Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản quản lý trong quá trình tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo - Các chuyên đề nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 232 trang )


THANH TRA CHÍNH PHỦ
VIỆN KHOA HỌC THANH TRA











BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ


ĐỀ TÀI CẤP BỘ
“ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP, HỢP LÝ
CỦA CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH
THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO”

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Văn Minh,
Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra

Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Tuấn Khanh
Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, VKHTT
ThS Lê Thị Thuý
Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, VKHTT








9466-1



Hà Nội - năm 2010
DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ

1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước và hoạt động ban hành văn bản
quản lý nhà nước 1
Người thực hiện: PGS. TS Đinh Văn Mậu, PGĐ Học viện HCQG
2. Hoạt động quản lý nhà nước - đối tượng chủ yếu của công tác thanh tra. 18
Người thực hiện: Vũ Văn Chiến, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra
3. Các loạ
i văn bản quản lý nhà nước và cơ chế kiểm tra, đánh giá tính hợp
pháp, hợp lý của các văn bản quản lý nhà nước hiện nay. 27
Người thực hiện: PGS.TS Vũ Thư, Viện NN&PL
4. Tính hợp pháp, hợp lý của văn bản quản lý nhà nước- nhìn tự thực tiễn công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 54
Người thực hiện: TS. Trần Văn Sơn, Văn phòng Chính phủ
5. Tính h
ợp pháp, hợp lý của văn bản quản lý nhà nước- nhìn tự thực tiễn công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 67
Người thực hiện: TS. Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra
6. Trình tự thủ tục tiến hành các cuộc thanh tra và yêu cầu về việc đánh giá tính
hợp pháp, hợp lý của các văn bản quản lý nhà nước trong quá trình tiến hành

thanh tra 73
Người thực hiện: ThS. Nguyễn Tuấn Anh, Vụ II, TTCP
7.
Thực tiễn ban hành văn bản quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, đánh giá
tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản quản lý nhà nước và việc xử lý vi
phạm 90
Người thực hiện: ThS. Nguyễn Tuấn Khanh, Viện KHTT
8. Tính hợp pháp và cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản quản lý ở
Việt Nam 103
Người thực hiện : ThS Lê Thị Thuý, Viện KHTT
9. Về quền tự quyết c
ủa cơ quan hành chính và công chức trong hoạt động hành
chính 112
Người thực hiện: ThS. Nguyễn Hoàng Anh
10. Khái niệm văn bản hành chính ở Trung Quốc và mối quan hệ của nó với đối
tượng của kiểm tra 124
Người thực hiện: Trương Quốc Hưng, Viện KHTT
11. Yêu cầu đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của văn bản quản lý trong hoạt động
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 134
Người thực hiện: ThS Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện KHTT
12. Ban hành văn bản quản lý và yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của văn bản
quản lý 143
Người thực hiện: ThS Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện KHTT
13. Một số quan ni
ệm hiện nay về tính hợp pháp, hợp lý của văn bản quản lý từ
thực tiễn hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo………………… 152
Người thực hiện: ThS Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện KHTT

1
Chuyên đề 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

PGS.TS. Đinh Văn Mậu
Học viện Hành chính Quốc gia

I - KHÁI LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1. Quản lý nhà nước mang bản chất xã hội của nhà nước và thực hiện
chức năng xã hội của nó
Quản lý là một dạng lao động, là hoạt động có ý thức, có mục đích nhằm
thỏa mãn một nhu cầu vật chất hay tinh thần của con người. Khi nhu cầu được đáp
ứng, mục đích được thực hiện, quá trình lao động đã đạt được kết quả. Có được kết
quả, con người phải chi phí cho quá trình lao động đó. Tỷ lệ giữa kết quả lao động
và chi phí cho kết quả ấy là hiệu quả của lao động, là một chỉ số cơ bản đánh giá
kết quả của một quá trình lao động. Về bản chất, ý nghĩa của quá trình tái sản xuất
xã hội và điều kiện sống của con người nằm trong vấn đề hiệu quả lao độ
ng.
Quản lý là lao động khác biệt. Quản lý không trực tiếp sản sinh các giá trị
vật chất hay tinh thần. Do vậy không thể trực tiếp lấy các giá trị do kết quả lao
động tạo ra để đánh giá hiệu quả quản lý.
Quản lý là tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh. Những tác động ấy là lao
động quản lý. Do vậy, tác động quản lý trước hết là tạo ra tổ chức bằng thiết kế

hình quan hệ và đặt con người vào các quan hệ đó; đồng thời là sự điều chỉnh các
chủ thể tham gia quan hệ thực hiện các hành vi giao tiếp theo các chuẩn mực, quy
định có tính bắt buộc chấp hành và hướng dẫn các chủ thể tự vận động phù hợp với
mục đích đã định. Tác động tổ chức và điều chỉnh không có mục đích tự thân mà
được thực hiện vì lợ
i ích của cả chủ thể và khách thể tham gia trong một quan hệ

quản lý. Quản lý phát sinh và tồn tại vì nhu cầu lao động hợp tác và suy cho cùng là

2
vì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Số lượng và chất lượng sản phẩm là những
yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất, song, đối với quản
lý, số lượng và chất lượng ấy chưa nói được nhiều điều, mà phải đánh giá sản phẩm
làm ra đã được sử dụng như thế nào, được xã hộ
i tiếp nhận ra sao, để lại những hậu
quả gì trong đời sống xã hội và đã góp phần như thế nào đối với quá trình tái sản
xuất xã hội và điều kiện sống cho con người v.v… Những điều kể trên có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước.
Xuất hiện và tồn tại của quản lý nhà nước không phải để cho chính bản thân
nhà n
ước; tức là không dành cho sự tồn tại của các cơ quan nhà nước. Mỗi một cơ
quan nhà nước được thành lập là để phục vụ một quá trình phát triển xã hội, đáp
ứng một nhu cầu của xã hội. Mỗi hoạt động quản lý nhà nước đều chứa đựng
những nội dung xã hội và đều mang ý nghĩa xã hội, cho dù hoạt động quản lý nhà
nước được tiến hành trên lĩnh vực nào và nói tổng quát là có b
ản chất xã hội, chức
năng xã hội. Trong kinh tế, hiện nay, có một nghịch lý là của cải càng nhiều, lòng
tham cũng tăng và hiện tượng ăn cắp, biển thủ phát triển. Vì thế lợi ích xã hội bị
xâm phạm. Đương nhiên, quản lý nhà nước phải chống lại những hiện tượng đó để
bảo vệ lợi ích của xã hội. Việc lựa chọn và sử dụng các biệ
n pháp cưỡng chế và
giáo dục phải nhằm đạt mục đích sao cho của cải xã hội ngày càng được làm ra
nhiều hơn và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội không theo đó mà phát sinh, phát
triển.
Hệ thống cơ quan nhà nước được lập ra để thể hiện bản chất xã hội của nhà
nước và thực hiện chức năng xã hội của quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước thực
hiện chức n

ăng để đáp ứng nhu cầu xã hội, được biểu hiện khi cơ quan đó tiến hành
các hoạt động chức năng trong thực tiến và xã hội chỉ thừa nhận các hoạt động ấy
khi nó tạo ra được ảnh hưởng thực tế đến quá trình xã hội. Bởi vậy, thực tiễn cho
thấy nhiều kế hoạch, chương trình nhà nước cũng như các quyết định quản lý nhà
nướ
c được luân chuyển từ cơ quan này đến cơ quan khác, từ Trung ương xuống địa
phương và phát sinh ra các hội nghị, hội họp to nhỏ kèm theo mittinh, tuần hành.

