Tải bản đầy đủ (.pdf) (297 trang)

Đổi mới cơ chế thu hút, tuyển chọn và đổi mới chế độ, chính sách đổi mới cán bộ thuộc ngành Tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 297 trang )

BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
______________






ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ THU HÚT, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỔI
MỚI CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ THUỘC
NGÀNH TƯ PHÁP










8228

HÀ NỘI - 2010



MỤC LỤC



PHẦN THỨ NHẤT: SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4
I. Chủ trương, chính sách của Đảng về thu hút, tuyển chọn và đổi mới chế độ,
chính sách đối với cán bộ nói chung và cán bộ Ngành Tư pháp 4
II. Sự tăng cường, mở rộng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngành Tư
pháp trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n
ước 5
III. Tính chất đặc thù công việc của Ngành Tư pháp 8
2. Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 9
3. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một số chức danh tư pháp 9
IV. Thực trạng đội ngũ cán bộ Ngành Tư pháp 11
1. Những kết quả đạt được 11
2. Một số tồn tại, hạn chế, bất cập 12
V. Thực trạng thực hiện chính sách thu hút, tuyển chọn và chế độ, chính sách
đối với cán bộ Ngành Tư pháp 14
1. Về thu hút, tuyển chọn cán bộ: 14
2. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ 21
PHẦN THỨ HAI: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI
PHÁP 27
1. Quan điểm chỉ đạo 27
2. Mục tiêu 27
II. Nhiệm vụ, giải pháp 28
1. Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu ngạch và tiêu chuẩn chức danh công chức,
viên chức Ngành Tư pháp 29
2. Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu công chức, viên chức trong các cơ quan,
đơn vị Ngành Tư pháp 30
3. Đổi mới hình thức tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ 31
4. Đổi mới một số mặt của công tác cán bộ 33
5. Tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương và các đãi ngộ khác đối
với cán bộ 36

6. Xây dựng và thực hiện chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức 38
7. Xây dựng và thực hiện chế độ chính sách, chế độ đặc thù đối với cán bộ
Ngành Tư pháp 39
8. Về một số chế độ, định mức đặc thù trong hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ
của ngành Tư pháp 39
9. Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của cán bộ 39
PHẦN THỨ BA: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 40


2

I. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp 40
II. Trách nhiệm của Bộ Nội Vụ 40
III. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 41

HỆ CHUYÊN ĐỀ TRUNG ƯƠNG:
Chuyên Đề 1: Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội đối với công chức,
viên chức - Thực trạng và phương hướng cải cách đến năm 2010, 2015 và 2020
(Nguyễn Quang Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương- Bộ Nội vụ)………… 61
Chuyên đề 2: Đổi mới cơ chế tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán bộ, công
chức - Cơ sở lý luận, thực trạ
ng và các giải pháp (Ts. Hoàng Mai - Giảng Viên
Học viện Chính trị, Hành chính quốc gia)…………………………… … 76
Chuyên đề 3: Cơ chế thu hút, tuyển chọn và thực hiện chế độ chính sách đối
với cán bộ, công chức thi hành án dân sự (PGS. TS. Nguyễn Văn Luyện - Phó
Tổng Cục trưởng - Tổng Cục Thi hành án dân sự)…………………………… 111
Chuyên đề 4: Đổi mới cơ chế thu hút, tuyển chọn và thực hiện chế độ chính
sách đối với trợ giúp viên pháp lý (TS. Tạ Thị
Minh Lý - Cục Trưởng Cục Trợ

giúp pháp lý, Vũ Hồng Tuyến - Cục Trợ giúp pháp lý)……………………… 131
Chuyên đề 5: Thực trạng, phương hướng và giải pháp xây dựng, phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức Ngành Tư pháp trong giai đoạn hiện nay (Ths. Nguyễn
Ngọc Vũ - Vụ Tổ chức cán bộ)…………………………………………………… 146
Chuyên đề 6: Thực trạng xây dựng và thực hiện cơ chế thu hút đối với cán bộ
làm việc trong các cơ quan, đơ
n vị thuộc Bộ Tư pháp (Ths. Vũ Hoài Nam - Nhà
Xuất bản Tư pháp……………………… 162
HỆ CHUYÊN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
Chuyên đề 7: Thực trạng và giải pháp thực hiện công tác tuyển chọn, quản lý,
sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức làm việc tại
các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (Huỳnh Chiêu - Giám đốc Sở Tư
pháp tỉnh Bạc Liêu)……………………………………………………………… 182
Chuyên đề 8: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thực hiện công tác tuyển
chọn, quản lý, sử dụng cán bộ tại cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
(Cao Xuân Bé - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang)……………………….196


3

Chuyên đề 9: Công tác tuyển chọn, quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính
sách đối với công chức Thi hành án dân sự tại TP. Hồ Chí Minh thực trạng và
giải pháp (Nguyễn Văn Lực - Cục Trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí
Minh)………………………………………………………………………………… 212
Chuyên đề 10: Thực trạng công tác tuyển chọn, quản lý, sử dụng và thực hiện
chế độ chính sách đối với công chức làm việc tại c
ơ quan Thi hành án dân sự trên
địa bàn tỉnh Lai Châu (Nguyễn Văn Chiến - Cục Trưởng Cục Thi hành án dân sự
tỉnh Lai Châu)…………………………………………… 239


CÁC PHỤ LỤC
1. Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học 259
2. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp (giai đoạn 2007-
2010) 285
3. Đội ngũ công chức các cơ quan Thi hành án dân sự năm 2010 286
4. Tổng hợp tình hình đội ngũ công chức, viên chức Sở Tư
pháp (tính đến tháng
5/2010) 288
5. Đội ngũ công chức Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(tính đến tháng 5/2010) 290
6. Thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn (tính
đến tháng 5/2010) 292
7. Kinh nghiệm thực hiện một số nội dung về chế độ thu hút, tuyển chọn và chế
độ chính sách đối với cán bộ, công chức của mộ
t số nước trên thế giới 294






4

PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Chủ trương, chính sách của Đảng về thu hút, tuyển chọn và đổi
mới chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung và cán bộ Ngành Tư pháp
Thực tiễn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng
như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay đã kh

ẳng định cán bộ
luôn là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. Đặc biệt,
trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở
cửa hội nhập toàn diện, sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, t
ừng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội nhưng không có tiền lệ, đòi hỏi sự nỗ lực và sáng tạo rất lớn nên đội ngũ cán
bộ càng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước luôn chú trọng đổi mới trong công tác cán bộ, từ đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách tới công tác tuyển
chọn, bố trí, s
ử dụng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có năng lực, chủ động, năng động, sáng tạo, nhạy bén với
sự thay đổi, phong cách làm việc chuyên nghiệp, có tri thức; không chỉ nắm
vững, tiếp thu những kiến thức, thành tựu và kinh nghiệm của các nước tiên tiến
mà còn phải chủ động, sáng tạo xử lý, giải quyết những vấn đề mớ
i phát sinh
của đời sống xã hội và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam. Đặc biệt,
bên cạnh các chính sách chung đối với cán bộ, Đảng ta cũng luôn quan tâm phát
hiện, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng người “hiền tài”, coi đó là “nguyên khí
quốc gia”. Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 Khoá IX đã xác định “Hoàn thiện
hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụ
ng nhân tài,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng xác định “Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển
và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không
phân biệt người trong Đảng hay người ngoài Đảng”. Trong việc đổi mới chế độ,
chính sách đối với cán bộ, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 9 Khoá X
đã

chỉ rõ “Cải cách hệ thống chính sách, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, công
bằng trong thực hiện chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa
phương, các đối tượng cán bộ; gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công
tác cán bộ, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khích cán bộ công
tác ở địa bàn khó khăn, ở cơ sở; cải cách cơ bản chế độ ti
ền lương, tiền tệ hoá
tiền lương và các chế độ theo lương; ban hành chính sách về nhà ở, nhà công vụ
đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang”.


