r r TT-TV ♦ ĐHỌGHN
599.9
LU-T
2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA - HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VAN
L J -
NGUYÊN
LÝ
THỜI SINH HỌC vởl VIỆC
Dự BÁO SỨC KHỎE VÀ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT
ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
Mã số đề tài: Q.x.2004.13.
Người chủ trì: Lương Gia Tĩnh.
Đơn vị công tác: Khoa Triết học.
Đ Ạ I H ỌC QUO C G IA HA NỌ|
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỀN
Hà Nội, 2005
DT/00491
MỤC LỤC
Trang
A- Nguyên lý sinh học trong triết học cổ đại phương đông 1
1. Vấn đề không gian và thời gian 1
1.1. Khắc 3
1.2. Giờ 5
1.3. Ngày 8
1.4. Tháng và tiết khí 9
1.5. Năm 15
2. Thời gian trong mối quan hộ với vũ trụ và sinh thể 16
2.1. Những khái niệm, ký hiệu vật chá - không gian - thời gian 16
2.1.1. Khái niệm âm đương ngũ hành 16
2.1.2. Nhị thập bát tú 21
2.1.3. Những ký hiệu, khái niệm khác 23
2.2. Thời gian - Vũ trụ và sinh thể 25
B- Thời sinh học với việc dự báo sức khỏe, tính cách
của người việt ở châu thổ Sông Hồng 29
1. Thời gian sinh học thụ thai 29
2. Giờ dùng trong dự báo khi trẻ mới sinh 31
2.1. Về tư thế xuất sinh và hình dáng 31
2.2. Về tính cách và sức khỏe 31
2.2.1. Tính giờ Quan sát của trẻ sơ sinh 32
2.2.2. Tính ngũ hành để dự báo về tính cách và sức khỏe 34
3. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới con người 38
Kết luận 47
Tài liệu tham khảo 48
NGUYÊN LÝ THỜI SINH HỌC
VỚI VIỆC Dự BÁO SỨC KHOẺ VÀ TÍNH CÁCH
CỦA NGƯỜI VIỆT Ở CHÂU THỔ SÔNG HổNG
A. NGUYÊN LÝ THỜI SINH HỌC TRONG TRIẾT HỌC c ổ ĐẠI
PHƯƠNG ĐÔNG.
1. Vấn đề không gian và thời gian.
Môi trường sống và điều kiện sống trong môi trường theo quan niệm
cổ của người phương Đông có một phạm vi rất rộng, nó bao gồm: Vị trí
không gian sống (kinh tuyến, vĩ tuyến - quy định mức bức xạ của mặt trời,
mặt trăng ), cảnh quan trong không gian sống (như hổ, ao, sông, núi, rừng
cây, núi đá, làng xóm, đồng mộng, môi sinh
), khí âm dương trong môi
trường sống và thời gian. Các khí âm - dương trong không gian sống là
cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, nhiệt độ nóng hay lạnh, độ ẩm nhiều hay
ít. Thời gian là giờ, ngày, tháng, năm (hoặc dưới giờ là phân, khắc; trên
năm là các mốc lớn hơn như Giáp, Hợi
).
Khí âm - dương trong môi trường sống là cường độ ánh sáng, nhiệt độ
và độ ẩm tuy chỉ được biểu hiện trong môi trường cụ thể mà con người
nhận biết được bằng cảm giác thông thường nhưng lại là nhân tố tác động
vào sự sống nhiều nhất, mạnh nhất.
Từ thời cổ đại, người phương Đông đã có một quan niệm rất biện
chứng về mối quan hộ giữa không gian và thời gian, vật chất luôn luôn vận
động trong không gian và thời gian. Khi nhìn dòng sông chảy, Khổng Tử đã
thốt lên: ‘Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Ôi, dòng sông chảy mãi,
không lúc nào ngưng nghỉ). Thời gian là phương thức ghi lại quá trình vật
2
chất vận động trong không gian theo thứ tự trước sau, ngắn dài. Điểm khác
nhau căn bản giữa cách tính thời gian của người phương Đông và người
phương Tây là chuẩn mốc để xác định chu kỳ của 4 đơn vị thời gian cơ bản:
giờ, ngày, tháng, năm.
Cơ sở của phép làm lịch của phương Tây là thuần tuý dựa vào vòng
quay của mặt trời xung quanh trái đất (chuyển động biểu kiến - giả thiết trái
đất là định tinh, mặt trời là hành tinh) trong chu kỳ một năm. Từ ngày 1/1
năm này đến ngày 1/1 năm sau hết 365 ~ 1/4 ngày (từ điểm mạt trời mọc
hôm trước đến điểm mặt trời mọc hôm sau). Vì chỉ căn cứ vào sự chuyển
động của mặt trời nên gọi là Dương lịch (lịch mặt trời). Lịch mật trời có ưu
điểm là theo dõi chính xác diễn biến thời tiết nóng lạnh trực cảm, do độ bức
xạ của mặt trời gây nên, nhưng điểm hạn chế căn bản của nó là không đề
cập tới ảnh hưởng của mặt trăng đối với môi trường, sinh thể trên trái đất.
