teachers in selecting cultural works to
incorporate in theừ teaching practices so as to raise quality of general foreign
language teaching and learning.
e. Results:
• The use of literature in currently used textbooks for teaching and learning a
foreign language is common.
• Supplementary materials also include literary texts to reinforce learning and
consolidate language skills.
• Cultural values are inherent in literary texts. This helps the learner develop
his/ her awareness of the target language’s culture, thus avoiding culture
shock.
• Linguistic values are obvious in literary texts and are used selectively by
language teachers to serve the aims of their teaching practices. This helps
reinforce learning and consolidate learners’ language skills.
• With literature in classroom contact hours, there are more opportunities for
students to practice and the learner is more active in participating in class
activities.
6
M ưcLỤ C
BÁO CÁO TÓM TÁT 3
SUMMARY OF THE PROJECT 5
MỤC LỤC 7
CAC BANG BIỂU 8
Chương ĩ. MỞ Đ ẦU 9
1.1. Lý do nghiên cứu 9
1.2. Mục đích nghiên cứu 10
1.3. Phạm vi và phương thức nghiên cứu 11
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 12
Chương II. LÝ LUẬN CHUNG VỂ VAI TRÒ CỦA VÃN HỌC Đ ố i VỚI 14
VIỆC HỌC NGOẠI NG Ữ
II. 1. Một số định nghĩa cơ bản 14
11.2. Văn học và yếu tô vãn hóa 15
11.3. Văn học và giá trị ngôn ngữ 18
11.4. Văn học và điều kiện học ngoại ngữ thành công 22
Chương III. NGHIÊN c ú u 26
III. 1. Bối cảnh nghiên cứu 26
III. 1.1. Điều kiện dạy và học tiếng 26
III. 1.2. Giáo trình chính giảng dạy 26
111.2. Phương thức nghiên cứu 27
111.2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
111.2.2. Phương thức nghiên cứu 28
111.3. Kết quả 31
111.3.1. Kết quả qua nghiên cứu giáo trình 31
111.3.2. Kết quả qua nghiên cứu tài liệu phụ trợ 34
111.3.3. Kết quả qua phân tích các yếu tố văn học - Giá trị văn hóa 36
111.3.4. Kết quả qua phân tích các yếu tố vãn học - Giá trị ngôn ngữ 44
111.3.5. Kết quả qua quan sát hành vi trong lớp học 49
Chương IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
IV. 1. Kết luận 58
IV.2. Khuyến nghị 58
Tài liệu tham khảo 61
Phụ lục 1. Phiếu quan sát lớp 66
Phụ lục 2. Lược trích truyện "Truyện về hai anh em lặng thinh " của Arnold 67
Bennet
Phụ lục 3. Truyện ngắn “Bữa ân trưa " của w .s. Maugham 69
Phụ lục 4. Thơ ca “N ổi buồn trong ánh mắt em" 74
Tóm tắt các công trình NCKH của cá nhân 75
Scientific project 77
Phiếu đăng ký kết quả nghiên cứu 78
7
CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1: Các yếu tố văn học trong giáo trình New Headway 32
Bảng 2: Các yếu tố văn học trong giáo trình Lifelines 33
Bảng 3: Các yếu tố văn học trong giáo trình New Headway và Lifelines 34
Bảng 4: Các yếu tố văn học trong tài liệu phụ trợ 35
Bảng 5: Giá trị văn hóa trong giáo trình New Headway và Lifelines 36
Bảng 6: Giá trị văn hóa trong tài liệu phụ trợ 37
Bảng 7: Giá trị ngồn ngữ trong giáo trình New Headway và Lifelines 44
Bảng 8: Giá trị ngôn ngữ trong tài liệu phụ trợ 45
Bảng 9: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-NHE buổi học trước 50
Bảng 10: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-NHE buổi học sau 50
Bảng 11: Mức độ tham gia của sinh viên lớp c -L E buổi học trước 51
Bảng 12: Mức độ tham gia của sinh viên lớp c -LE buổi học sau 51
Bảng 13: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-NHP buổi học trước 52
Bảng 14: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-NHP buổi học sau 52
Bảng 15: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-LP buổi học trước 53
Bảng 16: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-LP buổi học sau 53
Bảng 17: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-NHI buổi học trước 54
Bảng 18: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-NHI buổi học sau 54
Bảng 19: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-LI buổi học trước 54
Bảng 20: Mức độ tham gia của sinh viên lớp C-LI buổi học sau 55
Bảng 21: So sánh mức độ tham gia của sinh viên 56
8
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO NGHIÊN cúu
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đang tiến hành các cách thức tiến bộ
nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên
không chuyên ngữ ở các trường đại học thành viên của ĐHQGHN. Việc điều
chuyển giảng viên ngoại ngữ từ trường Đại hoc Khoa học Tự nhiên và Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn sang trường Đại học Ngoại ngữ và cơ cấu lại tổ
chức chính là nhằm đưa ĐHQGHN lên tầm cao mới, bắt kịp với xu thế phát
triển của thời đại.
Cũng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để có thể thực hiện được mục
tiêu hội nhập và phát triển thì giảng dạy ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong giao tiếp đối với mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội,
và giáo dục. Bối cảnh hội nhập và hoà nhập đã đòi hỏi những thay đổi lớn lao
trong công nghệ giảng dạy ngoại ngữ. Đây cũng là một thách thức và trách
trách nhiệm to lớn đối với người giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại các trường
đại học thành viên của ĐHQGHN nói chung và của trường Đại học KHTN nói
riêng. Việc cơ cấu lại tổ chức đã kéo theo một loạt những thay đổi mới về
chương trình giảng dạy cũng như cách thức giảng dạy. Giảng dạy ngoại ngữ sẽ
cần tận dụng tốt những điều kiện sẵn có nhằm nâng cao tính hiệu quả của
giảng dạy. Có như vậy thì sinh viên khi ra trường sẽ có được khả năng giao
tiếp thực thụ cũng như khả nãng nghiên cứu độc lập thông qua việc sử dụng
ngoại ngữ.
