Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC Y2, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
2.1. Những thông tin chung về khu vực dự án
2.1.1. Giới thiệu chung
2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án
1. Vị trí địa lý
2. Đặc điểm địa hình địa mạo
3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
4. Điều kiện địa chất công trình dự án
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng dự án
2.2.1. Tình hình dân số kinh tế
2.2.2. Hiện trạng nền kinh tế hiện nay
2.2.3. Hiện trạng thủy lợi và điều kiện cần thiết xây dựng công trình - Tình hình
quy hoạch nguồn nước trong vùng
1. Hiện trạng thủy lợi
2. Điều kiện cần thiết xây dựng công trình
2.3. Sự cần thiết phải đầu tư, nhiệm vụ của dự án
2.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư
2.3.2. Nhiệm vụ của dự án
CHƯƠNG 4: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
4.1. Tính toán khối lượng các hạng mục công trình
4.1.1. Khái niệm đo bóc khối lượng xây dựng công trình
4.1.2. Mục đích và ý nghĩa của đo bóc khối lượng
1. Mục đích của đo bóc khối lượng
2. Ý nghĩa của đo bóc khối lượng
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 1
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
4.1.3. Nguyên tắc và trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình
1. Nguyên tắc đo bóc khối lượng XDCT
2. Trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng XDCT
4.1.4. Một số quy định cụ thể khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình
1. Công tác đào, đắp
2. Công tác xây lát
3. Công tác bê tông
4. Công tác ván khuôn
5.Công tác cốt thép
4.1.5. Kết quả đo bóc khối lượng các hạng mục công trình
4.2. Xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình
4.2.1. Khái niệm và vai trò của tổng mức đầu tư
4.2.2. Cơ sở và căn cư lập tổng mức đầu tư
1.Cơ sở lập tổng mức đầu tư
2.Căn cứ lập tổng mức đầu tư
4.2.3. Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư
4.2.4. Xác định các thành phần trong tổng mức đầu tư
4.2.4.1. Chi phí xây dựng của dự án(G
XD
)
4.2.4.2 Chi phí thiết bị của dự án: (G
TB
)
4.2.4.3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (G
BT, TĐC
)
4.2.4.4. Chi phí quản lý dự án của dự án (G
QLDA
)
4.2.4.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G
TV
)
4.2.4.6. Chi phí dự phòng (G
DP
)
4.3. Kết quả tính toán
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 2
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC Y2, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
Các công trình xây dựng có tác động rất lớn tới môi trường sinh thái và cuộc
sống của cộng đồng dân cư, các tác động về vật chất và tinh thần trong một thời
gian dài. Chính vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ những thông tin cần thiết về
khu vực dự án, từ đó nêu lên sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình.
2.1. Những thông tin chung về khu vực dự án
2.1.1. Giới thiệu chung
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước Y2, tỉnh Thừa
Thiên Huế;
Địa điểm xây dựng: nằm trên Sông Hương phía bắc huyện Hương Trà, Thừa
Thiên Huế;
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới công trình;
Quy mô công trình
Các hạng mục được đầu tư xây dựng gồm:
+ Đập chính dâng nước là đập đất đắp.
+ Các đập phụ.
+ Cống lấy nước tưới trong thân đập phụ I.
+ Tràn xã lũ đặt tại đầu đập chính đoạn II.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất
liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh
Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng về phía đông
nam,tỉnh Quảng Nam về phía nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong
của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có
tọa độ địa lý như sau:
• Điểm cực Bắc: 16°44'30 vĩ Bắc và 107°23'48 kinh Đông tại thôn Giáp Tây,
xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 3
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
• Điểm cực Nam: 15°59'30 vĩ Bắc và 107°41'52 kinh Đông ở đỉnh núi cực
nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
• Điểm cực Tây: 16°22'45 vĩ Bắc và 107°00'56 kinh Đông tại bản Paré, xã
Hồng Thủy, huyện A Lưới.
• Điểm cực Đông: 16°13'18 vĩ Bắc và 108°12'57 kinh Đông tại bờ phía Đông
đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Huyện Hương Trà có vị trí nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế,
giáp thành phố Huế, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km²) và dân số 118.534
người. Huyện nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi, đồng bằng và vùng
duyên hải.
• Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang
• Phía Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới
• Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới
• Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông
2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Mô tả địa hình khu đầu mối :
Các công trình đầu mối hồ Y2 nằm cách thành phố Hu ế 30km về phía bắc,
đây là vùng núi thấp, đồi trọc nhiều lùm bụi và cây thưa. Trên các sườn núi và đồi
trọc nhiều chỗ lộ đá. Vùng tuyến các công trình đầu mối trải dài trên một đoạn sông
khoảng 500m. Đây cũng là ranh giới giữa vùng núi đồi và đồng bằng và cũng là vị
trí duy nhất có thế núi để làm các công trình dâng nước tạo thành hồ chứa. Càng
ngược về phía thượng lưu địa thế càng hiểm trở, dung tích hồ chứa bị thu bé lại và
khối lượng đào kênh lớn.
Điều kiện địa hình khu vực lòng hồ, tuyến đập, tuyến cống, tuyến tràn được
mô tả ở bình đồ và bản đồ sau:
- Bình đồ khu vực lòng hồ tỷ lệ 1/10000
- Bình đồ khu vực các tuyến đập phụ tỷ lệ 1/1000
- Bình đồ đập chính tỷ lệ 1/1000
Mô tả địa hình khu tưới : Khu tưới hồ Y2 vùng đồng bằng lớn nhất của tỉnh
Thừa Thiên Huế kéo dài từ Hương Trà ở phía bắc xuống tới thành phố Huế ở
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 4
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
phía nam. Cao trình ruộng đất chênh nhau khá lớn từ cao độ +50 ở phía tây bắc
xuống dần cao độ +(5
÷
10)m ở phía đông nam.
3. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Tình hình chung:
Hồ chứa nước Y2 nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc ven biển trung
trung bộ.Vì vậy khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng khí hậu hai mùa rõ rệt : mùa mưa và
mùa khô. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến
tháng 1 năm sau. Trong mùa khô thường có lũ tiểu mãn từ tháng 5 và tháng 6 .
Địa hình của lưu vực có thay đổi lớn .Chỗ thấp tại vị trí tuyến đập chính là :
+58.0 m. Chỗ cao nhất là đỉnh núi + 150 m.
Thực vật chủ yếu trong vùng là cây cối thưa thấp, tại những vùng thấp được
người dân địa phương khai thác làm nương rẫy, trồng lúa và các loại hoa màu khác.
Do điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất và thảm thực vật của lưu vực tương
đối thuận lợi nên tạo ra dòng chảy dồi dào, xong lại có biến động rất lớn giữa mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa thường chiếm từ ( 80
÷
90 %) lượng mưa cả năm .
Đặc trưng khí tượng
a. Tốc độ gió lớn nhất:
Bảng 2-1 : Tốc độ gió lớn nhất
Tốc độ gió lớn nhất Vp (m/s)
Hướng V
o
(m/s) C
v
C
s
/C
v
1% 2% 4% 20% 50%
Tây bắc 5.6 1.00 1.0 22.4 19.7 17.0 9.9 4.7
Tây 16.8 0.23 1.0 16.5 25.4 23.6 20.0 16.6
Tây nam 12.7 0.27 6.0 24.4 22.6 21.3 15.0 11.8
Đông bắc 12.3 0.34 1.0 23.4 21.7 20.0 15.0 12.1
Bắc 6.6 0.80 1.0 21.9 19.6 17.2 10.7 5.9
Không hướng 18.2 0.22 1.0 28.2 27.3 25.4 21.5 18.0
b. Nhiệt độ và độ ẩm không khí :
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 5
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Nhiệt độ và độ ẩm không khí vùng hồ Y2 lấy theo tài liệu đo trạm Phú Vang,
như bảng sau
Nhiệt độ không khí trung bình T
cp
(
0
C)
Độ ẩm không khí trung bình W
cp
(%)
Bảng 2-2 : Bảng nhiệt độ và độ ẩm không khí TBNN
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
T
cp
(
0
C)
19.
6
20.5
21.
6
22.0 22.0 21.5 21.0 21.0 20.8 20.7 20.3 19.3
W
cp
(%)
76.
3
70.5
74.
1
78.8 84.7 87.9
89.
1
89.4 90.0 87.5
83.
9
80.8
c . Bốc hơi :
Lượng bốc hơi mặt hồ trung bình nhiều năm khi không có tài liệu thực đo tính
theo công thức kinh nghiệm
Z
n
= K x Z
p
(2)
Trong đó : K hệ số chuyển đổi ( K = 1.4 )
Z
p
Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche trung bình nhiều năm, đo
được tại Thừa Thiên Huế. Kết quả cho Z
p
= 1123 mm
Thay vào (2) ta có Z
n
= 1.4 x 1123 = 1572.2 mm
Bảng 2-3 :Bảng phân phối tổn thất bốc hơi Z
n
trong năm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Ki (%) 7.85 8.21 8.64 8.78 8.78 8.58 8.38 8.38 8.31 8.27 8.11 7.71
Zi(mm)
123.
4
129.
1
135.
8
138.
0
138.
0
134.
9
131.
8
131.
8
130.
6
130.
0 127.5 121.2
d . Lượng mưa TBNN trên lưu vực:
Lượng mưa bình quân năm dùng phương pháp bản đồ đẳng trị mưa tính được
lượng mưa bình quân nhiều năm trên lưu vực :
X
0
= 1500 mm C
vx
= 0.18
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 6
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
4. Điều kiện địa chất công trình dự án
Đánh giá điều kiện địa chất công trình vùng đập chính, các đập phụ, tràn,
cống:
a. Vùng đập chính :
- Vai trái đập chính gối vào sườn đồi mà đỉnh ở cao độ khoảng +130.0m
- Vai phải đập gối vào sườn đồi có đỉnh ở cao độ khoảng +150.0m; Chiều dài
đập theo đỉnh 886m; Lòng sông rộng từ 35
÷
40 m; Cao độ đáy khoảng +58.0m.
Phần đập bên phải lũng sâu ở cao độ +64.0m; Độ dốc sườn núi bình quân 7
÷
10
o
,
tầng phủ thực vật ở tuyến đập là cây thân gỗ mọc thưa thớt không phủ kín mặt đất.
Trên các đỉnh đồi và sườn dốc có nhiều đá lăn. Địa tầng chung của tuyến đập chính
từ trên xuống dưới như sau:
+ Tầng phủ đệ tứ bao gồm đất á sét lẫn dăm sạn ( lớp 4c)nguồn gốc pha tàn tích
phủ gần khắp tuyến đập từ cao độ +65.0 trở lên.
Đoạn đập bờ trái phần lòng suối, thềm sông có lớp 1 là tầng bồi tích cát, cuội
sỏi. Mặt thềm là á sét nhẹ - vừa (2b) và dưới lớp 2b là lớp cát, cuội sỏi đáy thềm
(2d). Dưới tầng phủ đệ tứ là đá gốc Granit từ phong hoá nhẹ đến đá tươi.
- Vùng tuyến đập chính có hai tầng chứa nước:
+ Tầng đá gốc nứt nẻ chứa nước, nguồn bù cấp cho tầng này là nước mưa. Vì đá
phong hoá nhẹ, ít nứt nẻ nên lượng nước chứa trong tầng này rất nghèo nàn.
