Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thử ứng dụng những tiến bộ về tin học vào việc dạy - học ngoại ngữ bằng hệ thống Multimedia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.17 MB, 83 trang )

D Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À IVỘI
1 K I/ Ò K G Đ Ạ• I H Ọ• C N G O Ạ
I S t ìử

..................* ..................

ĐỂ TÀI NG H IÊN c ú l l KHOA HỌC CẤP ĐẠ I HỌC Q U Ố C GIA

TÊN ĐỂ T À I :

T H Ử tị V G

D Ụ• N G M i ĩ ỉ v d T l í i i v B Ộ•

V À O V I Ệ• C

D Ạ• Y - H Ọ• C N G O Ạ• I M

V E T E V H Ọ• C
ã

B M G

H Ệ T H Ố N G M U L T IM E D IA

MẢ SÔ : QN . 96 . 03

CHỦ NHIỆM ĐỂ T À I : TlễN sĩ Đệ TflM NGUVCN LÂN TRUNG
TRƯỞNG PHÒNG NCKH-IỈD

NGƯỜI THỰC HIỆN : - TS Đệ TRM NGUVCN lâ n t r u n g


- THS BÙI NGỌC OÁNH
- THS n g u v I n b ả o Lập
- THS TRẦN THỈNH PHÁT ,----------y u H /Ị
N u

HÀ NỘ I, 6-2000

I.

a .1

_

*.

: ; 7 •f

oyonoM


PH Ấ N M Ỏ ĐẨU

1. LÝ n o CHON ĐỂ TẢI

1.1.

Yêu cầu xã hội:
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, đất nước được chứng kiến m ột sự đổi

thay kỳ diệu của nền kinh tế vốn m ang tính k ế hoạch hố nay chuyển sang

nền kinh tế thị trường. Chính sách m ở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, phát
triển liên doanh quốc tế đã cho phép chúng ta đang từng bước thực hiện các
mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Xu thế hội nhập quốc tế
ngày m ột phát triển. Xã hội cần m ột đội ngũ cán bộ khơng những có chun
mơn nghiệp vụ vững vàng mà cịn phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu
của công việc chuyên mơn. Để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của xã hội, điều
cần thiết là phải nghiên cứu tìm ra được những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho
phép không những nâng cao chất lượng đào tạo, rút ngắn hơn thời gian đào tạo
mà cịn có thể tạo cho người học những điều kiện tổ chức hoạt động học tập
ngày m ột thích ứng cho mỗi cá nhân. Tin học đa phương tiện đang chứng tỏ
những ưu thế của nó trong việc hỗ trợ q trình dạy - học ngoại ngữ.
1.2.

Mơi trường thiết chế:
Trước những thành tựu to lớn mà công nghệ thông tin m ang lại cho sự

phát triển kinh tế, chính phủ đã có nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993. Nghị
quyết 49/CP của chính phủ về phát triển cơng nghệ thông tin ở nước ta trong
những năm 90 đã xác định mục tiêu chung là : "Xây dựng những nền m óng
bước đầu vững chắc cho m ột kết cấu hạ tầng về thơng tin trong xã hội. có khâ
năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và trong
các hoạt động kinh tế xã hội".
Nhà nước rất chú trọng ứng dụng công nghê tin học vào giáo due. K ế
hoạch tông thê ( đên năm 2000 ) của Chương trình quốc gia về công nghê tin
1


học đã đặt G iáo dục và Đào tạo về công nghệ thông tin như m ột nhiệm vụ
hàng đầu nhằm phát triển tiềm lực và xây dựng kết cấu hạ tầng cho công nghệ
thông tin nước ta.

Cựu Bộ trưởng Trần Hồng Quân, nguyên trưởng ban công nghệ tin học
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bài : "Ngành Giáo dục và Đ ào tạo với Chương
trình quốc gia về cơng nghệ thơng tin" có viết : "Để cơng nghệ thông tin trở
thành m ột công cụ tác nghiệp được khai thác triệt để và hữu hiệu, Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trương tập trung triển khai các biện pháp sau đây:


Có k ế hoạch tổ chức và đầu tư cho việc nghiên cứu và sử dụng

các phần m ềm dạy học...


Trong giai đoạn đầu cần thu thập, đánh giá các phần m ềm dạy

học của nước ngoài hiện có ở Việt nam, lựa chọn và chỉnh lý đê sau đó tiến
hành đưa vào áp dụng tại các cơ sở đào tạo thích hợp.
Đây cũng chính là bước tập dượt để học tập trước khi chuyển sang giai
đoạn tự xây dựng lấy các phần m ềm dạy học ở Việt nam". Trên tinh thần đó
Bộ Giáo dục và Đ ào tạo phối hợp với Bộ K hoa học Công nghệ - Môi trường
đang triển khai đề án: "Công nghệ tin học trong giảng dạy".
Trường Đại học ngoại ngữ nói riêng và Đại học Quốc gia Hà Nội nói
chung đang đứng trước m ột xu thế đưa Công nghệ tin học vào phục vụ các
hoạt động chuyên môn. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học nhất là công
nghệ M ultim edia vào dạy - học ngoại ngữ đã trở thành m ột nhu cầu cấp bách.
1.3.Thành tựu của các ngành khoa học
Trong những năm gần đây công nghệ tin học đã có nhiều thành tựu
quan trọng, đáp ứng được nhiều yêu cầu của việc dạy - học ngoại ngữ. Thành
tựu đầu tiên của công nghệ tin học là công nghệ m ạng với sự phát triển của

