Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp điều tra doanh nghiệp hàng năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.11 KB, 101 trang )


B K HOCH V U T
TNG CC THNG Kấ





Báo cáo tổng hợp
kết quả nghiên cứu khoa học
Đề tài cấp Tổng cục

Đề tài:
Nghiên cứu hoàn thiện phơng pháp
điều tra doanh nghiệp hàng năm






Chủ nhiệm: Ths. Phạm Đình Thúy
Phó Chủ nhiệm: CN. Dơng Thanh Hằng
Th ký: CN. Lê Thị Hạnh

9503

Hà Nội, tháng 12 năm 2008

STT
Nội dung


Trang

đặt vấn đề 5
Chng 1:

Cơ sở của điều tra doanh nghiệp và kinh
nghiệm điều tra doanh nghiệp một số nớc
trên thế giới
7
Chng 2:

Thực trạng điều tra doanh nghiệp việt nam
16
Chng 3:
Cơ sở dữ liệu điều tra doanh nghiệp
33
Chng 4:
đề xuất hớng hoàn thiện điều tra doanh
nghiệp hàng năm
42
I
đề xuất hoàn thiện đơn vị điều tra doanh
nghiệp hàng năm
43
II
Nghiên cứu ứng dụng điều tra chọn mẫu
trong điều tra doanh nghiệp hàng năm
46
III
Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu

điều tra doanh nghiệp hàng năm
46
IV
Nghiên cứu hoàn thiện bảng hỏi điều tra
doanh nghiệp hàng năm
55
V
Nghiên cứu hoàn thiện phơng án và qui
trình điều tra
59
VI
Kết quả điều tra thử nghiệm áp dụng bảng
hỏi điều tra doanh nghiệp mới đề xuất.
61
VII
Lộ trình và các giải pháp cải tiến và hoàn
thiện điều tra doanh nghiệp
62
VIII
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan


Kết luận và kiến nghị
65

Phụ lục 67

Tài liệu tham khảo 67

1. Ph lc 1: Cỏc kt qu nghiờn cu ca ti

68

2. Ph lc 2: Các loại bảng hỏi điều tra
69

3. C s d liu iu tra:
104-138

DANH SCH NHNG NGI THC HIN

Họ và tên Chức danh và đơn vị công tác
1. Phạm Đình Thúy
Thạc sỹ, Vụ trởng Vụ CNXD, TCTK, Chủ
nhiệm đề tài
2. Dơng Thanh Hằng
CN, Phó Vụ trởng Vụ CNXD, TCTK, Phó
Chủ nhiệm đề tài
3. Hồ Thanh CN, Phó Vụ trởng Vụ CNXD, TCTK
4. Vũ Văn Tuấn
CN, Phó Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam
5. Phí Thị Hơng Nga
CN, Chuyên viên Vụ CNXD
6. Phạm Thế Năng
KS, Trởng phòng lập trình, Trung tâm tin
học thống kê
7. Lê Thị Hạnh
CN, Chuyên viên Vụ CNXD, Th ký đề tài

ĐẶT VẤN ĐỀ
Doanh nghiệp là bộ phận quan trọng, đóng góp phần lớn vào GDP toàn cầu

cũng như từng nước. Do vậy, số liệu thống kê về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của khu vực doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của số liệu
thống kê kinh tế cũng như của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, doanh nghiệp là một b
ộ phận quan trọng, đóng góp tới 60%
1
vào
GDP hàng năm của Việt Nam. Do vậy, sự phát triển của doanh nghiệp quyết định cơ
bản tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nước ta.
Trong những năm đổi mới, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, Đảng, Nhà nước
đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới rộng mở, thông thoáng nhằm phát triển
khu vực doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp đã thực sự phát tri
ển mạnh mẽ trong
những năm qua, đặc biệt kể từ năm 2000, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
đất nước. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam được xếp vào hàng
nhanh nhất khu vực và thứ 2 trong châu lục (chỉ sau Trung Quốc).
Từ năm 2001, Tổng cục Thống kê bắt đầu đổi mới công tác tổ chức điều tra
doanh nghiệp hàng năm theo hướng hợ
p nhất các cuộc điều tra doanh nghiệp riêng
theo các chuyên ngành kinh tế (công nghiệp, nông lâm nghiệp thủy sản, thương mại
dịch vụ, ) thành một cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm hợp nhất chung cho tất cả
các chuyên ngành kinh tế. Cho đến nay, điều tra doanh nghiệp đã thực hiện liên tục
được 9 năm, đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc cung cấp ngày càng phong
phú, đa dạng thông tin thống kê về tình hình sản xu
ất kinh doanh của toàn bộ khu vực
DN hàng năm cho các cấp, các ngành và người dùng tin trong nước và quốc tế. Hàng
năm, điều tra doanh nghiệp cũng có sự cải tiến để đáp ứng ngày càng tốt hơn cả về số
lượng và chất lượng thông tin thu thập, tổng hợp và phổ biến kết quả.
Tuy nhiên, các cải tiến điều tra doanh nghiệp hàng năm là nhỏ lẻ, chủ yếu là bổ
sung các nội dung, thông tin m

ới cần thu thập và phổ biến của các chuyên ngành
thống kê hoặc loại bỏ các thông tin không cần thiết phải thu thập, Do vậy, cần phải
hoàn thiện phương pháp điều tra doanh nghiệp một cách toàn diện, đồng bộ, ổn định
để có thể tổ chức điều tra thu thập, tổng hợp và phổ biến thông tin về doanh nghiệp
hàng năm hiệu quả hơn, kịp thời hơn, tiết ki
ệm nguồn lực và kinh phí, đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu của các nhà quản lý, nghiên cứu và
dùng tin về doanh nghiệp trong thời kỳ mới.
Đề tài cấp Tổng cục: “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp điều tra doanh
nghiệp hàng năm” được thực hiện trong hai năm, 2007 và 2008 nhằm mục đích chính
như sau:
- Đánh giá được tổng quan tầm quan trọng của công tác đ
iều tra doanh nghiệp
ở Việt Nam hiện nay.

1
Nguồn: Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia - Tổng cục Thống kê
- Tham khảo kiến thức và kinh nghiệm điều tra doanh nghiệp của một số nước
trên thế giới.
- Đánh giá được thực trạng ưu, nhược điểm của điều tra doanh nghiệp hiện nay.
- Đề xuất và kiến nghị các nội dung cơ bản cần được cải tiến đối với điều tra
doanh nghiệp Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đổi m
ới của nền kinh tế và nhu cầu cung
cấp thông tin hiện nay và tương lai.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1. Phương pháp luận và kinh nghiệm điều tra doanh nghiệp của một số
nước trên thế giới.
Chương 2. Thực trang điều tra doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Cơ sở dữ liệu điều tra doanh nghiệp.
Chương 4. Đề xu

ất hướng cải tiến và hoàn thiện phương pháp điều tra doanh
nghiệp.
Do kinh nghiệm còn hạn chế nên kết quả đề tài nghiên cứu không tránh khỏi
khiếm khuyết, không hoàn chỉnh, Ban Chủ nhiệm đề tài trân trọng cám ơn và mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Hội đồng xét duyệt, các chuyên gia thẩm định,
góp ý và người đọc để Ban Chủ nhiệm tiếpp tục hoàn chỉnh và sớm đưa vào ứng dụng
thực tế kết quả nghiên cứu đề tài đạt hiệu quả.






