Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.9 KB, 89 trang )

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC






BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

HOÀN THIỆN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC TIN HỌC CHO CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC


CNĐT : PHẠM MẠNH HÙNG















9414



HÀ NỘI – 2009


Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo,
bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
1.1 Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước 5
1.1.1 Hoạt động của KTNN 5
1.1.2 Xu thế phát triển 7
1.1.3 Yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ, công chức của
KTNN 7
1.2 Nội dung, chương trình bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm
toán Nhà nước 11
1.2.1 Tổ
ng quan về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cho
cán bộ, công chức tại KTNN 11
1.2.2 Đào tạo về kỹ năng sử dụng máy tính cơ sở 11
1.2.2.1 Đào tạo về hệ điều hành. 11
1.2.2.2 Đào tạo về kỹ năng sử dụng các ứng dụng văn phòng 13
1.2.2.3 Đào tạo về kỹ năng sử dụng các ứng dụng ki
ểm toán 14
1.2.2.4 Đào tạo về chuyên môn sâu trong lĩnh vực CNTT phục vụ cho hoạt động
kiểm toán trong môi trường CNTT. 15
1.3 Đánh giá thực trạng nội dung, chương trình đạo tạo tin học của Kiểm toán

Nhà nước 16
1.3.1 Những kết quả đạt được 16
1.3.2 Những mặt hạn chế 17
1.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế 20
1.4 Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức nước ngoài.
22
CHƯƠNG 2
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng
tin học cho cán bộ công chức của Kiểm toán Nhà nước
2.1 Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng tin học cho cán bộ công chức của Kiểm toán Nhà nước 23
2.2 Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cho
cán bộ công chức c
ủa Kiểm toán Nhà nước 26
2.2.1 Hoàn thiện chương trình khung cho công tác đào tạo kiến thức tin học cho cán
bộ công chức của KTNN 26
2.2.1.1 Với cán bộ công chức không chuyên về CNTT 26
2.2.1.2 Với cán bộ công chức chuyên trách về CNTT 27
2.2.2 Hoàn thiện chương trình đào tạo tin cơ bản và nâng cao 27
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

2
2.2.2.1 Hoàn thiện chương trình hệ điều hành 27
2.2.2.2 Hoàn thiện chương trình mạng và Internet 29
2.2.2.3 An toàn thông tin 33
2.2.3 Hoàn thiện chương trình đào tạo tin học theo chuyên đề ( theo từng ứng dụng
cụ thể cần thiết cho hoạt động kiểm toán 34
2.2.3.1 Xây dựng chương trình đào tạo cho cán bộ chuyên trách về quản trị hệ
thống 34
2.2.3.2 Xây dựng chương trình cho cán bộ chuyên trách về công nghệ phần mềm35

2.3 Các giải pháp hoàn thiện và điều ki
ện thực hiện. 37
2.3.1 Giải pháp Hoàn thiện nội dung các chương trình đào tạo cơ bản 37
2.3.1.1 Mở rộng việc cập nhật kiến thức về CNTT 37
2.3.1.2 Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành kiểm toán 38
2.3.1.3 Thuê chuyên gia 39
2.3.2 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo 40
2.3.2.1 Nâng chất lượng giảng viên 40
2.3.2.2 Nâng chất lượng trang thiết bị đào tạo 40
2.3.2.3 Mở rộng phương thức đào tạo theo phương án đ
iện tử hóa 41
KẾT LUẬN 44
PHỤ LỤC 01 45
PHỤ LỤC 02 54
PHỤ LỤC 03 67
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

3
1. Tính cấp thiết của đề tại
Trong những năm qua để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu kiểm toán và đảm bảo cho
sự minh bạch tài chính tại các đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước không ngừng
tăng cường về khối lượng và chất lượng công việc. Hiện nay, trong điều kiện giới hạn về
nhân lực, khối lượng công việc cần xử lý ngày càng nhiều, đồng thời
để đảm bảo tốt hơn
những hoạt động mang tính thủ công trong quá trình xử lý công việc chung của Kiểm toán
Nhà nước, việc tin học hoá các hoạt động Kiểm toán Nhà nước trở thành một nhu cầu tất
yếu. Mặc dù đã có những nỗ lực, cố gắng trong việc tăng cường nhận thức và trình độ của
cán bộ công chức Kiểm toán Nhà nước về CNTT nhưng do những đặc thù công tác
chuyên môn của ngành v
ẫn còn những hạn chế nhất định như:

- Đội ngũ KTV và chuyên viên làm việc tại Kiểm toán Nhà nước phải đi công tác
thường xuyên, thời gian làm việc tại Kiểm toán Nhà nước chỉ còn chưa đầy 04
tháng.
- Do yêu cầu phát triển ngành, đội ngũ cán bộ KTV và chuyên viên mới ngày càng
nhiều trình độ về CNTT còn có nhiều sự khác biệt.
- Nội dung, chương trình đào tạo kiến thức tin học tại Kiểm toán Nhà n
ước còn hạn
chế, chưa đáp ứng được một cách đầy đủ các yêu cầu thực tế.
Đặc biệt, việc đầu tư vào CNTT đã được Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước triển khai
rất nhiều thành phần, trong đó bao gồm các phần mềm dùng chung, phần mềm phục vụ
công tác chuyên môn, dịch vụ mạng và cơ sở hạ tầng của Kiểm toán Nhà nước. Từ đó,
cán bộ công chứ
c có thể sử dụng những phần mềm này nhằm tăng cường tính hiệu quả
của công tác chuyên môn. Mỗi phần mềm, dịch vụ này đều đòi hỏi cán bộ công chức
trong ngành phải có một trình độ nhất định để có thể thực sự áp dụng chúng vào việc tăng
cường hiệu quả công việc.
Việc đào tạo tăng cường các kỹ năng về lĩnh vực CNTT t
ại Kiểm toán Nhà nước
mới được triển khai một cách bài bản trong những năm gần đây. Đội ngũ giảng viên kiêm
chức trực tiếp tham gia đào tạo về CNTT còn hạn chế về số lượng, mặt bằng chung về
hiểu biết và kỹ năng về CNTT của cán bộ công chức được đào tạo còn có nhiều sự khác
biệt. Chương trình khung, giáo trình, tài liệu tham khảo còn có những đi
ểm chưa đáp ứng
được một cách tối ưu các yêu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, hoạt động của các đơn vị được kiểm toán trên nhiều hình thức khác
nhau, dẫn đến môi trường kiểm toán ở từng đơn vị ngày càng đa dạng, phức tạp. Để có
thể đảm bảo tốt nhất tính minh bạch và hiệu quả của môi hoạt động trong các đơn vị đó,
yêu cầu kiểm toán trong môi trường CNTT đã xuất hiện và ngày càng trở nên cần thiết.
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng


4
Từ những khó khăn kể trên, để có thể đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu phát
triển của ngành thì việc phổ biến kiến thức chung, tăng cường các kỹ năng sử dụng thiết
bị cũng như dịch vụ về CNTT vào các công tác chuyên môn cần phải được quan tâm và
thực hiện một cách tốt nhất.
Nhận thức một cách rõ ràng về những khó khăn nói trên, tôi đã
đề xuất và nghiên
cứu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở : “ Hoàn thiện nội dung chương trình đào
tạo bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước .”

