Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Chuyên đề thực tập: Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.1 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên : Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp : Quản trị kinh doanh tổng hợp 49 B
Khoa : Quản trị kinh doanh
Mã SV : CQ 492379
Em xin cam đoan :
- Chuyên đề tốt nghiệp là công trình khoa học của riêng em.
- Không có sự sao chép từ bất cứ nguồn tài liệu nào.
- Số liệu trung thực, chính xác và được sự cho phép của cơ quan thực tập.
Em xin cam đoan những điều trên là sự thật. Em xin chịu mọi trách nhiệm cũng như
mọi hình thức kỷ luật của nhà trường nếu vi phạm.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Tâm
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai 7
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Hoàng Mai 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Công thương
chi nhánh Hoàng Mai 8
1.3.1.1. Huy động vốn 12
2.2.2. Tạo động lực bằng tinh thần 33
3.2.3. Bố trí và sử dụng lao động phù hợp, đúng người đúng việc 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT
Tên viết tắt Diễn giải
Vietinbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
NHCT Ngân hàng Công thương
NHCT Hoàng Mai
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai
NHNN Ngân hàng Nhà nước
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
VHĐ Vốn huy động
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG ,BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ ban điều hành Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Hoàng MaiError: Reference source not
found
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn qua các năm Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các năm Error: Reference
source not found
Bảng 1.4: Qũy tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội qua các năm Error: Reference

source not found
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo phòng ban Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Hệ số lương theo cấp bậc Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Tiền lương bình quân 1 lao động của chi nhánh qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 2.6: Hệ số phụ cấp theo chức danh Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Chế độ tiền thăm hỏi cán bộ,nhân viên…………………………
Error: Reference source not found
Biểu 1.1 : Lợi nhuận của NHTMCPCT Hoàng Mai……………………………20
Biểu 2.1: Mức độ hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc……… … 39
Biểu 2.2: Mức lương trung bình của cán bộ nhân viên………………… ……….40
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các nhân tố ảnh hưởng đển hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp thì yếu tố nhân lực là yếu tố trung tâm được coi là quan trọng nhất.
Như C.Mac đã nói “con người là tế bào của xã hội”, con người chi phối mọi hoạt
động sản xuất, là nhân tố trung tâm của vũ trụ…Thái độ và tâm lý người lao động
có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng của mọi hoạt động
Như Maslow đã nghiên cứu về các cấp độ nhu của con người, khi nhu cầu
cấp thấp được đáp ứng con người sẽ có nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu cấp cao
hơn. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động.
Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động
của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và
việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người.
Vấn đề quản lý và sử dụng con người một cách hiệu quả đang là vấn đề quan

tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Nếu biết sử dụng và khai thác triệt để hiệu quả
nguồn lực con người thì doanh nghiệp sẽ đạt được những thành công nhất định. Nói
cách khác, người lãnh đạo hoặc quản lý có thể điều khiển được hành vi của nhân
viên bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ
vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn
chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận.
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
Mục đích nghiên cứu đề tài này để hiểu rõ công tác tạo động lực cho người
lao động thông qua những hình thức nào? Vấn đề tạo động lực thực tế tại Ngân
hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Hoàng Mai (NHCT Hoàng Mai)
có khác gì so với lý thuyết trên sách vở để từ đó có cái nhìn sâu sắc và toàn diện
hơn về vần đề tạo động lực cho người lao động trong nên kinh tế Việt Nam nói
chung, đưa ra mốt số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn để này
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác tạo động lực cho người lao động
tại NHCT Hoàng Mai giai đoạn 2007-2010.
Chính vì những lý do trên em xin nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện công
tác tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công
thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai”.
Đề tài nghiên cứu được kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận còn 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam chi nhánh Hoàng Mai
Chương2: Thực trạng vấn đề tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại
Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề em xin chân thành cảm ơn tất cả , ban
lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong ngân hàng đã giúp đỡ em, cho em được tham