3
Nhưng kết quả là, như người dân hay nói, tình hình vẫn "mới như xưa". Như vậy,
có tổ chức hoạt động như không tạo ra được tác động quản lý nào có hiệu quả và
xã hội. Không nhận được thêm lợi ích gì từ hoạt động ấy. Nói gọn lại, sự quản lý
này thiếu tương tác có hiệu quả thì nó mất ý nghĩa trước xã hội.

1.2. Những đặc trưng cơ bả
n của quản lý nhà nước
Thứ nhất, quản lý nhà nước phụ thuộc vào mục đích xã hội
Cơ sở của các mục tiêu quản lý là các quy luật khách quan của đời sống xã
hội, là nhu cầu, đòi hỏi khách quan về sự tiến bộ xã hội. Mục đích xã hội của quản
lý nhà nước được kế hoạch hóa và chương trình hóa quá trình hành động quản lý
nhà nước.
Kế hoạch, chương trình hoạ
t hành quản lý nhà nước là sự thống nhất giữa
điều kiện khách quan của xã hội và yếu tố chủ quan của cơ quan nhà nước và các
nhà lãnh đạo; là sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể trong quản lý nhà nước và
các nhà lãnh đạo; là sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể trong quản lý nhà
nước. Một kế hoạch, chương trình hoạt động quản lý nhà nước chỉ có khả năng
th
ực tế tạo ra được các quá trình tiến bộ xã hội khi chủ thể quản lý đánh giá đúng
thực tế tình hình phát triển của xã hội, cảm nhận được những hiện tượng mới và

những mối quan hệ xã hội mới phát sinh trong quá trình phát triển xã hội.
Kế hoạch, chương trình quản lý nhà nước còn phản ánh tính hiện thực và xu
hướng phát triển xã hội trong tương lai. Phát triển xã hội là một quá trình liên tục
mà con người ch
ỉ có thể nhận thức được các hiện tượng xã hội sau khi nó đã xảy ra.
Bởi vậy, kế hoạch, chương trình luôn dựa vào kết quả phân tích những hiện tượng
đã qua, còn quá trình xã hội vẫn tiếp tục về phía trước; khi đưa các quyết định quản
lý vào thực hiện thì các tình huống đòi hỏi phải quản lý là cơ sở của các quyết định
quản lý mà đã thay đổi. Vì vậy, không thể có m
ột kế hoạch, chương trình thích hợp
với mọi giai đoạn, không thể có một quyết định đúng đắn ở các giai đoạn khác. Do
đó, quản lý nhà nước còn được đánh giá ở chỗ: hoạt động quản lý đã định ra được

4
kế hoạch của nó đã dự báo ra sao về các quan hệ sẽ phát sinh trong tương lai… Sẽ
là phản khoa học, thiếu khách quan, nếu chỉ say sưa coi những quyết định hiện tại
là chân lý không cần xem xét lại; thậm chí không được "viết" và "nói" ngược lại
với nó. Cho nên, để hiệu quả của quản lý cần tiếp tục xem xét các quá trình xã hội
diễn ra trong hiện tại dưới tác động của những quyết định hi
ện tại; đồng thời, dự
báo được các quá trình trong tương lai, chuẩn bị những tiền đề cho những quyết
định quản lý mới.
Thứ hai, quản lý nhà nước có ý nghĩa xã hội và phục vụ lợi ích của sự phát
triển xã hội.
Các nhu cầu xã hội luôn là động lực của hoạt động quản lý nhà nước. Sự
hình thành và phát triển các nhu cầu xã hội là nội dung thực chất các quá trình xã
hội. Nhu cầu phát sinh trong đờ
i sống xã hội vừa là mục đích xã hội của quản lý
nhà nước, vừa là nội dung của hoạt động quản lý nhà nước. Nhu cầu xã hội luôn
khách quan. Quản lý nhà nước không thể thay đổi được các quy luật khách quan

của cuộc sống, nhưng nếu biết khai thác và sử dụng được các yếu tố khách quan
trong các tác động quản lý, sẽ có thể đạt được mục đích của quản lý bằng phương
pháp và phươ
ng tiện khác nhau. Mục đích xã hội của quản lý nhà nước quy định
việc sử dụng các phương tiện và biện pháp trong các tác động quản lý. Chẳng hạn,
để chống lại những ăn cắp, có người kiến nghị phải sử dụng những biện pháp khốc
liệt. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta đã loại trừ được tệ nạn đó. Trên thế
giới, cũng đã từ
ng có những trường hợp như vậy. Theo kinh thánh Cô - ran của đạo
I-slam, kẻ ăn cắp lần thứ nhất sẽ bị chặt một cánh tay; lần thứ hai sẽ chặt nốt cánh
tay còn lại. Với hình phạt như vậy, có thể tạo ra một tâm lý sợ hãi, và do đó, có thể
có tác dụng ngăn ngừa trong một chừng mực nhất định. Thế nhưng, sau đó, những
người đã bị ch
ặt mất cánh tay sẽ có thái độ như thế nào đối với xã hội? Xã hội phải
chấp nhận trong lòng nó những người tật nguyền mất khả năng lao động và với một
mối oán thù sâu sắc… Trong xã hội đương thời vẫn sử dụng biện pháp thô bạo
nhằm điều chỉnh một số hành vi trong xã hội. Để "chống" lại tóc dài và cái quần loe

5
ống mà một thời được thịnh hành trong lối sống của thanh niên, người ta đã tổ chức
các cuộc "săn" những cái đầu và cái ống quần đó trên đường phố. Thậm chí, một
vài cơ quan còn đề biển: "Ở đây không tiếp những nguồi để tóc dài" ! Rất dễ nhận
thấy việc áp dụng các biện pháp như vậy nhằm điều chỉnh lối sống của thanh niên
bằng sự thiếu hiểu biết về quyền công dân và không có khái niệm về nhân cách! Rõ
ràng là mỗi biện pháp, phương tiện tác động quản lý nhà nước, đều gây ảnh hưởng
tích cực hay tiêu cực để lại những dấu vết trong quan hệ xã hội; tạo ra sự thúc đẩy
lành mạnh các quá trình xã hội hoặc kìm hãm và làm trì trệ các quá trình ấy. Hiệu
quả của quản lý nhà nước được xem xét ở chỗ các tác động quản lý đã mang lại
một ý nghĩa xã hội như thế nào.
Việc lựa chọn và sử dụng các biện pháp, phương tiện để thực hiện các tác