2. Mục tiêu của đề tài.
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
tin học cho cán bộ công chức của KTNN;
- Tổng k
ết, đánh giá thực trạng công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực
CNTT tại KTNN; đồng thời, khái quát kinh nghiệm của một số cơ quan trong nước trong
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
- Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo kiến thức tin học của KTNN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình, đề cươ
ng tổ chức đào tạo kiên thức tin học
cho cán bộ công chức của KTNN.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nội dung, phương thức tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức tin học; trong đó, tập trung vào công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức tin học của KTNN.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Phương pháp cụ thể: Tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê và khái quát hoá.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia làm 2 phần

Phần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo,
bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
Phần II: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nội dung, chương trình đào
tạo, bồi d
ưỡng tin học cho cán bộ công chức của Kiểm toán Nhà nước.
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

5
CHƯƠNG 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
1.1 Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước
1.1.1 Hoạt động của KTNN
Kể từ thời điểm 1/1/2006, Luật KTNN được ban hành, mọi hoạt động của KTNN
đã được nâng lên 1 tầm cao mới. Mọi hoạt động của KTNN đều được điều chỉnh bằng
Luật KTNN. Trong quá trình hoạt động, hoạt động chủ yếu của KTNN là kiểm toán tiền
và tài sản của nhà nước. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trải rộng trên tất
cả hoạ
t động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Vì
những lý do này nên có thể nói khối lượng công việc là rất lớn với thời gian hạn chế trong
từng năm tài chính. Nếu phải triển khai công việc theo hướng thủ công thì không thể đảm
bảo hoàn thành theo yêu cầu đề ra, và đây sẽ là một trở ngại rất lớn cho các hoạt động
kiểm toán của kiểm toán viên.
Bên cạnh đó, hoạt
động kiểm toán diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề.
Từ những đơn vị sản suất trực tiếp như xây dựng, sản xuất các mặt hàng nhu yếu phẩm
đến các đơn vị quản lý sản xuất, kinh doanh và quản lý tiền, tài sản nhà nước. Công tác tài
chính kế toán không còn làm thủ công mà thực tế với quy mô lớn, họ đều xây dựng và sử
dụng những chương trình ứng dụng máy tính vào hoạt

động tài chính - kế toán. Bởi vậy,
trong công tác kiểm toán của KTV, máy tính và các chương trình ứng dụng đã trở thành
một phần không thể thiếu của các KTV. Với máy tính, KTV có thể mang lại nhiều lợi thế
sau:
- Sử dụng máy tính vào công tác khảo sát sơ bộ qua quá trình điều tra thông tin
trên mạng ( mạng nội bộ, Internet …)
- Sử dụng máy tính vào công tác tập hợp số liệu sẽ đảm bảo yếu tố nhanh và
chuẩn xác h
ơn.
- Sử dụng máy tính vào công tác tính toán trên các số liệu đã được tập hợp hoặc
triết xuất ra từ các cơ sở dữ liệu tài chính của đơn vị sẽ làm cho công tác này
hiệu quả hơn, tránh được các rủi ro không đáng có.
- Sử dụng máy tính vào công tác tính toán chuyên môn đặc thù như đầu tư xây
dựng cơ bản đã có thể giảm thiểu khối lượng công việc đồ sộ mà họ ph
ải giải
quyết.
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

6
Hiện nay, tại KTNN các hoạt động trên giấy tờ hầu hết đều được xây dựng trên cơ
sở sử dụng các phương tiện điện tử - ở đây là máy tính cá nhân. Thực vậy, từ hoạt động
văn thư hành chính tại KTNN hiện nay đã sử dụng chương trình quản lý công văn, phụ
giúp cho hoạt động quản lý công văn được đơn giản hơn, việc lưu trữ
, tìm kiếm tài liệu
công văn được thực hiện dễ dàng hơn, cho đến các hoạt động của các vụ chức năng hoạt
động của khối tham mưu sự nghiệp. Đây cũng là một trong những thành phần không thể
thiếu trong quá trình quản lý điều hành hoạt động kiểm toán. Từ khâu soạn thảo văn bản,
ra quyết định của lãnh đạo KTNN đã được điện tử
hoá phần lớn cho đến những hoạt động
quan hệ quốc tế đã thay dần hình thức thư tín thông thường mà chuyển dần sang vận dụng

mạng thông tin chuyền dẫn để thay thế bằng thư điện tử, fax…Việc liên lạc giữa các đơn
vị trong KTNN dần dần đã được chuyển sang hình thức điện tử hóa từng bước bằng cách
sử dụng hệ th
ống email của KTNN, qua đó lưu chuyển một phần không nhỏ công văn, tài
liệu nhằm phục vụ một cách tốt hơn nữa hoạt động kiểm toán.
Trong các cuộc kiểm toán mà KTNN tiến hành, không ít đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực CNTT, đầu tư xây dựng, quản lý hệ thống thông tin điện tử. Muốn kiểm toán một
cách tốt nhất các đơn vị này, đòi hỏi đội ngũ
KTV cần phải có một trình độ về CNTT ở
một mức cao, không chỉ đơn thuần trên góc độ ứng dụng sản phẩm phần mềm vào hoạt
động kiểm toán mà còn phải có một năng lực nhất định để có thể đánh giá một cách chính
xác mức độ đầu tư hợp lý trong việc sử dụng vốn và tài sản nhà nước. Với các đối tượng
kiểm toán là đơn vị quả
n lý, kinh doanh trên hệ thống công nghệ thông tin thì đặc biệt cần
đội ngũ KTV phải có trình độ, nhận thức về các lĩnh vực CNTT ở một mức chuyên sâu và
phải nắm bắt được các công nghệ mới, tính hiệu quả và tính ứng dụng của các công nghệ
này để từ đó triển khai được các hoạt động kiểm toán đạt được kết quả mong đợi.
Nhận thức rõ hiệu quả của việ
c áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm
toán, KTNN đã không ngừng tăng cường phát triển hoạt động dựa trên những ứng dụng
CNTT vào hoạt động của mình. Việc ứng dụng này đã trở thành một nhu cầu thiết yếu
không chỉ với các cán bộ công chức làm việc tại khối tham mưu, sự nghiệp mà còn thể
hiện rất rõ ràng trên hoạt động của các KTV. Có thể nói, hiện nay nếu một t
ổ kiểm toán
thiếu đi máy tính cá nhân, máy tính xách tay trong tổ thì hoạt động kiểm toán của tổ đó đã
bị hạn chế rất nhiều. Mặc dù trong điều kiện kinh phí hoạt động còn hạn hẹp, việc đầu tư
kinh phí vào hoạt động CNTT còn khó khăn, không ít KTV đã tự trang bị thêm cho mình
máy tính để có thể đảm bảo hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ KTNN được giao.
Trong đơn vị chuyên trách về CNTT, việc ứng d
ụng các chương trình máy tính vào

công việc là một việc tất yếu. Đây là đơn vị đầu mối trong các hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin. Việc đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống mạng, hệ thống các dịch vụ,
ứng dụng là công tác thường xuyên như: đảm bảo sự ổn định cho các dịch vụ mạng LAN,
mạng WAN, kết nối Internet. Chính bởi vậy, yêu cầu
đối với các cán bộ công chức làm
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

7
việc tại TTTH – đơn vị chuyên trách về CNTT cần không ngừng nâng cao và hoàn thiện
hơn nữa. Ứng dụng CNTT ngày càng phổ biến và được áp dụng ngày càng nhiều trong
mọi hoạt động của từng đơn vị là đối tượng kiểm toán. Tốc độ ứng dụng các công nghệ
tiên tiến với các đối tượng kiểm toán được thực hiện với một tốc độ chóng mặt. Đây là
một thách thức v
ới cán bộ làm công tác chuyên trách trong lĩnh vực CNTT.
1.1.2 Xu thế phát triển
Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền CNTT ở
mức cao thì hoạt động KT đã dần dần chuyển sang mức điện tử hoá. Tuỳ vào mức độ ứng
dụng CNTT của họ đến đâu mà mức độ áp dụng CNTT vào hoạt động tài chính đến đó.
Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… đã có mộ
t hệ thống số liệu điện tử,
tập trung quản lý hệ thống số liệu điện tử nên đội ngũ KTV trong nhiều trường hợp không
cần phải xuống tận đơn vị làm việc mà thậm chí có thể hoàn toàn làm việc tại trụ sở của
KTNN của họ.
Tại Việt Nam, theo định hương phát triển CNTT của KTNN đến năm 2010 đã
được phê duyệt, thì h
ệ thống thông tin điện tử của KTNN sẽ được phủ khắp các đơn vị
trực thuộc KTNN. Trang bị máy tính cá nhân sẽ đáp ứng đủ mỗi KTV một máy tính. Hệ
thống các chương trình ứng dụng trong hoạt đông kiểm toán sẽ được triển khai một cách
rộng rãi. Các ứng dụng phần mềm này sẽ giúp ích rất lớn cho hoạt động của KTV trong
quá trình kiểm toán. Bên cạnh đó, hệ thố