Hầu hết những trung tâm văn minh lớn của phương Đông đều ở lưu
vực các con sông lớn, chủ nhân của nó là những cư dân nông nghiệp, chãn
nuôi. Do vậy, từ rất sớm người phương Đông rất quan tâm đến vai trò của
mặt trăng đối với giới hữu sinh và vô sinh trên trái đất. Quách Mạt Nhược
nói: Tiền nhân trọng Nguyệt bất trọng Nhật (người xưa trọng mặt trăng chứ
không trọng mặt trời); hình dạng mặt trăng liên quan đến sự lên xuống của
thuỷ triều (cho nên mặt trăng được gọi là ‘Triều tín” - thước đo của thuỷ
triều); chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng rất lớn tới sinh lý của động vật
cao cấp, như con người (kinh nguyệt)
Từ tri thức do kinh nghiệm đưa lại, người Trung Quốc cổ đại đã xây
dựng nên phương pháp tính thời gian cực kỳ khoa học, biện chứng khiến
cho ngày nay chúng ta không khỏi kinh ngạc, đó là Âm - dương hợp lịch
(mà chúng ta quen gọi sai đi là Âm lịch). Bằng sự quan sát tỷ mỉ, tinh tế và
tính toán chính xác, người Trung Quốc đã tìm ra được quy luật tương tác
3
giao thoa của mặt trăng và mặt trời trong quá trình chuyển động (biểu kiến -
mouvement apprent) xung quanh trái đất và xác định được: chu kỳ 7/19 (cứ
19 năm có 7 năm nhuận, có 13 tháng trong một năm). Ưu điểm lớn của loại
lịch này là, một mặt đảm bảo từ thời điểm lập xuân năm nay đến thời điểm
lập xuân năm sau là 365 -1/4 ngày, thời tiết 4 mùa (vốn chủ yếu bị chi
phối bởi mặt trời) không bị xáo trộn, mặt khác vẫn theo dõi được sự thay
đổi hình dạng của mặt trăng (như rằm, sóc, vọng, thượng huyền, hạ
huyền
). Cách tính đơn vị thời gian của Âm - dương hợp lịch là cơ sở cho
mọi tính toán của Nho, Y, lý, số được nhìn từ góc độ là các môn khoa học
dự báo của phương Đông.
Các đơn vị thời gian được dùng ở phương Đồng:
1.1. Khắc:
Khắc là đơn vị thời gian được tính bằng — của ngày, do vậy, trị số
của Khắc là 6Q*24- = 14,4 phút đồng hồ.
100
Ngày xưa người ta làm một dụng cụ chứa cát hoặc nước, cho chảy từ
từ đều đặn. Thoạt đầu, người ta mở lỗ và đánh dấu vạch đầy của nước (hoặc
cát khô) vào lúc chính Ngọ (xác định giờ chính Ngọ là khi mà bóng ngả của
ánh sáng mặt trời đổ dọc trùng với đường kim chỉ hướng Nam của la bàn).
Qua một ngày đêm, nước (hoặc cát) chảy ra vơi đi đến chính Ngọ hôm sau,
người ta chia khoảng cách giữa hai vạch đầy và vơi ấy làm 100 đoạn, mỗi
đoạn là một khắc. Từ đó, hàng ngày vào đầu giờ Dần người ta tiến hành đổ
nước (hoặc cát) vào đổng hổ cho tới vạch đẩy, theo vạch đã chia để đếm số
khắc. Mỗi ngày đêm có 12 giờ (can-chi), mỗi giờ (8,33 khắc).
ứng dụng của khắc, chủ yếu được dùng trong y học phương Đồng cổ
truyền, để tính vòng vận hành của kinh khí trong cơ thể con người. Chẳng
4
hạn, trong Vệ khí hành luận có đoạn: “Nước xuống một khắc, nhân khí tại
Thái dương; nước xuống hai khắc, nhân khí tại Thiếu dương; nước xuống ba
khắc, khí tại Dương minh; nước xuống bốn khắc, khí tại Âm phần; nước
xuống năm khắc, khí tại Thái dương; nước xuống sáu khắc, khí tại Thiếu
dương; nước xuống bảy khắc, khí tại Dương minh; nước xuống tám khắc,
khí tại Âm phần; nước xuống chín khắc, khí tại Thái dương; nước xuống
mười khắc, khí tại Thiếu dương; nước xuống mười một khắc, khí tại Dương
minh; nước xuống mưòi hai khắc, khí tại Âm phần; nước xuống mười ba
khắc, khí tại Thái dương; nước xuống mười bốn khắc, khí tại Thiếu dương;
nước xuống mười lăm khắc, khí tạo Dương minh; nước xuống mười sáu
khắc, khí tại Âm phần; nước xuống mười bảy khắc, khí tại Thái dương;
nước xuống mười tám khắc, khí tại Thiếu dương; nước xuống mười tám
khắc, khí tại Thiếu dương; nước xuống mười chín khắc, khí tại Dương
minh; nước xuống hai mươi khắc, khí tại âm phần; nước xuống hai mươi
mốt khắc, khí tại Thái dương; nước xuống hai mươi hai khắc, khí tại Thiếu
dương; nước xuống hai mươi ba khấc, khí tại Dương minh; nước xuống hai
mươi bốn khắc, khí tại Âm phần; nước xuống hai mươi lăm khắc, khí tại
Thái dương, đó là mức nửa ngày. Từ sao Phòng đến sao Tất dài 14 xá, nước
xuống 25 khắc, mặt trời đi một nửa, lại đi một xá, nước xuống ba khắc và
bốn phần bẩy khắc. Đại yếu thường thì lấy mặt trời nhô lên ở trên tú, nhân
khí ờ Thái dương là theo mặt trời đi một xá, nhân khí đi ba dương, đi với
Âm phần, đều như là không dứt, trời và đất cùng một qui tắc dần dần từ từ
hết thì trở lại từ đầu, một ngày một đêm nước xuống 100 khắc là hết”.
