TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: Một số giải pháp để nâng cao việc
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
tại Việt Nam
1
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
MỤC LỤC
….¤¤¤….
2
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
1.Lý do chọn đề tài
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cấu thành nên doanh nghiệp, đó là
toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán,
truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp
suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và
thực hiện các mục đích. Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp gắn
với từng dân tộc, từng quốc gia, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa
riêng, điều đó tạo cho văn hóa doanh nghiệp của họ có đặc trưng riêng phân biệt
với các quốc gia, dân tộc khác. Tuy nhiên ngoài sự khác biệt về văn hóa giữa các
quốc gia, các dân tộc với nhau, chính sự tương đồng nhất định giữa các quốc gia
gần nhau về mặt địa lý đã đưa đến sự phân biệt mang tầm vĩ mô trên thế giới mà
hiện nay ta biết đến đó là sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây.
Phương Đông và phương Tây từ xa xưa được biết đến là hai cái nôi của nền văn
minh nhân loại. Ngày nay, khi nhắc đến phương Đông và phương Tây thì phương
Tây ta hiểu là các quốc gia nằm ở phía Tây bán cầu, tiểu biểu như nhóm các quốc
gia châu Âu hay các quốc gia châu Mỹ còn phương Đông là nửa bán cầu còn lại,
khu vực châu Á rộng lớn. Mặc dù cùng song song tồn tại và phát triển song sự
khác biệt trong lịch sử hình thành và đặc điểm văn hóa xã hội đã tạo nên sự khác
biệt khá rõ rệt trong cách kinh doanh, cách tạo dựng các mối quan hệ trong kinh
doanh của các doanh nghiệp nói cách khác đó là sự khác biệt về văn hóa doanh
nghiệp ở hai khu vực trên.
3
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong
tình hình đó, để hòa nhập và phát triển thành công buộc các quốc gia nói chung và
các doanh nghiệp nói riêng phải tìm cho mình con đường và cách thức hội nhập
đúng đắn. Để làm được điều này, việc quan trọng là cần nắm bắt được những yếu
tố cơ bản trong hội nhập, để bắt kịp và phát triển theo xu thế chung của thời đại.
Không chỉ là vấn đề về thể chế chính trị, kinh tế hay sự thay đổi của khoa học kỹ
thuật mà còn là vấn đề nhận thức, quan điểm, phong cách,…tựu trung lại là vấn đề
văn hóa và sự phát triển trong ý thức hệ của toàn xã hội.
Xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế thế giới là đang tiến dần đến
tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó văn hóa được coi trọng hơn bao giờ hết.
Xu thế mới tạo ra một sân chơi mới, với những luật lệ mới và những thành viên có
thể đáp ứng được luật chơi. Đó là những doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa đủ
mạnh để tự tin hòa nhập và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn khá mới mẻ. Thực
tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn chưa có sự nhận thức đúng đắn
về văn hóa doanh nghiệp, chưa thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của văn hóa
doanh nghiệp. Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong
dòng chảy sôi động của nền kinh tế thị trường, để tồn tại buộc các doanh nghiệp
phải chọn cho mình con đường phát triển phù hợp. Xác định văn hóa doanh nghiệp
là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh
nghiệp lành mạnh, tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên bước đường
phát triển của mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu sự khác biệt giữa văn hóa doanh
nghiệp phương Đông, Phương Tây và áp dụng nó vào việc đánh giá các chiến lược
kinh doanh cụ thể, đồng thời đối chiếu với tình hình phát triển của các doanh
4
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
nghiệp Việt Nam nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp để
nâng cao việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam”.
Do điều kiện về tài liệu cũng như trình độ hiểu biết vấn đề của nhóm còn hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu từ quý thầy cô và các bạn để tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Hiểu được khái niệm văn hóa doanh nghiệp, làm rõ các yếu tố của văn hóa
doanh nghiệp, tác động của nó đến doanh nghiệp, từ đó biết được tầm quan
trọng và ý nghĩa của văn hóa đối với doanh nghiệp.