ng thông tin sẽ được triển khai trên toàn ngành,
mạng diện rộng sẽ được kết nối trên khắp các đơn vị của KTNN. Hệ thông thông tin điện
tử như: thư tín điện tử, phần mềm dùng chung sẽ được triển khai. Đứng trước những ưu
tiên đầu tư vào lĩnh vực CNTT của lãnh đạo KTNN, mỗi cán bộ công chức của KTNN
cần phải có một trình độ hiểu biết,
ứng dụng CNTT nhất định mới có thể tận dụng tối ưu
lơi thế về công nghệ mang lại, qua đó mới có thể tăng cường sức lao động, giảm thiểu
thời gian lãng phí trong hoạt động chuyên môn.
1.1.3 Yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ, công chức
của KTNN
Trên góc độ tổng thể, những yêu cầu chung nhất về kiến thức tin học đối với cán
bộ công chức của KTNN có thể hiểu trên những góc độ sau:
Tại KTNN, việc sử dụng máy tính đã trở thành một trong những yếu tố không thể
thiếu để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Mỗi cán bộ công chức với
chức năng nhiệm vụ của mình đều s
ử dụng máy tính vào các hoạt động chuyên môn như:
soạn thảo văn bản, tra cứu thông tin trên mạng nội bộ, Internet, sử dụng các chương trình
ứng dụng đặc thù. Là một cơ quan chuyên môn, KTNN cũng đã đưa một số chương trình
ứng dụng vào hỗ trợ cho các hoạt động của mình và đã có thể sử dụng một cách hiệu quả
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

8
phương tiện điện tử này. Với những đòi hỏi từ hoạt động thực tế này, nhu cầu đào tạo
CNTT với cán bộ công chức của KTNN ngày càng lớn hơn. Điều này thể hiện trên những
khía cạnh sau:
o Yêu cầu về kỹ năng sử dụng máy tính nói chung
Mỗi cán bộ công chức đều phải có một kiến thức cơ bản về máy tính, về m
ột số
ứng dụng phục vụ cho hoạt động của máy tính như:
Về Hệ điều hành: Hiểu biết cơ bản về hệ điều hành, các thao tác, ứng dụng hệ điều

hành nhằm đảm bảo có đủ khả năng vận hành máy tính cá nhân, máy tính xách tay một
cách tối ưu, để từ đó có thể sử dụng máy tính phục vụ cho các hoạt động chuyên biệt
trong công việ
c cho từng cá nhân.
Về Mạng cục bộ, diện rộng, mạng toàn cầu (LAN, WAN, Internet): Hiểu biết cơ
bản cơ chế vận hành, khả năng khai thác các ứng dụng cho mạng nội bộ, khai thác mạng
nội bộ để có thể chia sẻ dữ liệu, tận dụng nguồn tài nguyên dùng chung trong mạng … để
từ đó tiết kiệm được chi phí cho nguồn tài nguyên hạn chế về thiết bị máy tính tạ
i KTNN.
Sử dụng, khai thác Internet trên cơ sở tìm kiếm thông tin cần thiết phục vụ cho các hoạt
động cụ thể được yêu cầu. Hiểu biết cơ bản và khai thác thành thạo việc tìm kiếm thông
tin trên mạng toàn cầu – Internet thông qua các Website, diễn đàn nhằm nâng cao hiểu
biết, trình độ chuyên môn…
Thư điện tử (Email): có thể sử dụng Email một cách thành thạo làm phương tiện
liên lạc. Thông qua Email có thể gửi và nhận văn bản, thông báo … mộ
t cách nhanh nhất.
Sử dụng Email có thể gửi văn bản, thông tin trong thời gian 30’ với bất kỳ một địa điểm
nào có kết nối Internet. Từ đó, KTV, cán bộ công chức hay phải đi công tác, làm việc tại
nhiều địa điểm đều có thể nhận được thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn.
Hiểu biết cơ bản về các chương trình bảo mật và an ninh cho máy tính. Với
KTNN, dữ liệu đều đều có tính bả
o mật và an toàn cao. Chính vì vậy vấn đề an toàn an
ninh cần phải đưa lên một mức độ cần thiết hơn nữa. Việc hiểu biết cơ bản về các vấn đề
an toàn an ninh sẽ mang lại cho cán bộ công chức một sự an toàn nhất định trong việc bảo
quản, xử lý số liệu nhậy cảm. Bên cạnh đó, để có thể lưu trữ an toàn và khai thác kịp thời
dữ liệu, cán b
ộ công chức cần phải hiểu và sử dụng được một số phần mềm an toàn an
ninh tối thiểu như các phần mềm về diệt virus ( Kapersky, BitDefender, TrendMicro )
hay như cá phần mềm tường lửa (firewall) nhằm ngăn chặn sự phá hoại của Virus, phần
mềm độc hại. Với mỗi cán bộ công chức đã từng tham gia công tác kiểm toán đều có thể

nhận biết mức độ an toàn của máy tính hay việ
c tránh khỏi sự sâm nhập của virus máy
tính, phần mềm độc hại tại mỗi đơn vị được kiểm toán là một điều hết sức khó khăn. Tại
mỗi đơn vị này, máy tính của KTV sẽ phải đủ khả năng nhận biết và diệt được virus đã và
đang xuất hiện tại đơn vị đó. Với số lượng các đơn vị được kiểm toán r
ất lớn như hiện
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

9
nay, có thể nói máy tính mà KTV sử dụng sẽ chịu sự tác động rất lớn từ số lượng virus,
phần mềm độc hại khổng lồ - những phần mềm được “sưu tầm” hay bị lây nhiễm trên
nhiều hệ thống.
o Với Ứng dụng văn phòng thì yêu cầu về kỹ năng sử dụng các ứng dụng
văn phòng cần có như:
MS Word: Dựa trên nền chươ
ng trình soạn thảo văn bản của hãng Microsoft, các
cán bộ công chức có thể soạn thảo văn bản, chế bản các loại văn bản, giấy tờ liên quan
đến hoạt động của mình như công văn, tờ trình, quyết định … đến các báo cáo kiểm toán.
Họ có thể sử dụng MS Word như một công cụ hữu hiệu cho việc lưu trữ dữ liệu một cách
đơn giản.
MS Excel: Dựa trên nề
n chương trình bảng tính của hãng Microsoft, cán bộ công
chức có thể sử dụng như một phương tiện tính toán hữu hiệu. Từ các số liệu đơn giản
cộng trừ nhân chia cho việc tổng hợp số liệu cho đến các công việc mang tính phức tạp
hơn nữa như lọc chọn số liệu, xắp xếp số liệu theo những tiêu chí nhất định. Xây dựng các
chương trình ứng dụng nh
ỏ dựa trên nền Excel như tra cứu văn bản quy phạm pháp luật,
thống kê tổng hợp số liệu các phần dự toán công trình xây dựng cơ bản…. hay đến như
việc soạn thảo các báo cáo kiểm toán với tập hợp số liệu tổng hợp cho một hoặc nhiều báo
cáo kiểm toán - nhưng báo cáo có đầy rẫy các số liệu và đòi hỏi một độ chính xác tương

đối cao.
MS PowerPoint: Với chươ
ng trình sử dụng để trình chiếu, cán bộ công chức có thể
tự xây dựng những bài thuyết trình, báo cáo độc lập. Xây dựng nội dung, hiệu ứng hình
ảnh nhằm tăng cường tính hiệu quả cho việc thuyết trình trước hội nghị, trước các nhóm
làm việc qua đó tăng cường tính hiệu quả của việc làm việc theo nhóm. Đây cũng là một
chương trình hữu hiệu cho việc đọc, tìm hiểu các nội dung đượ
c truyền tải trong các bài
thuyết trình của đồng nghiệp cũng như của các học giả, giảng viên đào tạo….
o Yêu cầu về kỹ năng sử dụng các ứng dụng kiểm toán
Trong quá trình phát triển ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán, KTNN đã và
đang xây dựng các chương trình hỗ trợ cho công tác kiểm toán. Các chương trình này sẽ
giúp cho các kiểm toán viên có một công cụ hữu hiệu, giảm thiểu thời gian làm việc trong
quá trình tham gia kiểm toán. Các chương trình cũng có thể hỗ trợ cho các cán bộ công
chức làm việc tại KTNN hoàn thành tốt các nghiệp vụ như công tác văn phòng như theo
dõi thống kê công văn, văn bản đến và đi tại VP KTNN , theo dõi đôn đốc các đơn vị theo
chỉ đạo hoạt động của lãnh đạo KTNN, sử dụng các ứng dụng dùng chung trong công tác
khai thác, lưu trữ dữ liệu ngành …. Cán bộ công chức cần nắm rõ và thành thạo trong
việc sử
dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho hoạt động KT do KTNN triển khai áp
dụng ví dụ như: CSDL Luật, CSDL Hồ sơ Kiểm toán, CSDL Đối tượng Kiểm toán. Hay
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