gia thực tập, thu thập số liệu và hướng dẫn tận tình cho em hoàn thành chuyên đề
này. Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Vũ Trọng Nghĩa đã tận tình
chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Do thiếu sót về mặt nhận
thức cũng như trình độ chuyên môn không tránh khỏi những sai sót. Em mong được
sự thông cảm và bỏ qua của các thầy cô giáo để giúp em hoàn thành một cách xuất
sắc chuyên đề này cũng như hoàn thành khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀNG MAI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Hoàng Mai.
Tên giao dịch Tiếng Việt : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương - Chi
nhánh Hoàng Mai.
Tên viết tắt : Vietinbank Hoàng Mai.
Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngành nghề hoạt động : Kinh doanh ngân hàng.
Trụ sở chi nhánh : số 2 - 4 Kim Đồng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng
Mai, Hà Nội
Giấy phép hoạt động : số 0100111948-134 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
cấp ngày 21/11/2006.
Điện thoại : (84-4) 336648701
Fax : 04.36648358
SWIFT Code : ICBVVNVX136
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Hoàng Mai đi vào hoạt động với chức
năng, nhiệm vụ chính:

 Cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: tiền gửi, cho vay nền kinh tế, thanh toán,
thẻ điện tử, dịch vụ chuyển tiền, kiều hối…
 Đảm bảo việc thanh toán chi trả cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác.
 Cùng với các chi nhánh khác của Ngân hàng TMCPCT Việt Nam góp phần vào
sự nghiệp chung của ngành ngân hàng và của đất nước.
 Đóng góp vào sự phát triển, ổn định của địa phương nơi đặt trụ sở chi nhánh, các
phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Công thương
chi nhánh Hoàng Mai.
Năm 2006 cùng với sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt
Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam đứng trước những đòi hỏi của thị trường
về hoạt động vay và cho vay vốn đã quyết định mở thêm nhiều chi nhánh, phòng
giao dịch, các quỹ tiết kiệm… trong đó phải kể đến chi nhánh Hoàng Mai, Hà Nội.

Ngân hàng công thương Hoàng Mai được thành lập theo quyết định số 269
HĐQT – NHCT ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công
thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương Hoàng Mai hoạt động dưới mô hình là
chi nhánh cấp một của Ngân hàng Công thương Việt Nam, được đại diện theo uỷ
quyền của Ngân hàng Công thương Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con
dấu, bảng cân đối kế toán riêng. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày
20/01/2007.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) là một trong những ngân
hàng ra đời sớm và phát triển lớn mạnh ở Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng
và phát triển, đến nay mạng lưới hoạt động của Incombank được phân bổ rộng khắp
tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước với 1 hội sở chính, 3 sở giao dịch, hơn 140 chi
nhánh và gần 700 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và có quan hệ đại lý với trên 800

ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ngày 08/07/2009 theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009 Ngân
hàng Công thương Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
thương Việt Nam và lấy thương hiệu mới từ Incombank thành Vietinbank cùng câu
định vị thương hiệu “Nâng giá trị cuộc sống”.
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
Ngày 20/07/2009 theo quyết định số 117/BB-HĐQT-2009 của Chủ tịch hội
đồng quản trị Vietinbank quyết định chuyển đổi, thay đổi tên Sở giao dịch, chi
nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng TMCP CT Việt Nam.
Cùng với sự thay đổi đó, Ngân hàng Công thương Hoàng Mai được đổi tên thành
Ngân hàng TMCPCT Hoàng Mai và đi vào hoạt động với thương hiệu Vietinbank
Hoàng Mai.
Qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã phát triển mạnh mạng lưới
kinh doanh gồm 4 phòng giao dịch loại 1, 7 phòng giao dịch loại 2, 3 quỹ tiết kiệm.
VietinBank – Chi nhánh Hoàng Mai đã không ngừng lớn mạnh, đảm bảo nguồn vốn
vay cho các thành phần kinh tế cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của đất
nước.

SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của chi nhánh Hoàng Mai
NHTMCPCT Hoàng Mai bao gồm: một giám đốc, hai phó giám đốc công tác tại
chi nhánh Hoàng Mai và 183 cán bộ công tác tại các phòng và điểm giao dịch.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ ban điều hành

SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp
49B
10
Giám Đốc
Phó giám đốc
Trưởng
phòng
kế toán
Tổ
kiểm
tra nội
bộ
Các
phòng
chuyên
môn
nghiệp
vụ
Các
phòng
giao
dịch
Quỹ
tiết
kiệm
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Hoàng Mai
SV: Phạm Thị Thanh Tâm Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
7
Phòng kế

toán nội
bộ
Phòng
giao dịch
khách
hàng
Phòng
tín dụng
KHDN
Phòng
tín dụng
KHCN
Phòng
kiểm tra,
kiểm
soát nội
bộ
Phòng
quản lý
rủi ro
Phòng
hành
chính,
nhân sự
Ban Giám
Đốc
Các
phòng
giao dịch
Các quỹ

tiết kiệm
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận phòng ban
Ban giám đốc
Ban giám đốc điều hành công việc theo chương trình, kế hoạch tháng, quý,
năm theo quy định của ngân hàng cấp trên. Ban giám đốc của chi nhánh bao gồm 1
giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc Ngân hàng là người đứng đầu được bổ nhiệm bởi Ngân hàng cấp
trên. Giám đốc thực hiện mọi nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm theo quy
định của pháp luận và của ngân hàng.
Phó giám đốc là người trợ giúp công việc cho Giám đốc, phụ trách điều hành
một số nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công.
Phòng kế toán nội bộ
 Chức năng: Quản lý tài chính, lập báo cáo, đưa ra các kế hoạch, chiến lược
hoạt động.
 Nhiệm vụ:
 Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng
cân đối kế toán, báo cáo thu nhập chi phí, các bản quyết toán…)
Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tài chính trực thuộc rồi trình ngân hàng cấp trên phê
duyệt. Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện, kiểm tra chế độ, quy định liên
quan đến tài chính, kế toán.
 Trực tiếp hạch toán kế hoạch, hạch toán thống kê và thanh toán thao quy định
của ngân hàng nhà nước.Lập kế hoạch chi tiêu nội bộ, nộp thuế, trích lập và sử
dụng quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
 Cập nhật, bổ sung các chế độ quy định mới của NHCT Việt Nam và NHNN Việt
Nam tới các phòng, điểm giao dịch.
Phòng giao dịch khách hàng
 Chức năng: Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách
hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên ngân hàng liên quan đến các dịch vụ

SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
thanh toán, xử lý các hạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và NHNN
Việt Nam.
 Nhiệm vụ:
 Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Duy trì và mở rộng các mối
quan hệ với khách hàng. Quản lý, khai thác thông tin và phản hồi thông tin khách
hàng.
 Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng và chịu trách nhiệm quản lý, xử lý các yêu
cầu về việc mở tài khoản của khách hàng.
 Thực hiện các giao dịch mua bán, đổi ngoại tệ, thanh toán, rút tiền, chuyển tiền,
bán thẻ tín dụng, ATM cho khách hàng.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
 Chức năng: Trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng ngoại tệ và VNĐ. Thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể
lệ hiện hành và hướng dãn của NHCT Việt Nam.
 Nhiệm vụ:
 Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm
dịch vụ của NHCT Việt Nam: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ,
thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử….
 Thẩm định các thông tin liên quan tới khách hàng (điều kiện vay vốn, khả năng
thanh toán trong tương lai) và từ đó xem xét khả năng của khách hàng để quyết
định hạn mức tín dụng., Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn
hoặc quá hạn, đề xuất các phương án xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố,
bảo lãnh, chiết khấu
 Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, các thông tin liên
quan tới hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ của

khách hàng.Thực hiện việc lưu giữ các hồ sơ tín dụng, cập nhật các thông tin của
khách hàng một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Phòng khách hàng cá nhân
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
 Chức năng: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai
thác vốn bằng ngoại tệ và VNĐ. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các thẻ và
sản phẩm cho khách hàng là cá nhân.
 Nhiệm vụ:
 Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là cá nhân theo quy
định của NHNN và NHCT Việt Nam. Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư
vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam: tín dụng, đầu
tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân
hàng điện tử….
 Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng có nhu cầu
giao dịch về tín dụng và tài trợ thưong mại. Quản lý các khoản tín dụng đã được
cấp. Quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện
nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của
NHCT Việt Nam.
 Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành.Điều hành
và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy đọng tai các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao
dịch
Phòng hành chính nhân sự
 Chức năng: là phòng thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi
nhánh theo chủ trương của Nhà nước và quy định của NHNN Việt Nam.
 Nhiệm vụ:
 Thực hiện quản lý, tuyển dụng lao động.
 Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động

