Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.55 KB, 18 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
Đề tài: Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Họ và tên: Ngọ Chính Thành
Chức vụ, đơn vị công tác: Chuyên viên
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước
chương trình chuyên viên chính khoá 3 năm 2014

Thanh Ho¸, th¸ng 5 n¨m 2014
MỞ ĐẦU
Khiếu nại, tố cáo là một hiện tượng xã hội, được nảy sinh và tồn tại
khách quan cùng với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nước. Khiếu nại, tố
cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến
pháp. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ giữa công dân
với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát
hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà
nước, với người có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo của mình công dân có thể gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến
cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền hoặc trực tiếp đến nơi tiếp dân của
cơ quan Nhà nước để khiếu nại, tố cáo và yêu cầu giải quyết. Làm tốt công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ bảo đảm thực thi các quyền, lợi ích
hợp pháp của người dân mà còn góp phần giữ vững an ninh chính trị, nâng
cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh
Thanh Hóa đã có nhiều chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường và nâng cao
hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu


nại, tố cáo ngày càng được quan tâm hơn; nhận thức, trách nhiệm trong việc
thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân của người đứng đầu các cấp, các ngành và
đội ngũ cán bộ công chức tham mưu, giúp việc đã đạt được nhiều chuyển biến
tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại
địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những tồn tại, hạn chế; tình hình khiếu
nại, tố cáo còn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng khiếu nại, tố cáo đông
người, vượt cấp, kéo dài làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự công
cộng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc tiếp công dân ở một số cơ
quan, đơn vị chưa đúng quy định, chưa bố trí phòng tiếp công dân, Thủ
trưởng đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân định kỳ theo quy định
của Luật Tiếp công dân. Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số địa
phương, sở, ngành chưa cao; nhiều vụ khiếu kiện đông người, phức tạp chưa
được giải quyết dứt điểm; việc xử lý sau giải quyết tố cáo chưa nghiêm,
không kịp thời gây bức xúc cho công dân tiếp tục tố cáo kéo dài, vượt cấp.
Qua kiểm tra, rà soát có nhiều vụ việc khiếu kiện đã được các cơ quan hành
chính ở địa phương giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm hợp lý, hợp tình
nhưng công dân không chấp hành, vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân cơ
bản là do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn nhiều
hạn chế.
2
Từ những lý do trên, tôi chọn chủ đề: “Tăng cường và nâng cao hiệu
quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa” làm tiểu luận cuối khóa học Quản lý Nhà nước ngạch chuyên
viên chính khóa 4 năm 2014 tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, thời gian nghiên cứu chưa
được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá
trình soạn thảo tiểu luận chắc không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết

nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô và
các bạn đóng góp để từng bước sửa chữa, bổ xung cho tiểu luận được đầy đủ,
có chất lượng hơn và đạt hiệu quả tốt hơn trong thực tiễn.
3
PHẦN I
CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Công tác tiếp công dân.
- Trong 9 tháng đầu năm 2014, các cơ quan hành chính Nhà nước trong
tỉnh đã tiếp 5.144 lượt công dân, (thường xuyên 3.094 lượt; định kỳ và đột
xuất của lãnh đạo 2.050 lượt) trong đó: Cấp tỉnh tiếp 853 lượt người; Cấp
huyện tiếp 1.567 lượt người; Cấp sở tiếp 279 lượt người; Cấp xã tiếp 2.445
lượt người.
- Số đoàn đông người 16 đoàn (09 tháng đầu năm 2013 là 17 đoàn ),
so với cùng kỳ giảm 01 đoàn. Các vụ việc khiếu kiện đông người đều đã
được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng có một số ít vụ việc vào ngày
tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh vẫn còn đến
khiếu kiện.
2. Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
a) Tiếp nhận
Tổng số đơn tiếp nhận 3.015 đơn (09 tháng đầu năm 2013 là:1.606
đơn), số tăng do nhiều đơn trùng lắp. Cụ thể như sau: Trong kỳ: 2.893 đơn;
Kỳ trước chuyển sang: 122 đơn.
b) Phân loại đơn
Đơn đủ điều kiện giải quyết 835, trong đó: khiếu nại: 678 đơn, tố cáo
157 đơn.
- Về nội dung:
+ Khiếu nại: thuộc lĩnh vực hành chính 654 đơn.
Nội dung khiếu nại tập trung về đất đai, liên quan đến thu hồi đất, bồi
thường GPMB, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai,