Chương 1:
CƠ SỞ CỦA ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP VÀ KINH
NGHIỆM ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
I. CƠ SỞ CỦA ĐIÒU TRA DOANH NGHIÖP
Điều tra thống kê: Là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án
điều tra (Luật Thống kê số 04/2003/QH11, ngày 17/6/2003) là hoạt động không thể
thiếu đối với toàn cầu và với mỗi quốc gia. Ngày nay, số liệu thống kê từ các cuộc
điều tra (đặc biệt là cơ sở dữ liệu vi mô) mang tính hợp nhất ngày càng trở nên quan
trọng trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Nhằm đáp ứng yêu cầ
u đòi hỏi của các đối tượng dùng tin và các nhà quản lý,
hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức một số cuộc tổng điều tra và điều tra cơ bản
như sau:
1. Tổng điều tra dân số và nhà ở
2. Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn
3. Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp

4. Điề
u tra doanh nghiệp
5. Các cuộc điều tra chuyên ngành thống kê khác.

Điều tra doanh nghiệp là cuộc điều tra rất quan trọng đối với mọi quốc gia và
toàn cầu vì khu vực doanh nghiệp đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm trong nước
GDP (tỷ lệ của Việt Nam là 60%).
Tùy theo mô hình hệ thống thống kê của mỗi nước mà điều tra doanh nghiệp
được tổ chức khác nhau, nhưng chủ yếu gồ
m hai mô hình:
- Thống kê doanh nghiệp tập trung: Là điều tra doanh nghiệp thống nhất bao
gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế, thường do cơ quan thống kê quốc gia thực hiện.
Đối với mô hình thống kê doanh nghiệp dạng này, cơ quan thống kê quốc gia rất thuận
lợi để có cơ sở dữ liệu chung về toàn bộ doanh nghiệp. Mô hình này có ở các nước
như: Trung Quốc, Australia, Việt Nam,…
- Thống kê doanh nghiệp phân tán: Là điều tra doanh nghiệ
p được tổ chức
riêng theo các ngành kinh tế lớn như: Nông lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và
xây dựng, thương mại, dịch vụ,… và mô hình này thường do các bộ/ngành tổ chức
điều tra riêng. Đối với mô hình thống kê doanh nghiệp dạng này, để có được cơ sở dữ
liệu chung, cơ quan thống kê quốc gia mất nhiều thời gian mới có thể có đủ cơ sở dữ
liệu chung về toàn bộ doanh nghiệp. Mô hình này có
ở các nước như: Malayssia,
Indonesia, Philipin, Nhật Bản,…
Đối với Việt Nam, doanh nghiệp là bộ phận quan trọng nhất, đóng góp chủ yếu
vào GDP, do vậy, điều tra doanh nghiệp là một trong những cuộc điều tra lớn của
ngành Thống kê. Yêu cầu cơ bản về cơ sở phương pháp luận của cuộc điều tra phải
đáp ứng các nội dung chính sau:
1. Tiếp cận phương pháp điều tra tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và Thế
giới đối với các nội dung chủ yếu về bảng hỏi điều tra (số lượng chỉ tiêu, khái niệm,

nội dung, phương pháp tính của các các chỉ tiêu), đơn vị điều tra, thời kỳ thu thập số
liệu, phương pháp điều tra thu thập thông tin.
2. Phạm vi điều tra: Phải bao gồm toàn bộ nền kinh t
ế theo hướng thống kê tập
trung.
3. Xây dựng được cơ sở dữ liệu điều tra ổn định hàng năm, tiến tới xây dựng và
phát triển cơ sở siêu dữ liệu phục vụ các mục đích nghiên cứu trong và ngoài nước.
4. Tổng hợp và công bố các chỉ tiêu trong Hệ thống các chỉ tiêu thống kê doanh
nghiệp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) và các nhu cầu thông tin khác về thống kê doanh
nghiệp.
5. Phù hợp với
điều kiện thực tế Việt Nam.
6. Giảm thiểu gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện báo cáo và
điều tra thống kê.
7. Tăng tính hài hòa và hội nhập quốc tế.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
HÀNG NĂM:
1. Vị trí vai trò của hệ thống thông tin thống kê doanh nghiệp
Vị trí, vai trò của thông tin thống kê doanh nghiệp được xuất phát từ vị trí quan
trọng đặc biệt của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ có ở nước ta
và hầu hết các nước khác trên thế giới, doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế đất
nước, quy
ết định mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội.
Năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới tạo ra được 45,3% tổng sản phẩm trong
nước (còn lại các khu vực khác tạo ra là 54,7%) thì đến năm 2001 Khu vực doanh
nghiệp chiếm 53,0% và năm 2005 chiếm trên 54%, dự tính năm 2008 là 60% GDP,
giữ vai trò quyết định đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây ở
mức cao từ 7,5% đến 8,5%
2

mỗi năm.
2. Nhu cầu về thông tin thống kê doanh nghiệp
Nhu cầu thông tin thống kê doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của
người sử dụng thông tin và cả người làm ra thông tin (ngành Thống kê).
Nhu cầu thông tin được xác định trên cơ sở năng lực và trình độ quản lý hiện
tại của mỗi nhóm đối tượng, cũng như yêu cầu và nghĩa vụ phải thực hiện cung cấp
thông tin trong các lĩnh v
ực hội nhập quốc tế, thì mỗi đối tượng sử dụng thông tin
thống kê doanh nghiệp khác nhau, có hệ thống chỉ tiêu thông tin khác nhau.

