Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.98 KB, 18 trang )


ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế
vĩ mô đến thị trường chứng khoán VN
Nhóm 4
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hà Việt Hùng
Thành viên
Khổng Trung Kiên 53130725
Vân Thiên An Bình 53130111
Hoàng Thu Hiền 53130507
Cao Xuân Hưng 53130564
Trần Nguyễn Quang Minh 53130958
Nguyễn Hoàng Thiện 52131300
Nguyễn Thị Lan Anh 53130085
Mục lục
I. Giới thiệu
I.1. Mục đích nghiên cứu
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
I.3. Lịch sử vấn đề
I.4. Phương pháp nghiên cứu
I.5. Dự kiến đóng góp
I.6. Cấu trúc bài viết
II. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
II.1. Giả thuyết cần kiểm định
II.2. Phạm vi nghiên cứu
II.3. Cơ sở lý thuyết
II.4. Phương pháp thu thập số liệu
III. Mô hình hồi quy


III.1. Kiểm định đa cộng tuyến
III.2. Ước lượng mô hình
III.3. Kiểm định Wald
IV. Kết quả ước lượng mô hình
V. Các chính sách được đề xuất
VI. Kết luận, hạn chế và định hướng cho nghiên cứu tiếp theo
I. Giới thiệu
1.1. Mục đích nghiên céu
Thông qua kiểm định trong thực tế, đưa ra được con số tương đối chính xác về sự tác động
qua lại giữa các biến kinh tế lên thị trường chứng khoán, giúp đưa ra cái nhìn chung đầu tiên
khi có những thay đổi trong chính sách vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, giá dầu, sản lượng công
nghiệp,…các vấn đề xảy ra khá thường xuyên ở Việt Nam
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và dự kiến đóng góp
Đề ra những đề xuất các ý kiến mới, hữu ích cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách
điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô.
1.3. Những nghiên cứu trước đây
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm tác động của các nhân tố vĩ mô như
sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, GDP, tỉ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát,
rủi ro chính trị, giá dầu, khu vực mậu dịch, và các chỉ số chứng khoán thị trường khu vực…
đến TTCK như Merton (1973); Nelson (1976), Jaffe & M&elker (1976), Fama & Schwert
(1977) Ross (1976); Chen, Roll, & Ross (1986); Jorion (1991); Ely & Robinson (1997);
Ferson & Harvey (1994); Mukherjee & Naka (1995); Humpe & Macmillan (2007); Yin-Wong
Cheung & Kon S.Lai (1998). Nhìn chung, tại các quốc gia phát triển thể hiện rõ tác động của
các nhân tố vĩ mô đếnTTCK
Theo nghiên cứu của Humpe & Macmillan (2007), các tác giả thực hiện mô hình véc tơ hiệu
chỉnh sai số VECM để so sánh ảnh hưởng của các biến vĩ mô là chỉ số sản xuất công nghiệp I
P, chỉ số giá tiêu dùng CPI, cung tiền M1, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm TB (đối
với TTCK Mỹ) và lãi suất chiết khấu Disco (đối với TTCK Nhật) đến giá cổ phiếu ở TTCK
Mỹ và Nhật trong dài hạn. Bộ dữ liệu là lấy lôgarit tự nhiên theo tháng của các biến này trong
khoảng thời gian từ tháng 1/1965 đến tháng 6/2005.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với chỉ số S&P 500 của TTCK Mỹ tồn tại một véc tơ đồng
liên kết với giá chứng khoán tương quan cùng chiều với sản xuất công nghiệp, tương quan
ngược chiều với cả chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất dài hạn, tương quan cùng chiều nhưng
không đáng kể với cung tiền. Đối với chỉ số Nikkei 225 của TTCK Nhật các tác giả phát hiện
tồn tại hai véc tơ đồng liên kết: véc tơ đồng liên kết thứ nhất cho thấy giá chứng khoán tương
quan cùng chiều với sản xuất công nghiệp, tương quan ngược chiều với cung tiền và véc tơ
đồng liên kết thứ hai cho thấy mối tương quan ngược chiều của chỉ số sản xuất công nghiệp
đối với cả chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất dài hạn.
Nghiên cứu của Stephen A. Ross (1976) đã phát triển Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá
(APT – Arbitrage Pricing Theory) để giải thích tỉ suất sinh lợi của chứng khoán trên thị
trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, lọc số liệu với Excel và Eviews.
- Sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp của Engle – Granger (1987) và Johansen
(1990) nhằm xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến.
1.5. Cấu trúc bài viết
Bài viết gôm 3 phần:
Phương pháp nghiên cứu
kiểm định bằng mô hình
Kết luận về mô hình
Đề xuất giải pháp cho kinh tế Việt Nam
Kết luận, hạn chế và định hướng cho nghiên cứu tiếp theo
II. Phương pháp luân và phương pháp nghiên cứu
2.1. Giả thuyết cần kiểm định
Bài nghiên cứu của nhóm dựa trên việc hệ thống và phân tích các giả thuyết đã được đưa ra trước
đó về các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Từ việc phân tích sự
tác động của các nhân tố này đến thị trường chứng khoán, nhóm đã tiến hành đề xuất một số
giải pháp để ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
2.2.1. Không gian nghiên cứu: Nền kinh tế Việt Nam

