Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hội cựu chiến binh xã trong hệ thống chính trị ở xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.77 KB, 5 trang )

Chuyên đề 26:
HỘI CỰU CHIẾN BINH XÃ
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở XÃ
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH XÃ
1. Chức năng của Hội Cựu chiến binh xã
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện ý chí
quyền lợi của Cựu chiến binh, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân, là tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.
Chức năng của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là giữ gìn, phát huy truyền
thống chiến đấu cách mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn kết tương trợ
các cựu chiến binh, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; đóng
góp ý kiến với các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong đó có chính sách đối với cựu
chiến binh; góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và giữ gìn an ninh, trật tự an
toàn xã hội.
2. Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh xã
- Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa
và bảo vệ nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế
lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; thực hiện các qui định của pháp luật về dân chủ cơ sở, đấu
tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật.
- Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến
nghị với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến cựu chiến binh, Hội Cựu chiến
binh.
- Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm
chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức kinh tế, văn hoá,


khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; tập hợp quân nhân đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia
tổ chức câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ
sở.
- Tổ chức chăm lo, giúp đỡ cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói , giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức
các hoạt động tình nghĩa để cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc
sống.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho cựu chiến binh
- Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành
viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự, giáo dục truyền thống
yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
II. NGUYÊN TẮC VÀ TỔ CHỨC CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH XÃ
1. Nguyên tắc tổ chức của Hội Cựu chiến binh xã
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện.
Hội Cựu chiến binh kết nạp hội viên tham gia theo tinh thần tự nguyện, tự
giác, không gò ép, áp đặt. Mọi thành viên đều có quyền tham gia đóng góp trí tuệ,
tài năng, công sức của mình cho tổ chức Hội.
- Hội Cựu chiến binh ở xã tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ.
Cơ quan lãnh đạo các cấp của hội đều do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc
tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng
tổ chức. Ban chấp hành của Hội cựu chiến binh cấp dưới báo cáo và chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội, cấp ủy cùng cấp và Ban chấp hành Hội
Cựu chiến binh cấp trên.
Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo Hội các cấp chỉ có giá trị thi hành khi
có hơn nửa số thành viên tán thành. Khi thi hành phải thực hiện nghị quyết của tập

thể, thiểu số phục tùng đa số.
Tổ chức Hội quyết định các vấn đề thuộc quyền hạn của mình, song không
được trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị
quyết của Hội Cựu chiến binh cấp trên.
2. Tổ chức của Hội Cựu chiến binh xã
Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, bao
gồm: Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành
phố (trực thuộc Trung ương); Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố
(trực thuộc tỉnh); Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
Hội Cựu chiến binh xã gồm có: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã.
Hội Cựu chiến binh ở xã có 4 cấp: Hội cấp trên cơ sở, hội cơ sở, chi hội và
phân hội, trên cơ sở tổ chức hành chính ở xã và các cơ quan, đơn vị ở xã. Hội Cựu
chiến binh xã chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp; sự chỉ đạo của Ban Chấp
hành Hội cấp trên; phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các tổ chức
chính trị - xã hội cùng cấp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Hội, của cơ
quan, đơn vị.
Điều kiện để thành lập tổ chức hội phải có từ 7 Cựu chiến binh trở lên có
nguyện vọng thành lập tổ chức hội và làm đơn xin thành lập tổ chức hội; được
Đảng ủy xã nhất trí, được Ban Chấp hành hội cấp trên ra quyết định thành lập.
Ban chấp hành Hội cơ sở có từ 9 Uỷ viên trở lên bầu ra Ban Thường vụ, Chủ
tịch, Phó chủ tịch. Ban kiểm tra có cơ cấu Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban kiểm tra.
Số lượng Ban kiểm tra ở Tổ chức cơ sở Hội nên có từ 3 đến 5 người. Tổ chức cơ sở
Hội có Ban chấp hành dưới 9 Ủy viên chỉ bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm phụ
trách kiểm tra.
Ban chấp hành Hội cơ sở nơi có Ban Thường vụ, họp thường lệ 3 tháng 1
lần, họp bất thường khi cần. Ban Thường vụ họp thường lệ 1 tháng 1 lần, điều
hành công tác của Hội giữa 2 kỳ họp Ban chấp hành. Ban Chấp hành Hội cơ sở
nơi không có Ban Thường vụ, họp thường lệ 1 tháng 1 lần, họp bất thường khi
cần.

Những tổ chức hội có đông hội viên hoặc hoạt động phân tán thành lập ra
các Chi hội, dưới Chi hội là Phân hội, tạo thuận lợi cho sinh hoạt, công tác và thăm
hỏi giúp đỡ nhau:
- Chi hội không bầu Ban chấp hành, chỉ bầu Chi hội trưởng, Chi hội phó. Nơi
có đông hội viên, nhiều phân hội, bầu ra một hoặc nhiều Chi hội phó. Việc bầu cán
bộ chi hội gắn với nhiệm kỳ của Chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo Chi hội. Chi hội
không tổ chức Đại hội, việc bầu cán bộ Chi hội được tiến hành trong hội nghị sinh
hoạt thường kỳ của Chi hội.
- Phân hội, chi hội (nơi không chia phân hội) sinh hoạt thường kỳ 1 đến 3
tháng một lần. Những nơi có điều kiện thuận lợi duy trì sinh hoạt thường kỳ 1
tháng một lần. Những nơi điều kiện khó khăn như: địa bàn rộng, địa hình phức tạp,
số lượng hội viên ít phải ghép nhiều thôn xóm vào một chi hộ, phân hội; hoặc có
nhiều hội viên đi làm xa.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Anh, chị hãy trình bày chức năng, nhiệm vụ của Hội cựu chiến binh xã?
Câu 2: Anh, chị hãy trình bày tổ chức của Hội cựu chiến binh ở xã hiện nay?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Pháp lệnh Cựu chiến binh số 27/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội ngày 07 tháng 10 năm 2005.
- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh.
- Điều lệ Hội Cựu chiến binh thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2007 tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn.

×