động quản lý phụ thuộc vào khả năng hiểu biết và sử dụng vị trí pháp lý và thẩm
quyền một cách chính xác và sau nữa phụ thuộc vào tài năng và sự thông minh của
các nhà quản lý.
Thứ ba, tổ chức và hoạt dộng của cơ quan nhà nước là yếu tố ả
nh hưởng
trực tiếp đến quản lý nhà nước
Chất lượng tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước cũng là những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nhà nước. Sự tương quan giữa vị trí pháp lý và
thẩm quyền của cơ quan nhà nước là điều kiện về mặt tổ chức tạo ra khả năng hoạt
động bình thường và ch
ứng minh về sự cần thiết của nó đối với xã hội. Hiệu quả
quản lý của những cơ quan nhà nước không thể nằm ngoài nhu cầu xã hội. Sự hình
thành một cơ quan nhà nước đồng thời cũng làm xuất hiện lợi ích của riêng nó và
nó được thực hiện thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhưng, lợi ích của
cơ quan nhà nước chỉ có thể được bảo đả
m bằng những hoạt động gây được ảnh
hưởng đến các quá trình phát triển xã hội. Nói một cách khác, cơ quan nhà nước chỉ
thực hiện lợi ích của nó, nếu như lợi ích của cơ quan nhà nước là một bộ phận gắn
bó hữu cơ với lợi ích của xã hội. Trong trường hợp mà sự tồn tại của cơ quan nhà
nước và sự hoạt động của nó không gây được ảnh h
ưởng đến các quá trình phát

6
triển xã hội, thì điều này có nghĩa là xã hội phải gánh chịu một chi phí không có
khả năng bù đắp. Các quá trình tái sản xuất xã hội sẽ như thế nào nếu xã hội cứ
phải gánh chịu những chi phí không được bù đắp? Do đó, tính khách quan và tính
hiện thực của bộ máy quản lý nhà nước và hoạt động của nó là những yếu tố rất
quan trọng khi xem xét hiệu quả của quản lý nhà nước.
Tính tổ
ng hợp của hoạt động quản lý nhà nước

Quyết định quản lý là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức về
xã hội, bao gồm: triết học, xã hội học, chính trị, kinh tế, pháp lý, tâm lý học v.v…
Khi phân tích một hiện tượng xã hội, có thể tách chúng thành những mặt, những
yếu tố để nghiên cứu; tìm ra những mặt, những yếu tố không cân đối gây cản tr

cho sự phát triển và do đó, dẫn đến những tác động bổ sung mang tính điều chỉnh.
Điều đó không làm ảnh hưởng đến tính tổng hợp của quyết định quản lý. Bởi vì,
những tác động điều chỉnh bổ sung chỉ có mục đích bảo đảm sự cân đối trong hoạt
động quản lý và các quá trình xã hội chỉ đạt được sự tiến bộ thật sự
trong sự phát
triển cân đối những yếu tố của nó. Mặt khác, điều đó cũng chứng tỏ rằng, khi xem
xét quản lý nhà nước với tính cách là kết quả tổng hợp của tác động quản lý, khoa
học quản lý nhà nước còn xem xét quản lý nhà nước với tính cách là một hoạt động
tích cực của bản thân cơ quan nhà nước và của các nhà quản lý.
Từ cách xem xét các đặc trưng của quản lý nhà nước, khoa họ
c quản lý nhà
nước chia quản lý nhà nước thành 3 cấp độ: Tác động quản lý nhà nước đối với xã
hội nói chung để tạo ra các quá trình xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó;
Quản lý nhà nước được thực hiện bằng hệ thống các cơ quan nhà nước và do đó, là
sự đánh giá mức độ xây dựng và tổ chức của chính bộ máy nhà nước; Quản lý nhà
nước được thực hiện ở từ
ng cơ quan nhà nước và các nhà chức trách, được thể hiện
ở từng văn bản quản lý, ở ý nghĩa xã hội trong từng tác động quản lý.
Các cấp độ đánh giá hiệu quả có liên quan với nhau chặt chẽ và ảnh hưởng
lẫn nhau. Song, mỗi cấp độ còn có phạm vi, giới hạn riêng. Nếu không đánh giá

7
đúng hiệu quả ở từng cấp độ hoạt động quản lý nhà nước sẽ không có phương
hướng phát triển, các tác động quản lý sẽ không có mục tiêu cụ thể.


1.3. Bản chất, chức năng xã hội của quản lý nhà nước đòi hỏi tác động
quản lý có hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội chung được đánh giá bằng kết quả thực hiện các mục
đích,
kế hoạch, chương trình và nhiệm vụ của quản lý nhà nước trong đời sống xã hội nói
chung.
Cơ sở để đánh giá tác động quản lý có hiệu quả - hiệu quả xã hội, trước hết
là ở mục đích xã hội của quản lý nhà nước, tức là phải xem xét những vấn đề xã hội
được đặt ra và đã được thực hiện. Mặt khác, hiệu quả xã hội đượ
c cảm nhận từ
những biến đổi trong từng mặt, từng yếu tố, từng lĩnh vực của đời sống xã hội, mà
tổng hòa của những biến đổi ấy tạo ra được khuôn vẻ, sắc thái, chất lượng mới
trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, cơ sở đánh giá hiệu quả xã hội còn căn cứ vào
đặc điểm và tính đến tính tổ
ng hợp của nó.
Hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước được xác định từ hiệu quả của các
vấn đề có liên quan. Bởi vì mỗi một tác động quản lý nhà nước, dù chỉ nhằm vào
một mặt, một lĩnh vực nào đó, thì sự biến đổi trong lĩnh vực ấy cũng không thể là
một hiện tượng xã hội biệt lập, mà tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. M
ặt khác, mối
liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng xã hội không chỉ được ghi nhận ở thời điểm
xuất hiện sự biến đổi, mà còn được xem xét ở những khoảng thời gian trong tiến
trình phát triển lịch sử của nó. Bởi vậy, khi chuẩn bị những quyết định quản lý,
cũng như xem xét hiệu quả quản lý nhà nước, phải tính đến những ả
nh hưởng của
nó ở những giai đoạn về sau. Điều đó có nghĩa là: những tác động quản lý nhà nước
phải bảo đảm được hiệu quả xã hội trong triển vọng của lịch sử. Hiệu quả xã hội
trong tương lai là yếu tố cấu thành tính tổng hợp của hiệu quả xã hội của quản lý
nhà nước.