Trên cơ sở lý luận “Khí đưa huyết đi”, người xưa lấy tốc độ của máu đi
trong động mạch làm mức đi của khí: “Người ta thở ra một lần, hít vào một
lần gọi là “nhất tức” (một nhịp thở). Mỗi khắc có 135 nhịp thở, mỗi giờ có
08 khắc, tính được 1080 nhịp thở, phần khắc, 12 giờ có 96 khắc, tính được
12960 nhịp thở, phần khắc dư tính được 540 nhịp thở, cộng lại được 13.500
5
nhịp thở. Mỗi một nhịp thở mạch đi 6 thốn, cứ hai khắc có 270 nhịp thở,
mạch đi 16 tượng 2 thước, mỗi giờ mạch đi 64 trượng 8 thước, Vinh, vệ 44
vòng khắp người, 12 giờ tính được 96 khắc, mạch đi 777 trượng 6 thước là
48 vòng khắp người, phần khắc dư đi 02 vòng khắp người, được 32 trượng 4
thước. Tính chung là 50 lượt vòng khắp người, mạch đi được 810 trượng.
Đó là nhịp thở ra hít vào, số mạch đi, số lần vòng khắp người, cộng cả ngày
đêm đúng là 100 khắc. Đi ở dương, đi ở âm, gọi là ngày đi đêm đi”. (Sách
Nạn kinh - Nạn thứ nhất).
1.2. Giờ:
Giờ là một đơn vị thời gian bằng — của ngày (tính cả ngày lẫn đêm).
Người ta định giờ bằng cách đo cung độ của góc chiếu sáng của mặt
trời theo bóng ngả trên mặt đất. Cứ bóng ngả chuyển một cung chiếu — của
đường tròn (gọi là Nhật quỹ) được tính là một giờ.
Do quả đất tự quay xung quanh trục của mình trong quá trình di
chuyển trên quỹ đạo quanh mặt trời, cho nên góc giờ tự xoay của quả đất
lớn hơn — của 360 độ. Một năm có 365 -25 ngày, vậy một giờ quả đất tự
xoay một góc bằng:
( 1 * 3 6 0 ) + ( - 1 — *360) -3 , độ
12 365,25
Trong các môn dự báo của phương Đông, cơ sở tính toán là giờ. Giờ
cổ truyền là loại giờ địa phương cụ thể, nó mang nội dung thời sinh học,
cho nên việc xác định giờ chuẩn phải dựa vào bóng ngả của ánh sáng mặt
trời tại địa phương cụ thể. Khi bóng ngả của ánh sáng mặt trời trùng khít
với đường theo hướng chỉ nam của mũi kim trên la bàn, đó là lúc chính giữa
6
giờ Ngọ (thường gọi tắt là chính Ngọ), hướng ngược với chính Ngọ là
chính Tý, hướng vuông góc với chính Ngọ - chính Tý về hai phía là chính
Mão và chính Dậu. Trước hướng chính Ngọ một góc bằng 1/24 đường tròn
là bắt đầu giờ Ngọ. Sau góc chính Ngọ một góc bằng 1/24 đường tròn là hết
giờ Ngọ. Cách chia vạch và khắc của dụng cụ đo giờ (Nhật quĩ) cũng giống
như cách chia trên đồng hổ nước (hoặc cát). Do cách chia giờ theo bóng ngả
của mặt trời trên mặt đất nên ta gọi là giờ Địa chi (chia trên mật đất). Tên
gọi của 12 giờ địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân,
Dậu, Tuất, Hợi.
