BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: 02.09.RDBS
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ
ĐẾN KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. NguyÔn V¨n LÞch
C¸c thµnh viªn tham gia:
TS. Tõ Thanh Thñy
CN. Vũ Thị Ngọc Anh
CN. Bùi Thanh Thủy
CN. Đỗ Quang
CN. Từ Quỳnh Châu
HÀ NỘI, 2009
Môc lôc
Tran
g
LỜI NÓI ĐẦU
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VÀ ẢNH HƯỞNG VỀ KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH MỸ ĐỐI VỚI KINH TẾ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU
8
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 8
1.1.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 8
1.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 13
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ TỚI NỀN
KINH T
Ế TOÀN CẦU
19
1.2.1 Tác động đến kinh tế và thương mại Mỹ 19
1.2.1.1.
Kinh tế Mỹ suy giảm
19
1.2.1.2.
Hệ thống tài chính Mỹ bị chao đảo .
20
1.2.1.3.
Làn sóng phá sản, quốc hữu hoá, mua lại gia tăng
20
1.2.2 Tác động đến kinh tế và thương mại các nước 25
1.3
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC CÁC NƯỚC SỬ DỤNG ĐỂ HẠN
CHẾ ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA KHỦNG HOẢ
NG KINH TẾ THẾ
GIỚI.
28
1.3.1. Những biện pháp từ chính phủ Mỹ 28
1.3.2. Những biện pháp từ EU 30
1.3.3. Những biện pháp từ chính phủ Anh 31
1.3.4. Những biện pháp từ chính phủ Nhật Bản 31
1.3.5. Những biện pháp từ chính phủ Trung Quốc 33
1.3.6. Những biện pháp từ chính phủ Hàn Quốc 35
1.3.7. Đánh giá chung về những biện pháp này 36
1.3.7.1.
Cần hợp tác quốc tế để vượt qua khủng hoảng
36
1.3.7.2.
Những kết luận rút ra
36
1.3.7.3.
Một số nguyên tắc có thể vận dụng khi sử dụng gói kích cầu
38
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ
ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
39
2.1
QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2009
39
2.1.1 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ từ năm 1995 đến 2009 39
2.1.2. Quan hệ thương mại gi
ữa Việt Nam và Mỹ từ năm 1995 đến 2009 41
2.1.2.1.
Quan hệ thương mại Việt – Mỹ thời kỳ từ khi chính thức thiết lập quan
hệ cho đến khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ được ký kết (từ
năm 1995 đến 2001)
41
2.1.2.2.
Quan hệ thương mại Việt – Mỹ từ sau khi Hiệp định thương mại Việt
Nam – Mỹ chính thức có hiệu lực cho đến lúc b
ắt đầu xảy ra khủng
hoảng tài chính Mỹ (từ năm 2002 đến năm 2007)
44
2.1.3.
Những đánh giá về kết quả và hạn chế trong quan hệ kinh tế, thương
mại Việt – Mỹ thời gian qua
50
2.2.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
MỸ ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2008
VÀ 2009
51
2.2.1 Tác động đến mức tăng trưởng kinh tế 52
2.2.2
Tác động tới xuất nhập khẩu
52
2.2.3.
Tác động của khủng hoảng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện
trợ chính thức ODA và kiều hối.
57
2.2.4.
Tác động của khủng hoảng đến thu, chi ngân sách nhà nước
59
2.2.5.
Tác động đến lao động và việc làm
61
2.2.6.
Khủng hoảng tác động đến lạm phát thấp trong năm 2009
62
2.3
NHỮNG BIỆN PHÁP VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ HẠN CHẾ
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
64
2.3.1
Những biện pháp đã thực hiện
64
2.3.2
Đánh giá những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện
70
2.3.2.1.
Những kết quả đạt được
70
2.3.2.2.
Những hạn chế
73
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THƯƠNG MẠI NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU
76
3.1
DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH CỦA NỀN KINH
TẾ
76
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế và thương mại thế giới
76
3.1.2. Dự báo tình hình và các chỉ tiêu chính của nền kinh tế Việt Nam
78
3.2
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM TỚI
79
3.2.1 Một số nhận định cho phát triển kinh tế 79
3.2.2 Những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế nước ta 83
3.2.2.1.
Quan điểm và định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu
83
3.2.2.2.
Những cơ hội do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang lại cho phát
triển kinh tế và thương mại Việt Nam
84
3.2.3.
Giả
i pháp nhằm khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu
88
3.3
GIẢI PHÁP CHUNG
93
3.3.1 Giải pháp về kinh tế 93
3.3.2 Giải pháp về phát triển xuất khẩu hàng hóa 98
3.3.3. Giải pháp xây dựng và phát triển thị trường sau khủng
hoảng
99
3.3.4. Tái cơ cấu nền kinh tế 101
3.3.5. Hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh 107
3.3.6.