Sự thành công trong việc học ngoại ngữ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác
nhau như: điều kiện học tập, phòng ốc, chương trình học tập, thời lượng học
tập, số lượng học viên trong một lớp, giáo trình và tài liệu phụ trợ, vai trò tích
cực ứng biến của người giáo viên trên lớp và vai trò tham gia chủ động của
người học, những yếu tô' tâm lý tác động đến việc học, vv. Có thể nói rằng có
vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của sinh viên.
Xét về giáo trình và tài liệu phụ trợ, đã có một số nghiên cứu liên quan tới
biên soạn giáo trình giảng dạy ngoại ngữ, những nguyên tắc khi biên soạn
9
giáo trình, ngữ liệu ngôn ngữ sử dụng trong giáo trình, hệ thống bài tập và bài
luyện đi kèm, w . Rõ ràng mọi yếu tố này đều có liên quan và tác động trực
tiếp đến sự thành công trong giảng dạy và học tập, Ở Việt nam và đặc biệt tại
trường Đại học KHTN Hà Nội, mặc dù từ trước đến nay đã có một số nghiên
cứu liên quan tới giảng dạy ngoại ngữ như nghiên cứu đánh giá giáo trình
giảng dạy, nghiên cứu về giảng dạy từ vựng, nghiên cứu về phản hồi và chữa
lỗi, về mối quan hệ giữa động cơ học tập và kết quả học ngoại ngữ, w . nhưng
chưa có nghiên cứu nào đề cập tới những yếu tố văn học trong giáo trình ngoại
ngữ. Nếu biết sử dụng tốt những yếu tố văn học trong giáo trình ngoại ngữ,
chúng sẽ rất hữu ích cho người dạy để triển khai các hoạt động đa dạng có
định hướng nhằm thúc đẩy và nâng cao động cơ học tập của người học. Chính
vì vậy, việc triển khai nghiên cứu những yếu tố văn hóa trong giáo trình giảng
dạy và trong các tài liệu bổ trợ cho dạy và học ngoại ngữ là vấn đề trọng tâm
nghiên cứu của đề tài QT-09-67.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ú u
Xuất phát từ sự cẩn thiết như đã nêu trên, đề tài QT-09-67 mong muốn nâng
cao được tầm nhìn và hiểu biết sáu sắc hơn về cơ sở lý luận từ việc khai thác
và sử dụng văn học phục vụ cho mục đích dạy và học ngoại ngữ. Cụ thể, đề tài
đã đặt ra những muc đích nghiên cứu sau:
(1) Tìm hiểu sâu hơn về cơ sở lý luận của yếu tố văn học trong dạy và học
ngoại ngữ: giá trị về văn hóa và giá trị về ngôn ngữ.
(2) Tìm hiểu mối quan hộ giữa việc đưa những yếu tố văn học vào giáo trình
giảng dạy ngoại ngữ và sự thành công của người học ngoại ngữ.
(3) Nghiên cứu những yếu tố văn học trong một số giáo trình cũng như những
tài liệu bổ trợ đang được sử dụng để giảng dạy tiếng Anh tại trường ĐHKHTN
dưới góc độ văn hóa và ngôn ngữ.
(4) Đề xuất một số tiêu chí giúp giáo viên ngoại ngữ lựa chọn những tác phẩm
văn học phù hợp khi đưa vào lớp học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng
Anh cơ sở tại trường Đại học KHTN, ĐHQGHN.
10
1.3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG THỨC NGHIÊN c ú u
Đối với đề tài nghiên cứu này, công việc nghiên cứu được thực hiện ở trường
Đại học KHTN. Đề tài tiến hành nghiên cứu trên các giáo trình chính đang
được sử dụng giảng dạy tiếng Anh cơ sở tại trường Đại học KHTN cũng như
tài liệu phụ trợ phục vụ cho mục đích bài giảng.
Một số giáo trình đang giảng dạy là:
- Soars, L. and J. Soars. 2003. (The New Edition). New Headway:
Elementary Student's Book. Oxford: Oxford University Press.
- Soars, L. and J. Soars. 2005. (The New Edition). New Headway: Pre-
Intermediate Student's Book. Oxford: Oxford University Press.
- Soars, L. and J. Soars. 2005. (The New Edition). New Headway:
Intermediate Student's Book. Oxford: Oxford University Press.
- Hutchinson, T. 1999. Life Lines Elementary Student's Book. Oxford: Oxford
University Press.
- Hutchinson, T. 1997. LifeLines Pre-Intermediate Student's Book. Oxford:
Oxford University Press.
- H utchinson, T. 1999. LifeLines Intermediate Student's Book. Oxford:
Oxford University Press.
Ngoài ra những tài liệu phụ trợ có nhiều yếu tố văn học cũng được giáo viên
đưa vào sử dụng nhằm làm phong phú cho tài liệu giảng dạy, củng cố kỹ năng
cũng như kiến thức và nâng cao chất lượng bài giảng.
Đề tài nghiên cứu đặt ra bốn câu hỏi sau:
• Vãn học đóng vai trò gì đối với việc dạy và học ngoại ngữ?
• Có bao nhiêu ngữ liệu ngôn ngữ liên quan đến văn học hoặc tác phẩm văn
học trong các bài giảng của các giáo trình New Headway và Life Lines!
• Có bao nhiêu ngữ liệu ngôn ngữ liên quan đến văn học hoặc tác phẩm văn
học trong những tài liệu bổ trợ cho giáng dạy?
• Những yếu tố văn học này đã được khai thác như thế nào để phù hợp với vai
trò của văn học trong dạy và học ngoại ngữ?
Đề tài nghiên cứu tiến hành các bước sau:
- Tổng quan tài liệu để tìm hiểu vai trò của vãn học trong giảng dạy ngoại
ngữ.
- Nghiên cứu các giáo trình chính đang được sử dụng để giảng dạy tiếng Anh
và một số tài liệu phụ trợ cho bài giảng tại trường Đại học KHTN để tìm ra
những yếu tố văn học.
