Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 169 trang )

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÂN LUỒNG HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ



CNĐT : TRẦN THANH PHÚC











9254



HÀ NỘI – 2010




1
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang

Mục lục
1

Danh mục bảng, biểu
3

Danh mục các chữ viết tắt
4

Tóm tắt kết quả nhiên cứu đề tài
5

Summary
6

PHẦN MỞ ĐẦU
8
1
Tính cấp thiết của đề tài

8
2
Mục tiêu nghiên cứu
10
3
Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
10
4
Nội dung nghiên cứu
11
5
Cách tiếp cận nghiên cứu
11
5
Phương pháp nghiên cứu
11
6
Sản phẩm nghiên cứu
12
7
Đóng góp của đề tài
12

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG
HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
13
I
Tổng quan của vấn đề
13

II Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phân luồng HS
17
III
Các khái niệm có liên quan
18
IV
Cơ sở tâm lý học, giáo dục học về phân luồng học sinh các trường phổ
thông dân tộc nội trú
22
V
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phân luồng học sinh các trường phổ
thông dân tộc nội trú
24
VI
Công tác quản lý các hoạt động HN, dạy nghề và PLHS của người hiệu
trưởng trong các trường PTDTNT
31

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU THCS VÀ
THPT CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
34
I
Vài nét về tình hình PLHS trong hệ thống giáo dục quốc dân
34
II
Thực trạng phân luồng học sinh sau THCS và THPT các trường phổ
thông dân tộc nội trú
38
1

Tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp giáo dục HN-DN và PLHS ở
trường PTDTNT
38

2
2
Thực trạng phân luồng học sinh sau THCS ở các trường PTDTNT
47
3
Thực trạng phân luồng học sinh sau THPT ở các trường PTDTNT tỉnh
55
III
1
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
62
2
Nguyên nhân chủ quan
63

CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
65
I
Dự báo xu thế phân luồng học sinh sau THCS và THPT các trường phổ
thông dân tộc nội trú từ nay đến 2020
65
II
1

Cơ sở và nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp
Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp
70
2
Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp
71
III
Một số giải pháp phân luồng học sinh sau THCS, THPT trong các
trường PTDTNT
73
1
Đổi mới công tác GDHN và dạy nghề phổ thông trong các trường
PTDTNT
73
2
Bổ sung, hoàn thiện chính sách của Nhà nước đối với công tác HN-DN
và PLHS các trường PTDTNT
82
3
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên HN-DN trong các
trường PTDTNT
85
4
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút HS các
trường PTDTNT ngày từ khi còn đang học ở cấp THCS và THPT.
89
IV
Mối quan hệ giữa các giải pháp
90
V

Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp.
91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
99

TÀI LIỆU THAM KHẢO
104

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
107

Phụ lục 2: Kết quả khảo sát
119

Phụ lục 3: Khảo nghiệm các giải pháp
141

Phụ lục 4: Bảng số liệu về tình hình PLHS các trường PTDTNT
144

Phụ lục 5: Biên bản Hội thảo
150

Phụ lục 6 : Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học
159



3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng, biểu đồ, Sơ đồ Nội dung
Bảng 1.2 Chương trình học nghề ở cấpTHCS và THPT
Bảng 2.2 Dự định của PHHS các trường PTDTNT cấp THCS sau tốt
nghiệp của con em họ đi học nghề
Bảng 3.2 Sở thích chọn nghề của HS trường PTDTNT cấp THCS
Bảng 4.2 Dự định của HS sau THPT các trường PTDTNT tỉnh
Bảng 5.2 Dự định học nghề của PHHS sau tốt nghiệp THPT
Sơ đồ 1.2 Phân luồng học sinh các trường PTDTNT huyện
Bảng 6.2
Biểu đồ 1.2
Luồng HS sau tốt nghiệp THCS trường PTDTNT huyện vào
PTDTNT (THPT), THPT, bổ túc THPT
Bảng 7.2 Tình hình PLHS các trường PTDTNT cấp THCS (2003-
2009)
Biểu đồ 2.2 Số HS tốt nghiệp THCS vào các trường PTDTNT tỉnh, THPT
và bổ túc THPT
Bảng 8.2
Biểu đồ 3.2
Luồng HS tốt nghiệp PTDTNT (cấp THCS) vào TCCN, DN
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phân luồng học sinh các trường PTDTNT tỉnh
Bảng 9.2 Học sinh tốt nghiệp THPT trường PTDTNT vào ĐH, CĐ
(2003-2007)
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ phân luồng học sinh THPT trường PTDTNT(2003-
2007)
Bảng 10.2
Biểu đồ 5.2
Tình hình PLHS của 11 trường PTDTNT tỉnh năm học
2003-2009

Biểu đồ 6.3 - Dự báo qui mô học sinh THCS các trường PTDTNT huyện
đến năm 2020
Biểu đồ 7.3
Biểu đồ 8.3
- Dự báo phân luồng học sinh sau THCS dân tộc nội trú vào
TCCN, nghề.
- Dự báo quy mô học sinh THPT dân tộc nội trú
Biểu đồ 9.3
- Dự báo HS sau tốt nghiệp THPT vào Đại học, cao đẳng

Biểu đồ 10.3 - Dự báo PLHS sau THPT dân tộc nội trú vào TCCN, DN



4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú
HS Học sinh
HSDT Học sinh dân tộc
GV Giáo viên
DTTS Dân tộc thiểu số
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HN-DN Hướng nghiệp- dạy nghề
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
GD Giáo dục
GDTX Giáo dục thường xuyên
PLHS Phân luồng học sinh
TVHN Tư vấn hướng nghiệp

TVN Tư vấn nghề
GDHN Giáo dục hướng nghiệp
KTTH-HN Trung tâm kĩ thuật tổng hợp- hướng nghiệp
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
THCN Trung học chuyên nghiệp
NPT Nghề phổ thông
DHTC Dạy học tự chọn
CNKT Công nhân kĩ thuật


5

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tên đề tài : Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường
phổ thông dân tộc nội trú
- Mã số : B2008-37-54TĐ
- Chủ nhiệm : ThS. Trần Thanh Phúc
Tel : 01238753915 E-mail:

- Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Vụ Giáo dục dân tộc, Vụ Giáo dục
Trung học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ giáo dục miền núi
thuộc Hội Khuyến học Việt Nam, trường PTDTNT Tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian thực hiện: tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2010.
1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân luồ
ng học sinh các trường PTDTNT, đề
xuất một số giải pháp phân luồng HS trong các trường này nhằm đáp ứng nhu cầu phát

triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc.
2. Nội dung chính
2.1. Hệ thống hóa những nội dung chủ yếu về cơ sở lý luận của công tác phân
luồng học sinh phổ thông nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS và
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát tri
ển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc và miền núi.
2.2. Đánh giá thực trạng tình hình công tác phân luồng học sinh trong các trường
phổ thông dân tộc nội trú.
2.3. Đề xuất một số giải pháp phân luồng học sinh trong các trường PTDTNT
2.4. Khảo nghiệm một số giải pháp ( trên phạm vi 3 tỉnh), lấy ý kiến phản hồi và
điều chỉnh các giải pháp.
3. Kết quả đạt được
3.1. Báo cáo:
- Cơ sở lý luận của việc phân lu
ồng học sinh các trường PTDTNT.
- Tổng quan về cơ sở lý luận phân luồng học sinh các trường PTDTNT

6
- Các báo cáo khoa học về phân luồng học sinh và những vấn đề liên quan đến
phân luồng học sinh phổ thông nói chung và phân luồng học sinh các trường PTDTNT
nói riêng.
- Báo cáo khoa học trong các hội thảo về cơ sở lý luận
3.2. Thực trạng phân luồng học sinh các trường PTDTNT
- Bộ phiếu điều tra để đánh giá thực trạng phân luồng học sinh các trường
PTDTNT (4 bộ phiếu điều tra: CBQL và GV, HS lớp 9, Học sinh lớp 12 và, PHHS).
- Báo cáo thực trạng phân luồ
ng học sinh ở trường PTDTNT ở địa phương.
3.3. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
3.4. Báo cáo tóm tắt đề tài
3.5. Một số bài báo khoa học đăng trên tạp chí Giáo dục

3.6. Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về phân luồng học sinh các trường PTDTNT.
SUMMARY OF RESEARCH FINDING
Research: “Study on state and solution for allocating students of ethnic minority
boarding schools”
Code: B2008-37-54TD
Research team leader: Master Tran Thanh Phuc
Tel: 01238753915; E-mail:
Managing agency: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Cooperation agency: Ethnic Minority Education Department, Secondary
Education Department, Highland Education Development Center under Study
Encouragement Association, Ethnic Minority Boarding School of Quang Nam province.
Duration: From April 2008 to April 2010
1. Objective:
Based on study on state of allocating students of ethnic minority boarding school,
propose a number of solutions for allocating student in these schools to respond to
human development in ethnic minority areas.
2. Main content:

7
2.1. Systemize main content of theoretical background of allocating general
students including allocating students of ethnic minority boarding school in order to
contribute in developing human resource in order to respond to socio-economic
development in ethnic minority and mountainous areas.
2.2. Evaluate state of allocation of students of ethnic minority boarding schools.
2.3. Propose a number of solutions for allocating students of ethnic minority
boarding schools.
2.4. Pre-test a number of solutions (in 3 provinces), feedback and adapt solution.
3. Findings
3.1 Report:
- Theoretical background for allocating students of ethnic minority boarding

schools.
- Overview on theoretical background for allocating students of ethnic minority
boarding schools.
- Scientific reports on allocating and related issues on allocation of student in
generals and ethnic minority boarding student in particular.
- Scientific workshop reports on theoretical background.
3.2. Situation of allocation of ethnic minority boarding students.
- Questionnaires to evaluate situation of allocating students of ethnic minority
boarding schools (4 sets of questionnaires: education managers, teacher, student grade 9,
student grade 2 and parents).
- Report on situation on allocating students of ethnic minority boarding schools in
localities.
3.3. Report on findings of the study.
3.4 Summary report.
3.5 A number of scientific articles on Education Magazine.
3.6 Report of proceedings on National Workshop on allocating of ethnic minority
boarding students.


8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
` Sau hơn hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới, chuyển dịch từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN làm cho nước
ta đã có thay đổi về nhiều mặt. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển cùng với áp lực hội
nhập vào nền kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải có m
ột đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực có
trình độ với cơ cấu hợp lý để cạnh tranh trên thị trường thế giới và trong khu vực. Vì
vậy, việc phân luồng học sinh (PLHS) phổ thông đang trở thành một nhu cầu cấp thiết ở
nước ta hiện nay.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã chỉ
rõ:“ Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng h
ọc sinh trung học, chuẩn bị cho
thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong cả nước và từng địa phương”. Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm (2006-2010), Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh “ Hoàn chỉnh
và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạ
o sau trung
học cơ sở; bảo đảm liên thông giữa các cấp đào tạo”.
Trong đường lối chính sách của mình, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến
giáo dục miền núi, vùng dân tộc và sự phát triển của hệ thống trường phổ thông dân tộc
nội trú (PTDTNT). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII khẳng định: “Đối với miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn cần xoá “điểm
tr
ắng” về giáo dục ấp bản. Mở thêm các trường dân tộc nội trú và các trường bán trú ở
cụm xã, các huyện tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán
bộ cho các dân tộc, trước hết là GV, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý”.
Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
(năm 2009), Điề
u 61, Mục 3, Chương III coi trường PTDTNT là trường chuyên biệt và
nêu rõ: “Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc
bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc
định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần
tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này ”.
“Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân t
ộc bán trú, trường dự
bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách”.

9
Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong

những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có bước đi và giải pháp về phân luồng học
sinh. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông cũng nhấn mạnh đến yêu cầu giáo dục hướng nghiệp góp phần tích cực, có hiệu
quả vào việc PLHS. Trong hướng dẫn hoạ
t động giáo dục lao động cho HS trường
PTDTNT số 7393/LĐHN ngày 26 ngày 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã chỉ rõ: cần phải hướng nghiệp cho HS các trường PTDTNT vào các nghề nông-
lâm nghiệp, nhóm nghề trồng trọt, chăn nuôi; hướng cho HS vào sư phạm và y tế cộng
đồng. Trong Quyết định số 49/2008/QĐ - GDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo khoản 4 Điều 14
đã nêu rõ: “Căn cứ vào quy hoạch đào tạo và sử
dụng cán bộ của địa phương, trường có kế hoạch hướng nghiệp và phân luồng học sinh
trong quá trình đào tạo”.
Trường PTDTNT được hình thành từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX với
những tên gọi khác nhau như trường Phổ thông Thiếu niên dân tộc, trường Thiếu nhi rẻo
cao Việt Bắc, trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình…, đến năm 1985, loại
trường này nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân
tộc, miền núi được mang tên thống nhất là trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT)
theo Quyết định số 661/GDĐT ngày 29/6/1985 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
Quy định về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú. Học sinh
của trường PTDTNT được Nhà nước nuôi dạy và bảo đảm các đi
ều kiện để phát triển.
Năm học 2009-2010, trường PTDTNT có ở 49 tỉnh và thành phố với 294 trường
PTDTNT, bao gồm 06 trường trực thuộc Bộ, 49 trường cấp tỉnh, 239 trường cấp huyện
và cụm xã, thu hút khoảng 70.000 học sinh. Tính trung bình, quy mô trường Trung ương
là 550 HS/trường, trường tỉnh 410 HS/trường, trường huyện và cụm xã: 290 HS/trường.
Đến nay, tất cả các DTTS đều có con em theo học tại trường PTDTNT. Học sinh
PTDTNT chiếm khoảng 6,03% số học sinh dân t
ộc thiểu số (DTTS) cấp trung học của
cả nước.

