Tải bản đầy đủ (.pdf) (343 trang)

Luận cứ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 343 trang )

 

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỀ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC




BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG HỢP

TÊN ĐỀ ÁN:

LUẬN CỨ VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ NƯỚC TA
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ






CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN
:
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG THÀNH
PHÓ GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

CƠ QUAN CHỦ TRÌ
:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


9250

Hà Nội, 2011

2
ĐỀ ÁN ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

LUẬN CỨ VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ NƯỚC TA
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH, HĐH



CÁC THÀNH VIÊN CHỦ YẾU THAM GIA ĐỀ ÁN:
1. Chủ nhiệm : PGS.TS Nguyễn Đăng Thành
2. Phó chủ nhiệm : TS. Hà Hữu Nga
3. Thư ký khoa học: PGS.TS Đoàn Minh Huấn
4. Thư ký hành chính: TS Trần Thị Bích Hằng
5. Các thành viên khác: GS.TS Tô Duy Hợp
GS.TS Ngô Văn Lệ
GS.TS Bùi Thế Cường
PGS.TS Vũ Mạnh Lợi
PGS.TS Ngô Ngọc Thắng
TS Đậu Tuấn Nam
TS Mông Ký Slay
PGS.TS Nguyễn An Ninh
TS. Phan Văn Hùng
TS. Bế Trung Anh
Ths. Nguyễn Quỳnh Huy
TS. Nguyễn

Đăng Thảo
TS. Trần Hữu Sơn
PGS.TS Phạm Hồng Quang
PGS.TS. Lê Văn Đính
PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh
PGS.TS Huỳnh Thị Gấm
PGS.TS Lâm Bá Nam.




3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết của Đề án 9
2. Mục tiêu của Đề án 11
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Nội dung nghiên cứu 12
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 13
6. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp 24
PHẦN I: LUẬN CỨ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DTTS NƯỚC TA ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH, HĐH 25
1.1. Một số khái niệm cơ bản 25
1.2. Các quan điểm lý thuyết làm luận cứ cho phát triển nguồn nhân lực DTTS đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
CNH-HĐH đất nước 46
1.3. Khái quát hoá kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực DTTS của các nước trên thế giới – bài học cho Việt
Nam 77
TIỂU KẾT P.I 92
PHẦN II: LUẬN CỨ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DTTS NƯỚC TA ĐÁP

ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH, HĐH 94
2.1. Đặc điểm các DTTS ở Việt Nam 94
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực DTTS Việt Nam thời kỳ đổi mới 105
2.3. Đánh giá mức độ phù hợp của nguồn nhân lực DTTS đối với công cuộc CNH, HĐH trong thời gian qua
155
2.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực DTTS Việt Nam thời kỳ đổi mới 157
TIỂU KẾT P.II 197
PHẦN III: HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DTTS ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT
NƯỚC 199
3.1. Các chính sách tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực DTTS đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,
HĐH 199
3.2. Các chính sách tác động gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực DTTS đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,
HĐH 218
3.3. Về quy trình hoạch định và thực hiện chính sách DTTS 235
3.4. Đánh giá tổng quát về hệ thống chính sách của Nhà nước ta đối với sự phát triển nguồn nhân lực DTTS
trong thời kỳ đổi m
ới 240
3.5. Một số vấn đề đặt ra 245
TIỂU KẾT P.III 246
PHẦN IV: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DTTS ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC 250
4.1. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển nguồn nhân lực DTTS 248
4.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực DTTS đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH 263
4.3. Hệ giải pháp phát triển nguồn nhân lực DTTS đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH 271

4
TIỂU KẾT P.IV 311
KẾT LUẬN 313
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………… 315

PHỤ LỤC 332

5
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1. Dân số của 54 dân tộc ở Việt Nam 107
Bảng 2. Mật độ dân số trung bình theo vùng 110
Bảng 3. Phân bổ nhân lực y tế công theo thành thị/nông thôn năm 2008 113
Bảng 4. Lao động và việc làm của dân số trong độ tuổi lao động 115
Bảng 5. Tỷ lệ thất nghiệp (%) 115
Bảng 6. Tỷ lệ lao động phụ thuộc và số thành viên lao động trung bình/hộ 117
Bảng 7. Thông tin về lao động của hộ
118
Bảng 8. Tỷ lệ chủ hộ và trung bình số thành viên hộ có sức khỏe tốt 121
Bảng 9. Tỷ lệ người mắc bệnh chấn thương và khám chữa bệnh nội, ngoại trú có BHYT hoặc thẻ
KCB miễn phí theo nhóm dân tộc 122
Bảng 10. Chỉ số dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi (%) 123
Bảng 11. Trình độ học vấn của dân số 15 tuổi trở lên theo kết quả Tổng điều tra dân số
và nhà ở
năm 2009 (%) 128
Bảng 12. Tỷ trọng lực lượng lao động trở lên có trình độ chuyên môn năm 2006 (%) 129
Bảng 13. Tình hình biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của các DTTS 130
Bảng 14. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi qua các cấp học 133
Bảng 15. Lợi tức đầu tư cho giáo dục theo các châu lục, đầu những năm 1990 138
Bảng 16. Lợi tức đầu tư cho giáo dục theo các mức thu nhập bình quân đầu ng
ười, đầu những năm
1990 139
Bảng 17. Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng 140
Bảng 18. Tuổi thọ bình quân của các nhóm DTTS 146
Bảng 19: Tỷ lệ di cư ra thành phố và làm cho các KCN theo dân tộc 155

Bảng 20: Tình trạng nhà ở của đồng bào DTTS 159
Bảng 21: Thu chi các hộ gia đình đồng bào DTTS 162
Bảng 22: Lý do mỗi gia đình nhất thiết phải có con trai/con gái (gia đình mẫu hệ) 173
Bảng 23: Cách gia đình đồng bào DTTS chữa bệnh khi người trong gia đình bị ốm 173
Bả
ng 24: Dân số và mật độ dân số các vùng trong cả nước (2006) 176
Bảng 25: Tương quan nhóm thu nhập và quy mô hộ gia đình 177
Bảng 26: Tương quan giữa kinh tế hộ gia đình và tình trạng nhà ở 177
Bảng 27: Người được bà con DTTS kính trọng trong thôn bản 182
Bảng 28: Tỷ lệ hộ gia đình đồng bào DTTS cho con học hết lớp 12 184
Bảng 29: Số lượng sinh viên đi học Hệ cử tuyển 186
Bảng 30: Phân bổ ngân sách cho chương trình 135…………………………………………219