2



Internet và Intranet trên thế giới và tại v iệ t Nam . Trường Đại học Ngoại ngữ
cũng như ĐH Q G H à Nội đang là những thành viên tích cực khai thác nguồn
thơng tin phong phú, đa dạng và rất thời sự do Internet m ang lại. Kho tư liệu
khổng lồ ngoại ngữ này cho phép người giáo viên dễ dàng lựa chọn tài liệu
giảng dạy hấp dẫn, đặt ngưịi học vào những tình huống gắn liền với thực tế.
Tốc độ truy nhập nhanh các thông tin từ xa là m ột ưu điểm lớn của công nghệ
mạng Internet và Intranet.
Một thành tựu nữa rất quan trọng của công nghệ thông tin là sự ra đời
và phát triển của công nghệ CD ROM và công nghệ M ultim edia. Nó mớ ra
những khả năng ứng dụng hữu hiệu, cho phép nâng cao chất lượng đào tạo, rút
ngắn thời gian đào tạo và đang hình thành các phương pháp dạy - học ngoại
ngữ mới.
Bên cạnh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cịn có những thành quả
nghiên cứu của các ngành khoa học khác trong đó có giáo dục học. Quan
điểm lấy người học làm trung tâm đang được quán triệt trong tất cá các khâu
của quá trình đào tạo. Sử dụng công nghệ M ultim edia vào dạy - học ngoại ngữ
là một yếu tố rất quan trọng trong việc quán triệt quan điểm lấy người làm
trung tâm.
Tin học là m ột ngành khoa học còn rất trẻ, công nghệ M ultim edia lại
mới ra đời. Tuy mới mẻ nhưng công nghệ M ultim edia đã chứng tỏ rất nhiều
ưu điểm. Nó đã thâm nhập vào rất nhiều các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hoá
giáo dục, hành chính... Thật khó có thể hình dung được m ột lĩnh vực nào lại
có thể hoạt động có hiệu quả mà lại không cần sự trợ giúp của tin học. Giáo
dục, đào tạo nói chung, giảng dạy ngoại ngữ nói riêng lại là m ột lĩnh vực có
thể tận dụng đáng kể khả năng hỗ trợ của công nghệ này. Trong m ấy năm qua.
trên thế giới đã đưa ra được một lượng phần m ềm đáng kể giảng dạy các sinh
ngữ Anh - Pháp - Nga - Trung - Đức - Nhật - Tây Ban Nha ... Tại Việt nam.
người ta cũng đã thấy xuất hiện trên thị trường khá nhiều các phần m ềm dạy 3



học tiếng Anh - Pháp - Trung - Đức - Tây Ban Nha. Trừ m ột vài phẩn m ềm
như Dynam ic English, Let's go, I speak English... Còn hầu hêt là những phần
m ềm được đưa vào thị trường Việt nam bằng những con đường trơi nổi. Chính
vì thế cho đến nay tại V iệt nam vẫn chưa có được m ột cơng trình tổng kêt,
đánh giá các phần m ềm này từ góc độ giáo học pháp ngoại ngữ.
Việc ứng dụng công nghệ M ultim edia vào dạy - học ngoại ngữ tại Việt
nam cũng còn rất mới. Số lượng các cơ sở đào tạo có trang thiết bị tin học và
sử dụng các phần m ềm dạy - học ngoại ngữ cịn rất ít. Việc sử dụng công nghệ
M ultim edia vào dạy - học ngoại ngữ cịn m ang tính thời thượng.
Rõ ràng, chúng ta đang cần có những phân tích, đánh giá và phân loại
các phần m ềm để có thể vạch ra được khả năng ứng dụng, phương thức khai
thác được hiệu quả và hơn thê nữa có thể bươc đầu đề ra được những ngun
tắc trong việc áp dụng cơng nghệ mói này.
2. NHIÊM VU NGHIÊN c ứ u VẢ GIỚI HAN CÚA ĐẼ TẢI
2.1.Để tài chú trọng p h ân tích, đ á n h giá những tiến bộ của công nghệ tin
học, đặc biệt là Iihững thành tựu của công nghệ M ultim edia ở góc độ những
thiết bị, kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình dạy - học ngoại ngữ. Nêu bật được tính
kê th ừ a và Iihững ưu th ế củ a công nghệ M u ltim e d ia so với những thiết bị đã
được sử dụng trong lịch sử dạy - học ngoại ngữ.
2.2.

Sưu tậ p các phần m ềm dạy - học ngoại ngữ trên thế giới và đang Um

hành tại Việt nam , tiến hành p h ân loại, p h á n tích , đ á n h giá m ột số phần
mềm dạy - học ngoại ngữ có sử dụng cơng nghệ CD ROM M ultim edia và
ngôn ngữ siêu văn bản.
2.3.P h ân tích hồn c ả n h th ự c tẽ Việt nam để có được kết luận ban đầu về
tín h k h ả th i của việc ứng dụng công nghệ M ultim edia trong dạy - học ngoại


4


2.4.Tiến hành th ự c n ghiệm trong dạy - học ngoại ngữ để chứng m inh cho kết
luận về tính khả thi của việc ứng dụng cơng nghệ M ultim edia trong dạy - học
ngoại ngữ.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u


Khái quát lý luận trên các tài liệu đã được xuất bản.



Đ iều tra, thống kê, phân tích các số liệu.



Thực nghiệm:
'r Soạn m ột số bài ứng dụng công nghệ
y Tiến hành thực nghiệm trên m ột số đối tượng sinh viên,
học sinh...



So sánh kết quả thực nghiệm và lý luận đã được tổng kết; từ đó
điều chỉnh lý luận.

