Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Quản lý vốn lưu động trong các doanh nghiệp và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Đầu Tư TM và DV Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.89 KB, 37 trang )

Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216
Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
MỞ ĐẦU
Trong xu hướng phát triển kinh tế của các nước trên thế giới , Việt Nam cũng
đang trong quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu .Đây là bước đi rất quan trọng
liên quan mật thiết đến sự phát triển nền kinh tế của nước ta , mà các doanh nghiệp
chính là những mắt xích tạo nên sự phồn vinh của một nền kinh tế . Và là bài toán
lớn không chỉ dành riêng cho mỗi doanh nghiệp mà là câu hỏi cho tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của đất nước , kinh doanh sao cho có hiệu quả
Tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đặt
mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu . Để đạt lợi nhuận như mong muốn và ngày càng
nâng cao , doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau . Trong đó vốn
lưu động là bộ phânh cấu thành của vốn kinh doanh tham gia vào tất cả các giai
đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh và tác động tới kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh .Do đó các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này , trong thời gian học ở trường
cũng như trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Đầu Tư TM và DV Quang
Dũng em đã tìm hiểu chuyên sâu về mảng đề tài “ quản lý vốn lưu động trong các
doanh nghiệp và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
công ty TNHH Đầu Tư TM và DV Quang Dũng ”
Với thời gian có hạn và trình độ của bản thân em còn hạn chế do vậy bài luận
văn của em không tránh khỏi những thiếu sót , rất mong được sự đóng ghóp ý kiến
của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn . Em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thức Minh đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình em làm bài luận văn .Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo , các cán bộ
trong công ty TNHH Đầu Tư TM và DV Quang Dũng đã giúp đỡ em trong suốt


quá trình em thực tập tại công ty.
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD
I. Lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp .
1. Khái niệm về vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh , ngoài các yếu tố con người lao động , tư liệu lao
động còn phải có đối tượng lao động . Trong các doanh nghiệp , đối tương lao động
bao gồm 2 bộ phận : Một bộ phận là những nguyên nhiên vật liệu , phụ tùng thay thế
đang dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất được tiến hành nhịp nhàng , liên tục , bộ
phận còn lại là những nguyên vật liệu đang được chế biến trên dây truyền sản xuất
( sản phẩm dở dang , bán thành phẩm ) . Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật
chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp trong dự trữ và sản xuất .
Thông qua quá trình sản xuất , khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ tư liệu
lao động đã chuyển hóa thành sản phẩm . Sau khi kiểm tra , kiểm nghiệm chất lượng
sản phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ . Mặt khác , để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
doanh nghiệp còn cần một số tiền mặt trả lương công nhân và các khoản phải thu , phải
trả khác … Toàn bộ sản phẩm chờ tiêu thụ và vốn bằng tiền để phục vụ cho sản xuất
kinh doanh được gọi là tài sản lưu động trong lưu thông .
Như vậy , xét về vật chất , để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục , ngoài tài
sản cố định doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động trong dự trữ , trong sản xuất
và trong lưu thông . Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ , để hình thành các
tài sản lưu động này các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất
định .Vì vậy có thể nói : Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để
đầu tư , mua sắm tài sản lưu động trong doanh nghiệp .

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động
của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động . Trong
quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh : Dự trữ sản xuất , sản xuất và lưu thông .Quá trình này được
diễn ra liên tục thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn ,
chu chuyển của vốn lưu động . Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh , vốn lưu
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932 1
Lớp KT1216
Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
động lại thay đổi hình thái biểu hiện : Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang
hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất , rồi cuối cùng lại trở về hình thái
vốn tiền tệ . Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành
một vòng chu chuyển .
TLSX
TLLĐ …….SX………
SLĐ
H’……… T’
T…H
2. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất
kinh doanh .
Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình
tuần hoàn luân chuyển . Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không
giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần
vào giá trị sản phẩm .
Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn , từ hình thái này sang hình thái
khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu . Chu kỳ vận
động vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.

3. Vai trò của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất , ngoài TSCĐ như máy móc , thiết bị , nhà xưởng …. Doanh
nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa nguyên vật liệu …
phục vụ cho quá trình sản xuất như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh
nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của
quá trình sản xuất kinh doanh .
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành thường xuyên , liên tục . Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh
giá quá trình mua sắm , dự trữ , sản xuất , tiêu thụ của doanh nghiệp .
Vốn lưu động phản ánh đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp . Trong nền kinh
tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc huy động sử dụng vốn nên khi
muốn mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
định để đầu tư . Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp tận dụng được thời cơ kinh
doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp .
Do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm . Vốn lưu động còn
là bộ phận chủ yếu cấu thành nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Giá trị của
hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được chi phí sản xuất cộng thêm một
phần lợi nhuận . Do đó vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính toán giá
cả hàng hóa bán ra.
4.Phân loại vốn lưu động :
Để quản lý , sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải phân loại VLĐ của DN theo các
tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý .
4.1.Căn cứ vào vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh .
VLĐ được chia thành ba loại mỗi loại dựa theo công dụng lại được chia thành
nhiều khoản vốn , cụ thể như sau :