5

Đối với ngành Tư pháp, trong những năm qua, cùng với việc ban hành
nhiều chủ trương, đường lối, chính sách về xây dựng, củng cố nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành những
chủ trương, chính sách về cải cách pháp luật và tư pháp như: Nghị quyết 08-
NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Đặc
biệt, ngày 02 tháng 6 năm 2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-
NQ/TW về "chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", trong đó Nghị quyết đã
xác định mụ
c tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,
nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”. Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
trên, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định một trong những giải pháp cơ bản,
có ý nghĩa quyết định, đó là: “Có cơ chế thu hút, tuyển chọn nhữ
ng người có
tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp. Mở rộng nguồn để

bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư
pháp mà còn là các luật gia, luật sư. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để
chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp Có chế độ, chính sách tiền
lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp ”.
II. Sự tăng cường, mở rộng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
ngành Tư pháp trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước
Thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo từ Đại hội VI đến nay, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ
bả
n trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, quá trình
phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị,
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCH đã và đang tác động mạnh mẽ, sâu rộng
đến mọi lĩnh vực của đờ
i sống kinh tế - xã hội trong đó đã đặt ra những yêu cầu
và nhiệm vụ mới đối với lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Trong bối cảnh đó, Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chi
ến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định những quan điểm, chủ trương,
chính sách cơ bản, làm nền tảng cho quá trình đẩy mạnh cải cách sâu rộng về
pháp luật và tư pháp ở nước ta. Quán triệt thực hiện các nghị quyết của Đảng,
trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng quá trình cải
cách pháp luật và tư pháp đã đi vào cuộc sống, t
ạo ra sự chuyển biến về nhận


6


thức, tư tưởng và hành động cụ thể, tác động trực tiếp vào quá trình đổi mới về
tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp và pháp luật.
Đối với ngành Tư pháp, quán triệt và thể chế hoá những quan điểm trên,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức
và hoạt động của ngành Tư pháp, cụ thể
như: Luật Công chứng (2006), Luật
Trợ giúp pháp lý (2006), Luật Tương trợ tư pháp (2007), Luật Luật sư (2006),
Luật Thi hành án dân sự (2008), Luật Quốc tịch (2008), Nghị định
158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ
tịch, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký . Đồ
ng
thời, thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập khu vực và quốc tế, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp,
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã và đang đặt ra cho ngành Tư pháp
những yêu cầu và nhiệm vụ mới với khối lượng công việc ngày càng lớn, với
tính chất ngày càng phức tạp, đ
òi hỏi cao về tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Để kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của ngành
Tư pháp ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Ngh
ị định số 93/2008/NĐ-CP) thay thế
Nghị định số 62/2003/NĐ-CP. Đối với cơ quan tư pháp địa phương: Căn cứ
Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức
các quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung khoản 2 Điều 8 Nghị định số
13/2008/NĐ-CP và Nghị định số

14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong đó
xác định cụ thể vị trí và chức năng của Sở Tư pháp cấp tỉnh và Phòng Tư pháp
cấp huyện và các quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan, Bộ
Tư pháp và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-
BNV ngày 28/4/2009 hướng d
ẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã (sau
đây gọi là Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV) thay thế Thông tư
liên tịch số 04/2005/TTLB/TP-NV. Theo đó, ngoài các chức năng, nhiệm vụ
mang tính truyền thống, kế thừa các văn bản pháp luật nêu trên còn bổ
sung,
tăng cường nhiều chức năng và nhiệm vụ, kiện toàn, thành lập một số tổ chức
mới trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương,
cụ thể là:


7

- Bộ Tư pháp được bổ sung, tăng cường chức năng và các nhiệm vụ quản
lý nhà nước về: theo dõi thi hành pháp luật; xây dựng pháp luật; hướng dẫn
nghiệp vụ công tác pháp chế bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước và
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tương trợ tư pháp; bán đấu giá tài sản; nuôi
con nuôi; đồng thời, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được sắp xếp, ki
ện toàn lại
cho phù hợp với công việc được giao đảm nhiệm, trong đó các đơn vị giúp Bộ
trưởng thực hiện quản lý nhà nước là 20 đơn vị (tăng 4 đơn vị so với Nghị định
số 62/2003/NĐ-CP), các đơn vị sự nghiệp là 08 đơn vị (tăng 02 đơn vị so với
Nghị định số 62/2003/NĐ-CP).

- Sở Tư pháp được bổ sung, tăng cường chứ
c năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nước về: Thi hành pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý,
bán đấu giá tài sản; đồng thời, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp cũng tăng trung
bình từ 1-2 đơn vị cấp phòng. Phòng Tư pháp và Tư pháp cấp xã được bổ sung,
tăng cường các nhiệm vụ quản lý nhà nước về: thi hành pháp luật, đăng ký và
quản lý hộ tịch, chứng thực.
Ngoài ra, t
ừ khi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
01/2009/TTLT-BTP-BNV được ban hành đến nay, trong lĩnh vực tư pháp, Nhà
nước tiếp tục ban hành các văn bản có giá trị pháp lý cao như Luật Lý lịch tư
pháp (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (2009). Theo đó,
ngành Tư pháp tiếp tục được giao thêm chức năng và nhiệm vụ mới về quản lý
nhà nước trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, xây dựng cơ s
ở dữ liệu lý lịch tư pháp
quốc gia tại Bộ Tư pháp và tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thống
nhất quản lý về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Bên cạnh đó, theo lộ trình thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 và ti
ếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh
thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khoá X, ngành Tư pháp sẽ còn
được giao đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ mới như:
- Giúp Chính phủ, UBND các cấp thống nhất quản lý công tác thi hành
án, trong đó có quản lý và tổ chức thi hành án hình sự
1
, hành chính;
- Tiếp tục quản lý toàn diện, chuyên sâu về xây dựng và thi hành pháp
luật
2

, hộ tịch, phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải, chứng thực
3


1
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã
xác định “chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi
hành án cho Bộ Tư pháp” (bao gồm thi hành án hình sự, dân sự và hành chính).
2
Bộ Tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự án Pháp lệnh Pháp điển hoá văn bản quy phạm
pháp luật để Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Tư pháp cũng đã được Chính phủ giao nhiệm vụ
xây dựng dự thảo Nghị định về công tác thi hành pháp luật.
3
Hiện nay Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng Luật Hộ tịch, Luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải;
sửa đổi Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.


8

Như vậy, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của công tác tư pháp đã, đang và sẽ
tiếp tục được tăng cường, mở rộng với phạm vi và đối tượng quản lý rộng lớn,
tác động trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền và lợi
ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do đó, đòi hỏi độ
i ngũ cán bộ ngành Tư
pháp không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt mà còn
phải đủ về số lượng với cơ cấu hợp lý, có năng lực và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp không ngừng nâng cao, đủ sức hoàn thành tốt
các nhiệm vụ trước mắt cũng như các nhiệm vụ lâu dài trong chiến lược phát
triển của ngành Tư
pháp, đáp ứng nhu cầu về pháp luật và tư pháp ngày càng