đòi lại đất chiếm 75%; các nội dung khiếu nại liên quan đến chế độ, chính
sách người có công, BHXH, bình xét hộ nghèo; chưa thực hiện Quyết định
giải quyết khiếu nại
+ Tố cáo: lĩnh vực hành chính 64/157 đơn (41%), tham nhũng 16/157
đơn (10,2%), lĩnh vực khác 57/157 đơn (36,3%)
Nội dung tố cáo chủ yếu về chính quyền cấp xã, thôn vi phạm quy chế
dân chủ; huy động các khoản đóng góp của dân chưa đúng quy định; sai
phạm, tham nhũng trong việc quản lý đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây
dựng, cấp bù thủy lợi phí; vi phạm đạo đức, lối sống; cửa quyền, hách dịch
trong việc tiếp và giải quyết công việc của công dân.
- Theo thẩm quyền: số đơn theo thẩm quyền giải quyết của các cơ quan
hành chính là 718 đơn; của các cơ quan tư pháp và cơ quan Đảng các cấp là
44 đơn.
4
- Việc giải quyết: đã giải quyết lần đầu 544/835 đơn (65%), đã được giải
quyết nhiều lần 233/835 đơn (28%); đang xem xét giải quyết 58/835 đơn (7%).
c) Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
Số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền 117; số văn bản đôn đốc
việc giải quyết 173; số văn bản hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm
quyền là 170; số đơn thuộc thẩm quyền 718 đơn (khiếu nại 654, tố cáo 64); số
đơn trùng lắp nội dung, không rõ địa chỉ, mạo danh, nặc danh, không ký tên.
là 2.180 đơn.
3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
a) Giải quyết đơn khiếu nại
Về khiếu nại 654 vụ việc (9 tháng đầu năm 2013: 381 vụ). Số vụ việc
khiếu nại tăng do trong năm 2014 triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ
1A và một số dự án trọng điểm khác phát sinh khiếu nại về Bồi thường
GPMB. Đã giải quyết 603/654 đạt: 92,2%, cụ thể: Cấp tỉnh giải quyết 60/64
vụ, đạt 94%; Cấp huyện giải quyết 318/340 vụ, đạt 94%; Cấp xã giải quyết
205/228 vụ, đạt 90%; Cấp sở, ngành giải quyết 20/22 vụ, đạt 91%.

Kết quả giải quyết cho thấy: Khiếu nại đúng 106/603 vụ (18%); Khiếu
nại sai 431/603 vụ (71%); Khiếu nại có đúng, có sai 66/603 vụ (11%).
Qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 863
triệu đồng, 35.142m
2
đất; trả lại cho công dân 16 triệu đồng, 15.696 m
2
đất;
khôi phục quyền lợi cho 102 người, kiến nghị xử lý hành chính 54 người; số
Quyết định giải quyết khiếu nại trong kỳ báo cáo là 223, đã thực hiện 205,
đạt 92%. Điểm nổi bật trong giải quyết khiếu nại là thực hiện tốt việc đối
thoại với công dân; Thanh tra tỉnh đã trực tiếp đối thoại 32 vụ việc. Qua đối
thoại đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc, trong đó có những vụ việc khiếu
kiện đông người, phức tạp, kéo dài; Có 07 vụ việc qua đối thoại công dân đã
rút đơn.
b) Giải quyết tố cáo
- Số vụ việc tố cáo 64 (9 tháng đầu năm 2013 là 90 vụ việc), giảm 26
vụ việc. Đã giải quyết 58/64, đạt: 91%. Cụ thể, như sau: Cấp tỉnh giải quyết
6/6 vụ, đạt: 100%; Cấp huyện giải quyết 29/31 vụ, đạt 94%; Cấp xã giải
quyết 12/15 vụ, đạt 80%; Cấp sở, ngành giải quyết 11/12 vụ, đạt 92%.
- Tổng số các quyết định xử lý tố cáo ban hành trong kỳ phải thực hiện
là 56, đã thực hiện được 50 quyết định, đạt 89,3%.
- Qua giải quyết tố cáo đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 547 triệu
đồng và 72.207 m
2
đất; 135 người được bảo vệ quyền lợi; kiến nghị xử lý
hành chính 65 người có sai phạm, trả lại cho công dân 700 triệu đồng; chuyển
02 vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý.
-Thanh tra tỉnh đã thẩm tra, xác minh và rà soát 84 vụ việc, trong đó:
04 vụ năm trước chuyển sang, 40 vụ giao mới (khiếu nại 34, tố cáo 6) và 35