Mười hai giờ theo địa chi kết hợp với mười thiên can (Giáp, Ất, Bính,
Đinh, Mậu, Kỉ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) thành tên gọi đầy đủ can - chi của
giờ. Cách xác định can của giờ, được căn cứ theo can của giờ:
Ngày Giáp, ngày Kỉ: là giờ giáp tý, ất sửu, bính dần
Ngày ất, ngày Canh: là giờ bính tý, đinh sửu, mậu dần
Ngày Bính, ngày Tân: là giờ mậu tý, kỉ sửu, canh dần
Ngày Đinh, ngày Nhâm: là giờ canh tý, tân sửu, nhàm dần
Ngày Mậu, ngày Quí: loà giờ nhâm tý, quí sửu, giáp dần
Ý nghĩa về dự báo, các nhà y, lý, số xưa chú trọng nhiều đến thiên can
(bởi mỗi chữ của thiên can đều mang một nội dung có ý nghĩa thông báo
nhất định) hơn là địa chi. Chẳng hạn, với y học cổ Phương đông, thiên can
không chỉ đơn thuần là một hộ số đếm thập phân mà nó còn là một quy luật
thời sinh học ứng với các bộ phận trong cơ thể con người, rất quan trọng
trong việc dự báo, chẩn trị bệnh tật cũng như dự báo về tính cách, khí chất
bẩm sinh (tiên thiên). Trong sách Châm cứu đại thành có bài Thập nhị kinh
nạp thiên can ca như sau:
7
Giáp đảm, ất can, bính tiểu trường
Đinh tâm, mậu vị, kỉ tỳ hương
Canh thuộc đại trương, tân thuộc phế
Nhâm thuộc bàng quang, quý thận tàng
Tam tiêu diệc hướng nhâm trung kí
Bào lạc đồng quy nhập quý phương.
Nghĩa là
(Các đơn vị thời gian, không gian thuộc can nào đó thì có liên quan
đến tạng phủ nhất định)
Giáp thuộc mật, ất thuộc gan, bính thuộc tiểu tràng
Đinh thuộc tim, mậu thuộc dạ dày, kỉ thuộc tì
Canh thuộc đại tràng, tân thuộc phổi
Nhâm thuộc bàng quang, quý thuộc thận
Tam tiêu thuộc nhâm, tâm bào lạc thuộc quý.
Ngoài ra, do ý nghĩa thời sinh học sâu sắc của nó, theo kinh nghiệm
của các y gia, thuật số gia
ở châu thổ Sông Hổng còn xác định giờ Tý
bằng cách xem lá khế (gọi là giờ lá khế): Vào nửa đêm, khi thấy hai lá khế
(loại bánh tẻ) bắt đầu tách nhau ra, đó là giờ chính Tý.
Giờ Địa chi và giờ thông dụng quốc tế có thể chia chẵn cho nhau nên
ta có thể qui đổi cho tiện dùng. Cần chú ý, khi dùng cách qui đổi, phải hiệu
chỉnh sai số giữa giờ chuẩn quốc gia và giờ cụ thể của địa phương nơi ta cần
xác định. Cách hiệu chỉnh như sau: Nơi địa phương ở về phía Đông múi giờ
8
chuẩn quốc gia thì lấy giờ thông dụng quốc tế trừ đi độ lệch, nếu lệch về
phía Tây múi giờ chuẩn thì lấy giờ thông dụng cộng thêm độ lệch. Qui đổi
độ lệch kinh độ ra độ lệch thời gian như sau: 01 độ kinh độ bằng 04 phút
đồng hồ thông dụng; 15 phút kinh độ bằng 01 phút đồng hồ thông dụng.
Chẳng hạn, ta lấy múi giờ thứ 7 làm 0 giờ, vậy — *7 = 105 là chính
Tý. Nơi nào lùi về phía Đông kinh tuyến 105, cứ 01 kinh độ thì giảm 04
phút. Thí dụ, tại Phan Rang (kinh tuyến 109) giờ Tý sẽ đến trước (so với
kinh độ 105) là: 4x (109 - 105) = 16 phút.
Giờ
Địa
chi
Tý
Sửu Dần
Mão Thìn
Tỵ
Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Giờ
thông
dụng
23-1
1-3 3-5
5-7
7-9 9-11
11-13 13-15
15-17
17-19 19-21
21-23
1.3. Ngày.
Ngày là đơn vị thời gian được tính bằng một vòng tự xoay của quả đất,
lấy một điểm chuẩn góc chiếu sáng của mặt trời làm mốc. Trên thực tế, quả
đất vừa tự xoay quanh trục của mình, vừa di chuyển trên quĩ đạo quanh mặt
trời. Với điểm chuẩn là mặt trời, trị số của góc tự xoay một ngày của quả
đất đã phải lớn hơn môt vòng trong, tức là bằng 360°+ —^ — cũng tức là
365 ,25
b ằn g
-
của tháng măt trăng.
29,503
Ngày chia làm 12 giờ địa chi, chia làm 24 giờ thông dụng và có 100
khắc cổ. Ngày bắt đầu từ giờ Tý, chia làm ban ngày và ban đêm. Ban ngày
từ giờ Dần đến hết giờ Dậu. Ban đêm từ giờ Tuất đến hết giờ Sửu. Ngày có
thể tính theo số thứ tự từ ngày đầu tháng Âm - dương hợp lịch, cũng có thể
9
tính thứ tự bằng can - chi. Thí dụ, ngày mồng 5 tháng Giêng năm Nhâm
Ngọ, cũng có thể gọi là ngày ất Mão, tháng Nhâm Dần, nãm Nhâm Ngọ.
Tính ngày theo can - chi.