6
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. Một số thống kê dân số liên quan đến mức sinh và mức tử vong theo nhóm dân tộc109
Hình 2. Quy mô hộ gia đình DTTS 112
Hình 3. Số lượng giáo viên phổ thông năm 2008 phân theo cả nước và DTTS 114
Hình 4. Tháp dân số theo độ tuổi của các DTTS 116
Hình 5. Xu hướng lao động trong hộ 119
Hình 6. Các bệnh chủ yếu ở các xã (tỷ trọng trên tổng số các bệnh) 123
Hình 7. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch trong sinh hoạt theo tỉnh và DTTS 125
Hình 8. Tiện nghi vệ sinh, sự phân bổ theo dân t
ộc……………………………………… 125
Hình 9. Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên người dân tộc kinh……………… 127
Hình 10. Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên của DTTS ……………………….127
Hình 11. Tỷ lệ xã có học sinh tiểu học và trung học cơ sở bỏ học………………………….134
Hình 12. Tỷ lệ nghèo bình quân đầu người (%) của nhóm Kinh-Hoa và DTTS 141
Hình 13. Tỷ lệ nghèo giữa các nhóm DTTS 141

Hình 14. Cơ cấu khó khăn của hộ gia đình dẫn đến nghèo đói 144
Hình 15. Ch
ỉ số phát triển con người HDI theo vùng, giai đoạn 1999-2004 147
Hình 16. Chỉ số phát triển liên quan đến giới theo vùng, giai đoạn 1999-2004 147
Hình 17. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình DTTS 149
Hình 18. Cơ cấu thu nhập của hộ theo nguồn thu phân theo nhóm DTTS (%) 150
Hình 19. Cơ cấu thu nhập của hộ theo nguồn thu phân theo nhóm thu nhập (%) 150
Hình 20. Tỷ trọng ngành nghề của lao động nông thôn năm 2006 151
Hình 21: Cơ cấu di cư của các hộ gia đình DTTS 153
Hình 22: Việc sử d
ụng nhà tắm, nhà vệ sinh của đồng bào DTTS 161
Hình 23: Tỷ lệ các hộ đồng bào DTTS (theo tỉnh) sử dụng điện 161
Hình 24: Xu hướng lao động của nguồn lực đồng bào DTTS 166
Hình 25: Dự định sản xuất của hộ gia đình đồng bào DTTS 169
Hình 26: Mỗi cặp vợ chồng có nhất thiết phải sinh con trai/ con gái (với chế độ mẫu hệ) . 172
Hình 27: Tương quan giữa thu nhập kinh tế hộ gia đình và điều ki
ện sinh hoạt 178
Hình 28: Tham gia các tổ chức của các thành viên trong gia đình đồng bào DTTS 180
Hình 29: Số hộ gia đình theo tôn giáo ở đồng bào DTTS 182
Hình 30: Tiêu chí bầu chọn trưởng thôn, bản của bà con DTTS 183
Hình 31: Việc theo dõi các thông tin về y tế - chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện truyền thông
của đồng bào DTTS 190
Hình 32: Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng tại khu vực đồng bào DTTS 194




7
MỤC LỤC HỘP


Hộp 1. Học hết cấp 3 nhưng Tiếng Việt không rành 131
Hộp 2. Bỏ học của học sinh người Khơ Me 134
Hộp 3. Lý do bỏ học 135
Hộp 4. Hỗ trợ cho học sinh ở các trường dân tộc nội trú 136
Hộp 5. Tiêu chí nghèo 142
Hộp 6.Thoát nghèo không chỉ dựa vào vốn và đất? 142
Hộp 7. Không đất canh tác và đói nghèo 145
Hộp 8. Người DTTS đi xuất khẩu lao động………………………………………………………….154

8
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
DTTS Dân tộc thiểu số
CEMA Ủy ban Dân tộc
CNH Công nghiệp hóa
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CTPCBC Chương trình phòng chống bướu cổ
DS-KHHGĐ Dân số Kế hoạch hóa gia đình
GDI Chỉ số phát triển giới
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GSO Tổng cục Thống kê
HDI Chỉ số phát triển con người
HĐH Hiện đại hóa
KHHGĐ Kế
hoạch hóa gia đình
ODA Viện trợ phát triển chính thức
ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
UN Liên Hiệp quốc

UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc
VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa



9
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Việt Nam là quốc gia đa tộc người, với 54 thành phần tộc người, trong đó miền núi -
vùng dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm hơn 3/4 lãnh thổ, có hơn 1/3 số dân với hơn 23 triệu
người, và là vùng tăng trưởng thấp và thua thiệt về cơ hội phát triển cần được ưu tiên trợ
giúp và đầu tư về mọi mặt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy
phát triển mi
ền núi và vùng dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có phát triển nguồn nhân lực
là đòi hỏi cấp thiết, và là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước tới nay.
Gần đây, Đại hội XI của Đảng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thấp kém đang gây tắc
nghẽn quá trình phát triển, do đó, phát triển nguồn nhân lực phải xem là một giải pháp có
tính đột phá để thúc đẩy công cuộc đổi mới
đi vào chiều sâu, thực hiện thắng lợi công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đòi hỏi cấp bách phát triển nguồn nhân lực DTTS không chỉ là việc thực hiện đường
lối của Đảng, mà còn là một nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển vùng
DTTS trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Như đã biết, trong tổng số
gần 33 triệu hecta đất tự nhiên của cả nước thì khu vự
c miền núi và vùng dân tộc thiểu số
đã chiếm tới 23,31 triệu hecta, thuộc 44/63 tỉnh thành của cả nước, với số dân là 23.308.775

người, chiếm 30% dân số cả nước. Có thể nói vùng DTTS là địa bàn chiến lược về kinh tế -
xã hội, môi trường, văn hoá, chính trị, an ninh, quốc phòng, tôn giáo, dân tộc và quan hệ
quốc tế của đất nước ta. Về vị trí địa lý, vùng DTTS nước ta tiếp giáp với nhiều nước có
mối quan hệ g
ắn bó nhưng không ít phức tạp, luôn tiềm ẩn sóng gió trong suốt chiều dài
lịch sử dân tộc, đó là Trung Quốc ở phía Bắc; Lào ở phía Tây; Campuchia ở phía Tây và
Tây Nam của đất nước. Về mặt an ninh, quốc phòng, vùng DTTS là phên dậu che chắn
vững chắc cho đất nước. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, vùng
DTTS lại trở thành cửa ngõ giao lưu quốc tế, đem lại cơ hội và điều ki
ện hội nhập của đất
nước, tạo nên các hành lang phát triển (hành lang Nam Ninh - Bằng Tường (Trung Quốc) -
Lạng Sơn – Hà Nội; hành lang Côn Minh – Lao Cai - Việt Trì – Hà Nội - Hải Phòng); vành
đai phát triển (Hải Phòng - Quảng Ninh (Vịêt Nam) - Quảng Tây - Quảng Đông (Trung
Quốc); tam giác phát triển (Kon Tum – Gia Lai – Đak Lak – Đak Nông (Việt Nam) –
Mondulkiri – Rattanakiri – Stung Treng (Campuchia) – Se Kông – Attapư – Saravan (Lào);
nằm trong trung tâm của vùng phát triển bền vững kinh tế - xã hội – môi trường – văn hoá