• Từ những đặc trưng cơ bản về văn hóa, xã hội, con người phương Đông và
phương Tây, phân tích sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp phương
Đông và phương Tây, kiểm chứng trong thực tiễn. Từ đó có thể chỉ rõ điểm
tích cực và tiêu cực, tác động của nó đến hiểu quả kinh doanh của doanh
nghiệp ở từng nơi.
• Đồng thời đối chiếu, so sánh với thực trạng các doanh nghiệp tại Việt Nam
từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao việc xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp tổng hợp: để nắm vững cơ sở lý thuyết cần thu thập thông tin
từ giáo trình, tài liệu sách, báo liên quan, chắt lọc rồi tổng hợp lại để có một
cái nhìn chung nhất, khách quan nhất, đa chiều nhất về vấn đề nghiên cứu.
5
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
• Phương pháp phân tích, đánh giá: chia nhỏ vấn đề thành nhiều phần, hay
nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau và phân tích theo từng
khía cạnh một. Vận dụng lý thuyết đối chiếu với thực tiễn để làm rõ từng
phần của vấn đề.
• Phương pháp khảo sát thực tiễn: phân tích vấn đề cần phải thông qua các số
liệu, dẫn chứng cụ thể trong thực tiễn, đó phải là các số liệu, dẫn chứng đặc
trưng nhất và liên quan trực tiếp tới vấn đề.
4. Giới hạn nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp
• Phạm vi nghiên cứu: các quốc gia phương Đông và phương Tây. Cụ thể:
châu Á là khu vực Đông Bắc Á, Đông Á và Nam Á (phương Đông), khu vực
châu Âu, Bắc Mỹ (phương Tây).
5. Kết quả đạt được
Có được vốn kiến thức cơ bản về văn hóa doanh nghiệp không chỉ về mặt lý
thuyết mà còn cụ thể trong thực tế thông qua việc phân tích sự khác biệt giữa văn
hóa doanh nghiệp phương Đông và văn hóa doanh nghiệp phương Tây. Từ những
vấn đề đã tìm hiểu và nghiên cứu có thể bước đầu hình dung được môi trường
doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, cách thức tổ chức công việc… Có những
nhìn nhận, đánh giá, so sánh đúng đắn, khách quan hơn về tình hình các doanh
nghiệp, các tổ chức và việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp hiện nay.
6
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
Chương II: Cơ sở lý thuyết
1.Văn hóa doanh nghiệp
1.1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
“Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của các
thành viên, là sợi dây liên kết các thành viên trong tổ chức lại và nhân lên sức
mạnh của doanh nghiệp, chính điều này tạo cơ sở cho doanh nghiệp phát triển bền
vững. Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, từng thời kì phát triển
cho tới từng người trong doanh nghiệp. Do đó văn hóa doanh nghiệp rất đa dạng và
phong phú. Song văn hóa doanh nghiệp cung không phải là vô hình, khó nhận biết
mà nó rất cụ thể, biểu hiện ra trong các hành vi của người lao động trong doanh
nghiệp. Đó chính là thái độ của hộ trong quá trình sản xuất hay trong giao tiếp. Nó
thể hiện trong các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng, chi phối đến kết
quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp.”
[1]
Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
Theo cách hiểu thông thường thì văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn
mặc, ăn uống, cư xử, đức tin, và tri thức…Theo đó, có thể hiểu văn hóa doanh
nghiệp như các giá trị tinh thần, vật chất và tri thức…được xây dựng trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển, trở thành quan niệm, tập quán, truyền thống của
doanh nghiệp đó. Trên thế giới có một số định nghĩa văn hóa doanh nghiệp như
sau:
− Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ
chức khác trong lĩnh vực (Gold, K.A).
7
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
− Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau
phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong
thời gian dài (Kotter, J.P và Heskett, J.L).
− Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến
và tương đối ổn định trong doanh nghiệp (williams,Dobson, P & walters ).