8
Để đánh giá được hiệu quả, phải xác định các tiêu chuẩn. Xác định tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước là vấn đề phức tạp của khoa học quản lý
nhà nước. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý, trước hết và chủ yếu không phải
là những chỉ số, mà là những mặt, những yếu tố cấu thành chất lượng mới của tập
h
ợp các hiện tượng xã hội xuất hiện dưới ảnh hưởng của những hoạt động quản lý
nhà nước. Những mặt và những yếu tố này lại là kết quả của nhận thức trừu tượng
và hợp quy luật về các khía cạnh triết học, chính trị, kinh tế, pháp lý, tâm lý và xã
hội học v.v… Do đó, tiêu chuẩn hiệu quả quản lý nhà nước được hiểu hiện như là
nhữ
ng quan điểm chuẩn về các khía cạnh ấy ở một giai đoạn cụ thể trong tiến trình
có tính lịch sử của xã hội.
Mục đích xã hội của quản lý nhà nước được biểu hiện ở các kế hoạch,
chương trình hoạt động quản lý nhà nước, bởi vậy, trong thực tế, người ta thường
đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước thông qua các chỉ tiêu kế hoạch. Tấ
t nhiên, các
chỉ tiêu kế hoạch có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản
lý nhà nước, song chúng chỉ là những căn cứ để đánh giá chứ không phải là những
tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Bởi vậy, khi xem xét hiệu quả
xã hội quản lý nhà nước, khoa học quản lý nhà nước đưa ra 3 nguyên tắc chung làm
cơ sở xác định tiêu chuẩn hiệu quả trong đánh giá hiệ
u quả xã hội của quản lý nhà
nước"
Một là, hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước là hiệu quả xã hội thực tế của
các hoạt động quản lý nhà nước.
Hiệu quả quản lý nhà nước được xác định bởi tác động quản lý có ảnh
hưởng thực tế đến đời sống xã hội, tạo ra biến đổi thực tế đối với sự
phát triển xã
hội mà ảnh hưởng và biến đổi thực tế trong sinh hoạt xã hội bao giờ cũng được

biểu hiện trong hình thức xã hội cụ thể, mà con người có thể cảm nhận được ở từng
lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Đó còn là sự đáp ứng thực tế các nhu cầu cụ
thể của xã hội ở thời đi
ểm mà hoạt động quản lý nhà nước tiến đến mục tiêu của

9
nó. Bởi vậy, khi xem xét hiệu quả xã hội, trước hết phải đánh giá được hiệu quả
thực tế của hoạt động quản lý nhà nước ở từng lĩnh vực cụ thể.
Các lĩnh vực của đời sống xã hội liên hệ biện chứng với nhau tạo nên đời
sống xã hội, do đó, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ở từ
ng lĩnh vực là một bộ
phận gắn bó hữu cơ của hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước.
Trong thực tế, đã và đang có nhiều cách xem xét, đánh giá hiệu quả xã hội
của quản lý nhà nước các hoạt động kinh tế. Một số nhà kinh tế lấy chỉ số lợi nhuận
làm thước đo đánh giá hiệu quả và từ chỉ số lợi nhuận
để lý giải các vấn đề có liên
quan. Đương nhiên, chỉ số lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá
kết quả một quá trình sản xuất kinh doanh; song đối với xã hội, ngoài những lợi ích
mà nó nhận được từ lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội còn
phải trả giá cho những món lợi nhuận ấy, cả hiện tại và trong tương lai; và, nếu như
tổng số chi phí và lợi nhu
ận đã thu được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì
quá trình tái sản xuất xã hội sẽ ra sao ở những giai đoạn tiếp theo?
Mỗi một sản phẩm không chỉ là kết quả của một quá trình sản xuất vật chất,
mà còn mang một ý nghĩa xã hội. Điều chủ yếu là phải xét xem sản phẩm ấy được
xã hội tiêu dùng (sử dụng) như thế nào. Bởi vì, chỉ trong quá trình sử
dụng, chất
lượng về mặt xã hội của sản phẩm mới được biểu hiện, ý nghĩa xã hội của sản
phẩm mới được đánh giá là tích cực hay tiêu cực đến đời sống xã hội. Nhìn chung,
để đánh giá hiệu quả xã hội thực tế của sản phẩm, người ta xem xét nó trong cả 3

giai đoạn: a) giai đoạn thiết kế, b) giai đoạn sản xuấ
t, và c) giai đoạn sử dụng. Cả 3
giai đoạn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, khâu thiết kế và khâu sản
xuất quy định việc sử dụng sản phẩm. Nếu sản phẩm không đạt được hiệu quả
mong muốn, tức là sản phẩm không làm phát sinh được hiệu quả trong giai đoạn sử
dụng, điều đó có nghĩa là: thứ nhất, ho
ặc ở giai đoạn thiết kế đã không phản ánh
được nhu cầu xã hội, chất lượng thiết kế kém. Thứ hai, hoặc ở giai đoạn sản xuất,
do chất lượng nguyên liệu kém, quy trình công nghệ lạc hậu, giá thành cao, chất
lượng hàng hóa thấp… Như vậy, mỗi một sản phẩm có một điều kiện để sử dụng

10
mà nếu vi phạm điều kiện đó thì cả khâu thiết kế và khâu sản xuất đều không thể
hoạt động được. Nói một cách khác, không thể làm ra sản phẩm bằng bất kỳ giá
nào. Sản phẩm chỉ bước vào giai đoạn sử dụng khi xã hội chấp nhận nó, tức là khi
nó đã có một ý nghĩa xã hội thực tế.
Mọi sự vi phạm đến hiệu quả xã h
ội thực tế, nhất định sẽ phải trả giá, không
hôm nay thì ngày mai, không ở thế hệ này thì sẽ ở thế hệ sau. Có thể 1 sân Golf
đem lại lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa. Song không phải vì thế mà biến hàng
trăm ha ruộng trồng lúa thành sân Golf. Cũng như vậy, có thể phá rừng trồng cây
lương thực hoặc hồ tiêu cho lợi nhuận cao hơn. Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi
rừng bị chặt, phá? Rõ ràng là xã hội sẽ phải chịu những hậu quả xã hội của việc
phá ruộng lúa, phá rừng, chứ không chỉ hưởng hiệu quả kinh tế do nó đem lại…
Điều này, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, hiệu quả
xã hội thực tế không chỉ căn cứ ở những con số hàng chục nghìn, trăm nghìn thanh,
thiế
u niên được đến trường; được tốt nghiệp trung học, đại học trong những ngôi
trường mà chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống nghiêm trọng. Bởi vậy, cần phải
xem xét, nghiên cứu tỷ mỷ, thận trọng và thật sự nghiêm túc trong việc đánh giá

hiệu quả xã hội trên cơ sở hiệu quả xã hội thực tế của hoạt động quản lý nhà nước.
Trong điều kiện xã h
ội chủ nghĩa, đây còn là một vấn đề rất quan trọng, bởi
vì chi phí cho sản xuất, văn hóa, giáo dục… xã hội đều phải gánh chịu. Nếu hiệu
quả sử dụng thấp hơn chi phí sản xuất và thiết kế, thì điều đó có nghĩa là không
còn khả năng tái sản xuất xã hội. Tài nguyên của đất nước không phải là vô tận, sự
khai thác không có tính toán ngày hôm nay sẽ để lại cho con cháu mai sau một đấ
t
nước nghèo kiệt. Dù trong tình huống nào, ở cấp nào, cũng không thể quản lý nhà
nước bằng tâm lý của người tiểu chủ. Tính toán hiệu quả xã hội thực tế trong mỗi
hoạt động của quản lý nhà nước, đó là một công việc đầy trách nhiệm.
Hai là, hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước được biểu hiện ở sự giải
quyết thực tế các vấn đề xã hộ
i trong từng quyết định, từng tác động của quản lý
nhà nước.