- Nghiên cứu những yếu tố văn học trong các giáo trình và tài liệu phụ trợ để
tìm ra những nét văn hóa.
- Nghiên cứu những yếu tố văn học trong các giáo trình và tài liệu phụ trợ
nhằm tìm ra những nét ngôn ngữ.
- Tiến hành quan sát lớp học nhằm tìm hiểu tính hiệu quả của việc sử dụng các
yếu tố văn học đối với hành vi trong lớp học của sinh viên.
- Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành buổi toạ đàm trao đổi với các đồng nghiệp
xung quanh vấn đề các yếu tố văn học và dạy và học ngoại ngữ.
1.4. Ý NGHĨA NGHIÊN c ú u
Để tài nghiên cứu khái quát hoá một số vấn đề lý luận chung về vai trò của
văn học trong việc giảng dạy và học ngoại ngữ. Qua đó đề tài giúp tăng cường
nhận thức về cơ sở lý luận - một phần quan trọng trong nền tảng của giảng dạy
ngoại ngữ.
Kết quả nghiên cứu có thể được tham khảo và ứng dụng trong các giờ giảng
dạy tiếng Anh tại trường đại học KHTN và có thể mở rộng ra cho đối tượng
sinh viên ở các trường không chuyên ngữ khác như trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân vãn, Đại học Kinh tế, Đại học Giáo dục thuộc Đại Học Quốc
Gia Hà Nội.
Đề tài QT-09-67 cũng đưa ra một số gợi ý giúp người giáo viên biết cách khai
thác những yếu tố vãn học trong giáo trình cũng như trong tài liệu bổ trợ để
giới thiệu ngôn ngữ và củng cố các kỹ năng mà sinh viên đã được học.
12
Đề tài QT-09-67 cũng đưa ra những tiêu chí cần thiết giúp giáo viên chọn lọc
các tác phẩm văn học phù hợp với mục đích giảng dạy của mình. Qua đó có
thể giúp thúc đẩy quá trình học, tiếp thu và vận hành ngôn ngữ của sinh viên.
13
CHƯƠNG II
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA VÃN HỌC
ĐÔÌ VỚI VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ
II. 1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA c ơ BẢN
Dưới đây là một số định nghĩa về các khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề
tài QT-09-67.
Thuật ngữ học ngôn ngữ thứ hai, theo định nghĩa của Dulay et al (1982:10) là
chỉ quá trình học một ngôn ngữ khác sau khi người học đã học được ngôn ngữ
thứ nhất và việc học ấy có thể diễn ra cả ở nước ngoài cũng như ở nước bản
địa. Còn thuật ngữ học tiếng Anh như là một ngoại ngữ theo Crystal (1993:
368) thì việc học này diễn ra ở trường học mà ngôn ngữ ấy không đóng vai trò
là phương tiện giao tiếp tại nước đó. (English as a foreign language is referred
to as English taught at school or university which “has no status as a routine
medium o f communication” in the country where it is taught). Theo những
định nghĩa này thì học tiếng Anh tại Việt Nam có thể coi như là học ngôn ngữ
thứ hai hoặc học tiếng Anh như là một ngoại ngữ.
Moody (1983: 19) đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ văn học như sau: văn học
là “sự sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bàng ngôn ngữ và những tác
phẩm nghệ thuật ấy được sử dụng phục vụ cho mọi nhu cầu giao tiếp của con
người, cho cá nhàn hay tập thể, bằng lời nói hay văn bản thông qua ngôn
ngữ”. (Literature is defined as the “constructions or artifacts, in language,
which may be designed for any o f the whole range o f human communication
needs, private or public, oral or written, fo r which language is used”). Theo
định nghĩa này thì Moody (1983) và Walson (1983) đã liệt kê những tác phẩm
văn học theo nhiều hình thức khác nhau như: thơ ca, kịch, bi kịch, hài kịch,
kịch vui nhộn, truyện dân gian, thần thoại, truyện ngắn, và tiểu thuyết.
Cuối cùng khi đề cập đến những yếu tố văn học trong giáo trình tiếng Anh,
chủ trì để tài trọng tâm nghiên cứu xem xét tới những tác phẩm văn học hoặc
lược trích tác phẩm văn học được đưa vào làm ngữ liệu giảng dạy. Trên cơ sở
những yếu tố văn học ấy, đề tài nghiên cứu những giá trị tiềm ẩn: giá trị văn
14
hóa và ngôn ngữ trong việc tăng cường tri thức cũng như các kỹ năng giao tiếp
ngồn ngữ. Những yếu tố văn học này hữu ích như thế nào trong các giờ giảng
tiếng Anh cơ sở tại trường đại học KHTN, ĐHQGHN.
II.2. VĂN HỌC VÀ YẾU TỐ VĂN HÓA
Có rất nhiều các nhà giáo dục học đã chú ý tới việc sử dụng những tác phẩm
văn học trong giáo trình ngoại ngữ. Điều này chứng tỏ rằng văn học có tiềm
ẩn những giá trị lớn lao, dặc biệt là giá trị văn hóa. Trong việc học ngoại ngữ
mà cụ thể hơn là học tiếng Anh, kiến thức hiểu biết về nền văn hóa của thứ
tiếng mình đang học là vô cùng cần thiết bởi lẽ văn hóa phản ánh hành vi và
lối sống của con người. Theo Brown (1994: 164), văn hóa chính là “ý tưởng,
phong tục tập quán, kỹ năng, mỹ nghệ, và công cụ biểu thị đặc trưng của
nhóm người trong thời gian nhất định nào đó.” ( “the ideas, customs, skills,
arts, and tools which characterize a given group o f people in a given period o f
time. ”) Văn hóa không chỉ bó gọn trong những thành phần cấu thành mà còn
là “Một hệ thống liên kết các thành phần cấu thành nên nó và chi phối hành
vi con người “ ( “It is a system o f integrated patterns which govern
human behaviour ”) (Condon 1973: 4). Bởi lẽ ngôn ngữ được sử dụng để
phản ánh văn hóa nên ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ rất khăng khít với
nhau. Brown (1994) đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa văn hóa và ngôn
ngữ như sau: "Ngôn ngữ là một phần của văn hoá và văn hoá cũng chính là
một phẩn của ngôn ngữ. Hai thứ đó hoà quyện vào nhau tới mức mà người ta
không thể tách chúng ra mà lại không làm mất đi ý nghiã hoặc của ngôn ngữ
hoặc của văn hoá". ( “A language is a part o f a culture and a culture is a part
o f a language; the two are intricately interwoven such that one cannot
separate the two without losing the significance o f either language or
culture”) (p.165). Nhiều các nhà giáo dục học và ngồn ngữ học khác như Du
(1986), Marckwardt (1978), Stem (1987), Gwin (1990), Truitt (2002), Le Thi
Anh Phuong (2003), Tran Thi Nga (2003), Nault (2006), và Nguyen Thi
Thom Thom (2009) đều nhận thấy những mối quan hệ khăng khít giữa văn
hoá và ngôn ngữ. Rõ ràng rằng việc học ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ
chính là nắm bắt thêm một nền vãn hoá mới.