*VLĐ trong khâu dự trữ bao gồm :
- Vốn nguyên vật liệu chính : là giá của các loại vật tư dự trữ cho sản xuất khi tham
gia sản xuất nó tạo thành thực thể của sản phẩm.
- Vốn vật liệu phụ : là giá trị những loại vật tư dư trữ cho sản xuất được sử dụng
làm tăng chất lượng sản phẩm , hoàn phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý .
- Vốn nhiên liệu : là giá những loại nhiên liệu dự trữ dùng cho sản xuất như :
Xăng , dầu , than….
- Vốn phụ tùng thay thế ; gồm giá trị những phụ tùng dự trữ để thay thế mỗi khi sửa
chữa tài sản cố định .
- Vốn công cụ dụng cụ : Là giá trị những tư liệu lao động có giá trị thấp , thời gian
sử dụng ngắn , không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định .
* VLĐ trong khâu sản xuất bao gồm :
- Vốn sản phẩm dở dang : Là giá trị những sản phẩm dở dang trong quá trình sản
xuất hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến .
-Vốn về chi phí trả trước : Là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có tác dụng cho
nhiều chu kỳ sản xuất , vì thế chưa tính hết vào giá thành trong kỳ mà còn phân bổ cho
các kỳ sau.
*VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm :
- Vốn thành phẩm : Là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập kho và chuẩn bị
cho tiêu thụ .
- Vốn bằng tiền : gồm tiền mặt tại quỹ , tiền gửi ngân hàng , các khoản đầu tư ngắn
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
hạn , các khoản thế chấp , ký quỹ , ký cược ngắn hạn ….
- Vốn trong thanh toán :Là các khoản thu , tạm ứng phát sinh trong quá trình mua
bán vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của VLĐ trong từng khâu của

quá trình sản xuất kinh doanh .Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lý sao
cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
4.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động , vốn lưu động được chia
- Tiền và các khoản tương đương tiền , vốn bằng tiền , các tài sản tương đương
tiền , các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn .
- Các khoản phải thu : các khoản nợ phải thu của khách hàng , các khoản tạm
ứng ,phải thu nội bộ , phải thu theo tiến độ kế hoạch dự án …
- Hàng tồn kho : vốn nguyên liệu , công cụ dụng cụ trong kho , chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang , thành phẩm tồn kho , hàng gửi bán , hàng mua đang đi đường ….
- Tài sản lưu động khác : Tạm ứng , chi phí trả trước , chi phí chờ kết chuyển , các
khoản thế chấp , ký quỹ ,ký cược ngắn hạn
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xem xét , đánh giá được mức tồn kho dự
trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Mặt khác cách phân loại này còn giúp
nhà quản lý biết được tác dụng của từng bộ phận .
4.3. Căn cứ theo nguồn hình thành
Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 2 loại :
- Nguồn vốn chủ sở hữu : Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp ,
doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu , quyền sử dụng , quyền chi phối và định
đoạt . Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn
chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng : Số vốn lưu động được ngân sách nhà nước cấp
hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước ( đối với các doanh nghiệp nhà nước ) số
vốn do các thành viên ( đối với loại hình doanh nghiệp công ty ) hoặc do chủ doanh
nghiệp tư nhân bỏ ra, số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhuận sau thuế , số vốn góp từ
liên doanh , liên kết ,số vốn lưu động huy động được qua phát hành cổ phiếu …
- Nơj phải trả :
+ Nguồn vốn đi vay : là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các
ngân hàng thương mại , hoặc các tổ chức tài chính , các tổ chức tín dụng và cá nhân
khác, vốn thông qua phát hành trái phiếu .
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216


Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
+ Nguồn vốn trong thanh toán : Đó là các khoản nợ khách hàng , doanh nghiệp
khác trong quá trình thanh toán .
Việc phân loại này giúp cho ta có thể thấy được kết cấu các nguồn hình thành nên
vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó , doanh nghiệp có thể chủ động và đưa ra các
biện pháp huy động , quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn .
II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1. Khái niệm
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường : Các
doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế…
Theo nghĩa chung nhất , hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các
yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do
con người đặt ra .Như vậy , có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế
đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất
trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng phí thấp nhất .
Như đã trình bày ở trên , vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá
trình dự trữ , sản xuất và lưu thông . Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ
việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất , tiến hành sản xuất và khi sản
xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ
ban đầu với giá trị tăng thêm . Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân
chuyển của vốn lưu động.Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì
càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu . Vì lợi ích kinh doanh đòi
hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý , hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm
cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên nhiên vật liệu nhiều hơn
, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn . Những điều đó cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động ( số vòng quay vốn
lưu động trong một năm)
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu

khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất
phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp .
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ trong các DN
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Vốn là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh song việc sử dụng vốn như thế
nào có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho việc tăng trưởng và phát triển của mỗi
doanh nghiệp . Với ý nghĩa đó , việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói
chung là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính DN .Sự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN xuất phát từ các lý do chủ yếu sau :
2.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp :
Trong nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt
là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp . Để đảm bảo mục tiêu này , doanh nghiệp thường
xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn
hạn .Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm trong các
quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp.
Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên , doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi
biện pháp để tồn tại và phát triển . Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn lưu động và hiệu
quả sử dụng vốn lưu động đối với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp khiến cho
yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động
nói riêng là một yêu cầu khách quan , gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.
2.2 . Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
Một DN trong nền kinh tế thị trường muốn hoạt động kinh doanh thì cần phải có
vốn .Vốn lưu động là một thành phần quan trọng cấu tạo nên vốn của doanh nghiệp ,
nó xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất

kinh doanh .
Trong khâu dự trữ và sản xuất , vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành liên tục , đảm bảo quy trình công nghệ , công đoạn sản
xuất . Trong lưu thông , vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ được liên tục , nhịp nhàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng . Thời gian
luân chuyển vốn lưu động ngắn , số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn khiến cho
công việc quản lý và sử dụng vốn lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên , hàng
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
ngày .Với vai trò to lớn như vậy , việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động , nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu .
2.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn
lưu động , rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ , sản xuất và lưu
thông , từ đó giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dùng , tiết kiệm vốn lưu động
trong luân chuyển .Thông qua việc tăng tốc luân chuyển vốn lưu động , doanh nghiệp
có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất
– kinh doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi doanh nghiệp vẫn có
thể mở rộng được quy mô sản xuất .
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ
thấp giá thành sản phẩm , tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu
sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước , đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong cả nước .
2.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Trên thực tế , có rất nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu
quả thậm chí thất bại trên thương trường .Có thể có các nguyên nhân chủ quan ,

nguyên nhân khách quan , tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là việc sử
dụng vốn không hiệu quả trong việc mua sắm , dự trữ , sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .
Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn lưu động , tốc độ luân chuyển vốn lưu
động thấp ,mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát , không
kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh , khả
năng thanh toán .Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam , các doanh nghiệp nhà
nước do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp trước đây có kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong
quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng gây lãng phí , thất thoát vốn
Ở nước ta , để hoàn thành đường lối xậy dựng một nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo , yêu cầu
phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
nghiệp nhà nước nói riêng .Xét từ góc độ quản lý tài chính yêu cầu cần phải nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho
riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển
VLĐ của DN nhanh hoặc chậm .VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng
VLĐ của DN càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có đo bằng hai chỉ tiêu sau:
1• Số lần luân chuyển VLĐ : phản ánh vòng quay vốn được thực hiện trong một
thời kỳ nhất định thường trong một năm.
Công thức tính toán như sau:
L= M

VLĐbq

Trong đó :
L: Số lần luân chuyển (số vòng quay ) của VLĐ trong kỳ
M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ
VLĐ bq : Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
2• Thời gian luân chuyển VLĐ (K)

K =

VLĐBQ ×N
M
Hay
K = N
L
Trong đó :
N : Số ngày ước tính trong kỳ phân tích ( một năm là 360 ngày ,một quý là 90 ngày
,một tháng là 30 ngày )
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của VLĐ hay số
ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một vòng quay trong kỳ . Ngược với chỉ
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
tiêu số vòng quay VLĐ trong kỳ , thời gian luân chuyển VLĐ càng ngắn chứng tỏ
VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả .
Để đánh giá , so sánh giữa kỳ này với kỳ trước , trong hạch toán nội bộ của doanh
nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận ( dự trữ ,sản xuất và
lưu thông) của vốn lưu động .

Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dựa theo
đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ
phận vốn ở khâu dự trữ sản xuất , mỗi khi nguyên , vật liệu được đưa vào sản xuất thì
vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó, Vì vậy mức luân chuyển để tính
hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số phí vốn tiêu hao về nguyên ,vật liệu trong kỳ .
Tương tự như vậy , mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ
phận vốn lưu động sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho (
giá thành sản xuất sản phẩm ) , mức luân chuyển của bộ phận vốn lưu động lưu thông
là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.
3.2. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động .
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu . Số
doanh thu được tạo ra trên một đồng VLĐ càng lớn thì hiệu suất sử dụng VLĐ càng
cao và ngược lại .
Công thức xác định :
Hiệu suất sử dụng
VLĐ trong kỳ
Doanh thu thuần
= VLĐ bq trong kỳ
3.3. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước . Mức tiết kiệm vốn lưu
động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu :
1•Mức tiết kiệm tuyệt đối
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác .Nói cách khác : Với mức luân
chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp

Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có
thể sử dụng vào việc khác . Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối VLĐ
Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động được tính theo công thức :
Vtktd =
M1
× K1 - VLĐbq0 = VLĐBQ1 - VLĐBQ0
360
Trong đó :
- Vtktd : Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối .
- VLĐBQ0, VLĐBQ1 :Lần lượt là vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế
hoạch .
- M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch.
- K1 : Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch .
2• Mức tiết kiệm tương đối
Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động ( tạo ra một
doanh thu thuần lớn hơn ) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô
vốn lưu động .
Mức tiết kiệm tương đối được xác định theo:
Vtktgđ = M1 × (K1-K0)
360
Trong đó :
- Vtktgđ : Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động .
- M1 : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động ( doanh thu thuần ) năm kế hoạch .
- K0,K1 : Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo , năm kế hoạch
3.4.Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm
vốn lưu động
= Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuần
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một
đồng doanh thu thuần .Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp càng cao .
3.5. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động =
Lợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế thu nhập )
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ) .Hệ số sinh lợi của
vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao .
3.6. Một số chỉ tiêu phân tích khác
Ngoài các chỉ tiêu trên , để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn sử
dụng một số chỉ tiêu phân tích khác như :
1*
Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ .Số vòng
quay càng thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt vì chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ
hàng tồn kho mà vẫn đạt doanh thu cao và ngược lại.
2*
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của DN
.Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh , DN ít bị
chiếm dụng vốn và ngược lại.
III. Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932

Lớp KT1216

Số vòng quay
hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn khobq
Số vòng quay =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân khoản phải thu
Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
1.1 Các nhân tố khách quan :
- Sự ổn định của nền kinh tế .
Sự ổn định hay không của thị trường đầu vào và thị trường đầu ra ảnh hưởng
trực tiếp tới khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN , từ đó ảnh hưởng đến nhu
cầu cũng như tốc độ luân chuyển VLĐ .
- Giá cả thị trường , lãi suất và thuế .
Thuế và giá cả ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và doanh thu tiêu thụ ,tác động
đến lợi nhuận cũng như nguồn bổ sung VLĐ . Sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng
tới chi phí sử dụng vốn , tới khả năng lựa chọn các nguồn tài trợ .
- Sự cạnh tranh trên thị trường .
Đây là yếu tố rất quan trọng tác động đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm : tùy
thuộc vào việc sản phẩm của DN có thỏa mãn nhu cầu của thị trường về chất lượng ,
giá cả …Qua đó , tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ
nói riêng .
- Hoạt động của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian.
Khi thị trường tài chính phát triển , DN sẽ có nhiều hơn sự lựa chọn và phương
thức huy động vốn như phát hành trái phiếu , cổ phiếu , sử dụng hình thức tín dụng
trung và dài hạn như bán , tái thuê. Bên cạnh đó ,DN cũng có thể vay vốn từ các ngân
hàng với các điều kiện tín dụng và thủ tục thanh toán thuận tiện hơn .Rõ ràng , đó là

những điều kiện giúp DN có khả năng huy động vốn tốt hơn , và vì thế mà hiệu quả sử
dụng VLĐ được nâng cao.
- Các nhân tố khác :
Các chính sách kinh tế , tài chính của nhà nước với DN , những rủi ro bất thường như
hỏa hoạn , thiên tai … có thể mang cơ hội cũng như khó khăn nhất định cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN , Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sử dụng vốn lưu
động , tác động nhất định đến việc tổ chức sử dụng VLĐ .
1.2 Các nhân tố chủ quan :
*Lựa chọn phương án đầu tư :
Phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra , rủi ro gặp phải và khả năng thu lợi của dự án
Nếu DN đầu tư sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường , có tính cạnh tranh cao thì có
khả năng tiêu thụ nhanh , tránh cho VLĐ bị ứ đọng tăng vòng quay vốn và ngược lại .
* Xác định nhu cầu VLĐ
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Do xác định VLĐ thiếu tính chính xác dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu vốn
trong sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của DN .
*Do trình độ quản lý của DN mà yếu kém dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ , hiệu
quả sử dụng vốn thấp .
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ :
2.1 . Xác định một cách chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh .
Trước hết xác định nhu cầu VLĐ một cách chính xác để từ đó , lập kế hoạch tổ
chức huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu đó , hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián
đoạn sản xuất hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao , làm giảm lợi nhuận của DN
.Nếu thừa vốn cần có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng SX hoặc cho vay