Hệ thống các trường PTDTNT đã từng bước phát triển và khẳng định vị trí quan
trọng trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ có trình độ cho vùng dân tộc, miền núi, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng cho các địa
phương. Nhiều HS của trường PTDTNT đã trở thành nhà khoa học, nhà quản lý, đang
tham gia công tác tại các c
ơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và trong các doanh
nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

10
Trong những năm qua, mặc dù hệ thống trường PTDTN đã đạt được một số
thành tích nhất định, song vẫn còn bộc lộ những khó khăn, bất cập về công tác giáo dục
hướng nghiệp, dạy nghề và PLHS. Chương trình giáo dục hướng nghiệp (GDHN) còn
nặng về lý thuyết, thiếu tính hành dụng, thiếu phần mền cho địa phương. Nhiều trường
PTDTNT coi nhẹ việc tổ chức giáo dục hướng nghi
ệp và PLHS khiến cho không ít HS
gặp phải những khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng
lực sở trường của bản thân. Phần lớn HS sau tốt nghiệp cấp THCS các trường PTDTNT
huyện chỉ muốn vào các trường PTDTNT tỉnh, TW kể cả vào các trường THPT, bổ túc
THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX ), chứ không thích đi học
TCCN, học nghề; chất lượng và hiệu quả đào tạo th
ấp. Số HS sau tốt nghiệp cấp THPT
trở về địa phương không qua đào tạo nghề còn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó cơ cấu đội
ngũ cán bộ của nhiều địa phương còn thiếu, chưa đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp CHN, HĐH đất nước ở vùng dân tộc. Chỉ tính trong 4 năm học từ
2003 – 2007, tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp THPT của các trường PTDTNT vào đại học, cao
đẳng là 25,9%, cử tuyển là 15,43%, vào trung cấp chuyên nghiệp là 19,96%; số HS sau
tốt nghiệp cấp THCS là 7,5% và THPT là 38,7% phải quay trở về địa phương chưa qua
đào tạo nghề.
Từ số liệu trên cho thấy, Nhà nước đã đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và nuôi dạy

HS của hệ thống các trường PTDTNT với nguồn ngân sách rất l
ớn, nhưng hiệu quả đào
tạo còn chưa tương xứng. Việc tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực còn có sự
mất cân đối so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc. Vì thế, việc nghiên
cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp PLHS trong các trường phổ thông dân tộc
nội trú cấp THCS và THPT là rất cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phân luồng học sinh các trường PTDTNT, đề
xuất một số giải pháp phân luồng HS trong các trường này nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc PLHS trong các trường PTDTNT huyện và tỉnh.
3.2. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu.

11
- Phạm vi nghiên cứu: Một số trường PTDTNT tỉnh và huyện có tính chất điển
hình ở một số tỉnh vùng dân tộc và miền núi.
- Địa bàn nghiên cứu: Các vùng Đông Bắc, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông
Nam Bộ. Ngoài ra, nhóm đề tài còn điều tra khảo sát thêm một số trường PTDTNT các
tỉnh Gia Lai (vùng Tây Nguyên), Hòa Bình (vùng Tây Bắc), Trà Vinh (Vùng Tây Nam
Bộ) làm cơ sở cho những nhận định về thực trạng PLHS các trường PTDTNT.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên c
ứu cơ sở lý luận PLHS trong các trường PTDTNT.
- Đánh giá thực trạng PLHS trong các trường PTDTNT ( huyện, tỉnh).
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện PLHS các trường PTDTNT.
5. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống: Trong tiếp cận hệ thống, PLHS được nghiên cứu với tư cách
là một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân, có mối quan hệ tương tác với các phân

hệ khác của h
ệ thống giáo dục quốc dân: Giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, vì
vậy phải chú ý đến xu hướng phát triển giáo dục phổ thông và ĐH, CĐ, THCN, dạy
nghề. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, PLHS trên cơ sở hướng nghiệp cho các em
(tuyên truyền, định hướng, tư vấn, lựa chọn nghề) nó có quan hệ tương tác và phụ thuộc
vào các hệ thống lớn: Chính trị, kinh tế-xã hội, nhu cầu nguồn nhân lự
c của cả nước và
ở vùng dân tộc.
- Tiếp cận kinh tế-xã hội: Trong cách tiếp cận này, phân luồng đào tạo học sinh
các trường PTDTNT được xem xét nghiên cứu, điều chỉnh trên cơ sở cơ cấu cán bộ,
ngành nghề, nguồn lao động và nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của từng địa phương
vùng dân tộc và miền núi.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứ
u các văn bản của Đảng và Nhà nước, các tạp chí, Hội thảo khoa học,
báo cáo trong và ngoài nước trên báo in và trên Website về công tác PLHS
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, khảo sát thực tế bằng phỏng vấn, tọa đàm với các đối tượng có liên
quan (HS, phụ huynh HS, cán bộ quản lý giáo dục và GV dạy nghề các trường
PTDTNT, các nhà quản lý giáo dục).

12
- Khảo sát bằng phiếu hỏi GV, Học sinh lớp 9 và lớp 12 trường PTDTNT
6.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về phân
luồng của các trường PTDTNT cấp THCS và THPT. Trên cơ sở đó rút ra những bài học
kinh nghiệm nhân điển hình cho các trường PTDTNT cả nước học tập và triển khai về
PLHS của nhà trường.
6.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về những vấn đề cụ
thể

trong quá trình nghiên cứu.
7. Sản phẩm nghiên cứu
- Sản phẩm chính: Báo cáo tổng kết về kết quả của đề tài.
- Sản phẩm khác: Bộ phiếu điều tra, báo cáo sử lý kết quả điều tra, kỷ yếu Hội
thảo; các bài báo về PLHS các trường PTDTNT.
8. Đóng góp của đề tài
- Nêu lên được thực trạng của việc PLHS trong các trường PTDTNT, chỉ ra được
nguyên nhân, hạn chế về công tác PLHS trong mộ
t số trường PTDTNT.
- Đề xuất được một số giải pháp PLHS các trường phổ thông dân tộc nội trú làm
cơ sở cho việc hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương về công tác PLHS trong các trường
PTDTNT vào các năm tới có hiệu quả.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho việc soạn thảo văn bản hướng dẫn cho các sở
giáo dục và đào tạo, các trường PTDTNT trong việc quả
n lý chỉ đạo công tác PLHS có
hiệu quả cho các trường PTDTNT trong những năm tới.