Điều chỉnh cơ cấu thương mại Việt Nam phù hợp với yêu cầu phục hồi
và phát triển kinh tế sau khủng hoảng
113
KẾT LUẬN
123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
125
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CDS Hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi (Credit Default Swap)
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KTTM Kinh tế thương mại
MBS Các khoản vay thế chấp (Mortgage Backed Securities)
NDT Nhân dân tệ
NK Nhập khẩu
NSNN Ngân sách nhà nước
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development )
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Fed Cục dự trữ liên bang Mỹ
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩ
u
VAT Thuế giá trị gia tăng
WB Ngân hàng thế giới
2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ thất nghiệp của các hãng trong ngành công nghiệp tại Mỹ
Biểu đồ 1.2. Lệ thuộc tín dụng vay mượn trong hoạt động thương mại và lao
động
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trong 24 tháng
(năm 2008 & 2009)
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo trong 24 tháng (2008-
2009)
Biểu
đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng khoáng sản và nông sản trong 24
tháng ( 2008- 2009)
Bảng
Bảng 1.1. Hệ quả cuộc khủng hoảng tài chính và tỷ lệ thị trường lao động Mỹ
Bảng 1.2. Tăng trưởng thế giới so sánh với dự đoán của tháng 11/2008
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Mỹ giai đoạn 1995 – 2001
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Mỹ giai đoạn 2002 – 2007
Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2008, 2009
Bảng 2.4. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Mỹ năm 2008, 2009
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các thị trường chủ yếu
Bảng 2.7. Kim ngạch nhập khẩu của Việt qua các thị trường chủ y
ếu
Bảng 2.8. Tăng trưởng xuất , nhập khẩu từ 2005- 2009
Bảng 2.9 Các nhóm lao động bị ảnh hưởng ở Việt Nam
3
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Với kim ngạch nhập khẩu chiếm tới 20% toàn thế giới, GDP chiếm 25% cả
thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã gây những hậu quả nặng nề không
chỉ cho nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng kinh tế
của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thuộc nhóm các n
ền kinh tế đang phát triển đi sau, với quy mô nền kinh tế
còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế
giới trên tất cả các cấp độ, nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động sâu sắc của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam có
độ mở thị trường cao (xuất, nhập kh
ẩu trên 150% GDP) và khu vực FDI tuy chỉ
chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội nhưng luôn đạt từ 55 đến 70% tổng kim ngạch
xuất, nhập khẩu nên khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế
giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào tình trạng suy
giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% năm 2008 xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Từ
cuố
i năm 2007, kinh tế và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do lạm phát
tăng cao và suy giảm kinh tế. Trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lại
liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn hơn những năm trước. Do vậy, khi
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra và gây tác động, tình hình đã trở nên
khó khăn hơn cho Việt Nam.
Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, nền kinh tế
Việt Nam
hiện nay phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong
những năm 2005 -2008, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam luôn ở
mức từ 62% (2005) đến 70% (2008) trong so sánh với GDP; Đối với dòng vốn
đầu tư từ nước ngoài cũng vậy, trong năm 2007, không tính đến đầu tư gián tiếp
và các khoản chuyển giao ngoại tệ khác, chỉ riêng vốn FDI thực hiện đã chi
ếm tới
24,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam và con số này tăng lên 29,8%
năm 2008
Sự phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế và đầu tư từ nước ngoài, bên
cạnh những tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng đem đến
nhiều khó khăn thách thức cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầ
u. Những ảnh hưởng trực tiếp mà Việt Nam
đã bắt đầu thấy rõ là từ tháng 7/2008 cho tới tháng 3/2009, kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam tháng sau luôn giảm so với tháng trước. Tình hình cũng
4
diễn biến theo xu hướng tương tự đối với thu hút FDI, FII và ODA, dẫu mức độ
có khác nhau
Do giảm nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật
Bản (hiện chiếm khoảng 60% tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam) đã
gây khó khăn rất lớn cho Việt Nam trong việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu
mới để có thể bù đắp cho sự sụt giảm này
Trong khi
đó, việc thực hiện tái cấu trúc khu vực tài chính, ngân hàng và
vốn đầu tư ở các nước do khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động làm suy
giảm dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam Kết quả là, nền kinh tế
Việt Nam năm 2009 đứng trước những khó khăn thử thách rất lớn của suy giảm
tăng trưởng, nguy cơ thất nghiệp gia tăng, nguy cơ về những bất ổ
n kinh tế vĩ mô,
hạn chế những nỗ lực cuả Việt Nam trong thực hiện mục tiêu xóa đói giảm
nghèo…
Để có những bước đi đúng cho nền kinh tế của nước ta hiện nay, vấn đề
đặt ra là cần có những nghiên cứu cũng như những đo lường để đánh giá tác động
của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam như thế nào? Sự ảnh hưở
ng này tác
động đến đâu và việc đo lường, định lượng được sẽ giúp cho các nhà hoạch định
chính sách đưa ra những giải pháp mang tính tình thế cũng như có những biện
pháp điều chỉnh kịp thời trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của đất nước
trong những năm tới là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước :
Ở trong và ngoài nước có khá nhiều bài báo, bài phân tích cũng như m
ột số
công trình nghiên cứu có đề cập đến tác động của khủng hoảng tài chính tới kinh
tế một số ngành, một số lĩnh vực của nước ta trong thời gian qua, cụ thể :
- Nghiên cứu của Ths. Đinh Thế Hiển về “Khủng hoàng tài chính thế giới -
Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2008 và xu thế đầu tư năm 2009”, bài phân tích
đưa ra những nhận định về tác động củ
a khủng hoảng tài chính Mỹ đến các nước
như EU, Nhật Bản, Trung Quốc trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thị trường
bất động sản, thị trường chứng khoán và thu hút các nguồn vốn đầu tư. Tuy vậy
bài viết cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ đưa ra một số nhận định và dự đoán sơ
bộ.
- Nghiên cứu của TS Vũ
Quang Việt (Cục Thống kê LHQ - New York) về
“Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đi về đâu?” đã phân tích về nguyên nhân và các
diễn tiến của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tại Mỹ đồng thời chỉ ra một số
5
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến kinh tế toàn cầu và những lưu ý đối
với Việt Nam.
- Nghiên cứu của Vũ Quang Việt về “Khủng hoảng tài chính Mỹ và sự phá
sản của học thuyết tự do kinh doanh toàn diện kiểu mới”, bài viết này chủ yếu đề
cập tới 3 nguyên nhân chủ yếu : (1) mở rộng thị trường cạnh tranh, nhưng lầm lẫn
gi
ữa “rào cản” cần phá bỏ và các “kiểm soát” cần bảo vệ; (2) sử dụng hai công ty
nhằm giúp dân nghèo mua nhà Fannie Mae và Freddie Mac nhằm phục vụ ý đồ
chính trị mị dân; (3) chính sách lãi suất thấp kéo dài quá lâu nhằm vực dậy thị
trường chứng khoán sau cuộc đổ bể của “cuộc cách mạng” công nghệ thông tin.
Nói chung, cuộc khủng hoảng tài chính này là kết quả của một cuộc chạy đua làm
tiền một cách cực kỳ tham lam của chế
độ tư bản coi thường mọi định chế kiểm
soát kinh tế và đã gây hậu quả to lớn về phát triển nền kinh tế.