2
Niên giám Thống kê - Tổng cục Thống kê
Điều tra doanh nghiệp hàng năm nhằm đáp ứng các nhu cầu chủ yếu sau:
- Thu thập một số thông tin cơ bản nhằm đánh giá sự phân bố, điều kiện sản xuất,
thực trạng, năng lực và kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp
thuộc các ngành và các thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước, phục vụ cho việc
quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triể
n kinh tế-xã hội, phát triển doanh
nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp;
- Đáp ứng yêu cầu thông tin về thống kê doanh nghiệp nói chung và cung cấp các
thông tin phục vụ cho việc tính và công bố các chỉ tiêu về doanh nghiệp thuộc hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
- Thu thập những thông tin cần thiết để tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo chính thức
năm cho các chuyên ngành (số lượng doanh nghiệp, số lao động, v
ốn, tài sản, các chỉ
tiêu về kết quả SXKD, các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia như: Giá trị sản
xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm,…);
- Thu thập các thông tin để xây dựng dàn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê chọn
mẫu hàng năm và điều tra thường xuyên;
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp phục vụ các yêu cầu về thống kê doanh

nghiệp và các yêu cầ
u thống kê khác.
Xuất phát từ nhu cầu thông tin như trên, nội dung điều tra doanh nghiệp hàng
năm gồm các chỉ tiêu và các nhóm thông tin chủ yếu sau:
A. Nhóm các thông tin chung về thống kê doanh nghiệp:
(1) Nhóm thông tin nhận dạng doanh nghiệp, gồm:
- Tên doanh nghiệp/cơ sở doanh nghiệp
- Địa chỉ của doanh nghiệp/cơ sở doanh nghiệp
- Điện thoại, fax, email
- Loại hình doanh nghiệp/cơ sở doanh nghiệp
- Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh
(2) Nhóm thông tin về
lao động và thu nhập của người lao động, gồm:
- Số lao động có trong danh sách tại thời điểm và bình quân phân theo giới tính,
quan hệ hợp đồng, trình độ được đào tạo.
- Thu nhập của người lao động
- Đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của doanh
nghiệp cho người lao động.
(3) Nhóm thông tin về tài sản, nguồn vốn và vốn đầu tư, gồm:
- Giá trị tài sản.
- Nguồn vốn.
- Đầu tư phát triển sản xuất của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư đổi mới và phát triển khoa học công nghệ.
(4) Nhóm thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhóm thông tin này phản ánh tổng hợp về mặt giá trị của toàn bộ đầu vào của
hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để tính kết quả hoạt động tài chính cuối
cùng của doanh nghiệp (lãi, lỗ), tính chi phí trung gian, một chỉ tiêu quan trọ
ng đánh
giá hiệu quả của nền kinh tế và tính giá trị tăng thêm của từng ngành để tính tổng sản
phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế.

Nhóm thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh: Gồm chi phí sản xuất kinh
doanh theo yếu tố của doanh nghiệp chia theo từng yếu tố chi phí (nguyên vật liệu,
nhiên liệu, động lực, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân công, khấu hao tài sản cố
định, chi nộp thuế và lệ phí, ), phân theo ngành kinh tế, theo địa ph
ương và vùng lãnh
thổ.
(5) Nhóm thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, gồm:
- Sản phẩm sản xuất hoặc các mặt hàng chủ yếu xuất nhập khẩu,
- Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế và giá so sánh.
- Doanh thu.
- Lợi nhuận.
- Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
(6) Nhóm thông tin về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, gồm:
- Xử lý chấ
t thải bảo vệ môi trường.
- Các hình thức xử lý chất thải được áp dụng.
- Chi phí cho xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
- Đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
(7) Nhóm thông tin về ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
(8) Nhóm thông tin về kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh tế tổng hợp của
doanh nghiệp, gồm:
- Thông tin về trình
độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu về đổi mới tài sản cố định của một số ngành kinh tế.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
- Năng suất lao động
- Trang bị tài sản cố định cho 1 lao động
- Công suất sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.

- Hệ số các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, công nghệ trung
bình, công nghệ thấp.
B. Nhóm các thông tin phục vụ tính các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản
quốc gia gồm các thông tin chủ yếu như:
- Các thông tin về kết quả đầu ra và chi phí đầu vào
- Các thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh
- Các thông tin về cơ sở SXKD trực thuộ
c doanh nghiệp: Làm cơ sở để tổng
hợp kết quả SXKD của doanh nghiệp nói chung và tính GDP theo địa bàn.
3. Đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra đối với khu vực doanh nghiệp được xác định tùy thuộc vào mục
đích điều tra và nhu cầu thu thập thông tin, cụ thể:
- Để đáp ứng nhu cầu cung cấp các thông tin chung về thống kê doanh nghiệp
thì đơn vị điều tra là các doanh nghiệp hạch toán kinh t
ế độc lập, hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp.
- Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho việc tổng hợp kết quả và tính
GDP chính xác theo địa bàn thì đơn vị điều tra phải là các đơn vị cơ sở trực thuộc
doanh nghiệp.
Do vậy, điều tra doanh nghiệp hàng năm thường phải kết hợp hai loại đơn vị
điều tra là: Doanh nghiệp hạch toán độc lập và c
ơ sở SXKD trực thuộc doanh nghiệp.
a. Đơn vị điều tra
Kể từ cuộc điều tra lần thứ nhất vào năm 2000 đến nay, đơn vị điều tra của
doanh nghiệp hàng năm là nhất quán không thay đổi, đó là doanh nghiệp hạch toán
kinh tế độc lập. Trong phương án điều tra doanh nghiệp hàng năm, thì đơn vị điều tra
được quy định như sau:
Đơn vị
điều tra là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập,
chịu sự điều tiết bởi Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật hợp tác xã, Luật doanh nghiệp,

Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài trước đây và Luật doanh nghiệp chung hiện nay.
Những doanh nghiệp này có đầy đủ tư cách pháp nhân, đã đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh và hiện đang còn tồn tạ
i ở thời điểm điều tra.
Với doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân là đơn
vị điều tra sẽ có những thuận lợi nhất định trong quá trình điều tra thu thập thông tin,
song cũng phát sinh những khó khăn và hạn chế cho quá trình tổng hợp phân tổ số
liệu, nhất là phân tổ theo đơn vị hành chính.
b. Những thuận lợi (ưu điể
m) của đơn vị điều tra và doanh nghiệp hạch toán
kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân
Đơn vị điều tra là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, khi tiến hành điều tra
thu thập thông tin có những thuận lợi sau:
- Thu thập thông tin dễ dàng và có độ tin cậy cao.
- Thông tin điều tra thu thập từ các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập đảm
bảo tính đầy đủ, toàn diện của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Đơn vị điều tra là doanh nghiệp h
ạch toán kinh tế độc lập đảm bảo cho thống
kê thu thập số liệu sẽ không bị tính trùng giữa các doanh nghiệp và có cơ sở để hạn
chế bỏ sót, nếu như việc theo dõi cập nhật danh sách các doanh nghiệp được chặt chẽ
thường xuyên.
- Việc thực hiện điều tra cho phép ứng dụng các công nghệ hiện đại như: công
nghệ thông tin, thư điện tử, fax vào việc truyền thông tin, rút ng
ắn thời gian điều tra,
giảm thời gian nhập tin, tạo điều kiện công bố kịp thời hơn kết quả của cuộc điều tra
c. Những tồn tại và bất cập của đơn vị điều tra là doanh nghiệp hạch toán
kinh tế độc lập
- Các thông tin thu thập từ doanh nghiệp, hạch toán kinh tế độc lập không cho
phép phân tổ số liệu theo địa phương, vùng lãnh th