11
Quản lý nhà nước dù ở trên lĩnh vực nào cũng đều có một mục đích chung -
mục đích xã hội. Mỗi một tác động tổ chức và điều chỉnh của quản lý nhà nước đều
hướng tới việc giải quyết những vấn đề thực tế do xã hội đặt ra.
Những vấn đề thực tế do xã hội đặt ra không chỉ là những vấn
đề nhỏ nhặt,
cụ thể ở từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực; mà bao gồm những vấn đề có
quy mô toàn xã hội. Chẳng hạn, giữa vấn đề phát triển lực lượng sản xuất và vấn đề
thiết lập quan hệ sản xuất mới trong kinh tế thị trường có một mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫ
n nhau theo cả 2 chiều tích cực và tiêu cực. Cho
nên, khi quản lý nhà nước đã không nhằm vào việc giải quyết các vấn đề thực tế do
xã hội đặt ra thì cũng không thể nói đến hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước.
Xã hội còn đặt ra những vấn đề có tính thực tế trong tương lai, đòi hỏi quản

lý nhà nước phải tạo ra những tiền đề để giải quyết trong hiện tại. S
ự phát triển của
xã hội là một quá trình liên tục và có tính kế thừa; sự phân đoạn quá trình xã hội
tuy chỉ mang ý nghĩa tương đối, nhưng đối với quản lý nhà nước, nó giúp cho việc
xác định được mục tiêu, và do đó, vạch được kế hoạch, chương trình hoạt động
quản lý nhà nước có ý nghĩa thực tế trong từng giai đoạn. Các giai đoạn trong quá
trình xã hội có mối liên hệ biện chứng: m
ỗi giai đoạn sau là kết quả vận động của
giai đoạn trước và có những tiền đề từ giai đoạn trước. Đó là những yếu tố cấu
thành mô hình sơ khởi của giai đoạn sau được tạo ra từ giai đoạn trước và sẽ phát
triển đầy đủ như một bộ phận cơ cấu của giai đoạn sau để tạo ra chính giai
đoạn ấy.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, những yếu tố như vậy không nảy sinh một cách
ngẫu nhiên, tự phát: nó được dự báo một cách khoa học trên cơ sở phân tích những
điều kện cụ thể, nhu cầu cụ thể và xu hướng phát triển nó trong tương lai. Có thể
nói là hiệu quả của quản lý nhà nước ở giai đoạn sau đã được chuẩn bị từ giai đo
ạn
trước. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trên cơ sở dự báo về nhu
cầu phát triển của một ngành khoa học nào đó trong tương lai, quản lý nhà nước
tiến hành những hoạt động chuẩn bị những điều kiện vật chất cho sự phát triển của
nó ở giai đoạn sau từ trong giai đoạn hiện tại, mặc dù những tác động tổ chứ
c như

12
vậy của quản lý nhà nước có vẻ như không nhằm vào việc giải quyết những vấn đề
thực tế của đời sống xã hội hiện tại. Cho nên, có thể việc thành lập một cơ sở
nghiên cứu khoa học nào đó "hình như" chưa phù hợp với nhu cầu xã hội hiện tại,
nhưng đối với tương lai, với giai đoạn phát triển sau, nó lại trở
thành cái rất cần
thiết. Vấn đề là hiệu quả của một quyết định như vậy phụ thuộc vào tính thực tế

trong khả năng dự báo về triển vọng của quản lý nhà nước.
Ba là, bảo đảm tính bền vững của hiệu quả xã hội trong quản lý nhà nước
Hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước là kết quả của các tác động quản lý
mang tính t
ổ chức và điều chỉnh, không phải là những hành động tùy tiện, ngẫu
hứng mà là kết quả của quá trình nhận thức, phân tích, đánh giá các quy luật khách
quan, nhu cầu khách quan của xã hội. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước và các
nhà quản lý đặt ra mục đích, nhiệm vụ cho quản lý; vạch ra kế hoạch, chương trình
hành động quản lý; xây dựng các quan hệ tổ chức; xác lập quy trình vận động và
thực hiện s
ự điều chỉnh trong quá trình vận động của đối tượng nhằm tiến đến mục
đích quản lý đã đặt ra… Mỗi một quá trình quản lý nhà nước như vậy bao gồm một
tổ hợp các hoạt động có ý thức và phụ thuộc vào năng lực của con người. Đó là
những hoạt động có ý thức và năng lực của các cơ quan nhà nước và nhà quản lý.
Cho nên, khi xem xét hiệu quả xã h
ội của quản lý nhà nước, cần đánh giá từ những
hoạt động mang tính tích cực của cơ quan nhà nước và nhà quản lý. Bởi vì, trong
thực tế có những hiệu quả đạt được không phải từ những hoạt động tích cực của
người quản lý, hoặc chủ yếu không phải từ những hoạt động tích cực ấy. Chẳng
hạn, được mùa có thể là do thời tiết thuậ
n hòa, nhưng gặp khi thời tiết không thuận
thì sao? Ngày nay, sức mạnh của tự nhiên vẫn còn lớn hơn ý chí của con người,
nhưng nếu biết khai thác, lợi dụng sức mạnh ấy một cách thông minh, con người
vẫn có thể gặt hái được những mùa màng tốt tươi trong những điều kiện thiên nhiên
khác nhau. Điều đó, lại một lần nữa phụ thuộc vào yếu tố năng lực c
ủa người quản
lý. Bởi vậy, khi xem xét, đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý, cần phải loại bỏ
những yếu tố ngẫu nhiên đã tham gia tạo nên hiệu quả ấy. Có nhận rõ được những

13

yếu tố ngẫu nhiên và mức độ của nó trong việc tạo ra hiệu quả của quản lý, mới
đánh giá được thực chất các ảnh hưởng thực tế do các hoạt động quản lý của cơ
quan nhà nước và các nhà quản lý thực hiện.
Hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước cũng không chỉ được tạo ra ở riêng
một yếu tố nào, khâu nào trong một hoạt động quả
n lý nhà nước ; nó chỉ có thể là
kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố, các mặt, các khâu của quá trình quản lý; từ
việc xác định mục đích quản lý, vạch ra kế hoạch, chương trình hoạt động quản lý
đến việc xây dựng các quan hệ tổ chức, xác lập quy trình vận động và thực hiện sự
điều chỉnh… Có thể nói, các yếu tố tạo ra hiệu quả xã h
ội của quản lý nhà nước đã
nằm ngay trong các mặt, các khâu của một quá trình quản lý nhà nước, trong đó,
tính mục đích xã hội của quản lý xuyên suốt quá trình hoạt động quản lý nhà nước.
Chẳng hạn, có thể xây dựng được một kế hoạch quản lý nhà nước rất chặt
chẽ, rất hay; nhưng nếu kế hoạch ấy không phản ánh được những nhu cầu thực tế
của xã h
ội, không phản ánh được mục đích xã hội ở giai đoạn mà quản lý nhà nước
phải thực hiện, thì kế hoạch đó cũng không thể thực hiện được, không thể tạo ra
được những hiệu quả thực tế. Hoặc nữa, có thể xây dựng được hệ thống các quan
hệ tổ chức rất chặt chẽ, rất khoa học, và nhờ đó có thể đạt đượ
c những hiệu quả
riêng biệt nhất thời nào đó, nhưng nếu những hiệu quả riêng biệt ấy không phản
ánh được mục đích xã hội chung của quản lý nhà nước, thì điều đó chỉ có nghĩa là
quản lý nhà nước đã bắt đầu đi chệch hướng; tính đồng bộ trong sự phát triển xã
hội bị vi phạm; các mặt, các yếu tố tạo nên một chất l
ượng mới của sự tiến bộ bị
chia cắt và tách rời nhau. Điều này thường hay xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, khi
một hình thức tổ chức sản xuất được thiết lập chỉ để đáp ứng những lợi ích riêng,
lợi ích nhất thời của lĩnh vực kinh tế. Bởi vậy, khi quản lý nhà nước nhằm đến hiệu
quả xã hội chung thì đòi hỏ

i có tính khách quan là, các cơ quan nhà nước và các
nhà quản lý phải thiết kế được các yếu tố của hiệu quả ấy ở từng khâu, từng mặt
trong một tổng hợp của hoạt động quản lý nhà nước.