- Một số phát biểu trên trang ViệtNamnet của TS Võ Trí Thành - Trưởng
ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương) trong bài bình luận về “Tài chính Mỹ khủng hoảng, Việt
Nam càng cần giữ niềm tin" đã cho rằng một số d
ấu hiệu có tính khả quan như
cần phải kỳ vọng là CPI sẽ giảm và kinh tế vĩ mô sẽ dần bình ổn. Đồng thời, Việt
Nam cũng phải tính sẵn các kịch bản để có phản ứng kịp thời nếu tình huống
tương tự xảy ra.
- Trong một báo cáo của Phạm Ngọc Quang - Trung tâm Nghiên cứu các
chính sách và phát triển Việt Nam vào 27/02/2009 về “Tác động của khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn cầu t
ới Việt Nam”, đã thực hiện đánh giá tổng quan
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến lạm phát, tỷ giá ngoại tệ và một
số lĩnh vực công nghiệp khác cũng như hệ quả của những tác động này đến lao
động, hoạt động doanh nghiệp ….
Ngoài ra, trong một số bài viết khác như bài “Điểm khác biệt của khủng
hoảng tài chính Mỹ ” (Economic vào tháng 9/2008); bài “Phép so sánh giữa
kh
ủng hoảng tài chính Mỹ - Nhật”( Economic ngày 13/02/2009) … đã phân tích
gốc rễ của cuộc khủng hoảng, từ đó có đưa ra những nhận định về cuộc giải cứu
thị trường hiện nay của chính phủ Mỹ và những vấn đề đặt ra để ngăn chặn đợt
khủng hoảng này lại là tái cơ cấu lại các nền kinh tế .
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến chủ
đề này. Nhiều cuộc hội thảo về chủ đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác
động đến NSNN, hay tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
giới - chính sách ứng phó của ViệtNam. Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên
6
khá công phu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại có sức thuyết phục.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình
nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ đến phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam. Vì vậy việc thực hiện
nghiên cứu “Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đối với
kinh tế thương mại của Việt Nam” để từ đó góp phần tìm ra được những biện
pháp vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng cường phát triển
kinh tế nước ta trong những năm tới là hết sức cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn
cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài :
Trên cơ sở nghiên cứu các tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến
kinh tế toàn cầ
u cũng như tác động của cuộc khủng hoảng đến tình hình xuất
khẩu, cán cân thương mại, đầu tư, thu hút các nguồn vốn của Việt Nam, đề tài
đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những tác động của khủng hoảng tài chính
toàn cầu đến Việt Nam trong những năm tới, cũng như có thể tận dụng những cơ
hội từ cuộc khủng hoảng này mang lạ
i để từ đó có một số gợi mở cho việc tái cấu
trúc nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu : những tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ
đối với kinh tế thương mại Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung : đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính M
ỹ
đối với kinh tế thương mại Việt Nam.
- Phạm vi không gian : trên toàn lãnh thổ Việt Nam
- Phạm vi thời gian: đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đối
với kinh tế thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 2008-2009; đề xuất giải
pháp nhằm khôi phục kinh tế Việt Nam thời kỳ đến 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp tổng hợp nghiên cứ
u liên quan đến chủ đề nghiên cứu và kế
thừa những kết quả nghiên cứu trước đây
7
- Phương pháp phân tích và so sánh
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học
6. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài nghiên cứu được chia
thành 3 chương :
Chương I. Tổng quan và ảnh hưởng về khủng hoảng tài chính Mỹ đối với
kinh tế thương mại toàn cầu.
Chương II. Đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đối với kinh
tế và thương mại Việt Nam.
Chương III. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế thương mại nước ta
giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
8
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VÀ ẢNH HƯỞNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
MỸ ĐỐI VỚI KINH TẾ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ
1.1.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 lâm vào
một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Mặc dù chủ yếu xảy ra tại Mỹ,
nhưng là trung tâm tài chính lớn của thế giới nên cuộc khủng hoảng tài chính đã
nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Trong khoảng thời gian này, nhiều ngân
hàng chuyên về bất động sản đã phải tuyên bố phá sản. Có thể khái quát diễn biến
của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ như sau :
- Tháng 6/2007, quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại
chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư
lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm
bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
- Tháng 7 đến tháng 9/2007, Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng
đầu tiên t
ại châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường
cho vay dưới chuẩn ở Mỹ trong khi Ngân hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự
cứu trợ từ chính phủ.
- Ngày 14/9/2007, Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn kéo
đến đòi rút tiền ở một ngân hàng lớn tại Anh - Ngân hàng cho vay thế chấp
Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh.
- Ngày 15/10/2007, Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước M
ỹ -
công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự
phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức
vào ngày 4/11.
- Ngày 17/12/2007, Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với
nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán
lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu
Centro Properties đ
ã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
- Ngày 11/1/2008, Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền
gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial
9
sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản
cho vay khó đòi quá lớn.
- Ngày 30/1/2008, Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự
phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những
thất thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.
- Ngày 17/2/2008, Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock.
- Ngày 28/2/2008, Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách
các nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổ
ng giá trị tài sản
mất giá là 1,36 tỷ euro.
- Ngày 16-17/3/2008, Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP
Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu.
- Ngày 29/4/2008, Deutsche Bank lần đầu tiên trong 5 năm công bố một
khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các
khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế chấp bất động
sản.
- Ngày 11/7/2008, Chính quyền liên bang Mỹ đo
ạt quyền kiểm soát Ngân
hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất
từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong
vòng 11 ngày.
- Ngày 31/7/2008, Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp
theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD.
Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng
tín dụng toàn cầu.
- Ngày 7/9/2008, Cục Dự trữ
Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt
quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie
Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.
- Ngày 11/9/2008, Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác
để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
- Ngày 14/9/2008, Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá
29 USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.
- Ngày 15/9/2008, Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất
tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American
10
International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh
toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
- Ngày 16/9/2008, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng
tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và
ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần
một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ
80% cổ
phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của
Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD.
- Ngày 17/9/2008, cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm
mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng
khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống.
- Ngày 19/9/2008, các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ
công bố kế hoạch mua lại tài sản củ
a các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn,
giúp làm thanh sạch hệ thống tài chính.