tăng của xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
III. Tính chất đặc thù công việc của ngành Tư pháp
1. Trong hoạt động xây dựng pháp luật:
Xây dựng pháp luật là hoạt động cơ bản của nhà nước, là kết tinh của quá
trình thể ch
ế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, là cả
một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, khảo nghiệm hiện thực xã hội, tổng kết thực
tiễn, kế thừa kinh nghiệm, bài học lịch sử, nắm bắt các qui luật vận động của tự
nhiên và xã hội nhằm mục tiêu thúc đẩy xã hội phát triển, vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó, trong công tác xây dựng
pháp luật,
để thể chế hoá đầy đủ, toàn diện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao đòi hỏi
người làm công tác xây dựng pháp luật, phải nghiên cứu phân tích chủ trương,
chính sách, nhìn nhận sự vật, hiện tượng xã hội trong sự vận động, tác động lẫn
nhau và phát triển không ngừng, với những yêu cầu chuyên biệt, không chỉ trong
lĩnh vực chuyên ngành mà cả trong các l
ĩnh vực khác của đời sống xã hội nhưng
đặc biệt là phải nhìn nhận dưới lăng kính pháp luật, bằng các phạm trù, chế định
pháp luật, thông qua đặc trưng của cấu trúc pháp luật với tính cách là một loại
đơn vị do lường, một khuôn thước làm chuẩn mực cho hành vi, cách ứng xử của
con người, qua đó tạo hành lang pháp lý, khuôn viên, không gian pháp luật cho
hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đ
ó xây dựng pháp
luật đòi hỏi tuân thủ quy trình, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ, từ xây dựng chương
trình, xây dựng dự thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra đến ban hành văn bản;
đồng thời, trong các giai đoạn này, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cơ
quan đơn vị, tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các tổ chức ngoài nhà nước, các
chuyên gia, nhà khoa học nhằm nâng cao chất l

ượng, đảm bảo dân chủ, khách
quan, minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật, đáp ứng đòi hỏi của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.




9

2. Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Trong những năm qua, trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế, các cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền từ Trung ương tới địa phương đã ban hành rất nhiều văn
bản quy phạm pháp luật. Đây là việc làm cần thiết trong bối c
ảnh nền kinh tế
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình soạn
thảo, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, có không ít các văn
bản được ban hành chưa đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền hoặc tuy được ban
hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền nhưng ngay từ khi
được ban hành hoặc
qua một thời gian thực hiện đã bộc lộ bất cập, không phù hợp với thực tiễn.
Những văn bản này đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà
nước, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; phá vỡ
tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của hệ thống pháp luật. Do đ
ó, việc kiểm
tra, xử lý văn bản là một nhiệm vụ tất yếu, xuất phát từ chính yêu cầu xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, phục vụ trực tiếp yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân,
phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, chủ động hội nhập quốc tế trong giai

đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc kiểm tra và xử lý v
ăn bản quy phạm pháp luật
không hề đơn giản mà rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người thực hiện phải có
chuyên môn, nghiệp vụ cao, không chỉ nắm vững các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực được kiểm tra mà còn phải am hiểu pháp luật thuộc các chuyên
ngành khác có liên quan, thậm chí là cả hệ thống pháp luật; đồng thời, phải hiểu
biết sâu về lĩnh vực mà văn bản quy ph
ạm pháp luật điều chỉnh cũng như có
kiến thức xã hội rộng để phân tích, tìm hiểu, đối chiếu các quy phạm pháp luật
để từ đó tìm ra các quy định mâu thuẫn, chồng chéo thậm chí trái với quy định
có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc không còn phù hợp với thực tiễn để kiến nghị
cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn
bản quy phạ
m pháp luật để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất
của hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một số chức danh tư pháp
Theo quy định hiện hành của pháp luật, hoạt động của các chức danh tư
pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp (chấp hành viên, thẩm tra viên thi
hành án dân sự; trợ giúp viên pháp lý; công chứng viên và giám định viên tư
pháp), ngoài những đặc điểm chung giống như lao động của các cán bộ, công
chức và người lao động bình thường, còn có những đặc thù, khác biệt xuất phát
từ những yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn; tính phức tạp, khó khăn


10

của công việc; trách nhiệm đối với công việc cũng như hệ quả phát sinh từ công
việc do mình giải quyết, bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
- Lao động của các chức danh Tư pháp là lao động trí óc, phải tuân thủ

đầy đủ, chặt chẽ các trình tự, thủ tục theo quy định; đồng thời, luôn được đặt
dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của các cơ quan có th
ẩm quyền, của
người dân. Đặc trưng này đòi hỏi công chức, viên chức làm việc ở các vị trí này
phải được đào tạo cơ bản, có lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm công tác, phải
thường xuyên học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phải
tận tâm, tận lực với ngành Tư pháp.
Theo quy định hiện hành, để được bổ nhiệm vào một chức danh tư pháp,
cá nhân phải có trình độ đạ
i học trở lên (đối với các ngạch chấp hành viên, thẩm
tra viên; công chứng viên và trợ giúp viên là từ cử nhân luật trở lên, có trình độ
đại học trở lên đối với các chức danh tư pháp khác); đã được đào tạo, bồi dưỡng
về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với từng chức danh; có thời gian công tác
trong lĩnh vực chuyên môn nhất định tuỳ từng chức danh tư pháp (bốn năm đối
với chấp hành viên c
ấp huyện, 10 năm đối với chấp hành viên cấp tỉnh; năm
năm đối với công chứng viên; đã qua thực tế hoạt động chuyên môn của chuyên
ngành liên tục từ 5 năm trở lên đối với giám định viên pháp y và giám định viên
pháp y tâm thần; có thời gian giúp việc giám định viên từ 5 năm trở lên đối với
giám định viên kỹ thuật hình sự và pháp y công an nhân dân, ); tiếp sau đó, họ
phải qua thời gian tập sự (đố
i với công chứng viên), phải được tuyển chọn bởi
hội đồng tuyển chọn chấp hành viên trước khi được cấp có thẩm quyền bổ
nhiệm (đối với chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên sơ cấp, công chứng
viên là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đối với trợ giúp viên pháp lý là chủ tịch UBND
cấp tỉnh ). Ngoài ra, tuỳ từng chức danh tư pháp, còn phải có các điều kiện
khác như phả
i có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, trung thành với
Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Công việc của các chức danh tư pháp luôn đòi hỏi tính trách nhiệm cao

do công việc mà họ giải quyết luôn có nhiều khó khăn, phức tạp, liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nếu để sảy ra sai sót thì
hậu quả thường khó khắc phục, do vậy đòi hỏ
i một số chức danh tư pháp phải
công bằng, vô tư, khách quan. Để đạt được yêu cầu khắt khe đó, các chức danh
tư pháp phải luôn luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, phải nghiêm khắc với
mình. Nói một cách khái quát, đặc thù này đòi hỏi các chức danh tư pháp phải
có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tận tâm với nền
công lý vì lợi ích của con người. Đây là đặ
c điểm nổi bật nhất về tính đặc thù
trong lao động của các chức danh tư pháp.
- Lao động của các chức danh tư pháp là lao động đòi hỏi phải phục tùng
nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cũng như phải chịu trách nhiệm cá


11

nhân trước pháp luật. Muốn vậy, các chức danh tư pháp phải có bản lĩnh, dũng
cảm đấu tranh với mọi sự can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của mình vì
công lý. Đây là một yêu cầu nghề nghiệp rất cao.
IV. Thực trạng đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp
1. Những kết quả đạt được
Trong hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Tư pháp Việt
Nam, đội ng
ũ cán bộ ngành Tư pháp bao gồm cán bộ, công chức, viên chức làm
việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp và cơ
quan thi hành án dân sự địa phương (Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban Tư
pháp xã, phường, thị trấn (công chức Tư pháp - Hộ tịch) và các cơ quan thi hành
án dân sự cấp tỉnh, cấp huy