10
sử dụng phần mềm quản lý cán bộ cho các cán bộ tại Vụ tổ chức cán bộ, sử dụng phần
mềm tính dự toán làm cơ sở cho việc xác nhận sự đúng đắn số liệu cho cán bộ làm việc
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản…
Với một mức độ phát triển CNTT nhanh như hiện nay, thì việc ứng dụng CNTT
vào công tác chuyên môn của đại đa s
ố đối tượng kiểm toán đã trở thành vấn đề thiết yếu.

và đạt tới mức độ cao trong việc phát triển hạ tầng CNTT, phát triển ứng dụng CNTT
như các đơn vị làm việc trong lĩnh vực tài chính như Ngân hàng, các tổ chức quỹ, tín
dụng…. Nhiều đối tượng kiểm toán hoạt động chuyên trách trong công tác quản lý, sản
xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT như các Cục quản lý về lĩnh vự
c thông tin và
truyền thông tại Bộ Thông tin và Truyền thông, các Ban thuộc Chính Phủ, quốc hội làm
việc trong lĩnh vực CNTT. Những đơn vị kể trên đây đã sử dụng máy tính, phương tiện
truyền thông như một xương sống cho mọi hoạt động của họ . Tại những đối tượng này
mức độ ứng dụng CNTT không chỉ dừng lại ở mức phổ thông như các ứng dụng v
ăn
phòng, phần mềm kế toán đơn giản, mà họ đã và đang sử dụng các chương trình ứng dụng
phức tạp được xây dựng trên nền cơ sở dữ liệu như: MS Access, SQL, Oracal. Đây là các
ứng dụng ở một mức độ phức tạp cao, đòi hỏi người làm việc phải hiểu biết ở một trình
độ nhất định mới có thể khai thác vào hoạt động kiể
m toán. Bên cạnh đó còn có rất nhiều
các phần mềm khác nhau được đối tượng KT sử dụng như các chương trình tính Dự toán,
các chương trình kế toán được nhiều đơn vị đối tượng kiểm toán sử dụng như: Fast
Access, Acnet, …. Để có thể hiểu biết, nắm rõ về các phần mềm này, có khả năng làm
việc với chúng nhằm phục vụ cho công tác kiểm toán thì đòi hỏi cán bộ kiểm toán phải có
mộ
t sự hiểu biết chuyên sâu về CNTT, mới có thể tránh được các rủi ro có thể xuất hiện
và đạt hiệu quả cao trong công tác kiểm toán.
Bên cạnh các yêu cầu về kiến thức CNTT cho cán bộ KTV, thì các yêu cầu về
chuyên môn trong lĩnh vực CNTT phục vụ cho hoạt động chung của KTNN – yêu cầu đào
tạo đối với cán bộ TTTH cũng rất rõ ràng. Các yêu cầu này thể hiện trên các yếu tố sau:
- Đảm bảo đủ khả nă
ng xây dựng, phát triển hệ thống CNTT phục vụ cho KTNN.
- Vận hành ổn định hệ thống hạ tầng CNTT của KTNN
- Phát triển các sản phẩm phụ trợ cho hoạt động kiểm toán đặc thù…
Với cán bộ lãnh đạo, những cán bộ mang trọng trách chỉ đạo, điều hành hoạt động

của KTNN từ những công việc riêng lẻ, đến hoạt động của từng đơn vị, của t
ừng đoàn KT
hoạt động của KTNN cần thiết có một năng lực sử dụng các ứng dụng CNTT nhất định.
Thông qua các ứng dụng này, lãnh đạo có thể trực tiếp chỉ đạo hoạt động, điều hành một
cách đơn giản mà hiệu quả . Chỉ có thể thực sự nắm bắt được tác dụng, hiệu quả của các
phần mềm ứng dụng thì cán bộ
, lãnh đạo mới có thể mang ứng dụng CNTT tăng cường
năng lực cho hoạt động của KTNN được. Trong điều kiện hiện nay, mạng máy tính, mạng
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

11
Internet đã trở thành một nền tảng cơ bản và không ngừng được hoàn thiện thì nếu có thể
vận dụng hệ thống mạng vào công tác quản lý của lãnh đạo thì sẽ mang lại được nhiều
hiệu quả thiết thực như : khả năng truyền đạt thông tin cho cán bộ cấp dưới nhanh hơn,
chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của cán bộ cấp dưới sẽ
hiệu quả hơn nữa. Đặc biệt trong
việc nhận, phê duyệt các báo cáo theo một cách truyền thống (theo đường công văn) thì
cán bộ lãnh đạo có thể đọc duyệt được nội dung các công văn, tờ trình với nội dung trước,
sau đó có thể phê duyệt một cánh nhanh chóng….
1.2 Nội dung, chương trình bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức của Kiểm
toán Nhà nước.
1.2.1 Tổng quan về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin
học cho cán bộ, công chức tại KTNN
Kể từ thời điểm được thành lập phòng đào tạo từ năm 2006, Trung tâm tin học đã
xây dựng chương trình khung về đào tạo tin học, xây dựng giáo trình và triển khai được
nhiều lớp tin học phục vụ cho cán bộ công chức tại KTNN. Từ những lớp cơ bản đào tạo
về những kỹ năng đơn giản nhất như : sử dụng hệ đ
iều hành, soạn thảo văn bản, làm việc
với bảng tính cho đến các chương trình nâng cao về kỹ năng này đã đào tạo được 572 lượt
cán bộ công chức trên tổng số 21 lớp. Trong đó:

- 8 lớp tin học căn bản
- 11 lớp tin học nâng cao
Ngoài ra còn có một số lớp chuyên môn kết hợp với đối tác bên ngoài. Nhưng lớp
này đào tạo phần chuyên sâu theo từng đối tượng c
ụ thể như lớp khai thác phần mềm cơ
sở dữ liệu Luật, Quản trị và điều hành cơ sở dữ liệu Luật phục vụ cho công tác kiểm toán.
Nhìn chung, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học đã được xây dựng và ngày
càng hoàn thiện, đáp ứng được nhiều yêu cầu đòi hỏi từ thực tế hoạt động. Nhiều học viên
sau khi hoàn thành lớp bồi dưỡng đã có thể vận dụng các kiến thức đã học một cách thành
thạo vào hoạt động chuyên môn của mình.
1.2.2 Đào tạo về kỹ năng sử dụng máy tính cơ sở
Đào tạo về kỹ năng sử dụng máy tính cơ sở bao gồm những phần chính sau đây:
1.2.2.1 Đào tạo về hệ điều hành.
Đây là một thành phần không thể thiếu trên mỗi máy tính. Để có thể vận hành
được máy tính, đưa máy tính vào hoạt động phục vụ công tác chuyên môn thì học viên
cần phải hiểu biết cơ bản về phương thức quản lý máy tính, phương thức hoạt động củ
a
máy tính. Để từ những hoạt động này, học viên có thể vận hành được máy tính cá nhân,
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

12
máy tính xách tay và một số thiết bị ngoại vi khác như thiết bị ổ CD/DVD, bộ nhớ USB,
máy in…. Về cơ bản, học viên sẽ nắm bắt được những nội dung sau:
HỆ ĐIỀU HÀNH – CƠ BẢN

Bài 1- Khái niệm cơ bản về máy vi tính
Bài 2- Hệ điều hành
Bài 3- Làm việc với hệ điều hành Windows XP
Bài 4- Làm việc với Windows Explorer