+ Tầng chứa nước trong lớp cuội sỏi đáy thềm 1 có diện phân bố hẹp, chiều dày
tầng tối đa 6.5m, trung bình là 4.0m. Hàm lượng sét bụi nhiều, tính lưu thông nước
bị hạn chế.
b. Vùng các đập phụ :
- Đập phụ I : Dự định đặt ở đỉnh yên ngựa có cao độ +80.36m dài khoảng
150.0m, chiều cao đập lớn nhất khoảng 13.5m. Vùng yên ngựa thấp có độ dốc mái
từ 12
÷
14
o
, địa tầng từ trên xuống như sau:
+ Lớp phủ tàn tích 4c là đất Á sét nặng lẫn dăn sạn lớp này có chiều dày
trung bình 1.5
÷
2.0m.
+ Đá gốc là đá Granit phong hoá nhẹ đến tươi, cứng chắc. Riêng đỉnh yên
ngựa do nước chảy dần xuống hình thành 1 lớp đá tảng lăn dày 2.0m nằm trực tiếp
lên đá gốc.
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 7
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
- Đập phụ III : Nằm cách đập chính khoảng 1000m về phía tây nam. Đập nằm
trên một eo yên ngựa có cao độ thấp nhất +79.60m. Toàn bộ chiều dài đập 260m,
với chiều cao đập cao nhất 14.0m. Tuyến đập kéo dài về phía bên phải chừng 100m,
có một lũng thấp cao độ khoảng 89.0m, đoạn cần đắp thêm này dài khoảng 100m,
với chiều cao cao nhất khoảng 4.5m. Đây là một eo núi có hai vách tương đối dốc,
chõ dốc nhất 20
o
.
Trên hai đoạn đập phụ III, chỉ tại vị trí địa hình bằng phẳng mới có lớp phủ
đệ tứ. Các sườn dốc thì hầu như lộ đá gốc Granit, các lớp phủ đều có nguồn gốc pha
tàn tích, lớp pha tàn tích là á cát, lẫn đá lăn, đá dăm vỡ vụn từ đá Granit.
- Hai đập phụ II và IV : Chiều cao thấp nhất khoảng vài ba mét.
+ Đập phụ II dự định đắp ở eo yên nhựa có cao độ +91.0m
+ Đập phụ IV dự định đắp ở eo yên nhựa có cao độ +90.0m
Nhìn chung ở hai đập phụ nàycũng chỉ có tầng phủ mỏng, còn dưới tầng phủ
là đá Granit.
c. Vùng tuyến cống lấy nước :
Vị trí cống lấy nước được nghiên cứu bố trí đặt ở đập phụ I, cách vai đập
chính (đoạn II) 500m về phía tây nam.
Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn :
- Tầng phủ đệ tứ là đất Á sét nặng lẫn dăm sạn ( 4C ) phủ rộng rãi trên toàn
bộ bề mặt đồi núi. Chiều dày phổ biến 1.5
÷
2.0m, chỗ dày nhất 3.0m
- Đá gốc Granit phong hoá nhẹ đến tươi khá rắn chắc, ít nức nẻ.
- Về địa chất thuỷ văn : Mùa mưa tồn tại khe nứt của đá gốc ổn định ở cao độ
+76.5m, mùa khô xuống thấp hơn.
d. Vùng tuyến tràn xả lũ :
* Vị trí I :
- Tràn được dự định đặt trên eo lưng ngựa cách tuyến đập chính khoảng
500m về phía tây bắc. Đỉnh eo có cao độ +96.7m, sau đó thấp dần và mở rộng đổ
vào sông Hương cách đập chính khoảng 1km. Vùng eo núi có độ dốc thoải 10
÷
15
o
,
tầng phủ thực vật thưa thớt, chủ yếu là cây gỗ tạp.
- Toàn bộ đường tràn được chia làm hai phần rõ rệt
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 8
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
+ Đoạn I gồm ngưỡng tràn và đoạn dốc sát ngưỡng, địa chất tương đối đồng
nhất : Trên mặt là lớp phủ tàn tích, dưới là đá gốc Granit.
+ Đoạn II chủ yếu nằm trên thềm sông bằng phẳng.
* Vị trí II :
- Vùng tuyến tràn xả lũ được nghiên cứu đặt ở vị trí vai phải đoạn II của đập
chính, ngưỡng tràn trên tim đập chính. Từ tim đập chính tràn đổ thẳng ra sông
Hương về phía đông.
- Điều kiện địa chất :
+ Tầng phủ là lớp pha tàn tích sườn đồi ( 4C ), chiều dày phổ biến từ 1.5
÷
2.0m, có chỗ lộ hoàn toàn đá gốc. Đá gốc Granit phong hoá nhẹ đến tươi khá vững
chắc, ít nứt nẻ. Tất cả các đoạn thí nghiệm đều có q < 0.01 l/phút.
- Tại vị trí này chỉ có nước trong khe nứt đá gốc phong hoá, lượng nước rất
nghèo nàn.
* Vị trí III :
Tràn dự định đặt ở núi giữa hai đầu đoạn đập chính. Tại vị trí này tràn xả lũ
sẽ được đặt trong giữa núi đá.
* Kết luận sơ bộ : Cả ba vị trí nghiên cứu bố trí tràn xả lũ đều có điều kiện địa chất
nền tốt
Tài liệu về vật liệu xây dựng
a. Vật liệu đất đắp : Dùng hai loại đất sau đây để đắp đập
* Đất lớp 2b : Đây là đất á sét nhẹ đến vừa, có khối lượng đáng kể và chất lượng có
thể dùng đắp đập. Đất này có đặc điểm khi ngâm trong nước nó bị tan rã, khi dung
trọng càng lớn (càng chặt ) tốc độ tan rã chậm hơn. Khi γ
c
= 1.80
÷
1.85 T/m
3
tan
rã 100 % trong 140’γ
c
= 1.90 T/m
3
tan rã 100 % trong 180’. Đất lớp 2b dùng đắp
đập chính
* Đất lớp 2c: Đất lớp 2c là đất sét nhẹ có chỗ là đất sét trong có vị trí địa tầng như
lớp 2b, đất lớp 2c dùng đắp đập phụ và lăng trụ chống thấm đê quây thượng lưu đập
chính. Trữ lượng của các bãi vật liệu đảm bảo đủ để đắp các đập chính và đập phụ.