5



PH ẨN II
c n itfM G I
CO SỞ LÝ LUẬ N CỦA VIỆC NG H IÊN

cứu

ỨNG DỤ NG CÔ NG NG H Ệ

M U LTIM ED IA VÀO VIỆC DẠY - HỌC N G O Ạ I NG Ữ

1. vni TRÒ củn CÁC PHƯƠNG TlệN KV THUậT Hỗ TRỢ TRONG GIÁO HỌC
PHÁP NGOm
NGỮ TRƯỚC KHI CĨ CƠNG NGHỂ• MUlTIMÉDin.

1.1.

Vai trị của các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong các phương pháp
dạy - học ngoại ngữ truyền thống
Cho đến tận cuối thế kỷ XIX, ngoại ngữ trừ m ột số trường hợp cá biệt,

việc dạy - học ngoại ngữ tại Châu Âu đều dập theo khuôn mẫu của việc dạy
tiếng La tinh vốn được coi là m ột công cụ khai sáng văn minh. Mục tiêu chính
của việc dạy - học ngoại ngữ lúc đó là chủ yếu giúp cho người học có được
năng lực đọc được các tác phẩm văn học, khám phá được các vẻ đẹp của văn
học thơng qua phân tích ngữ pháp. Kỹ thuật in ấn đã cho phép đưa đến tay
người đọc những tuyển tập văn học bất hủ m à trước kia thường phải viết lên
các m iếng da hay khắc lên các thẻ tre, gồ. Vai trị hình ảnh được thừa nhận từ
lâu những nó mới được đưa vào trong các giáo trình học ngoại ngữ một cách
rất khiêm tốn, chừng mực. Những ít ra thì kỹ thuật in ấn cũng đã m ang đến

cho nhân loại m ột bước ngoặt lớn trong q trình phát triển xã hội nói chung
và dạy - học ngoại ngữ nói riêng.
1.2. Vai trị hỗ trợ của hình ánh trong các phương pháp trực tiếp.
Hai thập kỷ cuối cùng của thế ký XIX chứng kiến hai nhà giáo học
pháp tiên phong F. G O UIN ( Pháp ) và

w.

VIẼTOR ( Đức ) kết hợp những

nguyên lý cho ra đời " Phương pháp trực tiếp" để rồi dần dần được phát triển

6


và áp dụng trong hầu hết các nước Âu châu. Trong cuốn

Nghệ thuật dạy và

học ngoại ngữ " F. G O UIN đã chủ trương phát triển m ột phương pháp tích cực
khuyến khích học trị kết hợp lời nói với cử chỉ, chú trọng về khẩu ngữ trong
các tình huống của cuộc sống thường ngày, tận dụng khả năng hỗ trợ của hình
ảnh trong việc giải nghĩa. Theo các tác giả của phương pháp trực tiêp, quá
trình cung cấp nghĩa thơng qua các hình ảnh cho phép người học khơng phải
sử dụng tiếng m ẹ đẻ, nhờ đó m à tránh được những giao thoa tiêu cực giữa
tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Phương pháp trực tiếp đã có những bước tiến bộ
vượt bậc so với phương pháp truyền thống nhờ chú trọng phát triển khẩu ngữ,
giảm nhẹ vai trò của ngữ pháp lý thuyết. Việc m inh hoạ các giáo trình với
những hình vẽ giới thiệu các đồ vật, các khái niệm cụ thể đã đạt được những
hiệu quả nhất định trong m ột thời gian khá dài. v ề mặt này cần phải nói đến

vai trị hỗ trợ đáng kể của cả kỹ thuật in ấn lẫn hình ảnh m inh hoạ.
1.3. Những hỗ trợ kỹ thuật trong các phương pháp cấu trúc - nghe nhìn.
Trước khi đề cập đến các phương pháp nghe nhìn, cũng khơng nên bỏ
qua các phương pháp nghe nói với bốn đặc tính nổi bật:


Các ngữ liệu được giới thiệu bằng âm thanh trước dạng viết.



Phân tích cẩn thận những tương phản giữa tiếng mẹ đẻ và tiêng
nước ngồi cần tiếp thu.



Cần nắm vững các cấu trúc thông qua hệ thống bài tập cấu trúc.



Cần luyện cho người học phản ứng ngơn ngữ trong những tình
huống gần giống với những giao tiếp ngôn ngữ trong cuộc Sống
thường ngày.

Xem xét kỹ bốn đặc tính trên ta cũng thấy rõ được sự hổ trợ đắc lực của
ngơn ngữ học tất nhiên đây chính là ngôn ngữ học cấu trúc. Bên cạnh việc hỗ
trợ của ngôn ngữ học cấu trúc, tâm lý học hành vi cũng có những đóng góp
đáng dể với m ột quan niệm mới: tạo ra những thói quen ngơn ngữ thịng qua
7