vụ giao kiểm tra, nghiên cứu, rà soát lại; đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ban
5
hành Quyết định giải quyết toàn bộ 44 vụ; đang tiến hành rà soát 4 vụ Chủ
tịch UBND tỉnh mới giao sang.
- UBND, Chủ tịch UBND tỉnh đã tăng cường công tác quản lý nhà
nước về khiếu nại, tố cáo, thường xuyên quan tâm và chỉ đạo sâu sát, quyết
liệt từng vụ việc, nhất là những vụ việc thuộc thẩm quyền; vụ việc phức tạp,
đông người; yêu cầu lãnh đạo các ngành và địa giải quyết kịp thời, đúng pháp
luật, hết thẩm quyền, nhưng phải dứt điểm. Đồng thời giao Thanh tra tỉnh và
các ngành kiểm tra, rà soát các vụ việc còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài để tập
trung xử lý. Đến nay, công tác kiểm tra, rà soát đã thực hiện xong.
- Thanh tra tỉnh đã tích cực phối hợp Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp và một số ngành liên quan giải quyết kịp
thời các khiếu nại, nhất là vụ việc liên quan đến Bồi thường GPMB Quốc lộ
1A, góp phần trực tiếp giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án.
- Các vụ việc, tố cáo đều được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố giải quyết kịp thời. Thanh tra
tỉnh đã giải quyết 05 vụ việc, các vụ việc này đều phức tạp, đông người, đến
nay đều đã được giải quyết; Kết quả giải quyết đơn tố cáo cho thấy, công dân
tố cáo cơ bản là đúng. Các vụ việc trên, sau khi có Kết luận của Thanh tra
tỉnh, UBND tỉnh đều đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện chỉ
đạo xử lý các sai phạm. Đến nay, các kết luận, kiến nghị thanh tra cơ bản đã
thực hiện, tập thể, cá nhân có sai phạm đã được kiểm điểm, xử lý nghiêm, tình
hình cơ sở ổn định.
6
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ.
I. Tình hình thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải

quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua.
1. Những kết quả đã đạt được.
- Thực hiện Thông báo số 387/TB-VPCP ngày 29/9/2014 của Văn
phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ
ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật tiếp công dân và
Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật tiếp công dân. UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, cụ thể: Công văn số 432/UBND-TD ngày 16/01/2014 về triển khai Kế
hoạch thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp
luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016; Công văn
số 838/UBND-TD ngày 08/02/2014 giao Thanh tra tỉnh chủ trì cùng với các
ngành rà soát, tổng hợp các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo
dài trên địa bàn tỉnh; Công văn số 4050/UBND-TD ngày 21/5/2014 về việc
thực hiện việc tiếp công dân và tổ chức thực hiện Luật Tiếp công dân. Công
văn số 4350/UBND-TD ngày 29/5/2014 về tăng cường công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII;
Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 06/10/2014 về phối hợp tổ chức tiếp công
dân phục vụ Đại hội Đảng khóa XII.
- Thanh tra tỉnh đã ban hành 23 văn bản hướng dẫn, đôn đốc giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà
nước về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; dự thảo cho UBND tỉnh: Kế
hoạch rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn động, phức tạp, kèo dài; Kế
hoạch tiếp công dân phục vụ các kỳ hợp của Quốc hội; Kế hoạch thực hiện
Đề án về truyền truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cấp xã.
Thanh tra tỉnh đã trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc khiếu tố phức tạp kéo
dài tại các đơn vị: UBND thành phố Thanh Hóa; các huyện: Thiệu Hóa, Hậu

Lộc; Hoằng Hóa; Như Thanh; Đông Sơn; Thọ Xuân. Chỉ đạo thanh tra các
huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với Ban dân
vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân.
- Tập huấn, phổ biến những điểm mới Luật Tiếp công dân và văn bản
hướng dẫn cho 380 cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo của 02 huyện Thạch Thành và Nga Sơn. Tổ chức Hội
nghị bồi dưỡng, hướng dẫn về Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo cho 80 cán bộ, công chức là Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch HĐND, Chánh
7
thanh tra, Trưởng phòng Tư pháp, Phó Văn phòng UBND, đại diện UBKT
Huyện ủy, văn phòng Huyện ủy và cán bộ thanh tra, cán bộ văn phòng làm
công tác tiếp dân của huyện 8 huyện.
- Đạt được những kết quả nêu trên, trước hết được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự chỉ đạo sâu
sát, quyết liệt và thường xuyên của Chủ tịch UBND tỉnh; của lãnh đạo các
ngành, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị
trấn đã thường xuyên quan tâm và tập trung giải quyết các khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền. Thường xuyên chỉ đạo, sắp xếp thời gian để tiếp công dân,
chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là các vụ khiếu nại, tố cáo phức
tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn tỉnh, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan
trọng và thường xuyên của cơ quan, đơn vị, thể hiện trách nhiệm của người
đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bằng
nhiều biện pháp cụ thể và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, thành phố
luôn quan tâm phân tích tổng hợp từ thực tiễn, nghiên cứu, bổ sung, điều
chỉnh những cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế, nhiều vấn đề
mới phát sinh được xử lý, giải quyết kịp thời, giảm thiểu những khiếu kiện
trong xã hội, tăng cường vận động nhân dân đồng thuận; nâng cao công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó đã có những tác dụng, chuyển biến tích
cực. Đặc biệt, đến nay tình hình khiếu kiện đông người đã được kiểm soát,