ổ và theo ngành kinh tế một cách
chính xác.
- Số liệu thu từ doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thường bị chậm do phải
chờ quyết toán đầy đủ của doanh nghiệp.
4. Thời điểm điều tra
Thời điểm điều tra thích hợp nhất là vào thời điểm 01/3 hàng năm, vì thời điểm
này là thời điểm theo qui định, các doanh nghiệp phải hoàn thành báo cáo tài chính
năm.
III. KINH NGHIÖM §IÒU TRA doanh nghiÖp cña
mét sè n−íc trªn thÕ giíi
Điều tra doanh nghiệp của các nước trên thế giới hiện nay rất khác nhau, chủ
yếu khác biệt lớn về các mặt: Tổ chức điều tra, đơn vị điều tra, hệ thống chỉ tiêu thu
thập, phương pháp điều tra.
Sự khác biệt về tổ chức điều tra doanh nghiệp nói chung phụ thuộc vào nhiều
yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu phụ thu
ộc vào các yếu tố chủ yếu sau:
- Trình độ phát triển kinh tế của đất nước.
- Trình độ phát triển của công tác điều tra thống kê.
- Tình hình hội nhập quốc tế (theo Châu lục, theo khu vực).
- Khả năng ngân sách dành cho công tác điều tra.
- Thói quen và nhu cầu sử dụng thông tin.
-
Dù có những một số điểm khác nhau, tuy nhiên mục đích chung nhất của các
nước đối với điều tra doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin phục
vụ cho công tác điều hành, xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung và
ngắn hạn của các cấp quản lý hành chính của mỗi quốc gia.
1. Tổ chức điều tra
Nhìn chung, điều tra doanh nghiệp được tổ chức ở tất cả các nước nhưng với
mô hình khác nhau. Một số mô hình điển hình như sau:
- Điều tra doanh nghiệp được tổ chức chung cho toàn bộ các ngành kinh tế, do

một đơn vị (Vụ) thuộc cơ quan thống kê quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện. Mô hình
này có ở hầu hết các nước trên thế giới như: Australia, Mỹ, Trung Quốc, Thuỵ Đi
ển,
Hàn Quốc, Thái lan,…trong đó có Việt Nam.
- Điều tra doanh nghiệp được thực hiện theo các chuyên ngành chủ yếu như:
Nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; xây dựng và dịch vụ. Mô hình này hiện còn
tồn tại ở rất ít nước trên thế giới và cách tổ chức này tương tự như ở Nhật Bản,
Malaysia, Việt Nam trước năm 2000,….
- Một số nước tổ chức điều tra doanh nghiệp chia thành 2 cuộ
c điều tra riêng
biệt do 2 đơn vị (Vụ) thực hiện khác nhau: Điều tra các doanh nghiệp lớn và điều tra
các doanh nghiệp nhỏ. Mô hình tổ chức này thường có ở một số nước có qui mô về số
lượng DN lớn như Trung Quốc,…
2. Đơn vị điều tra doanh nghiệp của một số nước trên thế giới
Qua khảo sát đơn vị điều tra doanh nghiệp của m
ột số nước Bắc Mỹ, Châu Âu,
Châu á, cho thấy đơn vị điều tra doanh nghiệp mà các nước đã sử dụng gồm:
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: là những công ty hạch toán kinh tế độc
lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ (như đơn vị điều tra doanh nghiệp hiện nay của nước
ta).
Đơn vị điều tra này không được thực hiện thường xuyên và chỉ sử dụng cho
mụ
c đích thu thập những thông tin thuộc về vốn, tài sản, các chỉ tiêu tài chính và kỹ
thuật công nghệ của toàn công ty.
Đơn vị điều tra là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, không dùng cho mục
đích tính các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia.
Những cuộc điều tra có đơn vị điều tra là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
thường được tiến hành 5 năm 1 lần, nhưng cũng chỉ thực hiện với doanh nghiệp có t

10 lao động hoặc từ 20, hoặc 30 lao động trở lên tùy quy định cụ thể của mỗi nước.

Cũng có những nước được tiến hành hàng năm, nhưng chỉ với những doanh nghiệp
lớn và cực lớn (200 hoặc 300 lao động trở lên) như Thuỵ Điển, Australia,…
- Đơn vị điều tra là cơ sở: cơ sở được định nghĩa là doanh nghiệp đơn hoặc 1
phần của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp đơn có hoạt động đơn lẻ liên quan
trực tiếp đến sản xuất ra sản phẩm, một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Những đặc trưng cơ bản của đơn vị cơ sở
là:
- Là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ nhất của doanh nghiệp hạch
toán kinh tế độc lập
- Có một địa điểm nhất định được xác định
- Có tổ chức quản lý và hạch toán theo dõi sản xuất kinh doanh
- Hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm
hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Có nghĩa là hoạt động s
ản xuất kinh doanh của đơn vị
cơ sở phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp hạch toán kinh tế
độc lập (doanh nghiệp cấp trên cơ sở)
Đơn vị điều tra doanh nghiệp là cơ sở được tất cả các nước áp dụng và dùng
cho điều tra thường xuyên (phổ biến là điều tra chọn mẫu) để thu thập thông tin phục
vụ chủ yếu cho tính các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia (giá trị sản xuất, chi
phí trung gian, giá trị tăng thêm), thống kê sản phẩm của ngành công nghiệp và một số
thông tin về lao động, thu thập của người lao động.
Về quan điểm phân ngành kinh tế là căn cứ vào hoạt động của từng đơn vị điều
tra để phân ngành. Nguyên tắc phân ngành như vậy sẽ không lệ thuộc vào ho
ạt động
chính hay hoạt động có tạo ra doanh thu hay không của một doanh nghiệp. Ví dụ một
doanh nghiệp sản xuất dệt có 3 đơn vị cơ sở là: nhà máy sợi, nhà máy dệt vải và nhà
máy nhuộm in hoa và có 3 đơn vị phụ trợ là văn phòng doanh nghiệp, xưởng sửa chữa
và bảo dưỡng thiết bị, bộ phận kho vật tư hàng hoá. Cả 6 đơn vị của doanh nghiệp sẽ
là 6 đơn vị đi