13
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN LUỒNG

HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

I. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Phân luồng học sinh sau THCS và THPT là xu thế của tất cả các nước trên thế
giới. Mỗi nước có mô hình phân luồng trong hệ thống giáo dục khác nhau tùy thuộc vào
sự phát triển kinh tế-xã hội và truyền thống văn hóa dân tộc khác nhau. Song có đặc
điểm chung là tất cả các nước đề
u rất quan tâm, chú trọng đến tới việc PLHS sau THCS
và THPT, coi đó là bản lề, là điểm xuất phát cho chiến lược phát triển giáo dục đào tạo
và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Phân luồng HS sau THCS và THPT là giải
pháp cơ bản nhằm thực hiện những mục tiêu giáo dục cả về quy mô lẫn chất lượng của
mọi quốc gia. Có thể khái quát ở một số điểm chính sau đây:
- Nâng cao dân trí cho toàn dân, cho mọ
i lứa tuổi tạo điều kiện cho mỗi người
được phát triển đầy đủ về nhân cách, năng lực để thích nghi được với cuộc sống bản
thân, gia đình, thích nghi với hoàn cảnh xã hội.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại
trong hoàn cảnh có sự tiến bộ không ngừng nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật.
- Có yêu cầu ph
ổ cập giáo dục đối với một số cấp học khác bằng những chương
trình và tổ chức giáo dục linh hoạt và uyển chuyển hơn, giúp cho người học lựa chọn
hướng đi phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của bản thân, giúp cho các cấp quản
lý nhà nước hoạch định chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và nhu cầu của các
nhóm đối tượng dân cư
.
- Về tổ chức giáo dục: các quốc gia đều có chính sách định hướng, chỉ đạo sự
phân luồng cho các đối tượng, lựa chọn hình thức học tập, đào tạo cho phù hợp với khả
năng và hoàn cảnh cụ thể. Từ đó khái niệm “phân luồng học sinh có chỉ đạo” xuất hiện
như một giải pháp lớn trong chính sách giáo dục, đặc biệt trong tổ chức hệ thống giáo
dục của nhiều quốc gia trên thế giới [10].

Hiện nay, hầu hết các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên thế
giới đều đã có những cố gắng phổ cập giáo dục một cách triệt để và toàn diện. Các cấp
học phổ thông từ giáo dục Tiểu học (độ tuổi 6-11 tuổi) và giáo dục THCS (độ tuổi 11-

14
15 tuổi) đều đã được tiến hành phổ cập dưới nhiều hình thức. Từ sau cấp THCS, phân
luồng học sinh mới được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và năng lực của mỗi cá nhân.
Xu thế phân luồng học sinh sau THCS, nhiều nước đã tuyển HS tốt nghiệp THCS
vào đào tạo nghề và trong các chương trình
đào tạo được kết hợp với các kiến thức văn
hóa trình độ THPT cho những HS mới chỉ tốt nghiệp THCS. Với yêu cầu này đã xuất
hiện loại hình trường dạy nghề kết hợp với dạy văn hóa phổ thông mang nhiều tên gọi
khác nhau. Ở Cộng hòa Liên bang Nga có trường “Dạy nghề Trung học”, ở Úc có
trường TAFE (techni cal and Further Education), ở Singapore có trường Bách nghệ
(Ponitechnic).
Ở những nước phát triển có kho
ảng 80 đến 85% số học sinh THCS ở độ tuổi 15-
16 được tiếp tục học lên cấp THPT bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng được công
nhận có cùng trình độ học vấn trung học. Việc phát triển giáo dục trung học sau THCS
hiện nay ở một số nước trên thế giói thường có 3 luồng, mỗi luồng có những tính chất
và đặc điểm khác nhau:
- Luồng 1: Trung học phổ thông
- Luồng 2: Trung học kĩ thuậ
t và công nghệ
- Luồng 3: Trung học dạy nghề
Ở nước Anh, hệ thống trường dạy nghề rất được coi trọng, tạo điều kiện cho HS
học hết THCS được đi học trường nghề nếu không có điều kiện tiếp tục học lên hệ chính
quy. Hệ thống trường dạy nghề còn tạo điều kiện cho cả người lớn đi học
để có nghề

nghiệp tốt, tay nghề cao trong thị trường lao động. Ngay cả hệ thống trường Bách khoa
và một số trường Cao đẳng cũng mở rộng các khóa dạy nghề. Nhiều trường đại học liên
kết với một số ngành công nghiệp để đào tạo HS góp phần phát triển lĩnh vực dạy nghề.
Học sinh học nghề khi tốt nghiệp có thể được cấp bằng hoặ
c chứng chỉ quốc gia. Ở
Thụy sĩ, hiện nay sau THCS có tới 70% số HS vào học các trường dạy nghề như một lẽ
đương nhiên (10% vào THCN, 20% vào dự bị đại học và ở đó có sự chọn lọc để có số ít
hơn vào đại học).
Tại CHLB Đức: một số tiểu bang PLHS rất sớm, ngay sau tiểu học để từ đó định
hướng vào nhiều cấp khác nhau c
ủa THCS (THCS 5 năm, 6 năm và 9 năm). Tại Đài
Loan: sau THCS, học sinh đi vào 2 loại trường THPT và Trung học nghề. Quy mô học
sinh trong trường nghề lớn gấp đôi trường THPT.