Đây là một phép tính rất phức tạp. Bởi vì, số ngày trong tháng theo âm
dương hợp lịch không tuân theo qui luật chặt chẽ, lại có tháng nhuận, cho
nên người ta qui đổi ngày của âm dương hợp lịch ra ngày dương lịch, rồi
xây dựng công thức để từ ngày dương lịch tìm ra ngày can - chi. Nếu
không, có thể tra trong một số loại lịch chuyên dùng.
Ngày mồng một tính theo Âm - dương hợp lịch là ngày đầu tháng, có
vị trí vũ trụ trong quan hệ với mặt trăng - quả đất - mặt trời là: mặt trăng và
mặt trời ở về một phía, mặt trăng nằm trên phương thẳng giữa quả đất và
măt trời.
Mặt trăng
Quả đất Mặt trãng Mặt trời
Vị trí ngày rằm
Vị trí ngày mồng một
Ngày rằm, mặt trời và mặt trăng đối chiếu qua quả đất.
1.4. Tháng và tiết khí.
Tháng theo Âm - dương hợp lịch là vấn đề phức tạp nhất trong phép
làm lịch, bởi nó là con số kết hợp hai chu kỳ của mặt trăng và mặt trời xoay
10
quanh một vòng tròn khép kín. Con số đó lại là số không chia hết, là số vô
tỷ, và người ta ghi nhận một tháng là (29.503588
ngày.
Tháng tính theo mặt trăng (âm lịch), mặt trăng vượt một vòng Bạch
đạo hết 27,321661 ngày, một năm có -355 ngày, trong khi đó tháng theo
dương lịch có 29,503588 ngày, do vậy năm Âm - dương hợp lịch phải có
thêm tháng nhuận (năm có 13 tháng).
Ngoài đặt tên tháng theo thứ tự (như tháng Giêng, tháng hai
) còn
có cách gọi tên tháng theo can - chi. Hiện nay chúng ta đang dùng tháng
Kiến Dần, tức là lấy tháng Giêng là tháng Dần, theo kinh nghiệm quan sát
thiên văn, cứ vào lúc hoàng hôn (giờ Dậu) tháng Giêng nhìn lên bầu trời
phương Bắc thấy chùm sao Bắc Đẩu chỉ về hướng cung Dần, lấy tên cung
Dần đặt làm tháng Giêng.
Căn cứ theo can của năm để xác định can của tháng:
Năm Giáp, năm Kỉ: tháng giêng là bính dần, tháng hai là đinh mão,
tháng ba là mậu thin
Năm Ât, năm Canh: tháng giêng là mậu dần, tháng hai là kỉ mão,
tháng ba là canh thin
Năm Bính, năm Tân: tháng giêng là canh dần, tháng hai là tân mão,
tháng ba là nhâm thin
Năm Đinh, nám Nhâm: tháng giêng là nhâm dần, tháng hai là quí
mão, tháng ba là giáp thin
Năm Mậu, năm Quí: tháng giêng là giáp dần, tháng hai là ất mão,
tháng ba là bính thin
Do cách định tháng Giêng là Kiến Dần nhằm làm cho năm được mở
11
đầu bằng mùa xuân, vì vậy, ngày mồng một tháng Giêng phải là ngày có
khoảng cách gần tiết khí lập xuân nhất.
Tiết khí là phép tính lịch đặc biệt của phương Đông cổ đại. Do giá trị
ứng dụng lớn lao của nó trong đời sống nên từ xưa đến nay y học dân tộc,
nông nghiệp
vẫn thường dùng nó để theo dõi những biến đổi về khí hậu,
thời tiết vào những thời điểm tiết khí, theo đó mà đặt ra những lời khuyên
có tính chất dự báo, các phương hướng phòng bệnh và gieo trồng từng loại
cây, giống cho thích hợp. Tiết khí là những thời điểm qủa đất di chuyển trên
quĩ đạo cách đều nhau bằng một phần hai mươi bốn của quĩ đạo năm (gọi
là Nhị thập tứ khí). Bốn đỉnh điểm của quĩ đạo ở vào bốn tiết khí phân mùa
là Đông chí, Hạ chí, Xuân phân và Thu phân. Các tiết khí khác ở vào các
cung đoạn mà khí hậu có những diễn biến đặc thù, tên gọi của các tiết khí
lấy theo tính chất đặc điểm của mùa tiết.
Quĩ tích trung bình của
vòng Hoàng đạo và vòng Bạch đạo Hạ chi (22/6 ± 2)
1. Lập Xuân: bắt đầu mùa xuân. (Tiết khí), tháng giêng.
2. Vũ Thuỷ: Mưa nước. (Trung khí).
3. Kinh trập: Sâu bọ hoạt động, trồi lên mặt đất. (Tiết khí), tháng
hai.