ều tra và được phân ngành như sau:
- Nhà máy sợi phân vào ngành sản xuất sợi
- Nhà máy dệt phân vào ngành dệt vải
- Nhà máy nhuộm, in hoa phân vào ngành hoàn thiện dệt
- Xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị phân vào ngành sản xuất thiết bị cho
ngành dệt (theo phân ngành 1993)
- Bộ phận kho phân vào ngành kho bãi (6302)
- Văn phòng doanh nghiệp phân vào quản lý kinh doanh (7414)
Về phương pháp tính giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm phải quy định cụ thể
phương pháp tính chi phí đầu vào và kết quả đầ
u ra của mỗi loại đơn vị điều tra, tính
chi phí trung gian và phân bổ chi phí trung gian giữa các đơn vị điều tra như: chi phí
trung gian của văn phòng, bộ phận kho, xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị không có
hàng hoá bán ra mà chỉ phục vụ cho sản xuất sợi, dệt và nhuộm in hoa, do đó chi phí
dịch vụ của 3 đơn vị là văn phòng, kho và xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị phải
được phân bổ vào sản xuất sợi, dệt, nhuộm in hoa, sau đó mới tính được giá trị tăng
thêm của 3 đơn vị cơ sở này.
Với phương pháp tính theo từng đơn vị điều tra như trên sẽ dẫn tới giá trị sản
xuất thay đổi tăng lên, còn giá trị tă
ng thêm không thay đổi nhưng có khác về cơ cấu
ngành với cách tính theo doanh nghiệp hoặc đơn vị cơ sở.
Về cách tính toán, sẽ tạo ra khối lượng công việc phải tính toán nhiều hơn,
phức tạp hơn và trong nhiều trường hợp hạch toán của các đơn vị (nhất là các đơn vị
phụ trợ) không đầy đủ sẽ là trở ngại lớn ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu.
Chính vì những phức tạp nói trên mà hầu hết các nước Châu Âu và Châu á
không sử dụng đơn vị điều tra là các đơn vị phụ trợ trong doanh nghiệp.
Các nước sử dụng đơn vị điều tra là doanh nghiệp độc lập và đơn vị cơ sở của
doanh nghiệp trong điều tra doanh nghiệp là phổ biến ở tất cả các nước Châu Âu và
phần lớn các nước Châu á. Tại các nước này họ s
ử dụng mỗi loại đơn vị điều tra đều

gắn với mục đích cụ thể của mỗi cuộc điều tra, cụ thể là:
- Đơn vị điều tra là cơ sở thuộc doanh nghiệp được dùng cho điều tra doanh
nghiệp thường xuyên phục vụ cho tính tài khoản sản xuất và tính các chỉ tiêu chuyên
ngành khác để phân bổ kết quả chính xác theo đơn vị địa bàn, như
chỉ số công nghiệp
hàng tháng (chỉ số phát triển sản xuất, chỉ số tiêu thụ, chỉ số tồn kho, chỉ số sản xuất
các sản phẩm chủ yếu),…
- Đơn vị điều tra là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách
pháp nhân được sử dụng cho điều tra định kỳ hàng năm, 5 năm nhằm thu thập thông
tin xây dựng cơ
sở dữ liệu phục vụ lập dàn chọn mẫu cho điều tra thống kê và thu thập
các thông tin về tài chính, kỹ thuật công nghệ, đầu tư,…
Có một số nước kết hợp đồng thời đơn vị điều tra là doanh nghiệp hạch toán
độc lập và đơn vị cơ sở. Trong đó, đơn vị cơ sở có thể do các DN hạch toán độc lập
(DN mẹ) cung cấp thông tin và k
ết nối với DN mẹ; hoặc đơn vị cơ sở hoàn toàn độc
lập cung cấp thông tin.
3. Nội dung điều tra
Nhìn chung nội dung điều tra doanh nghiệp thể hiện chủ yếu thông qua các chỉ
tiêu được thiết kế trong bảng hỏi điều tra của các nước khác nhau ở một số vấn đề
chính sau:
- Những nước phát triển và tương đối phát triển áp dụng 2 loại bảng hỏ
i chi tiết
khác nhau cho hai khu vực DN, trong đó, bảng hỏi chi tiết dành cho các DN qui mô
lớn và bảng hỏi đơn giản, ít chỉ tiêu hơn dành cho các DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên qui
mô để phân biệt giữa DN lớn với DN vừa và nhỏ tùy thuộc vào từng ngành cũng như
từng nước rất khác nhau.
- Mức độ chi tiết, phong phú của các chỉ tiêu tùy thuộc vào sự phát triển và
trình độ tổ chức điều tra của mỗi nước.
- Đối với bảng hỏi dành cho các chuyên ngành: Những nước phát triển thường

áp dụng bảng hỏi in riêng đối với các cơ sở theo các chuyên ngành khác nhau. Tuy
nhiên, đối với những nước chưa được phát triển, bảng hỏi thường được thiết kế để áp
dụng chung cho các DN/cơ sở
thuộc tất cả các ngành kinh tế.
4. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
Phương pháp điều tra thu thập thông tin khác nhau giữa các nước tùy thuộc vào
qui mô số lượng cơ sở, trình độ tổ chức điều tra của mỗi nước. Sự khác biệt về
phương pháp điều tra thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:
- Thu thập bảng hỏi: Bảng hỏi thông thường (in trên giấy), b
ảng hỏi dạng file,
dạng điện tử gửi qua mạng, bảng hỏi sử dụng công nghệ quét scaner,…
- Phương pháp thu thập: Thu thập gián tiếp: gửi bảng hỏi qua bưu điện, email,
fax hay cử điều tra viên đến phỏng vấn trực tiếp,…
5. Một số thông tin cơ bản về điều tra doanh nghiệp của một số nước trong
khu vực Đông Nam Á.
5.1
Điều tra doanh nghiệp Indonesia
Điều tra doanh nghiệp Indonesia được thực hiện hàng năm theo đơn vị cơ sở.
Tuy nhiên, Indonesia không điều tra chung cho toàn bộ nền kinh tế mà tổ chức điều
tra riêng theo các chuyên ngành quan trọng. Dưới đây là những thông tin cơ bản về
nội dung bảng hỏi điều tra cơ sở hàng năm ngành công nghiệp chế biến Indonesia:
- Địa dư hành chính (tỉnh, huyện, xã): do cơ quan thố
ng kê ghi sẵn.
- Tên và địa chỉ cơ sở
- Hình thức đầu tư của cơ sở
- Một số thông tin mang tính chất thông báo chung: Mục đích cuộc điều tra
nhằm thu thập thông tin phục vụ lập kế hoạch phát triển kinh tế của quốc
gia; được tổ chức theo Luật của Indonesia; thông tin do cơ sở cung cấp
được bảo mật theo luật định, kinh phí điề
u tra từ ngân sách Nhà nước, tất cả

các cơ sở thuộc đối tượng điều tra có nghĩa vụ phải cung cấp số liệu theo
luật định. Để thuận tiện cho người trả lời và minh bạch hoá cuộc điều tra,
trong bảng hỏi ghi rõ: nếu có vấn đề gì cần hỏi về bảng hỏi, người trả lời có
thể liên hệ trực tiếp với Tổng c
ục trưởng TCTK Indonesia.
- Số lao động
- Các thông tin chung:
+ Liệt kê số tháng hoạt động
+ Tên sản phẩm chủ yếu nhất của cơ sở
+ Cơ cấu vốn đầu tư chia theo các sở hữu chính: nhà nước (trung ương, địa
phương), ngoài nhà nước và người nước ngoài
+ Số lao động bình quân năm (trong đó nữ) chia theo công nhân trực tiếp
sản xuất và lao động khác, tiền công/tiền lương, thưởng (chia theo công nhân
trực tiếp sản xuất và lao động khác)
+ Nhiên liệu sử dụng cho sản xuất (trong đó cho sản xuất điện) (xăng dầu,
than, ga,…)
+ Sản xu
ất và tiêu thụ điện
+ Chi phí khác (thuế, dịch vụ công nghiệp, trả lãi tiền vay,… )
+ Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất (chia theo các loại nguyên vật liệu
cơ bản, trong nước và nhập khẩu, khối lượng và trị giá).
+ Sản phẩm sản xuất: khối lượng, trị giá tiêu thụ, trong đó xuất khẩu
+ Thu nhập khác: Dịch vụ chế biến, kinh doanh hàng hoá mua vào bán ra
không qua chế biến
+ Tồn kho nguyên vật li
ệu, bán thành phẩm, thành phẩm bằng giá trị (đầu
năm, cuối năm, chênh lệch)
+ Tài sản cố định: Mua mới, khấu hao, giá trị cuối năm (đất, nhà xưởng,
mát móc thiết bị, phương tiện vận tải, khác)
+ ….