ện) đã không ngừng được củng cố, kiện toàn và ngày
càng lớn mạnh, là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Bộ,
ngành và địa phương, đồng thời bảo đảm sự thống nhất quản lý công tác tư pháp
từ Trung ương đến cơ sở.
1.1. Về số lượng: Đội ngũ cán bộ được kiện toàn, tăng cường về số
l
ượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, toàn Ngành có trên 26 nghìn cán bộ, công chức, viên chức (sau
đây gọi chung là cán bộ) làm việc tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp,
Tư pháp cấp xã và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Bộ Tư pháp có
1299 cán bộ, tăng 17,76% so với năm 2007 (xem Phụ lục 1). Sở Tư pháp có
3918 cán bộ, tăng trên 15% so với năm 2007. Phòng Tư pháp có 2811 cán bộ,
tăng trên 7% so với năm 2007 và t
ăng 12% so với năm 2005, trong đó Phòng
Tư pháp có số lượng công chức lớn nhất là 11 công chức (Phòng Tư pháp thành
phố Hội An, Phòng Tư pháp Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh - xem phụ lục 4).
Tư pháp cấp xã có 12797 công chức/11.078 cấp xã (trung bình mỗi xã có 1,15
công chức, trong đó 1872/11.078 cấp xã có 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch,
chiếm 14,64%) và 1.286 người làm theo chế độ hợp đồng lao động, bằng
10,05% tổng số cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã (nế
u tính cả số công chức Tư
pháp - Hộ tịch và số cán bộ hợp đồng thì bình quân mỗi xã có 1,27 cán bộ, tăng
15,4 % so với năm 2007 và tăng 23,3 % so với năm 2005)
4
. Các cơ quan thi
hành án dân sự địa phương có 8018 công chức, trong đó các Cục Thi hành án
dân sự cấp tỉnh có 1449 công chức, các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện
có 6.569 công chức. Ngoài ra ngành Tư pháp còn quản lý hơn 2600 giám định
viên tư pháp, trong đó có trên 400 giám định viên chuyên trách. Bên cạnh đội
ngũ cán bộ, công chức đang trực tiếp làm việc trong các cơ quan trong ngành


4
Số liệu tính đến ngày 31/5/2010 theo Báo cáo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Thông tư liên tịch số
01/2009/TTLT-BTP-BNV.


12

Tư pháp, hiện có hàng ngàn công chứng viên và người làm tư vấn pháp luật làm
việc trong các văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, công ty luật, trung tâm
tư vấn pháp luật trong cả nước. Đội ngũ cán bộ này là nhân tố quyết định việc
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Bộ và địa phương, đồng thời bảo đảm sự
thống nhất quản lý công tác tư pháp từ trung
ương đến cơ sở, góp phần xứng
đáng vào các thành tựu chung của cả nước và của địa phương trong từng thời
kỳ.
1.2. Về chất lượng: Chất lượng dội ngũ cán bộ ngành Tư pháp ngày càng
được nâng cao. Hiện nay, trong 1299 cán bộ của Bộ Tư pháp có 02 giáo sư
(tăng 100% so với năm 2007), 19 phó giáo sư (tăng 73% so với năm 2007, 130
tiến sỹ (tăng 27% so với năm 2007), 249 thạc sĩ, 678 cử
nhân và 151 cao đẳng,
trung cấp và trình độ khác (xem phụ lục 1). Sở Tư pháp có 73,83 % công chức
có trình độ từ cử nhân luật trở lên, trong đó có 05 tiến sỹ, 93 thạc sỹ và 2796 cử
nhân. Phòng Tư pháp có 74% công chức có trình độ cử nhân luật trở lên, trong
đó có 10 thạc sỹ, 2076 cử nhân. Tư pháp cấp xã có trên 74,71 % công chức Tư
pháp - Hộ tịch có trình độ trung học luật trở lên (trình độ đại học, cao đẳng đạt
20,47%, trình độ trung cấp đạt 54,24%), 15,54% công chứ
c Tư pháp - Hộ tịch
có trình độ từ trung cấp khác trở lên, 91,33% công chức Tư pháp - Hộ tịch có
trình độ trung học phổ thông. Cơ quan thi hành án dân sự địa phương có trên

76% công chức có trình độ cử nhân luật trở lên, trong đó có 04 tiến sỹ, 52 thạc
sỹ và 6124 cử nhân (xem phụ lục 2).
Trình độ nghiệp vụ, kỹ năng hành chính và kỹ năng nghề nghiệp của cán
bộ trong ngành được nâng lên, từng bước đáp ứng v
ới yêu cầu, đòi hỏi ngày
càng cao của nhiệm vụ công tác tư pháp trong tình hình mới. Tại Bộ Tư pháp,
tổng số chuyên viên cao cấp và tương tương, chuyên viên chính và tương đương
chiếm 24,2% tổng số cán bộ, trong đó có 34 chuyên viên cao cấp và tương
đương (tăng 100% so với năm 2007), 263 chuyên viên chính và tương đương
(tăng 12,9% so với năm 2007). Các Sở Tư pháp có tổng số chuyên viên cao cấp
và tương đương, chuyên viên chính và tương đương chiếm 10% tổng số cán bộ,
trong đó có 28 chuyên viên cao cấp và tương đương (tăng 60% so với năm
2005), 355 chuyên viên chính và tương đương. Ngoài ra, trình độ lý luận chính
trị, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp cũng đã được cải
thiện, nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Một số tồn tại, hạn chế, bất cập
Trước yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp
luật, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và hội nhập quốc tế thì đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp còn nhiều hạn chế,
bất cập.


13

2.1. Về số lượng: Mặc dù đã được quan tâm kiện toàn, bổ sung biên chế
cho Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp và thi hành án dân sự địa phương, tuy
nhiên, số lượng cán bộ trong ngành Tư pháp còn thiếu, chưa tương xứng và
chưa đáp ứng được yêu cầu về nhiệm vụ, khối lượng và tiến độ công việc ngày
càng tăng cao.

Thực tiễn trong thời gian qua, Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp
địa
phương được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới, nhiều nhiệm vụ được tăng cường,
mở rộng như: quản lý nhà nước về thi hành pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp, lý lịch tư pháp, trách nhiệm bồi thường của nhà nước, bán đấu giá tài
sản, phân cấp quản lý lĩnh vực hộ tịch và chứng thực cho cấp huyện và cấp
xã Trong khi đó, việc bổ sung biên chế chưa
đáp ứng và chưa tương xứng với
khối lượng và công việc được giao, cụ thể là: Bộ Tư pháp, trong 03 năm 2008,
2009 và 2010 chỉ được giao bổ sung 51 biên chế (năm 2008 10 biên chế, năm
2009 30 biên chế, năm 2010 11 biên chế) công chức; các cơ quan tư pháp địa
phương, tính đến 31/5/2010
5
, mỗi Sở Tư pháp có trung bình 29 công chức, mặc
dù tăng 3,5 công chức so với năm 2007 nhưng theo báo cáo của các địa phương
thì đây là do số biên chế thực hiện tăng lên trong khi biên chế được phân bổ mới
hầu như không tăng; Phòng Tư pháp có trung bình 04 công chức/phòng, chỉ
tăng 7% so với năm 2007
6
; Tư pháp cấp xã đã được bổ sung, tăng cường về số
lượng (xem mục 1.1), đặc biệt, do thực hiện đẩy mạnh phân cấp quản lý các lĩnh
vực tư pháp cho địa phương và cơ sở đã dẫn đến nhiệm vụ và khối lượng công
việc của Tư pháp cấp xã tăng cao, nhất là trong các lĩnh vực hộ tịch và chứng
thực (Trong lĩnh vực hộ t
ịch, trước khi có Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, bình
quân mỗi công chức thực hiện 19 việc/tháng, trong khi đó tại thời điểm năm
2007 và quý 1 năm 2008 thì bình quân trong 01 tháng, một công chức Tư pháp
phải thực hiện 39 việc, tăng 100%. Trong lĩnh vực chứng thực, trước khi được
chuyển giao nhiệm vụ chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, bình
quân công chức chỉ phải thực hiện 45 việc/tháng, trong khi đó, sau khi

được
chuyển giao, bình quân trong 01 tháng, một công chức phải thực hiện 317 việc,
tăng gấp 7 lần)
7
. Do đó, đa số các cơ quan trong ngành (Bộ Tư pháp, Sở Tư
pháp, Phòng Tư pháp, Tư pháp cấp xã và các cơ quan thi hành án dân sự địa
phương) đều trong tình trạng quá tải về công việc, dẫn đến việc thực hiện các
nhiệm vụ quản lý một số lĩnh vực công tác tư pháp chưa đầy đủ, chưa sâu, hiệu
quả chưa cao, đặc biệt là Phòng Tư pháp cấp huyện và Tư pháp cấp xã.

