Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2005 VỀ MÔI GIỚI THƢƠNG MẠI THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.58 KB, 97 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
NĂM 2005 VỀ MÔI GIỚI THƢƠNG MẠI
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


Sinh viên thực hiện : Ngô Thúy Hoài
Lớp : Anh 15 - K45E - KTĐN
Khóa : 45
Giáo viên hƣớng dẫn : GS.TS.NGND. Nguyễn Thị Mơ





Hà Nội, tháng 5 năm 2010



i
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương mại và pháp
luật về hoạt động môi giới thương mại 4
1.1 Hoạt động môi giới thương mại 4
1.1.1 Khái niệm về hoạt động môi giới thương mại 4
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động MGTM 6
1.1.3 Phân biệt hoạt động MGTM và một số hoạt động trung gian thương mại
khác 9
1.1.4 Vai trò của hoạt động môi giới thương mại 13
1.2 Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại 16
1.2.1 Sự cần thiết phải có pháp luật điểu chỉnh hoạt động môi giới thương mại
17
1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại
18
Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động môi
giới thương mại, tình hình thực thi các quy định về hoạt động môi giới thương
mại và những vấn đề đặt ra 22
2.1 Thực trạng các quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về
hoạt động MGTM 22
2.1.1 Cách hiểu của Luật về hoạt động MGTM 22
2.1.2 Các quy định cụ thể về hoạt động MGTM 23
2.2 Thực trạng hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam trong thời gian
qua 25
2.2.1 Nhận xét chung về những kết quả tích cực 25
2.2.2 Tình hình hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực chứng khoán 28
2.2.3 Tình hình hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản 38

2.3 Những vấn đề đặt ra 52
2.3.1 Khung pháp luật cho hoạt động môi giới thương mại chưa đầy đủ 52
2.3.2 Các thương nhân môi giới hoạt động chưa chuyên nghiệp 58

ii
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật
thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động môi giới thương mại nhằm phát
triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới 59
3.1 Dự báo sự gia tăng của hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam trong
thời gian tới 59
3.1.1 Cơ sở dự báo 59
3.1.2 Số liệu dự báo 60
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới
thương mại 63
3.2.1 Cần ban hành văn bản dưới luật về hoạt động môi giới thương mại 63
3.2.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động môi giới thương mại
trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 63
3.2.3 Sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2006, Luật kinh doanh BĐS năm
2006 67
3.3 Các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại phát triển
72
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 72
3.3.2 Kiến nghị đối với các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương mại. 74
Kết luận 78
Danh mục tài liệu tham khảo 80
Danh mục chữ cái viết tắt 85
Danh mục bảng biểu 86
Phụ lục 1 87
Phụ lục 2 88
Phụ lục 3 89

Phụ lục 4 90
Phụ lục 5 91


iii
Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn
Thị Mơ đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi tỉ mỉ, tận tình
trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học
Ngoại thương đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập
tại đây.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn
ủng hộ và khích lệ, động viên tôi.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Ngô Thúy Hoài

1
Lời mở đầu

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động thương mại ở nước
ta ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Các giao dịch thương mại do
đó cũng được mở rộng, trở nên phức tạp; một giao dịch thương mại có thể
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Khi đó, người mua, người bán muốn tiết
kiệm thời gian và công sức tìm kiếm đối tác giao dịch thường nhờ đến người
môi giới thương mại. Chính vì vậy, người môi giới thương mại có vai trò thúc

đẩy hoạt động thương mại diễn ra nhanh chóng.
Nhận thức được vai trò của người môi giới đối với sự phát triển của
thương mại, Luật thương mại năm 2005 đã đưa hoạt động môi giới vào đối
tượng điều chỉnh của Luật. Các luật chuyên ngành khác như Luật chứng
khoán năm 2006, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật hàng hải năm
2005… cũng quy định về hoạt động môi giới trong các lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại hiện nay vẫn
chưa có sự hiểu biết đầy đủ về những quy định của pháp luật đối với hoạt
động môi giới thương mại. Thêm vào đó, từ khi Luật thương mại 2005 ra đời
đến nay, hoạt động môi giới thương mại đã phát triển ngày càng đa dạng,
phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề mới cần có sự xem xét để điều chỉnh. Vậy
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định như thế nào về môi giới
thương mại? Thực tiễn áp dụng Luật này trong bốn năm qua đã nảy sinh
những vấn đề gì? Những vấn đề gì cần được sửa đổi, bổ sung để các quy định
về môi giới thương mại sát với thực tiễn hơn, giúp hoạt động này ngày càng
phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước?
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đó, tôi chọn vấn đề “Những quy định
của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại. Thực
tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra.” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.