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu:
Từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 12 năm 2013
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu:
Chỉ số VN-Index và các chỉ số kinh tế vĩ mô
2.2.4. Dữ liệu thu thập:
• Chỉ số VN – Index
• Chỉ số giá tiêu dùng CPI
• Sản lượng công nghiệp IP
• Giá dầu OP
• Tỷ giá nhối đoái EX
2.2.5. Nguồn thu thập dữ liệu: Vietstock.vn, cafef.vn, Tổng cục thống
kê, google.com, eia.gov
2.3. Cơ sở lý thuyết
Bảng kỳ vọng tương quan:
Nhân
tố
Tương
quan
Lý thuyết đã được thực nghiệm
IP +/- Fama (1991); Mohamed & cộng sự (2009)
CPI - Fama (1991); Mohamed & cộng sự (2009)
TGHĐ +/-
Bailey & Chung (1995); Ajayi (1996); Granger (2000);
Gautam Goswami & Sung-Chang Jung (1997)
OP +/-
Ferson & Harvey (1994); Hosseini S.M, Z.Ahmad &
Y,W.Lai (2011); Mohan N& H.Singh (2011);
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Dữ liệu cần cho nghiên cứu:
Sau khi tìm hiểu, nhóm quyết định lựa chọn 4 nhân tố đại diện cho các nhân tố kinh tế vĩ mô

nói chung để phân tích. Đó là:
• Chỉ số VN – Index: Giá đóng cửa trung bình của mỗi tháng
• Chỉ số IP: Tổng sản phẩm quốc nội mỗi tháng
• Lạm phát: Chỉ số CPI mỗi tháng
• Giá dầu: Giá FOB giao ngay Brent tại châu Âu trung bình mỗi tháng
• Tỷ giá hối đoái: tỷ giá USD/VND trung trung bình mỗi tháng
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
 Đối với nhân tố lạm phát: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price
Index) làm cơ sở tính toán. Tiến hành thu thập chỉ số CPI theo tháng.
Biểu đồ thống kê chỉ số giá tiêu dùng CPI
 Đối với chỉ số VN – Index: Tiến hành thu thập dữ liệu và tính giá đóng cửa
trung bình của mỗi tháng.
Biểu đồ thống kê chỉ số VN - Index
 Đối với IP: Tiến hành thu thập thống kê sản lượng công nghiệp các tháng dựa
vào báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Chính phủ các tháng trong năm, số liệu
thu thập từ năm 2004 đến 2013.
Biểu đò thống kê sản lượng công nghiệp
 Đối với giá dầu: xử lí giá dầu bình quân số học theo tháng
Biểu đồ thể hiện giá dầu
Tỷ giá hối đoái
III. Nghiên cứu trên mô hình hồi quy
Cấu trúc dữ liệu: thời gian
Số quan sát: 120
Độ tin cậy: 5%
Mô hình hồi quy mẫu
Trong đó:
Biến phụ thuộc: VNI
Biến giải thích: CPI, IP, EX, OP
1 2 3 4 5
VNI CPI IP EX OPt u