,tránh tình trạng vốn chết .Tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong DN , đồng
thời tính toán lựa chọn huy động các nguồn bên ngoài với chi phí sử dụng hợp lý .
2.2. Quản trị tốt vốn bằng tiền :
Động lực dự trữ , quản lý tiền mặt là để DN có thể mua sắm hàng hóa , vật tư và
thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN . Với một
lượng tiền đầy đủ , DN có thể nắm bắt được những cơ hội tốt cũng như ứng phó kịp
thời khi các rủi ro xảy ra .
Để làm được điều đó , nhất thiết các DN phải xây dựng cho mình kế hoạch tài
chính tác nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời khả năng thanh toán ở mọi thời điểm . Và điều
quan trọng nữa là DN phải xây dựng được một hệ thống kiểm soát nội bộ , nếu hệ
thống này làm việc tốt sẽ xác định được chính xác các nghiệp vụ thu chi tiền , duy trì
được vốn bằng tiền ở mức vừa đủ .
2.3. Quản lý tốt các hoạt động thanh toán .
Việc quản lý tốt các hoạt động thanh toán sẽ phản ánh chất lượng công tác tài
chính . Quản lý hoạt động thanh toán sẽ nói rõ tình hình và khả năng thanh toán của
DN . Quản lý vốn trong thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý vốn bằng tiền.
Nếu quản lý hoạt động thanh toán tốt sẽ đảm bảo được tiền cho hoạt động kinh
doanh ,hoạt động đầu tư mang lại khả năng thanh toán dồi dào cho DN .Với tư cách là
chủ nợ , DN phải đưa ra các chính sách tín dụng lập kế hoạch và kiểm soát các khoản
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
phải thu . Để kiểm soát các khoản này cần phân loại và theo dõi số dư nợ của từng
nhóm khách hàng theo tập quán thương mại của họ , đồng thời tiến hành lập bảng phân
tuổi các khoản phải thu .Trên cơ sở đó để có thể phân tích mức độ trả nợ và không trả
nợ đúng hạn của khách hàng .DN cần chủ động phòng ngừa bằng việc lập dự phòng tài
chính khi rủi ro xảy ra .
2.4. Quản lý tốt vốn tồn kho dự trữ .

Nếu vốn tồn kho dự trữ được quản lý chặt chẽ , có lượng dự trữ đúng mức , hợp
lý DN sẽ không bị gián đoạn sản xuất ,không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán và
đồng thời sẽ không bị ứ đọng vốn , do đó sẽ tiết kiệm VLĐ .
Để làm được việc đó DN phải lựa chọn mô hình quản lý phù hợp ,từ nguồn nhập
vật tư hàng hóa đến việc tổ chức dự trữ , bảo quản ,phòng ngừa rủi ro bằng biện pháp
lập dự phòng với các loại hàng tồn kho nói chung .
2.5. Tăng cường nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên , nhất là
đội ngũ cán bộ quản lý tài chính .
Để làm được điều này , hàng năm DN nên cử các cán bộ đi học hỏi kỹ thuật sản
xuất hiện đại , phù hợp với điều kiện sản xuất của DN mở các lớp huấn luyện phổ biến
kỹ thuật cho công nhân , tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi trong toàn DN để kích
thích công nhân tích lũy kinh nghiệm học hỏi nâng cao tay nghề .Tích cực cử các cán
bộ đi học thêm nâng cao trình độ quản lý .
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNNN ĐẦU TƯ TM VÀ DỊCH VỤ QUANG DŨNG
I. Một số nét khái quát về công ty TNHH Đầu Tư TM và DV Quang Dũng.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đầu Tư TM và DV
Quang Dũng :
Công ty TNHH Đầu tư TM và DV Quang Dũng có địa chỉ tại : số 1 ngõ 10
Pháo Đài Láng,Láng Thượng , Đống Đa, Hà nội
- Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 01220893 ngày
26/03/2005 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội .
- Mã số thuế : 0135645879-001
- Đây là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động với số vốn điều lệ là 10.5 tỷ

đồng (một nghìn không trăm năm mươi triệu đồng ).
- Ngành nghề kinh doanh chính : Mua bán lắp đặt hệ thống , thiết bị báo
cháy , chữa cháy , báo động , camera quan sát , chống sét công ty chuyên về sản
xuất, kinh doanh thiết bị và cung ứng dịch vụ điện tử viễn thông tại Vịêt Nam.Mua
bán thiết bị linh kiện điện tử , máy vi tính và phần mềm tin học .
- Thị trường đầu vào : Công ty được các nhà nhập khẩu trực tiếp uy tín , các
nhà sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn , đảm bảo cung cấp nguồn hàng chất
lượng ,ổn định lâu dài .
- Thị trường tiêu thụ của công ty : Với một nguồn vốn khá ổn định công ty
ngày càng mở rộng thị trường toàn quốc .
•Cụ thể về đối tác kinh doanh :
- Công ty đã có hơn 200 đơn vị khách hàng trên phạm vi toàn quốc , tập trung
chủ yếu tại Hà Nội và các tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh , Bắc Giang, Thái
Bình , Lạng Sơn , Huế , Đà Nẵng , Cần Thơ…….
- Sau 5 năm tồn tại và phát triển , công ty ngày càng tự khẳng định vị trí
của mình trên thị trường quốc tế.Công ty đang ngày càng phát triển ổn định ,
đảm bảo việc làm và đời sống tốt cho người lao động .
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Đầu tư TM và
DV Quang Dũng
2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm : Giám đốc và các phòng
ban chức năng .
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