5
Thời điểm các địa phương báo cáo tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV.
6
có 03 cấp huyện mới chỉ bố trí được 01 công chức (Huyện Pác Nặm - Bắc Kạn, H. Khánh Sơn - Khánh Hòa,
H. Yên Sơn - Tuyên Quang), 48 cấp huyện bố trí được 02 công chức, 210 Phòng Tư pháp có 03 công chức
(chiếm 30%)
7
Có 9241 cấp xã mới chí có một công chức Tư pháp - Hộ Tịch, hơn một trăm cấp xã chưa có công chức Tư
pháp - Hộ tịch chuyên trách mà mới chỉ bố trí được cán bộ hợp đồng hoặc công chức chức dang khác kiêm
nhiệm công tác tư pháp.



14

2.2. Cơ cấu cán bộ còn chưa hợp lý, đặc biệt là cơ cấu ngạch công chức
chưa phù hợp đặc điểm, tính chất của từng vị trí công việc, còn tồn tại trên thực
tế tình trạng chưa phù hợp giữa chức trách theo quy định của từng ngạch công
chức với công việc thực tế của cán bộ được giao đảm nhiệm. Bộ Tư pháp là c
ơ

quan của Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước trên 26 lĩnh vực bằng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách nhưng số lượng chuyên
viên cao cấp và tương đương còn quá thấp, chỉ có 34 người/1229 cán bộ, chiếm
2,76%; chuyên viên chính và tương đương chỉ có 263 người, chiếm 21,4%. Các
Sở Tư pháp chỉ có 28 chuyên viên cao cấp và tương đương/3918 cán bộ, công
chức, viên chức, chiếm 0,71%; chuyên viên chính và tương đương cũng chỉ

355 người, chiếm 9%, so với năm 2007 tuy có tăng 20 người nhưng về tỉ lệ thì
lại giảm 2%.
Cơ cấu cán bộ về ngành nghề chưa phù hợp, do lĩnh vực pháp luật và tư
pháp, ngoài kiến thức về pháp luật còn đòi hỏi hiểu biết, nắm vững kiến thức
thuộc các chuyên ngành khác, nhưng trong thời gian qua, ngành Tư pháp mới
chỉ chủ yếu tuyển dụng cán bộ chuyên ngành luật. C
ơ cấu về độ tuổi cũng chưa
phù hợp, còn hẫng hụt, chưa đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, nhất là
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
2.3. Về chất lượng cán bộ: Chất lượng cán bộ, công chức vẫn còn nhiều
mặt chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu,
thiếu kiến thức về phân tích chính sách, kiến thức quản lý, kiến thức thực tiễn,
ngoại ngữ, tin học, dẫn đến việc tham mưu, hoạch định chính sách, tổ chức thực
hiện pháp luật, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế; thiếu cán bộ

lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ có trình độ cao, các chuyên gia đầu ngành, có khả
năng dự báo, xử lý tốt những vẫn đề phức tạp nảy sinh để tư vấn cho Chính phủ,
các bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong phạm vi
bộ, ngành, địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế; phương pháp, lề lối làm
việc chậm được đổi mới, chưa chủ động, sáng tạ
o và thích nghi với cơ chế và
phương thức quản lý mới dẫn tới chất lượng, hiệu quả chưa cao. Tại một số địa

bàn vùng sâu, vùng xa, nhiều công chức tư pháp công tác tại vùng đồng bào dân
tộc ít người lại không biết tiếng của dân tộc nơi công tác nên ảnh hưởng đến
việc triển khai các công tác tư pháp cơ sở như hoà giải, phổ biến giáo dục pháp
luật. Một bộ phậ
n cán bộ chậm thích nghi với yêu cầu, hoàn cảnh mới, ý thức,
tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn có hiện tượng suy thoái về phẩm chất đạo
đức, vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.
V. Thực trạng thực hiện chính sách thu hút, tuyển chọn và chế độ,
chính sách đối với cán bộ Ngành Tư pháp
1. Về thu hút, tuyển chọn cán bộ:


15

1.1. Ưu điểm và kết quả đạt được
a) Đối với các chính sách chung của Nhà nước:
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đã có
nhiều quy định về thu hút và tuyển chọn người có năng lực, trình độ, tâm huyết
với công việc vào làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công
lập của nhà nước. Các quy định này có thể chia thành hai nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất bao gồm các quy định về thu hút, tuyển chọn người có
trình độ cao vào làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công
lập.
Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có
một số quy định ưu tiên trong thi tuyển, xếp lương cao hơn những người khác
trong khi tuyển dụng đối với ngườ
i có trình độ cao. Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 cũng đã có quy định về chính sách thu hút, tuyển chọn đối với người

có trình độ cao, người có tài năng. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày
15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã quy định,
căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và yêu cầu công việc, người đứng
đầu cơ quan quản lý công chức
được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối
với các trường hợp đặc biệt: Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo
trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi,
xuất sắc ở nước ngoài; người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh
nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cầ
n tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp
ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Nghị định
116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng
và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước cũng
quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người có trình độ cao, cụ thể: Nhữ
ng
người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển
dụng được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi hoặc xét tuyển; người có học vị
thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những
người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù h
ợp
với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi hoặc xét tuyển
Đối với người có trình độ cao, pháp luật đã quy định có ưu đãi về tiền
lương. Người tập sự (thử việc) có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển
dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; tr
ường hợp
người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng
85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng.
Nhóm thứ hai bao gồm các quy định về thu hút, tuyển chọn cán bộ vào
làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ở miền núi, biên



16

giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc ở một số nghề có tính chất đặc thù:
Đối với trường hợp tuyển dụng công chức, viên chức, Luật Cán bộ, công
chức quy định, người có đủ điều kiện tuyển dụng cam kết tình nguyện làm việc
từ 05 năm trở
lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển
dụng thông qua xét tuyển; Nghị định 116/2003/NĐ-CP quy định người tình
nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì được cộng 30 điểm
vào tổng điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
Ngoài các quy định về ưu tiên trong tuyển dụng, công ch
ức, viên chức
còn được hưởng các ưu đãi về tiền lương khi làm việc ở một số địa bàn và
ngành nghề nhất định. Cụ thể là: công chức, viên chức làm việc ở những nơi xa
xôi, hẻo lánh, khí hậu xấu được hưởng phụ cấp khu vực; làm việc ở đảo xa đất
liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn được hưởng phụ

cấp đặc biệt; làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có
điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút; làm việc ở
một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở
được hưởng phụ cấp lưu động; làm nghề hoặc công việc có đi
ều kiện lao động
độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong
mức lương thì được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm; làm những nghề hoặc
công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của
Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương thì được hưởng phụ cấp ưu
đãi theo nghề; các ch