15
Ở Hoa Kỳ có khoảng 93% số HS của 15.200 các trường THPT hỗn hợp từ lớp 9
đến lớp 12 học chương trình giáo dục nghề. Hầu như tất cả các trường THPT đều có
chương trình dạy nghề đại cương (ỉntroductory course) cho thị trường lao động chung
dạy HS những kĩ năng thực hành, kĩ năng cuộc sống như soạn thảo văn bản trên máy vi
tính hoặc công nghệ, khoa học gia đình và tiêu dùng, th
ương mại và công nghiệp (mĩ
phẩm, xây dựng, cơ khí, sửa chữa), tin học viễn thông. Việc PLHS làm 3 luồng: giáo
dục hàn lâm, giáo dục văn hóa chung và giáo dục nghề nghiệp ở trường THPT. Một đặc
điểm nổi bật trong phong trào cải cách giáo dục THPT ở Hoa Kỳ phải kể đến mô hình
“trường bên trong trường” xuất hiện cách đây 30 năm với tên gọi là trường nghề trong
trường THPT. Đến năm 1980 ở Hoa Kỳ
bắt đầu một phong trào cải cách trường phổ
thông nữa dưới cái tên “từ nhà trường đến việc làm”. Chương trình này nhằm làm cho
chương trình giáo dục ở trường THPT hợp lí và hiệu quả hơn đối với HS bằng cách
phân luồng chương trình đào tạo với những nội dung gắn với nghề nghiệp. Những mối

liên hệ giữa lớp học và thế giới việc làm được thúc đẩy bởi vi
ệc cung cấp cơ hội, việc
làm, thực tập và những hình thức khác của việc học tập dựa trên việc làm. Nhiều
chương trình cũng đã tạo ra sự liên thông giữa chương trình ở trường THPT với các
chương trình ở trường chuyên nghiệp 2 hoặc 4 năm. Mặc dù gọi là chương trình từ nhà
trường đến việc làm nhưng nói chung không được thiết kế để đào tạo HS cho việc làm
bước vào th
ị trường lao động ngay sau khi rời ghế nhà trường THPT mà thực ra để
chuẩn bị cho HS vào học trong các trường chuyên nghiệp sau trung học, đồng thời trang
bị cho HS những tri thức, kĩ năng gắn với việc làm.
Tóm lại, giáo dục nghề nghiệp trong trường phổ thông ở Hoa Kỳ với truyền
thống lịch sử là chuẩn bị cho người học những kiến thức và kĩ năng ở mức vào thị

trường lao động trong những nghề đòi hỏi trình độ thấp hơn trình độ đại học. Tích hợp
giáo dục văn hóa và giáo dục nghề đang là xu hướng chính hiện nay ở cấp học THPT.
Các mô hình giáo dục THPT ở Hoa Kỳ rất đa dạng nhằm làm cho quá trình giáo dục
hợp lí hơn với nhu cầu, khả năng cá nhân người học và lợi ích cộng đồng.
Ở Ấn Độ, bậc THPT kéo dài 4 năm chia làm 2 giai đ
oạn: THPT bậc thấp (từ lớp
9 đến lớp 10) và THPT bậc cao (từ lớp 11 đến lớp 12). Sau 2 năm đầu của giai đoạn
một, HS có thể nhận chứng chỉ THPT bậc thấp. Học sinh hoàn thành 2 năm học tiếp
theo sẽ thi tốt nghiệp lớp 12. Sau năm lớp 10 HS có thể được phân thành 2 luồng: hàn
lâm và nghề. Khi đã vào một trong 2 luồng trên, HS thường khó chuyển từ luồng hàn
lâm sang luồng nghề hoặ
c ngược lại.

16
Tại Hàn Quốc, các trường THPT được phân thành các loại trường THPT hàn
lâm, trung học nghề và các loại trường THPT khác. HS học trong những trường THPT
hàn lâm (academic high school) ở đó dạy các chương trình văn hóa nâng cao có thể

chọn chuyên ngành vào năm thứ hai trong các ngành học về nhân văn và khoa học xã
hội, khoa học tự nhiên và giáo dục nghề. Việc lựa chọn của HS thường dựa vào năng
khiếu và sự quan tâm gắn với tương lai nghề nghiệp sau này. Đa số HS quy
ết định sử
dụng thời gian hai năm đầu ở THPT để chuẩn bị học vấn thi vào đại học. Tuy nhiên, HS
cũng có thể vào học những chương trình nghề vào năm cuối ở trường THPT. Những HS
theo chương trình nghề có thể học ngay tại trường hoặc các viện đào tạo kĩ thuật.
Tại Malaysia: Mục tiêu giáo dục trung học của Malaysia được xác định là “bên
cạnh việc phát triể
n phẩm chất người công dân là phát triển nhân lực”. Do vậy, trong 9
năm phổ thông, HS, đặc biệt là những em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, có cơ
hội để tìm việc làm với nghề nghiệp được học. Khoảng 40% HS phổ thông rời ghế nhà
trường sau lớp 9, nhà trường chuẩn bị cho các em một hình thức đào tạo nghề nào đó để
có thể lao động sản xuất sau khi rời ghế nhà trường.
Đi
ều đáng chú ý là trong các loại hình trường nghề ở các nước, thực hành nghề
chiếm tỷ lệ cao trong chương trình, do vậy, sau khi tốt nghiệp HS có trình độ kĩ năng
nghề cần thiết để có thể tìm việc làm vừa có trình độ THPT để có thể học lên đại học
Loại hình trường liên thông này là một nhánh phân luồng quan trọng đang ngày
càng phát triển và chiếm tỷ lệ lớn sau giáo dục THCS: ở Trung Quốc là 50%, Đ
ài Loan
60%, các nước Bắc Âu 70%, Đức 100% HS được học nghề tại xí nghiệp [20]. Tuy
nhiên vấn đề PLHS sau tốt nghiệp THCS và THPT các trường PTDTNT vẫn chưa được
nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện.
Ở nước ta, trong những năm gần đây việc nghiên cứu PLHS sau tốt nghiệp phổ
thông đã đặt ra nhiều vấn đề được quan tâm như PLHS sau THCS và THPT của Nguyễn
Viết Sự 1999; vấn đề phân luồng sau THPT của Nguyễn Bá Lãm và Nguy
ễn Đức Trí
1999; … tiêu biểu là công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện phân luồng
sau THCS. Nhưng trong tất cả các công trình nghiên cứu trên còn nghiên cứu ở phậm vi

quá rộng, chưa đi sâu vào nghiên cứu PLHS ở loại hình trường PTDTNT có tính chuyên
biệt, đặc thù hoặc mới chỉ đánh giá thực trạng phân luồng HS tốt nghiệp THPT các
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và một số khuyến nghị (Đề tài cấp cơ sở C5-2000
của Nguyễn Đình Thịnh).