15
Chúng ta có thể nhận thấy rằng sự hiểu biết về nền văn hoá của thứ tiếng mình
đang học là không thể thiếu được đối với người học ngoại ngữ. Nó cũng chính
là yếu tố tạo nên sự thành công của người học. Vậy thì đâu là nguồn tài liệu
cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về văn hóa? Một trong những nguồn tài
liệu đó chính là các tác phẩm văn học. Nhiều nhà ngôn ngữ cũng thừa nhận
văn học như là một cách thức rất hữu ích để học về văn hóa. Du (1986: 24)
cho rằng văn học “là một phương tiện rất có giá trị để nắm bắt được văn hóa.
Trong Gajdusek 1988, Bateson cho rằng văn học có một giá trị đặc biệt đối
với một nền văn hóa vì nó hướng con người ta liên kết tới vô vàn những kinh
nghiệm trong cuộc sống. (Literature “serves as a valuable means of attaining
cultural insights”).
Truitt (2002) khi bàn về chức năng của nghệ thuật kịch trong giảng dạy ngoại
ngữ, đã phát biểu rằng sử dụng kịch “là một phương thức tuyệt vời để giảng
dạy văn hóa cho sinh viên” (p. 10). Stem (1987: 47) cho rằng văn học tạo
ra cơ hội để người học hòa mình vào nển văn hóa của ngôn ngữ mình đang
học “thông qua việc nghiên cứu những trải nghiệm thông thường của con
người trong một bối cảnh nhất định nào đó và sự nhận thức của con người.”
Quan điểm của Sage (1987) cũng tương tự như quan điểm của Stem khi ông
nhận thấy những giá trị văn hóa tiềm ẩn và xuyên suốt trong văn học bởi nó
cung cấp cho một bối cảnh văn hóa đầy đủ (Tr. 41). Carter và Long (1991: 3)
coi văn học như là phương tiện có thể “Diễn đạt những ý tưởng và tình cảm
có ý nghĩa nhất của con người”. Cũng liên quan tới vấn đề này còn có rất
nhiều các nhà ngôn ngữ học và giáo dục học đều chia sẻ quan điểm về những
giá trị văn hóa của văn học. Ví dụ như DiPietro (1982), Basturkmen (1990),
Brock (1990), và nhiều tên tuổi khác được nhắc đến trong Sage (1987): Scott,
Povey, Marshall, w . Họ đều cho rằng văn học dạy cho con người ta về văn
hóa bằng việc lột tả cuộc sống và đặt người học trong một bối cảnh giao tiếp
với cả “vô số những lối diễn đạt biểu cảm có giá trị suốt cả một thời kỳ lịch sử
hay những giai đoạn lịch sử” (Carter và Long 1991: 3).
Chính vì vậy mà việc đưa các yếu tố văn học vào giảng dạy ngoại ngữ sẽ tạo
ra cơ hội thích hợp để người học khám phá những yếu tố văn hóa của con
người thuộc một nền văn hóa có thứ tiếng họ đang học. Việc dạy văn hóa
không chỉ tăng cường “nhận biết của sinh viên về sự mở mang và bản chất của
văn hóa” (Alien và Valette 1977: 327), mà còn cung cấp cho họ một phương
16
tiện để giúp họ “hiểu, cảm thông, và tích cực tham gia vào những hoạt động
văn hóa” (Stem 1987: 47). Sage (1987) còn chỉ ra rằng một trong những mục
đích của văn học là “thể hiện văn hóa thông qua các nhân vật trong truyện”
nên nó sẽ “thành công hơn rất nhiều những thể loại đọc khác” (tr, 41).
Rõ ràng rằng không gì có thể phủ nhận được mối quan hệ khăng khít giữa
ngôn ngữ và vãn hóa được thể hiện trong văn học. Do vậy chúng ta có thể thấy
rất nhiều những yếu tố văn học trong các giáo trình giảng dạy tiếng nước
ngoài. Mặt mạnh của việc học hiểu thêm một nền văn hóa nằm ở chỗ nó nâng
cao được nhận thức của người học về những sự khác biệt trong lối sống, lối
suy nghĩ thể hiện ngay từ những lối chào hỏi dến những chiến thuật giao tiếp
tinh tế hơn. Nói cách khác, sử dụng văn học trong giảng dạy ngoại ngữ sẽ mở
đường cho sinh viên hiểu biết cách thức giáo tiếp thực thụ giữa các thành viên
từ những nền văn hóa khác nhau và nhờ đó mà người học sẽ dần nắm bắt được
tốt ngôn ngữ mình đang học (Marquardt, trích trong Stem 1987). Chính do có
mối quan hệ khăng khít giữa ngôn ngữ và văn hóa mà việc giảng đạy và học
ngoại ngữ cần tạo điều kiện cho sinh viên đến với nền văn hóa của ngôn ngữ
mình đang học - nền văn hóa ấy được phản ánh trong các tác phẩm văn học.