10
của Tiểu vùng sông Mê Kông (các tỉnh có đông dân tộc Khơme và người Hoa sinh sống tại
đồng bằng sông Cửu Long), gồm có các quốc gia láng giềng và kề cận: Trung Quốc – Thái
Lan - Lào – Căm Pu Chia - Việt Nam.
Vùng DTTS chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội, lịch sử, văn hoá
vô giá phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, trước hết phải kể đến thổ nhưỡng phục vụ
cho phát triển nông lâm
nghiệp; rừng làm nguyên liệu cho công nghiệp, là tấm lá chắn bảo vệ, che chở và nuôi
dưỡng cho môi trường bền vững; thảm thực vật, đa dạng sinh học phục vụ cho nghiên cứu,
phát triển kinh tế sinh thái; sông ngòi và tài nguyên nước phục vụ cho thuỷ điện; khoáng
sản phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp. Về tài nguyên xã hội, lịch sử, văn hoá và
con người, nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống trên các vùng đất này từ hàng v

ạn năm
trở lại đây, với rất nhiều nền văn hoá tiền sử, sơ sử và lịch sử đa dạng, phong phú. Đặc biệt
trong thời hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, 54 dân tộc đã đoàn kết một lòng vì sự
nghiệp giải phóng đất nước, các vùng dân tộc thiểu số đã trở thành cái nôi của cách mạng
(Việt Bắc, Tây Bắc), là că
n cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (Trường
Sơn - Tây Nguyên, Tây Nam Bộ).
Trong khi tiềm năng và cơ hội phát triển của vùng DTTS không chỉ mang ý nghĩa tự
thân mà còn cho cả đất nước. Bên cạnh đó, các vùng này đang phải đương đầu với những
thách thức to lớn về phát triển, trước hết đó là thách thức về số lượng cũng như chất lượng
nguồn nhân lực, có thể
nói đều vào loại thấp nhất so với các vùng còn lại của đất nước.
Theo cuộc điều tra về mức sống ở Việt Nam do UNDP tài trợ, nếu đặt các nhóm DTTS vào
một phía để so sánh với người Kinh là dân tộc đa số thì mức độ nghèo đói thường có tỷ lệ
cao hơn từ 50% đến 250%. Nguyên nhân chính của nghèo đói ở vùng DTTS là do: i) thể
trạng yếu mệt do suy dinh dưỡng (ăn không đủ chất và suy dinh dưỡng ngay t
ừ khi mới đẻ);
ii) kỹ năng lao động kém, thiếu kiến thức canh tác tiên tiến; hơn nữa, “điều đáng chú ý là
năng lực của chính quyền cơ sở còn rất non yếu, năng lực quản lý và sự hiểu biết còn rất
hạn chế ”
1
.
Tính cấp thiết của việc phát triển nguồn nhân lực DTTS còn ở chỗ: an ninh quốc gia
phụ thuộc một phần đáng kể vào sự ổn định chính trị - xã hội tại các khu vực này, trong khi
đó những bất ổn chính trị - xã hội vùng DTTS lại phần nhiều liên quan đến trình độ dân trí
nơi đây còn thấp. Sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của người DTTS chính là một mảnh đất

1. Hà Quế Lâm. Xoá đói giảm nghèo ở vùng DTTS nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (Sách tham khảo).
Nxb CTQG, H, 2002, trang 75- 79


11
màu mỡ cho các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc. Trong những năm gần đây, ở vùng DTTS đã và đang nổi lên
những hoạt động chống phá nguy hiểm, có tổ chức. Đó là hoạt động của các thế lực phản
động khác nhau hoặc liên minh với nhau như các nhóm FULRO, BAJARAKA, Tin Lành
Đề Ga ở Trường Sơn – Tây Nguyên – Nam Trung Bộ, lan sang cả m
ột số vùng DTTS tại
Campuchia; cái gọi là “Hội Khơme Campuchia Krôm” kích động thù hằn dân tộc, xuyên
tạc lịch sử vùng đất Nam Bộ, vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử với người Khơme Nam Bộ.
Các hoạt động núp bóng tôn giáo của những phần tử thù địch lôi kéo người H’mông nhân
danh “Vàng Chứ”, rêu rao cái gọi là “vương quốc người H’mông” ở Đông Nam Á. Ngoài
ra còn cả mưu đồ làm sống lại tư tưởng về một “xứ Thái tự tr
ị”, “vương quốc Thái”, “tiểu
quốc Thái tự trị”. Vấn đề người Hoa cũng tiềm ẩn nguy cơ “trở thành điểm nóng trong mối
quan hệ dân tộc” .v.v
Trong khi đó, cho đến bây giờ vẫn chưa có công trình chuyên sâu nghiên cứu trên quy
mô toàn quốc về vấn đề này. Không những thế, việc xây dựng, hoạch định và hoàn thiện
chính sách DTTS nói chung và chính sách phát triển nguồn nhân lực DTTS nói riêng còn
nhiều thiếu sót. Vì vậy, có nhiều chính sách, chương trình phát triển rất quy mô, v
ới những
nguồn đầu tư lớn về thời gian, công sức, tài lực, nhưng kết quả đạt được không như mong
muốn. Hơn nữa, sau một quá trình thực hiện thành công các chương trình, dự án giảm
nghèo cho vùng miền núi và DTTS, giờ đây đã đến lúc phải thiết kế một hệ thống chính
sách mới có tính đột phá trong phát triển dân tộc thiểu số. Muốn xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách này, cầ
n có một nghiên cứu quy mô và toàn diện về vùng DTTS, mà trọng
tâm là phát triển nguồn nhân lực. Do đó, đề án này hình thành không chỉ có ý nghĩa khoa
học mà còn xuất phát từ nhu cầu hối thúc của thực tiễn.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
+ Mục tiêu chung

Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ yêu cầu đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
+ Các mục tiêu cụ thể
- Làm sáng tỏ các luận cứ lý thuyết và thực tiễn của chính sách phát triển nguồn nhân lực
dân tộc thiểu số nước ta.

12
- Làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển
nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Khách thể nghiên cứu: Con người với tư cách là nguồn nhân lực
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ đề/vấn đề phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ yêu cầu đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Tấ
t cả các tộc người thiểu số ở Việt Nam
- Tất cả các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam
- Phạm vi thời gian chủ yếu là thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X (2006) của Đảng cộng sản Việt Nam đến nay
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1.
Nghiên cứu xây dựng luận cứ lý thuyết về vấn đề phát triển nguồn nhân lực dân
tộc thiểu số phù hợp quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: Làm rõ các khái niệm then
chốt; các quan điểm lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực và về chính sách phát triển
nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nói riêng.