2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm
2005 về môi giới thương mại, đồng thời phân tích việc áp dụng Luật trong
thực tế và chỉ ra những bất cập trong các quy định đó cũng như những vấn đề
phát sinh trong thực tiễn áp dụng; đề tài đề xuất giải pháp và kiến nghị về việc
sửa đổi, bổ sung để các quy định về môi giới thương mại của Luật này hoàn

thiện hơn, mang tính khả thi cao hơn, phù hợp với thực trạng hoạt động
thương mại hiện nay ở Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu trên, khóa luận này thực hiện các nhiệm vụ
sau:
 Làm rõ những vấn đề cơ bản về môi giới thương mại như khái niệm,
đặc điểm, vai trò… của môi giới thương mại trong hoạt động thương mại;
 Phân tích những quy định của Luật thương mại năm 2005 về môi giới
thương mại, tập trung chỉ ra những bất cập trong các quy định này của Luật;
 Chỉ ra thực trạng áp dụng những quy định về môi giới thương mại của
Luật thương mại 2005 trong hoạt động môi giới chứng khoán và môi giới bất
động sản;
 Làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi những quy định
về môi giới thương mại của Luật thương mại năm 2005;
 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những quy định về môi giới
thương mại trong Luật thương mại năm 2005 và giải pháp gỡ bỏ những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của Luật thương mại
Việt Nam 2005 về môi giới thương mại và những văn bản dưới luật có liên
quan. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này cũng bao gồm các vấn đề về môi

3
giới thương mại trong Luật thương mại năm 1997, Luật chứng khoán năm
2006 và Luật kinh doanh bất động sản năm 2006.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, khóa luận nghiên cứu những quy định của Luật thương
mại năm 2005 về môi giới thương mại. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu
những quy định có liên quan đến môi giới thương mại của Luật thương mại

1997.
Về mặt thời gian, khóa luận tập trung phân tích những vấn đề liên quan
đến hoạt động môi giới thương mại kể từ khi Luật thương mại năm 2005 ra
đời và dự báo về sự phát triển của hoạt động môi giới thương mại trong thời
gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, người viết đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp so sánh luật học.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương mại và
pháp luật về môi giới thương mại.
Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về môi giới
thương mại, tình hình thực thi các quy định về hoạt động môi giới thương mại
và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động môi giới thương mại
nhằm phát triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới.

4
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương
mại và pháp luật về hoạt động môi giới thương mại

1.1 Hoạt động môi giới thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động môi giới thương mại
“Môi giới” là “chủ thể (một cá nhân, một nhóm, một tổ chức, một
hãng…) làm trung gian cho hai hoặc nhiều chủ thể khác để những chủ thể này
có thể tạo được quan hệ trong giao tiếp, trong hoạt động kinh doanh”

1
. Cũng
có thể hiểu, “môi giới là người làm trung gian giúp hai bên tiếp xúc, trao đổi
việc gì đó”
2
.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động môi giới là hoạt động kết nối người mua
và người bán, giúp người mua và người bán gặp nhau để họ tiến hành các
giao dịch nhằm thực hiện mục đích của mình.
Từ đó suy ra, môi giới thương mại (MGTM) là hoạt động trung gian
giúp các bên tiếp xúc với nhau nhằm thực hiện các hoạt động thương mại.
Theo Điều 45, Luật thương mại Việt Nam năm 1997, hoạt động MGTM
là một trong mười bốn hành vi thương mại (xem phụ lục 1). Hành vi thương
mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với
các bên có liên quan (khoản 1, Điều 5, Luật thương mại Việt Nam năm 1997).
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại
của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương
mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc
nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (khoản 2, Điều 5, Luật thương
mại Việt Nam năm 1997).


1
Từ điển Tiếng Việt, truy cập ngày 08/03/2010, .
2
Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, tr1134, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

5
Theo Điều 93 Luật thương mại Việt Nam năm 1997, người môi giới

thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng
môi giới.
Có thể thấy, Luật thương mại Việt Nam năm 1997 hiểu hoạt động
thương mại theo nghĩa rất hẹp. Do đó, phạm vi hoạt động của người MGTM
cũng chỉ thuộc lĩnh vực mua bán hàng hóa và cung ứng các dịch vụ liên quan
đến việc mua bán hàng hóa. Trong thời gian Luật thương mại năm 1997 có
hiệu lực, nhiều hoạt động môi giới nằm ngoài sự điều chỉnh của Luật nhưng
lại được quy định trong các văn bản luật khác như: Bộ luật hàng hải năm 1990
quy định về hoạt động môi giới hàng hải, Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000 quy định về hoạt động môi giới bảo hiểm…
3

Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cũng có cách hiểu tương tự Luật
thương mại năm 1997 về khái niệm người môi giới thương mại. Điều 150
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rõ rằng, “môi giới thương mại
là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên
môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được
môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
Điểm khác biệt là ở chỗ, trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005,
khái niệm về hoạt động thương mại đã được mở rộng hơn rất nhiều so với
Luật thương mại năm 1997. Theo khoản 1, Điều 3, Luật thương mại năm
2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt


3
Nguyễn Thanh Thủy (2009), Những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động trung

gian thương mại, thực tiễn áp dụng và những vấn đề phát sinh., tr8-9, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

6
động nhằm mục đích sinh lợi khác. Có thể thấy, theo Luật này, khái niệm
“hoạt động thương mại” được hiểu rất rộng.
Sự mở rộng của khái niệm “hoạt động thương mại” nói trên phù hợp với
xu hướng phát triển của thương mại và cách hiểu của các nước trên thế giới
về thuật ngữ này. Sự mở rộng như thế cũng tạo cơ sở pháp lý cho các nhà môi
giới khi họ thực hiện những hoạt động MGTM.
Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận, hoạt động MGTM là hoạt
động thương mại, trong đó một người đóng vai trò là trung gian giúp người
mua và người bán hoặc các chủ thể khác gặp nhau để họ tiến hành đàm phán,
ký kết các hợp đồng thương mại.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động MGTM
Từ cách hiểu về hoạt động MGTM như trên, có thể rút ra các đặc điểm
sau đây của hoạt động MGTM:
Thứ nhất, hoạt động MGTM là hoạt động được thực hiện trong lĩnh vực
thương mại.
Đặc điểm này giúp phân biệt hoạt động môi giới trong những lĩnh vực
không nhằm mục đích sinh lợi với hoạt động môi giới thương mại nhằm mục
đích sinh lợi. Khái niệm “thương mại” đã được pháp luật của Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Những điều ước quốc tế song phương và đa
phương (ví dụ: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), các hiệp
định của Tổ chức thương mại thế giới) đều xác định hoạt động thương mại
không chỉ bao gồm hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm cả
những hoạt động liên quan đến đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
4
. Chính
sự phong phú của các hoạt động thương mại đã dẫn đến tính đa dạng, phức

tạp của hoạt động trung gian thương mại.


4
Tô Cẩn (2005), Khóa đào tạo về GATS/WTO tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 31/03/2005, truy cập
ngày 09/03/2010,

7
Thứ hai, hoạt động MGTM là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương
mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian.
Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại thông thường có hai bên tham
gia. Hoạt động môi giới thương mại có ba bên tham gia: bên thuê dịch vụ môi
giới thương mại, bên môi giới thương mại và bên thứ ba. Bên môi giới có thể
hỗ trợ cho bên thuê dịch vụ môi giới trong việc gặp gỡ, giao dịch với bên thứ
ba. Mục đích của bên môi giới thương mại là nhận được thù lao mà bên thuê
dịch vụ môi giới sẽ trả cho họ.
Thứ ba, trong hoạt động MGTM, song song tồn tại hai mối quan hệ phát
sinh trên cơ sở của hai hợp đồng.
Quan hệ thứ nhất là quan hệ giữa bên thuê dịch vụ môi giới và bên môi
giới thương mại, quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng môi giới được ký
giữa người thuê môi giới và người môi giới. Quan hệ thứ hai phát sinh giữa
bên thuê dịch vụ môi giới và bên thứ ba, quan hệ này dựa trên cơ sở hợp đồng
do hai bên ký kết với nhau (có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp
đồng cung ứng dịch vụ). Thông thường, người môi giới đóng vai trò là người
giới thiệu bên thuê dịch vụ môi giới với bên thứ ba và không tiến hành giao
dịch với bên thứ ba.
Thứ tư, bên môi giới thương mại phải có tư cách pháp lý độc lập với bên
thuê dịch vụ môi giới và bên thứ ba.
Trong hoạt động MGTM, bên môi giới thương mại đóng vai trò là một
thương nhân độc lập với bên thuê dịch vụ môi giới và bên thứ ba. Bên môi

giới cung ứng dịch vụ cho bên thuê dịch vụ môi giới để nhận tiền thù lao. Bên
môi giới không phải là nhân viên làm công ăn lương của bên thuê dịch vụ môi
giới. Bên môi giới có thể là cá nhân hoặc tổ chức
5
.


5
Nguyễn Thanh Thủy (2009), Những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động trung
gian thương mại. Thực tiễn áp dụng và những vấn đề phát sinh., tr11-12, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

8
Thứ năm, quan hệ giữa bên môi giới và bên thuê dịch vụ môi giới là
quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn.
Người môi giới là cầu nối giữa các bên mua bán hàng hóa hay cung ứng
dịch vụ. Mỗi một người môi giới chủ yếu hoạt động trong một lĩnh vực
chuyên môn nhất định và bên thuê dịch vụ môi giới cũng không cố định. Hơn
nữa, cũng chỉ trong những trường hợp cụ thể, khi các bên không đủ thời gian
hoặc kinh nghiệm , họ mới nhờ đến vai trò của người môi giới. Ví dụ, khi
muốn thuê tàu để chở hàng hóa xuất khẩu, người bán hàng cần nhờ đến người
môi giới để tìm kiếm người chuyên chở; trong trường hợp khác, khi người
bán hàng không có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa mà chỉ tiêu thụ trong nội địa,
người đó sẽ không cần đến dịch vụ môi giới thuê tàu. Tính chất của công việc
môi giới (như đã phân tích ở trên) dẫn đến mối quan hệ dựa trên hợp đồng
từng lần, ngắn hạn giữa bên thuê dịch vụ môi giới và bên môi giới.
Thứ sáu, người môi giới không đại diện cho quyền lợi của một bên nào.
Theo Điều 150, Luật thương mại Việt Nam năm 2005, người môi giới
thương mại là “thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc
đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa”. Như vậy, người môi giới là