Trong học tiếng Anh, sự hiểu biết về nền văn hoá của thứ tiếng ấy khồng thê
thiếu được. Các tác phẩm văn học như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và thơ ca
sẽ là nguồn tài liệu phong phú cung cấp cho người học những kiến thức và
hiểu biết thêm về một nền văn hoá của những nước nói tiếng Anh. Khi chúng
ta đọc một câu truyện hoặc một tiểu thuyết chúng ta có thể thấy đựơc lối sống
và làm việc của những người trong nền văn hoá ấy: cách thức làm quen nhau,
cuộc sống gia đình với mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình,
những phong tục tập quán, lễ hội, cung cách làm việc, cung cách học tập, lối
suy nghĩ và cách ứng xử v.v.
Như vậy việc dạy tiếng nước ngoài khi lồng các thể loại văn học vào là tạo
điều kiện cho sinh viên có cơ hội đê khám phá những yếu tố văn hoá của
người nói thứ tiếng ấy và thông qua đó họ có thể hiểu biết được từ những lối
nói, lối chào hỏi cho đến những phương thức giao tiếp tinh vi hơn.
OAI HOC ouoc r|A NO,
quNG ĩ a m t h õ n g Tin thu viện
17
II.3. VÃN HỌC VÀ GIÁ TRỊ NGÔN NGỮ
Ngoài những giá trị văn hoá, người ta đều thừa nhận mặt mạnh nữa của văn
học khi được lồng vào các giờ học ngoại ngữ là giúp phát triển các kỹ năng
ngôn ngữ. Như chúng ta nhận thấy các tác phẩm văn học còn tạo điều kiện để
phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho người học vì văn học tự bản thân nó đã
phản ánh các cách thức giao tiếp khác nhau trong cuộc sống; tự nó là kho tàng
về từ vựng giàu có và về cách thể hiện ngôn ngữ phong phú.
Sage (1987) cho rằng những lợi ích mà văn học đem lại cho sinh viên rất lớn
lao bởi nó là biểu thị của hàng loạt những chiến thuật giao tiếp. Roger (1983)
cũng thừa nhận ý nghĩa đặc biệt của văn học trong giao tiếp ngôn ngữ. Trong
thơ ca, tiểu thuyết hoặc kịch nói người ta đã sử dụng những quy ước giao tiếp
đặc biệt cùng với cả những quy ước giao tiếp thông thường. Điều này sẽ tạo
cho bức thông điệp của tác giả vượt ra khỏi ngôn ngữ thông thường và cho
phép giao tiếp trên cấp độ câu. Văn học trong những trường hợp này đã tạo cơ
hội cho người học tiếp cận với “phổ rộng nhất về cú pháp, sự khác biệt phong
phú về từ vựng,” và đưa ra những ví dụ về ngôn ngữ “được sử dụng có hiệu
quả, tinh tế và gợi mở nhất” (Povey, trích trong Zughoul 1986: 13), Eagleson
và Kramer cho rằng văn học sẽ chau chuốt chúng ta bằng những ngữ liệu
phong phú về sự vận hành của ngôn ngữ: cấu trúc ngữ pháp - cả theo quy tắc
và không theo quy tắc - và ngữ nghĩa, về sự mở rộng và cấu trúc của từ vựng,
về quá trình tạo dựng từ, về sắc thái thay đổi của dạng thức ngôn ngữ và về
mối quan hệ giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói (trích trong Du 1986: 24).
Văn học sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội thuận lợi cho việc kích thích phát triển kỹ
năng giao tiếp ngôn ngữ cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận ngôn ngữ của
sinh viên. Quan điểm này được rất nhiều người chia sẻ: Lee, Povey, Moody,
O ’Brien và Young (trong Sage 1987), Slater (1988), Spack (1985), McKay
(1982), Marckwardt (1978), và Gwin (1990). Chính vì vậy mà việc đưa văn
học lồng vào chương trình giảng dạy ngoại ngữ đã nhận được sự ủng hộ của
nhiều nhà giáo dục học như Widdowson (1984), Zughoul (1986), Munro
(trích trong Zughoul 1986), John (1986), Du (1986), Krsul (1986), Truitt
(2002), Trần Thị Nga (2003), và Nguyen Thi Thom Thom (2009).
Liên quan đến nhận định của Widdowson khi cho rằng văn học có đóng góp
đáng kể đối với cả quá trình cũng như mục đích học tập, Basturkmen (1990)
18
cho rằng sự đóng góp của văn học nhằm thúc đẩy quá trình học tập thể hiện ở
chỗ nó tạo ra nhiều cơ hội thiết yếu cho người đọc ghi mã và giải mã ngữ
nghĩa. Đây chính là quá trình quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ (tr. 18).
Thêm vào đó, văn học còn góp phần thực hiện mục đích giảng dạy và học
ngoại ngữ bởi nó là đặc trưng ngôn ngữ được sử dụng thực tế, có nghĩa là
ngôn ngữ được sử dụng trong những bối cảnh xã hội và giao tiếp với những
mục đích khác nhau.
Văn học, đặc biệt thơ ca, kịch, và truyện ngắn đã chứng tỏ được ý nghĩa của
nó như một phương tiện hữu ích trong giảng dạy ngoại ngữ. Maley và Duff
(1989) đã lưu ý tới những nét gợi mở, nhiều màu sắc và liên tưởng của thơ ca.