HỆ ĐIỀU HÀNH - NÂNG CAO

Bài 1- Hướng dẫ
n cài đặt Windows XP
Bài 2- Thay đổi một số thuộc tính
Bài 3- Sao chép, lưu trữ và phục hồi dữ liệu
Ngoài việc sử dụng máy tính, khai thác ứng dụng máy tính thì việc sử dụng mạng
và khai thác ứng dụng mạng là phân không thể thiếu với mỗi cán bộ. Để có thể hiểu và sử
dụng mạng máy tính hay máy tính có kết nối mạng thì học viên cần phải hiểu biết căn bản
về mạng. Cơ b
ản học viên sẽ nắm bắt được những nội dung sau:

MẠNG CĂN BẢN
Chương I Các khái niệm cơ bản về mạng
Chương II Mạng cục bộ - Mạng cục bộ tại KTNN.
Chương III Ứng dụng và khai thác tài nguyên mạng
Sau khi có thể hiểu thế nào là mạng máy tính, học viên sẽ tìm hiểu về các phương
thức khai thác ứng dụng có sử dụng mạng, khai thác mạng máy tính có kết nối Inter net.
Cơ bản học viên có thể nắm bắt các vấn đề sau:
INTERNET VÀ EMAIL
PHẦN I – Khai thác INTERNET
1. Internet Explorer (IE).
2. Duyệt INTERNET với IE
3. Giới thiệu về website Kiểm toán Nhà nước
PHẦN II- Sử dụng thư điện tử ( E mail)
1. Hệ thống thư điện tử của KTNN
2. Sử dụng hòm thư Yahoo.
Trên đây là những phần cơ bản mà một học viên muốn sử dụng máy tính cần phải
biế

t. Đó cũng là những thành phần cơ bản nhất đảm bảo cho học viên có một nền tảng
kiến thức nhất định, từ đó có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng khác ngoài các thành
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

13
phần có sẵn của máy tính, hệ điều hành. Chi tiết chương trình đào tạo được đưa ra trong
phụ lục 01.
1.2.2.2 Đào tạo về kỹ năng sử dụng các ứng dụng văn phòng
Các kỹ năng về sử dụng ứng dụng dùng trong công tác văn phòng nói chung là một
trong những kỹ năng rất cần thiết với cán bộ công chức trong điều kiện phát triển chính
phủ đ
iện tử hiện nay. Để có thể làm việc một cách thuận lợi, giảm thiểu thời gian, tăng
hiệu suất làm việc qua các công tác văn bản, thì các ứng dụng dùng trong văn phòng là
không thể thiếu. Các kỹ năng làm sử dụng ứng dụng văn phòng được xây dựng trên cơ sở
sử dụng phần mềm ứng dụng của Microsoft - Microsoft Office. Nội dung cơ bản về công
tác đào tạo dựa trên
ứng dụng này được xây dựng như sau:

MS WORD – CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN
BÀI 1: Làm quen với Microsoft word
BÀI 2: Soạn thảo và định dạng văn bản
BÀI 3: Sửa văn bản
BÀI 4: Tạo bảng biểu và đồ thị
BÀI 5: Đồ hoạ
BÀI 6: Tiêu đề đầu và chân trang
BÀI 7: In ấn

MS WORD – CHƯƠNG TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN
NÂNG CAO
BÀI 1: Theo dõi những thay đổi trong tài liệu

BÀI 2: Bookmark
BÀI 3: Chèn và ghi chú giải
BÀI 4: Làm việc với styles
BÀI 5: Làm việc vớ
i Template
BÀI 6: Tạo bảng mục lục và tham khảo chéo
BÀI 7: Làm việc với Macro
BÀI 8: Tạo và trộn thư (Mail Merge)
BÀI 9: Tiêu đề đầu và chân trang

MS EXCEL – CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
Bài 1 KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
Bài 2 LÀM VIỆC VỚI BẢNG TÍNH
Bài 3 SẮP XẾP, TỔNG HỢP, LỌC DỮ LIỆU
Bài 4 HÀM TRONG EXCEL
Bài 5 THIẾT LẬP TRANG IN

Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

14

MS EXCEL – CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
NÂNG CAO
BÀI 1: BẢO VỆ BẢNG TÍNH
BÀI 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG EXCEL
BÀI 3: BIỂU ĐỒ
BÀI 4: MACRO


MS POWER POINT – CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH CHIẾU


Bài 1- GIỚI THIỆU CHUNG
Bài 2: XÂY DỰNG CÁC SLIDE
Bài 3 - THIẾT LẬP HIỆU ỨNG TRÌNH DIỄN
Bài 4 - IN ẤN
Bài 5: SỬ DỤNG CÁC TEMPLATE - THIẾT LẬP SLIDE MASTER


MS POWER POINT – CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH CHIẾU
NÂNG CAO

BÀI 1 - THÊM NHẠC VÀ ÂM THANH
BÀI 2 - THÊM PHIM VÀ CÁC ẢNH GIF ĐỘNG
BÀI 3 - THÊM ẢNH ĐỘNG
BÀI 4 - ĐỊNH GIỜ TRÌNH DIỄN VÀ THÊM CÁC HIỆU ỨNG CHUYỂN TI
ẾP
BÀI 5 - THÊM VÀ HIỆU CHỈNH KIỂU ĐÁNH SỐ HAY BULLET
BÀI 6 - TẠO VÀ ĐỊNH DẠNG BẢNG (TABLE)
BÀI 7 - THÊM VÀ ĐỊNH DẠNG CÁC HEADER VÀ FOOTER
BÀI 8 - TẠO CÁC HYPERLINK VÀ CHÈN CÁC NÚT HÀNH ĐỘNG
BÀI 9 - TRÌNH DIỄN SLIDE SHOW
Bài 10 - IN TRONG POWERPOINT 2003

Chi tiết chương trình đào tạo được đưa ra trong phụ lục 01.
1.2.2.3 Đào tạo về kỹ năng sử dụng các ứng dụng kiểm toán
Hiện tại các phần mềm về cơ sở dữ liệu, ứng dụng trong kiểm toán đ
ang trong quá
trình xây dựng. Việc hướng dẫn sử dụng và thiết lập vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Với một số ứng dụng cụ thể cho từng đơn vị, do từng đơn vị triển khai thực hiện thì
TTTH mới chỉ dừng lại ở mức phối hợp với các đơn vị đó mở các cuộc thảo, trao đổi kinh

nghiệm, qua đó nhằm tăng cường hi
ểu biết về kiểm toán cũng như công nghệ thông tin
cho các đơn vị. Đây là một trong những ứng dụng quan trọng vào hoạt động của công
chức tại KTNN. Việc đào tạo để các chuyên viên, KTV có thể vận dụng các ứng dụng này
vào hoạt động chuyên môn quyết định trực tiếp đến vấn đề tăng cương năng suất, hiệu
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

15
quả họat động của họ. Với việc có thể sử dụng thành thạo các phần mềm như phần mềm
cơ sở dữ liệu Luật, cơ sở dữ liệu đối tượng kiểm toán, cơ sở dữ liệu hồ sơ kiểm toán… sẽ
đảm bảo cho các KTV, chuyên viên có nhiều công cụ hữu dụng phục vụ cho hoạt động
của mình. Hiện tạ
i các ứng dụng phục vụ cho công tác kiểm toán vẫn trong quá trình hoàn
thiện, một số phần mềm mới chỉ ở mức ý tưởng, nên công tác bồi dưỡng kiến thức về các
ứng dụng kiểm toán, phục vụ cho công tác kiểm toán vẫn đang xây dựng.
1.2.2.4 Đào tạo về chuyên môn sâu trong lĩnh vực CNTT phục vụ cho hoạt động kiểm
toán trong môi trường CNTT.
Trong việc đào tạo về chuyên môn sâu trong lĩnh vực CNTT thi hiện t
ại TTTH
chưa tổ chức được, do điều kiện hạn chế về chuyên gia, tài chính và cơ sở hạ tầng. Để có
thể đảm bảo đủ điều kiện đào tạo chuyên môn sâu trong lĩnh vực CNTT thì cần phải đủ
kinh phí thuê chuyên gia từ ngoài vào giảng dậy. Ví dụ những vấn đề thiết yếu sau :
- Quản trị hệ thống, quản trị thiết bị mạ
ng,
- Quản trị cơ sở dữ liệu, SQL, PHP
- Nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình C#, Visual Basic
- Xây dựng và quản trị website, Email
- Bảo mật và an toàn thông tin …
Bên cạnh đó, đối tượng học mới chỉ hạn chế số lượng cán bộ đã có căn bản vững
về CNTT tại TTTH chứ chưa được mở rộng ra tới các cán bộ tại các đơn vị không chuyên