1.2. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có thể nhận biết được ở các khía cạnh khác nhau. ở bề
ngoài văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua biểu tượng của doanh nghiệp
( logo), kiểu kiến trúc hay khẩu hiệu ( slogan),… bên trong là những là những giá
trị được các thành viên chia sẻ và chấp nhận. nó chi phối hành vi của các thành
viên trong doanh nghiệp. Cuối cùng là phần cốt lõi, đây có thể là phần khó phân
biệt nhất vì nó được hình thành từ từ qua thời gian, thấm nhuần dần vào các thành
viên cánh vô thức. muốn nhận biết được điều này phải có một quá trình quát tích
cực, thảo luận và phân tích cách cởi mở với các thành viên.
Dựa vào sự hình thành, văn hóa doanh nghiệp có thể nhận biết dưới ba dạng:
− Văn hóa doanh nghiệp hướng vào cá tính nhà lãnh đạo hay tập thể nhà lãnh
đạo, mà những người này biết làm cho mình nổi bật lên và tất cả mọi hoạt
động của doanh nghiệp được thực hiện qua vai trò của nhà lãnh đạo đó
− Văn hóa tổ chức hướng vào một hoạt động hay nghề nghiệp
− Văn hóa tập trung và cung cách ứng xử manh tính cộng đồng, mang tính gia
đình.
1.3. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp
1.3.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp thường đề ra triết lý kinh doanh cho riêng mình.cách thể hiện
triết lý kinh doanh của từng doanh nghiệp có thể khác nhau, song nhìn chung, triết
lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể bao hàm những yếu tố sau:
8
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
− Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững.
− Định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội
thông qua việc phục vụ khách hàng.
− Đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn
bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
Triết lý hoạt động của doanh nghiệp là tư tưởng chỉ đạo chung toàn bộ suy nghĩ
và hoạt động của doanh nghiệp từ người lãnh đạo, các bộ phận quản lý đến những
người lao động trong doanh nghiệp.
1.3.2. Đạo đức kinh doanh
Từ hàng ngàn năm nay, người ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về đạo đức. Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm và tế nhị, thể hiện sự cảm nhận về
“cái đúng” của các dân tộc. Sự cảm nhận này thường mang tính chủ quan và khác
nhau. Tuy vậy,sự khác nhau này là không lớn và phần cơ bản vẫn giống nhau. Để
có một định nghĩa tổng quát, ta có thể dựa vào khái niệm của Albert Schweitzer:
“xét về tổng thể, đạo đức là cái tên mà chúng ta đặt cho những hành vi đúng đắn.
chúng ta cảm thấy bắt buộc phải xem xét cái chẳng những có lợi bản thân, mà còn
phải xem xét đến những cái có lợi cho người khác và cho cả loài người nói chung”.
Theo định nghĩa này, nếu doanh nghiệp hoạt động có lợi cho mình, đồng thời đem
lại lợi ích cho người khác, cho cộng đồng, cho đất nước thì hành động đó là có đạo
đức.
2. Văn hóa Đông Tây, ảnh hưởng của văn hóa trong doanh
nghiệp.
2.1. Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
Văn hóa phương Đông là nền văn minh tinh thần, chủ trương con người và vạn
vật đồng một thể, chỉ có đạo học, giới thiệu cách sống con người sống hài hòa với
vũ trụ thiên nhiên, với cộng đồng loài người, trọng lễ nhạc, vì “đời không có lễ thì
9
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
đời sẽ loạn, đời không có nhạc thì đời sẽ khô khan”, bỏ trừ cái “tôi”, kìm hãm thị
dục, kiến trúc thì thấp ẩn trong lùm cây. Đại diện cho văn hóa phương Đông là Ấn
Độ và Trung Quốc.