t t t t t
α α α α α
= + + + + +
3.1. Kiểm định đa cộng tuyến
3.1.1. Tính hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
Correlation VNI CPI EX IP OP
VNI 1,000000
CPI 0,171615 1,000000
EX -0,084870 -0,060374 1,000000
IP 0,093322 -0,053646 0,926500 1,000000
OP 0,193453 0,253576 0,736035 0,795698 1,000000
Thứ nhất là giữa biến phụ thuộc và biến giải thich: qua việc tính toán ta thấy hệ số tương quan
giữa OP và VNI là lớn nhất (bằng 0,193453) cho thấy OP có tác động mạnh mẽ đến VNI
Thứ hai là giữa các biến giải thich với nhau: ta thấy hệ số tương quan giữa EX và IP lớn hơn 0,9
( bằng 0,9265) nên ta nghi ngờ 2 biến này xảy ra đa cộng tuyến.
3.1.2. Mô hình hồi quy phụ giữa EX và IP
Dependent
Variable: EX
Variable
Coefficien
t
Std. Error t-Statistic Prob.
IP 114,1037 4,266205 26,746 0
C 11338,89 258,3294 43,8931 0
R-squared 0,858402 Mean dependent var 17957,6
Adjusted R-
squared
0,857202 S.D. dependent var 2148,96
S,E, of regression 812,0627 Akaike info criterion 16,2536
Sum squared

resid
77814611 Schwarz criterion 16,3
Log likelihood -973,214 Hannan-Quinn criter, 16,2724
F-statistic 7,153,457 Durbin-Watson stat 0,46431
Prob(F-statistic) 0
Ta thây giá trị Prob <10% và R-squared hiệu chỉnh>80% nên 2 biến IP và EX phụ thuộc vào nhau
nên xuất hiện đa cộng tuyến
Tuy nhiên, vì mối quan hệ đa cộng tuyến này không đáng kể và để đảm bảo tính bền vững của mô
hình nên ta không loại bỏ biến nào
3.2. Ước lượng mô hình hồi quy
Bảng ước lượng mô hình hồi quy
Variable Coefficient Std, Error t-Statistic Prob.
OP 1,943022 1,190903 1,631553 0,1055
IP 12,38835 2,997246 4,133245 0,0001
EX -0,119177 0,021161 -5,631966 00000
CPI 21,96493 22,33958 0,983229 0,3276
C 1724,411 248,4928 6,939480 0,0000
R-squared 0,260050 Mean dependent var 477,1296
Adjusted R-squared 0,234313 S,D, dependent var 213,2257
S,E, of regression 186,5801 Akaike info criterion 13,33637
Sum squared resid 4003396 Schwarz criterion 13,45252
Log likelihood -795,1823 Hannan-Quinn criter, 13,38354
F-statistic 10,10397 Durbin-Watson stat 0,426053
Prob(F-statistic) 0,000000
Trong đó:
R
2
hiệu chỉnh = 23,41% có nghĩa là sự thay đổi của các biến vị mô giải thich được 23,41% sự thay
đổi của thị trường chứng khoán.
Mô hình hồi quy có p-value <1% nên ước lượng hồi quy đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy cao

Ngoài ra, ta có :F-statistic=10,1039< F
0,05
(4;115)=2,45 cho thấy mô hình kiểm định là khá hợp lý
Từ bảng trên ta có mô hình hồi quy:
VNI
t
= 1724,411 + 21,96493CPI
t
+ 12,38835IP
t
- 0,119177EX
t
+ 1,943022OP
t
+ u
t
3.3. Kiểm định Wald
Kiểm định Wald để kiểm định ràng buộc tuyến tính các hệ số trong mô hình, xem các hệ số hồi
quy có ý nghĩa không.
Ho: các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0
Từ đó có bảng số liệu sau:
Wald Test:
Equation: HOIQUY
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 10,10397 (4, 115) 0,0000
Chi-square 40,41589 4 0,0000
Null Hypothesis Summary:
Normalized Restriction (= 0) Value Std, Err,
C(1) 1,943022 1,190903
C(2) 12,38835 2,997246