trách về
CNTT.
Với điều kiện hạn chế, phương thức tận dụng sự hỗ trợ của các nước có quan hệ
với Việt Nam, với KTNN thì phương thức cử cán bộ đi tập huấn, đào tạo tại nước ngoài
sẽ là điều kiện rất tốt. Đây là một lợi thế thiết thực, có thể tận dụng để nâng cao tầm hiểu
bi
ết thực tế về CNTT cũng như áp dụng CNTT vào kiểm toán. Trong những năm vừa qua,
TTTH đã cử được 6 cán bộ tham gia một số lớp đào tạo về kiểm toán trong môi trường
CNTT tại Hàn Quốc, Malaysia. Mặc dù các khoá học này không tập trung vào đào tạo
chuyên sâu về CNTT, thời gian khoá học ngắn (chỉ giới hạn 14 -> 30 ngày) và thường
đưa vấn đề tìm hiểu văn hoá, tham quan du lịch đi kèm nhưng cũng đã mang lại cho h
ọc
viên những hiểu biết nhất định về mức độ áp dụng CNTT vào thực tế, trình độ CNTT hiện
tại của họ và ứng dụng CNTT cho hoạt động kiểm toán.

Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

16
1.3 Đánh giá thực trạng nội dung, chương trình đạo tạo tin học
của Kiểm toán Nhà nước
1.3.1 Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán
bộ của KTNN đã đạt được những kết quả nhất định. Nội dung chương trình bồi dưỡng kiến
thức CNTT đã ngày càng hoàn thiện. Số lượng các môn học đã được tăng cường đáng kể, nội
dung truyền đạt ngày càng phong phú. Cụ thể những mặt sau thể hiện một cách rõ ràng nhất:
Thứ nh
ất, số lượng và chất lượng các cán bộ được đào tạo về ứng dụng CNTT và
đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động của KTNN ngày càng nâng cao. Điều này được phản
ánh thông qua số lượng máy tính và yêu cầu sử dụng máy tính trong lực lượng cán bộ
công chức ngày càng tăng số lượng và phong phú về lĩnh vực, yêu cầu công tác (từ các

ứng dụng cơ bản về hệ thống đến các ứng dụng nâng cao như các phần mềm chuyên
biệt ). Khối lượng công việc của cán bộ công chức giải quyết được ngày càng lớn hơn,
có hiệu quả lớn đối với hoạt động của ngành.
Thứ hai, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ công chức của
KTNN ngày càng đầy đủ và hoàn thiện; tạo định hướng lâu dài cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ
công chức KTNN.
Thứ ba, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT ngày càng đa dạng, chứa
đựng rất nhiều kiến thức, từ những kiến thức nền rất chung đến những kỹ năng tác nghiệp
chuyên sâu. Sự phong phú và đa dạng trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã giúp các cán
bộ có một lượng kiến thức nhất định trên các lĩnh vực để phục v
ụ cho công tác kiểm toán.
Thứ tư, KTNN đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT các cán bộ công
chức thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tự nghiên cứu và thông qua các
chuyên đề hội thảo Các phương thức đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung mới chỉ được được
xây dựng và tổ chức thực hiện bước đầu phù hợp với trình độ và năng lực của từng cán
bộ. Do đó, thông qua các phương thức đào tạo, bồi dưỡng trên các cán bộ có thể phát huy
được một phần không nhỏ năng lực học tập và ứng dụng của mình, cống hiến được nhiều
hơn cho công tác hoạt động của KTNN.
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

17
1.3.2 Những mặt hạn chế
Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như đã phân tích ở trên, nhưng
trong thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ của KTNN
cũng đã bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục. Cụ thể là:
a. Về số lượng và chất lượng cán bộ được đào tạo, bồ
i dưỡng kiến thức CNTT
Thực tế cho thấy, số lượng và chất lượng các nguồn cán bộ được đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức CNTT của KTNN đã có sự tăng lên trong thời gian qua; tuy nhiên, lực

lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
đòi hỏi của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động. Nhiều máy tính và thiết bị ngoại vi vẫn
chưa được sử dụng một cách tối ưu. Trình độ chuyên môn và năng lực ứng dụng CNTT
của một số cán bộ còn yếu, đặc biệt là đối với các cán bộ có thâm niên công tác và có
tuổi. Khả năng hiểu biết về máy tính và ngoại ngữ còn hạn chế cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình ứng dụng CNTT của tất cả các cán bộ.
b. Về tiêu chuẩn đối vớ
i trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ của KTNN
Đến nay, KTNN chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về tiêu chuẩn đối với
trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ ( A,B,C quản trị, lập trình ) của KTNN.
Về nội dung chương trình đào tạo mới chỉ phân chia thành 2 phần cơ bản và nâng cao
trong tất cả các môn đào tạo. Do đó, việc ứng dụng và đưa ứng dụng vào hoạt động thực
tế của các cán bộ còn nhiều b
ất cập. Nhiều phần, lĩnh vực kiểm toán viên, chuyên viên
quan tâm và có nhu cầu học tập vẫn chưa được đưa vào chương trình đào tạo.
c. Về mục tiêu đào tạo

Trong những năm qua mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ
mới chỉ được phản ánh thông qua các chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi
dưỡng mà chưa được quy định rõ ràng dưới hình thức văn bản. Do đó, công tác đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ chưa có kế hoạch và định hướng cụ thể, rõ ràng
trong cả trung hạn và dài hạn.
Cho
đến nay, KTNN mới chỉ xây dựng và phê duyệt chương trình khung đào tạo
về kiến thức CNTT cho cán bộ công chức, chứ chưa có chương trình khung đào tạo các
cán bộ chuyên trách CNTT. Do vậy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ chuyên
trách CNTT chỉ mới phần nào bù đắp được những thiếu hụt về kiến thức chuyên môn cho
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

18

các cán bộ chuyên trách CNTT , mà chưa thực sự chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng,
cập nhật kiến thức mới. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng chưa được tổ chức và chưa tập trung.
Mục tiêu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng mới dừng lại ở cấp độ cơ bản mà chưa có
khả năng ứng dụng vào thực tiễn công việc mộ
t cách triệt để. Chương trình đào tạo, bồi
dưỡng mới dừng lại ở giáo trình, mức ứng dụng cơ bản chứ chưa thực sự đi vào thực tiễn
của từng vấn đề chuyên biệt, theo yêu cầu thực tế của công tác kiểm toán, chuyên ngành.
Các cuộc thảo luận trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ có kinh nghiệm ứng dụng CNTT với
các cán bộ không chuyên chưa được quan tâm tổ chức triệt để.
e. Về kết cấu nội dung chương trình kiến thức CNTT

Mặc dù đã tiến hành công tác khảo sát, thăm dò nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các
cán bộ, công chức nhưng thực chất việc phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng hiện nay
mới chỉ mới chỉ dựa vào các văn bằng, chứng chỉ, chứ chưa có cơ sở để phân loại theo
trình độ thực sự, nên dẫn đến hậu quả là nhiều đối tượng với trình độ và khả năng tiếp thu
khác nhau vẫn phải cùng tham gia một khoá học. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn mang
tính chất cào bằng nhu cầu học tập và đánh đồng các trình độ nên với cùng một nội dung
đào tạo sẽ trở nên nhàm chán với đối tượng này và quá nặng đối với đối tượng khác và
đôi khi vẫn còn sự chồng chéo về chương trình giữa các khoá học; sự đổi mới của khoá
sau chưa đáng kể so với khoá trước. Các lớp chủ yếu là giáo viên thuyết trình, học viên
nghe chưa có hình thức đối thoại, trao đổi, camera khi học cho nên việc học còn nhiều thụ
động. Việc đưa bài kiểm tra nhìn chung chưa khai thác và đánh giá đầy đủ trình độ của học
viên.
f. Về phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung chương trình