Văn hóa phương Tây là nền văn minh vật chất, chủ trương con người phải chinh
phục vũ trụ, bắt vũ trụ thiên nhiên phải phục vụ cho con người, đề cao tự do cá
nhân, đo văn minh bằng máy móc chế ra được, đo sức mạnh bằng vũ khí chế ra
được và chinh phục bao nhiêu nước làm nô lệ, chủ nghĩa bá quyền, đề cao cái
“tôi”, “kiến trúc thì cao ngạo nghễ trong bầu trời gọi là nhà chọc trời, sống hưởng
thụ dục lạc, đo thành công bằng tiền kiếm ra được”, đôi lúc quên cả cha mẹ để chết
trong nhà dưỡng lão. Đại diện cho nền văn hóa này Hy Lạp, La Mã, Tây Ban Nha,
Bồ Đồ Nha, Anh, Pháp, Mỹ.
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa được hình thành và phát triển theo thời gian. Khi tổ chức mới được
thành lập, những thành viên ban đầu đưa vào tổ chức những giá trị, niềm tin và
chuẩn mực;những tác phong và thái độ ứng xử được thấm nhuần từ gia đình và
cộng đồng khác nhau mà họ là thành viên trong đó. Những yếu tố này tác động và
ảnh hưởng khác nhau tạo nên nền tảng văn hóa doanh nghiệp. trong giai đoạn ban
đầu hình thành, các nhà sáng lập và nòng cốt sẽ tạo nên nhóm nòng cốt cùng chia
sẽ những viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. những yếu tố nay kết
hợp với nền tảng văn hóa dần dần tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp, đây
chính là cái giúp chúng ta nhận dạng được doanh nghiệp trong số rất nhiều doanh
nghiệp cùng hoạt động trong một môi trường giống nhau. Trong quá trình thích
nghi để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp sẽ hình thành cho mình một truyền
thống văn hóa trên cơ sở bản sắc đã được tạo lập. Như thế, văn hóa của doanh
nghiệp bao gồm một bộ phận văn hóa dân tộc và phần văn hó mà các thành viên
của tổ chức đã tạo lập nên trong quá trình tồn tại và phát triển. Theo quan điểm hệ
10
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
thống thì văn hóa doanh nghiệp là hệ thống con của văn hóa dân tộc vì là tập hợp
những hệ thống nhỏ hơn như văn hóa nhóm, văn hóa bộ phận trong doanh nghiệp.
11
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
Chương III: Phân tích sự khác biệt trong
thực tiễn
1.Văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây và những
sự khác nhau cơ bản.
Văn hóa phương Đông (nông nghiệp) Văn hóa phương Tây (du mục)
_ Trọng tĩnh, tránh những yếu tố bất
định, ít tư duy mạo hiểm.
_ Mê tín thần bí.
_ Có lối sống cộng đồng và đề cao lợi
ích chung
_ Đất chật người đông
_ Trọng tình cảm
_ Đề cao kinh nghiệm
_ Thích nhìn về những giá trị quá khứ
_ Thích mạo hiểm, khát vọng chinh
phục thiên nhiên
_ Niềm tin tôn giáo (khác với mê tín)
_ Khuynh hướng cá nhân, đặt lợi ích của
mình lên trên hết
_ Đất rộng người thưa
_ Trọng tiền bạc, vật chất
_ Đề cao tính sáng tạo, khoa học
_ Hướng đến tương lai
Từ những so sánh ban đầu trên, ta có thể dễ dàng hình dung được văn hóa doanh
nghiệp phương Đông và phương Tây khác nhau như thế nào.
1.1.Hình thức tổ chức
Bước vào một công ty ở Trung Quốc, hình tượng đầu tiên mà chúng ta thấy là
hình ảnh hai chú lân (hay sư tử) ngự ở cửa ra vào. Đó là niềm tin thần bí. Và chúng
ta cũng thường nhắc đến “phong thủy” cũng như là yếu tố đầu tiên được chủ doanh
nghiệp nghĩ đến khi thành lập doanh nghiệp của mình. Còn khi bước vào doanh
nghiệp phương Tây, chúng ta thấy sự bố trí bàn ghế làm việc có phần bừa bộn,
thường là bộ phận này hòa lẫn vào bộ phận khác, điều đó chứng minh việc làm
12
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
việc theo nhóm là không thể thiếu được trong các doanh nghiệp này mặc dù người
phương Tây thích mình nổi bật hơn người khác.