Chính nét đặc biệt này đã giúp gửi đi những bức thông điệp rất tinh tế tới mọi
người. Mặt mạnh của nó thể hiện ở chỗ thơ ca, kịch, và truyện cho phép người
ta hiểu theo nhiều cách khác nhau mà vẫn đảm bảo được giá trị ngữ nghĩa. Do
kênh tiếp nhận của mỗi người khác nhau nên đây sẽ tạo ra những cơ hội cho
sự bàn luận hứng thú và sôi nổi xoay quanh một chủ đề lý thú. Cả hai học giả
đều tin ràng thơ ca là phương tiện rất tốt để tăng cường niềm tin cho người học
vì nó tạo cho họ cơ hội khám phá ngôn ngữ theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Những âm thanh của thơ ca, theo như Sage (1987: 9) nhận định, sẽ vô cùng
hữu ích đối với luyện âm. Yếu tố thực dụng này đã được Baurain (2002) -
người đã coi thơ ca như một cách thức vô cùng hứng thú đê luyện âm và ngữ
điệu - sử dụng trong các giờ giảng tiếng Anh của mình cho sinh viên Việt
Nam và sinh viên các nước Châu Á khác. Brown (1994) cũng cho rằng những
yếu tố về trọng âm, ngữ điệu, nhịp nói trong thơ ca là những yếu tố thiết yếu
giúp cho người học ngoại ngữ phát triển khẩu ngữ và nói năng trôi trảy.
Các thể loại kịch ngắn có thể được sử dụng để “tăng cường bổ trợ cho việc dạy
và học mọi khía cạnh của ngôn ngữ” (Truitt 2002: 13). Tương tự như Truitt,
Stem (1987) tin rằng kịch ngắn giúp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt
là kỹ năng nói thông qua việc tạo dựng ra các hoạt động ngôn ngữ lý thú cho
người học. McRae (1985) thậm chí còn cho rằng việc đóng kịch và quan sát sẽ
rất hữu ích cho người học vì nó giúp người học nhận thức được những nét
ngôn ngữ đặc biệt trong khẩu ngữ như thái độ, tình cảm, ngữ điệu lời nói, điệu
bộ, nét mặt, di chuyển w . Việc tranh luận, bàn luận, gợi ý, đưa ra chính kiến,
đổng ý, không đồng ý hoặc bác bỏ sẽ “bắt đầu ngấm vào người học một cách
19
tự nhiên một khi họ ngày càng quen hơn với nhiều ca kịch và sẽ cảm thấy tự
tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh (tr. 7).
Sử dụng văn học vào các giờ giảng, ngoài việc phát triển các kỹ năng nói, còn
giúp phát triển các kỹ năng đọc và viết. Ta có thể thấy một ví dụ điển hình là
thơ ca. Vì theo như Maley và Duff (1989: 12) nhận định: “Thơ ca tạo ra một
bối cảnh đầy đủ (thường) ở dạng cô đọng Nghĩa thể hiện được diễn đạt có
tính chất rất kinh tế”, vì vậy muốn hiểu được nghĩa của chúng, người học luôn
cần mở rộng phạm vi từ vựng và sử dụng các chiến thuật đọc khác nhau.
Nói về kỹ năng viết, từ rất lâu nhà sử- triết học vĩ đại Ibn Khaldum (trích trong
John 1987) đã đánh giá tầm quan trọng lớn lao của văn học trong việc phát
triển kỹ năng viết cho người học và đặc biệt nhấn mạnh tới việc tạo cơ hội cho
người học tiếp cận với các tác phẩm văn học. Bản thân John cũng tin rằng:
“Chỉ có những kiến thức về văn học mới có thể giúp sinh viên nhận thức một
cách tích cực về những lối sử dụng ngữ pháp khác biệt và tinh tế đóng góp vào
sự thành công trong phát triển kỹ năng viết” (tr. 21). Stem (1987) đưa ra hai
dạng thức nhằm phát triển kỹ năng viết - viết theo mẫu (viết lại bài theo cấu
trúc được kiểm soát cho sẵn, có hướng dẫn, có bắt chước) và viết về bài liên
quan đến tác phẩm văn học (viết về tác phẩm văn học hoặc viết mở rộng xung
quanh những tác phẩm văn học). Cả hai phương thức viết đó đều rất giúp ích
cho việc phát triển kỷ năng ngôn ngữ.
Nhiều kết quả nghiên cứu về khả năng viết của sinh viên đã minh chứng cho
cho lợi ích của việc tiếp cận với văn học trong học ngoại ngữ. Watt (trích
trong Sage 1987) đã tiến hành nghiên cứu kỹ năng viết của sinh viên ở Ghana.
Kết quả cho thấy những lỗi về ngữ pháp, đặc biệt lỗi về sử dụng thời của động
từ, lỗi về dạng thức số nhiều và số ít đã dần bớt đi khi sinh viên được học thơ
ca. Tương tự như vậy, Norman (1990) cũng chỉ ra ảnh hưởng tích cực của việc
sử dụng các tác phẩm văn học trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ: sinh
viên có xu hướng viết được các bài luận tốt hơn trong các bài kiểm tra khi họ
viết về các chủ đề thường gặp trong giáo trình dạy viết. Họ sử dụng những cấu
trúc phức tạp hơn và từ vựng tinh tế hơn. Họ chú ý nhiều tới xắp xếp và bố cục
của bài. Họ luôn sẩn sàng liên tưởng và liên kết tới những gì họ đã được học
từ văn học” (tr. 46). ( " the students tend to produce better compositions in
tests than the compositions they w rite on topics commonly found in current
20
books on teaching writing. They use more complex structures and
sophisticated vocabulary. They pay more attention to organization. They are
more willing to relate to the experience provided by literature ”).
Ngoài việc giúp phát triển cả bốn kỹ năng về tiếng: nói, nghe, đọc và viết, văn
học còn giúp phát triển khả năng phân tích tổng hợp. Đây cũng là một điều
kiện thiết yếu cho việc học ngoại ngữ thành công. Khi bình luận về truyện
ngắn, Sage (1987: 43) đã nói: truyện ngắn cũng giống như những tác phẩm
văn học khác, giúp cho việc phát triển khả năng phân tích trí não, đưa người
học tới những tổng hợp cô đọng của một tình huống ở một không gian và thời
gian. Trọng tâm và ghi nhớ, đó chính là một phần quan trọng của ngôn ngữ và
những trải nghiệm văn hóa quý giá có được đối với người học ngoại ngữ thứ
hai.” like all literature, contributes to the development of cognitive
analytical ability, bringing the whole self to bear on a compressed account o f
a situation in a single place and moment. Focused and memorable, it is an
essential part o f the language and cultural experience available to ESL
students”).