Mặc dù, trong thời gian vừa qua KTNN đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức các
cán bộ dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhưng không phải tất cả các phương thức
đều hợp lý và hiệu quả.
- Các khoá học đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được tổ chức trong một khoảng thời gian
ngắn nên đã hạn chế khả năng tiếp thu c

ủa các học viên.
- Chưa có các khoá học đào tào, bồi dưỡng dài hạn có ưu điểm giúp học viên lĩnh hội
được các kiến thức một cách liên tục, thường xuyên trong một thời gian dài, có thể là tổ chức
đào tạo bên ngoài KTNN . Với phương thức đào tạo này cũng mang lại một số hạn chế đối
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

19
với công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Khó khăn lớn nhất đó là KTNN khó có thể kiểm
soát được thời gian cũng như nội dung học tập của các học viên; đặc biệt đối với các khoá
học được tổ chức bên ngoài KTNN. Khó khăn thứ hai đó là phương tiện và trang thiết bị cho
công tác đào tạo trong điều kiện còn hạn chế về nguồn lực của KTNN.
- Tự nghiên cứu là một phương thức đòi hỏi phải có sự nỗ lực và tự giác rất lớn từ
phía các cán bộ. Nếu các cán bộ không tự tìm tòi nghiên cứu và xác định được những mục
tiêu nghiên cứu đúng đắn thì hình thức đào tạo, bồi dưỡng này sẽ không có hiệu quả.
- Thông qua việc nghiên cứu ứng dụng và tìm hiểu về CNTT, kỹ năng về ứng dụng
CNTT của các cán bộ sẽ được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên, nếu việc nhận thức, ý thức trong
việc nghiên cứu và ứng dụng CNTT vào hoạt động không hợp lý, thiếu định hướng sẽ không
tạo nên được tính chuyên môn hoá trong ứng dụng và sẽ dẫn đến việc làm hỏng hệ thống.
Việc hỗ trợ và hướng dẫn thường với các cán bộ ứng dụng CNTT ít kinh là điều hết sức cần
thiết.
g. Về đội ng
ũ giảng viên
Trong thời gian qua, KTNN đã rất chú trọng đến chất lượng đội ngũ giảng viên.
Tuy nhiên do Phòng Đào tạo - TTTH được thành lập chưa lâu, các đối tượng giảng viên
mang tính chuyên nghiệp chưa cao, hầu hết là giảng viên kiêm chức nên vẫn còn hạn chế
một số mặt và bị hạn chế về việc tuân thủ những quy trình cần thiết đảm bảo tính sư phạm
của một quá trình đào tạo (như
chuẩn bị giáo án, bài giảng khả năng truyền tải kiến thức
cho học viên ).
h. Về tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng


Tài liệu, giáo trình trang bị cho đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cán bộ của
KTNN hiện nay vẫn mang nặng tính lý thuyết, chưa có những tài liệu đúc kết từ thực tiễn
phát sinh trong hoạt động kiểm toán một cách có hệ thống cho từng chuyên ngành kiểm
toán cơ bản.
k. Cơ sở vật chất

Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng của KTNN còn hạn chế, điều này ảnh
hướng lớn đến việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cả về chất lượng và số lượng. Mặc dù
KTNN đã trang bị cơ sở vật chất ở một mức nhất định nhưng vẫn còn hạn chế lớn. Phòng
học, có diện tích hẹp, máy tính phục vụ cho công tác
đào tạo hạn chế về số lượng, trong
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

20
đó các máy tính này đã lỗi thời, tốc độ chậm, hạn chế về khả năng mở rộng. Với các thiết
bị này thì việc đào tạo sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi đào tạo chuyên sâu hơn cho các
đối tượng đặc thù như: cán bộ chuyên trách, các lớp trao đổi học tập về phần mềm mới sẽ
gặp rất vướng mắc
1.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Những hạn chế nêu trên trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT
cho cán bộ xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
a. Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan chủ yếu bao gồm:
- KTNN là một cơ quan ra đời muộn hơn so với các cơ quan khác ở Việt Nam;
đang trong quá trình hình thành và phát triển nên mọi hoạt động của KTNN được thực
hiện dựa trên cơ sở vừa làm vừa học hỏi;
- Cơ sở vật chất của KTNN chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công tác đào
tạo, bồi dưỡng: diện tích nh

ỏ, trang thiết bị chưa được hiện đại hoá một cách đồng bộ ;
- Kinh phí của Nhà nước cấp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của KTNN còn hạn
chế;
- Các cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành khác nhau với các trình độ chuyên
môn và kỹ năng ứng dụng CNTT khác nhau.
Thực tế cho thấy việc sử dụng máy tính và các ứng dụng CNTT còn hạn chế. Một
số cán bộ công chức có thâm niên công tác lâu, có tu
ổi đời lớn thì hiểu biết và ứng dụng
CNTT chưa đạt được yêu cầu. Những cán bộ có thâm niên công tác thường không hoặc
chưa được đào tạo một cách bài bản về CNTT, về ứng dụng CNTT. Thời gian làm việc
với máy tính, sử dụng máy tính để làm việc chưa nhiều nên khả năng sử dụng máy tính
còn hạn chế.
Ngày nay, các công nghệ mới thường được đưa vào ứng dụng ngay cho máy tính,
các hệ
thống phần mềm mới, hệ điều hành mới liên tục phát triển. Với định luật Moore “
Cứ sau mỗi 18 tháng thì số lượng Transitor trên một MicroChip tăng lên gấp đôi” thì tốc
độ máy tính luôn luôn được cải thiện, và đi kèm đó là một loạt các phần mềm, phân cứng
liên tục ra đời và đưa vào sử dụng. Lúc này các máy tính cũ, phần mềm cũ không còn
được sử dụng do hỏng phần cứng trên máy tính hay phần m
ềm không đáp ứng được điều
kiện làm việc. Do vậy, với các công việc đặc thù và việc không thường xuyên sử dụng
máy tính trong mọi hoạt động đã dẫn đến khả năng sử dụng máy tính của các cán bộ có
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

21
tuổi không còn thành thạo như trước. Với những điều kiện này thì cần phải có những lớp
cập nhật kiến thức liên lục và thường xuyên mở rộng kiến thức về CNTT mới có thể
mang máy tính vào hoạt động thực tế một cách thiết thực với những cán bộ này.
Với những cán bộ trẻ, có thời gian tuyển dụng vào làm việc tại KTNN trong những
năm gần

đây thì ưu thế sử dụng máy tính vào công tác lớn hơn. Họ có sự nhanh nhậy
trong các vấn đề về công nghệ mới và được tiếp thu khoa học công nghệ về máy tính ở
mức cơ bản hơn. Tuy nhiên, việc hiểu biết và ứng dụng CNTT vào kiểm toán đã nhiều
nhưng thực tế, nhiều cán bộ vẫn chưa thực sự làm chủ máy tính và ứng dụng, đặc biệt là
những tính năng cao cấp, những tính năng đảm bảo tăng tốc đáng kể các hoạt động của
họ. Với những tính năng cao cấp hơn, chuyên nghiệp hơn thì cần phải có một sự nghiên
cứu thấu đáo mới có thể vận dụng ứng dụng CNTT vào hoạt động một cách thành thạo và
chuyên nghiệp nhất.
b. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, nội tại của KTNN cũng làm ảnh
hưởng đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ; cụ thể:
- KTNN chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng và ban hành hệ thống văn
bản quy định công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho các cán bộ;
- KTNN mới chỉ xây dựng và phê duyệt chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng
kiế
n thức CNTT cho KTV, mà chưa có chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chuyên trách CNTT.
- KTNN chưa liên kết chặt chẽ với các cơ quan đơn vị trong và ngoài nước trong
việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chuyên trách CNTT; chưa kêu gọi được các dự án đầu
tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách CNTT, cán bộ ứng dụng CNTT
vào hoạt động.
Để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ
, việc tìm ra
những giải pháp khắc phục những nguyên nhân trên cùng với việc xây dựng định hướng,
phương thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho các cán bộ một cách khoa học và
đảm bảo những điều kiện về pháp lý và nguồn lực cho thực hiện phương thức đào tạo, bồi
dưỡng đó là một tất yếu.
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