4.2. Nghiên cứu xây dựng luận cứ thực tiễn cho việc phát triển ngu
ồn nhân lực dân tộc
thiểu số phù hợp quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: Khảo sát thực địa nhằm đánh
giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở nước ta thời kỳ đổi mới, làm rõ
các đặc điểm về số lượng, chất lượng, cơ cấu và đặc điểm biến đổi nguồn nhân lực dân tộc
thiể
u số trong thời kỳ đổi mới so với các thời kỳ trước đổi mới.
4.3. Nghiên cứu đánh giá chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đương đại về
phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong tổng nguồn nhân lực quốc gia; làm rõ
những thành tựu và những hạn chế của hệ thống chính sách này, rút ra những bài học và
kinh nghiệm thực tiễn của việc xây dựng, thực hiệ
n, điều chỉnh, thay đổi chính sách phù
hợp với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế.

13
4.4. Nghiên cứu đề xuất quan điểm, giải pháp đồng bộ chính sách nhằm phát triển
nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói
chung, tại vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Phương pháp luận khoa học Mác – Lênin được đổi mới và phát triển phù
hợp với trình độ khoa học hiện đại và thực tiễn của thời đại mới - thời đại gia tăng hội
nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
* Vận dụng quan điểm Mác - Lênin có ý nghĩa chỉ đạo trong nghiên cứu về con người
và phát triển con người
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định con người là sản ph
ẩm của lịch sử, đồng thời cũng
là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. “Xã hội…là sản phẩm của sự
tác động qua lại giữa những con người”, “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử
của sự phát triển cá nhân của những con người” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995: 657-658).

Sự phát triển tự do của mỗi người sẽ thúc đẩy tiế
n bộ xã hội, và do đó, sẽ là tiền đề, điều
kiện cho sự phát triển của tất cả mọi người.
Thấm nhuần quan điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt coi trọng nhân tố con người. Trong “Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triể
n) (2011), Đảng ta xác định con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển đất nước. Con người là nguồn lực nội sinh quan
trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Trong Báo cáo tổng kết một số vấn
đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng ta khẳng định: “con người là vốn
quý nhất, phát triển con người với tư cách v
ừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự
nghiệp đổi mới đất nước; gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều kiện
cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân ái, với những quan hệ
xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến
lượ
c kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển” (ĐCSVN.
2006: 78-79).
Phát triển con người toàn diện là cơ sở để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực về số lượng, chất
lượng và cơ cấu phù hợp, trong đó đặc biệt chú trọng yêu cầu về chất lượng. Trong bối cảnh cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra như v
ũ bão hiện nay, nói đến chất lượng nguồn

14
nhân lực là nói tới “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp,
được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học,
công nghệ hiện đại”(ĐCSVN. 1997: 9). Như vậy, để phát huy nguồn lực con người trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay, một mặt, phải quan tâm xây dựng nguồn nhân lực trên b
ốn nội dung cơ
bản là: xây dựng con người về mặt thể chất, về mặt trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tri thức khoa

học, về bản lĩnh chính trị, về mặt đạo đức, lối sống. Đảng ta coi phát triển giáo dục - đào tạo cùng
với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững, là điều kiệ
n cần thiết để xây dựng và phát huy nguồn lực con người. Mặt khác,
phải có chính sách giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa giữa lợi ích xã hội,
lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Trong Cương lĩnh của Đảng chỉ
rõ: “…phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩ
a
vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất với đời sống
tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể
và cộng đồng xã hội” (ĐCSVN. 1991: 13), qua đó tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát
triển và s
ử dụng tốt năng lực của mình, cống hiến được nhiều nhất cho công cuộc đổi mới, CNH,
HĐH đất nước.
* Vận dụng quan điểm Mác - Lênin về dân tộc và phát triển dân tộc có ý nghĩa chỉ
đạo trong nghiên cứu chủ đề phát triển nguồn nhân lực DTTS
Khi vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và phát triển dân tộc
vào nghiên cứu luậ
n cứ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực DTTS đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
CNH, HĐH ở nước ta cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Một là, vấn đề dân tộc không thể tách rời vấn đề giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp có quan hệ mật thiết với nhau.
Hai là, trong giải quyết vấn đề dân tộc, xử lý mối quan hệ dân tộc - giai cấp, định
hướ
ng chính sách phát triển đất nước cần chú ý tính đặc thù và vai trò của yếu tố dân tộc.
Ba là, nước ta là một quốc gia đa tộc người, vấn đề dân tộc vừa có vị trí chiến lược lâu dài,
vừa là vấn đề thời sự cấp bách. Nội dung của vấn đề dân tộc không chỉ là chống ngoại xâm giành
độc lập dân tộc, mà còn là tạo môi trường, điều kiện và cơ hội để mọi tộc ng
ười cùng phát triển,
nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, trước hết là nghèo nàn và lạc hậu về kinh tế, bởi

suy cho cùng quan hệ giữa các dân tộc là quan hệ lợi ích (kinh tế, chính trị, xã hội), là bản sắc văn
hóa dân tộc.

15
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và phát triển dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc với những nội
dung cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Chính sách dân
tộc của Đảng là nhằm làm cho từng dân tộc phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội; từng bướ
c khắc phục dần sự chênh lệch để tiến kịp trình độ chung; xây dựng, củng cố
sự bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa,
ngôn ngữ và tập quán của các dân tộc. Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước
Việt Nam. Nhà nước thực hi
ện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc,
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống văn hóa tốt
đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS” (Hiến pháp 1992: 14).
Đồng thời với việc đổi mới nhận thức về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, vấn đề phát
triển nguồn nhân lực DTTS, phát huy sức mạnh cộng đồng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc cũng được quan tâm. Văn kiện Đại hội VI nhấn mạnh: “Trong việc phát triển
kinh tế, xã hội ở những nơi có đồng bào các DTTS, cần thể hi
ện đầy đủ chính sách dân tộc, phát
triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau,
cùng làm chủ tập thể; kết hợp phát triển kinh tế và phát triển xã hội, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo
đời sống con người, kể cả những người từ nơi khác đến và dân tại chỗ… Thực hành những hình
thức, biện pháp thích hợp thu hút đồng bào các dân t
ộc tại chỗ tham gia quá trình phát triển kinh tế
với tư cách là người làm chủ bình đẳng” (ĐCSVN. 1987: 97). Trên cơ sở quan điểm, đường lối của

Đại hội VI, ngày 27-1-1989 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 22 “Về một số chủ trương, chính
sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi”, trong đó đã kiểm điểm, chỉ ra những khuyết điểm,
hạn chế trong thự
c hiện công tác dân tộc và phát triển nguồn nhân lực DTTS, trên cơ sở đó đề ra
quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội miền núi theo tư duy mới, trong đó có nhiều nội
dung liên quan đến đổi mới công tác cán bộ hoặc liên quan trực tiếp đến yêu cầu đạo tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển dân tộc và miền núi. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương lầ
n
thứ Bảy (khóa IX) Đảng ta đã ra Nghị quyết về Công tác dân tộc, trong đó nhấn mạnh vị trí, tầm
quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực DTTS, đặc biệt là cán bộ người dân tộc, trí thức
dân tộc và nâng cao mặt bằng dân trí…