14
Tính vững chắc của hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước còn phải được
bảo đảm ở chỗ: các hoạt động quản lý nhà nước phải là kết quả của sự nỗ lực chủ
quan của cơ quan nhà nước và nhà quản lý, trên cơ sở những khả năng và điều kiện
vốn có của nó. Nói một cách khác, hoạt động quản lý nhà nước vừa phả
i bảo đảm
hiệu quả xã hội ở giai đoạn này, đồng thời phải bảo đảm tái sản xuất được hiệu quả
xã hội ở giai đoạn sau. Muốn vậy, quản lý nhà nước không những phải loại trừ
được những yếu tố vay mượn, yếu tổ giả tạo, hoặc là sự ngộ nhận về những khả
năng và điề
u kiện trong hoạt động quản lý nhà nước. Bởi vì, trong thực tế, đã có
trường hợp để chứng minh hiệu quả của một mô hình tổ chức sản xuất nào đó,
người ta đã đầu tư cho nó những máy móc tốt nhất, vật tư tốt nhất và những điều
kiện về tài chính được ưu đãi nhất… rồi tổ chức tham quan giới thiệu rất ồ
n ào,
nhưng rồi mô hình mẫu vẫn chỉ là "mẫu" và không thể xây dựng nổi một chiếc thứ
hai. Kết quả là ngay cả cái "mẫu" ấy cũng không thể phát triển được, khi nó không
còn những điều kiện ưu đãi mà người ta đã dành cho nó, tức là khả năng tái sản
xuất hiệu quả xã hội của quản lý nhà nước, trong những trường hợp như thế, cũng
không còn nữa. Và, sẽ
là điều nguy hại nếu những nhà quản lý lại ngộ nhận những
kết quả nhất thời nào đó, nhờ vào những điều kiện ưu đãi mang lại, để đi đến kết
luận về một sự quản lý "sáng tạo", "tài giỏi". Tính thiếu trung thực bao giờ cũng
làm kẻ thù của quản lý nhà nước
II- QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ SỰ HIỆN DI
ỆN CỦA

NÓ TRONG THỰC TIỄN XÃ HỘI
2.1. Nhận diện quyết định quản lý nhà nước
Quyết định quản lý nhà nước là sản phẩm thể hiện ý chí của cơ quan nhà
nước được thông qua để thực hiện một mục đích, công việc nhất định, theo một trật
tự nhất định, có ý nghĩa bắt buộc, bao gồm: các mục đích và phương tiện nhằm
thực hiệ
n các mục đích đó; tổ chức hoạt động của các chủ thể và khách thể quản lý;
thiết lập các mối quan hệ xã hội nhất định; điều chỉnh các hành vi xử sự của con
người trong các quan hệ ấy.

15
Quyết định quản lý, đó là sự giải quyết của người quản lý trước một tình
huống đang đặt ra; là phản ứng của cơ quan nhà nước hoặc người quản lý đối với
các tình huống đã và đang xảy ra.
Căn cứ vào tính chất, người ta phân loại các quyết định theo những tiêu
thức khác nhau
Thứ nhất, dựa vào phương pháp thông qua các quyết định quản lý,
người ta
chia ra thành các quyết định thông qua theo chế độ tập thể và các quyết định thông
qua theo chế độ thủ trưởng.
Thư hai, dựa vào thời hạn có hiệu lực của quyết định, người ta chia ra
thành các quyết định có hiệu lực lâu dài, có hiệu lực trong thời gian nhất định và
có hiệu lực một lần.
Các quyết định có hiệu lực lâu dài là những văn bản không nêu rõ thời hạn
có hiệ
u lực mà nó được sử dụng cho tới khi có văn bản khác thay thế.
Các quyết định có hiệu lực trong thời gian nhất định là những quyết định
chỉ rõ thời hạn có hiệu lực, tùy thuộc vào những sự kiện xảy ra trong thời hạn đó,
thí dụ các quyết định thông qua trong thời gian chiến tranh, khi có tình huống khẩn
cấp. Đó là những quyết định có liên quan tới một sự kiện nhất

định và tồn tại tới
khi sự kiện đó kết thúc.
Các quyết định có hiệu lực một lần là những quyết định được thông qua cho
trường hợp cụ thể.
Thứ ba, căn cứ vào hình thức biểu thị của quyết định người ta chia ra quyết
định thể hiện dưới hình thức văn bản và quyết định bằng lời nói. Trong quản lý nhà
nước, các quyết
định không nhất thiết phải thể hiện dưới hình thức văn bản, mà còn
thể hiện dưới hình thức nói trực tiếp cho người thực hiện hoặc qua phương tiện
truyền thông. Các quyết định nói trong quản lý nhà nước cũng có giá trị như các
quyết định viết và cũng bắt buộc phải thực hiện.

16
Thứ tư, căn cứ vào nội dung và tính chất pháp lý, người ta chia ra loại văn
bản mang tính chất quy phạm pháp luật (văn bản pháp quy) và những văn bản
riêng biệt.
Các văn bản pháp quy có hiệu lực trong thời gian dài, trên một quy mô lớn,
tác động đến một số lượng đông đảo những người thực hiện. Trong trường hợp các
sự kiện cần phải có sự điề
u chỉnh pháp lý, thì nhất thiết phải sử dụng những văn
bản quy phạm pháp luật. Cần phân biệt hai loại: một là các đạo luật và văn bản có
tính chất luật (luật pháp); hai là các văn bản quản lý hành chính nhà nước là những
văn bản pháp quy dưới luật do các cơ quan hành pháp ban hành (lập quy).
Các văn bản riêng biệt quy định các quan hệ pháp luật cụ thể giữa các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật cụ thể
ấy. Các văn bản này áp dụng phổ biến trong
hoạt động thực tế của các cơ quan quản lý nhà nước. Quyết định riêng biệt chỉ rõ
đối tượng hoặc người phải thực hiện và thiết lập các mối quan hệ pháp luật cụ thể
giữa cơ quan ban hành văn bản và các bên hữu quan.
Thứ năm, căn cứ vào tính chất mệnh lệnh, các quyết định được chia ra

thành quyế
t định cấm đoán, bắt buộc, và tạo khuôn khổ. Các văn bản pháp quy và
các văn bản riêng biệt đều có thể mang nội dung cấm đoán hoặc cho phép thực hiện
những quan hệ, những hành vi nhất định.
Thứ sáu, căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định, người ta phân ra thành:
- Đạo luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác của quốc hội - cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất và c
ủa cơ quan thường trực của cơ quan đó.
- Các văn bản của Chính phủ
- Các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương - bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Các văn bản liên tịch
- Các văn bản của Chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân)
- Các văn bản của thủ trưởng các cơ quan.