4. Xuân phân: Giữa mùa xuân. (Trung khí).
5. Thanh minh: Trời trong sáng. (Tiết khí), tháng ba.
6. Cốc vũ: Mưa, tốt lúa. (Trung khí).
7. Lập hạ: Bắt đầu mùa hạ. (Tiết khí), tháng tư.
8. Tiểu mãn: Có những cơn lũ nhỏ. (Trung khí)
9. Mang chủng: Sao tua rua mọc, bắt đầu thời vụ gieo mạ mùa. (Tiết
khí), tháng nãm
10. Hạ chí: Giữa mùa hạ. (Trung khí)
11. Tiểu thử: Bắt đầu nóng nực. (Tiết khí), tháng sáu.
12. Đại thử: Nóng nực nhiều. (Trung khí)
13. Lập thu: Bắt đầu mùa thu. (Tiết khí), tháng bảy.
14. Xử thử: Mưa ngâu. (Trung khí)
15. Bạch lộ: Có sương mù trắng. (Tiết khí), tháng tám.
16. Thu phân: Giữa mùa thu. (Trung khí)
17. Hàn lộ: Có sương mù lạnh. (Tiết khí), tháng chín.
18. Sương giáng: Sương đọng thành giọt rơi xuống. (Trung khí)
19. Lập đông: Đầu mùa Đông. (Tiết khí), tháng mười.
20. Tiểu tuyết: Bắt đầu có tuyết ít. (Trung khí)
21. Đại tuyết: nhiều tuyết phủ dày. (Tiết khí), tháng một.
12
13
22. Đông chí: Giữa mùa Đông. (Trung khí)
23. Tiểu hàn: Bắt đầu giá rét. (Tiết khí), tháng chạp.
24. Đại hàn: Giá rét nhiều. (Trung khí).
Ngoài ra, theo cách tính của các nhà Dịch học (Dịch thời) và Âm -
dương gia, người ta còn căn cứ vào sự chuyển dịch của Âm dương trong các
quẻ dịch qua tiết nhịp của thời gian, chia một năm ra 12 phần âm và dương,
đặt tên cho từng tháng theo độ tiến lui của âm và dương. Một năm bắt đầu
từ tháng Một (tháng 11), là tháng Tý, có tiết Đông chí gọi là tháng Nhất
dương sinh, tính đến tháng Tư là tháng Lục dương sinh. Tháng Năm là
tháng Nhất âm sinh, đến tháng 10 là tháng Lục âm sinh, cứ theo vòng tuần
hoàn như vậy. Đây là loại lịch được dùng phổ biến trong y học và trong
nông nghiệp để theo dõi sức khoẻ con người, định chế độ ăn uống (dưỡng
sinh) và theo dõi chu kỳ sinh trưởng của sinh giới.
Từ quan sát lâu dài tự nhiên giới, người ta cho rằng: âm - dương là hai
thuộc tính, tính năng, khuynh hướng thống nhất trong một chỉnh thể của
mỗi sự vật, hiện tượng; trong dương có âm, trong âm có dương, không có
cái gì thuần âm, cũng không có cái gì là thuần dương. Thiên nhiên có qui
luật chặt chẽ, hợp lý của nó, con người cần phải nắm bắt và thích ứng
đểđiều hoà nhịp sinh học, nâng cao sức khoẻ và hiệu năng hoạt động của
mình. Dịch thời đã chỉ ra: trong tháng một, tháng chạp, tuy biểu hiện bên
ngoài là heo lạnh (âm) nhưng bên trong nó là ấm, khí dương đang nảy sinh
và âm thầm tung toả trong lòng đất (tháng nhất dương sinh và nhị dương
sinh). Thiên nhiên hợp lý là ở chỗ, những loại rau quả thuộc thể hàn lại sinh
trưởng vào mùa đông, để cân bằng với thể dương ấm trong cơ thể con người
(nếu khồng thì “ hàn ngộ hàn tắc diệt” - lạnh và lạnh gặp nhau sẽ chết).
Tháng một, đặc biệt là 10 ngày trước và sau tiết đông chí (nhất dương sinh),
các loài động vật thuộc hệ noãn sinh phải tuyệt đối tránh giao phối, vì nếu
14
không sẽ làm tổn thương đến dương khí mới sinh, bào thai non yếu, dễ có
biểu hiện “tiên thiên bất túc”.
Tháng giêng thuộc quẻ Địa thiên thái, là tháng Tam dương sinh, hai
khí âm dương cân bằng, giao hoà. Khí dương bắt đầu phát lộ trên mặt đất,
mùa xuân cây cối đâm trồi nảy lộc, sâu bọ chui lên khỏi mặt đất giao
hoan Mùa xuân con người với những lễ thức hộ hè hát xướng nhưnhoà
nhịp cùng đất trời sinh sôi nảy nở - tết nguyên đán - Tam dương khai thái.