16
Đường lối, quan điểm của Đảng về dân tộc và công tác dân tộc, trong đó có vấn đề phát
triển nguồn nhân lực DTTS đã được thể chế hóa thành pháp luật và những quy định cụ thể
trong các văn bản quản lý của các bộ, ngành và địa phương, được quán triệt và thể hiện
trong các quy hoạch phát triển các vùng DTTS, trong các chính sách phát triển vùng dân
tộc và miền núi. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006),
Đảng ta tiếp tục khẳng
định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp
cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
5.1.2. Phươ
ng pháp luận nghiên cứu khoa học liên ngành về phát triển con người và
nguồn nhân lực
Do đối tượng nghiên cứu của Đề án (phát triển nguồn nhân lực DTTS) có tính phức hợp cho
nên phương pháp luận nghiên cứu khoa học thích hợp nhất là phương pháp luận nghiên cứu liên
ngành khoa học. Đề án này lựa chọn cách tiếp cận chung nhất là tiếp cận phức hợp, lấy Nhân học
và Xã hội học phát triển tộc người làm trung tâm. Trên c

ơ sở đó, Đề án sử dụng các cách tiếp cận
liên ngành khoa học sau:
- Tiếp cận khu vực học (areas studies) là phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa khảo cổ
học, lịch sử, dân tộc học, xã hội học, văn hoá học, văn học dân gian, nhân học thể chất (Physical
Anthropology), nhân trắc học (Anthro-metrics), nhân học xã hội, nhân học văn hoá, dân số học, sử
học, chính trị học, kinh tế học, sinh thái học nhân vă
n, tâm lý học tộc người, ngôn ngữ học tộc
người, lịch sử di dân, quan hệ quốc tế, khoa học vùng (regional science), địa kinh tế học mới (New
Economic Geography), qui hoạch phát triển vĩ mô…v.v. Cách tiếp cận này rất được coi trọng khi
tìm hiểu tộc người thiểu số ở một khu vực nhất định (Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ), với việc đặt khu vực đó ở cả
trạng thái “tĩnh” và “động”, không gian
rộng và hẹp, cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh, để nghiên cứu. Trên thực tế đã hình thành những
nghiên cứu chuyên biệt về từng khu vực với những sắc thái văn hoá và môi trường cảnh quan đặc
thù. Hướng tiếp cận này không cho phép đồng nhất địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số hiện
nay với phân bố cư dân trong quá khứ do hệ quả của quá trình di dân; ph
ải xem xét nguồn nhân lực
dân tộc thiểu số trong sự tác động sâu sắc của môi trường, cảnh quan khu vực mà các nhóm cư dân
đã cư trú, lao động và sáng tạo văn hoá.
- Tiếp cận liên vùng sử dụng cả nghiên cứu quá trình tộc người trong quá khứ và những vấn
đề của đời sống đương đại, để thấy những giao thoa lẫn nhau giữa các vùng lãnh thổ mà cư dân các

17
tộc người cư trú (thậm chí với cả các vùng giáp ranh của các nước láng giềng (Lào, Campuchia,
miền Nam Trung Quốc). Tiếp cận liên vùng còn đòi hỏi phải đặt mỗi vùng lãnh thổ (Tây Bắc,
Đông Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) trong quan hệ với các vùng
lãnh thổ khác theo quy hoạch chiến lược thống nhất của quốc gia với sự tương tác lẫn nhau. Điều
đó sẽ cho phép gắn kết mỗi vùng dân tộc thiểu s
ố với cả nước thành một chỉnh thể thống nhất trong
các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, tránh cái nhìn biệt lập đối với một vùng lãnh thổ nhất định.

- Tiếp cận liên cấp, đòi hỏi phải xem xét ở cả 3 cấp độ vĩ mô, trung mô và vi mô, đồng thời
có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý trong hoạch định các chính sách phát
triển nguồn nhân lực ở vùng dân t
ộc thiểu số. Ở cấp vĩ mô, chủ yếu nghiên cứu, xem xét thể chế,
chính sách; cấp trung mô thực chất là nghiên cứu chính sách vùng và chính sách địa phương; cấp
vi mô xem xét khả năng tổ chức thực hiện và nhận dạng những biến đổi của đời sống tộc người để
“phản hồi” với cấp vĩ mô và trung mô làm cơ sở điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực
DTTS
đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn.
- Tiếp cận toàn diện, đồng thời xác định có trọng tâm, trọng điểm: Nguồn nhân lực vùng dân
tộc thiểu số, xét theo cơ cấu tộc người có nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và nguồn nhân lực dân
tộc đa số (Kinh); xét theo trình độ có nguồn nhân lực chất lượng phổ thông và nguồn nhân lực trình
độ cao, có kỹ năng; xét theo nội dung g
ồm cả phát triển thể lực, trí lực và tâm lực; xét theo cơ cấu
giới có nguồn nhân lực nam và nữ; xét theo lĩnh vực hoạt động nguồn nhân lực hoạt động trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ; xét theo địa bàn công tác có cả khu vực nông thôn và
đô thị. Các nội dung đó đều được nghiên cứu toàn diện, trong sự tương tác lẫn nhau để tạo nên số
lượng, cơ cấu và chất lượng m
ới của nguồn nhân lực DTTS. Tuy vậy, đề cập như vậy sẽ rất rộng
và nhiều khi trùng lặp đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, đề tài lựa chọn những nội dung trọng tâm với
ý nghĩa đột phá vào những đặc thù của công tác phát triển nguồn nhân lực DTTS hiện nay.
- Tiếp cận nội sinh kết hợp ngoại sinh: Cách tiếp cận này đòi hỏi các nghiên cứu cũng như đề
xuất giải pháp phải xem xét đầy đủ cả yếu tố bên trong và các tác nhân bên ngoài, mà vấn đề cơ
bản là phải chuyển hoá được các nguồn lực bên ngoài biến thành năng lực nội sinh bên trong của
cộng đồng cư dân ở vùng dân tộc thiểu số. Yếu tố nội sinh được khơi dậy, phát huy đúng hướng sẽ
quyết định việc phát triển từng cộng đồng tộc người, mà ở
đó phát triển nguồn nhân lực được đặt ở
vị trí trung tâm. Cách tiếp cận này còn đòi hỏi phải xem xét sự hình thành và phát triển của nguồn
nhân lực từng tộc người gắn với môi trường mà nó nẩy sinh, vận động và biến đổi trong các quan
hệ tương tác giữa nội sinh và ngoại cảnh.