C(3) -0,119177 0,021161
C(4) 21,96493 2,233958
Restrictions are linear in coefficients,
Ta thấy p-value < mức ý nghĩa α = 5%, nên ta bác bỏ giả thiết Ho, tức là các hệ số hồi quy không
đồng thời bằng 0, mô hình hồi quy là có ý nghĩa
IV. Kết quả và thảo luận
4.1 Kết quả ước lượng mô hình
VNI
t
= 1724,411 + 21,96493 CPI
t
+ 12,38835 IP
t
- 0,119177 EX
t
+ 1,943022 OP
t
+ u
t
VNI : chỉ số giá chứng khoán thể hiện cho TTCK
CPI : chỉ số giá tiêu dùng theo tháng, thể hiện cho nhân tố lạm phát
IP :sản lượng công nghiệp thể hiện cho hoạt động kinh tế thực
OP : trung bình giá dầu thô FOB giao ngay mỗi ngày trên thế giới được dùng để thể hiện nhân tố
giá dầu.
EX : tỉ giá USD/VND thể hiện cho nhân tố tỉ giá hối đoái
R
2
điều chỉnh = 23,43% nghĩa là sự thay đổi của các biến kinh tế vĩ mô giải thích được 23,43% sự
biến động của TTCK.
Mô hình hồi quy có p-value < 0,01 ước lượng hồi quy có độ tin cậy cao.

Hiện tượng đa cộng tuyến không đáng kể và để đảm bảo tính hiệu quả (efficiency) và tính bề
vững (consistency) của mô hình hồi quy, không loại bỏ biến số nào của mô hình.
Kiểm định Wald để kiểm định ràng buộc tuyến tính các hệ số trong mô hình, xem các hệ số hồi
quy có nghía không. Kết quả p-value < mức ý nghĩa 5% nên t bác bỏ giả thuyết H
o
, tức là các
hệ số hồi quy không đồng thời bằng 0, mô hình hồi quy là có ý nghĩa.
Tóm lại, kết quả của mô hình hồi quy cho thấy : Khi các nhân tố khác nhân tố khác không đổi, tại
VN:
4.2 EX tương quan âm với VNI
Tỉ giá hối đoái (EX): có tương quan âm với TTCK (-) khi tỉ giá tăng (VND mất giá ) 100
đồng/usd thì chỉ số VN-index sụt giảm 11,91 điểm. Việt Nam thường là quốc gia nhập siêu ,kỹ
thuật khoa học cũng chưa thật sự phát triển nên chủ yếu là nhập máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu từ nước ngoài. USD là ngoại tệ có giá trị mạnh và thông dụng trên thị trường, giá cả của
nhiều loại hàng hóa được căn cứ trên USD để định giá, doanh nghiệp vay vốn hoặc được đầu
tư vốn nước ngoài, người dân có tâm lí nắm giữ USD hoặc có nhu cầu cần USD để đi mua
hàng hóa, dịch vụ (du lịch,giáo dục-du học). Những điều trên ảnh hưởng đến tỉ giá, tỉ giá tăng
VND mất giá tạo tâm lí bất an cho nhà đầu tư. Có thể xem đó là một tín hiệu xấu sẽ đến do đó
TTCK sẽ sụt giảm.
4.3 OP tương quan dương với VNI
Giá dầu thế giới có tương quan dương với TTCK khi giá dầu tăng 1 USD/barrel thì chỉ số VN-
index tăng 1,943 điểm. Theo lí thuyết mối tương quan giữa giá dầu với TTCK có thể dương
hoặc âm, sẽ có mối tương quan thuận (+) giữa giá dầu với giá chứng khoán trong các nước
xuất khẩu dầu mỏ nhưng lại có tương quan nghịch (-) đối với các nước nhập khẩu dầu mỏ. VN
không phải là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ mà lại thể hiện tương quan dương giữa giá dầu
với TTCK là vì thực chất biến động giá xăng dầu khi thể hiện ra thị trường VN chịu nhiều sự
can thiệp từ phía Nhà nước nên tín hiệu phát ra từ nhân tố này đã bị bóp méo.
4.4 CPI tương quan dương với VNI
Khi lạm phát tăng 1% thì chỉ số VN-index tăng 21,963 điểm. Tuy nhiên biến CPI trong mô
hình có ý nghĩa thống kê thấp, không phản ánh chính xác tác động thực sự của nhân tố lạm