Tháng năm thuộc quẻ Thiên phong cấu (Cấu có nghĩa là hư hao, mất
mát) là tháng nhất âm sinh, bắt đầu của chu kì “dương tiêu âm trưởng” (khí
dương suy, khí âm thịnh); vạn vật bước vào giai đoạn trưởng thành, chín
muồi và suy tàn (hạ trưởng, thu tàn). Tháng năm là tháng Ngọ, “Ngọ giả
ngỗ dã”, là tháng nghịch khí, trẻ con thường có mụn nhọt, dịch bệnh. Mùa
này, tuy biểu hiện bên ngoài là nóng nhưng thực chất bên trong khí âm lạnh
đang phát sinh phát triển, vì lẽ đó, các loài rau quả thuộc thể nóng (dương)
lại ra vào mùa hạ - thu để bổ túc khí dương đang suy kiệt ở bên trong, nếu
không “nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng” (nóng gặp nóng sẽ phát cuồng). Lễ tết
5/5 (Đoan ngọ) được lịch sử hoá bằng câu chuyện Khuất Nguyên, người
nước Sở, trầm mình xuống sông Mịch La, thực chất là một lễ thức cổ của
người Việt ở phương nam theo nguyên lý thời sinh học. Truyền thống của
người Việt ở Châu thổ Sông Hồng, vào ngày 5/5 thường thực hiện những
hèm như: ăn một loại quả nào đó vào lúc vừa ngủ dậy (gọi là giết sâu bọ),
bôi phẩm hoặc là lá cây có mầu đỏ (biểu tượng của khí dương) vào móng
chân móng tay, hoặc, buổi trưa thường đi lấy các loại dễ, lá tầm gửi và cây
thuốc nam (tính dương) về phơi khô để uống suốt mùa, bồi bổ khí dương
đang suy kiệt.
Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng-tôn giáo, tết Trung Nguyên, rằm tháng bảy
(là tháng thuộc quẻ Thiên địa bĩ) còn là lễ thức biểu hiện sự thê lương, ảm
15
đạm, chết chóc của tự nhiên, đất trời.
Tháng 4
Lục dương sinh
Tháng 5
Nhất âm sinh
Hạ chí
Tháng 6
Nhị âm sinh
Tháng 7
Tam âm sinh
Tháng 3
Ngũ dưcmg sinh
Tỵ Ngọ V
Mùi Thân
Tháng 8
Tứ âm sinh
Thìn \
Dậu
Thu phân
Tháng 2
Tứ dương sinh
Mão
Tuất
Tháng 9
Ngũ âm sinh
Xuân phán
•Đan Sửu
T ý \ Hợi
Tháng Giêng
Tam Dương sinh
Tháng 12 (chạp)
Nhị dương
sinh
Tháng 11 (một)
Nhất dương sinh
Đông chi
Tháng 10
Lục ám sinh
1.5. Năm.
Năm là một vòng tuần hoàn qua bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông.
Năm có thể được tính bằng độ dài từ mồng một tháng Giêng đến hết tháng
Chạp (gọi là Chu niên), cũng có thể tính từ ngày có tiết Lập Xuân này đến
ngày có tiết Lập Xuân năm sau (gọi là Chu tuế), có độ dài là -365,25 ngày
(tính bình quân trong 19 năm).
Tên của năm gồm có hai thành phần là can và chi. Tên thứ tự của 10
thiên can là Giáp - ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quý.
Sự phối hợp của 10 can và 12 chi tạo thành chu kỳ 60 năm, mở đầu là Giáp
Tý, kết thúc là Quý Hợi, gọi là Lục Thập hoa giáp.
Đổi năm dương lịch ra năm can-chi có nhiều cách tính, thông thường
16
và dễ nhất là người ta cho rằng năm thứ 61 đời Hoàng Đế (một triều đại có
tính truyền thuyết), năm 2.637 t.c.n là năm Giáp Tý thứ nhất, căn cứ vào đó
để tính các năm tiếp theo.
Thí dụ, Lý Công uẩn dời đô ra thành Đại La vào năm 1010, vậy đó là
năm nào của hệ can-chi.
Ta có: (2.637+1010):60 = 60 và đư 47.
Vậy, năm 1010 đang ở vào năm thứ 47 của chu kì can-chi thứ 61. Tính
từ Giáp Tý là 1, đến thứ 47 là Canh Tuất. Năm 1010 là năm Canh Tuất.
Tóm lại, trên đây là năm khái niệm cơ bản trong phép tính thời gian
sinh học của phương Đông cổ đại, là cơ sở cho mọi tính toán suy luận của
các môn dự báo. Nó có quan hệ hữu cơ, biện chứng với không gian và vật
chất vận động trong không gian nói chung và đời sống của sinh giới nói
riêng.
2. Thời gian trong mối quan hệ với vũ trụ và sinh thể.
2.1. Những khái niệm, ký hiệu vật chát - không gian - thời gỉan.
Trong các môn dự báo học của triết học phương Đông cổ đại có rất
nhiều những khái niệm, ký hiệu được xây dựng trên cơ sở sự kết hợp biện
chứng giữa thời gian, không gian và vật thể vũ trụ cũng như các bộ phận
trong cơ thể con người. Nó là cơ sở của mọi tính toán, suy luận đã được
thực tiễn kiểm nghiệm chứng minh, dù rằng về mặt lý luận,để chứng minh
được một cách chặt chẽ, rõ ràng, thì đó là công việc không phải dễ dàng.