18
- Tiếp cận tham gia đòi hỏi phải xem xét các DTTS không chỉ là điểm đến của các chính
sách, mà còn là điểm xuất phát cho sự hình thành các chính sách. Điều đó mới cho phép khắc phục
những cách làm áp đặt chủ quan trong nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, cư dân tại chỗ ở mỗi
vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ không chỉ là
đối tượng thụ hưởng kết quả nghiên cứu, mà còn phả
i được tham dự vào quá trình nghiên cứu để
họ có điều kiện phản ánh nhu cầu, lợi ích của mình trong mỗi giải pháp phát triển. Ở đây, người
dân được đặt ở vị trí trung tâm trong các giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề án kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể trong việc tìm hiểu thực trạng,
làm rõ các yếu tố
ảnh hưởng đến nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, dự báo xu hướng phát
triển nguồn nhân lực DTTS như phương pháp phân tích tư liệu thứ cấp, các phương pháp
khảo sát thực địa như phương pháp quan sát, phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm tập trung,
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thống kê kinh tế - xã hội. Các phương pháp này được
phân định thành 2 nhóm phương pháp lớn là phương pháp nghiên cứu định tính và định
l
ượng. Phân tích định tính nhằm xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số. Trong khi đó, phân tích định lượng sẽ giúp kiểm định tác động
của các yếu tố này và chỉ ra được xu hướng thay đổi.
Phương pháp thu thập thông tin
a) Thu thập thông tin sẵn có từ hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê,
Bộ Lao động thương binh và xã hội, báo cáo các bộ/ngành khác và địa phương. Đối với
thông tin thứ cấp từ Tổng cục thống kê, Đề án sẽ tiếp cận hai nguồn chính là: Điều tra mức
sống hộ gia đình Việt Nam qua các năm và Tổng điều tra về nông nghiệp và nông thôn Việt
Nam năm 2006 và Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Về hệ thống cơ sở dữ liệu củ
a
Bộ Lao động thương binh và Xã hội, các bộ.ngành khác và địa phương thì Đề án chủ yếu

tiếp cận đến các số liệu liên quan đến di cư, lao động và việc làm, qua đó đối chiếu với tình
hình thực tế để hình dung một bức tranh tổng thể liên quan thực trạng nguồn nhân lực dân
tộc thiểu số của Việt Nam.
b) Điều tra thực địa do Đề án này thực hiện
Mục
đích chính của điều tra thực địa là cung cấp thông tin sơ cấp cần thiết để hiểu rõ
các vấn đề về nhân khẩu, lao động, đất đai, mức sống, sức khỏe, các chương trình, chính
sách cho người dân tộc thiểu số và vấn đề tiếp cận thông tin của hộ gia đình dân tộc thiểu
số. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra thực địa để có cái nhìn sát thực về th
ực trạng

19
nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Đây là nguồn thông tin sơ cấp phục vụ phân tích trên cơ sở
kết hợp các thông tin thứ cấp để có bức tranh toàn cảnh về thực trạng nguồn nhân lực dân
tộc thiểu số ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng để chọn địa bàn khảo
sát, điều tra. Do không có số liệu chi tiết cho tất cả các t
ỉnh và huyện về số người dân tộc
thiểu số hay tỷ lệ người dân tộc thiểu số vào thời điểm chọn mẫu (tháng 9 năm 2008), nhóm
nghiên cứu sử dụng những thông tin về người dân tộc thiểu số từ Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 1999. Do nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là người dân tộc thiểu số, cho
nên, chúng tôi chỉ đưa vào khung chọn mẫu nhữ
ng tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ
5% trở lên (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999). Thành phố Hồ Chí Minh
có tỷ lệ người dân tộc thiểu số là 9% (năm 1999), chủ yếu là người Hoa là nhóm dân tộc có
đặc trưng rất khác với các nhóm dân tộc thiểu số khác về trình độ phát triển nguồn nhân
lực, nên được tách thành một nhóm riêng. Việc chọn tỉnh khảo sát có tính đế
n sự chia tách
các tỉnh trong thời gian từ 1999 đến thời điểm chọn mẫu (Đắk Nông tách từ Đắk Lắk năm
2004, Điện Biên tách từ Lai Châu năm 2004). Tại mỗi vùng kinh tế - xã hội theo định nghĩa

của Tổng cục Thống kê, nhóm nghiên cứu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống 2
tỉnh nếu vùng đó có từ 4 tỉnh trở lên, và chọn 1 tỉnh nếu vùng đó có 3 tỉnh trở xuống
đáp
ứng điều kiện có từ 5% người dân tộc thiểu số trở lên.
Đối với mỗi tỉnh được chọn, nhóm nghiên cứu chọn 2 huyện trong số những huyện
có người DTTS nhiều hơn 10% tổng dân số của huyện. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở
huyện được lấy theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, nhưng số dân sử d
ụng để
chọn mẫu được lấy từ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2006. Đây là bộ số
liệu đầy đủ nhất và cập nhật nhất đối với vùng nông thôn Việt Nam mà nhóm nghiên cứu
có được vào thời điểm chọn mẫu cho nghiên cứu này (năm 2008). Phương pháp chọn 2
huyện trong mỗi tỉnh cũng được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ

thống. Tại mỗi huyện được chọn, 2 xã có người dân tộc thiểu số từ 10% trở lên được chọn
theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Số liệu chọn xã được sử dụng hoàn toàn từ Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2006. Tại mỗi xã, nhóm nghiên cứu sử dụng
phương pháp chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên có hệ thống để chọn làng/bản/buôn/
phum/play (gọi t
ắt là làng/bản) cho cuộc nghiên cứu. Tại mỗi làng/bản được chọn, nhóm
nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 50 hộ gia đình cho cuộc nghiên cứu. Nếu làng/bản có ít hơn 50
hộ, số lượng làng/bản được chọn trong xã có thể tăng lên. Cách chọn làng/bản này có nhiều

20
yếu tố giống với việc chọn mẫu cụm ở cấp thôn vì quy mô số hộ ở cấp thôn nơi người
DTTS sinh sống ở vùng sâu, vùng xa thường là số nhỏ. Với cỡ mẫu 50 hộ/bản, nhiều
làng/bản hầu như tất cả các hộ, hoặc cả làng/bản được chọn cho nghiên cứu. Cách chọn này
có nhược điểm là tăng sai số chuẩn so với chọn mẫ
u ngẫu nhiên đơn giản, nhưng mức tăng
sẽ không lớn do tính đồng nhất của các hộ trong cụm (thôn/bản) cao. Cách chọn này còn có ưu
điểm là cho phép có bức tranh khá toàn diện về các làng/bản được chọn và giảm chi phí nghiên