hệ thống bài tập ngữ pháp cấu trúc. Lời nói được ghi âm trên băng từ tạo điều
kiện cho luyện tập kỹ năng nghe hiểu những tài liệu âm thanh đời thường.
Cả m ột thời kỳ khá dài, phòng thiết bị học tiếng đã từng được coi là m ột
công cụ lý tưởng trong quá trình hình thành những phản xạ ngôn ngữ m ột
cách hệ thống ở người học.
Nếu như với những phương pháp truyền thống, người giáo viên hoàn
toàn lộ thuộc vào cuốn sách giáo khoa thi những phương pháp tích cực,đã giúp
cho họ có khả năng đơi lúc vượt ra khỏi khuôn khổ của sách giáo khoa.
Chuyển thẳng từ những phương pháp truyền thống sang phương pháp
nghe nói nhiều giáo viên đã có ý định chỉ m áy móc tập trung vào các bài tập
cấu trúc mà sao nhãng việc phát triển kỹ năng giao tiếp diễn đạt nói và viết.
Đấy cũng chính là m ặt hạn chế của các phịng thiết bị học tiếng. Thậm chí
nhiều nơi việc sử dụng phòng thiết bị học tiếng còn tỏ ra kém hiệu quá. Nhưng
cần phải thấy rõ rằng việc nhiều phịng thiết bị học tiếng khơng m ang lại được
những kết quả m ong m uốn trước hết không nên kết luận ngay rằng hỗ trợ kỹ
thuật không có giá trị mà đa phần ngun nhân lại chính tại việc sử dụng tồi,
không hợp lý với chức năng phịng thiết bị học tiếng có thể đảm nhiệm . Người
ta đã sai lầm khi quá kỳ vọng vào khả năng phát triển các kỹ năng giao tiếp
chỉ trên cơ sở những bài tập cấu trúc ngữ pháp.
Bên cạnh phòng thiết bị học tiếng, m ột thiết bị kỹ thuật khác được sử
dụng rất có hiệu quả trên các lớp học ngoại ngữ đó chính là m áy ghi âm. Các
phương pháp nghe nhìn đều đã m ột m ặt tận dụng các yếu tố tích cực của các
phương pháp nghe nói, m ặt khác ln tìm cách tránh việc lạm dụng các bài
tập ngữ pháp cấu trúc. Các phương pháp nghe nhìn đã có chú trọng đến các
hoạt động giao tiếp ngơn ngữ trong những tình huống cụ thể. Các hình ảnh
ln gắn liền với những phát ngơn được ghi âm trên các băng từ. Có thể thấy
rõ rằng phương pháp nghe nhìn đã khai thác m ạnh m ẽ các ưu thế của các thiết

8



bị hỗ trợ như m áy đèn chiếu, m áy chiếu phim, m áy ghi âm, máy ghi hình phát hình, kỹ nghệ in ảnh...
1.4. Vai trị các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ đối với các phương pháp theo
đường hướng giao tiếp, các phương pháp chức năng.
Khắc phục những mặt hạn chế của các phương pháp nghe nhìn, các
phương pháp theo đường hướng giao tiếp, các phương pháp chức năng đã xác
định mục tiêu cung cấp cho người học m ột công cụ giao tiếp với những kỹ
năng giao tiếp phục vụ cho m ột hoặc nhiều nhu cầu giao tiếp cụ thể trong một
lĩnh vực có giới hạn.
Các nhà giáo học pháp ngoại ngữ nhận thấy quá trình phát triển các kỹ
năng giao tiếp đều phải dựa trên cơ sở nắm vững những kiến thức ngôn ngữ cơ
bản cần có. Khơng những thế, người học cần phải được thâm nhập vào các
tình huống được tạo ra càng gần với thực tế càng tốt. Trước những tình huống
như vậy người học sẽ nảy sinh nhu cầu giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ đang
học để giao tiếp. Các phương tiện kỹ thuật đóng góp đáng kê trong việc giúp
giáo viên cũng như học viên có được những tình huống giống với thực tế, gần
gũi với thực tế. Tranh ảnh giới thiệu tình huống, đèn chiếu, m áy chiếu phim,
máy thu hình, m áy chạy băng hình, máy ghi âm, m áy chụp tài liệu... đã giúp
cho người học hạn chế phải sử dụng những tài liệu do giáo viên biên soạn
khơng gắn liền với đời thực, thay vào đó học viên thường xuyên tiếp xúc với
những tài liệu của đời sống hàng ngày.
1.5. Nhận xét chung về việc sử dụng các phưcmg tiện kỹ thuật hỗ trợ.
Nhìn lại quá trình phát triển của giáo học pháp ngoại ngữ ớ góc độ sử
dụng các phương tiện kỹ thuật ta nhận thấy rõ rằng mỏi khi trong xà hội náy
sinh một nhu cầu mới địi hỏi sử dụng ngoại ngữ thì một loại hình phương
pháp mói lại ra đời và những phương pháp mới này thường tỏ ra hữu hiệu vào
thời điểm đó nhất là chúng đều tìm cách tận dụng những ứng dụng, các tiến bộ
9



khoa học kỹ thuật đương thời. Không thể phủ nhận được việc các phương tiện
kỹ thuật đã có những đóng góp quan trọng cho phép ngày càng nâng cao chất
lượng dạy - học ngoại ngữ.
»

Do đặc điểm cấu tạo và hạn chế kỹ thuật mà các phương tiện thường
được sử dụng m ột cách đơn lẻ hoặc hãn hữu mới có sự kết hợp hai, ba phương
tiện trong m ột hoạt động trên lớp (máy ghi âm + đèn chiếu...) Vì thế mà khả
năng hỗ trợ của các thiết bị còn bị hạn chế, thường chỉ đáp ứng được từng mặt
rời rẽ của m ột mục đích vốn lại m ang tính tổng hợp rõ rệt.
Một số phương tiện, trong q trình sử dụng cịn bộc ỉộ m ột sơ nhược
điểm : Nhiều loại thiết bị còn cổng kềnh; nếu sử dụng kết hợp cùng một lúc
trên lớp nhiều thiết bị thì người dạy hay người tự học sẽ gặp những khó khăn :
Khơng dễ dàng điều khiển nhiều thiết bị một lúc (điều khiển cùng m ột lúc
máy ghi âm + m áy chiếu hình ... ) Càng nhiều thiết bị được sử dụng thì khá
năng gặp sự cố xảy ra càng nhiều, gây phiền toái, tạo tâm lý ngại sử dụng thiết
bị ( rối băng từ, m ất thời gian tìm kiếm tài liệu trên băng )
Đặc biệt các phương tiện cịn có một hạn chế rất cơ bản đó là khơng có
sự tương tác giữa người sử dụng và m áy ( vấn đề rất quan trọng trong quá trình
tự đào tạo ) Các thiết bị này chỉ thực hiện hoàn toàn cứng nhắc các yêu cầu
của người sử dụng. Chúng khơng thể có được những chức năng tổng hợp, phân
tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp... Con người ao ước, m ong muôn tạo ra
được một công nghệ kết hợp được nhiều khả năng trong m ột thiết bị và đặc
biệt thiết bị này lại có cả khả năng tương tác giữa người sử dụng và máy.