ức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp
vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số
chức danh tư pháp được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề,
Bên cạnh các chính sách nên trên, các cơ quan, đơn vị từ Trung ương tới
địa phương đã quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; tạo môi trường làm việ
c
tốt; công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo
được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo khách quan, công bằng, bình đẳng,
minh bạch, qua đó đã gián tiếp thu hút người vào làm việc tại các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Đối với Bộ Tư pháp
Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng thuộc lĩnh vực xây dựng
và thi hành pháp luật, kiểm tra văn b
ản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục
pháp luật, quản lý và tổ chức thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư
pháp và công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước về một
số hoạt động dịch vụ, sự nghiệp công, trong những năm qua, công tác tuyển


17

chọn cán bộ của Bộ Tư pháp được thực hiện đúng quy định về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục, đảm bảo nghiêm minh, công bằng, công khai, dân chủ, chất
lượng, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.
Với mục tiêu tuyển chọn những công chức có trình độ, năng lực, kinh
nghiệm và tâm huyết, đồng thời đảm bảo cơ cấu về lo
ại cán bộ, về trình độ
chuyên môn, về tuổi giữa các thế hệ cán bộ, công chức, bước đầu Bộ đã vận
dụng thực hiện cơ chế chính sách thu hút cán bộ vào làm việc tại cơ quan Bộ

như: ưu tiên trong tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, người có trình độ
thạc sỹ, tiến sỹ đồng thời tiếp nhận các công chức đã có kinh nghiệm công tác
thực t
ế ở các địa phương và đơn vị khác có nguyện vọng công tác lâu dài tại Bộ
Tư pháp.
Bên cạnh các biện pháp thu hút, tuyển chọn cán bộ, với chức năng, nhiệm
vụ của mình trong công tác tổ chức cán bộ, trong những năm qua, Bộ Tư pháp
đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mặt về công tác cán bộ. Công tác
đánh giá cán bộ đã bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai. Công tác quy
hoạch cán bộ lãnh đạ
o, quản lý đã thường xuyên được điều chỉnh để kịp thời bổ
sung những cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, trình độ, năng lực, triển
vọng vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Công tác luân chuyển cán bộ đã
tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, nhất là cán bộ trẻ có điều kiện được rèn
luyện và thử thách, giúp cán bộ trưởng thành nhanh và toàn diện hơn. Công tác
đào tạo, bồi dưỡng được gắn với quy hoạch cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ của Bộ và
của Ngành
8
. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện khách
quan, dân chủ, căn cứ vào năng lực cán bộ và yêu cầu công việc. Ngoài ra, Bộ
Tư pháp luôn chú trọng xây dựng môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, đoàn
kết, công khai trong mọi hoạt động, nhất là trong công tác tổ chức cán bộ. Kết
quả và ưu điểm trong công tác cán bộ của Bộ Tư pháp trong những năm qua đã
góp phần thu hút nhiề
u người có trình độ cao, sinh viên đạt loại giỏi, người có
năng lực, trình độ ngoài ngành và các địa phương vào làm việc tại các đơn vị
thuộc Bộ.
Công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ trong thời gian qua đã góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, từng bước đáp ứng được
yêu cầu kiện toàn tổ chức bộ máy. Đây là những điều kiện quyết đị

nh để triển
khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đối với các đơn vị thuộc Bộ (trừ các
cơ sở đào tạo), việc tuyển dụng và tiếp nhận từ năm 2007 đến nay đã thu được
nhiều kết quả tốt: Năm 2007, tuyển dụng được 35 sinh viên tốt nghiệp loại khá
và 02 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, tiếp nhận và tuyển dụng 14 công ch
ức từ
các cơ quan, đơn vị khác về; năm 2008, tuyển dụng mới 03 sinh viên tốt nghiệp

8
Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1195/QĐ-BTP ban hành Quy chế chọn, cử và quản lý công chức, viên
chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng.


18

loại giỏi, tiếp nhận và tuyển dụng 18 công chức từ các cơ quan, đơn vị khác
chuyển về; năm 2009, tuyển dụng mới được 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, 01
thạc sỹ tốt nghiệp ở nước ngoài, tiếp nhận và tuyển dụng 16 công chức từ các cơ
quan, đơn vị khác chuyển về công tác tại Bộ Tư pháp; năm 2010 tuyển dụng
được 65 công chứ
c, trong đó có 41 công chức ngạch chuyên viên pháp lý. Các
cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, cơ quan thi hành án dân sự địa phương cũng đã
tuyển dụng, tiếp nhận được nhiều cán bộ, công chức, viên chức có năng lực,
trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Đối với những cơ quan, đơn vị còn thiếu hụt về số lượng và chưa đáp ứng
v
ề chất lượng cán bộ hoặc để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, Bộ
Tư pháp đã thực hiện ưu tiên trong tuyển dụng, thuyên chuyển như nâng lương
trước thời hạn, xem xét bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý trước khi thuyên
chuyển, luân chuyển, hỗ trợ kinh phí ban đầu

9
,
c) Đối với các cơ quan tư pháp địa phương
Việc thực hiện các chính sách thu hút, tuyển chọn cán bộ của các cơ quan
tư pháp địa phương cơ bản được thực hiện thống nhất theo quy định của Trung
ương và của tỉnh. Thời gian gần đây, mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ chế,
chính sách, nhưng nhiều địa phương đã mạnh dạn, chủ động, vận d
ụng linh hoạt
các quy định hiện hành để ban hành nhiều chính sách “trải thảm đỏ” để thu hút
người có trình độ cao về làm việc ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
thuộc phạm vi quản lý của mình
10
. Trong đó các địa phương đều thu hút đối
tượng là thủ khoa, sinh viên đã tốt nghiệp loại khá, giỏi, cán bộ, công chức, viên
chức và những người có học hàm, học vị cao như giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ,
thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II. Các đối tượng thuộc diện thu hút được
tuyển dụng (không qua thi tuyển) hoặc tiếp nhận và bố trí công tác, ngoài việc
hưởng lương và phụ cấ
p theo quy định của Nhà nước còn được Uỷ ban nhân
dân tỉnh hỗ trợ một lần như ưu đãi cấp, thuê, thuê mua hoặc được mua nhà ở với
giá ưu đãi, trợ cấp ban đầu, ưu tiên thu xếp công việc cho cả vợ (chồng) đi
kèm, Ngoài ra, sau khi được tuyển dụng và nhận hỗ trợ một lần bằng tiền mặt,
tại một số địa phương, các đối tượng còn
được ưu tiên mua đất làm nhà ở theo
giá sàn của Nhà nước quy định; tạo điều kiện cho đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong

9
Bộ Tư pháp hỗ trợ một lần là 3.000.000 đồng cho mỗi cán bộ, giảng viên đã là cán bộ, công chức, viên chức
của Bộ Tư pháp đến công tác tại Trường Trung cấp Luật Buôn Mê Thuột tại tỉnh Đắk Lắk và Trường Trung cấp
Luật Vị Thanh tại tỉnh Hậu Giang.

10
Khoản 5 Điều 17 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
có thẩm quyền: “Quyết định chính sách thu hút và một số chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức trên
địa bàn phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương”.