cứu. Đây là ưu điểm rất đáng cân nhắc vì người dân tộc thiểu số thường ở phân tán trong một vùng
lãnh thổ rộng, đi lại khó khăn. Trong bối cảnh nguồn lự
c về tài chính và nguồn lực con người cho
cuộc nghiên cứu có hạn, cách chọn mẫu này được cân nhắc là hợp lý.
Điều tra thực địa được triển khai từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009 trên địa
bàn 11 tỉnh, đó là: Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh
Thuận, Lâm Đồng, Đắc Lắk, An Giang và Sóc Trăng. Tổng số hộ dự kiến chọn vào mẫu
nghiên cứu là 4.200 hộ tại 42 xã, thuộc 21 huyện. Trên th
ực tế, nhóm nghiên cứu đã phỏng
vấn thành công 4.185 hộ (tỷ lệ thất bại là 3,6 phần nghìn; đây là tỷ lệ thất bại phỏng vấn rất
thấp, đặc biệt đối với một cuộc nghiên cứu người dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng địa lý
có điều kiện đi lại rất khó khăn) (tham khảo phụ lục 1 và 2 về mẫu đ
iều tra). Điều tra được
thực hiện ở cấp hộ gia đình với những loại thông tin cụ thể như sau:
Mục 1: Thông tin định danh: về người trả lời, điều tra viên.
Mục 2: Thông tin về nhân khẩu đặc điểm chung của hộ gia đình
Mục 3: Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của hộ
Mục 4: Đất đai, gia súc và điều kiện sản xuất
Mục 5: Mức sống, lao động và sản xuất
Mục 6: Y tế, văn hóa và xã hội
Mục 7: Thông tin và truyền thông
Ngoài bảng hỏi được thiết kế để thu thập thông tin định lượng còn có các công cụ thu
thập thông tin định tính để vừa đi sâu tìm ra những vấn đề mới, vừa tính được tần suất và
tương quan giữa các số liệu liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực dân
tộc thiểu s
ố. Những tính toán từ thống kê điều tra được kiểm chứng thông qua phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm và quan sát của các điều tra viên cũng như đóng góp ý kiến của các cơ
quan hành chính địa phương, qua đó có cách nhìn đa chiều và đa cấp độ về thực trạng
nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở Việt Nam.



21
Phương pháp phân tích thông tin
Thống kê mô tả
Dựa trên các thông tin số liệu mới nhất mà đề án có thể thu thập được từ các cơ quan
thống kê, các cuộc điều tra, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực
trạng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam. Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp, các
chỉ tiêu sau sẽ được sử dụng:
- Số lượng dân t
ộc thiểu số: Quy mô dân số, mức sinh, mức tử vong, tình trạng hôn
nhân dưới tuổi, mật độ dân số, quy mô hộ gia đình, số lượng nhân lực y tế công và giáo
viên phổ thông, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ
thất nghiệp thành thị, tháp dân số theo độ tuổi và tỷ lệ lao động phụ thuộc.
- Chất lượng nguồn nhân lự
c dân tộc thiểu số: tỷ lệ chủ hộ có sức khỏe tốt, tỷ lệ sức
khỏe tốt của các thành viên trong hộ gia đình, tỷ lệ người mắc bệnh chấn thương và khám
chữa bệnh nội trú, ngoại trú, các bệnh chủ yếu thường gặp của người dân tộc thiểu số, chỉ
số dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ hộ
dùng nước sạch, tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh đảm
bảo tiêu chuẩn, trình độ học vấn của hộ gia đình dân tộc thiểu số, trình độ về chuyên môn
nghề nghiệp, tình hình biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của các dân tộc thiểu số, tỷ lệ
nhập học đúng tuổi qua các cấp học, tỷ lệ bỏ học của học sinh người dân tộc thiể
u số, tỷ lệ
nghèo của người dân tộc thiểu số, tuổi thọ bình quân của các nhóm dân tộc thiểu số và các
chỉ số HDI và GDI ở các vùng dân tộc thiểu số.
- Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực dân tộc thiểu số: Cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu
nghề, cơ cấu thu nhập và tình hình di cư của người dân tộc thiểu số và dân cư vùng dân tộc
thiể
u số.
- Mô hình các yếu tố tác động đến học vấn của hộ: Mô hình sử dụng cách tiếp cận của

trường phái lý thuyết tăng trưởng mới do Robert Lucas (1988) và Paul Romer (1986, 1990)
khi nghiên cứu về vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng và các yếu tố tác động đến giáo
dục. Sau đó, một loạt các nghiên cứu của Barro (1991), Mankiw, Romer và Weil (1992) đã
sử dụng biến số năm đi học trung bình để đ
o lường mức độ học vấn khi nghiên cứu về vai
trò của giáo dục đối với tăng trưởng của 98 nước trong giai đoạn 1960-1985. Chính vì vậy,
mô hình phân tích của Đề án sẽ sử dụng mô hình mà Barro (1991) đã đưa ra để phân tích
các nhân tố tác động đến học vấn của hộ người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Các nghiên cứu đều cho rằng trình độ học vấn của hộ chịu tác
động của rất nhiều yếu
tố khác nhau như: tình hình thay đổi nhân khẩu của hộ gia đình, sự sẵn có đất đai ở địa

22
phương, thu nhập của hộ gia đình, khả năng tiếp cận đến tín dụng, vị trí địa lý (đồi núi,
đồng bằng, ven đô thị) và một số yếu tố khác. Các phân tích xuyên suốt trong Đề án này
chủ yếu bao gồm 3 mảng chính: đó là các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu và tiếp cận nguồn
lực của hộ và đặc điểm vùng. Những phân tích này cho thấy mối quan hệ tác
động qua lại
giữa các yếu tố và không thể giải quyết riêng từng yếu tố khi xem xét đến vấn đề nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Hình 1 giới thiệu khung phân tích của mô hình. Các yếu tố ở bên trong hình tròn được
xem là các biến nội sinh (biến phụ thuộc), còn các yếu tố ở trong hình chữ nhật được xem
là các biến ngoại sinh hay còn gọi là các biến độc lập có ảnh hưởng đến các biến n
ội sinh.
Trình độ học vấn của hộ gia đình phụ thuộc vào các chính sách, các yếu tố thị trường, điều
kiện sinh thái và các đặc trưng của hộ gia đình. Bên cạnh đó, yếu tố trình độ học vấn cùng
với các yếu tố chính sách, thị trường, điều kiện sinh thái và đặc tính hộ gia đình sẽ ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ cấu ở
khu vực nông thôn. Các tác động cụ thể có thể
là: sự thay đổi về phân tầng ở khu vực nông thôn liên quan đến thu nhập và các vấn đề liên

quan đến an sinh xã hội ở khu vực nông thôn.
KHUNG PHÂN TÍCH MÔ HÌNH
















* Sử dụng số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 và 2006:
Hàm hồi quy tại thời điểm t như sau:
Trình độ học vấn
của các thành viên
trong hộ gia đình dân
tộc thiểu số
- Mức sống hộ
- Phân phối thu
nhập ở khu vực
nông thôn
- Hiệu quả kỹ thuật
của sản xuất NN