5.1 Điều tra doanh nghiệp Malaysia
Tương tự như Indonesia, điều tra doanh nghiệp Malaysia được thực hiện hàng
năm theo đơn vị cơ sở và tổ chức điều tra riêng theo các chuyên ngành quan tr
ọng.
Malaysia tổ chức điều tra qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 xác lập danh sách với
các thông tin cơ bản, giai đoạn 2 điều tra thực tế.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về nội dung bảng hỏi điều tra cơ sở hàng
năm ngành công nghiệp chế biến Malaysia:
- Tên và địa chỉ cơ sở (văn phòng chủ quản): do cơ quan thống kê ghi sẵn.
-
Một số thông tin mang tính chất thông báo chung: Mục đích cuộc điều tra
nhằm thu thập thông tin phục vụ lập kế hoạch phát triển kinh tế của quốc
gia; được tổ chức theo Nghị định của Malaysia ngày . …., thông tin do cơ
sở cung cấp được bảo mật theo luật định, tất cả các cơ sở thuộc đối tượng
điều tra có nghĩa vụ phải cung cấp số liệu theo Ngh
ị định,
- Mã số đăng ký của cơ sở
- Ngành SXKD chính
- Thời gian (số tháng) hoạt động trong năm
- Địa chỉ nơi sản xuất kinh doanh
- Loại hình cơ sở:
+ Tư nhân,
+ Cổ phần
+ CT TNHH tư nhân
+ CT TNHH công
+ HTX
+ Công ty công
+ Khác
- Cơ cấu vốn sở hữu: chia theo, quốc tịch dân tôc
- Tài sản: Mua vào trong năm (mới và đã qua sử dụng), tự sản xuất, bán ra,

đánh giá lại, khấu hao trong năm, giá trị còn lại, chi phí thuê TSCĐ trong
năm.
Các loại tài sản chủ yếu: Tài sả
n cố định (đất, nhà xưởng, giá trị làm dầu
đất, Phương tiện vận tải, máy tính, máy móc thiết bị, tài sản lâu bền; tài sản
khác.
- Lao động và thu nhập của người lao động: Chia theo dân tộc, lao động trực
tiếp và gián tiếp, lao động đủ thời gian và bán thời gian, lao động được trả
công và lao động không được trả công.
- Trình độ lao động: chia theo giới tính, trình độ học vấn.
- Lao động trực ti
ếp làm theo ca, số ngày làm việc bình quân năm, số giờ làm
việc bình quân ca, số giờ làm việc thêm.
- Doanh thu
6. Một số vấn đề Việt Nam cần tham khảo để vận dụng từ điều tra doanh
nghiệp một số nước trên thế giới.
* Tổ chức điều tra: Mô hình điều tra doanh nghiệp ở các nước trên thế giới
hiện nay chủ yếu chia làm hai loại khá tươ
ng đồng: (1) Điều tra doanh nghiệp tập
trung (do một đơn vị thống kê phụ trách) và (2) điều tra doanh nghiệp theo hướng
phân tán, theo chuyên ngành kinh tế chủ yếu. Nhìnc chung cả 2 loại mô hình điều tra
đều có ưu, nhược điểm riêng tương đối ngang nhau về các mặt: lợi thế gọn nhẹ, tiết
kiệm kinh phí, thời gian, có được cơ sở dữ liệu thống nhất nhưng nguồn thông tin hạn
chế, thi
ếu chuyên sâu (trường hợp tổ chức theo mô hình tập trung) đối ngược lại với
mô hình tổ chức đều tra phân tán là: Bộ máy cồng kềnh, tốn kém kinh phí, thời gian,
không có được cơ sở dữ liệu chung, nhưng nguồn thông tin lại phong phú hơn, chuyên
sâu hơn.
Việc tổ chức điều tra, phân công trách nhiệm giữa các đơn vị liên quan ở một
số nước khá tốt như ở Malaysia, các đơn vị phụ trách về chuyên môn chịu trách nhiệm

chuẩn bị các tài liệu và trình bày tập huấn các nội dung điều tra, Vụ Phương pháp chế
độ thống kê chịu trách nhiệm chọn mẫu điều tra, dự trù kinh phí, in tài liệu và phiếu
điều tra và tổ chức tập hu
ấn điều tra.
Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế mỗi nước mà mô hình tổ chức điều tra doanh
nghiệp khác nhau, khó có đủ cơ sở để kết luận mô hình nào có ưu thế vượt trội hiện
nay.
* Các bước điều tra: Một số nước tổ chức tốt công tác lập danh sách đầy đủ các
doanh nghiệp trước khi điều tra, từ đó có nguồn thông tin chính xác
để lập kế hoạch
thu thập thông tin đầy đủ số lượng doanh nghiệp, tránh điều tra sót hoặc không dúng
chuyên ngành đặc biệt có được số lượng DN theo ngành chi tiết để áp dụng bảng hỏi
riêng chuyên sâu theo ngành kinh tế phù hợp. Kinh nghiệm này Việt Nam cần học tập.
Kinh nghiệm này được thực hiện tốt như nước Malaysia, trước khi điều tra chính thức,
Cục Thống kê Malaysia gửi phiếu điều tra so bộ yêu c
ầu các doanh nghiệp khẳng định
lại các thông tin đăng ký cơ bản như: Tên, địa chỉ, điện thoại, người chịu trách nhiệm
cung cấp thông tin, loại hình doanh nghiệp và các ngành, nghề sản xuất kinh doanh.
* Đơn vị điều tra: Nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng khá triệt để
đơn vị điều tra là đơn vị cơ sở từ nhiều năm, tạo đ
iều kiện tốt để phân bổ chính xác kết
quả sản xuất theo địa bàn. Ưu điểm này rất quan trọng để Việt Nam học tập, dổi mới,
áp dụng trong điều tra doanh nghiệp càng sớm càng tốt.
Hơn nữa, hầu hết các nước không phân biệt đơn vị điều tra giữa doanh nghiệp
với cơ sở kinh tế hộ gia đình, mà chỉ phân biệt theo qui mô (theo lao động ho
ặc doanh
thu) để tập trung quan tâm nhiều hơn đến điều tra các DN có qui mô lớn (thường là 10
lao động trở lên). Ưu điểm này cũng rất quan trọng và cần thiết, Việt Nam cần rút kinh
nghiệm, học tập để thực hiện tốt hơn.
* Nội dung điều tra: Các nước phát triển điều tra vơi nội dung chuyên sâu hơn