không phát sinh “điểm nóng”, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tư
an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó thực hiện tốt là các đơn vị: Quảng
Xương; Yên Định, Triệu Sơn, Nông Cống, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Thạch
Thành, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Như Xuân, Ngọc Lặc.
- Một số huyện triển khai các dự án lớn liên quan đến việc thu hồi đất,
bồi thường GPMB nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, như: thành phố Thanh Hóa,
các huyện: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia đã quan tâm, tập trung giải
quyết góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
- Vụ việc khiếu nại tố cáo đã khẩn trương xác minh, kết luận làm rõ
đúng, sai, khách quan, đúng pháp luật và tập trung xử lý dứt điểm, nên đã tạo
sự đồng thuận trong nhân dân, chấm dứt khiếu kiện. Trong đó có những vụ
khiếu kiện kéo dài nhiều năm, nay đã được giải quyết dứt điểm, như vụ việc
khiếu nại của Nguyễn Huy Hậy, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa. Vụ việc
khiếu nại, tố cáo của ông Đỗ Cao Tiến, số nhà 43 (cũ), đường Phan Chu Trinh,
phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.
- Thanh tra tỉnh và các tổ chức thanh tra trong tỉnh đã luôn đề cao trách
nhiệm, chủ động, tích cực, đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc
tham mưu cho chính quyền cùng cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước về
khiếu nại, tố cáo; xác minh kịp thời các vụ việc và đề xuất hướng giải quyết
khách quan, đúng pháp luật, phù hợp với thực tế; thấu lý, đạt tình, giải quyết
dứt điểm các vụ việc, nhất là những vụ việc khiếu kiện, phức tạp đông người.
- Một số ngành được Chủ tịch UBND tỉnh giao giải quyết đã tham mưu
và giải quyết đạt kết quả tốt như: Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; các
8
sở: Tài nguyên & Môi trường; Lao động, Thương binh & Xã hội, Nội vụ;
Công an tỉnh. Các sở: Tư pháp, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài chính đã
tích cực tham gia cùng với các ngành giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức
tạp, kéo dài.
- Công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, ban hành kịp thời các
văn bản chỉ đạo nhằm tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, đã góp phần giải quyết kịp thời các bức
xúc của nhân dân, đặc biệt là đối với các vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo
dài. Công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và thực
hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật đạt nhiều kết quả tích
cực, Công tác tập huấn pháp luật được tổ chức thường xuyên với nhiều hình
thức, trao đổi nghiệp vụ liên sở ngành nên tình hình giải quyết khiếu nại tại
các huyện, sở, ngành có chuyển biến tốt. Nhiều trường hợp sau khi được giải
thích, công dân đã tự nguyện rút đơn khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại
nhìn chung đảm bảo chất lượng.
- Các ngành các cấp đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của
cấp trên liên quan đến công tác thi hành Luật khiếu nại, Luật Tố cáo và các
văn bản chỉ đạo điều hành, đặc biệt là trong công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, các ngành, các cấp đã thực hiện đúng quy trình giải quyết đơn thư; kết
hợp thường xuyên với tuyên truyền, tập huấn nâng cao hiểu biết pháp luật về
khiếu nại, tố cáo trong cán bộ và quần chúng nhân dân.
- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà
nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, luật
tố cáo được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu
sót góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trách nhiệm của Thủ
tưởng cơ quan hành chính nhà nước.
- Mối quan hệ phối hợp giữa UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường với các cơ quan trong tỉnh được gắn bó, chặt chẽ, giúp
UBND tỉnh thực hiện tốt hơn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là đã tạo cơ chế chủ động có phối hợp giữa Trung
ương và địa phương cùng giải quyết vụ việc khiếu nại và khiếu nại đông
người phức tạp tại cơ sở, góp phần hạn chế tình trạng công dân khiếu kiện
vượt cấp lên Trung ương.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo.
a) Nguyên nhân khách quan
- Cơ chế, chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại thiếu thống nhất,

chưa phù hợp với thực tế về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết, cơ chế
giải quyết khiếu nại chưa phân định rõ việc tổ chức, thực hiện chức năng quản
lý hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính.
- Đối với khiếu nại liên quan đến dự án đầu tư phải thu hồi đất, pháp
luật hiện hành chưa tạo được những chuẩn mực chung về giá bồi thường đất
và cơ chế điều chỉnh giá theo thời gian; nhiều dự án được phân thành các giai
9
đoạn khác nhau nên kéo dài đã dẫn đến việc so sánh giá bồi thường giữa các
dự án; cũng như việc thay đổi, điều chỉnh pháp luật thường xuyên có liên
quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ cũng ảnh hưởng đến người dân tại các
dự án bồi thường chậm, kéo dài… Do đó, nếu không giải quyết hợp tình, hợp
lý sẽ phát sinh khiếu nại kéo dài.
- Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật nhưng vẫn được các cơ quan Trung ương xem xét lại khi người dân gửi
đơn khiếu nại tiếp, nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết cũng nhận
đơn rồi chuyển đơn nên người khiếu nại gửi đơn nhiều nơi, dẫn đến việc
khiếu nại không có điểm dừng.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
của công dân nói riêng chưa được thực hiện một cách tích cực, thường xuyên
liên tục, chưa đạt được kết quả cao.
- Nhận thức của của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và
pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, một số trường hợp người
dân mặc dù hiểu rỏ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành
quyết định đã giải quyết đúng pháp luật.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa được thống nhất,
việc thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và
địa phương dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu nhất quán cũng dẫn