một trung gian đơn thuần, đứng giữa người mua và người bán, không đại diện
cho quyền lợi của bên nào. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người môi giới được
quy định trong hợp đồng đã ký kết giữa bên thuê dịch vụ môi giới và bên môi
giới.
Thứ bảy, người môi giới không đươc tham gia vào việc thực hiện hợp
đồng giữa các bên trừ khi được bên thuê dịch vụ môi giới ủy quyền.
Theo khoản 4, Điều 151, Luật thương mại Việt Nam năm 2005, bên môi
giới thương mại “không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được
môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới”. Trong thực tế,
do hoạt động thương mại ngày càng phức tạp, phong phú và đa dạng, người

9
được môi giới muốn tiết kiệm thời gian và công sức thường ủy quyền cho
người môi giới thực hiện một số công việc khác ngoài việc kết nối người mua
và người bán. Ví dụ: người môi giới trong lĩnh vực hàng hải có thể tham gia
vào việc giao nhận hàng, làm thủ tục hải quan; người môi giới trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu hàng hóa có thể thay mặt chủ hàng thu tiền hàng…
1.1.3 Phân biệt hoạt động MGTM và một số hoạt động trung gian
thương mại khác
Người trung gian thương mại và các hoạt động của họ là đối tượng quan
tâm của pháp luật các nước trên thế giới. Điểm chung nhận thấy trong các văn
bản pháp luật nước ngoài là khó có thể tìm thấy một định nghĩa chính thức về
hoạt động trung gian thương mại, nhưng thay vào đó có thể tìm thấy khá
nhiều quy định về từng loại người trung gian tham gia giúp đỡ để các bên xác
lập, thực hiện các giao dịch thương mại
6
. Ví dụ, Điều 1.201 Luật thương mại
Hoa Kỳ định nghĩa: “Đại diện là người đại lý, nhân viên công ty hoặc hiệp
hội, người được ủy thác trông nom, người thực hiện, người quản lý tài sản, và
bất kỳ người nào được trao quyền hành động hộ người khác”; Điều 2.210 của

Luật trên có viết: “Một bên có thể thực hiện hay với bổn phận của mình thông
qua một sự ủy thác, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc bên khác có những quyền
ưu tiên trong việc giữ nguyên bản việc thực thi bổn phận, thực hiện các hành
vi trong hợp đồng”.
Quan niệm của các nước về hoạt động trung gian thương mại và các loại
hình của hoạt động này có thể mang những khía cạnh khác nhau, nhưng cơ
bản vẫn mang những điểm giống nhau. Có thể hiểu về người trung gian
thương mại như sau: “Trung gian thương mại là thương nhân thực hiện các


6
Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Luật học, tr18-19, Trường Đại học Luật Hà Nội.

10
giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân khác được xác định
theo sự ủy thác”
7
.
Luật thương mại Việt Nam năm 1997 không có điều nào quy định khái
niệm về hoạt động trung gian thương mại, chỉ có các quy định về những loại
hình của hoạt động này. Ví dụ: Quy định về Đại diện cho thương nhân (Điều
83), Môi giới thương mại (Điều 93), Ủy thác mua bán hàng hóa (Điều 99),
Đại lý mua bán hàng hóa (Điều 111).
Khoản 11, Điều 3, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa:
“Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực
hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác
định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy
thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”. Như vậy, theo Luật thương mại
Việt Nam 2005, có bốn loại hình trung gian thương mại, đó là: Đại diện cho

thương nhân, Môi giới thương mại, Ủy thác mua bán hàng hóa, Đại lý thương
mại.
Dưới góc độ kinh tế, bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên
đại lý đều là người đảm nhiệm khâu phân phối hàng hóa từ người cung cấp
đến người tiêu dùng; và các hoạt động trung gian thương mại nói trên đều là
những phương thức phát triển kinh doanh.
Dưới góc độ pháp lý, bốn loại hình trung gian thương mại được đề cập
đến trong Luật thương mại năm 2005 có những điểm khác nhau. Cụ thể:
 Hoạt động MGTM và hoạt động Đại diện cho thương nhân (xem Bảng 1)
Theo Điều 141, Luật thương mại Việt Nam năm 2005: “Đại diện cho
thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của
thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động
thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được


7
Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực
trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr6-7, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