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 9
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Bảng 2-4 : Chỉ tiêu cơ lý cơ bản của đất đắp thân đập
Tên đập
Ký hiệu
đất lấy
từ kho đất
Điều kiện chế bị
Khi chưa bão
hoà Khi bão hoà
Hệ số
thấm
γ
c
W
cb
ϕ
C
ϕ
C
(T/m
3
) (%) (độ) (T/m
2
) (độ) (T/m
2
) (cm/s)
Đập chính 2b 1.85 12
÷
14 16 1.80 10 1.20 1.10
-6
đập phụ 2c 1.75 19 15 2.0 12 1.60 1.10
-5
Bảng 2-5 : Bảng tổng hợp các khối lượng vật liệu đắp đập
Tên
bãi
VLX
Phần bóc bỏ Lớp 2b Lớp 2c cự ly
V/c
(km)
chiều dày
(m)
K.lượng
(m
3
)
chiều dày
(m)
K.lượng
(m
3
)
chiều dày
(m)
K.lượng
(m
3
)
A 0.47 280.000 1.70 1.000.000 2.50
B 0.30 440.000 1.75 2.400.000 1.50 400.000 2.50
C 0.30 6.000 1.50 30.000 0.30
D 0.3 42.000 1.50 210.000 2.00
Tổng 3.640.000 400.000
b. Vật liệu cát sỏi :
Công tác thăm dò cát sỏi được tiến hành từ vùng hồ xuống ( cách công trình
10km) đủ để đáp ứng yêu cầu xây dựng về khối lượng và chất lượng.
c. Vật liệu đá:
Khai thác mỏ nằm trong lòng hồ cách tuyến đập về phía thượng lưu 1.5
÷
2.0
km đó là mỏm núi có cao độ dỉnh +150.0, chân núi +75.0m có thể khai thác trên
diện tích 200 x 200m, chiều sâu hàng chục mét và khai thác ở mái núi phía đông vai
đập nhánh phải ( đoạn II )
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng dự án
2.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế
Trong khu vực có 10 xã hưởng lợi nguồn nước hồ Y2, hơn 100.000 người
toàn bộ khoảng 17.154 hộ, gồm 75.648 người, nữ 38.400 người; Lao động gồm
29.654 người; Lao động nông nghiệp 24.513 người. Hương Trà ít mưa, nước ngầm
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 10
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
ít, nước mặt chủ yếu và thường xuyên là nước sông Hương. Các sông suối khác
nhỏ, hết mưa là hết nước. Vì vậy sản xuất nông nghiệp ở đây gặp khó khăn rất lớn,
lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, đời sống nhân dân thấp. Vấn đề tự túc lương
thực là vấn đề cấp bách nhất của khu vực.
Phải chặn đứng và loại trừ tình trạng do thiếu nước không sản xuất được phải
phá rừng làm rẫy, đốt than kiếm sống dẫn đến sa mạc hoá khu vực.
Tình hình dân sinh kinh tế của khu vực đặt ra yêu cầu xây dựng và phát triển
kinh tế địa phương theo xu thế phát triển chung của đất nước, Trong đó sản xuất
nông nghiệp được coi là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu để làm cơ sở phát triển kinh
tế.
2.2.2. Hiện trạng nền kinh tế hiện nay
Tổng diện tích đất khu hưởng lợi ( tính đến cao trình +40.0 ) là : 16.263 ha .
Trong đó bao gồm :
- Đất nông nghiệp : 8216 ha
- Đất canh tác hiện có : 8111 ha
- Diện tích trồng lúa xen màu : 7153 ha
- Diện tích chuyên màu : 958 ha
- Đất có khả năng khai hoang : 466 ha
Tình hình công nghiệp trong khu vực hiện nay chưa có gì. Lâm nghiệp cũng là
một nguồn lợi lớn, song do nhân lực thiếu nên khai thác lâm nghiệp cũng bị hạn chế
rất nhiều.
Về giao thông vận tải trong khu vực rất thuận lợi, có thể nói hiện trạng nền kinh
tế khu vực hiện nay có nhiều tiềm năng. Song do thuỷ lợi chưa giải quyết được, đời
sống còn thiếu đói, nên các mặt đều chưa phát triển được.
2.3. Sự cần thiết phải đầu tư, nhiệm vụ của dự án
2.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư
1. Hiện trạng thủy lợi
Trong những năm qua, công tác thủy lợi ở Thừa Thiên Huế chưa được đầu tư
đúng mức. Do nguồn vốn hạn chế nên chưa có những giải pháp thủy lợi thích dáng
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 11
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
để phục vụ cho nhu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp trong khu vực. Nguồn
nước tưới cho các cánh đồng chủ yếu là dựa vào nước trời và một số đập dâng tạm
thời. Vì vậy, năng suất và sản lượng không cao, không ổn định.
Ngoài tưới nhờ nước mưa, nông dân trong vùng đã xây dựng một số đập dâng
trà bổi, đập tạm, mang tính chất thời vụ, cứ sau mỗi trận lũ, công trình lại bị hư
hỏng nặng, địa phương phải huy động một số lượng ngày công lớn để tu bổ và sửa
chữa.
Từ thực tế hiện trạng đó cho thấy hệ thống công trình thủy lợi chưa được đầu
tư thích đáng. Những đập tạm và kênh mương do dân tự làm không thể chủ động
được nguồn nước tưới, đồng thời chưa tận dụng được nguồn nước sông Hương để
mở rộng diện tích, tăng vụ. Từ đó hiệu quả canh tác không cao. Biện pháp thủy lợi
là cần xây dựng các hồ chứa nước để trữ nước mùa lũ, cấp nước tưới cho mùa kiệt.