1.2. Chiến lược kinh doanh
Một điều dễ dàng nhận thấy là sự khác nhau trong chiến lược phát triển doanh
nghiệp của hai nền văn hóa này. Một doanh nhân người Mỹ sẽ trăn trở xem những
gì sẽ tạo nên đột phá trong thời gian tới còn một ông chủ người Nhật sẽ cùng các
nhà khoa học nghiên cứu sao cho sản phẩm của mình ngày càng hoàn thiện về chất
lượng và kiểu dáng. Nói như vậy không có nghĩa các doanh nghiệp châu Á không
có sự sáng tạo, mà nói như thế để nhấn mạnh sự chắc chắn trong cách làm ăn của
họ.
1.3. Kinh nghiệm.
Kinh nghiệm là không thể thiếu trong kinh doanh. Khi một người đi phỏng vấn,
chắc chắn họ luôn quan tâm đến vấn đề này. Nếu như bạn nộp đơn vào một chức
vụ cao của bất kì một doanh nghiệp châu Á nào, bạn sẽ phải điền vào mục “số năm
kinh nghiệm”, nhưng thủ tục đó sẽ không thấy ở các doanh nghiệp Âu Mỹ. Họ
luôn có những cách kiểm tra “kinh nghiệm thực sự” ( hay “tài năng”) của bạn.
Những bài toán hóc búa, những tình huống nan giải thường được các nhà tuyển
dụng phương Tây dành cho các ứng viên.
2. Sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp phương Đông
và phương Tây.
2.1. Độc lập hay nhóm – cá nhân hay cộng đồng
Trong văn hóa của người phương Tây, sự độc lập của cá nhân được đánh giá
cao, trong khi đó văn hóa phương Đông, do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các nguyên
tắc về trung - tín - lễ - nghĩa nên đề cao tính tập thể và tôn trọng các giá trị cộng
13
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
đồng. Sẽ không ngạc nhiên nếu các đối tác phương Tây đến tham dự đàm phán với
một thành viên duy nhất và thành viên này có đầy đủ thẩm quyền để ra mọi quyết
định. Cũng vì thế, không quá ngạc nhiên khi một doanh nhân phương Tây cực kỳ
khó chịu vì đối tác phương Đông của mình, sau một tuần đàm phán, lại tuyên bố
“phải gọi điện thoại hỏi sếp ở nhà đã”. Người phương Tây thường coi điều này như
là sự thiếu tôn trọng trong đàm phán.
Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong vă hóa các dân tộc
rất khác nhau. Nước Mỹ đứng đầu trong nhóm nước đề cao giá trị cá nhân, Việt
Nam thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng. Đặc biệt trong chiến tranh, trong
chống lũ lụt…sự gắn kết cộng đồng được xem là một giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam.
Tên nước IDV Tên nước IDV
Trung Quốc 20 Malaysia 26
Nhật Bản 46 Anh 89
Thái Lan 20 Pháp 71
Indonexia 14 Mỹ 91
Việt Nam 20 Đan Mạch 74
Hàn Quốc 18 Nga 39
Philipines 32 Ba Lan 60
Bảng 1. IDV: chỉ số đánh giá xu hướng cá nhân của các nước được nghiên
cứu.
[2]
2.2. Thẳng thắn hay vòng vo.
Với quan điểm thẳng thắn trong mọi vấn đề, các doanh nhân phương Tây
thường bày tỏ ý kiến một cách trực diện và nêu rõ nhu cầu của mình. Trong thương
vụ làm ăn, họ luôn luôn quan tâm đến mức lợi nhuận mà thương vụ sẽ đem lại
cũng như phần trăm hoa hồng có được từ lợi nhuận đó.