- Hiệu quả sử dụng
đất
Các đặc tính của hộ gia đình
Các điều kiện về sinh thái
thời tiết, thủy lợi, và một số
yếu tố khác
- Chính sách của Nhà
nước
- Thị trường
- Thị trường tín dụng
- Cơ sở hạ tầng
- Hoạt động phi nông
nghiệp
- Dịch vụ khuyến nông

23
SY
it
= β
1
+ β
2
X
it
+ β
3
M
it
+ β
3

C
it
+ β
4
S
it
+ α
i
+ v
it
t =1,2 (1)
Trong đó: SY
it
là số năm đi học trung bình của hộ. SY
it
đo lường mức độ thay đổi về
học vấn của hộ từ thời điểm t
1
đến thời điểm t
2
, mà cụ thể trong báo cáo này là từ năm 2004
đến năm 2006. X
it
là đặc điểm của hộ gia đình tại thời điểm t. X
it
bao gồm các biến về thu
nhập của hộ, tiếp cận đến hoạt động tín dụng, quy mô hộ, đặc điểm của chủ hộ và lao động
trong hộ như trình độ văn hóa, độ tuổi và giới tính.
M
it

là các biến liên quan đến nguồn lực của hộ tại thời điểm t như diện tích đất được
thuê hay cho thuê của hộ gia đình, tỷ lệ diện tích được tưới tiêu và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, và tài sản sản xuất của hộ.
C
it
bao gồm các thông tin về đặc điểm vùng như: có đơn vị sản xuất kinh doanh, số
thiên tai dịch bệnh xảy ra trong xã, dân số trong xã và trạm khuyến nông, phân bổ của vùng
là đồng bằng hay miền núi.
S
it
bao gồm các biến liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình tại thời
điểm t như: tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động tham gia hoạt động phi nông
nghiệp trong tổng lao động của hộ.
α
i
là các biến không quan sát được nhưng có ảnh hưởng đến học vấn của hộ như: sự
biến động của thời tiết hay các biến liên quan đến đầu ra trong sản xuất nông nghiệp của hộ
gia đình và yếu tố về thể chế.
* Sử dụng số liệu điều tra thực địa của đề án:
Hàm hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng OLS như sau:
lnSY
i
= β
1
+ β
2
lnincome
i
+ β
3

hhsize
i
+ β
3
male
i
+ β
4
health
i
+ β
5
annual_land
i
+
β
6
credit
i
+ β
7
taphuan
i
+ v
it
(2)
Trong đó:
SY
i
là trình độ học vấn của hộ i

Lnincome
i
là loga thu nhập của hộ i
Hhsize
i
là quy mô hộ i
Health
i
là hộ có sức khỏe tốt
Annual_land là hộ có đất hàng năm (1=có)
Credit
i
là hộ tham gia tín dụng (1=có)
Taphuan
i
là hộ đã tham gia tập huấn (1=có)
- Mô hình các yếu tố tác động đến sức khỏe của hộ gia đình:

24
Dựa trên số liệu điều tra của đề án, mô hình các yếu tố tác động đến sức khỏe của hộ
được xây dựng như sau:
Pr(sức khỏe tốt=1) = f(trình độ học vấn, quy mô hộ, thu nhập, tuổi, giới tính, tiếp cận
tín dụng, tham gia tập huấn, có đất). Sử dụng phương pháp ước lượng maximum likelihood
cho mô hình probit để ước lượng các yếu tố đến sức khỏe.
Ngoài nguồn s
ố liệu thống kê, khảo sát điều tra thực tế, Đề án còn quan tâm các
nguồn tài liệu khác như các Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước từ trung
ương đến địa phương; các bài viết tạp chí; các kỷ yếu hội thảo khoa học; sách chuyên khảo
hoặc tham khảo có liên quan đến chủ đề phát triển NNL DTTS.
6. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP


Ngoài Phần giới thiệu về Đề án, Phần kết luận, Phần phụ lục, Báo cáo tổng hợp kết
quả nghiên cứu Đề án sẽ bao gồm các phần chính sau:
Phần I- Luận cứ lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH
Phần II- Luận cứ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số n
ước ta đáp
ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH
Phần III- Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH
Phần IV- Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH.

25
PHẦN I

LUẬN CỨ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DTTS NƯỚC TA
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CNH, HĐH

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Về khái niệm “Dân tộc thiểu số”
Khái niệm “dân tộc thiểu số” được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên trong các văn bản của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng
Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoặc các
tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc như (UN, UNDP, UNICEP), người ta thường sử dụng
khái niệm người bản địa, hay các dân tộc bản địa thay cho khái niệm DTTS như cách gọi
của chúng ta. Ngoài ra, tại một số nước có lịch sử hình thành quốc gia từ các cuộc chinh
phục của thực dân châu Âu, biến thành thuộc địa di dân, như Australia, Canada, Mỹ, New
Zealand thì người ta vẫn dùng khái niệm “thổ dân” (dân bản địa) để chỉ những người vốn

đã từng là chủ nhân thực sự của các vùng đất đã bị ngườ
i châu Âu chinh phục. Trong bối
cảnh đó, các khái niệm DTTS, dân tộc bản địa hay người bản địa thường được sử dụng theo
những ý nghĩa khác nhau ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới do tính
chất nhạy cảm từ các góc độ chính trị, lịch sử, kinh tế, tôn giáo, chủng tộc, tộc người và xã
hội. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã chính thức công bố rằng họ không có người bản
địa hoặc những vấn đề liên quan đến người bản địa mà chỉ có người thiểu số về chủng tộc,
tộc người, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo. Theo số liệu ước tính của Liên Hợp Quốc, số người
bản địa trên thế giới ước tính có khoảng 5.000 nhóm với 370 triệu người (hơn 150 triệu ở
châu Á, 30 triệu ở châu Phi, 2,5 triệu ở Bắc Mỹ) ở hơn 70 nước. Trong tr
ường hợp này,
khái niệm người bản địa sử dụng phổ biến khi chỉ các thổ dân châu Mỹ, châu Úc - những
nơi vốn là thuộc địa di dân - phân biệt với người nhập cư từ châu Âu trong nhiều thế kỷ.
Trong suốt lịch sử các thuộc địa di dân, người bản địa sống ở những vùng đất trước khi
những người định cư ở nơi khác đến đã phả
i chịu nhiều đau khổ và bất hạnh bởi những kẻ
thực dân và những người đi tìm đất đai, của cải. Họ thường bị xua đuổi, truy bức, môi
trường sống và nền văn hoá của họ bị tàn phá không thương tiếc.
Đối với các định chế tài chính quốc tế hàng đầu về phát triển, trong đó có Ngân hàng
Thế giới thì khái niệm DTTS hoặc dân tộc bản đị
a có đặc tính và bản sắc văn hóa liên hệ
chặt chẽ tới vùng đất mà họ sinh sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà sinh kế của họ
phụ thuộc vào đó. Do khái niệm “DTTS” có thể thay đổi và được sử dụng trong những bối

×