* Giám đốc : là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty , chịu trách
nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt
động tài chính của công ty.
* Phó giám đốc : Làm nhiệm vụ tham mưu , giúp đỡ giám đốc về tình hình tài
chính bên ngoài cũng như của công ty,kiểm soát tình hình kinh doanh bán hàng ,
quản lý các dự án tài chính , đầu tư của công ty .Chịu trách nhiệm trước giám đốc
về lĩnh vực mình phụ trách .
* Các phòng ban nghiệp vụ : Bao gồm phòng kỹ thuật , phòng kinh doanh
phòng tài chính kế toán , phòng tổ chức cán bộ lao động , phòng quản lý dự án .
Phòng kỹ thuật : Giúp giám đốc trong công tác quản lý chất lượng kỹ thuật ,
lắp đặt linh kiện điện tử cho các dự án .
Phòng kinh doanh : Giao dịch với khách hàng , chịu trách nhiệm về tiêu thụ
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Phòng
Kỹ
Thuật
Phòng
Tài chính
kế toán
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Quản lý
lao động
Phòng
Quản lý
Dự án

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
hàng hóa , quản lý quầy hàng của công ty .
Phòng tài chính kế toán : Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tài
chính , tiền tệ , hạch toán kinh doanh của công ty.
Phòng tổ chức cán bộ lao động : Tham mưu cho giám đốc trong công tác
quản lý tiền lương , tổ chức nhân sự , công tác cán bộ lãnh đạo , thực hiện chế độ
chính sách cho người lao động trong công ty .
Phòng quản lý dự án : Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý , điều
hành sản xuất toàn công ty
3. Tổ chức công tác tài chính – kế toán :
3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
3.2. Chức năng , nhiệm vụ
Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế
toán, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về các thông tin kế toán hiện đang áp
dụng tại công ty. Kế toán trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt động kế toán của
công ty thuộc phạm vi và quyền hạn của mình, thu thập mọi thông tin liên quan đến
các tài liệu công tác kế toán để lập báo cáo hàng quý, hàng năm.
Kế toán TSCĐ và nguồn vốn theo dõi tình hình biến động tăng hoặc giảm
TSCĐ của công ty, cách vào sổ kế toán, theo dõi vào sổ sách kế toán, theo dõi tài sản
về mặt giá trị và hiện vật, thông qua việc sử dụng vốn có hiệu quả hay chưa.
Kế toán thanh toán tiền lương có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời
gian và kết quả của lao động của cán bộ công nhân viên, tính đúng đủ, kịp thời tiền
lương, các khoản trích theo lương, khấu trừ lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý
chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ lương, phản ánh các khoản phải thu, phải trả của
công ty.
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Kế toán

TSCĐ và
nguồn vốn
KT thanh
toán tiền
lương
Kế toán
ngân hàng
KT CP và
tính GTSP
kế toán
tiêu thụ và
xác định
KQKD
Kế toán trưởng
Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Kế toán ngân hàng phản ánh đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình tăng
giảm toàn bộ các loại vốn bằng tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tập hợp và xác định đúng chi phí sản
xuất, theo dõi chi tiết theo từng chi phí, đồng thời phản ánh giá trị thành phẩm nhập
kho, xuất kho, sản phẩm tồn kho.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tổ chức theo dõi, phản ánh
chính xác đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ tình hình bán hàng, doanh thu, giá vốn
cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối kỳ, nhân viên kế toán
phụ trách phần hành này tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí trong kỳ để xác định
kết quả kinh doanh.
Việc tổ chức vận dụng bộ máy kế toán với hình thức tổ chức sổ sách kế toán hợp
lý, thích hợp với quy mô kinh doanh và trình độ quản lý của công ty cũng là một yếu
tố quan trọng giúp công ty đưa ra những quyết định hợp lý
II. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ

1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009-2010
Bảng 01 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009 – 2010
Đơn vị:nghìn đồng
Chỉ tiêu

Năm
Năm
2010
Chênh lệch
Số tiền %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ .
12.984.110 14.550.23
0
1.576.120 11.7
5
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 50.110 50.110 -
3. Doanh thu thuần về bán hàng
cung cấp dịch vụ
12.984.110 14.500.12
0
1.516.010 11.67
4. Giá vốn hàng bán 11.596.000 12.487.00
0
917.000 7,93
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ.
1.388.110 2.013.120 625.010 45
6. Doanh thu hoạt động tài chính 354.112 442.324 88.212 24,9
7. Chi phí tài chính 259.152 354.021 94.869 36.6