17
Việc phân loại quyết định theo những tiêu thức trên giúp cho việc nghiên
cứu, chuẩn bị và thông qua các quyết định quản lý nhà nước được chính xác và có
hiệu quả.

2.2. Yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước
Để các quyết định quản lý bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, cần phải tuân thủ
các yêu cầu:
Thứ nhất, thẩm quyền của cơ quan hoặc cá nhân ra quyết định.

Mỗi một quyết định quản lý nhà nước chỉ được thông qua trong giới hạn
thẩm quyền của một cơ quan nhà nước tương ứng và phản ánh những mục đích mà
pháp luật quy định. Vì vậy, mỗi cán bộ, công chức quản lý nhà nước, đặc biệt là
những cán bộ lãnh đạo cần phải hiểu rõ thẩm quyền, nhiệm vụ và mục đích đặt ra

cho mình. Thẩm quyền củ
a các cơ quan nhà nước xuất phát từ chức năng và quyền
hạn của các cơ quan đó. Các quyết định ban hành ngoài thẩm quyền của cơ quan
đều là những văn bản không có giá trị về mặt pháp lý.
Thứ hai, trình độ kiến thức và khả năng chuyên môn.
Mỗi cán bộ quản lý phải nghiên cứu, nắm được các quy luật phát triển
khách quan để làm tốt việc ra quyết định. Cùng với việc hiểu biế
t các quy luật kinh
tế, quy luật tâm lý - xã hội, quy luật chính trị - tư tưởng và cơ chế tác động giữa các
quy luật đó, cán bộ quản lý phải hiểu biết mức độ mà các quy luật đó phản ánh và
tác động đến con người để có sự điều chỉnh phù hợp.
Nguồn thông tin về các hiện tượng, quá trình, các quan hệ muốn tổ chức
điều chỉnh có một ý nghĩa quan trọng. Không ít trường h
ợp các quyết định quản lý
được đưa ra trên cơ sở các nguồn thông tin không chính xác, không rõ ràng và
không đầy đủ, cho nên các quyết định đó không thực hiện được chức năng tổ chức
và điều chỉnh. Do đó, cán bộ quản lý phải có những thông tin kịp thời và chính xác
để xây dựng các quyết định đúng đắn và có chất lượng.
Thứ ba, sự tham gia cuả nhân dân vào việc xây dựng các quyết định quản lý

18
Để các quyết định có được nội dung phong phú, cần phải lôi cuốn đông đảo
quần chúng tham gia vào chuẩn bị, thảo luận và xây dựng các dự thảo quyết định
trước khi ban hành.
Thứ tư, tính kịp thời, phù hợp và nhất quán của quyết định quản lý.
Các quyết định quản lý chỉ có ý nghĩa và chỉ có thể thực hiện được vai trò
tổ chức, điều chỉ
nh khi nó được thông qua một cách linh hoạt đối với các tình
huống, sự kiện xảy ra. Trong thực tế có những trường hợp sự kiện đã xảy ra, nhưng
quyết định chưa được thông qua, dẫn đến tình trạng có những sự kiện và tình trạng

xã hội không được điều chỉnh. Tính kịp thời trong việc ra quyết định có ý nghĩa rất
quan trọng. Nếu quyết định thông qua chậm so với s
ự kiện thì không phát huy được
vai trò điều chỉnh. Nhưng ngược lại, nếu quyết định quá sớm thì vai trò của nó
cũng bị giảm đi.
Muốn điều chỉnh các quá trình xã hội, không phải chỉ một quyết định là giải
quyết được mà có thể phải ban hành quyết định ở các cấp khác nhau, vì vậy, những
quyết định phải quản lý về một vấn đề nào đó ph
ải ăn khớp, phù hợp với nhau
trong một chu kì, tức là các quyết định phải quan hệ mật thiết với nhau và tạo thành
một thể thống
Thứ năm,
Quyết định quản lý nhà nước phải hợp hiến và hợp pháp, phải xuất phát từ
nội dung các quy phạm pháp luật, phải nhằm thực hiện các mục đích mà pháp luật
đề ra và được thông qua dưới một hình thức nhất đị
nh do luật định. Những văn bản
mâu thuẫn với luật là những văn bản không có hiệu lực.
Thứ sáu, chấp hành nghiêm ngặt mọi thủ tục ban hành quyết định.
Mọi quyết định đều cần được chuẩn bị, xây dựng, ban hành theo một thủ
tục nhất định do pháp luật quy định. Pháp luật chỉ rõ những cơ quan nào có quyền
ra những loại văn bản quyết
định nào, ai có quyền xây dựng các quyết định, trật tự
xây dựng, những biện pháp được áp dụng, phải tham khảo ý kiến và bàn bạc với ai
khi xây dựng dự thảo quyết định; những dự thảo nào phải đưa ra trưng cầu ý kiến

19
nhân dân, thời gian xây dựng và thảo luận, hình thức thông qua theo chế độ tập thể
hay chế độ thủ trưởng.
Đối với mỗi loại văn bản quyết định đều có một thủ tục ban hành nhất định,
nên cán bộ quản lý cần phải hiểu và chấp hành thủ tục đó.


2.3. Ra quyết định quản lý nhà nước
Ra quyết định quản lý nhà nước là một quá trình g
ồm nhiều giai đoạn.
Thứ nhất, xác định mục tiêu.
Xác định mục tiêu là sự bắt đầu của việc xây dựng quyết định. Đây cũng là
công việc quan trọng và phức tạp, vì nó đòi hỏi sự phân tích tình hình đầy đủ và sâu
sắc. Xác định mục tiêu là xác định phương hướng của quyết định nhằm điều chỉnh
mối quan hệ xã hội nào đó, trong mối liên hệ ràng bu
ộc với các mục tiêu khác.
Trong công tác quản lý, có nhiều loại mục tiêu khác nhau, cho nên có nhiều loại
quyết định phục vụ cho các mục tiêu đó:
a) Những quyết định giải quyết những mục tiêu cụ thể.
b) Những quyết định chỉ ra trình tự các mục tiêu, thực hiện mục tiêu này là
tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu khác.
c) Những quyết định trung gian chỉ ra mục tiêu trung gian để thực hiện mụ
c
tiêu chính.
d) Những quyết định giải quyết những mục tiêu nhỏ là những bộ phận của
mục tiêu chính.
Có những loại quyết định chấp hành và điều hành thực hiện các mục tiêu do
cấp trên đề ra.
Mục tiêu của quyết định là hướng của hành động, vì vậy, mục tiêu phải
được xác định rõ ràng, cụ thể. Các quyết định không thể dùng các từ ngữ chung
chung như :"tăng cườ
ng", "hạn chế", "kiên quyết", "tích cực", v.v… mà phải cụ thể.
Cơ quan ra quyết định phải chỉ ra được hướng hoạt động cụ thể, các hành vi cụ thể
thực hiện mục tiêu đó. Căn cứ vào mục tiêu, người ta có thể thấy phương hướng