11
hưởng thù lao về việc đại diện”. Hình thức này thường xuất hiện khi quy mô
hoạt động kinh doanh chưa lớn, việc đặt văn phòng đại diện là không có lợi,
hoặc bên giao đại diện gặp nhiều khó khăn về mặt nhân sự.
Bảng 1: So sánh hoạt động MGTM và hoạt động Đại diện cho thương nhân
Hoạt động MGTM
Hoạt động Đại diện cho thương nhân
Bên môi giới hỗ trợ cho bên được môi
giới trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa; bên môi giới đóng vai trò là
cầu nối để người mua và người bán gặp gỡ

nhau.
Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại
cho bên giao đại diện.
Bên môi giới không tham gia vào việc
thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới,
trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi
giới.
Bên đại diện được ủy quyền để thay mặt bên
giao đại diện thực hiện giao dịch thương mại với bên
thứ ba.
Bên môi giới không đại diện cho quyền
lợi của bên nào.
Bên đại diện làm việc theo sự chỉ dẫn của bên
giao đại diện, đại diện cho quyền lợi của bên giao đại
diện.
Bên môi giới thực hiện hoạt động môi
giới với danh nghĩa của chính mình.
Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại
với danh nghĩa của bên giao đại diện.
Quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh
từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp
đồng với nhau (trừ trường hợp có thỏa thuận
khác).
Quyền hưởng thù lao đại diện phát sinh từ thời
điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện.
Hợp đồng môi giới thương mại không
nhất thiết phải lập thành văn bản.
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được
lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương (điện báo, telex, fax, thông điệp

dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp
luật).
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005.
 Hoạt động MGTM và hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa (xem Bảng 2)
Theo Điều 155, Luật thương mại Việt Nam năm 2005: “Ủy thác mua bán
hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc

12
mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa
thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác”.
Bảng 2: So sánh hoạt động MGTM và hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa
Hoạt động MGTM
Hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa
Bên môi giới đóng vai trò là cầu nối để người
mua và người bán gặp nhau, là trung gian trong việc
đàm phán, giao kết hợp đồng; không tham gia thực
hiện hợp đồng giữa các bên (trừ khi được ủy quyền).
Bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán
hàng hóa cho bên ủy thác.
Bên môi giới hoạt động với danh nghĩa của
chính mình, không đại diện cho quyền lợi của bên nào
trong các bên được môi giới.
Bên nhận ủy thác hoạt động với danh nghĩa
của chính mình, đại diện cho quyền lợi của bên ủy
thác.
Bên môi giới có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về
tư cách pháp lý của bên được môi giới, không chịu
trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ liên đới chịu
trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên

ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm
pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Hợp đồng môi giới thương mại không nhất
thiết phải lập thành văn bản.
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải
được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005.
 Hoạt động MGTM và hoạt động Đại lý thương mại (xem Bảng 3)
Điều 166, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Đại lý
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên
giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để
hưởng thù lao”.
Như vậy, hoạt động đại lý thương mại không chỉ liên quan đến việc mua
bán hàng hóa đơn thuần mà còn bao gồm cả việc cung ứng các dịch vụ kèm
theo (ví dụ: dịch vụ trong lĩnh vực vận tải, bảo hiểm, giao nhận hàng hóa, hải
quan, giám định…).


13
Bảng 3: So sánh hoạt động MGTM và hoạt động Đại lý thương mại
Hoạt động MGTM
Hoạt động Đại lý thương mại
Bên môi giới đóng vai trò là người trung gian
trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng của các bên được
môi giới.
Bên đại lý là người trung gian trong
việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho

khách hàng.
Bên môi giới hoạt động với danh nghĩa của chính
mình, không đại diện cho quyền lợi của bên nào, không
tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên (trừ trường
hợp được ủy quyền).
Bên đại lý hoạt động với danh nghĩa
của chính mình; đứng tên trên hợp đồng, là
chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ.
Quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới
là quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn.
Quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại
lý là quan hệ hợp đồng dài hạn.
Bên môi giới không có quyền quyết định giá bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các bên được môi giới.
Đại lý bao tiêu có quyền quyết định giá
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách
hàng.
Hợp đồng môi giới không nhất thiết phải lập thành
văn bản.
Hợp đồng đại lý phải được lập thành
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005.
1.1.4 Vai trò của hoạt động môi giới thương mại
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, nhu cầu mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng tăng, yêu cầu
về chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng khắt khe. Số lượng thương nhân
cung cấp các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường rất nhiều; người có nhu cầu
mua các hàng hóa, dịch vụ lại không thể nắm bắt hết các thông tin về sản

phẩm cũng như về doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đó; người có nhu cầu bán
hàng hóa hay cung ứng dịch vụ cũng gặp khó khăn trong việc tìm thấy người
mua và thuyết phục họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình. Chính vì
vậy, các nhà môi giới thương mại xuất hiện với vai trò là người kết nối giúp