2. Điều kiện cần thiết xây dựng công trình
a. Tình hình thiên tai và hiện trang nông nghiệp
Khu hưởng lợi hồ Y2 nằm trong vùng khô hạn, lượng mưa và phân bố không
đều. Hàng năm vào mùa khô, hạn hán thường xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp. Trong những năm gần đây do hiện tượng khai thác, phá rừng bừa bãi
dẫn đến lũ tập trung lớn vào mùa mưa.
Nguồn nước tưới trong khu hưởng lợi hiện tại chủ yếu sử dụng nước trời. Do những
đặc điểm trên nên năng suất cây trồng thấp, bấp bênh, ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân.
b. Tình hình nguồn nước và sông ngoài
Vùng hạ lưu hồ Y2 là vùng thiếu nước trầm trọng của Tỉnh Thừa Thiên Huế,
nên yêu cầu công tác thủy lợi rất lớn. Để đảm bảo yêu câu dùng nước cho sản xuất
nông nghiệp nhằm phủ kín diện tích đất trồng trọt ở trong vùng cần thiết. Nên việc
xây dựng hồ chứa nước Y2 là nhu cầu cấp bách và cần thiết. Có ý nghĩa kinh tế và
chính trị rất lớn, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực, đáp ứng đúng nguyện vọng
tha thiết của người dân sống trong vùng này.
2.3.2. Nhiệm vụ của dự án
- Hồ chứa nước Y2 giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống thuỷ lợi của huyện Hương
Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế và làm tiền đề cho công tác thuỷ lợi phục vụ nông
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 12
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Nó mang lại hiệu ích cao cho nền kinh tế quốc dân
ngoài ra có tác dụng cải tạo khí hậu trong vùng, tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
Công trình hồ chứa nước Y2 xây dựng sẽ giải quyết những vấn đề sau :
+ Điều tiết dòng chảy, đáp ứng yêu cầu tưới tự chảy cho hơn 8.120 ha lúa nước
và phục vụ nông nghiệp.
+ Cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 100.000 người dân.
+ Đối ngành kinh tế khác, khi Hồ chứa nước Y2 được xây dựng sẽ phát triển
mạnh hơn ngành nuôi trồng thủy sản, ngành lâm nghiệp …
+ Tạo điều kiện ổn định và phát triển đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng.
- Từ những phân tích tổng trên cho thấy rằng việc xây dựng Hồ chứa nước Y2 là
một nhu cầu cấp thiết, nó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực. Gắn liền với lợi và
phát triển của nền kinh tế quốc dân huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng và cả nước nói chung.
CHƯƠNG 4: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
4.1. Tính toán khối lượng các hạng mục công trình
4.1.1. Khái niệm đo bóc khối lượng xây dựng công trình
Đo bóc khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là việc xác
định khối lượng của các công trình, hạng mục công trình theo khối lượng công tác
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 13
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
xây dựng cụ thể, được thực hiện theo phương pháp đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên
cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công) và các khối lượng khác trên cơ sở các yêu cầu cần
thực hiện của dự án, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng
Việt Nam
Đo bóc khối lượng xây dựng công trình là việc thực hiện tính toán khối
lượng các công tác xây lắp (công tác đất, bê tông, cốt thép ) của công trình xây
dựng trước khi được thi công
4.1.2. Mục đích và ý nghĩa của đo bóc khối lượng
1. Mục đích của đo bóc khối lượng
Mục đích cơ bản của việc đo bóc khối lượng là để xác định giá thành xây
dựng.
Ứng với các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc
xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng thì khối lượng của công tác xây dựng
cũng được xác định tương ứng dựa trên bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ kỹ
thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Bảng khối lượng là căn cứ chủ yếu để tính ra yêu cầu về kinh phí, vật tư,
nhân lực cho công trình. Vì vậy, đo bóc khối lượng là trọng tâm của công tác dự
toán, đây là khâu khó khăn, phức tạp và tốn nhiều thời gian
2. Ý nghĩa của đo bóc khối lượng
Khối lượng xây dựng là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc
xác định giá trị dự toán và làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối với
chủ đầu tư và là căn cứ quyết định phương án dự thầu của nhà thầu.
Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là cơ sở
cho việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng mời
thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình được đo bóc là một cơ
sở cho việc kiểm soát chi phí, thanh quyết toán giá trị hợp đồng thi công xây dựng
công trình.
Việc tính đúng, tính đủ khối lượng ban đầu công tác xây dựng là mối quan tâm
của những người tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Xác định khối lượng
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 14
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
công việc là một yêu cầu không thể thiếu đối với một dự án đầu tư xây dựng và là
một công việc nằm trong trình tự đầu tư và xây dựng
4.1.3. Nguyên tắc và trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình
1. Nguyên tắc đo bóc khối lượng XDCT
Đo bóc khối lượng là trọng tâm của công tác lập dự toán, đây là công việc khó
khăn phức tạp, tốn nhiều thời gian và dễ sai sót. Để khối lượng đo bóc được chính
xác, tránh những sai sót, quá trình đo bóc cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Khi bóc tách phải bóc tách lần lượt từng hạng mục, trong khi bóc tách không
được tính trùng lặp, không được tính thiếu.
- Trong từng hạng mục phải bóc tách tuần tự từng công tác:
+ Công tác đào đắp: Khối lượng đất đắp bằng khối lượng đất đào trừ đi phần
vật thể chiếm chỗ;
+ Công tác cốt thép, công tác ván khuôn, công tác xây lát;
+ Công tác bê tông phải tính lần lượt: bê tông lót, bê tông bản đáy, bê tông
tường;
- Khối lượng đo bóc các hạng mục khi lập tổng mức đầu tư, xác định khối
lượng được đo bóc theo bộ phận kết cấu và diện tích, phải được mô tả đầy đủ về
tính chất, đặc điểm và vật liệu sử dụng.