nghiệp vụ của toàn hệ thống.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
 Chức năng: Kiểm tra, kiểm toán các hoạt động kinh doanh tại trụ sở chi
nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp
chế và quy định của ngành.
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
 Nhiệm vụ:
 Kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định.
 Kiểm toán nội bộ tại các chi nhánh theo kế hoạch hoặc theo chỉ đạo của ban giám
đốc. Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lí cá nhân, tổ chức có
sai phạm.
 Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của các chi
nhánh. Tiếp nhận, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt
động của NHNN Việt Nam theo luật đã quy định
Phòng quản trị rủi ro
 Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro
của Chi nhánh. Quản giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân
thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
 Nhiệm vụ
 Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính
phủ xử lý. Khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nhà
nước nhằm thu hồi nợ xấu.
 Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín
dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động
của Ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
Các đơn vị giao dịch trực thuộc
 Chức năng:

Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng
theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giưới
thiệu, tư vấn cho khách hàng về sử dụng và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
cho khách hàng.
 Nhiệm vụ:
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
 Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, cho vay đối với các tổ chức kinh tế,
các hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn hoạt động với sự uỷ quyền của giám đốc
chi nhánh.
 Cung cấp tới khách hàng những dịch vụ của ngân hàng: tư vấn dầu tư, dịch vụ
thẻ, dịch vụ bảo hiểm khi khách hàng có yêu cầu, gửi rút tiền, các nghiệp vụ thấu
chi theo hạn mức, hạch toán, chuyển tiền, thấu chi….
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1. Hoạt động tín dụng của NHTMCP CT Hoàng Mai
1.3.1.1. Huy động vốn
Có thể nói hoạt động huy động vốn là hoạt động chính của ngân hàng. Nó
đóng vai trò như là nguyên liệu đầu vào của một doanh nghiệp sản xuất. Nếu ta huy
động được vốn với chi phí thấp thì ta có thể cho vay với lãi suất thấp hơn. Từ đó tạo
ra được lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Tuy nhiên, do ngân hàng là một ngành kinh
doanh đặc thù mà ở đó ngân hàng luôn phải đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu về
vốn của khách hàng.Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn như
vậy. NHTMCP CT Hoàng Mai luôn cố gắng tìm kiếm những nguồn huy động dồi
dào với mức lãi suất không quá cao. Chi nhánh huy động vốn từ doanh nghiệp, dân
cư, phát hành các công cụ nợ hay vay từ các tổ chức tín dụng khác
Từ bảng tình hình huy động vốn của Chi nhánh ta thấy nhìn chung nguồn
vốn huy động tăng lên theo năm, tuy nhiên có sự gián đoạn năm 2009. Trong đó,
huy động vốn bằng VNĐ chiếm 75,25% (2007) và tăng lên 82,79% (2008) trên tổng

nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm 19,99% so với 2007,
nguyên nhân do năm 2007 lượng ngoại tệ vào Việt Nam lớn và nguồn chủ yếu là do
các kiều bào gửi về cho người thân qua hệ thống ngân hàng.
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng nguồn vốn huy
động
1.054,600 1.212,790 1.104,316 1.535,127
I Nguồn nội tệ huy động 793,667 1.004,026 908,237 1.308,022
1 Tiền gửi doanh nghiệp 247,843 292,828 254,891 457,807
2 Tiền gửi tiết kiệm 245,996 330,613 300,436 389,328
3 Phát hành các công cụ nợ 11,648 15,094 17,924 20,753
4 Tiền gửi các định chế tài
chính
183,223 231,192 209,764 298,021
5 Tiền vay các tổ chức khác 104,957 134,300 125,222 142,113
II Nguồn ngoại tệ huy động 260,933 208,764 195,989 227,105
1 Tiền gửi doanh nghiệp 91,668 97,609 82,571 108,795