14
người mua và người bán gặp gỡ nhau, thương lượng về các điều kiện giao
dịch và cuối cùng đi tới giao kết hợp đồng.
Vai trò quan trọng của hoạt động MGTM trong nền kinh tế thị trường thể
hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động môi giới thương mại mang lại nhiều lợi thế cho các
thương nhân trong việc tìm kiếm đối tác giao dịch.
Người môi giới thương mại thường hiểu biết, nắm vững tình hình thị
trường, pháp luật và tập quán địa phương. Nhờ vào mối quan hệ rộng, người
môi giới có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của
thương nhân và sản phẩm mà thương nhân đó cung cấp. Do đó, người môi
giới có thể giới thiệu cho người mua và người bán gặp nhau, đẩy nhanh quá
trình tìm hiểu lẫn nhau giữa các đối tác, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ. So với việc tự “mò mẫm” tham gia vào thị trường, việc sử
dụng người môi giới thương mại có thể giúp các bên thuê môi giới giảm bớt
rủi ro, tiết kiệm thời gian và công sức tìm hiểu đối tác.
Người môi giới thương mại là những tổ chức, cá nhân có các điều kiện
nhất định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp… Chính vì vậy,
họ có khả năng đẩy mạnh các giao dịch thương mại, thậm chí giúp mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá có lợi cho bên thuê môi giới.
Sử dụng người môi giới thương mại (cũng như những người trung gian
thương mại khác) là một hình thức của phân công lao động. Do sự chuyên
môn hóa, người môi giới thương mại sẽ xây dựng mạng lưới quan hệ rộng,
thu lượm các kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực chuyên môn của
mình. Các nhà sản xuất chuyên tâm vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ mà mình có thế mạnh, tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Như vậy, người môi giới
thương mại giúp cho tất cả các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng đều
đạt hiệu quả.

15
Thông qua việc sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, các nhà kinh
doanh có thể hình thành mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên
phạm vi rộng, tạo điều kiện cho để mở rộng, chiếm lĩnh thị trường.
Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế nói riêng, người môi giới thương mại
đóng vai trò là cầu nối để các nhà xuất nhập khẩu ở các nước khác nhau có
thể dễ dàng ký kết hợp đồng với nhau. Các nhà môi giới thương mại nắm
được nhiều thông tin về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có hiểu biết về văn
hóa, phong tục tập quán kinh doanh của các nước. Nhờ đó, họ có thể trợ giúp
bên mua và bên bán vượt qua các rào cản, tiến hành đàm phán và ký kết hợp
đồng thương mại quốc tế.
Thứ hai, hoạt động môi giới thương mại thúc đẩy sản xuất, lưu thông
hàng hóa, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Hoạt động môi giới thương mại khiến cho lượng hàng hóa lưu thông
tăng, giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong một nước và giữa các quốc
gia phát triển mạnh. Ngày 21/9/1953, Liên minh quốc tế của những người đại
lý và môi giới thương mại (International Union of Commercial Agents and
Brokers – viết tắt là IUCAB) ra đời. Sự kiện này cho thấy vai trò quan trọng
của hoạt động môi giới thương mại nói riêng và trung gian thương mại nói
chung trong thương mại quốc tế. Hiện nay, thành viên của IUCAB bao gồm
20 hiệp hội của các nhà đại lý thương mại và môi giới độc lập, đại diện cho
gần 47.000 hãng đại lý thương mại với 1,2 triệu đại lý trải suốt Châu Âu, Bắc
và Nam Mỹ
8
.
Nhờ vào hoạt động môi giới thương mại, quá trình lưu thông hàng hóa

được đẩy mạnh. Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa
với mẫu mã, chất lượng đa dạng; có cơ hội so sánh sản phẩm, dịch vụ của các
doanh nghiệp khác nhau. Điều này dẫn đến yêu cầu đối với chất lượng sản


8
47,000 commercial agents in Europe, North and South America. Who are they?, truy cập ngày 16/03/2010,
(website của Liên minh quốc tế của những người đại lý và môi giới thương
mại).

16
phẩm, dịch vụ của khách hàng ngày càng cao, kích thích các doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau nhằm đổi mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình để
thu hút khách hàng.
Thứ ba, hoạt động môi giới thương mại góp phần cải thiện môi trường
kinh doanh, ổn định an ninh, trật tự xã hội.
Các loại hình hoạt động thương mại phát triển dẫn đến thị trường ngày
càng phức tạp, có sự tham gia của nhiều chủ thể; hàng hóa được mua bán,
cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Thị trường lại chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố, bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán, pháp
luật… Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn mới phát triển, thông tin và
các yếu tố cấu thành thị trường đều chưa hoàn hảo. Vì những lí do trên, các
thương nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thường gặp khó
khăn trong việc tìm hiểu các thông tin như nguồn gốc, chất lượng, tình trạng
pháp lý… của hàng hóa, dịch vụ.
Thông qua các cá nhân và tổ chức môi giới chuyên nghiệp, các chủ thể
tham gia vào thị trường có cơ hội được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông
tin về hàng hóa, dịch vụ. Điều này giúp ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế.
Thứ tư, hoạt động môi giới thương mại góp phần đẩy mạnh sự đổi mới