19

nước và nước ngoài
11
. Có địa phương đã thực hiện thí điểm thi tuyển cạnh tranh
một số chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp
12
.
Nhận xét chung: Trong những năm qua, Nhà nước, các bộ, ngành, địa
phương, trong đó có Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương đã thực
hiện tốt các quy định của Nhà nước về thu hút, tuyển chọn cán bộ; đồng thời, có
nhiều cố gắng trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách nhằm
thu hút, tuyển chọn, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức vào làm vi
ệc
trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tư pháp và các
địa phương. Các chính sách này tập trung chủ yếu vào giải quyết chế độ thu hút
và chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức, góp phần bổ sung bước đầu về số
lượng, tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù còn khiêm tốn, nhưng
đã bổ sung tương đối kịp th
ời nguồn nhân lực có trình độ cho các vùng núi,
vùng sâu, vùng xa. Nhìn chung, những người được thu hút, tuyển chọn đều
được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn được đào tạo, có điều kiện để
phát huy năng lực, sở trường của bản thân.
1.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

a) Đối với chính sách chung của nhà nước
Với các chính sách nêu trên, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương
chưa thu hút được nhiều người có năng lực, trình độ
vào làm việc trong các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Rất ít sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi vào
làm việc trong các cơ quan nhà nước; một số người được nhận vào làm việc, sau
một thời gian lại ra đi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc thu hút cán bộ đến
công tác tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, và
trong một số ngành nghề có tính chất đặc thù ngày càng khó khăn, không tuyển
dụng đủ số lượng đặt ra.
Nguyên nhân là chính sách thu hút, tuyển chọn của Nhà nước đã được áp
dụng trong nhiều năm và chậm được đổi mới cho phù hợp, chưa đủ mạnh, mới
chỉ dừng lại ở các quy định về ưu tiên trong tuyển dụng, thực hiện chế độ tập sự
và ưu đãi về lương đối với người có trình độ cao mà chưa có tính hệ thống,
chiến lược, chưa có các giải pháp
đột phá, do đó chưa thực sự hấp dẫn, khả thi
trong thu hút, tuyển chọn nhân tài và người có trình độ cao, chưa bảo đảm thống
nhất những chính sách cơ bản giữa các vùng, miền và các chính sách mang tính
đặc thù, chưa giải quyết vấn đề căn bản đó là chính sách tiền lương và chế độ
đãi ngộ đối với cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, môi trường làm việc trì trệ,
quan liêu, việc tuyển dụng,
đánh giá, bổ nhiệm công chức thiếu công khai, minh
bạch, chưa thật sự dựa trên tiêu chí năng lực

11
Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Thành phố Đà Nẵng.
12
Thành phố Đà nẵng đã thực hiện thí điểm thi tuyển đối với một số chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị
sự nghiệp.



20

b) Đối với Bộ Tư pháp:
Hiện nay, được vào làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp là niềm mơ
ước của nhiều sinh viên chuyên ngành luật. Bộ Tư pháp vẫn là địa chỉ hấp dẫn
của các sinh viên mới ra trường, số lượng người thi tuyển vẫn cao hơn nhiều lần
so với chỉ tiêu tuyển dụng. Tuy nhiên, thực tiễn công tác tuyển dụng những nă
m
qua cho thấy sinh viên tốt nghiệp đạt loại giỏi về làm việc tại Bộ Tư pháp ngày
càng ít; số lượng đăng ký dự tuyển có xu hướng giảm, mặc dù yêu cầu về kết
quả học tập có hạ xuống nhưng số người đăng ký dự tuyển không tăng, tỉ lệ
giữa người dự tuyển trên chỉ tiêu tuyển dụng ngày càng giảm. Năm 2002, Bộ
tuyển dụ
ng 30 chỉ tiêu thì có gần 800 người dự tuyển, với tỉ lệ là 1/26. Năm
2005, tuyển dụng 26 chỉ tiêu với yêu cầu tốt nghiệp Đại học chuyên ngành luật
loại khá trở lên thì có gần 200 người dự tuyển, tỉ lệ là 1/7,7. Năm 2007, tuyển
dụng 37 chỉ tiêu cũng với yêu cầu tốt nghiệp Đại học chuyên ngành luật loại
khá trở lên thì chỉ có 180 người dự tuyển, với tỉ lệ là 1/5. N
ăm 2009, Bộ tuyển
dụng 40 chỉ tiêu với yêu cầu học sinh tốt nghiệp Đại học chuyên ngành luật có
điểm trung bình là 6.5 trở lên nhưng chỉ có 185 hồ sơ dự tuyển, với tỉ lệ là 1/4,6
(thấp nhất trong các kỳ tuyển dụng gần đây).
Tại nhiều cơ quan thi hành án dân sự địa phương, việc tuyển dụng công
chức gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồ
n thi tuyển. Sinh viên tốt nghiệp
không muốn làm việc trong các cơ quan thi hành án dân sự vì sự phức tạp, khó
khăn, nguy hiểm trong công việc trong khi đãi ngộ chưa thật sự phù hợp, tương
xứng với tính chất công việc.
Bên cạnh đó, hiện tượng cán bộ, công chức xin chuyển công tác hoặc xin

thôi việc tuy chưa trở thành làn sóng nhưng đã tăng liên tục trong những năm
gần đây, đặc biệt là cán bộ, công chức
đang công tác tại Bộ Tư pháp và các cơ
quan thi hành án dân sự địa phương
13
.
Bộ Tư pháp cũng như các Bộ, ngành chưa được ban hành cơ chế thu hút,
đãi ngộ nhân tài như các địa phương vì trái với các quy định hiện hành về tuyển
dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức; việc thực hiện cơ chế tự chủ về biên
chế và tài chính để chủ động trong việc thu hút, bố trí và đãi ngộ nhân tài còn
hạn chế, vướng mắc.
c) Đối với các đị
a phương:
Các chính sách thu hút, tuyển chọn của các địa phương chưa đồng bộ,
chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa trọng dụng, đãi ngộ với trợ cấp khó khăn, trợ
cấp ban đầu, do đó, chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, chưa phát

13
Tại Thành Phố Hồ chí Minh, trong 03 năm từ năm 2005 đến năm 2007 đã có 40 công chức xin nghỉ việc và
chuyển công tác. Đặc biệt, trong 06 tháng đầu năm 2008 đã có 15 công chức xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác
khác.


21

hiện và thu hút được nhiều người có tài năng, có trình độ cao vào làm việc. Tỷ
lệ sinh viên tốt nghiệp đại loại giỏi, người có trình độ học vấn cao đăng ký thi
tuyển vào cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao; sinh viên
hệ chính quy về công tác tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa còn ít,
người có trình độ đại học không muốn về nhận công tác tại cấp xã.

Các địa phương khó khăn về đ
iều kiện phát triển kinh tế - xã hội thiếu
nguồn lực để thực hiện chính sách thu hút, bố trí, đãi ngộ nhân tài vào làm việc
trong cơ quan nhà nước.
Việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ còn nhiều tồn tại,
hạn chế, bất cập.
2. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ
2.1. Ưu điểm và kết quả đạt được
a) Về
tiền lương
Chính sách tiền lương được thực hiện từ năm 2003 đến nay đã từng bước
thể chế những quan điểm của Đảng về chính sách tiền lương và phụ cấp đối với
lực lượng vũ trang, các ngành toà án, kiểm sát, tư pháp, giáo dục, Qua đó, đã
cải thiện đáng kể đời sống của người hưởng lương, nhất là người hưởng l
ương
từ ngân sách nhà nước.
- Tiền lương tối thiểu chung đã liên tục được điều chỉnh (điều chỉnh mức
lương tối thiểu chung từ 210.000 đồng/tháng năm 2003 lên đến 730.000
đồng/tháng năm 2010, tăng 248%), đã tiếp cận gần hơn với mặt bằng tiền công
trên thị trường lao động.
- Quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình (đại học hết tập s
ự) - tối đa
(chuyên gia cao cấp bậc ba, tương đương mức lương của Bộ trưởng) được mở
rộng, dãn cách từ 1 - 1,78 - 8,5 lên 1- 2,23 - 10, trong đó các mức lương thấp
(nhân viên, cán sự) có mức tăng cao hơn để đảm bảo cuộc sống của số đông cán
bộ, công chức, viên chức. So với trước khi cải cách tiền lương (tháng 12/2002)
thì mức độ điều chỉnh tăng tiền lương (g
ồm tăng mức lương tối thiểu chung và
mở rộng quan hệ tiền lương) là:
+ Mức lương tối thiểu chung (hệ số 1,0): điều chỉnh từ 210.000