2 Tiền gửi tiết kiệm 50,385 10,225 15,832 57,034
3 Phát hành các công cụ nợ 4,758 3,773 6,983 8,342
4 Tiền gửi các định chế tài
chính
71,253 61,456 42,653 28,324
5 Tiền vay các tổ chức khác 42,870 35,700 47,950 24,610
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 của Vietinbank Hoàng Mai)
Năm 2009 tình hình kinh tế thế giới biến động bất lợi, khủng hoảng
kinh tế toàn cầu làm cho tổng huy động vốn giảm 108,474 tỷ so với năm 2008. Tiền
gửi tiết kiệm, gửi doanh nghiệp giảm đáng kể. Trong khi đó tiền vay các tổ chức tín
dụng khác tăng lên 36% làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.
Năm 2010 khi nền kinh tế vực lại hoạt động huy động vốn của ngân hàng lại tăng
trưởng trở lại. Tổng huy động vốn đạt 1.535,127 tỷ đồng trong đó nguồn nội tệ
chiếm 85% tăng gấp gần 1.5 lần so với năm 2009.
1.3.1.2 Cho vay nền kinh tế
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó mang lại thu
nhập lớn nhất cho ngân hàng. Do đó, NHCT Hoàng Mai có nhiều biện pháp nhằm
mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn,
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
hạn chế rủi ro. Việc sử dụng vốn ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh
tế trong nước, quốc tế cũng như chính sách, chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I Dư nợ cho vay 432.386 535.325 940.721 1.825.731
1 Cho vay ngắn hạn 246.460 385.434 501.742 967.637
2 Cho vay TDH 185.926 149.891 438.979 858.093

II Doanh số thu nợ 377.225 471.086 843,062 1.180,287
1 Thu nợ ngắn hạn 339.503 419.266 674,45 1.003,243
2 Thu nợ TDH 37.722 51.819 168,612 177,044
III Dư nợ cuối kỳ 372.886 450.357 608.432 778.793
1 Dư nợ ngắn hạn 323.259 379.432 517.168 653.149
2 Dư nợ TDH 49.627 70.925 91.264 125. 644
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 của Vietinbank Hoàng Mai)
Từ bảng trên cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhanh từ 432,
386 tỷ năm 2007 lên 535,325 tỷ năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởng là
23.81%. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ tổng doanh số cho vay là 57% năm 2007 lên 72%
năm 2008 cho thấy ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn để tăng khả năng
đảm bảo an toàn vốn so với cho vay dài hạn. Đồng thời doanh số thu nợ ở trên cũng
thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số
cho vay năm 2008 tăng 0.76% so với năm 2007. Có được kết quả này, ngân hàng
phải thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng và đẩy mạnh
công tác thu nợ. Về dư nợ cuối kỳ, năm 2008 tăng 20.78% so với năm 2007. Trong
đó, nợ ngắn hạn chiếm 84,25% năm 2008, ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn
hạn vì đây là nguồn vốn có khả năng quay vòng nhanh vì NHCT Hoàng Mai mới
thành lập nên khả năng huy động vốn chưa cao, việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho
vốn huy động được luân chuyển nhanh.
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2010 đạt 1.825 tỷ đồng bằng 194% so với năm
2009 và đạt 104% kế hoạch được giao. Trong đó cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn
chiếm 53%, cho vay trung và dài hạn chiếm 47%. Chính vì vậy dư nợ cho vay bình
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
quân năm 2010 là 1.022 tỷ đồng và không phát sinh dư nợ nhóm 2. Nợ xấu giảm
4.5 tỷ đồng ( giảm 54% so với năm 2009) chiếm 0.25% tổng dư nợ.
Trong những năm qua, Chi nhánh đã tăng cường xây dựng mối quan hệ bền