- Ngày 20-21/9/2008, công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ
USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành
tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại
Phố Wall.
- Ngày 22/9/2008, Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD
để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại
Lehman tạ
i châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20%
cổ phần Morgan Stanley.
- Ngày 23/9/2008, Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman
Sachs; Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman
vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
- Ngày 25/9/2008, Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những
ngân hàng lớn nhất Mỹ sụp đổ do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế
chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát
WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho
JPMorgan Chase & Co.với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu
đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
- Ngày 29/9/2008, Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị
trường tài chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công
11
nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất
từ trước tới nay.
- Ngày 1/10/2008, Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700
tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo
luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách
thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn m
ức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền
gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
- Ngày 3/10/2008, sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã
bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không
đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch
thành đạo luật.
- Ngày 4/10/2008,
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp
thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là
Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng
hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình
của Mỹ.
- Ngày 5/10/2008, Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích
quyết định của Ireland tuần trước về
bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng
tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các
tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn.
- Ngày 6/10/2008, Trong đêm Chủ nhật 5/10, ngân hàng BNP Paribas SA
của Pháp gửi email thông báo đã thỏa thuận chi 14,5 tỷ Euro (tương đương 19,8
tỷ USD) để mua lại ngân hàng Fortis, trong đó có 9 tỷ Euro bằng cổ phiếu và 5,5
tỷ Euro bằng tiền mặ
t. BNP sẽ sở hữu 75% Fortis tại Bỉ, 67% Fortis tại
Luxembourg, và toàn bộ mảng bảo hiểm của Fortis tại Bỉ.
- Ngày 8/10/2008, Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự
trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng
trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng
nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất k
ể từ cuộc Đại suy thoái
năm 1930.
- Ngày 10/10/2008, Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại
Nhật là Yamato Life Insurance Co. chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản do
12
các khoản nợ đã vượt số tài sàn là 11,5 tỷ yên (tương đương 116 triệu USD).
Đây được coi là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.
- Ngày 13/10/2008, Giải Nobel Kinh tế 2008 được công bố thuộc về Giáo
sư Paul Krugman. Ngoài thành tích xây dựng mô hình ứng dụng thương mại toàn
cầu, ông cũng là người chỉ trích kịch liệt Chính phủ của Tổng thống Bush, và là
người vạch ra những hiểm họa của tự do thị
trường thiếu sự giám sát của Chính
phủ.
- Ngày 14/10/1008, Chính phủ Mỹ công bố dành 250 tỉ USD trong gói giải
cứu 700 tỉ USD để rót vào các ngân hàng lớn, đổi lại sẽ nhận được cổ phiếu
ưu đãi của các ngân hàng này. Đây là bước thay đổi lớn trong chiến lược giải
cứu, vì trong kế hoạch ban đầu, Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua lại nợ
xấu ngân hàng, không mua cổ phần.
- Ngày 17-11- 2008, Ngân hàng Citigroup sa thải b
ớt 50.000 ngân viên
cộng với 23.000 nhân viên đã sa thải năm 2007.
- Ngày 21-11- 2008, Cổ phiếu Citigroup giảm chỉ còn 4 USD (năm 2007
cổ phiếu này là 50 USD).
- Ngày 23-11- 2008, Chính phủ hỗ trợ 300 tỉ USD cho Citigroup - Ngân
hàng lớn thứ hai tại 100 quốc gia, gồm 25 tỉ USD tiền mặt cộng với tiền bảo lãnh
nợ và tiền ký gửi tại ngân hàng (hơn 300 tỉ USD), Trong khi đó tại Washington
D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những đ
iều khoản
chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỉ USD.
- Ngày 25-11-2008, FED công bố kế hoạch bơm 800 tỷ USD vào nền kinh
tế Mỹ nhằm ổn định hệ thống tài chính.
- Ngày 1-12-2008, Mỹ thừa nhận đã suy thoái kinh tế từ cuối năm 2007.
- Ngày 21-12-2008, Chính phủ Mỹ gửi cứu tợ khẩn cấp trị giá 17,4 tỷ USD
cho ngành chế tạo ô tô của nước này.
- Ngày 11-12-2008,vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ
lở, gây
chấn động cả nước Mỹ.
Đến thời điểm này, chưa có một con số thống kê chính xác, có bao nhiêu
ngân hàng, tập đoàn, doanh nghiệp…bị phá sản, bị mua lại, bị quốc hữu hoá trên
thế giới. Một bức tranh ảm đạm đang bao phủ bầu trời các quốc gia hùng mạnh
nhất thế giới. Những gam màu tối cứ loang dần trên bản đồ thế giới.
13
1.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Để tìm ra các giải pháp khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính
kịp thời, hạn chế bớt rủi ro, trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây ra cuộc khủng
hoảng. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng nhưng tựu trung lại đều xoay quanh các vấn đề sau:
Thứ nhất, do chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách nhà cho ngườ
i có
thu nhập thấp:
Cuối năm 2001, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất xuống còn 1,75% và đến
năm 2002 xuống còn mức 1% và kéo dài suốt hai năm 2003 và 2004. Với mức lãi
suất thấp như vậy đã thúc đẩy việc mở rộng cho vay mua bất động sản. Bên cạnh
đó Luật tái đầu tư công cộng được chính quyền Bill Clinton sửa đổi đã tập trung
vào mục tiêu xã hội tức là giải quyết nhà cho ngườ
i có thu nhập thấp. Chính sách
này đã khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo, dân da màu được vay tiền
một cách dễ dàng hơn. Điều luật này đã tăng sức ép lên các ngân hàng, tạo điều
kiện cho những người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà. Vậy là cầu về nhà đã
tăng lên.
Chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách nhà cho người có thu nhập thấp
đã thúc đẩy mở rộng cho vay bất động sản. Cũ
ng vì lãi suất cho vay thấp, điều
kiện cho vay dễ dàng hơn nên nhu cầu nhà tăng lên rất cao vì vậy giá bất động
sản được đẩy lên liên tục. Chỉ tính từ năm 2001 khi FED bắt đầu giảm mạnh lãi
suất đến năm 2005, giá nhà bình quân tại Mỹ đã tăng 54%. Với hy vọng giá nhà
còn tăng cao, chỉ cần mua và bán lại để trả nợ ngân hàng vẫn có lãi, kết quả là
người ta vẫn sẵn sàng mua nhà với giá cao, bấ
t kể giá trị thực ra sao và khả năng
trả nợ thế nào. Nhưng khi giá nhà giảm mạnh, khách hàng không trả nợ được dẫn
đến nợ xấu tăng nhanh và ngân hàng bị mất khả năng thanh toán.
+ Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được bắt
nguồn từ khủng hoảng tín dụng và khủng nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động
sản càng phình to đã khiến thị trường nhà đất, thị tr
ường tín dụng Mỹ và nhiều
quốc gia khác rơi vào tình trạng nguy kịch. Thị trường bất động sản Mỹ sụp đổ
được coi là nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính.Cho vay cầm cố
dưới chuẩn được xem là nguyên nhân gây ra những rối loạn trong hệ thống ngân
hàng Mỹ, lây lan theo hệ thống dây chuyền và từ đó bùng phát thành khủng
14
hoảng tài chính. Nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ đã sụp đổ, một số bị sáp nhập, một số
có nguy cơ thiếu hụt thanh khoản, một số phải xin viện trợ của Chính phủ.
Cho vay dưới chuẩn là hình thức cho vay phổ biến tại Mỹ, là khoản cho
vay chất lượng thấp, mức độ tủi ro cao. Để bù đắp rủi ro, các khoản vay chuẩn là
những khoản vay có lãi suất cao hoặc ng
ười đi vay phải chấp nhận vay theo lãi
suất ARM (Adjus table Rate Morttage) với lãi suất ban đầu thấp sau được điều
chỉnh lên ở những mức cao hơn. Vì vậy các khoản vay dưới chuẩn có lãi cao hơn
lãi suất thị trường và mức bù rủi ro này làm tăng thêm khó khăn tài chính cho
người vay, đặc biệt là khi lãi suất thị trường tăng.
Cho vay cầm cố dưới chuẩn là loại hình cho vay dưới chuẩn. Từ năm 2004
đến 2006, cho vay cầm c
ố phát triển rất nhanh, chiếm khoảng 21% tổng các
khoản cho vay cầm cố. Năm 2006, cho vay cầm cố dưới chuẩn đã lên đến 600 tỷ
USD (bằng1/5 thị trường cho vay mua nhà ở Mỹ).
Lý do giải thích cho sự phát triển nhanh của cho vay cầm cố dưới chuẩn là
việc giá nhà tăng khiến nhà đất trở thành mảnh đất béo bở. Các nhà đầu cơ địa ốc
đổ vốn vào thị trường này để thu lợi. Giá nhà càng tă
ng cao, nhu cầu vay tiền
ngân hàng để mua nhà càng tăng cao, các ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay mua
nhà bởi nếu người vay không trả được nợ thì có thể bán nhà thế chấp để thu hồi
vốn và kiếm lời từ hoạt động cho vay. Sự phát triển của cho vay dưới chuẩn cùng
với sự bùng nổ thị trường nhà đất ở Mỹ là hệ quả của việc giảm lãi suất xuống
mức kỷ lục, các tiêu chuẩ
n cho vay nới lỏng và hội chứng thích mua nhà của
người dân Mỹ.
Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ, trong đó những người đi vay cầm cố
dưới chuẩn bị phá sản với số lượng lớn đã gây thiệt hại cho người cho vay cầm
cố và làm giá nhà đất sụt giảm, đồng thời gây ra thất thoát khổng lồ cho những
định chế tài chính có dính đến cho vay cầm cố dưới chu
ẩn.
Lãi suất tăng lên, giá cả bất động sản giảm nhanh chóng đã gây ra khó
khăn cho hoạt động cho vay cầm cố dưới chuẩn. Khủng hoảng trên thị trường cho
vay cầm cố dưới chuẩn đã xảy ra khi một loạt các vụ tịch thu tài sản trên thị
trường gia tăng ở Mỹ vào năm 2006 và lây lan thành khủng hoảng tài chính toán
cầu vào tháng 7 năm 2007.
15
Sự sụp đổ của Lehman Brothers 158 năm tuổi, ngân hàng cho vay dưới
chuẩn lớn nhất ở Mỹ Wachovia, hay hàng loạt các tên tuổi khác là hệ quả hoạt
động cho vay dưới chuẩn.
Những sai lầm của hệ thống ngân hàng Mỹ trong việc cấp tín dụng quá dễ
dãi, nhất là cấp tín dụng cho kinh doanh nhà đất đã châm ngòi nổ cho một cuộc
khủng hoảng. Trong thời đại toàn cầu hoá, khi cái định chế tài chính toàn cầu có
mối quan hệ
tín dụng đan xem nhau thì cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh
tế lớn nhất thế giới đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác.
Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho bong bóng bất động sản.
Vì hám lợi nhuận nên đã tạo động lực cho các ngân hàng xem nhẹ khả năng chi
trả của khách hàng, đẩy mạnh cho vay cầm cố bất động sản. Dư nợ cho vay cầm
cố bất độ
ng sản tăng từ 160 tỷ USD năm 2001 lên 540 tỉ USD năm 2004 và nhảy
vọt lên 1.300tỷ USD năm 2007. Đến hết năm 2008, hơn một nửa giá thị trường
nhà đất ở Mỹ là tiền đi vay, với 1/3 các khoản này là nợ khó đòi.
Sự phục hồi kinh tế cùng với xu hướng lạm phát gia tăng đã buộc FED
tăng lãi suất trở lại, từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006.
Chính lãi suấ
t tăng đã trở thành áp lực lớn cho người vay mua nhà. Vì vậy, thị
trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.
Bong bóng nhà đất bắt đầu xì hơi, các chủ nhà đất rơi vào cảnh khó khăn
tài chính do lãi suất tăng làm tăng giá trị hoá đơn thanh toán cho khoản vay cầm
cố hàng tháng. Bên cạnh đó, giá nhà giảm làm giá trị tài sản cầm cố giảm xuống
thấp hơ
n mức tiền vay gốc để mua nhà. Tỷ lệ vỡ nợ của người vay tăng lên nhất
là những người vay dưới chuẩn. Trong hoàn cảnh đó, các công ty cho vay lại đẩy
nhanh hoạt động xiết nợ.