17
Đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp PLHS các trường phổ thông dân tộc
nội trú, mã số B2008-37-54TĐ sẽ đánh giá thực trạng phân luồng trên phạm vi rộng và
sâu hơn. Đồng thời còn dự báo tình hình PLHS từ nay đến 2015 và tầm nhìn đến năm
2020. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp có thể tác động tích cực có hiệu quả đến
việc PLHS trong các trường PTDTNT.
II. Chủ trương của Đảng và Nhà nướ
c về phân luồng học sinh sau THCS, THPT
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về đổi mới Chương
trình giáo dục phổ thông (GDPT), yêu cầu chương trình GDPT phải đảm bảo thực hiện
phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân
lực, bảo đảm tính liên thông giữa giáo dục phổ thông (GDPT) với giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục đại h
ọc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh:
“ Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho
thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong cả nước và từng địa phương”.
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010),
Nghị quyết Đạ
i hội X của Đảng đã chỉ rõ: “ Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo
dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở; bảo đảm liên thông
giữa các cấp đào tạo”.
Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

Chiến lược phát triển giáo d
ục - đào tạo giai đoạn 2001-2010 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã chỉ rõ, đối với THCS, cung cấp cho HS học vấn phổ thông cơ sở và những
hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo
điều kiện để HS tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đối với THPT giúp
HS có nhữ
ng hiểu biết về kĩ thuật, chú trọng HN tạo điều kiện phân luồng sau THPT, để
HS vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp.
Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khoản 1,2, 3 Điều 3 nêu rõ:
- Dạy công nghệ, kĩ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh học chương trình giáo dục phổ thông.

18
- Bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông
(THPT) về giáo dục kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp.
- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kĩ thuật phục vụ giáo dục đào taọ, góp
phần phân luồng học sinh sau THCS, THPT.
Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế
Tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT khoản
4 Điều 14 Chương 3 đã nói rõ: “Căn cứ quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ của địa
phương, trường có kế hoạch hướng nghiệp và phân luồng HS trong quá trình đào tạo”.
Những quan điểm, chủ trương về công tác phân luồng HS phổ thông của Đảng và
Nhà nước đặt cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và gi
ải pháp PLHS trong các trường
PTDTNT ở vùng dân tộc đi đúng hướng có chất lượng và hiệu quả.
III. Các khái niệm có liên quan
1. Khái niệm về hướng nghiệp

Về khái niêm hướng nghiệp có nhiều định nghĩa khác nhau:
- Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm bảo đảm sự phân bố tối ưu (có
chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động. giúp đỡ
lựa chọn hợp lí ngành nghề [46].
- Hướng nghiệp là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hoá xã
hội, được xuất hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và tạo nghề cho thế hệ đang lớn
lên, hỗ trợ và phát triển những thiên hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên
môn tác động đến con người trong việc tự xác định nghề nghiệp và lựa chọn hình thức
tối ưu để có việc làm, có tính
đến nhu cầu và năng lực của con người, kết hợp với hoàn
cảnh kinh tế-xã hội trong thị trường lao động (Qui chế về hướng nghiệp và trợ giúp tâm
lí dân cư tại Liên Bang Nga).
Theo Nghị định số 75/2005/NĐ- CP, ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
thì: “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài
nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn ngh

nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao
động của xã hội”.
2. Khái niệm về phân luồng
Có nhiều định nghĩa về phân luồng: Phân luồng là phân chia các phương tiện đi
lại theo tuyến nhất định, nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, có trật tự [46].

19
Phân luồng học sinh là việc xác định các mục tiêu và tổ chức hệ thống giáo dục-
đào tạo phù hợp với yêu cầu, cơ cấu của lực lượng lao động xã hội nhằm đáp ứng chiến
lược phát triển cân đối, bền vững của mỗi quốc gia, trên cơ sở đó định hướng cho sự
phát triển giáo dục các ngành, các cấp học.
Phân luồng HS sau mỗi cấp học là giúp cho các em chủ
động lựa chọn con đường
tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, năng

lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở
thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để h
ọc sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp,
học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu
xã hội; góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu
cầ
u phát triển của đất nước [28].
Mục đích của việc PLHS trong hệ thống giáo dục nhằm phát triển cân đối, hợp lý
hệ thống giáo dục phổ thông, dạy nghề, tạo cơ hội cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ và
những người lao động có điều kiện được học tập nâng cao dân trí, đặc biệt được đào tạo
về nghề nghiệp để tham gia có hi
ệu quả vào thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hướng nghiệp và phân luồng học sinh có quan hệ mật thiết với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau; đó là hai mặt của một quá trình thống nhất vì chúng cùng tác động lên
một đối tượng là HS nhằm mục đích chung là làm cho cơ cấu đào tạo, cơ cấu nguồn
nhân lực phù hợp với s
ự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hóa. Ở đây
hướng nghiệp mà khâu chủ yếu là tư vấn nghề có vai trò điều chỉnh, uốn nắn động cơ
chọn nghề của học sinh sao cho “ăn khớp” với nhu cầu nhân lực của các thành phần
kinh tế, “ăn khớp” với các hướng phân luồng đã được Nhà nước định ra ở từng giai
đoạn phát triển kinh t
ế. Hướng nghiệp và PLHS chính là cầu nối giữa giáo dục phổ
thông và giáo dục nghề nghiệp, với giáo dục đại học và việc làm. Nói cách khác, hướng
nghiệp và PLHS là cầu nối giữa người học với thị trường đào tạo và thị trường lao động.
Nếu làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh ta sẽ có cơ cấu đào tạo cân
đối, dẫn tới cơ cấu nguồn nhân lực h
ợp lí đủ các cấp trình độ, phù hợp với nhu cầu phát

triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc.
3. Khái niệm định hướng nghề

20
Định hướng nghề cho HS phổ thông là khái niệm thuộc phạm trù giáo dục hướng
nghiệp (GDHN). Theo quan điểm mới, GDHN có 4 giai đoạn: định hướng nghề, tư vấn
nghề, tuyển chọn nghề và thích ứng nghề. Hai giai đoạn đầu diễn ra ở trường phổ thông,
hai giai đoạn cuối diễn ra ở các trường chuyên nghiệp và đại học. Định hướng nghề
được hiểu là quá trình cho HS làm quen với thế
giới nghề nghiệp, giúp các em hiểu
mình, hiểu yêu cầu của nghề, định hướng các em đi vào những nghề mà các thành phần
kinh tế đang cần nhân lực.
Định hướng nghề là giai đoạn đầu tiên của quá trình hướng nghiệp. Nó có 2
thành tố chính: giáo dục nghề (hiểu theo nghĩa rộng của từ này gồm cả dạy nghề phổ
thông, dạy GDHN dưới mọi hình thức khác) và tuyên truyền nghề thông qua giờ
dạy ở
trên lớp; qua hoạt động ngoại khóa; qua gia đình, người thân, bạn bè; qua các phương
tiện thông tin đại chúng; sách báo, tạp chí, đài phát thành, đài truyền hình, mạng
internet.v.v Định hướng nghề qua 4 con đường:
- Qua các môn học; qua giới thiệu các ngành nghề: dạy NPT, dạy GDHN, dạy
công nghệ; qua lao động sản xuất; qua hoạt động ngoại khóa.
Định hướng nghề có quan hệ mật thiết với tư vấn nghề, đó là hai mặt c
ủa một
quá trình thống nhất. Chỉ có thể tư vấn chọn nghề cho HS thành công khi biết chắc các
em được định hướng vào lĩnh vực nào, có thiên hướng vào ngành nghề cụ thể gì? Như
vậy, định hướng nghề đã cung cấp “dữ liệu”- “cơ sở vật chất” cho quá trình TVN, chúng
tồn tại song song với nhau, không thể có “cái này” mà thiếu “cái kia được” [25]
4. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp và tư vấn nghề
Tư vấn hướng nghiệp (TVHN): đối tượng của TVHN là học sinh phổ thông,
phạm vi diễn ra trong nhà trường phổ thông và trong trung tâm kĩ thuật tổng hợp-hướng