phát đến TTCK. Một trong những nguyên nhân là do cách tính chỉ số CPI của VN mang tính
đặc thù dẫn đến biểu hiện bất thường của CPI.
4.5 IP tương quan dương với VNI
Khi sản lượng công nghiệp tăng 1.000 tỉ đồng/tháng thì chỉ số VN-index tăng 12,38835 điểm .
Kết quả này tương tự những nghiên cứu trước và phù hợp với nền kinh tế VN. Khi sản lượng công
nghiệp tăng nền kinh tế công nghiệp tăng trưởng , triển vọng đầu tư khả quan, các doanh nghiệp
có nhiều khả năng kinh doanh sinh lợi cao, do đó thu hút dòng vốn đầu tư vào TTCK. Khi nên
kinh tế tăng trưởng nhu cầu huy động vốn qua kênh TTCK của các doanh nghiệp cũng gia tăng
nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động, lượng hàng hóa chứng khoán trên thị trường cũng hấp
dẫn hơn vì thế, TTCK sẽ tăng trưởng khi nền kinh tế tăng trưởng.
V. Đề xuất chính sách
Trên cơ sở kết quả phân tích ở trên và bài học kinh nghiệm rút ra từ các lý thuyết và nghiên cứu
trên thế giới, bài nghiên cứu đề xuất một số ý kiến cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách
điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô:
5.1 Chính sách tiền tệ phù hợp
Chính sách tiền tệ tại VN tất yếu phải lựa chọn mục tiêu hướng đến cụ thể, phù hợp với đặc
thù phát triển của từng giai đoạn. Dù có lựa chọn mục tiêu nào thì chính sách tiền tệ cần có lộ
trình cụ thể, tránh gây ra những cú sốc tâm lý cho nhà đầu tư, gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự
phát triển của thị trường chứng khoán. Sự suy giảm của TTCK - đến lượt nó - sẽ lại ảnh hưởng
ngược đến dòng vốn vào nền kinh tế, góp phần gây khó khăn cho việc phát huy tác dụng của
các chính sách. Hơn thế nữa, thị trường chứng khoán VN còn non trẻ nên chưa bền vững, dễ
bị sụt giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần
tránh những động thái bất ngờ trong điều hành chính sách.
5.2 Chính sách kinh tế vĩ mô cần hướng đến tạo sự ổn định bền vững cho thị trường chứng
khoán
Thị trường chứng khoán là một thị trường sôi nổi nó phản ánh được những kì vọng sẽ xảy ra
trong nền kinh tế. Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy các nhân tố kinh tế vĩ mô thực sự có
tác động đến thị trường chứng khoán. Do đó, việc ban hành và quản lí các chính sách kinh tế
vĩ mô của Chính Phủ không chỉ hướng đến việc điều hành nền kinh tế mà còn cần phải quan
tâm đến sự phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán.

5.3 Chính sách kinh tế muốn hiệu quả phải dựa trên tập trung phát triển các ngành mũi
nhọn
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á trong số 10 quốc gia Đông Nam Á;
lớn thứ 56 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng
thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Tổng Thu nhập nội
địa GDP năm 2013 là 171,392 tỷ USD. Song nền kinh tế Việt Nam hoạt động còn kém hiệu
quả.
Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế dàn trải theo chiều rộng. Tuy nhiên, chiến
lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất kỳ một chính sách nào cũng đều
có những hạn chế của nó. Phát triển kinh tế theo chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư
cao và dàn trải. Do vậy, để tăng hiệu quả vốn đầu tư cần lựa chọn các ngành mũi nhọn để tập
trung đầu tư phát triển mạnh, thúc đẩy các ngành kinh tế phụ trợ phát triển theo.
5.4 Kết hợp giữa các chính sách dài dài hạn và ngắn hạn
Bên cạnh đó cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển
nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các chính sách vĩ mô ở tầm ngắn hạn (như
kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tái cơ cấu đầu tư công, đánh giá bối
cảnh quốc tế và những tác động tới Việt Nam…).
5.5 Nâng cao tính hiệu quả của thông tin vĩ mô.
TTCK phản ứng rất mạnh trước các thông tin. Trong thực tế, có những nhóm thông tin trùng
khớp, có thông tin mang tính độ trễ nhưng cũng có những thông tin mang tính dự báo. Đối với
các nhà hoạch định chính sách, khi đưa ra những chiến lược ngắn, trung và dài hạn thì thông
tin từ các chiến lược này sẽ được các nhà đầu tư tiếp nhận, phân tích và đánh giá để đưa vào
dự báo giá chứng khoán trên thị trường và xây dựng chiến lược đầu tư . Độ chính xác, minh
bạch và kịp thời của thông tin sẽ có những tác động lên thị trường và hành vi của các nhà đầu tư.
Do đó, việc công bố thông tin cần được thực hiện chuyên nghiệp và được kiểm soát bởi hành lang
pháp lý để tránh tình trạng kinh doanh nội gián, lợi ích nhóm làm bóp méo và rối loạn thị trường.
VI. Kết luận, hạn chế và đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo
6.1 Kết luận
Các nhân tố kinh tế vĩ mô thực sự có ảnh hướng tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Quá trình