8. Chi phí bán hàng 258168 442196 184027 47,29
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 856852 1.122.000 364.319 42,52
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 368.050 537.227 169.177 45,9
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
sản xuất kinh doanh
11. Lợi nhuận khác 828 936 107 13,02
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
368.878 538.163 169.284 45,8
13. Thuế TNDN 92.218 134.540 43.321 49,21
14.Lợi nhuận sau thuế TNDN 276.659 403.622 126.963 45,9
(Nguồn từ phòng tài chính kế toán)
Thông qua bảng số liệu ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
phát triển khá mạnh , so với năm 2009 tổng doanh thu năm 2010 tăng 1.576.120
ngđồng với tỷ lệ là 11,75% .Với tỷ lệ tăng cao như trên là do các đơn đặt hàng
ngày càng nhiều và đã được quyết toán.
Giá vốn hàng bán : Năm 2010 so với năm 2009 tăng 917.000 ng.đồng với tỷ
lệ tăng 7,93% .Giá vốn hàng bán tăng là do trong giai đoạn này công ty thực hiện
khá nhiều dự án cho nên lượng linh kiện cung ứng cũng nhiều hơn mà giá cả thì
càng ngày càng cao .
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2010 so với năm 2009 tăng 88triệu
đồng tỷ lệ tăng khá cao , do công ty có lượng tiền gửi ngân hàng khá cao năm 2010
tiến hành thu lãi tiền gửi , ngoài ra nguyên nhân khác là do công ty năm vừa qua
thực hiện khá nhiều dự án.
Kết luận: Trong 2 năm vừa qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty tăng lên , năm 2010 so với năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh

doanh tăng 169.177 ng. đồng với tỷ lệ tăng khá cao 45,9% và lợi nhuận khác tăng
với tỷ lệ 13,2% .Do đó tổng lợi nhuận trước thuế tăng 169284ng. đồng với tỷ lệ
tăng 45,8%% đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng 43.321 ng. đồng với tỷ lệ
tăng 49,21 %.Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả
2. Tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Đầu tư TM và
DV Quang Dũng
Xuất phát điểm để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp là phải có một lượng vốn nhất định .Với mỗi một loại hình doanh nghiệp cụ
thể lại có một lượng vốn và nguồn vốn kinh doanh khác nhau .Trong quá trình sản
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
xuất kinh doanh , lượng vốn và nguồn vốn đó luôn luôn biến động .
Để hiểu rõ hơn về sự biến động đó ta phân tích số liệu sau của công ty : (Biểu
số 2 )
* Về cơ cấu tài sản :(biểu số 2) Qua biểu số 2 ta thấy VCĐ chiếm tỷ trọng
lớn hơn so với VLĐ điều này là rất hợp lý.
- Tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2010 giảm so với năm 2009 là
836.112 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ: 4,9%.Cụ thể :
Hầu hết các loại TSLĐ tsụt giảm ở mức độ khác nhau làm cho tổng TSLĐ
năm 2009 là 6.168.726 ng.đ đồng, năm 2010 là 7.235.583 ng.đ .Như vậy đã giảm
đi 1.066.857 ng.đ , với tỷ lệ giảm là: 14,7% Trong khi đó thì TSCĐ và ĐTDH
cũng tăng nhẹ 230.745ng.đ tương ứng với tỷ lệ 2,4%
Do sự biến động khác nhau của từng loại tài sản nói riêng làm cho cơ cấu tài
sản của nhà máy cũng thay đổi : TSLĐ năm 2009 chiếm 42,7% ,năm 2010 chiếm
38,3 %.Ngược lại thì TSCĐ tăng từ 57,3% vào năm 2009 lên tới 61,7% vào năm
2010.
*Về nguồn vốn kinh doanh( biểu số 3)

Nếu theo nguồn hình thành , nguồn vốn kinh doanh của nhà máy có được từ
hai nguồn đó là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu .
Nợ phải trả chiếm 32,2% bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn , trong đó
chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Nợ ngắn hạn năm 2010 là 4.980 .150 ng.đ , chiếm tỷ trọng 95,9% tổng nợ phải
trả , đã giảm so với năm 2009 là 1189.678 ng.đ , tương ứng với 23%.
Năm 2010 nợ ngắn hạn bao gồm:
Vay ngắn hạn của NH với số tiền là 663.000 ng.đ chiếm 13,3% tổng nợ ngắn hạn.
Khoản nợ ngắn hạn phải trả người bán là : 3.902.145 ng,đ chiếm 78,4 % tổng
nợ ngắn hạn .
Đây là hai khoản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả .Ngoài ra nợ phải trả
của công ty còn bao gồm các khoản như : thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
phải trả công nhân viên, phải trả phải nộp khác.
Nợ dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ là 4,1%
Kết cấu nguồn vốn kinh doanh có thể xem xét qua các chỉ tiêu :
Hệ Tổng nợ
Tổng tài sản
Năm 2009
Hệ 6.469.828
16.951.326
Năm 2010
Hệ
=
5.195.150
= 0.322(32,2%)