20

chính trị - xã hội, thấy trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa của người lãnh đạo và
cũng qua đó có thể đánh giá người lãnh đạo hiểu biết vấn đề đến mức độ nào.
Thứ hai, xây dựng dự thảo các quyết định quản lý.
Xây dựng các dự thảo bắt đầu từ việc phân tích tình hình, đánh giá những
kết quả và tồn tại của vấn đề cần giả
i quyết. Khi xây dựng dự thảo quyết định, cần
so sánh các tình huống, các biện pháp của dự thảo, đề ra nhiều phương án khác
nhau và cuối cùng chọn phương án tối ưu. Mặt khác, phải nắm vững các văn bản
hiện hành và thẩm quyền của cơ quan ra quyết định, phải xem dự thảo có phù hợp
với pháp luật không. Nếu thấy chưa đủ cơ sở pháp lý thì không thể ban hành quyết
định
được.
Việc tìm kiếm, phân tích và lựa chọn phương án là khâu rất quan trọng
trong quá trình xây dựng các dự thảo quyết định. Để thực hiện việc đó, người lãnh
đạo phải sử dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về từng lĩnh vực.
Tìm kiếm và phân tích phương án và giai đoạn có tính sáng tạo. Nó đòi hỏi
năng lực, trí tuệ của mỗi cán bộ quản lý. Năng lực và trí tuệ thể
hiện sự nhạy bén
trước các vấn đề, khả năng tư duy nhanh chóng, tìm ra được bản chất của vấn đề,
nhìn nhận phát hiện những điều bất ngờ, dự đoán được sự tiến triển của tình hình.
Trong giai đoạn tìm kiếm và phân tích này, thông tin được đóng vai trò
quan trọng, nó cho phép người lãnh đạo đối chiếu, so sánh với giai đoạn trước để
tìm ra phương án tối ưu cho hiệ
n tại.
Thứ ba, ra quyết định là giai đoạn chọn lấy một trong những phương án đã
được phân tích. Đây là công việc quan trọng nhất đối với người lãnh đạo. Để ra
quyết định được chính xác, người lãnh đạo cần tranh thủ ý kiến của tập thể, các
chuyên gia, sử dụng các cán bộ pháp lý.
Hình thức của quyết định cũng phải tuân theo những thủ tục nhất định.
Thông thường các quyết định quản lý gồm hai phần: phần viện dẫn và phần quyết

định.

21
Phần viện dẫn là phần phân tích các sự kiện, các mối quan hệ xã hội cần
thiết cho việc thông qua quyết định quản lý. Có phần viện dẫn đề cập đến những
kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động của một cơ quan quản lý nhà nước, chỉ ra
nguyên nhân tồn tại, các nhược điểm; cũng có phần viện dẫn nêu rõ chỉ thị của cấ
p
trên. Điều quan trọng là phần viện dẫn phải chính xác, cụ thể, có căn cứ, phản ánh
các hiện tượng, các sự kiện về đối tượng của việc ban hành các quyết định quản lý.
Phần quyết định giữ vai trò rất quan trọng. Nó xác định đối tượng cần phải
thực hiện quyết định. Phần này chỉ ra một cách chính xác, cụ thể bản chất và yêu
cầu n
ội dung quyết định quản lý và nêu lên những biện pháp cụ thể để thực hiện
quyết định đó.
Trong quyết định quản lý, cần chú ý đến mặt ngôn ngữ của nó. Các quyết
định quản lý là những văn bản pháp lý. Xét về tính chất, nội dung thì chúng quy
định các quy tắc về hành vi hoạt động của con người ; quy định các mối quan hệ
nhất định ; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào mối quan h
ệ đó;
đưa ra các chỉ thị có tính chất bắt buộc về một vấn đề nhất định. Do đó, các quyết
định phải được diễn đạt bằng một ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp,
theo một lối hành văn chặt chẽ. Ngôn ngữ của quyết định phải là ngôn ngữ mang
tính chất hành chính - pháp lý làm cho người đọc dễ hiểu và hiểu đúng tinh thần và
nội dung của nó, không thể hiểu cách này hay cách khác
đều được. Để bảo đảm yêu
cầu đó, người soạn thảo quyết định phải có kiến thức ngôn ngữ hành chính.
Thứ tư, thông qua quyết định quản lý. Tất cả các quyết định quản lý đều
được thông qua theo một thủ tục nhất định. Nếu là quyết định tập thể thì phải được
tập thể xem xét và thông qua theo đa số. Để việc thông qua quyết định không mang

tính hình th
ức, việc bảo đảm dân chủ đầy đủ để tập thể thảo luận là có ý nghĩa quan
trọng. Các quyết định của các cơ quan thẩm quyền chung có liên quan đến hoạt
động của những cơ quan khác thì cần lấy ý kiến rộng rãi của những cơ quan hữu
quan.

22
Các quyết định trong các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ thủ trưởng được
thủ trưởng hoặc người được ủy quyền thông qua bằng hình thức ký quyết định hoặc
phê chuẩn quyết định. Tuy nhiên, trước khi thông qua các quyết định này cũng cần
được tập thể thảo luận và thủ trưởng cơ quan phải xem xét những ý kiến đó trước
khi thông qua để bảo đả
m cho quyết định được chuẩn xác.
Việc ký quyết định cũng phải tuân thủ quy định chung của luật pháp. Các
quyết định của cơ quan thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể thì người ký là người thay
mặt tập thể đó và là người đứng đầu của cơ quan. Nếu người phó ký thì phải là ký
"thừa ủy" quyền hoặc "ký thay" tùy theo vị trí của mình. Các phó thủ trưởng chỉ có
quyề
n "ký thay" và cấp dưới đó được ký "thừa lệnh". Những quyết định ký không
đúng chức năng sẽ không có hiệu lực thực hiện.

2.4. Thực hiện, kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý nhà nước
2.4.1. Thực hiện các quyết định quản lý nhà nước
Thực hiện quyết định quản lý nhà nước chính là việc biến các yêu cầu pháp
luật, các điều kiện quy định, các quy tắc của nhà n
ước thành các tình huống quan
hệ xã hội trong thực tế đời sống ; đó là sự tác động quản lý lên các đối tượng bị
quản lý. Tính hiện thực của các quyết định quản lý được thể hiện ở hậu quả của
việc thực hiện các quyết định đó. Có những quyết định quản lý được thực hiện
trong một quá trình dài, áp dụng nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng cũ

ng có
những quyết định ngay sau khi thông qua lập tức được thực hiện và kết thúc ngay.
Để quá trình thực hiện quyết định tiến hành có hiệu quả, cần chú ý đến
những yếu tố sau đây:
1. Tổ chức triển khai quyết định nhanh chóng đến với người thực hiện
Các quyết định sau khi đã được thông qua, ký tên, đóng dấu thì phải lưu
chuyển nhất định mới đến tay ngườ
i thực hiện. Qúa trình đó đòi hỏi phải có thời
gian. Nếu ở một khâu nào đó bị ách tắc, chậm trễ thì quyết định sẽ không được
triển khai thực hiện kịp thời. Vấn đề đặt ra không phải chỉ đơn giản về mặt thời

×