Giá nhà đất giảm quá nhanh nên bán nhà thu hồi vốn là rất khó khăn. Lãi
suất tiếp tục tăng làm cho giá nhà đất suy giảm hơn nữa và đã ảnh hưởng tiêu cực
đến cả lĩnh vực cho vay đủ tiêu chuẩn. N
ăm 2007 có gồm 1,3 triệu bất động sản ở
Mỹ bị tịch thu để thế nợ. Cứ 519 hộ thì có một hộ nhận được hồ sơ tịch thu tài
sản để thế nợ trong tháng 4/2008. Nhiều ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính
khác trên thế giới đã báo cáo lỗ khoảng 435 tỷ USD tại thời điểm 17/7/2008.
Cuối năm 2008 có 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản.
Tóm l
ại. Nguyên nhân tạo nên bong bóng bất động sản là :
16
+ Chính sách hạ thấp lãi suất của FED bắt đầu từ 2001nhằm giúp kinh tế
Mỹ thoát khỏi trì trệ.
+ Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và dân da màu
được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà.
+ Sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư có khả năng huy
động dòng vốn từ khắp nơi, kể cả nước ngoài.
+ Nạn đầu cơ quá mức liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà.
+ S
ự thất bại trong quản lý rủi ro của chính phủ, các định chế tài chính.
Thứ hai, do chứng khoán hoá các khoản vay trên thị trường cho vay thế
chấp bất động sản.
Sự thế chấp của thị trường tín dụng thế chấp bất động sản Mỹ trong thời kỳ
tăng trưởng cao được lôi kéo các nhà đầu tư nhiều nước lao vào thị trường tín
dụng thế chấp bất độ
ng sản. Các khoản vay dưới chuẩn, các khoản nợ khó đòi bất
động sản được chứng khoán hoá và bán ra thị trường taì chính không chỉ ở Mỹ
mà còn ở nhiều nước khác. Các tổ chức tài chính đã gom các hợp đồng cho vay
bất động sản làm tài sản đảm bảo để phát hành ra thị trường thế giới với tên gọi
“chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp” (Mortgage Backed Securities -
MBS).
Do chính sách tiền tệ nớ
i lỏng và chính sách nhà cho người có thu nhập
thấp đã thúc đẩy người dân vay tiền mua nhà, điều đó tạo thuận cho Fennie Mac
và Freddie Mac (Hai công ty được chính phủ Mỹ bảo trợ) có nhiệm vụ hỗ trợ
chức năng thị trường cho vay thế chấp bằng cách mua lại các khoản vay và chứng
khoản hoá các khoản vay của các ngân hàng thương mại, biến các khoản vay này
thành các MBS, sau đó bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall.
Bản thân các tổ chức giám
định hệ số tín nhiệm cũng đánh giá cao loại sản
phẩm phát sinh này. Các MBS được các ngân hàng, công ty bảo hiểm trên toàn
thế giới mua và không nhận thức được mức độ rủi ro do các hợp đồng cho vay
bất động sản dùng để đảm bảo là không đủ tiêu chuẩn. Thời kỳ giá bất động sản
lên cao, các chứng khoán có bất động sản thế chấp tăng cao đã tạo điều kiện cho
các ngân hàng đầu t
ư sinh lời lớn, do đó các ngân hàng đầu tư lại càng lao vào.
Vì thế mà thị trường bất động sản đã trở thành sân chơi mới cho các nhà đầu tư
kể cả trong và ngoài nước.
17
Việc kinh doanh MBS rất phức tạp nên đã diễn ra gần như ngoài tầm kiểm
soát của Chính Phủ và lòng tham, tính mạo hiểm đã làm nhiều nhà đầu tư mù
quáng. Còn các ngân hàng thương mại, có thể bán lại, phần lớn các khoản vay để
các công ty khác biến chúng thành MBS nên các ngân hàng thương mại cũng
mạo hiểm hơn trong việc cho vay mà rất coi nhẹ khả năng trả nợ của người vay.
Các MBS không chỉ được tạo ra và lưu hành ở Mỹ
mà rất nhiều nước khác
cũng phát hành các trái phiếu loại này trên thị trường tài chính nước mình. Hơn
nữa, vì tin tưởng vào các sản phẩm phát sinh này, các nước cũng tham gia mua
MBS của Mỹ. Theo tính toán của ISDA (International Swafs and Derivatives
Assocition) thì con số MBS đã là 12.000 tỷ USD, trong đó 4.000 tỷ USD là nợ
xấu.
Bên cạnh đó, còn xuất hiện một loại hợp đồng có tên “Hợp đồng bảo lãnh
nợ khó đòi” (Credit Default Swap - CDS). Loại này ra đời với mục đích chủ yếu
để
tự bảo hiểm rủi ro. Trường hợp bên mua không trả được nợ thì bên bán CDS
sẽ bảo đảm hoàn trả nợ vay cho bên mua CDS. Theo ISDA, tính đến 30/6/2008
tổng các khoản CDS tại Mỹ vào khoảng 3.500 tỷ USD và trên thế giới khoảng
54.600 tỷ USD. Các công ty bảo hiểm như AIG cũng tham gia bán bảo hiểm cho
các nhà đầu tư MBS, tức các CDS, với mục đích bảo đảm cho các nhà đầu tư
MBS sẽ được bồi thường trong trường hợp ngườ
i đi vay không trả được nợ nợ và
làm cho MBS mất giá.
Khi bong bóng bất động sản bị vỡ, các hợp đồng cho vay dưới chuẩn
không có khả năng thanh toán, giá trị bất động sản trượt dốc thảm hại, thấp hơn
các khoản nợ vay phải trả. Thị trường bất động sản hạ nhiệt một cách liên tục,
làm cho người đi vay vốn đã khó có khả năng trả đượ
c nợ lại cũng rất khó bán
bất động sản để trả nợ hoặc phải bán với giá rất thấp. Hậu quả là một số lớn các
hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo cho các MBS là nợ khó đòi.