16.115.214
•Từ những tính toán phân tích ở trên có thể đi đến nhận xét đánh giá khái quát về
tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty 2 năm (2009-2010):
Tính ổn định từ nguồn vốn kinh doanh là khá tốt .Tuy nhiên nguồn vốn thường
xuyên cho nhu cầu VLĐ quá ít nên đã gây cho công ty nhiều khó khăn trong việc
huy động vốn LĐ phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh .
Biểu 2: Cơ cấu tài sản
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Đơn vị : nghìn đồng
TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A- TSLĐ và ĐTNH 7.235.583 42,7 6.168.726 38,3 -1.066.857 14,7
I- Tiền 603.412 42,7 394.268 6,4 209.144 -34,7
1.Tiền mặt tại quỹ 61.123 30.594 -209.144
2. TGNH 542.289 363.674
II. Các khoản p.thu 2.238.694 30,9 2.296.431 37,2 57.737 2,6
1. phải thu của KH 2.098.056 2.174.600
2. Trả trước cho NB 46.310 46.137
3. Các khoản phải thu khác 94.328 75.694
III . hàng tồn kho 4.149.985 57,4 3.308.974 53,6 -841.011 20,3
1. NVL tồn kho 1.457.030 1.499.192
2. CCDC trong kho 3.606 3.733
3. CFSXKD D.d 575.178 321.967
4. TP tồn kho 2.089.063 1.401.603
5.Hàng gửi đi bán 25.108 82.479
IV- TSLĐ khác 243.492 3,4 169.053 2,7 -74.439 -30,6

1.Tạm ứng 204.338 169.053
2.CF trả trước 39.154
B- TSCĐ và ĐTDH 9.715.743 57,3 9.946.488 61,7 230.745 2,4
I- TSCĐ 9.229.016 95 9.895.613 99,5 666.597 7,2
1. TSCĐ hữu hình 9.229.016 9.895.613
-Nguyên giá 14.120.564 14.807.351
-GTHM lũy kế 4.89 1.548 4.911.738
II – ĐTTCDH 26.3 75 0,3 19.375 0,2 7.000 27
III_ CFXDCBDD 460.352
IV- CF trả trước DH 31.500 100
Cộng

16.951.326 100 16.115.214 100 -836.112 4,9
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216

Luận văn tốt nghiệp
Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Biểu 3: Nguồn vốn kinh doanh
Đơn vị : Nghìn đồng

NGUỒN VỐN
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A.Nợ phải trả 6.469.828 38,2 5.195.150 32,2 1.274.678 -19,7
I.Nợ ngắn hạn 6.469.828 100 4.980.150 95,9 -1.489.678 -23
1.Vay ngắn hạn 1.645.916 25,4 663.000 13,3 -982.916 -59,7
2.Phải trả người bán 4.465.112 69 3.902.145 78,4 -562.967 -12,6
3.Người mua trả tiền trước 8.292 0,1 9,292 0,19 1.000 12,1
4.thuế và các khoản phải nộp

NN
83.676 11,3 205.351 4,1 121.675 145,4
5. Phải trả CNV 263.472 4,1 199.399 4 -64.073 24,3
6. PTPN khác 3.360 0,1 963 0,01 -2.397 71,3
II- Nợ dài hạn 0 0 215.000 4,1 215.000
1.vay dài hạn 0 215.000 215.000
B.nguồn vốn CSH 10.481.498 61,8 10.920.065 67,8 438.567 4,2
I.Nguồn vốn quỹ 10.481.498 100 10.920.065 100 438.567 4,2
1.Nguồn vốn KD 10.463.097 99,8 10.389.890 95,1 -73.027 0,7
2.Quyc ĐTPT 16.049 0,18 16.049 0.1 0 0
3.lãi chưa phân phối 0 508.333 4,7 508.333
4.Quỹ phúc lợi 2.352 0,02 5.792 0,1 3.440 146,3
Cộng 16.951.326 100 16.115.214 100 -836.112 -4,9
(Nguồn từ phòng tài chính kế toán)
3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. (biểu số 4)
Năm 2010 , VLĐ đã giảm so với năm 2009 là 1.066.857 ng.đ với tỷ lệ giảm là
14,7% cụ thể VLĐ giảm do sự biến động sau:
- Vốn bằng tiền năm 2010 giảm 209.144 ng.đ tương ứng với 34,7% so với năm
2009
- Các khoản phải thu chỉ tăng chút ít với tỷ lệ 2,6% ứng với số tuyệt đối là 57.737
ng.đ .
- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn 53,6% (năm 2009) tổng VLĐ .Việc dự trữ
lượng hàng tồn kho quá lớn như vậy sẽ không có lợi cho công ty , bởi vì giá cả và
tỷ già luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên HTK đang có su hướng giảm cụ thể năm 2009
: 4.149.985 chiếm 57,4% đến năm 2010 chỉ còn 3.308.974ng.đ tương ứng với tỷ lệ
là 53,6% . . Đây là dấu hiệu tích cực.
- Các TSLĐ khác như : tạm ứng , chi phí trả trước đều giảm .
Nguyễn Thị Quyên – 07A07932
Lớp KT1216


×