- Một số hạng mục công trình, công tác xây dựng không thể đo bóc được khối
lượng chính xác, cụ thể thì có thể tạm xác định và ghi chú là “khối lượng tạm tính”.
- Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng
xây dựng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình hoặc theo hạng mục
công trình. Khối lượng xây dựng đo bóc của bộ phận công trình hoặc hạng mục
công trình được phân thành công tác xây dựng và công tác lắp đặt.
- Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao
(hoặc chiều sâu); khi không theo thứ tự này phải diễn giải cụ thể.
- Các ký hiệu dùng trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng
mục công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế. Các khối
lượng lấy theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ lấy theo số liệu thống kê của
thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 15
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
- Đơn vị tính: Tùy theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một
khối lượng xây dựng sẽ được xác định theo một đơn vị đo phù hợp. Đơn vị đo theo
thể tích là m
3
; theo diện tích là m
2
; theo chiều dài là m; theo số lượng là cái, bộ, đơn
vị ; theo khối lượng là tấn, kg
- Mã hiệu công tác trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng
mục công trình phải phù hợp với hệ mã hiệu thống nhất trong hệ thống định mức dự
toán xây dựng công trình hiện hành
2. Trình tự triển khai công tác đo bóc khối lượng XDCT
Khi tiến hành đo bóc khối lượng xây dựng công trình cần tuân thủ trình tự sau
đây:
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế
Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu
chỉ dẫn kèm theo. Nghiên cứu từ tổng thể đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiểu rõ các
bộ phận cần tính. Trường hợp cần thiết yêu cầu nhà thiết kế giải thích rõ các vấn đề
có liên quan đến đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
Bước 2: Liệt kê các công việc phải tính
Bước 3: Phân tích khối lượng
Phân tích khối lượng là phân tích các loại công tác để tính toán khối lượng sao
cho phù hợp với hệ thống định mức, đơn giá xây dựng cơ bản.
- Phân tích khối lượng phải phù hợp với quy cách và được phân biệt trong
định mức; đơn giá dự toán. Cùng một loại công tác nhưng quy cách khác nhau thì
khối lượng phải tách riêng.
- Khối lượng phân tích phải gọn, để tính đơn giản. Vì vậy cần phải hiểu rõ
từng bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận (hình khối, cấu tạo).
Bước 4: Tìm kích thước tính toán
Khi phân tích thành công tác nhỏ, phù hợp với hệ thống định mức đơn giá ta
cần tìm ra các kích thước để tính toán.
Bước 5: Tính toán và trình bày kết quả
Sau khi đã phân tích thành các công tác hợp lý và tìm ra kích thước ta tiến
hành tính toán và trình bày kết quả lên bảng tính.
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 16
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
4.1.4. Một số quy định cụ thể khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình
1. Công tác đào, đắp
Hầu hết các hạng mục công trình đều có công tác đào, đắp. Đối với đập, khối
lượng đào là tổng khối lượng bóc đất phong hóa mặt đập, đào rãnh thoát nước hạ
lưu, đào móng chân khay Đối với cống lấy nước, khối lượng đào đất là khối lượng
đào móng cống, khối lượng đắp đất là khối lượng đất đắp mang cống và đất đắp
móng cống Trong đó khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác,
loại bùn, cấp đất, đá, điều kiện thi công và biện pháp thi công (thủ công hay cơ
giới). Khối lượng đắp được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp
(đất, đá, cát ), độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện pháp thi công (thủ
công hay cơ giới).
Để tính khối lượng đào (đắp) ta dựa vào các mặt cắt dọc, mặt cắt ngang công
trình và khoảng cách giữa các mặt cắt, từ đó ta tính được khối lượng đào (đắp). Các
bước như sau:
• Chia khối cần đào (đắp) thành nhiều đoạn;
• Diện tích các mặt cắt là S
i
, S
i+1
(m
2
);
• Khoảng cách giữa mặt cắt i và mặt cắt ( i+1) là h
i
(m);
• Khối lượng V
i
giữa mặt cắt i và mặt cắt (i+1) là:
i
V
=
2
1
+
+
ii
SS
×
h
i
(m
3
) (4.1)
2. Công tác xây lát
Khối lượng công tác xây lát được phân loại theo vật liệu xây (xây gạch và xây
đá), theo chiều dày và chiều cao khối xây. Căn cứ vào các mặt cắt ngang, mặt cắt
dọc, mặt bằng ta xác định được kích thước các khối xây của các hạng mục công
trình. Dựa vào các kích thước chính: dài (a), rộng (b), cao (h), khối lượng công tác
xây lát được tính theo công thức:
V = a × b × h (m
3
) (4.2)
Khối lượng xây dựng được đo bóc bao gồm cả các phần nhô ra và các chi tiết
khác gắn liền với khối xây và phải trừ khối lượng các khoảng trống không phải xây
trong khối xây, chỗ giao nhau và phần bê tông chìm trong khối xây.
3. Công tác bê tông
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 17
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Khối lượng bê tông được phân loại, đo bóc theo bộ phận công trình: bê tông
lót móng, bê tông bản đáy, bê tông tường thẳng, bê tông cột Ngoài ra còn được
phân loại theo điều kiện thi công. Tương tự như với công tác xây lát, khối lượng bê
tông được xác định căn cứ vào các mặt cắt ngang, mặt cắt dọc, mặt bằng. Khối
lượng bê tông được tính theo công thức:
V
i
= F
i
× l
i
(m
3
) (4.3)
Trong đó:
V
i
: Khối lượng của khối bê tông cần tính (m
3
);
F
i
: Diện tích khối bê tông cần tính (m
2
);
l
i
: Chiều dài tương ứng của diện tích F
i
(m).