2. TIN HỌC
VỚI CƠNG NGHỆ• MULTIMCDin TRONG DỌV
HỌC
NGOẠI
NGỮ.





2.1. Sự ra đời và phát triẽn của tin học.
Vào những năm giữa thế kỷ XX, nhân loại đã chímg kiến sự ra đời một
công nghệ mới mẻ và vào thời kỳ đó bản thân nó cũng chưa hình dung ra được
10


những ứng dụng kỳ diệu của nó trong xã hội hiện đại. Đó chính là tin học.
Chiếc m áy tính điện tử đầu tiên của kỷ nguyên m à chúng ta đang sống
là chiếc m áy điện tử EN1AC được thiết k ế vào năm 1948. Từ đó đến nay nhiều
thế hệ m áy tính đã ra đời ngày m ột hồn thiện hơn. Máy tính hiện nay đã có
thể thực hiện được hàng tỉ phép tính trong m ột giây. Hiệu quả sử dụng của
máy tính vốn được m ệnh danh là m áy thông m inh đã cho phép nó chiêm giữ
được m ột vị trí khơng gì thay thế nổi trong mọi lĩnh vực xã hội.
Tin học hố xã hội đã trở thành một xu thê khơng thể đảo ngược, nó
kéo theo biết bao những đổi thay khơng phải chỉ hiện thời trước m ắt mà cịn
cả lâu dài, mà hệ thống giáo dục cùng với nội dung và các phương pháp giảng
dạy, đào tạo cũng không thể nằm ngồi xu hướng đó.
Những ứng dụng thực hành trong suốt 20 năm vừa qua đòi hỏi cấp bách
đưa tin học vào trong qui trình giáo dục, đào tạo từ nhà trường phổ thông đến
các trung tâm đào tạo đại học.
K hông phải chỉ ở các nước công nghiệp phát triển m à ngay cả ở những
nước đang phát triển việc đưa tin học vào trong lĩnh vực giáo dục đều ln
được nhìn nhận từ những năm 80 như m ột hiện tượng không thể không xáy ra.
Thực tế các trường học buộc phải quan tâm khai thác những khả năng hỗ trợ
của tin học trong hoạt động giảng dạy của mình vì 3 lý do.



Do nhu cầu phát triển của chính hệ thống giáo dục. Giáo dục và

đào tạo không thể bỏ qua những đổi thay lớn lao của các cơng nghệ trong
thời đại chúng ta. Bỡi vì nếu không, khoảng cách giữa nội dung giáng dạy
và thực tế vốn đã lớn nay sẽ càng lớn thêm.


Lý do thứ hai là giáo dục, đào tạo đang lo lắng đáp ứng những

đòi hỏi cấp thiết của xã hội, đang tìm cách xác định cho rõ những năng lực
những kiến thức cần thiết cho việc xử lý các thông tin và đào tạo cũng như
11


bồi dưỡng thêm cho lớp trẻ những phẩm chất tương xứng với phương thức
sản xuất mới.


Lý do thứ ba là việc phát triển giáo dục, đào tạo cần phải ngày

m ột m ở rộng đến mọi đối tượng trong xã hội nên mơ hình các lớp học sinh
có trình độ đồng đều như thường có trước đây nay đang dần chuyển thành
tình trạng trình độ học sinh trong lớp thường khơng cịn đồng đều nữa.
Trước tình trạng đó, để có thể vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo, người
giáo viên đang có m ột địi hỏi những hỗ trợ hữu hiệu cho phép tiến hành
quá trình giáo dục, đào tạo m ang tính cá thể hố. Tin học với tất cả những
tính năng kỳ diệu của nó được coi như là m ột hỗ trợ quan trọng đáp ứng
thoả đáng đòi hỏi cấp thiết của người giáo viên.
Sự hỗ trợ này càng hiệu quả và thực tê khi những m áy tính cá nhân ra

đời và càng ngày càng được sử dụng trong các gia đình. Ngay ở Việt nam số
lượng m áy vi tính được đưa vào sử dụng từ mấy năm nay cũng tăng một cách
đáng kể. Bên cạnh lý do vì nhu cầu cấp thiết của cơng việc, nhận thức về tính
hữu ích của m áy ngày m ột nâng cao mà còn cần phải kể đến việc giá máy mấy
năm qua ước tính mỗi tháng trung bình giảm 5%. Giảng dạy có m áy vi tính hỗ
trợ đã trở thành m ột thực tế thu hút sự chú ý của nhiều giáo viên trong đó có
cả giáo viên ngoại ngữ. Thậm chí có thê hình dung rằng giảng dạy ngoại ngữ
là lĩnh vực có thể tận dụng hết sức hĩru hiệu công nghệ tin học, đặc biệt là
cồng nghệ M ultim edia thường được gọi là cơng nghệ đa phương tiện, một
cơng nghệ có thể thoả m ãn được những yêu cầu rất đa dạng của việc dạy ngoại
ngữ.
2.2. Công nghệ M ultim edia
2.2.1. Khái niệm M ultim edia ( Đa phương tiện )
Cho đến nay M ultim edia được hiếu như là sự kết hợp của 4 phương tiện

12


chính.