đến việc giải quyết thiếu thống nhất và kéo dài.
- Nhân sự phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại nhiều
đơn vị còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải thực hiện,
thêm vào đó do áp lực công việc ngày càng cao nên dễ dẫn đến sai sót trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến hồ sơ quá hạn do với quy định.
3. Những hạn chế, tồn tại và vướng mắc trong việc tiếp công dân,
xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Việc tiếp dân công của Chủ tịch UBND xã và một số huyện trong tỉnh
chưa thực hiện được theo lịch; việc tiếp dân chưa gắn với hướng dẫn, đôn đốc
giải quyết; số ít cán bộ tiếp công dân của một số cấp xã, cấp huyện chưa tận
tình, chu đáo, thiếu kiềm chế khi tiếp dân và ứng xử với công dân nên tạo sự
bức xúc cho dân. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư, xác định thẩm quyền,
giải quyết ở một số vụ việc chưa đúng; một số huyện, ngành thụ lý giải quyết
vụ việc kéo dài, xác minh chưa đầy đủ về tài liệu chứng cứ, thiếu khách quan,
không phù hợp với thực tế; kiến nghị xử lý chưa kiên quyết, không triệt để
(đối với vụ việc tố cáo) áp dụng pháp luật chưa đúng, dẫn đến việc công dân
khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra,
quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền ở một số vụ việc còn chậm, chưa
triệt để. Khiếu kiện đông người trên địa bàn tỉnh hiện nay đã được kiểm soát.
10
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những diễn biến phức tạp,
nhất là các khiếu nại bồi thường GPMB tại các dự án như: Nâng cấp, mở rộng
Quốc lộ 1A, đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị, thực hiện dự án đầu tư tại địa
phương …. Số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại một số địa phương
còn nhiều, nhất là tại các địa bàn có nhiều dự án; Việc thụ lý giải quyết một
số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn
để kéo dài quá thời gian quy định. Việc tổ chức thực hiện quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn một số huyện thực hiện chưa
đúng trình tự thủ tục, vẫn còn nhiều quyết định chậm thực hiện, giải quyết
không dứt điểm dẫn đến khiếu nại kéo dài.

- Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo tuy đạt được
những kết quả bước đầu khả quan nhưng chủ yếu vẫn nặng về hình thức tuyên
truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người
dân tham gia. Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức,
nhiều địa phương bố trí cán bộ chưa đủ năng lực, kinh nghiệm phụ trách công
việc này nên việc hoà giải tại cơ sở đạt hiệu quả chưa cao.
- Đội ngũ cán bộ, công chức chưa đủ mạnh trong tham mưu dẫn đến
chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ hoặc thiếu chủ động trong công việc làm
hạn chế hiệu quả giải quyết công việc. Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm
việc bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo, dẫn đến hiện tượng giải quyết vụ việc kéo dài, vi phạm quy định của luật
khiếu nại, luật tố cáo. Năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế nên
chưa làm tốt công tác giải thích, hướng dẫn thực hiện kết quả giải quyết khiếu
nại, tố cáo, trong tham mưu còn chưa xem xét làm rõ hết nội dung khiếu nại
dẫn đến người dân còn khiếu nại tiếp.
- Thực tế cho thấy, số lượng đơn khiếu nại, tố cáo phát sinh từ hoạt
động của chính quyền cơ sở, của các sở, ban, ngành nhiều nhưng số lượng
công dân đến phản ánh, kiến nghị tại nơi tiếp công dân của chính quyền cơ sở
và các sở, ngành còn ít; trong khi đó công dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo lên cấp trên (nhất là cấp tỉnh và Trung ương) có xu hướng gia tăng.
Điều này chứng tỏ niềm tin của người dân đối với việc lắng nghe, tự sửa sai
của cấp cơ sở chưa cao. Số công dân đeo bám khiếu nại ngoài việc nộp đơn
còn duy trì ở tại Trụ sở Tiếp công dân mà chưa có biện pháp cụ thể để xử lý.
- Mặc dù trong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ và Thanh tra Chính
phủ đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đề
án trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng UBND các
huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành chưa kịp thời ban hành văn bản mới
hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tiếp công dân và quy trình giải quyết khiếu nại,
tố cáo cho phù hợp.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về tiếp