nghiệp (KTTH-HN). Tư vấn hướng nghiệp có 2 mức độ: tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên
sâu. TVHN sơ bộ có thể được thực hiện trong tất cả các trường phổ thông mà không gây
khó khăn gì bởi lẽ TVHN sơ bộ không đòi hỏ
i phải có các thiết bị kĩ thuật phức tạp
cũng như đội ngũ chuyên gia có tay nghề về hướng nghiệp; còn TVHN chuyên sâu chỉ
có thể được thực hiện ở những cơ sở có điều kiện (trung tâm KTTH-HN chẳng hạn) vì ở
đó có đội ngũ GV chuyên trách và có các thiết bị máy móc để đo những phẩm chất tâm
sinh lí ở HS. Dù tư vấn theo mức độ nào thì người ta vẫn phải dùng mộ
t trong 4 cách tư
vấn sau: Tư vấn thông tin hướng dẫn, tư vấn chẩn đoán, tư vấn y học, tư vấn hiệu chỉnh.
GV tư vấn phải biết gắn quá trình TVHN với quy trình chọn nghề

21
Tư vấn hướng nghiệp là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm trong trường phổ thông và
trong trung tâm KTTH-HN bởi lẽ mục tiêu cao nhất của GDHN là tư vấn, hướng dẫn,
giúp đỡ để HS chọn được nghề, được ngành học và chọn được trường. Việc cho HS làm
quen với nhóm nghề cụ thể thông qua sự kết hợp GDHN nêu ở trên đã tạo ra tiền đề
“vật chất” cho công tác TVHN, tức là qua làm quen với nhóm nghề
ở HS đã nảy sinh
hứng thú nghề, khuynh hướng nghề và xuất hiện sự lựa chọn ban đầu. Công tác TVHN
chỉ có thể đạt được kết quả cao, khi biết rõ HS có hứng thú, khuynh hướng về nghề nào,
ngành nào; có năng lực làm được việc gì, ở đâu? Để từ đó ta đối chiếu với những phẩm
chất đã có ở HS với yêu cầu của nghề và nhu cầu nhân lực của thị
trường lao động địa
phương (hoặc trung ương), rồi cho các em lời khuyên nên học nghề nào thì phù
hợp Muốn vậy, trong quá trình làm việc, giáo viên (nhà tư vấn) không được “áp đặt”,
mà phải tận tình giảng giải, thuyết phục để các em có thể tự trả lời được ba câu hỏi sau:
Em có thích (muốn) làm nghề đó không? Em có khả năng làm nghề đó không? Nghề đó
có cần cho xã hội không?
Thuật ngữ tư vấn nghề (TVN)

được dùng từ lâu và rất phổ biến trong sách, báo,
tạp chí. Gần đây người ta dùng thuật ngữ TVHN. Theo tác giả Đặng Danh Ánh, chúng
giống nhau cả về hình thức và nội dung khái niệm bởi lẽ mục tiêu chung nhất, cao nhất
của TVN và TVHN đều là giúp HS chọn được ngành học, nghề học và trường học sao
cho phù hợp với yêu cầu nghề của xã hội và đặc điểm của bản thân các em. Vì thế,
chúng có thể đổi vị trí cho nhau trong m
ệnh đề. Tuy nhiên, nếu nhìn thật tinh tế ta sẽ
thấy chúng khác nhau đôi chút về đối tượng, phạm vi và mức độ như trên.
5. Nghề phổ thông:
Những nghề dạy cho HS phổ thông (gọi tắt là nghề phổ thông) được quy ước với
những dấu hiệu cơ bản sau:
- Đó là những nghề phổ biến, thông dụng đang cần phát triển ở địa phương và
trên cả nước. N
ắm được nghề này học sinh có thể tự tạo việc làm, để sử dụng trong các
thành phần kinh tế tại chỗ của cộng đồng dân cư.
- Nguyên vật liệu cho nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu
tư của của địa phương.
- Thời gian học nghề phù hợp với kế hoạch dạy học của THCS, THPT có thể
giải
quyết được cả số tiết lý thuyết và thực hành để nắm được trình độ tối thiểu của nghề.

22
Quan niệm trên nhằm loại trừ những nghề quá đơn giản, không có kĩ thuật, chỉ
cần đến sức lực cơ bắp. Do đó, ở đây không đặt vấn đề dạy nghề quá đơn giản, đồng
thời cũng không hạn chế những nghề phức tạp ở những địa phương có điều kiện thực
hiện.
6. Khái niệm về quản lý giáo d
ục và biện pháp quản lý giáo dục
6.1. Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Nói một cách rõ ràng, đầy đủ

hơn quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục; là sự điề
u hành hệ thống giáo dục quốc
dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội [48].
6.2. Biện pháp quản lý: Tìm hiểu biện pháp quản lý cũng cần xem xét khái niệm
phương pháp quản lý. Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có
và có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Như vậy phương pháp quản lý là khái niệm rộng lớn hơn biện pháp
quản lý. Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thố
ng quản lý, biện pháp
quản lý là cần thiết trong quá trình quản lý.
Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng các
nguyên tắc đã được xác định. Các nguyên tắc đó lại được vận dụng và được thực hiện
thông qua các phương pháp quản lý nhất định và các biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy,
vận dụng các phương pháp quản lý cũng như áp dụng các biện pháp quản lý là nội dung
cơ bản của qu
ản lý.
Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể trong
từng điều kiện cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Hay nói
cách khác, biện pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc
cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể.
IV. Cơ sở tâm lý học, giáo dục học về PLHS các trường ph
ổ thông dân tộc nội trú
1. Cơ sở tâm lý học và giáo dục học về phân luồng học sinh
Phân luồng học sinh là con đường nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Học
sinh rất khác nhau về hứng thú, thiên hướng, tư chất, trình độ phát triển do điều kiện
kinh tế-xã hội và điều kiện tự nhiên đem lại. Chủ nghĩa bình quân, đồng loạt trong cách