nghiên cứu về mối quan hệ này đã giúp nhóm đề ra những đề xuất các ý kiến mới, hữu ích cho
việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô. Đề tài này dựa
trên những nghiên cứu ở các nước trên thế giới
6.2 Hạn chế của đề tài
Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn và một số thông tin không thực sự chính xác nên
không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn.
6.3 Đề xuât cho các nghiên cứu tiếp theo
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài các
yếu tố vĩ mô đã đề cập tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó đưa ra những chính sách toàn
diện để góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Bảng tổng hợp số liệu
Thời gian VNI OP IP CPI EX
01/2004 265,2 31,28 27,70 1,1 15.697
02/2004 261,66 30,86 28,27 3 15.860
03/2004 249,7 33,63 32,01 0,8 15.641
04/2004 244,02 33,59 29,50 0,5 15.680
05/2004 231,23 37,57 30,76 0,9 15.680
06/2004 233,53 35,18 33,19 0,8 15.680
07/2004 277,09 38,22 31,85 0,5 15.847
08/2004 233,53 42,74 32,20 0,6 15.780
09/2004 225,15 43,20 29,51 0,3 15.780
10/2004 228,27 49,78 30,90 0 15.759
11/2004 182,83 43,11 31,10 0,2 15.731
12/2004 259,16 39,60 31,33 0,6 15.766
01/2005 234,16 62,99 35,20 1,1 15.805
02/2005 240,48 45,48 29,26 2,5 15.782
03/2005 245,97 53,10 36,30 0,1 15.811
04/2005 246,21 51,88 37,40 0,6 15.921

05/2005 247,33 48,65 38,40 0,5 15.833
06/2005 249,37 54,35 39,10 0,4 15.835
07/2005 269,69 57,52 39,63 0,4 15.871
08/2005 314,22 63,98 40,66 0,4 15.882
09/2005 311,93 62,91 40,80 0,8 15.964
10/2005 298,96 58,54 42,39 0,4 15.901
11/2005 235,05 55,24 42,18 0,4 15.896
12/2005 243,49 56,86 43,10 0,8 15.909
01/2006 443,65 62,99 37,29 1,2 15.928
02/2006 526,6 60,21 37,85 2,1 15.923
03/2006 457,85 62,06 40,91 -0,5 15.921
04/2006 513,51 70,26 43,07 0,2 15.869
05/2006 572,3 69,78 44,13 0,6 15.997
06/2006 729,2 68,56 43,37 0,4 15.984
07/2006 526,51 73,67 44,26 0,4 15.981
08/2006 308,23 73,23 45,09 0,4 16.040
09/2006 560 61,96 46,20 0,3 16.014
10/2006 480,41 57,81 46,60 0,2 16.059
11/2006 565,37 58,76 46,77 0,6 16.102
12/2006 344,36 62,47 49,39 0,5 16.073
01/2007 1110,99 53,68 46,16 1,1 16.054
02/2007 1044,66 57,56 39,87 2,2 15.981
03/2007 905,39 62,05 45,19 -0,2 16.043
04/2007 1090,93 67,49 47,12 0,5 16.062
05/2007 1004,33 67,21 48,68 0,8 16.066
06/2007 933,24 71,05 50,66 0,9 16.127
07/2007 1086,44 76,93 50,82 0,9 16.100
08/2007 1002,79 70,76 51,69 0,6 16.233
09/2007 1046,35 77,17 49,70 0,5 16.196
10/2007 987,53 82,34 49,65 0,7 16.072