công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng chưa thường xuyên, liên tục,
nội dung, hình thức chưa phong phú nên hiệu quả đạt được chưa cao. Mức độ
hiểu biết pháp luật của nhân dân còn hạn chế, trong khi đó vai trò của các tổ
11
chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý luôn được phát huy, nhưng vai trò của
cơ quan Nhà nước, cơ quan dân cử trong phối hợp tư vấn pháp luật, trợ giúp
pháp lý chưa được thường xuyên. Nhận thức pháp luật của một bộ phận cán
bộ, công chức chưa thống nhất, nhất là việc xác định thẩm quyền giải quyết,
hình thức văn bản giải quyết khiếu nại, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, chuyển
đơn lòng vòng.
- Phần lớn các sở, ngành cấp tỉnh và UBND cấp xã còn bố trí phòng
tiếp công dân chung với phòng làm việc mà chưa bố trí được phòng riêng để
tiếp công dân theo quy định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển tải
các chủ trương, chính sách, công khai các hoạt động quản lý nhà nước và
quản lý thông tin, dữ liệu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa
được quan tâm đúng mức. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác tiếp
công dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; giữa giải quyết khiếu nại, tố
cáo với việc phát hiện, khắc phục thiếu sót, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước.
- Việc tổ chức đối thoại đôi khi còn mang tính hình thức mà chưa thực sự
lắng nghe, hướng dẫn, giải thích thấu đáo cho người khiếu nại, tố cáo hiểu rõ chủ
trương, chính sách pháp luật. Do đó, mặc dù đơn đã được giải quyết theo đúng
thẩm quyền nhưng nhiều người dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên.
- Tình trạng ban hành công văn, thông báo trả lời thay cho việc ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo vẫn còn xảy
ra, nhất là ở cấp huyện. Do đó, khi công dân gửi đơn đến người có thẩm
quyền giải quyết tiếp theo (lần hai) thì không thể thụ lý giải quyết, vì chưa có
quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo lần đầu. Nhưng khi
chuyển đơn hoặc hướng dẫn công dân gửi đơn đến cấp có thẩm quyền giải
quyết lần đầu thì không được giải quyết, vì cho rằng sự việc đã được giải

quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gửi đơn khiếu nại,
tố cáo vượt cấp, gửi nhiều nơi, chuyển đơn lòng vòng.
12
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
1. Phương hướng, mục tiêu.
- Khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới sẽ có diễn biến cần được quan
tâm Khiếu nại về bồi thường GPMB sẽ có xu hướng tăng, tập trung ở huyện
Tĩnh Gia và một số địa phương có các dự án lớn. Sẽ có một số đơn thư tố cáo
phức tạp do một số xã đầu tư xây dựng nhiều công trình, trong khi nguồn lực
hạn chế, phải vay, nên nợ đọng xây dựng cơ bản nhiều, không có nguồn chi
trả; vi phạm trong công tác quản lý; vi phạm dân chủ; huy động các khoản
đóng góp của dân sai quy định, quá sức dân cũng là một trong những nguyên
nhân phát sinh khiếu kiện.
- Tổ chức quán triệt và triển khai kịp thời, sâu rộng và các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao và tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn
công dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp
luật. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn pháp luật với nhiều hình thức,
trao đổi nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các huyện, thị xã, thành
phố và các sở, ban ngành. .
- Tiến hành đánh giá nhằm xác định chất lượng, cơ cấu, trên cơ sở đó
hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ
công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng
cường hơn nữa trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc
của công dân và tổ chức. Quan tâm giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần
trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ với công việc; đề cao ý thức chấp hành

pháp luật, kỷ luật điều hành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Gắn kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức với đánh giá
đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và khen thưởng, kỷ luật.
- Tiếp tục phát huy tác dụng và từng bước nâng cấp mạng tin học hiện
có; hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành được
thuận tiện, linh họa, dễ tra cứu và xử lý tình huống trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc xử lý đơn thư,
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian tới cần
xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; tiếp tục quán triệt và
thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Tổ chức thực hiện tốt Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại,
13
Luật Tố cáo. Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo; Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 20/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh về tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành
chính Nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc hoặc tổ chức thực hiện các
quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các văn bản
giải quyết tố cáo và các kết luận thanh tra của Bộ, ngành Trung ương hoặc ý
kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trọng
tâm là thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh
“Thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2014 - 2016”.