Điều đó làm cho MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua
bán được, gây ảnh hưởng dây chuyền đến giá trị và tính thanh khoản cho toàn bộ
các MBS. Các ngân hàng, các nhà đầu t
ư đang nắm giữ các MBS bị lỗ nặng,
thậm chí mất khả năng thanh toán. Chính các công ty bảo hiểm đã lao vào bảo
hiểm quá nhiều cho các khoản vay được hình thành tự nợ xấu nên việc bồi
thường đã trở thành gánh nặng quá mức, làm cho tình hình tài chính bị rối loạn.
18
Nhiều thị trường tài chính khác trên thế giới cũng bị rung động theo bởi
nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới cũng đã đầu tư vào MBS.
Tóm lại, căn nguyên của khủng hoảng bắt nguồn từ sự vỡ nợ các khoản
cho vay cầm cố mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ, sau đó đã lan ra ra
các tổ chức tài chính khác. Chính tính chất phức tạp của quá trình chứng khoán
hoá đã làm cho việ
c đánh giá các khoản nợ dưới chuẩn cùng quy mô bất ổn đã trở
thành một thách thức lớn, tạo ra một đặc tính chưa có tiền lệ trong cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu.
Thứ ba, do việc buông lỏng quản lý, giám sát đối với hoạt động tài chính
sự không tách bạch của ngân hàng thương mại chuyên thực hiện những hoạt động
cho vây an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp v
ụ rủi ro
cao đã khuyến hích những hoạt động đầu cơ, tạo điều kiện cho xung đột mâu
thuẫn về lợi ích phát triển.
Cũng chính vì muốn vực dậy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, FED đã
duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Do đó tạo nên môi trường kinh doanh dễ dãi,
thúc đẩy với lãi suất thấp, sự dồi dào của thanh khoản và thiếu vắng các tiêu
chuẩ
n cho vay. Các tổ chức điều tiết như Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC)đã bị chỉ
trích vì đã không giám sát tốt các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ và các công
ty môi giới.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, những yêu cầu về minh bạch hoá, năng
lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đã không bắt kịp với những biến
đổi sâu rộng của thị trường. Các sản phẩm chứng khoán hoá có tác dụng t
ăng
nguồn tài chính và phân tán rủi ro, tạo điều kiện cho việc đi vay dễ dàng hơn lại
thực hiện qua nhiều lần phức tạp, khó có một cơ quan nào có thể kiểm soát nổi.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, các ngân hàng thương mại trả tiền cho các tổ
chức định mức tín nhiệm thực hiện các tài sản thế chấp sự buông lỏng quản lý và
giám sát của các cơ quan chức năng đối với ho
ạt động tài chính, đặc biệt là đối
với hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, cùng với việc không tuân
thủ kỷ luật thị trường là nguyên nhân rây ra khủng khoảng.
Như Giáo sư kinh tế đoạt giải thưởng Nobel năm 2001 Joseph E.Stiglitz
nói: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính
của mình, đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã
không làm nhữ
ng gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm
19
để góp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình,
như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà sụt
giảm mạnh”.
Việc thay thế đạo luật Glass-steagall bằng đạo luật Glamm-Leach – Bliley
đã cho phép các ngân hàng thương mại được tham gia vào kinh doanh các lĩnh
vực mạo hiểm nhờ nghiệp vụ chứng khoán hoá và bản các khoản vay bất động
sản. Đạo luật mới này cho phép tái h
ợp giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng
thương mại vì vậy, đã hình thành nên các tập đoàn ngân hàng tổng hợp.
Các tập đoàn ngân hàng tổng hợp như Citigroup, JPMorgan, Chase, MBS,
Credit Suisse, Deutsche Bank thường có tiền thân là ngân hàng thương mại do
đó rất khó cho các nhà đầu tư có được thông tin chính xác về giá trị của chứng
khoán hoá. Việc sử dụng các công cụ phát sinh như MBS, CDS rộng rãi nhưng
lại không kiểm soát được khả năng trả nợ của các nhà đầu tư bất
động sản đã
hình thành những khoản nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro mang tính dây chuyền.
Một trong những nguyên nhân của sự thiếu giám sát chặt chẽ là do sự đánh
giá chưa đúng mức về tầm quan trọng của hệ thống tài chính phi ngân hàng. Môi
trường thiếu minh bạch, giám sát thiếu chặt chẽ đã thổi bùng bong bóng đầu cơ
bất động sản. Bên cạnh đó, các hoạt động đầu cơ thông qua s
ản phẩm tài chính
phát sinh đã không bị kiểm soát tốt, phát triển quá mức dẫn đến đổ vỡ dây
chuyền.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ TỚI NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
1.2.1. Tác động đến kinh tế và thương mại Mỹ
Trên thực tế, cơn bão khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã tàn phá
nặng nề nền kinh tế thế giới. Nơi cảm nhận được sức phá hoại đầu tiên của cuộc
khủng hoảng này trước hết là Mỹ – nền kinh tế hàng đầu thế giới 4% tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao.
1.2.1.1. Kinh tế
Mỹ suy giảm
Kết thúc quý I/2009, kinh tế Mỹ suy giảm 5,7% và ghi nhận 6 tháng tăng
trưởng kém nhất trong 5 thập kỷ qua. Giá nhà đất, giá chứng khoản tụt giảm làm
người Mỹ nghèo đi đáng kể. Khoảng 1,3 ngàn tỷ USD đã “bốc hơi”khỏi nước Mỹ
trong quý I/2009. Thâm hụt ngân sách Mỹ lên đến mức kỷ lục, suy thoái kinh tế
làm cho nguồn thu từ thuế giảm, trong khi vẫn phải tăng chi tiêu của Chính phủ
nhằm kích thích kinh t
ế.
20
Do sức cầu yếu, thâm hụt thương mại của Mỹ cũng đã tăng lên. Trong
tháng 4/2009, thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng lên 29,2 tỷ USD chủ yếu do hoạt
động xuất khẩu bị suy giảm vì nhu cầu toàn cầu bị đóng băng. Theo số liệu của
Bộ Thương mại Mỹ, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 8 tháng liên tiếp, tới mức
thấp nhất kể
từ giữa năm 2006, xuống còn 121,1 tỷ USD, tương đương 2,3%.