14
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
Tuy nhiên, đối với thương gia nhiều nước phương Đông, việc này đôi khi bị coi
là hơi thái quá và không ít người tỏ ra khó chịu. Họ thường đề cập vấn đề vòng vo
và không chính thức, thường mời đi dùng bữa trước khi đàm phán và nhiều khi
việc đàm phán diễn ra trong các cuộc nhậu. Dễ dàng nhận thấy điều này qua các
câu hỏi đầu tiên mà người Mỹ và người Nhật hay quan tâm. Trong khi người Mỹ
hay hỏi “cái gì”, “giá bao nhiêu” thì người Nhật lại thắc mắc “như thế nào” và “tại
sao”.
2.3. Đúng giờ và trễ giờ
Khái niệm “thời gian là tiền bạc” là hoàn toàn chính xác đối với các thương
nhân người Mỹ. Văn hóa phương Tây (trong đó có Mỹ) cho rằng, thời gian là một
cái gì cụ thể, thấy được, quản lý được (quan niệm thời gian đơn tuyến -
monochronic time). Những người thuộc về văn hóa thời gian đơn tuyến thường sử
dụng thời gian một cách chặt chẽ, chủ động (có thể tiết kiệm hoặc lãng phí thời
gian). Họ đúng hẹn và chỉ làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định về
một lĩnh vực.
Vì thế, người phương Tây rất xem trọng chuyện giờ giấc và ít khi trễ giờ trong
các cuộc hẹn làm ăn. Họ hẹn bạn 9 giờ bắt đầu đàm phán thì có nghĩa là chắc chắn
9 giờ sẽ bắt đầu. Trong khi đó, văn hóa phương Đông quan niệm thời gian là vô
hình, khó xác định và do đó không quản lý được nên thời gian có thể được co giãn
một chút. Người thuộc nền văn hóa thời gian đa tuyến hiếm khi chủ động sử dụng
thời gian, thường làm nhiều việc cùng lúc và ôm nhiều lĩnh vực. Do đó, các hội
nghị ở châu Á thường thì diễn ra trễ hơn một chút so với thời gian in trong thiệp
mời.
2.4. Sòng phẳng hay dựa trên mối quan hệ.
Trong một cộng đồng, người phương Tây thường có mối quan hệ theo nhóm,
được hình thành dựa trên những nhóm nhỏ hơn. Trong khi đó, mối quan hệ của
15
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
người phương Đông thì rắc rối và phức tạp hơn. Có thể lấy người Trung Quốc làm
ví dụ, họ thường kinh doanh dựa trên mối quan hệ và rất xem trọng chuyện giới
thiệu.
Người phương Tây quan niệm: “Tôi làm ăn với anh bất kể anh là ai và chúng ta
rất sòng phẳng và rõ ràng trong các hợp đồng”. Còn đối với người phương Đông,
chữ tín lại rất quan trọng. Có một câu nói đùa là “Tôi chơi với anh vì anh là bạn
của bạn người em rể tôi”. Ở Trung Quốc, không có một mối quan hệ nào đơn thuần
là quan hệ kinh doanh. Muốn kinh doanh bền vững và phát triển, cần phải kết hợp
hài hòa giữa mối quan hệ công việc với mối quan hệ cá nhân. Thiết lập được một
mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là hoạt động chủ chốt trong
chiến lược kinh doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ xuôi
chèo mát mái. Ngày nay, yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn
trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành công ở phương Đông.
2.5. Cùng thắng hay thắng – thua
Cách biểu hiện bên ngoài của người phương Tây và người phương Đông cũng
có sự khác nhau.
Người phương Tây rất thẳng thắn trong việc biểu hiện ra bề ngoài, trong lòng
buồn thì bề ngoài cũng biểu hiện nỗi buồn. Nhưng người phương Đông thì khác,
nhiều khi bề ngoài “thơn thớt nói cười”, nhưng thực ra là “mặt dày tâm đen”. Điều
này cũng được biểu hiện trong kinh doanh.