Sage còn nói thêm rằng một khi người học cảm thụ về quá trình viết và sáng
tác thông qua việc học thơ ca thì họ sẽ tăng cường được hiểu biết sâu hơn về
ngôn ngữ (tr. 12). Nhờ đó mà sinh viên sẽ phát triển được cảm thụ từ ngữ và
những khám phá của mình mà sau này có thể sẽ giúp tăng cường ham mê văn
học và khả năng phân tích tốt hơn. Quan điểm này cũng được Maley và Duff
(1989) cùng chia sẻ.
Gwin (1990) đã tổng kết những giá trị về ngôn ngữ của văn học khi đưa lồng
vào giáo trình giảng dạy ngoại ngữ như sau. Gwin nói các tác phẩm văn học:
- là ngữ liệu ngôn ngữ đầu vào lý thú và đẩy ý nghĩa;
- trọng tâm cho hoạt động sản sinh ngôn ngữ đầu ra thông qua hoạt động
viết và bàn luận;
- là những trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên khi họ đọc những dạng thức
bài đọc mà họ sẽ có thể gặp trong các khóa học hàn lâm;
- là cách thức hữu hiệu để hiểu những nét phức tạp và tinh tế cần có trong
sự sáng tạo về lối viết văn phong.
21
Chính nhờ những giá trị này mà trong thực tế nhiều nhà biên soạn giáo trình
đã trích dẫn một số tác phẩm văn học để bổ sung và làm phong phú thêm
nguồn tài liệu giảng dạy. Ví dụ như Viney trong giáo trình Streamline
English: Directions đã lấy hẳn vở kịch ngắn của Oscar Wilde "The
importance of being earnest" làm một bài học trong giáo trình. Giáo trình dạy
đọc Milestones của Saitz và Kopec có đưa một truyện ngắn "Fear" của nhà văn
Mỹ Gordon Lish. Trong các giáo trình khác như New Headw ay của Soars
(2008) hoặc Lifelines của Hutchinson (2002) các tác giả cũng có sử dụng
truyện của các nhà văn làm ngữ liệu giảng dạy ngôn ngữ. Đặc biệt là Roberts
đã tập hợp thơ và văn xuôi làm toàn bộ ngữ liệu cho giảng dạy tếng Anh trong
giáo trình The Roberts English Series: a Linguistics Program. Nhiều các giáo
viên dạy tiếng như Walker (2001); Wells và Walker (2001); Truitt (2002); and
Baurain (2002) đã đưa thơ, ca, và kịch vào tiết dạy tiếng Anh để nhằm luyện
ngữ âm, từ vựng, và ngữ pháp. Qua đó chúng ta càng thấy rõ những hữu ích
của việc lấy các tài liệu từ kho tàng văn học vào dạy và học tiếng nước ngoài.
II.4. VĂN HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC NGOẠI NGỮTHÀNH CÔNG
Với những giá trị vãn hóa và ngôn ngữ của văn học trong các giờ giảng dạy
ngoại ngữ, văn học quả thực đã đảm bảo được một số điều kiện tất yếu cho
việc học ngoại ngữ thành công.
Thứ nhất, theo Schumann (1978) thì Tiếp biến văn hóa (Acculturation) - được
hiểu như một quá trình hòa nhập vào nền văn hóa mới (nhờ đó mà người học
sẽ học được ngôn ngữ thứ hai) - được quyết định bởi các yếu tố xã hội và tâm
lý. Một trong những yếu tố xã hội chính là sốc vãn hóa. Sốc văn hóa là “nỗi lo
lắng khi người học gặp phải những xa lạ trong nền văn hóa mới” (tr. 167).
ị" anxiety resulting from the disorientation encountered upon entering a new
culture ”). Khi tiếp cận với một nền văn hóa mới, nếu cơ chế đương đầu và giải
quyết vấn đề trong người học không thực hiện tốt chức năng của mình thì
người học sẽ bị lệch hướng (disorientation) và như vậy sẽ gây ra sự căng
thẳng, bức xúc, lo sợ. Hậu quả là “trí não sẽ sản sinh ra hội chứng mạnh mẽ
phản ứng không chịu tiếp nhận và do đó nó làm tản mát trí lực và chuyên tâm
cho việc học ngôn ngữ thứ hai Trong những điều kiện như vậy thi người học
dường như sẽ không có được những cố gắng cần thiết để học và nói được ngôn
22
ngữ thứ hai” (ibid), (the “resulting mental State can produce a powerful
syndrome of rejection which diverts energy and attention from second
language learning Under such conditions the learner is unlikely to make
effort necessary to become bilingual ”). Sốc văn hóa sẽ ức chế việc học nhưng
quá trình Đồng hóa văn hóa sẽ giúp người học nắm bắt được những tri thức
cần thiết để vận hành hoạt động trong một nền vãn hóa mới. Vậy nếu văn học
dạy về văn hóa, nó sẽ dần tạo dựng lên một hình ảnh tích cực về ngôn ngữ
mình đang học cho sinh viên và giúp họ vượt qua được sốc văn hóa và qua đó
sẽ cố gắng học ngoại ngữ tốt hơn.
Có thể nói rằng quá trình Tiếp biến văn hoá, hay quá trình thích nghi với nền
vãn hoá mới có ảnh hưởng tới lượng giao tiếp, gặp gỡ, và tương tác giữa người
học với người bản ngữ. Nó cũng liên quan tới mức độ cởi mở của người học có
sẵn sàng đón nhận ngôn ngữ đầu vào hay chưa? Khi học ngoại ngữ, điều kiện
quan trọng đầu tiên để người học tiếp biến văn hoá là:
- Vượt qua được sốc văn hoá (cultural shock): nỗi lo lắng e ngại thấy mình
không hoà nhập được vào nền văn hoá mới.