11/2007 943,31 92,41 52,11 1,2 16.065
12/2007 954,72 90,93 55,17 2,9 16.019
01/2008 841,9 92,18 52,95 2,4 15.984
02/2008 753,06 94,99 47,92 3,6 15.927
03/2008 583,81 103,64 56,09 3 15.927
04/2008 531,89 109,07 53,03 2,2 16.111
05/2008 469,74 122,80 55,50 3,9 16.178
06/2008 382,7 132,32 54,95 2,1 16.534
07/2008 449,54 132,72 56,40 1,1 16.796
08/2008 491,49 113,24 58,93 1,6 16.615
09/2008 485,27 97,23 55,72 0,2 16.622
10/2008 383,33 71,58 57,29 -0,2 16.697
11/2008 341,36 52,45 59,92 -0,8 16.926
12/2008 303,39 39,95 63,77 -0,7 17.070
01/2009 308,5 43,44 50,644 0,32 17.484
02/2009 266,91 43,32 58,212 1,17 17.476
03/2009 260,32 46,54 53,219 -0,17 17.555
04/2009 320,21 50,18 55,469 0,35 17.777
05/2009 389,34 57,30 56,566 0,44 17.776
06/2009 470,47 68,61 58,382 0,55 17.791
07/2009 439,77 64,44 59,072 0,52 17.815
08/2009 505,52 72,51 61,05 0,24 17.791
09/2009 559,63 67,65 63,296 0,62 17.832
10/2009 591,49 72,77 63,772 0,37 17.869
11/2009 535,57 76,66 64,411 0,55 18.008
12/2009 475,7 74,46 66,045 1,38 18.493
01/2010 501,76 76,17 62,791 1,36 18.455
02/2010 495,46 73,75 57,46 1,96 18.709
03/2010 513,3 78,83 59,692 0,75 18.961
04/2010 521,25 84,82 62,666 0,14 18.966

05/2010 515,06 75,95 64,741 0,27 19.005
06/2010 507,66 74,76 66,15 0,22 18.997
07/2010 501,31 75,58 68,52 0,06 19.116
08/2010 458,67 77,04 69,51 0,23 19.243
09/2010 454,47 77,84 70,76 1,31 19.466
10/2010 453,32 82,66 72,10 1,05 19.537
11/2010 441,2 85,27 71,343 1,86 19.536
12/2010 474,37 91,45 75,269 1,98 19.443
01/2011 494,72 96,52 73,745 1,74 19.488
02/2011 497,09 103,72 59,649 2,09 20.306
03/2011 466,05 114,64 68,418 2,17 20.798
04/2011 462,28 123,26 71,63 3,32 20.868
05/2011 448,01 114,99 74,04 2,21 20.641
06/2011 439,15 113,83 75,33 1,09 20.565
07/2011 417,7 116,97 75,10 1,17 20.544
08/2011 398,2 110,22 72,50 0,93 20.770
09/2011 447,92 112,83 79,25 0,82 20.790
10/2011 414,14 109,55 75,92 0,36 20.889
11/2011 393,63 110,77 77,12 0,39 21.008
12/2011 368,51 107,87 80,91 0,53 20.986
01/2012 356,81 110,69 71,98 1 21.034
02/2012 408,5 119,33 72,83 1,37 20.845
03/2012 441,15 125,45 72,87 0,16 20.785
04/2012 461,05 119,75 77,00 0,05 20.805
05/2012 455,78 110,34 79,07 0,18 20.879
06/2012 426,99 95,16 81,35 -0,26 20.920
07/2012 455 102,62 79,68 -0,29 20.853
08/2012 414,56 113,36 75,69 0,63 20.866
09/2012 393,95 112,86 86,94 2,2 20.823
10/2012 393,33 111,71 80,24 0,85 20.821

11/2012 382,21 109,06 83,37 0,47 20.775
12/2012 394,01 109,49 84,88 0,27 20.828
01/2013 454,5 112,96 87,16 1,25 20.900
02/2013 482,62 116,05 65,48 1,32 20.862
03/2013 480,09 108,47 77,09 -0,19 20.945
04/2013 490,24 102,25 81,32 0,02 20.887
05/2013 495,14 102,56 84,21 -0,06 20.988
06/2013 504,2 102,92 86,64 0,05 21.052
07/2013 491,57 107,93 85,26 0,27 21.148
08/2013 494,78 111,28 79,93 0,83 21.103
09/2013 478,39 111,60 92,07 1,06 21.066
10/2013 498,1 109,06 84,98 0,49 21.078
11/2013 502,6 107,79 88,12 0,34 21.085
12/2013 506,94 110,76 90,82 0,51 21.198

×