22

1.4 Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức nước ngoài.
Hàn Quốc là một quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển vào bậc nhất trên
thế giới. Tại đây, CNTT đã xuất hiện trong mọi hoạt động trong đời sống và trở thành một
thành phần không thể thiếu. Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đã áp dụng CNTT
một cách triệt để. Họ đã xây dựng một hệ thống thông tin mạnh mẽ, có thể kết nối toàn bộ
các
đơn vị, bộ phận từ trung ương đến địa phương. Từ đó, xây dựng một trung tâm số liệu
toàn quốc. Dựa trên nền tảng đó, việc đào tạo cho cán bộ công chức của họ đã được xây
dựng tương đối hoàn thiện.
Tại cơ quan Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, việc đào tạo được tổ chức tập
trung tại trung tâm đào tạo của Kiể
m toán và Thanh tra Hàn quốc ( IEEA). Học viên phải
học tập tập trung trong một thời gian từ một tháng đến 3 tháng. Hệ thống trang thiết bị
được xây dựng rất thuận lợi cho việc học tập của học viên. Việc tổ chức đào tạo được xây
dựng theo từng modul riêng. Căn cứ theo yêu cầu của từng loại đối tượng học, căn cứ
theo từng mục tiêu học tập mà khoá họ
c được thiết kế. Công tác đào tạo ứng dụng CNTT
ở đây được xây dựng trên nền các chương trình ứng dụng do chính họ làm ra và đang ứng
dụng nên đảm bảo tính hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó, các chương trình ứng dụng tại Hàn
Quốc đã được Hàn hoá ngôn ngữ, hệ thống các Menu, hộp lệnh, hệ thống trợ giúp…. Đây
là một điều kiện hết sức thuậ
n lợi cho việc ứng dụng các chương trình máy tính vào hoạt
động, qua đó có thể nâng cao rất nhiều khả năng làm việc với máy tính của các công chức
Hàn Quốc. Điểm thuận lợi này đã làm cho công tác đào tạo và nâng cao kiến thức tin học
cho công chức của Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc dễ dàng, hiệu quả hơn.
Nội dung chương trình đào tạo đã được xây dựng qua nhiều năm, nhiều lần cập
nh
ật. Đặc biệt, với mỗi một phiên bản chương trình ứng dụng mới do Kiểm toán và Thanh
tra Hàn Quốc tự xây dựng, phiên bản chương trình ứng dụng cập nhật, họ đều có các điều
chỉnh nội dung đào tạo tức thời. Phổ biến các kiến thức cập nhật này qua nhiều kênh

thông tin khác nhau đến học viên – cán bộ làm việc tại Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc.

Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

23
CHƯƠNG 2
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo,
bồi dưỡng tin học cho cán bộ công chức của Kiểm toán Nhà nước
2.1 Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng tin học cho cán bộ công chức của Kiểm toán Nhà nước
Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc đào tạo CNTT đều thiên về các môn học CNTT
thuần túy. Có nghĩa là ngoài những môn bắt buộc thì học viên chỉ được đào tạo những
kiến thức liên quan đến chuyên ngành… Việc đào tạo như vậy dẫn đến thì học viên có tốt
nghiệp loại giỏi, thành thạo các kỹ năng ứng dụng cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cậ
n
thực tế. Đặc biệt, việc đưa các chương trình tin học ứng dụng vào đào tạo thường chỉ đưa
vào được một số chương trình cụ thể. Như vậy khi học viên kết thúc khóa học sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc vận dụng các ứng dụng CNTT vào hoạt động. Khi xây dựng
chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học, CNTT, các chuyên gia giáo dụ
c cần
phải tham khảo chương trình đào tạo của các chuyên ngành khác, như vậy mới đảm bảo
nội dung sát thực tế, hiệu quả khóa học được nâng cao.
Đổi mới tư duy đào tạo. tập trung đào tạo có quy hoạch, có định hướng cụ thể, học
để làm, làm để học và học để làm tốt hơn. Đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT phải
quan tâm cả chấ
t lượng, số lượng, lấy chất lượng là trọng tâm và luôn luôn coi chất lượng
làm trọng tâm phấn đấu. Nội dung đào tạo là định hướng thứ ba được đặt ra. Trước hết
phải đào tạo đội ngũ giảng viên. Đào tạo mũi nhọn, đào tạo với nhiều hình thức : trong và
ngoài nước, hình thức đào tạo chính quy tập trung, đạo tạo theo chuyên đề, chuyên
sâu….Công tác đào tạo như nh

ững phân tích trong phần trước ta đã thấy rõ còn một số
điểm cần phải hoàn thiện thêm. Mục tiêu chính của công tác đào tạo là tăng cường hơn
nữa những kỹ năng từ căn bản đến chuyên sâu của cán bộ công chức tại KTNN. Với điều
kiện công nghệ đang phát triển từng ngày, việc áp dụng công nghệ mới, hệ thống mới vào
hoạt động của các
đối tượng kiểm toán ngày càng lớn và hoàn thiện thì có thể cần thiết
phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ
công chức để có thể bắt kịp. Thông qua đó, việc thực hiện công tác chuyên môn mới có
thể đồng bộ, đẩy cao được năng suất lao động.
Cuộc cách mạng CNTT cùng với quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh
mẽ, sâu s
ắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế
giới, tạo ra cơ hội cho những biến đổi cơ bản và những thành công to lớn. Ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý hành chính là một trong những ứng dụng phổ biến nhất và
có tác động mạnh mẽ nhất tới mọi người dân trong xã hội. Thực hiện nhiệm vụ giai đoạn
5 năm 2006- 2010 theo lộ trình củ
a chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước giai đoạn
Đề tài cơ sở Chủ nhiệm: Phạm Mạnh Hùng

24
2001-2010 vấn đề đặt ra là đạo tạo và bồi dưỡng kiến thức tin học ứng dụng trong hoạt
động kiểm toán nhà nước như thế nào để đảm bảo đến năm 2010 đưa KTNN Việt Nam
lên quy mô trung bình và đạt trình độ kiểm toán vào loại khá so với KTNN các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Hiện này, KTNN có 21 đầu mối gồm 13 đơn vị ở
TW, 9 đơn vị khu vực và 3 đơn
vị sự nghiệp. Trong đó tại TTTH có 19 cán bộ viên chức ( tính đến 2-2008) bao gồm:
 Thạc sỹ: 03 người
 Kỹ sư: 07
 Cử nhân: 04

 Kỹ thuật viên: 01
 Cán sự: 01
 Khác 02
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nên
ngay từ khi thành lập, KTNN đã hết sức quan tâm đến việc đào tạ
o, bồi dưỡng cán bộ,
nhất là đội ngũ KTV nhà nước nhưng kết quả chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ
chính trị, chưa đáp ứng được sự tin cậy và lòng mong mỏi về tăng cường “chất lượng và
hiệu quả kiểm toán nhà nước như một công cụ mạnh của Nhà nước”.
Mục tiêu cho việc hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi d
ưỡng tin học cho
cán bộ công chức của Kiểm toán Nhà nước cần thiết là nâng cao khả năng ứng dụng
CNTT trong xử lý công việc, cụ thể như:
- Tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý và triển khai các dự án CNTT.
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia về CNTT có khả năng tiếp nhận, chuyển giao
công nghệ, quản trị hệ thống mạng, xây dựng, ứng dụng và phát triển cơ
sở dữ
liệu, các ứng dụng chuyên ngành của KTNN. Đồng thời tổ chức đào tạo đội
ngũ chuyên gia cao cấp về CNTT có đủ năng lực quản lý, điều hành toàn bộ hệ
thống thông tin của KTNN.
- Phổ cập các kiến thức tin học cơ bản, phương pháp khai thác và sử dụng một
cách hiệu quả các chương trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn,
nghiệp vụ c
ủa cán bộ KTNN. Đến năm 2010 đạt 100% cán bộ có trình độ tin
học căn bản.
- Xây dựng hệ thống đào tạo hiện đại: hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công
tác đào tạo tin học; xây dựng hệ thống đào tạo từ xa, giáo trình bài giảng điện
tử.

×