Kỹ thuật truyền văn bản



Kỹ thuật truyền âm thanh



Kỹ thuật truyền hình ảnh, video và hoạt hình




Kỹ thuật tin học trong xử lý các thông tin nhằm tạo ra được

những tương tác giữa m áy tính và người sử dụng.
Kết hợp chặt chẽ những kỹ thuật trên người giáo viên cũng như học viên
ngoại ngữ có thể tổ chức được những lớp học sinh động với những tình huống
luyện tập giao tiếp rất sát với thực tế, nắm bắt kiến thức sinh động nhờ những
hỗ trợ nghe nhìn.
2.2.2 Các hình thái phát triển của M ultim edia.
Cho đến nay người ta thường nhìn nhận những ứng dụng

của

multimedia trên hai khu vực : M ultim edia trên m ạng (Intranet, Internet,...) và
multimedia ngồi m ạng (CD ROM ,...)


CD ROM m ultim edia. CD ROM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh

Compact Disc Read Only M em ory chỉ m ột loại đĩa chứa đựng những thông tin
mà người ta chỉ có thể đọc được. Tuy mới ra đời vào năm 1982 những đến
cuối năm 1991 trên thế giới đã có trên 2 triệu đầu đọc CD ROM và có đến 12
triệu đĩa CD ROM trong đó chứa đựng 3500 phần m ềm đang được thương mại
ở cả các châu lục.
CD ROM m ultim edia có những ưu thế đặc biệt so với các kỹ thuật tin
học khác. Trước hết phái kể đến khả năng lun trữ to lớn của nó. Mỗi đĩa
thường có dung lượng 650 MB - có nghĩa là m ột chiếc đĩa nhỏ bé với đường
kính 12 cm có thể chứa đựng được khoảng 250.000 trang văn bán có khổ A4.


13


Chính khả năng lưu trữ kỳ diệu này đã cho phép gửi vào nó m ột sơ lượng to
lớn các văn bản, hình ảnh, video, hoạt hình, âm thanh, các bản nhạc, lời nói...
Chính vì lẽ đó những hoạt động tương tác giữa người sử dụng và m áy tính đã
cho ra đời và phát triển công nghệ m ultim edia.
Chỉ với khoảng hai chục đĩa CD ROM , người ta đã có thể lưu trữ được
thơng tin của cả m ột thư viện với 17.000 cuốn sách dày chừng 300 trang.


Internet m ultim edia
Từ vài năm nay, người ta thấy khắp nơi những bài báo, những chương

trình truyền hình nói tới m ột phát m inh khoa học mới: Internet.
Internet là m ột m ạng thông tin được tạo nên bởi sự liên kết rất nhiều
mạng thông tin trên tồn cầu có cùng m ột chuẩn truyền, nhận thơng tin. Nó
được ví như là m ột thư viện và một văn phịng làm việc ảo. Nó là sự qui tụ của
công nghệ thông tin và viễn thông. Nhờ Internet người ta có thể trao đổi thơng
tin một cách nhanh chóng với những m iền xa xơi, hẻo lánh, Internet giúp
chúng ta xoá bỏ khoảng cách, chỉ trong vài giây ta đã có thể kết nối với nhĩmg
nguồn thơng tin nằm khắp nơi trên trái đất này. Có thê nói thư viện của toàn
thế giới nằm ngay trong tầm các bàn phím vi tính. Các dịch vụ trên Internet
hữu hiệu đến mức m à số lượng người sử dụng nó tăng khơng ngừng.


Ngơn ngữ được dụng để tạo nên trang m ạng trên Internet cho đến nay

thường là ngôn n g ữ siêu văn bản H T M L ( hypertext M ark Up Language ).

Ngôn ngữ siêu văn bàn cho chúng ta m ột kỹ thuật đọc hoặc viết m ột văn bản
có những mối liên kết đa dạng với các văn bản khác. Nó giúp chúng ta tổ chức
các thơng tin khơng chỉ cịn theo tuyến tính như trước đây m à còn tạo ra được
những mối liên kết đa chiều giữa những thơng tin có cùng chủ điếm , cùng ngữ
cảnh. Tại m ột văn bản đang hiện trên màn hình m áy tính, khi ta đưa con trỏ
đến từ hoặc nhóm từ hay một hình ảnh đã được thiết lập mối liên kết siêu văn

14


bản thì con trỏ sẽ biến thành hình bàn tay với ngón trỏ; kích lên đó, ta có thể
thâm nhập vào m ột trang m ạng mới, m ột tài liệu mới có thể nằm tại một máy
chủ ở m ột nước xa xơi nào khác m à có những thông tin liên quan đến vấn đề
ta quan tâm. Nhờ có kỹ thuật siêu văn bản mà ta có thể tìm kiếm những thơng
tin nhanh chóng ở nhiều thư mục khác, trang m ạng khác thậm chí ỡ nhiều
máy chủ khác.
2.3. Những ưu th ế của công nghệ M ultim edia trong dạv - học ngoại ngữ.
Thiết bị tin học m ultim edia có những khác biệt căn bản so với những
thiết bị phục vụ dạy - học ngoại ngữ khác. Máy ghi âm, m áy đèn chiếu, máy
chiếu phim ra đời trước các phương pháp nghe nhìn. Tất cả những thiết bị dạy
- học được sử dụng trước khi có thiết bị tin học m ultim edia ra đời được đánh
giá có hiệu quả cho qui trình giảng dạy chương trình hố. Tuy vậy các thiết bị
này mới chỉ góp phần cải thiện q trình tiếp thu nội dung giảng dạy của
người học mà thôi. Một thiết bị phục vụ dạy học lý tưởng cần phái đám nhiệm
được 4 chức năng:


Giới thiệu được nội dung m ơn học trong chương trình cho người
học




Hiểu và lưu giữ được câu trả lời



Phải đánh giá và chữa được câu trả lời này



Thích ứng với khả năng tiếp thu và tiến độ học tập của người học

Các thiết bị như m áy ghi âm, đèn chiêu, m áy chiếu phim, rồi cả đầu
băng hình, m áy vơ tuyến truyền hình cho đến nay đều khồng đàm nhiệm được
đầy

đủ các chức năng này. Ngược lại, thiết bị tin học m ultim edia lại có thể

thoả mãn được những

yêu cầu trên ở nhiều hoạt động, nhiều khâu trong q

trình dạy - học ngoại ngữ. Có thể kể ra dưới đây 11 ưu th ế c ủ a n h ữ n g th iế t bị
m ultim edia trong dạy - học ngoại ngữ.
2.3.1.Chương trình dạy - học

ngOcỊÌ

ngữ sử dụng thiết bị tin học m ultim edia có
15



số lượng văn bản phong phú, thông tin đa dạng.
Việc dạy - học ngoại ngữ với các phương pháp không có thiêt bị
m ultim edia hỗ trợ ln gặp phải m ột trở ngại đó là các chương trình này cung
cấp cho thầy cũng như trò m ột số lượng văn bản và thông tin rất hạn chê. Quả
vậy, nội dung chương trình vốn được trình bày m ột cách truyền thống trên
giấy. Kỹ thuật và giá thành in ấn, kích thước và trọng lượng của sách giáo
khoa khơng cho phép người biên soạn viết những cuốn sách có nội dung
phong phú, có nhiều tài liệu tham khảo, nhiều tranh m inh hoạ màu. Chưa kê
những phức tạp của những tài liệu âm thanh, hình ảnh động...gây khó khăn khi
muốn đưa nó vào trong giáo trình. Nếu cuốn sách giáo khoa nào cũng có độ
dày ít ra là 500 đến 600 trang thì người dạy và người học gặp nhiều phiền tối.
Tinh hình đó buộc người biên soạn phải chuẩn bị bài rất cô đọng, không thể
đưa vào nhiều bài báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, mở rộng, trong khi đó người
học lại mong m uốn có được những kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài ớ
nhiều hoàn cảnh, tình huống và lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội

VỐI1

rất đa dạng, phong phú. Ngay cả việc để lấp các chỗ thiếu hụt, người giáo viên
có cho học sinh danh mục sách tham khảo thì các cuốn sách đó vẫn ln bị
hạn chế bởi vấn đề in ấn, trọng lượng...
Một chiếc m áy tính cá nhân với ổ đĩa cứng hiện nay thường là một vài
GB đã có thể chứa được một lượng thơng tin khổng lồ. Một ổ đọc đĩa CD
ROM cho phép ta khai thác đĩa CD ROM có đường kính chỉ 12 cm với dung
lượng thường là 650 MB đã có thể chứa trên nó khoảng 250.000 trang văn bản
khổ A4.
Với khá năng lun trữ to lớn như vậy, người học ngoài các bài học chính
khố cịn có thể tham khảo các tài liệu hổ trợ phong phú đa dạng, các từ điển

m ultim edia trên ổ cứng, trên đĩa CD ROM hoặc trên Internet.
Nhờ khá năng cung cấp tư liệu đặc biệt của công nghệ m ultim edia, CD

16


ROM có thể cho phép người giáo viên cũng như học viên tổ chức hoạt động
dạy - học ngoại ngữ theo những phương thức mới chủ động hơn, phong phú
hơn, tích cực hơn.
2.3.2.VỚÌ cơng nghệ m ultim edia giáo viên và học viên có thể tạo ra những tài
liệu âm thanh chất lượng cao, dễ dàng lưu trữ và khai thác chúng.
Trong các chương trình dạy - học ngoại ngữ khơng có sự hỗ trợ của
cơng nghệ m ultim edia người ta có thể liệt kê ra được m ột số thiết bị hỗ trợ về
âm thanh sau đây: băng từ với máy ghi âm, băng hình với đầu phát hình, phim
nhựa với máy chiếu phim. M ột thời kỳ khá dài các thiết bị này hỗ trợ đắc lực
cho một số hoạt động dạy - học ngoại ngữ: m ột m ặt vì giá thành thiết bị khơng
q cao, m ặt khác nó cũng khơng đến nỗi q khó sử dụng. Hiện nay cần phải
nói rằng máy cassette với băng từ vẫn cịn ln được đánh giá tốt. Tuy nhiên
các thiết bị này cịn có nhiều yếu điểm: Nó khơng dễ dàng cho ta những tài
liệu âm thanh có chất lượng. Các băng từ không bền, sau hai, ba lần ghi âm,
chất lượng cuộc ghi giảm rõ rệt. Việc bảo quản tốt các băng từ rất tốn kém,
quá trình sử dụng rất dễ làm hỏng các băng từ.
Với các thiết bị tin học m ultim edia, nhiều yếu điểm trên được khắc
phục. Chất lượng ghi âm được cải thiện đáng kể. Do lưu trữ trên đĩa cứng hoặc
đĩa CD ROM , các tài liệu cho phép khai thác sử dụng nhiều lần m à không làm
giảm chất lượng. Các trục trặc vốn thường gặp ở các m áy thông thường khơng
phải m ultim edia hầu như khơng cịn thấy với thiết bị tin học m ultim edia.
Quả vậy, nghe m ột câu nói hàng vài chục thậm chí hàng trăm lần với
máy tính khơng hề có vấn đề gì nhưng với m áy ghi âm thì rất dễ làm hỏng
băng hoặc làm m áy trục trặc. Hơn nữa các đĩa cứng cũng như CD ROM có thể

lưu giữ khơng hể khó khăn những tài liệu âm thanh lâu dài m à không tôn kém.
2.3.3.Thiết bị tin học cho phép truy cập thơng tin dễ dàng, nhanh chóng.