chính sách pháp luật của Nhà nước.
Sự hình thành và phát triển của hoạt động môi giới thương mại hỗ trợ
đắc lực cho nhu cầu giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp của các chủ thể
trong nền kinh tế, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu về quản lý hoạt động môi
giới. Thêm vào đó, thông qua các giao dịch môi giới trên thị trường, những
điểm không phù hợp với thực tế của các quy định pháp luật sẽ bộc lộ. Đây là
cơ sở để Nhà nước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp thị
trường hoạt động hiệu quả và ổn định.
1.2 Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại

17
1.2.1 Sự cần thiết phải có pháp luật điểu chỉnh hoạt động môi giới
thương mại
Thứ nhất, pháp luật về hoạt động MGTM ra đời sẽ hợp pháp hóa nghề
môi giới, giúp người dân có cái nhìn tích cực về hoạt động này.
Trên thế giới, người môi giới thương mại xuất hiện từ rất sớm. Trong
thời kỳ phong kiến, người môi giới đã xuất hiện trong mối quan hệ giữa vua
chúa và thương gia
9
. Bước sang thời kỳ xã hội tư bản, hoạt động môi giới
thương mại đã phát triển đạt đến trình độ cao. Họ thành lập nên các tổ chức
với những quy định chặt chẽ mà điển hình là các Sở giao dịch hàng hóa. Họ
xuất hiện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ bất động sản, chứng khoán cho
đến bảo hiểm, logistics; thậm chí ở cả lĩnh vực hôn nhân, giáo dục và việc
làm… Theo thống kê của Liên minh quốc tế của những người đại lý và môi
giới thương mại (IUCAB), mỗi năm, các thành viên của tổ chức này (bao gồm
20 hiệp hội đại diện cho các đại lý thương mại độc lập và các nhà môi giới) đã
đóng góp cho nền kinh tế các nước Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ một khoản thu
nhập xấp xỉ 2,4 tỉ đô la Mỹ (tương đương 2,1 tỉ euro)
10

.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, nghề môi giới bị coi là “phe phẩy”,
là bất hợp pháp và không được pháp luật thừa nhận. Cho đến năm 1997, với
sự ra đời của Luật thương mại năm 1997, hoạt động MGTM mới chính thức
được thừa nhận.
Thứ hai, pháp luật về hoạt động MGTM góp phần hạn chế những mặt
phi tích cực của hoạt động này.
Bất chấp những lợi ích to lớn mà hoạt động môi giới thương mại mang
lại cho nền kinh tế, phương thức kinh doanh qua người môi giới thương mại
cũng có những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của phương thức này là bên


9
Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực
trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr 3, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
10
470,000 commercial agents in Europe, North and South America. Who are they?, truy cập ngày
17/03/2010, (website của IUCAB).

18
thuê trung gian không liên hệ trực tiếp với khách hàng. Thực tế cho thấy, đã
xảy ra rất nhiều tranh chấp phát sinh trong hoạt động môi giới thương mại.
Tranh chấp có thể nảy sinh từ việc bên môi giới cung cấp thông tin không
chính xác, không trung thực, gây hại đến lợi ích của bên thuê môi giới; hoặc
bên thuê môi giới không hoàn thành nghĩa vụ trả thù lao cho bên môi giới;
hay bên thuê môi giới có tranh chấp với bên thứ ba do hợp đồng gây tranh cãi
mà người thảo hợp đồng là bên môi giới… Các loại tranh chấp trên chỉ có thể
giải quyết được nếu có pháp luật về hoạt động MGTM.
Những lí do đã phân tích ở trên cho thấy sự cần thiết phải ban hành các
văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại.

1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới
thương mại
Ở Việt Nam, hoạt động môi giới thương mại được điều chỉnh bởi Luật
thương mại Việt Nam năm 2005 và các Luật chuyên ngành khác như Luật
chứng khoán năm 2006, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006… Các văn
bản này thường quy định về chức năng, vị trí, vai trò của người trung gian
môi giới, về quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới…
Các Luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại trong
các lĩnh vực cụ thể như chứng khoán, bất động sản, hàng hải, bảo hiểm… Do
đó, các điều khoản của chúng thường chi tiết và tỉ mỉ hơn Luật thương mại
năm 2005. Tuy nhiên, xét một cách cơ bản, Luật thương mại Việt Nam năm
2005 và các Luật chuyên ngành khác tập trung điều chỉnh hoạt động môi giới
thương mại ở những nội dung sau:
1.2.2.1 Quy định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động
môi giới
Hoạt động môi giới nói chung được điều chỉnh bởi bộ Bộ luật dân sự
năm 2005. Hoạt động môi giới thương mại do Luật thương mại năm 2005
điều chỉnh. Hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực cụ thể được quy định