Cạnh tranh trong kinh doanh không nhất thiết luôn là thắng - thua, trong rất
nhiều trường hợp nó là tình huống cùng thắng. Đây là khái niệm mà nhiều doanh
nghiệp Mỹ đang sử dụng: Từ cạnh tranh trong đối đầu sang cạnh tranh trong hợp
tác. Trong khi đó, đối với người phương Đông, đặc biệt là người Nhật, mặc dù bề
ngoài họ ít cạnh tranh trực tiếp nhưng ẩn giấu sâu bên trong là quan điểm thắng-
16
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
thua. Có nghĩa là tôi sẽ thắng và anh sẽ thua. Nên việc sử dụng các mưu kế chiến
thuật trong bàn đàm phán là chuyện bình thường.
2.6. Cấp trên với cấp dưới.
Một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là khoảng cách giữa “chủ” và “tớ”. Với
cái nhìn tổng quát thì có sự khác biệt rất lớn giữa hai nền văn hóa ở góc độ này.
Một nhân viên nhất thiết phải cúi đầu chào cấp trên của mình dù ở bất cứ đâu: công
ty, trên đường, siêu thị…Đặc biệt là ở các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật
Bản thì cấp trên cũng đồng nghĩa là “bề trên” của mình. Còn ở phương Tây khoảng
cách quyền lực đôi khi rất mỏng manh, điều họ quan tâm không phải là địa vị của
họ trong công ty cao đến mức nào mà là số tiền họ nhận được từ những gì họ bỏ ra
là bao nhiêu.
17
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
Kết luận và kiến nghị
Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là
văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh như ta thường nghĩ. Văn hoá doanh
nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên
hành lang hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì chúng ta
mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện
trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. Ngay cả định
nghĩa về văn hoá cũng phụ thuộc vào văn hoá. Và tất nhiên đến nay thì định nghĩa
về văn hoá doanh nghiệp chắc chắn còn nhiều hơn thế.
Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức
khác trong lĩnh vực. Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ
thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường
trong thời gian dài.
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và
tương đối ổn định trong doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy
nhất đó là thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim
hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng hoặc ngôn ngữ: chuyện cười,
truyền thuyết, khẩu hiệu hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên
hoan hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình văn hoá tồn tại khách
quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của riêng mình. Chỉ có điều văn hoá
được thể hiện như thế nào và doanh nghiệp đó có phát hiện ra những giá trị tốt để
phát huy và những giá trị chưa tốt để thay đổi hay không.
Một chân lý được giới kinh doanh thừa nhận là, doanh nghiệp sẽ không thể có
sự nghiệp lâu dài,bền vững nếu không xây dựng được cho mình một môi trường
văn hóa đặc thù. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh
sắc bén của doanh nghiệp. Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp thu hút và gìn giữ
nhân tài, gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy niềm tin, niềm tự
hào về doanh nghiệp, tạo sự ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh,…Tóm
lại, văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa cho sự phát triển bền vững cho doanh
18
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là đòi hỏi cấp bách hiện
nay và là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâm tới.
Xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành một xu hướng trên thế giới và
được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều DN và tập đoàn kinh tế hiện nay, ngoài
sự giao lưu văn hóa Đông Tây, sự hợp tác kinh tế Đông Tây thì cũng cần phải có
một sự giao lưu không kém phần quan trọng và cần thiết đó là sự giao lưu học hỏi
về văn hóa doanh nghiệp Đông và Tây. Sự hợp tác chặt chẽ này sẽ góp phần xây
dựng một nền kinh tế bền vững và thúc đẩy sự phát triển hơn nữa trong tương lai.
19
Tiểu luận quản trị học GVHD: Ths.Phạm Minh Đức
Danh mục tài liệu tham khảo
1. [1]: Khái niệm “văn hóa doanh nghiệp” _ Giáo trình Quản trị học ĐH Công
nghiệp TP HCM
2. [2]: Nguồn: ITIM-Culture and Management consultant
3.
20