Với những kết cấu có tiết diện biến đổi áp dụng công thức:
i
ii
i
l
FF
V
2
1
+
+
=
(m
3
) ( 4.4)
Trong đó:
V
i
: Khối lượng giữa mặt cắt i, i+1 (m
3
);
F
i
: Diện tích mặt cắt i (m
2
);
F
i+1
: Diện tích mặt cắt i+1 (m
2
);
l
i
: Khoảng cách giữa mặt cắt i và i+1 (m).
4. Công tác ván khuôn
- Khối lượng ván khuôn được đo bóc, phân loại riêng theo chất liệu sử dụng
làm ván khuôn (thép, gỗ, gỗ dán phủ phin ).
- Khối lượng ván khuôn được đo theo bề mặt tiếp xúc giữa ván khuôn và bê
tông (kể cả phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ dẫn) và trừ
các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông hoặc chỗ giao nhau giữa
móng và dầm, cột với tường, dầm với dầm, dầm với cột, dầm và cột với sàn, …
5. Công tác cốt thép
- Khối lượng cốt thép được đo bóc, phân loại theo loại thép (thép thường và
thép dự ứng lực, thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đường kính cốt thép, bộ
phận công trình (móng, cột, sàn mái, tường ) và điều kiện thi công;
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 18
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
- Khối lượng cốt thép được đo bóc bao gồm khối lượng cốt thép và khối lượng
dây buộc, mối nối chồng, miếng đệm, bu lông liên kết (trường hợp trong bản vẽ
thiết kế có thể hiện);
- Khối lượng cốt thép được tính theo khối lượng tạm tính;
- Các thông tin cường độ tiêu chuẩn, hình dạng bề mặt và các đặc điểm về nhận
dạng khác cần được ghi rõ trong bảng tính toán công tác đo bóc của công trình,
hạng mục công trình;
Ngoài ra còn nhiều công tác khác phải tính toán một cách chính xác, tỉ mỉ từng
chi tiết như công tác cọc, công tác làm đường, công tác hoàn thiện, công tác lắp đặt
thiết bị công trình.
4.1.5. Kết quả đo bóc khối lượng các hạng mục công trình
Kết quả đo bóc khối lượng các hạng mục công trình được trình bày chi tiết
trong phụ lục 4.1, 4.2, 4.3 của phụ lục chương 4.
4.2. Xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình
4.2.1. Khái niệm và vai trò của tổng mức đầu tư
Theo Điều 4 trong Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010,
tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình,
được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù
hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định
phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa
chọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực
hiện đầu tư xây dựng công trình.
Các thành phần của tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết
bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
4.2.2. Cơ sở và căn cư lập tổng mức đầu tư
1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư
- Hồ sơ thiết cơ sở;
- Khối lượng công tác và công tác xây lắp các hạng mục công trình;
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 19
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
- Các quy định về đo bóc;
- Các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản.
2. Căn cứ lập tổng mức đầu tư
Căn cứ về luật:
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về xây dựng;
Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tư.
Nghị định có liên quan:
Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương
bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về việc quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
Nghị định số 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu
vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang
trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
Các quyết định có liên quan:
Quyết định của Trưởng ban vật giá Chính phủ số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày
13/11/2000 về cước vận tải hàng hóa bằng ô tô;
Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt;
Quyết định số 957/QĐ-BXD-VP ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Các thông tư có liên quan:
Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 về hướng dẫn thực hiện
chế độ phụ cấp lưu động trong công ty nhà nước;
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 20
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005
về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010 hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;
Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 25/06/2010 về hướng dẫn phương pháp
xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;
Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21/1/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;
Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 quy định về quản lý, thanh
toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà
nước.
Các văn bản khác:
Định mức dự toán xây dựng công trình số 1776/2007/QĐ - BXD ngày
16/08/2007 ban hành Định mức dự toán xây dựng công trình;
Định mức 1784/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 công bố về Định mức vật
tư trong xây dựng.
Một số văn bản, thông báo, quyết định có liên quan tới công trình Hồ chứa
nước Y2, Thừa Thiên Huế
Thông báo Liên sở số 480/LS/TC-XD công bố về mức giá một số vật tư, vật
liệu xây dựng tháng 2 năm 2014 tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định phương pháp
tính giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 410/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc
công bố chỉ số giá xây dựng năm 2009;
Quyết định 196/QĐ-BXD ngày 23 tháng 2 năm 2011 của Bộ Xây dựng về việc
công bố chỉ số giá xây dựng năm 2010;
Quyết định 58/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 về việc thông qua bảng giá
các loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ vào thông tư, công văn, định mức và các văn bản liên quan khác…
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 21
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
4.2.3. Các phương pháp xác định tổng mức đầu tư
Theo Điều 5 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010,
có 4 phương pháp xác định tổng mức đầu tư, bao gồm:
Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án;
Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ
của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình;
Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng có
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện.
Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư.
Trong đồ án, em lựa chọn phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo thiết kế
cơ sở của dự án.
4.2.4. Xác định các thành phần trong tổng mức đầu tư
Trong bài làm của em xác định tổng mức đầu tư theo phương pháp xác định theo
thiết kế cơ sở của dự án đầu tư:
Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công
thức:
V = G
XD
+ G
TB
+ G
BT, TĐC
+ G
QLDA
+ G
TV
+ G
K
+ G
DP
(4.5)
Trong đó:
V : Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (đồng)
G
XD
: Chi phí xây dựng của dự án (đồng)
G
TB
: Chi phí thiết bị của dự án (đồng)
G
BT, TĐC
: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đồng)
G
QLDA
: Chi phí quản lý dự án (đồng)
G
TV
: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (đồng)
G
K
: Chi phí khác của dự án (đồng)
G
DP
: Chi phí dự phòng (đồng)
4.2.4.1. Chi phí xây dựng của dự án(G
XD
)
Chi phí xây dựng của dự án (G
XD
) bằng tổng chi phí xây dựng của các công
trình, hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau:
G
XD
= G
XDCT1
+ G
XDCT2
+ + G
XDCTn
(4.6)
Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 22
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như
sau:
G
XDCT
= (
∑
=
m
j 1
Q
XDj
x Z
j
+ G
QXDK
) x (1+T
GTGT-XD
) (4.7)
Trong đó:
- m: Số công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phân kết cấu chính của công trình, hạng
mục công trình thuộc dự án.