17


Trong q trình dạy - học ngoại ngữ khơng có sự hỗ trợ của công nghệ
tin học m ultim edia, học viên phải lật m ở từng trang sách để tìm đến bài cần
học. Nếu họ m uốn tìm lời giải thích cho m ột tị, nếu khơng hỏi được giáo viên
thường họ sẽ phải tra tò điển. Khi gặp phải m ột vấn đề ngữ pháp thường thì họ
lại mở sách ngữ pháp. Thậm chí khi cần những kiến thức đất nước học học
viên phải tra cứu từ nhiều nguồn tài liệu. Rõ ràng những việc trên buộc học
viên tốn nhiều thời gian. Chưa kể là học viên không dễ dàng có được các tài
liệu đó sẵn sàng trên giá sách. Nhiều các học viên lúng túng hoặc nản lịng khi
khơng đủ thời gian hoặc thiếu nguồn tài liệu tra cứu. Tin học với công nghệ
m ultimedia giúp người học tránh được đáng kể những khó khăn này.
Những năm gần đây, nhờ những tiến bộ của tin học, người ta đã chê tạo
ra được những bộ xử lý có thể thực hiện được hàng tỉ phép tính trong một
giây. Nó cho phép xử lý thơng tin với m ột tốc độ hết sức nhanh chóng. Chỉ với
một động tác kích chuột, học viên gần như tìm thấy ngay thơng tin mình
muốn. Kể cả những thơng tin cịn đang nằm ở m ột m áy chủ nào đó trên thê
giới thì thời gian cũng chỉ tính bằng phút thậm chí là giây thơi. Truy cập thơng
tin dễ dàng, nhanh chóng giúp cho người học hào hứng, tiết kiệm thời gian và
như vậy hiệu suất học tập nâng cao hơn.
2.3.4. Với thiết bị tin học m ultim edia, người học có thể chủ động lựa chọn cấp
độ và tiến độ học tập cho riêng mình.
Trên thực tế thật khó có được m ột lớp học mà tất cả học sinh có trình độ
đồng đều và khả năng tiếp thu như nhau. Đây là m ột khó khăn đối với các
giáo viên khi giảng dạy trên lớp theo phương pháp truyền thống. Các phần
mềm dạy - học ngoại ngữ với công nghệ tin học M ultim edia cho phép khắc

phục được khó khăn này. Khi người học mắc quá nhiều lỗi trong khi làm một
bài tập, m áy tính sẽ khuyến cáo và đưa ra cho học sinh những bài tập có cùng
nội dung nhưng dễ hơn và ngược lại. Với khả năng độc lập làm việc, học sinh
có thể tự chọn cho m ình m ột nhịp độ làm việc thích ứng riêng cho mình.
18


Trong nhiểu phần m ềm dạy - học ngoại ngữ người ta còn đưa vào đồng hồ
đếm thời gian cho phép học sinh theo dõi được tốc độ làm bài hoặc để không
chế thời gian làm bài. Nhờ kỹ thuật này người học có thể định lượng được
những tiến bộ của m ình trong q trình học tập.
2.3.5. Cơng nghệ tin học M ultim edia cho phép người học chủ động lựa chọn
thời gian học tập thích hợp nhất cho mình.
Tận dụng sự tích hợp nhiều phương tiện trên cùng m ột m áy vi tính,
nhiều nhà giáo học pháp - lập trình đã thiết k ế những chương trình dạy - học
ngoại ngữ với nhiều hoạt động phong phú theo nguyên tắc hoạt động độc lập,
tự học. Với khả năng lường trước được những khó khăn học sinh gặp phải khi
tiến hành các hoạt động lĩnh hội kiến thức và luyện tập kỹ năng, các phần
mềm đã đưa ra những lời giải thích, chỉ ra nguyên nhân m ắc lỗi, đưa vào
những phần hỗ trợ lý thuyết, các bài tập bổ trợ, cho phép giảm đến mức tối
thiểu sự can thiệp trực tiếp của người giáo viên. Do vậy, q trình học tập của
một người học sinh khơng cịn hoàn toàn bị lệ thuộc vào sự hiện diện bắt buộc
của người giáo viên như trong các phương pháp truyền thống. Tính ưu việt này
càng được đánh giá cao đối với những học viên khơng có điều kiện theo học
một cách đều đặn các buổi học trên lớp.
2.3.6. Sự hồ trợ của m áy tính điện tử M ultim edia cho phép người học chủ
động lựa chọn được phương pháp học thích hợp cho mình.
Nhờ kỹ thuật tổ chức các ngữ liệu dễ dàng truy cập, quy trình học tập
khơng nhất thiết phải được tiến hành theo m ột trình tự cố định. M áy tính cho
phép người học đồng thời tiến hành nhiều hoạt động luyện tập. Vì vậy, người

học có thể lựa chọn cho mình phương pháp làm việc thích ứng và hữu hiệu
nhất: Người học có thể đi từ ngơn ngữ nói đến ngơn ngữ viết hoặc cũng có thể
đi từ ngơn ngữ viết đến ngơn ngữ nói; tiếp thu các kiến thức ngơn ngữ rồi mới
luyện tập kỹ năng hoặc tiến hành song song cả hai hoạt động ...

19



×