- Vượt qua được sốc ngôn ngữ: nỗi lo sợ thấy mình kém cỏi khi cố gắng vận
hành ngôn ngữ mình đang học.
- Có đủ động cơ học tập cũng như khả năng hoà nhập với cộng đồng khác.
Thứ hai, trong những xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng về truyện ngắn sử dụng
trong giảng dạy tiếng Anh, Sage (1987: 42) đã chỉ ra rằng: “ truyện kê là
những bức thông điệp dễ hiểu nhất tăng cường cho học ngoại ngữ bởi nó giúp
làm thuyên giảm những bức xúc lo lắng của sinh viên và làm tăng sự tự tôn
của mình”. Krashen (1981) cũng nhất trí với quan điểm này khi ông cho rằng
việc học ngoại ngừ tốt nhất sẽ diễn ra ở những môi trường mà nỗi lo lắng e
ngại của người học thấp và do đó không có hàng rào bảo vệ ngăn cách. “Văn
học có tầm quan trọng lớn lao cho không khí lớp học ngoại ngữ việc sử
dụng văn học vào giờ giảng sẽ giúp xóa đi hàng rào ngăn cách tâm lý đứng
chặn giữa bản thân người học và giữa người học với người thày” (Basturkmen
(1990- 18).
Rõ ràng rằng, với vãn học sinh viên sẽ bị cuốn hút vào việc học không chỉ ở
phương diện trí não mà còn ở phương diện tình cảm. Dulay et al (1982) nhận
23
xét rằng một khi người học cởi mở sẵn sàng tiếp nhận ngôn ngữ đầu vào thì
đây chính là điều kiện quan trọng đầu tiên cho việc học ngoại ngữ thành công.
Người học càng cởi mở bao nhiêu thì dữ liệu ngôn ngữ sẽ càng được thu nhận
vào trí não bấy nhiêu.
Thứ ba, vì văn học là một nguồn dữ liệu ngôn ngữ đầu vào giàu và vô cùng lý
thú, nó sẽ kích thích động cơ học ngoại ngữ của sinh viên. Gardner (1985),
trong những nghiên cứu về động cơ và thái độ của người học đối với việc
ngoại ngữ, đã chỉ ra rằng khi người học có được động cơ học tập cao, thì họ sẽ
cố gắng hết mình để học tập. Đây cũng chính là điều kiện cơ bản quyết định
sự thành công cho người học.
Trong nghiên cứu gần đây nhất của Trần Thị Nga (2008) trên sinh viên của
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học QGHN về động cơ học tập và ảnh
hưởng của nó tới việc học ngoại ngữ, kết quả nghiên cứu đã khẳng định những
ảnh hưởng tích cực đáng kể của động cơ học tập tới kết quả học tập, tới mức
độ cởi mở tham gia các hoạt động trong lớp học cũng như tới ham muốn tiếp
tục theo đuổi học tập khi người học có động cơ học tập cao, đặc biệt là động
cơ định hướng hòa nhập.
Thứ tư, như đã nhắc đến trong phần trước, văn học, đặc biệt là thơ ca, sẽ tạo
nên vô vàn các cơ hội để sinh viên thảo luận và đòi hỏi các hoạt động ngôn
ngữ tương tác ở cấp độ cao. Thông qua những hoạt động tương tác trong lớp,
người học sẽ tăng cường được vốn tri thức ngôn ngữ. Bộ não của họ sẽ trở nên
linh hoạt, và do vậy mà người học sẽ liên tục liên kết những tri thức họ sẵn có
với những gì họ đang học (Rivers 1987: 4,5). Chính từ thực tế này mà chúng
ta sẽ dễ dàng nhận thấy vì sao tương tác trong lớp học lại đóng góp cho sự
thành công của người học.
Thứ năm, văn học bao hàm những chiến thuật giao tiếp. Sage (1987) cho rằng
thông qua văn học, thì “sớm hay muộn sinh viên sẽ gặp phải hầu hết các chiến
thuật giao tiếp mà người nói sử dụng hoặc suy tính sử dụng” (tr. 6). Nếu đúng
như vậy thì thực tế cho thấy một khi chúng ta tạo ra nhiều cơ hội và thời gian
để người học tiếp cận và chìm mình trong văn học, họ sẽ dần nắm bắt được
những chiến thuật giao tiếp quan trọng. Học và sử đụng được những chiến
thuật giao tiếp là điều kiện quan trọng cho việc học ngoại ngữ thành công.
Chính trong những bối cảnh này mà các kỹ năng ngôn ngữ được hình thành,
24
xây dựng và phát triển qua quá trình sử dụng những chiến thuật giao tiếp vào
bối cảnh cụ thể.
Thứ sáu, để hiểu được một tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ ca, người học cần
“chơi” với thơ ca, phân tắch ra từng phần để giải mã và rồi chắp nối lại chúng.
Spolsky (1989) đã dùng thuật ngữ “điều kiện phân tích giải mã” (analysed
knowledge condition) nhằm chỉ cho quá trình này. Ông nói: “Vì tri thức ngôn
ngữ được phân tách ra các thành phần cấu thành để phân tích, chúng sẽ luôn
có sẵn tạo điều kiện cho kết hợp và chắp nối lại” (tr. 17). ( “Analysed
knowledge condition As linguistic knowledge is analysed into its constituent
parts, it becomes available fo r recombination ”).
Tóm lại, khi lồng các tác phẩm văn học hoặc trích lược văn học vào giảng dạy
ngoại ngữ, một bối cảnh thuận lợi đã đựơc tạo ra với những điều kiện lý tưởng
cho việc học ngoại ngữ: người học dễ dàng tiếp biến vãn hoá, họ cởi mở hơn
khi tiếp nhận ngôn ngữ đầu vào, động cơ học tập được nâng lên, mở ra nhiều
cơ hội thực hành tiếng, cung cấp các chiến thuật giao tiếp cơ bản và tinh tế, và
tạo ra cơ hội thuận tiện cho việc giải mã ngôn ngữ. Đó chính là sáu điều kiện
quan trọng để người học thành công.
25