- j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của công trình,
hạng mục công trình thuộc dự án (j =1÷m).
- Q
XDj
: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ bộ phận kết cấu chính thứ j
của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
- Z
j
: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ đơn giá theo bộ phận kết cấu
chính thứ j của công trình. Trong đồ án, em thiết lập đơn giá chi tiết cho từng mã
hiệu công tác.
- G
QXDK
: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn
lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên
tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi phí xây dựng các bộ
phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.
- T
GTGT-XD
: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng
• Xác định đơn giá xây dựng công trình
Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, bao gồm toàn bộ chi phí
trực tiếp cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị
khối lượng công tác xây dựng
Trong đồ án này, em xác định đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ,bao gồm
chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công.
- Đơn giá vật liệu Đ
VL
i
:
Đơn giá vật liệu cho công tác i là tổng chi phí của những loại vật liệu chính, vật liệu
phụ, các cấu kiện, vật liệu luân chuyển cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối
lượng công tác xây dựng. Đơn giá vật liệu cho công tác i xác định theo công thức:
∑
=
+=
n
j
VL
VL
j
VL
ij
kgĐMĐ
1
VL
i
)1(.
(4.8)
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 23
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Trong đó:
+ ĐM
VL
ij
: Định mức tiêu hao vật liệu loại j cho công tác i; được xác định theo
định mức 1776/2007/QĐ- BXD ngày 16/08/2007;
+
VL
j
g
: Giá vật liệu loại j đến hiện trường xây dựng; bao gồm giá vật liệu đến
chân công trình chi phí tại hiện trường: bốc xếp, vận chuyển nội bộ công trình, hao
hụt bảo quản tại kho bãi.
+ k
VL
: Tỷ lệ vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chính xác định theo định
mức 1776/2007/QĐ- BXD ngày 16/08/2007
+ n : Số vật liệu chủ yếu.
Đơn giá vật liệu được tính chi tiết ở phụ lục 4.4
- Đơn giá nhân công (
NC
i
Đ
)
Chi phí nhân công là chi phí lao động cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối
lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến kết thúc, thu dọn hiện trường thi
công. Đơn giá nhân công của công tác i được xác định theo công thức sau:
NC
i
Đ
NC
j
n
i
NC
ij
gĐM .
1
∑
=
=
(4.9)
Trong đó :
+ n : Số bậc nhân công dùng cho công tác
+
NC
ij
ĐM
: Định mức hao phí lao động thợ bậc j cho công tác i; được xác định
theo định mức 1776/2007/QĐ- BXD ngày 16/08/2007
+
NC
j
g
: Giá nhân công thợ bậc j đến hiện trường xây dựng (lương ngày)
N
LLLL
g
pckpcb
NC
+++
=
(4.10)
Trong đó:
+ N là số ngày trong tháng: N = 26 ngày.
+ Lương cơ bản L
cb
: L
cb
= h
s
×
L
tt
(4.11)
* h
s
: hệ số lương, tra bảng lương A1.8- Nhóm I, II, III cho ngành xây dựng cơ bản;
vật liệu xây dựng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 24
Đồ án tốt nghiệp Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
* L
tt
: Mức lương tối thiểu theo Nghị định số103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của
Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng. Khu vực huyện Hương Trà thuộc
vùng 3 có mức lương tối thiểu = 2.100.000 đồng /tháng
+ Lương phụ L
p
: L
p
= 12%*L
cb
(4.12)
+ Các khoản khác L
k
: L
k
= 4%*L
cb
(4.13)
+ Các khoản phụ cấp theo lương cho công nhân bao gồm :
Phụ cấp lưu động 40% (theo Thông tư số 05/2005/TT- BLĐTBXH).
Phụ cấp khu vực 20% (theo Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-
UBDT)
Đơn giá nhân công được tính chi tiết ở phụ lục 4.5
- Đơn giá máy thi công
Đơn giá máy thi công là chi phí sử dụng các máy và thiết bị thực hiện thi công để hoàn
thành đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Chi phí này được xác định:
NC
i
Đ
)1.().(
m
M
j
M
ij
kgĐM +=
∑
(4.14)
+ ĐM
ij
M
: Định mức tiêu hao máy thi công thứ j cho công tác thứ i;
+ k
m
: Tỷ lệ máy khác so với tổng chi phí máy, thiết bị chính
+ ĐM
ij
M
, k
m
được xác định theo định mức 1776/2007/QĐ- BXD ngày 16/08/2007
+ n: Số máy thi công chủ yếu dùng cho công tác thứ i;
+ g
j
M
: Giá ca máy thi công thứ i;
g
M
= g
KH
+ g
SC
+ g
NL
+ g
TL
+ g
K
(4.15)
+ g
KH
: Chi phí khấu hao tính cho 1 ca máy
KHKH
ĐM
n
HK
g
×
−
=
(4.16)
+ g
SC
: Chi phí sửa chữa được phân bổ cho 1 ca máy
SCSC
ĐM
n
K
g ×=
(4.17)
+ g
NL
: Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính cho 1 ca máy
g
NL
= ĐM
NL
×
g
×
(1+K
p
) (4.18)
+ g
TL
: Chi phí tiền lương thợ lái máy
SVTH: Nguyễn Việt Đức Lớp 51K
Trang 25