theo các chuyên ngành (đặc biệt là các nước điều tra theo mô hình không tập trung),
đặ
c biệt là các thông tin Việt Nam thường thiếu như: Các chỉ tiêu phản ánh về năng
suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực, công suất và sử dụng công suất, máy móc, thiết
bị, khả năng và năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, bảo vệ môi trường,…
* Phương pháp điều tra: Nhiều nước đang chuyển nhanh dần sang hình thức
điều tra gián tiếp là chủ yếu như: email, online, bảng hỏ
i điện tử, điện thoại, sử dụng
công nghệ quét scanner để tiết kiệm thời gian và kinh phí, tuy nhiên các hình thức này
có tỷ lệ trả lời không cao. Các hiình thức điều tra thu thập thông tin gián tiếp theo
hướng hiện đại cần được sớm nghiên cứu ứng dụng tăng nhanh vào Việt Nam.
* Cơ sở dữ liệu: Hầu hết các nước đều có cơ sở dữ liệu thống kê doanh nghi
ệp
tốt, vừa phục vụ đông đảo các đối tượng dùng tin, vừa thực hiện tốt chức năng dịch vụ
của các cơ quan quản lý điều tra, kinh doanh số liệu. Việt Nam cần học tập để sớm
nâng cao chất lượng các cơ sở dữ liệu điều tra, đặc biệt là hoàn thiện và sớm áp dụng
cơ chế kinh doanh dịch vụ thông tin thống kê, trong đó có thông tin điều tra doanh
nghiệp.
* Công tác xuất bản: Các nước phát triển xuất bản phong phú hơn, các sản
phẩm đa dạng, chất lượng hơn, khai thác triệt để nguồn số liệu doanh ngiệp hiện có,
trong khi công tác này ở Việt Nam rất yế
u, cần được phát triển mạnh trong tương lai.






Chương 2:
THỰC TRẠNG ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, công tác thống kê cũng từng bước đổi
mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và tiếp cận với
phương pháp luận chuẩn của thống kê quốc tế, trong đó đổi mới có tầm chiến lược là
tổ chức hợp lý khâu thu thập thông tin, ứng dụng mạnh mẽ và ngày càng r
ộng rãi
phương pháp điều tra thống kê, thế mạnh của thu thập thông tin trong nền kinh tế thị
trường.
Quá trình đổi mới thu thập thông tin thống kê hàng năm khối doanh nghiệp từ
báo cáo định kỳ là chính ở thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang điều tra là
chính ở thời kỳ kinh tế thị trường đã diễn ra qua hai giai đoạn: giai đoạn chuyển tiếp
từ nă
m 1986 đến trước năm 2000 và giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
1. Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 2000
Mỗi chuyên ngành có phương án điều tra thu thập riêng, mà cụ thể là các ngành
chính như: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, xây dựng
theo đó là những quy định, khái niệm về đơn vị doanh nghiệp, chỉ tiêu thu thập và thời
gian thu thập không thống nhất, mà theo đặc thù hoặc yêu cầ
u riêng của mỗi chuyên
ngành.
Về cơ bản, điều tra doanh nghiệp hàng năm vẫn duy trì theo mô hình tổ chức
như thời kỳ bao cấp, nghĩa là vẫn tổ chức điều tra thống kê chuyên ngành độc lập với
nhau và điều tra chỉ được tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là chính,
khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn duy trì chế độ báo cáo định kỳ, song có hai điểm
thay đổi khá rõ nét, đó là:
Th
ứ nhất: Điều tra thống kê áp dụng đối với khu vực doanh nghiệp của các
chuyên ngành ngày càng phát triển về số lượng cuộc điều tra, phạm vi áp dụng điều
tra và sử dụng các loại điều tra, nhất là điều tra chọn mẫu.
Số lượng các cuộc điều tra đối với doanh nghiệp nói chung được tăng lên nhằm

đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng, mặt khác qui mô kinh tế ngày càng lớn,
hình thức thu thập bằng chế độ báo cáo định kỳ có những hạn chế không mở rộng
được.
Trong ngành công nghiệp tăng thêm điều tra công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài năm 1991 và 1993, điều tra doanh nghiệp Nhà nước năm 1993 và 1994, tổng
điều tra công nghiệp năm 1998, điều tra theo phương pháp công nghiệp chuẩn quốc tế
ở 17 tỉnh, thành phố năm 1999.
Ngành thương nghiệp tăng thêm các cuộc đ
iều tra hoạt động thương nghiệp bán
buôn, bán lẻ, điều tra giá cả, du lịch, nhà hàng
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản điều tra năng suất, sản lượng, cơ sở vật chất
kỹ thuật, phương tiện sản xuất
Các ngành kinh tế khác cũng được tổ chức điều tra nắm thực trạng sản xuất
kinh doanh.
Phạm vi điều tra được mở rộng ra nhiều loại hình kinh tế ở nhiều ngành kinh tế
mới. Loại hình doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng
được điều tra để bổ sung thêm thông tin mà qua báo cáo định kỳ không đáp ứng được.
Nếu thời kỳ kế ho
ạch hoá tập trung bao cấp chủ yếu là điều tra toàn bộ (trừ
ngành nông nghiệp), thì thời kỳ này, điều tra chọn mẫu bắt đầu được ứng dụng và phát
triển nhanh, thay chỗ cho một số cuộc điều tra hoặc kỳ điều tra mà trước đây vẫn điều
tra toàn bộ.
Có thể nói trong thời kỳ đầu đổi mới, ngành Thống kê đã mở ra hướng phát
tri
ển điều tra thống kê, khẳng định hướng đi tất yếu của hoạt động thống kê trong nền
kinh tế thị trường là phải mở rộng thu thập thông tin bằng điều tra, nhằm thay thế dần
phạm vi của thu thập bằng chế độ báo cáo thống kê định kỳ trong lĩnh vực kinh tế nói
chung và thống kê doanh nghiệp nói riêng.
Thứ hai
: Các kỳ điều tra cũng như thời điểm, thời kỳ điều tra được sắp xếp lại