chặt với các khách hàng truyền thống như: Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty
CP Len Hà Đông, Công ty CP XNK Tạp phẩm….
1.3.2 Hoạt động dịch vụ
Chi nhánh cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú do đó hoạt
động dịch vụ đã và đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và có khả
năng cạnh tranh với các NHTM khác.
1.3.2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ.
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước diễn biến phức tạp, giá vàng và ngoại
tệ biến động thất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán cũng
như kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngân hàng
khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất trong nước, ít kinh doanh xuất nhập
khẩu nên hoạt động này có nhiều hạn chế. Trong đó, thu chi hộ giữa các tổ chức tín
dụng là 35,413 triệu USD năm 2007 lên 55,315 triệu USD so với năm 2008. Thanh
toán giữa các tổ chức tín dụng là 22,917 triệu USD năm 2007 lên 43,514 triệu USD
năm 2008.
Năm 2009, thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 5.129 triệu đồng tăng 94,4% so
với năm 2008 và đạt 128% kế hoạch. Kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách
hàng về đồng USD, JPY, CNY và đồng EUR. Mở L/C 204 món giá trị 26.827.000
USD. Bảo lãnh trong nước 105 món với số tiền 229 tỷ đồng. Dịch vụ chuyển tiền
đạt 5.840 món và 2.432 tỷ đồng. Phát hành 91 thẻ quốc tế đạt 107% và 8.419 thẻ
ATM.
1.3.2.2 Dịch vụ chuyển tiền thu chi nội bộ, công tác kế toán
Công tác thanh toán bù trừ, điện tử, thanh toán liên ngân hàng luôn được
đảm bảo nhanh chóng, an toàn với chất lượng ngày càng cao. Cán bộ giao dịch
được đào tạo nâng cao chất lượng bằng phong cách chuyên nghiệp. Công tác thu chi
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
nội bộ luôn được bảo đảm tính kịp thời, chính xác. Cụ thể dịch vụ chuyển tiền điện

tử liên ngân hàng đạt 217.435 món với số tiền 7.984 triệu đồng tăng 24% so với
năm 2009, chuyển tiền bù trừ đạt 13.079 món với số tiền 3.967.297 triệu đồng. Đây
là những kết quả đáng khích lệ trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
1.3.2.3 Hoạt động phát hành thẻ
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển, đồi sống
người dân ngày càng được cải thiện thì việc thanh toán qua thẻ ngân hàng đang là
một nhu cầu tất yếu của thị trường. Chính vì thế NH CT luôn quan tâm và phát triển
hoạt động thẻ thanh toán bằng cách cho lắp đặt them hàng trăm cây ATM mới, cùng
với đó là các dịch vụ đi kèm như E-Banking, Mobile Banking… Công tác tiếp thị
thẻ được đẩy mạnh và tập trung vào các trường đại học, các doanh nghiệp đang có
quan hệ với chi nhánh để phát triển thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ trả
lương qua thẻ…Tính đến nay chi nhánh đã phát hành hơn 1 triệu thẻ các loại. Đặc
biệt năm 2010 chi nhánh đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, cụ thể: phát
hành thẻ E-partner là 16.412 thẻ đạt 82.1% kế hoạch năm 2010. Thẻ tín dụng quốc
tế 1.256 thẻ đạt 105% kế hoạch. Dịch vụ SMS banking 13.475 khách hàng đạt
337% kế hoạch năm.
1.3.2.4 Hoạt động Ngân quỹ
Các cán bộ trong ngân hàng luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong
giao nhận , kiểm đếm, bảo quản vận chuyển tiền mặt, hồ sơ khách hangfm giấy tờ
có giá. Nhân viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực. Năm 2010 ngân
hàng đã trả tiền thừa cho khách hàng 30 món với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng và tạo
được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch.
1.3.2.5 Các hoạt động dịch vụ khác
Các hoạt động hỗ trợ như công tác phát triển mạng lưới, công tác quản lý điều
hành, công tác kế hoạch tổng hợp, công tác thông tin điện toán , công tác kiểm soát
nội bộ, công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ cũng được ngân hàng đặc biệt quan tâm
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa

chú trọng và đạt được nhiều kết quả đáng kể. Các cán bộ và nhân viên trong chi
nhánh không ngừng phấn đấu để đưa NHCT Hoàng Mai trở thành ngân hàng trọng
điểm của khối ngành Ngân hàng. Chi nhánh đã không ngừng phát triển mạng lưới
kinh doanh đã có 11 phòng giao dịch được phân bổ khắp trên địa bàn Hà Nội. Chi
nhánh tổ chức và triển khai nghiêm túc việc thực thi nghiệp vụ theo sự chỉ đạo của
NHCT Việt Nam có 98% cán bộ đạt điểm từ trung bình đến khá giỏi. Ban giám đốc
giao chỉ tiêu từng quý, năm đến các phòng ban triển khai thực hiện, phân giao công
việc rõ ràng, hợp lý.
Ngoài ra ngân hàng còn thường xuyên cập nhật, cài đặt mới các chương trình
mới như Incas, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm tích điểm tiền gửi…đồng
thời nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin khách hàng, doanh nghiệp. Chính vì vậy
công tác điện toán luôn đáp ứng nhanh và hiệu quả.
1.3.3 Hoạt động đầu tư
1.3.3.1 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là thị trường đầu tư có sức hấp dẫn lớn. Ngay từ
khi mới thành lập được sự trợ giúp của NHCT Việt Nam, Chi nhánh đã tham gia thị
trường liên ngân hàng. Năm 2008 đầu tư trên trị trường này còn hạn chế 245 tỷ
VNĐ tăng 18% so với năm 2007. Năm 2009 khi thị trường có nhiều biến động việc
huy động từ dân cư hết sức khó khăn thị đầu tư trên thị trường liên ngân hàng càng
sôi động. Vietinbank Hoàng Mai đầu tư 693.5 tỷ đồng. Đến 31/12/2010, đầu tư trên
thị trường liên ngân hàng của VietinBank Hoàng Mai đạt 1.045 tỷ đồng, tăng 35.5%
so với năm 2009, trong đó, tiền và ngoại tệ gửi tại tổ chức tín dụng khác đạt gần
818 tỷ đồng và cho vay các tổ chức tín dụng khác là 227 tỷ đồng tăng 15% so với
năm 2009
1.3.3.2. Đầu tư chứng khoán
Chi nhánh tham gia và thị trường chính khoán vào cuối năm 2007 khi mà thị
trường chứng khoán đang nóng. Đầu tư chứng khoán cũng mang lại từ 10-15 % lợi
nhuận mỗi năm cho ngân hàng. Tổng đầu tư chứng khoán năm 2010 là 56 tỷ đồng,
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B

17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
trong đó đầu tư vào chứng khoán nợ (bao gồm tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân
hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu xây dựng thủ đô, trái phiếu đô thị,
trái phiếu của các Tổ chức tín dụng, Tổ chức kinh tế có uy tín) là 54.7 tỷ đồng và
chứng khoán vốn là 1,3 tỷ đồng. Trong tổng danh mục đầu tư, chứng khoán đầu tư
với mục đích “sẵn sàng để bán” chiếm 86,2% và đạt 48,28 tỷ đồng; Chứng khoán
đầu tư “giữ đến ngày đáo hạn” là 5,3 tỷ đồng; chứng khoán kinh doanh là 2,42 tỷ
đồng. Các loại chứng khoán do Vietinbank Hoàng Mai nắm giữ đều có tính thanh
khoản cao, khả năng sinh lời tốt.
1.3.3.3. Hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần
Ngoài những hoạt động chính như huy động vốn, tín dụng thì hoạt động đầu
tư cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Hằng năm lợi nhuận đầu tư
trung bình chiếm khoảng 12-15% tổng lợi nhuận. Đến 31/12/2009, tổng số vốn góp
đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 22,8 tỷ đồng,
tăng 43,3% so với năm 2008.
1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến vấn đề tạo đông lực cho người
lao động.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên
Cán bộ nhân viên trong chi nhánh là những người tốt nghiệp các chuyên
ngành tài chính ngân hàng, kế toán- kiểm toán, quản trị kinh doanh…của những
trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước. Với 183 cán bộ nhân viên, chi nhánh
đã và đang từng bước xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ
chuyên môn, nhiệt tình hăng say lao động.
Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh Công thương Hoàng Mai có tuổi đời
rất trẻ từ 25-45 (chiếm 70%) số lượng lao động. Chính điều đó đã làm nên phong
cách văn hóa riêng của chi nhánh. Chi nhánh luôn nêu cao tinh thần cho thế hệ trẻ
tự do sàng tạo, đóng góp ý kiến, khuyến khích những cán bộ trẻ tham gia quản lý.
Phong cách nhà lãnh đạo
SV: Phạm Thị Thanh Tâm

Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
Nhà lãnh đạo là người đứng mũi chịu sào, là đầu tàu đưa cả doanh nghiệp
vào guồng máy hoạt động kinh doanh. Tập thể đó có vững mạnh có làm ăn hiệu quả
hay không phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, phong cách lãnh đạo của nhà quản
lý. Ngân hàng TMCPCT Hoàng Mai từng bước lớn mạnh, khẳng định vị thế của
mình trên thương trường cũng nhờ một phần vào phong cách làm việc năng động
nhiệt tình của ban lãnh đạo.Với quan điểm dân chủ, sống tình cảm như anh em
trong nhà, ban lãnh đạo đã lấy được lòng tin của cán bộ tập thể trong chi nhánh.
Văn hóa doanh nghiệp
Trước đây văn hóa kinh doanh hay văn hóa doanh nghiệp không được các cơ
quan chú trong quan tâm nhiều. Những năm gần đây khi kinh tế phát triển mạnh,
mở rộng hợp tác quốc tế thì việc cạnh tranh khốc liệt đã làm thức tỉnh các doanh
nghiệp. Để khách hàng, bạn bè thế giới nhớ đến mình thì các doanh nghiệp phải để
lại trong lòng họ những ấn tượng riêng,những văn hóa tốt đẹp khó quên hay gọi là
văn hóa doanh nghiệp. Không những thế văn hóa doanh nghiệp còn là động lực thúc
đẩy chính những người lao động trong doanh nghiệp hăng say lao động, trung thành
với doanh nghiệp. NHCT Hoàng Mai cũng đã xây dựng cho mình văn hóa riêng với
đội ngũ cán bộ nhiệt tình năng động và đầy nhiệt huyết. Vấn đề đặt ra là Vietinbank
Hoàng Mai cần phải làm gì để xấy dựng một văn hóa ngân hàng mang bản sắc
riêng. Chi nhánh đã dần dần xây dựng cho mình những nét văn hóa riêng như:
 Tổ chức việc lưu truyền, phổ biến các truyền thống tốt đẹp của ngành ngân hàng,
của ngân hàng cấp trên, của chi nhánh đến toàn thể cán bộ, nhân viên, nhất là lớp
nhân viên mới vào ngành.
 Trong công tác sơ kết, tổng kết thành tích, ngoài việc biểu dương gương người
tốt, việc tốt, biểu dương thành tích cần kết hợp giáo dục truyền thống của chi
nhánh.
 Quy định rõ ràng từ màu sắc đến mẫu trang phục dành cho từng loại cán bộ, nhân
viên.

 Luôn khơi dậy, nêu cao tinh thần và giữ vững niềm tin của nhân viên đối với
lãnh đạo của mình.
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
 Tạo được sự công bằng trong nội bộ trong chi nhánh.
 Kỷ luật mang tính chất giáo dục, không để xảy ra áp đặt, thiếu công bằng, làm
cho người bị kỷ luật thấm thía để mà sửa chữa khuyết điểm, và khi họ đã sửa
chữa lỗi lầm, khuyết điểm thì phải ghi nhận.
Tình hình tài chính
Tuy mới đi vào hoạt động song NHCT Hoàng Mai đã đạt được những thành
quả không nhỏ về việc huy động vốn, sử dụng vốn. Qua đó làm lợi nhuận của Ngân
hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Điều đó được thể hiện rõ nét qua sơ đồ
sau:
Biểu đồ 1.3: Lợi nhuận của NHCT Hoàng Mai qua các năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Qua hơn 4 năm đi vào hoạt động Chi nhánh luôn là một trong những đơn vị
dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam về doanh thu và lợi
nhuận. Năm 2007 khi mới đi vào hoạt động, chi nhánh mới chỉ đạt hơn 6 tỷ đồng lợi
nhuận chiếm 87% kế hoạch.Tuy nhiên sang đến năm tiếp theo lợi nhuận tăng lên rõ
rệt mặc dù cuối năm 2008 đầu năm 2009 nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn.Đến
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Vũ Trọng Nghĩa
năm 2010 là năm chi nhánh thu được nhiều lợi nhuận nhất vượt 30% so với kế
hoạch được giao, tăng gấp 1.5 lần so với năm 2009 gấp 4 lần sao với năm 2007.
Từ những kết quả trên có thể yên tâm khăng định việc đảm bảo nguồn tài
chính cho những hoạt động đoàn thể, công tác tạo động lực cho người lao động tại

ch
SV: Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
21

×