đồng/tháng lên 730.000 đồng/tháng, tăng 3,48 lần (tăng 248%);
+ Mức lương trung bình (đại học hết tập sự) điều chỉnh từ 373.800 đồng/
tháng (hệ số 1,86 x 210.000) lên 1.708.200 đồng/tháng (hệ số 2,34 x 730.000),
bằng 4,57 lần (tăng 357%);


22

+ Mức lương chuyên môn tối đa (chuyên gia cao cấp bậc 3): điều chỉnh
từ 1.785.000 đồng/tháng (hệ số 8,5 x 210.000) lên 7.300.000 đồng/tháng (hệ số
10,0 x 730.000), bằng 4,1 lần (tăng 310%).
Như vậy, mức tăng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức đã tăng so
với trước khi cải cách là từ 248% đến 310%.
- Hệ thống thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp đ
ã thu gọn
được từ hàng chục bảng lương xuống còn 8 bảng lương.
Các chế độ phụ cấp cơ bản được xây dựng đầy đủ bao gồm: phụ cấp chức
vụ lãnh đạo, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp khu vực, phụ cáp trách
nhiệm theo nghề,
Đối với cán bộ ngành Tư pháp:
Cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư
pháp được hưởng chính sách tiền lương theo quy định chung của nhà nước;
đồng thời, công chức, viên chức ở một số ngạch còn được hưởng chế độ phụ
cấp theo quy định, cụ thể như sau:
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề: Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề 25% (mức
lương hiện hưởng) đối với giảng viên của Tr
ường Đại học Luật Hà Nội, Học
viện Tư pháp; 30% áp dụng đối với giảng viên của Trường Trung cấp Luật
Buôn Mê Thuột, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh
14

; mức phụ cấp từ 15 đến
50% áp dụng cho giám định viên pháp y, người giúp việc giám định viên pháp
y; giám định viên pháp y tâm thần và người giúp việc giám định viên pháp y
tâm thần.
- Phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dung đối với công chứng viên; chấp
hành viên
15
, thẩm tra viên thi hành án dân sự
16
; trợ giúp viên pháp lý:
+ Mức 15% (mức lương hiện hưởng) áp dụng đối với Công chứng viên;
+ Mức 25% áp dụng đối với chấp hành viên cấp tỉnh;
+ Mức 30% áp dụng đối với chấp hành viên cấp huyện;
+Mức 15% áp dung đối với thẩm tra viên cao cấp;
+ Mức 20% áp dụng đối với thẩm tra viên chính;
+ Mức 25% áp dụng với thẩm tra viên;
+ Mức 25 % áp dụng đối với trợ giúp viên pháp lý.
b) Về cơ chế qu
ản lý tiền lương

14
Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu
đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
15
Quyết định số 233/2005/QĐ-TTg ngày 26-9-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp
trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên.
16
Quyết định số 86/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về chế độ phụ cấp trách nhiệm
theo nghề đối với thẩm tra viên thi hành án dân sự.



23

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP
ngày 05 tháng 9 năm 2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 11/12/2004 về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (các nội dung
về phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương trong việc quy
ết định nâng bậc
lương, xây dựng chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức chuyên
ngành); các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã ban hành quy chế chi tiêu
nội bộ, qua đó đã kinh phí để chi thu nhập tăng thêm, góp phần nâng cao mức
sống cho cán bộ, công chức, viên chức.
c) Về cơ chế tài chính và các chế độ, định mức đặc thù liên quan đến các
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành Tư pháp
Thực hi
ện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo
cải cách tư pháp Trung ương, hiện nay, định mức chi thường xuyên của Bộ Tư
pháp và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đã được Chính phủ bố trí
tăng thêm bằng với định mức của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao.
Ngoài ra, xuất phát từ các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ mang tính
đặc thù của ngành Tư pháp, trong nh
ững năm qua, đã có nhiều quy định về các
chế độ, định mức đặc thù cho hoạt động của Ngành như: kinh phí hỗ trợ xây

dựng
17
, thi hành, kiểm tra
18
, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
phổ biến giáo dục pháp luật
19
; các khoản kinh phí bồi dưỡng cho người trực tiếp
thực hiện công việc như: trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp vụ việc
bằng 10% mức bồi dưỡng áp dụng đối với cộng tác viên
20
; người chủ trì cưỡng
chế thi hành án được bồi dưỡng 50.000 đồng/người/ngày, cán bộ trực tiếp tham
gia cưỡng chế thi hành án được hưởng bồi dưỡng 40.000đồng/người/ngày tham
gia cưỡng chế
21
; giám định viên tư pháp được bồi dưỡng theo ngày giám định
với mức từ 60.000 đồng đến 250.000 đồng, được bồi dưỡng theo vụ việc với

17
Thông tư 100/2006/TT-BTC ngày 23/6/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
18
Thông tư liên tịch 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn
về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
19
Thông tư liên tịch 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp về việc hướng
dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
20
Điều 26 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
21
Quyết định 73/2007/QĐ-TTg ngày 25/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng
đối với những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự.


24

mức từ 80.000 đến 3.000.000 đồng/
22
Các khoản chi này cũng đã góp phần
tăng thêm thu nhập, bù đắp những hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù đòi
hỏi trình độ, năng lực, tính chuyên sâu, chuyên môn hoá cao, có tính chất hoàn
toàn khác với các hoạt động của chuyên môn theo yêu cầu.
d) Về chính sách nhà ở
Hiện nay, đại đa số cán bộ, công chức đều có nhà ở hoặc chỗ để ở. Trong
đó, một bộ phận nhỏ có nhà ở rộng rãi, tiện nghi hoặc thừ
a nhà ở dùng cho thuê.
Những người này thường là đối tượng được Nhà nước ưu đãi về nhà ở, có khả
năng và có thu nhập thêm ngoài lương hoặc được thừa kế, tặng cho, Bên cạnh
đó, một bộ phận cán bộ, công chức có nhà ở do được thuê nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước; được phân nhà, phân đất làm nhà ở theo các chính sách trước đây của
Nhà nước. Tuy vậy, quỹ nhà ở thuộc dạng này đã
được cho cán bộ, công chức
thuê hoặc bán cho người thuê đã lâu (chủ yếu là cán bộ, công chức vào biên chế
từ trước năm 1992), có thiết kế bất hợp lý, kiến trúc lạc hậu và hầu hết đã xuống
cấp, hư hỏng.
Năm 1992, Nhà nước đã bãi bỏ chế độ phân phối nhà ở và thay vào đó là
quy định về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương (tiền nhà trong
cơ cấ

u tiền lương chỉ vào khoảng 7,5%).
2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Về tiền lương
Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chậm
được đổi mới.
Chính sách tiền lương của Nhà nước đối với cán bộ, công chức hiện nay
còn nhiều tồn tại, bất cập như mức lương cơ bản còn thấp; quan hệ lương t
ối
thiểu - trung bình - tối đa còn bình quân; hệ thống thang lương, bảng lương,
ngạch, bậc lương còn phức tạp, chưa thật công bằng và chưa cải thiện căn bản
đời sống của người hưởng lương, chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức,
viên chức (đặc biệt là phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm) còn bất hợp lý
so vớ
i tương quan giữa các ngành, nghề, do đó chưa tạo điều kiện khuyến khích,
sử dụng, thu hút người làm việc có chất lượng trong khu vực nhà nước.
Đối với cán bộ, công chức ngành tư pháp, bên cạnh những tồn tại hạn chế
nói chung của chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức nhà nước, hiện nay, chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đố
i với các
chức danh tư pháp cũng tồn tại nhiều bất cập như: chế độ phụ cấp ưu đãi theo

22
Quyết định 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư
pháp

×