23
ứng xử sư phạm với tất cả các em là một trong những nguyên nhân của hiện tượng lười
học và bỏ học làm ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo. Vì thế, việc PLHS sẽ góp phần khắc
phục hiện tượng này.
Kết quả của các công trình nghiên cứu về tâm lý đã chứng tỏ rằng hứng thú của
học sinh THCS, đặc biệt là HS cuối cấp THPT đối vớ
i các môn học là tương đối bền
vững. Nếu biết sử dụng các hứng thú này vào quá trình dạy học thì sẽ làm cho động lực
học tập của HS trở nên mạnh mẽ và quá trình giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn. Phân luồng
HS là nhằm tạo điều kiện tối ưu cho việc phát triển năng lực riêng của HS, sớm định
hướng cho các em ngay từ lúc còn đang học ở phổ thông,
đẩy nhanh quá trình chuẩn bị
nguồn nhân lực cho xã hội. Như vậy, việc PLHS không những nâng cao hiệu quả trong
mà còn cả hiệu quả ngoài của quá trình giáo dục.
2. Đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc với xu hướng nghề nghiệp
2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh phổ thông THCS và THPT
Chúng ta thấy rằng đối với học sinh cấp THCS (lớp 6 - 9) từ 11 đến 15 tuổi và
của học sinh THPT (lớp 10-12) từ 16 đến 18 tuổ
i. Việc phân chia lứa tuổi này căn cứ
vào việc nghiên cứu đời sống tâm-sinh lý đặc trưng của từng lứa tuổi. Trước hết, ở độ
tuổi từ thiếu niên lên thanh niên có nhiều biến cố diễn ra rất đặc biệt, báo hiệu sự trưởng
thành về mặt thể chất. Ở lứa tuổi này các em thường có sự thay đổi đột ngột bên trong
cơ thể, tim đập nhanh hơn, xu
ất hiện khó thở Các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ
não mạnh, chiếm ưu thế nên nhiều khi các em không làm chủ được bản thân, gây lên
những hiện tượng tâm lý không ổn định dễ nóng nảy vô cớ, tính hay giận dỗi, hiếu
động, thờ ơ
Về mặt nhận thức, ở các em đã xuất hiện khả năng suy luận có giả thuyết dựa trên
tiền đề chung. Trí tuệ của lứ
a tuổi Thanh, thiếu niên các phẩm chất của quá trình nhận

thức như tri giác, tưởng tượng, tư duy phát triển mạnh mẽ […]. Tuy nhiên, đối với lứa
tuổi HS trường PTDTNT, ngoài những đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi HS cấp trung
học nói chung còn có những đặc điểm tâm lý riêng.
Qua các kết quả đã được công bố và quá trình nghiên cứu, điều tra có thể nêu lên
một số nét về hoạt động nhậ
n thức và đặc điểm tâm lý học sinh DTTS có liên quan đến
xu hướng lựa chọn nghề như sau:
2.2. Tính cách của học sinh dân tộc thiểu số

24
Học sinh DTTS vốn gắn bó với cuộc sống gia đình ở làng bản và chịu ảnh
hưởng sâu sắc của phong tục tập quán địa phương. Do đó, tính cách của các em rất giản
dị, hồn nhiên, thật thà chất phác, trung thực, ít nói, thiếu tự tin Các em có lòng tự
trọng cao và dễ tự ái. Giáo viên hay bạn bè làm điều gì phật ý các em có thể bỏ về gia
đình, nhưng nếu đã hiểu được ý nghĩa công việc mình làm thì các em th
ực hiện đến nơi
đến chốn. Các em dễ tin người, một khi đã tin thì tin tuyệt đối, nhưng khi đã mất lòng
tin thì khó lấy lại được lòng tin; các em rất ghét những người thiếu trung thực, gian lận.
Bởi thế, nên khi bước vào trường PTDTNT, các em thường chậm hòa mình vào tập thể;
tác phong còn chậm chạp, chưa có nền nếp, nói năng vụng về, thưa gửi cộc lốc, thiếu
mạch lạc, tự tin. Trên cơ
sở những tính cách này của HSDT mà GV có thể hướng
nghiệp cho HS lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với đặc điểm của từng em [21].
2.3. Xu hướng nghề nghiệp và động cơ học tập của HS trường PTDTNT
Từ nhỏ, học sinh DTTS trong các trường PTDTNT đa phần sinh sống ở vùng đặc
biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp; điều kiện tiếp cận thông tin
về vă
n hóa xã hội, khoa học công nghệ và giao tiếp xã hội rất hạn chế. Vì vậy, nhiều HS
không có khát khao mạnh mẽ về nhu cầu học tập để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn
trong tương lai. Một số HS còn có tư tưởng học đến đâu, biết đến đấy, chưa ý thức được

học vì trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường và bản thân Động cơ học tập gắ
n với
nghề nghiệp tương lai chưa có biểu hiện rõ ràng, bức xúc. Nhiều HS thích chọn nghề
theo cảm tính hơn là những nghề gần gũi phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương, của gia đình, làng bản và năng lực của bản thân. Chính vì những đặc
điểm tâm lí nêu trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phấn đấu vươn lên trong
học tập và vi
ệc chọn lựa ngành nghề của các em.
V. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác PLHS các trường PTDTNT
Đến nay đã có nhiều tài liệu hội thảo, bài viết công bố trên tạp chí cũng như một
số đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề phân luồng, trong đó đề cập một cách tương đối
thống nhất những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân luồng HS sau THCS và THPT.
D
ưới đây xin nêu một số yếu tố ảnh hưởng đó với HS trường PTDTNT.
1. Yếu tố tâm lí - xã hội và nhận thức
Phần lớn HS sau khi tốt nghiệp THCS trường PTDTNT đều muốn vào học các
trường PTDTNT tỉnh, PTDTNT Trung ương, sau nữa mới là học THPT hoặc bổ túc
THPT tại các trung tâm GDTX của huyện. Không ít HS có học lực yếu nhưng vẫn muốn
học THPT để thi vào CĐ, ĐH hoặc vào dự bị
, cử tuyển, cùng lắm mới “chịu” vào

×