- Thành lập Ban tiếp công dân cấp huyện; bố trí cán bộ có tinh thần
trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ làm công tác
tiếp công dân; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất cho Trụ sở tiếp công dân;
tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn
theo đúng quy định. Xác định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đúng thẩm
quyền, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; phù hợp với thực tế,
thấu tình, đạt lý; tăng cường đối thoại với công dân; thực hiện nghiêm các
quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết. Các vụ việc khiếu nại cần
khẩn trương xác minh, đảm khách quan, đúng pháp luật và phù hợp với thực
tế để sau khi giải quyết chấm dứt được khiếu kiện. Đối với vụ việc tố cáo phải
giải quyết kịp thời, kết luận rõ đúng sai, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đối với
vụ việc phức tạp, cần tranh thủ ý kiến của các cấp, các ngành để tạo sự đồng
thuận và thống nhất biện pháp giải quyết.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung rà soát, thống
kê những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; đặc biệt là các
vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp đông người, những vụ việc đã được Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổng Thanh tra Chính phủ tiếp
và các cơ quan Trung ương hướng dẫn, chuyển đơn về địa phương giải quyết.
Chính quyền địa phương kịp thời có văn bản báo cáo chi tiết nội dung, quá
trình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đến Thanh tra tỉnh và Văn phòng
UBND tỉnh để thông báo đến Ban Tiếp công dân Trung ương, đồng thời cử
ngay cán bộ có thẩm quyền phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương và
các cơ quan Trung ương có liên quan để tiếp và vận động công dân trở về địa
phương xem xét, giải quyết; có kế hoạch cụ thể để tập trung giải quyết dứt
điểm từng vụ việc theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo UBND các xã,
phường, thị trấn và đơn vị trực thuộc giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo mới
phát sinh ngay tại cơ sở. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết không kịp thời,
14

không dứt điểm dẫn đến vụ việc phức tạp, đông người đến cổng UBND tỉnh
và ra Trung ương khiếu kiện, nhất là trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các
cấp. Nắm chắc tình hình khiếu nại đông người để có kế hoạch giải quyết kịp
thời ngay tại cấp cơ sở; Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại và tái
đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết. Đảm bảo công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải
quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp lên Trung ương; Đây là một
trong những tiêu chí quan trọng đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ hằng
năm của cá nhân lãnh đạo và cơ quan, đơn vị.
- Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát công tác quản lý của chính quyền cấp xã; thực hiện tốt quy chế
dân chủ cơ sở; quan tâm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc; sớm phát
hiện, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế - tài chính, đầu tư
xây dựng, đất đai để phòng ngừa, hạn chế khiếu nại, tố cáo. Coi công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ quan trọng và thường
xuyên; Thường xuyên quan tâm, tích cực thực hiện tốt việc tiếp công dân, giải
quyết kịp thời các vụ việc thuộc thẩm quyền theo đúng pháp luật; thực hiện
dứt điểm các Kết luận thanh tra, Quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo.
- Thanh tra tỉnh tích cực tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản
lý Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp với các
huyện, ngành rà soát các vụ việc khiếu kiện tồn đọng, phức tạp, kéo dài; xác
minh kịp thời vụ việc được Chủ tịch UBND tỉnh giao, đề xuất hướng giải
quyết dứt điểm; thường xuyên hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cấp
huyện, ngành; theo dõi, nắm chắc và dự báo sớm tình hình khiếu kiện trên địa
bàn tỉnh, nhất là trong thời gian Đại hội Đảng các cấp; kịp thời kiến nghị biện
pháp xử lý, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc
các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; phát hiện kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc; tổng
hợp đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết những nội dung vượt
quá thẩm quyền.

- Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Thanh tra tỉnh và các ngành liên
quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban,
ngành cấp tỉnh; tổ chức tốt việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp
công dân của tỉnh; hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức tiếp công dân, Ban
Tiếp công dân cấp huyện; thường xuyên thông tin, phối hợp với Ban Tiếp
công dân Trung ương khi có đoàn đông người ra Trung ương khiếu kiện, kịp
thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Công an tỉnh chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố nắm chắc
tình hình diễn biến khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; có kế hoạch tham mưu, phối
hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chức năng có liên
quan đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho cán bộ tiếp công dân tại Trụ sở,
địa điểm tiếp công dân. Dự báo các tình huống có thể xảy ra để có phương án
15
xử lý, nhất là ở những địa bàn trọng điểm, nơi phát sinh khiếu kiện đông
người, phức tạp; chủ động, tích cực phối hợp với các ngành liên quan có
hướng xử lý kịp thời đối với những trường hợp quá khích, lôi kéo, kích động,
không để gây mất ổn định về an ninh chính trị, xử lý đối với trường hợp đông
người tụ tập trước cổng các cơ quan hành chính trong tỉnh và ra Trung ương
khiếu kiện; thu thập, củng cố chứng cứ lập hồ sơ xử lý nghiêm đối tượng lợi
dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật.
- Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các Tổ chức thành viên của Mặt trận
chỉ đạo Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, tăng cường tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong Hội viên, Đoàn viên; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng giải
quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tại cơ sở. Báo Thanh Hoá, Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường tuyên truyền
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường phối hợp giữa các ngành trong việc tiếp công dân và giải
quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, nhất là giữa các ngành: Thanh

tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh; các sở: Tài nguyên & Môi
trường; Tư pháp; Lao động, Thương binh & Xã hội; Nội vụ; Tài chính.
- Các cấp, các ngành cần tăng cường công khai, minh bạch các quy
trình, thủ tục, văn bản pháp luật, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực đất đai, đầu
tư, xây dựng cơ bản; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quy chế dân
chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm lãnh đạo tập
trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các cấp, các
ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực
hiện Luật Khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là việc thực hiện các Quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện, Thủ trưởng các sở ngành, nâng cao trách nhiệm vai trò người đứng
đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung tổ chức thi
hành Quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo đã
có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát công tác quản lý của chính quyền cấp xã; thực hiện tốt quy
chế dân chủ cơ sở; quan tâm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc; sớm
phát hiện, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế - tài chính, đầu
tư xây dựng, đất đai để phòng ngừa, hạn chế khiếu kiện, ổn định tình hình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố
cáo cho cán bộ, nhân dân đặc biệt là tại các xã, phường, thị trấn. Coi trọng
công tác hòa giải và đối thoại; khi có vụ việc đông người phức tạp cần chủ
động phối hợp với các ngành, tranh thủ ý kiến cấp trên để hướng dẫn về
nghiệp vụ và tạo sự thống nhất chung trong giải quyết và trả lời công dân, hạn
16
chế thấp nhất số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến nhiều nơi; Thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại,

tố cáo.
- Thủ trưởng các sở ngành, UBND các huyện chủ động chỉ đạo, trực
tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan trực thuộc giải quyết kịp thời,
đúng quy định các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm và thẩm quyền
của cơ quan mình. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, bổ sung số lượng, nâng
cao năng lực chuyên môn cho lực lượng cán bộ - công chức công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa
phương.
- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về công tác tiếp công dân,
xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật; việc
thực hiện chế độ chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
3. Kiến nghị.
a) Đối với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương
- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của
UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo; tập trung vào những địa bàn trọng điểm có nhiều vụ việc
khiếu nại, tố cáo hoặc người có thẩm quyền có biểu hiện thiếu trách nhiệm
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xử lý
nghiêm minh đối với những trường hợp sai phạm.
- Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực khiếu nại, lĩnh vực tố cáo, lĩnh vực thanh tra và hướng dẫn các
biện pháp xử lý người khiếu nại, người tố cáo có các hành vi vi phạm quy
định tại khoản 5, Điều 6 Luật Khiếu nại về các hành vi bị nghiêm cấm trong
đó có hành vi cố tình khiếu nại sai sự thật, khoản 10 Điều 8 Luật Tố cáo về
những hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật; kích
động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh
người khác để tố cáo.
b) Đối với Thanh tra Chính phủ
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương, Thanh

tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong công tác Tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh;
- Để tăng cường sự liên thông theo dõi kết quả giải quyết đơn thư giữa
các cấp, Thanh tra Chính phủ cần Xây dựng phần mềm theo dõi, quản lý đơn
khiếu nại, tố cáo kết nối liên thông giữa Thanh tra Chính phủ với cơ quan
Thanh tra các cấp và với UBND tỉnh.
17
KẾT LUẬN
Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo hiện nay đang
là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi
mới của Đảng và Nhà nước ta. Việc đổi mới đường lối phát triển kinh tế - xã
hội luôn đi đôi với thực hiện “Công bằng, dân chủ”. Bởi vậy mà Đảng, Nhà
nước ta coi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là thực
hiện quan điểm “Dân là gốc”; tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực
tiếp tham gia quản lý Nhà nước “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ, đấu tranh với các hiện
tượng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp,
chính đáng của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. Do vậy chúng ta cần
tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Luật Khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân thành những chế định được thực hiện trên thực tế và việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trên thực tế hiện nay việc thực
thi những quyền này đối với quyền và nghĩa vụ của Nhà nước cũng như
quyền và nghĩa vụ của công dân đang còn là vấn đề phải bàn bạc, phải hoàn
thiện về mặt pháp luật rất nhiều. Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo của Nhà nước ta trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ,
tích cực, hạn chế được cơ bản những vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt
cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại lớp Chuyên

viên chính K4-Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa. Tôi xin hứa, sẽ cố gắng
nhiều hơn nữa để thực hiện tốt hơn công tác tham mưu trong việc tăng cường
và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, giữ
vững ổn định phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan Thanh Hóa, ngày 01 tháng 11 năm
2014
về vị trí việc làm của Chuyên viên Người thực hiện
Lê Minh Hải
18

×