theo yêu cầu thông tin. Kỳ điều tra được thay đổi sắp xếp theo nhu cầu thông tin và
yêu cầu rải đều công việc điều tra trong năm, tránh dồn vào một số thời điểm gây áp
lực quá lớn cho đội ngũ cán bộ thống kê ở địa phương, nhất là cấ
p huyện.
Hoạt động điều tra trong lĩnh vực doanh nghiệp ở thời kỳ đầu đổi mới, tuy có
bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, nhưng chính trong sự phát triển đó cộng với
đặc điểm của nền kinh tế thị trường ngày càng rõ nét, thực trạng điều tra doanh nghiệp
đã bộc lộ nhiều nhược điểm và hạn chế. Đến trước n
ăm 2000 những nhược điểm và
hạn chế đó trở thành vật cản, đòi hỏi phải được cải tiến đổi mới căn bản, cụ thể là:
(1) Đối tượng điều tra có số lượng ngày càng lớn, tính phức tạp tăng lên, đặc
biệt là hoạt động kinh doanh đa ngành trong một đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh
theo nhiều cấp trong một
đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị thành viên hoạt động
trên nhiều địa bàn tỉnh, huyện khác nhau. Những đặc điểm này đã làm cho việc tổ
chức điều tra theo từng chuyên ngành độc lập không còn phù hợp và trở lên khó tồn
tại vì:
- Đơn vị kinh doanh đa ngành, sẽ phải thực hiện nhiều cuộc điều tra khác nhau
của mỗi chuyên ngành, dẫn tới số liệu dễ b
ị tính trùng hoặc bỏ sót trong phạm vi cả
nước. Mặt khác một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một lúc phải thực hiện nhiều
cuộc điều tra khác nhau, gây nên phiền hà mất thời gian cho đơn vị khai báo.
- Tổ chức sản xuất theo nhiều cấp hạch toán, dưới đơn vị hạch toán độc lập có
nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc, báo sổ hoặc hạch toán độc lậ
p trong nội bộ công ty,
do vậy điều tra theo các chuyên ngành độc lập khó có thể đảm bảo thu thập chính xác
các hoạt động mà không bị tính trùng hay bỏ sót.
- Tổ chức điều tra trùng chéo.
(2) Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh
nghiệp có sở hữu khác nhau, đòi hỏi phải có các hình thức thu thập thông tin phù hợp

để thu được thông tin dễ dàng, đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất.
(3) Với chế độ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, đòi hỏi thông tin ph
ải phản ánh đầy đủ, đồng bộ
nền kinh tế.
Tóm lại, toàn bộ sự phát triển và mở rộng điều tra thống kê trong lĩnh vực
doanh nghiệp, cùng với những hạn chế nhược điểm của nó, chính là thực trạng hiện
thực của điều tra doanh nghiệp hàng năm ở thời kỳ đầu đổi mới từ 1986 đến trước
năm 2000 của công tác th
ống kê.
2. Thực trạng điều tra doanh nghiệp từ năm 2000 đến nay
2.1. Những yêu cầu khách quan và chủ quan đòi hỏi phải đổi mới điều tra
doanh nghiệp trong giai đoạn này
Về khách quan: Cuối năm 1999 công cuộc đổi mới đất nước thực sự được vận
hành, bước đầu đem lại kết quả to lớn là chấm dứt thời kỳ suy thoái, đưa nền kinh t
ế
bắt đầu tăng trưởng với tốc độ cao, do vậy yêu cầu thông tin cho cơ quan quản lý Nhà
nước các cấp, cho các tổ chức quốc tế phải là những thông tin tổng hợp đầy đủ, có độ
tin cậy cao trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là bộ phận doanh nghiệp. Tình trạng tổ
chức điều tra thu thập thông tin chia cắt theo các thống kê chuyên ngành dẫn đến quá
nhiều bất cập, không đáp
ứng được yêu cầu bức bách nói trên.
Về chủ quan: Điều tra chia cắt theo các chuyên ngành đã gây không ít phiền hà
cho cơ sở, nhưng đưa lại số liệu thu thập ngày càng trùng chéo, không sát đúng với
thực tế. Mặt khác do thực hiện quá nhiều cuộc điều tra, nên toàn ngành Thống kê
không đủ cán bộ để chỉ đạo và triển khai thực hiện. Nguồn tài chính hạn chế không
đảm bảo cân đối cho nhiệm vụ công tác củ
a ngành, trong khi lại có những hoạt động
điều tra trùng chéo gây tốn kém lãng phí, nhưng hiệu quả không cao.
Với những vấn đề khách quan và chủ quan như trên, đòi hỏi công tác điều tra

doanh nghiệp phải được đổi mới, phù hợp với thực tế đặt ra.
2.2. Đổi mới điều tra doanh nghiệp trong thời kỳ 2000 đến nay:
a/ Khái niệm mới về doanh nghiệp:
Nếu như thời kỳ kế hoạ
ch hoá tập trung, doanh nghiệp đồng nghĩa với xí
nghiệp quốc doanh, thì nay doanh nghiệp được định nghĩa trong phương án điều tra là:
các đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc
lập, được thành lập theo các luật đăng ký kinh doanh hiện hành (Luật doanh nghiệp
Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật hợp tác xã và
hiệp định ký kết của Chính phủ
Việt Nam với chính phủ các nước khác). Với khái
niệm đó, doanh nghiệp gồm các loại hình tổ chức sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước (gồm doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn
vốn Nhà nước 100% hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước hoặc Luật doanh
nghiệp do trung ương và địa phương quản lý, công ty cổ phần có vốn Nhà nước trên
50% vốn điều lệ).
- Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (kể cả công ty TNHH
có vốn Nhà nước
≤ 50%)
- Công ty hợp danh.
- Công ty cổ phần không có vốn nhà nước.
- Công ty cổ phần có vốn Nhà nước chiếm

50%
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp Nhà nước liên doanh với nước ngoài.
- Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài
Kể từ năm 2000 trở lại đây số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động theo khái

niệm trên tăng rất nhanh: Từ năm 2000 đến 2008 lần lượt là: 42.288, 56.680, 62.908,
72.015, 91.755, 113.352, 132.500 DN, 155.600 DN và khoảng 205.000 DN năm
2008
3
.
Trong các loại hình doanh nghiệp kể trên, riêng doanh nghiệp Nhà nước vừa tổ
chức điều tra (nếu doanh nghiệp không thực hiện báo cáo định kỳ) và vừa thực hiện
thu thập thông tin theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ, còn lại các loại hình doanh
nghiệp khác được tổ chức điều tra định kỳ hàng năm.
b/ Tổ chức điều tra doanh nghiệp:
Được tổ chức định kỳ mỗi n
ăm một lần, cụ thể như sau:
- Tổ chức điều tra được tập trung thống nhất trong một phương án điều tra,
nghĩa là doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế đều được điều tra thống nhất trên
cùng phiếu điều tra và được triển khai, điều hành của một ban chỉ đạo ở trung ương và
ở địa phương. Đây là đổi mới r
ất căn bản, chuyển từ nhiều cuộc điều tra của các
chuyên ngành vào một cuộc điều tra tập trung thống nhất với cùng đối tượng điều tra
là các doanh nghiệp của nền kinh tế.
- Phạm vi và đơn vị điều tra: Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập,
chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật doanh
nghi
ệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
và đang hoạt động trong các ngành: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản (trừ Hợp tác
xã của 3 ngành này); Công nghiệp khai thác mỏ, Công nghiệp chế biến, sản xuất và

3
Kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm – GSO WEBSITE

×