Cũng trong tháng 4/2009 nhập khẩu giảm tháng thứ 9 liên tiếp nhưng với mức độ
thấp hơn so với xuất khẩu (1,4%). Giá trị nhập khẩu thấp nhất kể từ tháng
9/2004. Do Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới nên
sự biến động của nền kinh tế Mỹ có tác động đến nhi
ều nước xuất khẩu trên thế
giới.
1.2.1.2. Hệ thống tài chính Mỹ bị chao đảo .
Khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự đổ vỡ thị trường
tín dụng dưới chuẩn của Mỹ vào tháng 7/2007. Có 3 ngân hàng tại Mỹ bị sụp đổ
năm 2007. Đến năm 2008 con số này đã lên đến 25 ngân hàng và nửa đầu năm
2009 hơn 40 ngân hàng tiếp tục ra đi. Đặc biệ
t sự sụp đổ điêu đứng của các
ngân hàng tên tuổi lớn Lehman Brothers, Washington Mutual Inc hay AIG,
Fannte Mae, Freddie Mac, Northern Rock khiến cả thế giới chao đảo. Toàn cầu
hoá giúp liên thông thị trường tài chính thế giới nên ảnh hưởng xấu lan truyền
trong hệ thống tài chính thế giới thêm nghiêm trọng.
Tháng 12/2008 vụ lừa đảo lớn 50 tỷ USD chưa từng có do nhà đầu tư kỳ
cựu trên thị trường chứng khoán và là cựu chủ tịch sàn Nasdaq – Benard Madoff
bị phanh phui.Lợi dụ
ng ảnh hưởng và uy tín của Madoff tại phố Wall, quỹ đầu tư
của Madoff đã thu hút hơn 50 tỷ USD từ các nhà đầu tư (trong đó có nhiều ngân
hàng lớn Châu Âu). Vụ lừa đảo này đặt ra câu hỏi quanh vai trò của hệ thống
giám sát tài chính Mỹ và gây tâm lý hoang mang cho nhiều nhà đầu tư trên thế
giới.Cùng với sự sụp đổ của hàng loạt định chế tài chính, thị trường chứng khoán
(TTCK) cũng khuynh đảo. Năm 2008, là năm TTCK Mỹ
lập kỷ lục về những
mức đóng mới, những lần suy giảm chưa từng có trong lịch sử. chỉ số Dow Jones
mất giá 33,84% và đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1931. Chỉ số Standard
& Poor
,
s 500 giảm 38,49% và cũng là mức giảm mạnh nhất trong 77 năm qua.
Chỉ số tổng hợp Nasdaq giảm tới 40,54% trong năm 2008 (năm tồi tệ nhất kể từ
khi chỉ số này ra đời 1971).
1.2.1.3. Làn sóng phá sản, quốc hữu hoá, mua lại gia tăng
21
Sự kiện hai nhà cho vay thế chấp lớn nhất của Mỹ làm Fannie Mae và
Freddie Mac tuyên bố mất khả năng thanh toán đã gây chấn động thị trường tài
chính thế giới. Cả hai nhà cho vay thế chấp khổng lồ này được chính phủ Mỹ bảo
trợ. Cuộc khủng hoảng nhà ở thứ cấp nổ ra đã làm cho họ bị tổn thất nặng nề.
Ngày 7/9/2008, chính phủ Mỹ đã quyết định ti
ếp quản hai định chế này vì nếu
không sẽ gây tác động dây chuyền cho hàng loạt ngân hàng và nhà đầu tư trên
toàn cầu.
Sự kiện gây bàng hoàng cho cả thế giới là bài học về vụ Lehman Brothers.
Ngày 15/9/2008 Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ với 158
năm hoạt động có trên 700 tỷ USD tổng tài sản, đã tuyên bố phá sản với khoản
nợ 613 tỷ USD.Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nướ
c Mỹ.
Merrill Lynch đã đột ngột bị Bank of America thôn tính. Đây là vụ mua
lại lịch sử. Merrill Lynch là ngân hàng đầu tư với 94 năm tuổi, có tổng tài sản là
1,02 ngàn tỷ USD. Sau khi mua lại với giá 50 tỷ USD, ngân hàng Bank of
America đã trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ với tổng giá trị tài sản đến
2.700 tỷ USD.
Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ - America International Group
(AIG) có tổng vốn 1,05 ngàn tỷ USD, hoạt động ở
130 nước, 74 triệu khách hàng
trên toán cầu, bên bờ phá sản. Nếu để AIG sụp đổ thì thị trường tài chính chao
đảo mạnh hơn, chính phủ Mỹ đã bơm 85 tỷ USD vốn của FED để cứu AIG và
đổi lại chính phủ nắm giữ 80% cố phần và thay thế ban lãnh đạo của tập đoàn
này.
Do tin đồn Washington Mutual Inc sắp bị vỡ nợ, chỉ trong vòng 10 ngày,
hàng loạt khách hàng ồ ạt rút 16 tỷ USD tiền gửi đã làm ngân hàng này g
ục ngã.
WaMu có tổng tài sản 307 tỷ USD, là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất nước Mỹ lâm
vào tình trạng thua lỗ do các khoản nợ xấu liên quan đến vay cầm cố địa ốc, phần
do sự tháo chạy của khách hàng gửi tiết kiệm. Chính phủ Mỹ đã đóng cửa WaMu
và chuyển nhượng lại cho JP Morgan Motors Corporation (GM) ngày 1/6/2009 là
vụ phá sản lớn thứ 4 của Mỹ và là vụ phá sản lớn nhất trong ngành công nghiệp.
GM là hãng sản xuấ
t ô tô lớn thứ 2 thế giới, sau Toyota. Chính phủ Mỹ sẽ bơm
tiền cho GM và chuyển 50 tỷ USD tiền nợ tháng 60% cổ phần tại hãng xe mới
hình thành sau phá sản.
Trên đây là một số vụ phá sản, sáp nhập, mua lại điển hình ở Mỹ do hậu
quả của cuộc khủng tài chính.