19
trong các luật chuyên ngành. Ví dụ: hoạt động môi giới hàng hải được quy
định trong Bộ luật hàng hải năm 2005, hoạt động môi giới chứng khoán do
Luật chứng khoán năm 2006 điều chỉnh…
1.2.2.2 Quy định về điều kiện để thương nhân được tiến hành hoạt động
môi giới thương mại
Theo Điều 150, Luật thương mại Việt Nam năm 2005, môi giới thương
mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là
bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên
được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa,
dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Như vậy, theo Luật

này, cá nhân, tổ chức muốn tiến hành hoạt động MGTM trước hết phải là
thương nhân. Mà thương nhân chính là “các tổ chức kinh tế được thành lập
một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng kí kinh doanh” (khoản 1, Điều 6, Luật thương mại Việt
Nam năm 2005).
Những quy định về điều kiện đối với thương nhân môi giới tại Sở giao
dịch hàng hóa chặt chẽ hơn so với thương nhân môi giới nói chung. Thương
nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa chỉ được phép
hoạt động tại Sở giao dịch hàng hóa khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy
định của pháp luật (Điều 69, Luật thương mại Việt Nam năm 2005). Về vấn
đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2006/NĐ-CP về việc quy định
chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch
hàng hóa. Theo đó, thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: là
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; vốn pháp
định là 05 tỷ đồng trở lên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại
học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng
bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; các điều

20
kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
(Điều 19, Nghị định 158/2006/NĐ-CP).
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 chỉ quy định một cách khái quát về
điều kiện để thương nhân được tiến hành hoạt động MGTM. Điều kiện này
được quy định cụ thể hơn ở các luật chuyên ngành.
Ví dụ, theo Luật kinh doanh BĐS năm 2006, tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và
đăng kí kinh doanh; đồng thời phải có ít nhất một người có chứng chỉ môi
giới BĐS (khoản 2, Điều 8). Trong trường hợp cá nhân kinh doanh dịch vụ
môi giới BĐS độc lập, cá nhân này cần đăng kí kinh doanh và có chứng chỉ
môi giới BĐS (khoản 3, Điều 8).

1.2.2.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi
giới
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rõ về quyền, nghĩa vụ
của bên môi giới và nghĩa vụ của bên được môi giới. Luật thương mại Việt
Nam năm 2005 không đề cập đến quyền của bên được môi giới.
Từ khái niệm về hoạt động môi giới thương mại (Điều 150, Luật thương
mại Việt Nam năm 2005) có thể suy ra, nghĩa vụ quan trọng nhất của bên môi
giới là làm trung gian để các bên được môi giới đàm phán, giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa, dịch vụ. Quyền quan trọng nhất của bên môi giới là được
hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Cụ thể, Điều 151 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 nêu lên bốn
nghĩa vụ của bên môi giới. Trong đó, đáng chú ý nhất là nghĩa vụ chịu trách
nhiệm về tư cách của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm
về khả năng thanh toán của họ. Đồng thời, bên môi giới không được tham gia
thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới.
Song song với những nghĩa vụ được quy định tại Điều 151, bên môi giới
có quyền hưởng thù lao môi giới. Quyền này phát sinh từ thời điểm các bên

21
được môi giới đã ký hợp đồng với nhau, trừ khi có thỏa thuận khác (khoản 1,
Điều 153). Mức thù lao môi giới, nếu không được thỏa thuận trong hợp đồng
môi giới, sẽ được xác định theo giá của dịch vụ môi giới trong các điều kiện
tương tự về phương thức và thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương
thức thanh toán…(khoản 2, Điều 153).
Tương ứng với quyền của bên môi giới, bên được môi giới có nghĩa vụ
trả thù lao và chi phí hợp lý khác cho bên môi giới; đồng thời cung cấp thông
tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ (khoản 1, 2,
Điều 152).
So với Luật thương mại Việt Nam năm 2005, các luật chuyên ngành có
những quy định tỉ mỉ hơn về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới thương mại.

Những quy định này, về cơ bản, khá thống nhất với Luật thương mại Việt
Nam năm 2005. Các luật chuyên ngành thường không đề cập đến quyền và
nghĩa vụ của bên được môi giới; và không phải luật chuyên ngành nào cũng
quy định cả về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới. Chẳng hạn, Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000 có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm (Điều 91), nhưng Luật chứng khoán năm 2006 lại chỉ nhắc đến
nghĩa vụ của công ty chứng khoán – chủ thể duy nhất được Luật này cho phép
tiến hành hoạt động môi giới chứng khoán (Điều 71).
Điểm không thống nhất thường gặp giữa Luật thương mại Việt Nam và
các luật chuyên ngành là sự khác biệt trong quy định về quyền hưởng thù lao
môi giới hay hoa hồng môi giới – quyền quan trọng nhất đối với bên môi giới.

×