2.1.1. Khái niệm Ầm dương ngũ hành.
Theo lý thuyết phân đôi (Nhị phân) người phương Đông cổ đại cho
rằng sự cấu thành của vạn vật là do sự tương tác, kết hợp, phân dã của hai
17
yếu tố là âm và dương. Âm - Dương đối lập nhưng không phải là huỷ thể
của nhau, mà là điều kiện tính cho sự tồn tại của nhau trong một chỉnh thể
sự vật, hiện tượng. Trong thời sinh học, một năm từ tháng một (tháng 11)
đến tháng tư là thuộc về dương; từ tháng năm đến tháng mười là thuộc về
âm; một ngày từ giờ Tý đến hết giờ Tỵ là thuộc về dương; từ giờ Ngọ đến
hết giờ Hợi là thuộc về âm. Ta có thể xem biểu đồ can - chi sau:
+
/ Sửu \
/ \ \ 1
/ 12 \
/ Tý \
11
Mão /N .
/ T h ìn \
7 3 J - ' A
/ / < T* 'ị
\ Ngọ 5 \
\
6 / 1
/ 7
\ Mùi /
N. / Thân
:\ ^ \ 1 0 Hợi/
\ 9
8 N. Tuất /
Ị Dậu N. y /
OAI H Ọ C Q U Q C G iA h m N O '
TRUNG TÂM THÔNG TIN THU ViẺN
18
Trong thiên can và địa chi cũng chia ra làm âm và dương:
Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là dương.
Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là âm
Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là đương.
Sửu, Mão, Tỵ, mùi, Dậu, Hợi là âm.
Từ đó tính ra có giờ, ngày, tháng, năm can - chi thuộc âm hay dương.
Ngũ Hành.
Do đặc điểm về điều kiện địa mạo của địa lý tự nhiên, sự tương ứng
giữa khí và gió theo phương hướng và mùa là một đặc điểm quan trọng cần
lưu ý khi xem xét vấn đề thời sinh học của vùng Nam Trung Quốc và châu
thổ Sông Hồng.
Vào mùa xuân, gió từ phía đông thổi vào mang theo khí hậu ẩm mát
của biển Đông, thuận lợi cho sự sinh trưởng của vạn vật, cho nên mùa xuân
có tiết Tam dương sinh, chủ về sinh sôi nảy nở (xuân sinh). Mùa thu gió từ
phía tây thổi vào, tức là từ trung tâm đại lục địa với những cao nguyên như
nóc nhà của thế giới, cho nên khí hậu là hanh heo, cây cỏ úa tàn, cho nên
mùa thu thuộc về hành kim, chủ về sự sát phạt, chết chóc thê lương (thu
tàn). Mùa hạ gió từ thương nam, tức là từ xích đạo và vành đai nhiệt đới
thổi tới, mang theo khí nóng, cây cối hoa quả nhanh chóng trưởng thành, đỏ
chín, cho nên thuộc hành hoả, chủ về sự trưởng thành (hạ trưởng). Gió mùa
đông từ phương bắc, nơi có những núi băng và vành đai lạnh thổi tới, đem
theo khí hậu lạnh lẽo , không thuận lợ cho việc gieo trổng, sinh trưởng,
cho nên thuộc hành thuỷ, chủ sự tàng chứa, tích luỹ (đông liễm). Xét về tỷ
lệ nhiệt - ẩm, ở trung tàm và vùng giao tiếp các phương, các mùa là tương
19
đối quân bình, cho nên thuộc hành thổ (thổ chủ hoá).
Như vậy, dù Ngũ hành được kí hiệu bằng những kí hiệu chỉ vật chất
(kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) và có nội hàm cực rộng dùng để chỉ những tính
năng, khuynh hướng, phẩm chất, sự vật khác nhau nhưng xét về nguồn
gốc nó đều được xây dựng và xuất phát từ mùa, phương và khí, mang ý
nghĩa thời sinh học sâu sắc. Có thể tóm tắt tượng của ngũ hành như sau:
Hành Mộc: mùa xuân, tháng giêng và tháng hai, phương đông, khí
phong, chủ sinh, chủ về điều nhân, thuộc gan và mật, thiên can thuộc giáp
và ất, địa chi thuộc dần và mão, bát quái thuộc chấn và tốn.
Hành Hoả: mùa hạ, tháng tư và tháng năm, phương nam, khí thử, chủ
về trưởng thành, chủ về lễ, thuộc về tim và tiểu tràng, thiên can thuộc bính
và đinh, địa chi thuộc tỵ và ngọ, bát quái thuộc quẻ ly.
Hành Thổ: Chủ mùa hạ và tiếp giáp các mùa, tháng 3, 6, 9, và 12,
phương tây-nam, khí thấp, chủ về thâu thái biến hoá, chủ về tín, thuộc về dạ
dày và lá lách, thiên can thuộc mậu và kỉ, địa chi thuộc thin - tuất - sửu -
mùi, bát quái thuộc quẻ cấn và khôn.
Hành Kim: mùa thu, tháng bảy và tháng tám, phương tây, khí táo, chủ
về tàn úa, chủ về nghĩa, thuộc về phổi và đại tràng, thiên can thuộc về canh
và tân, địa chi thuộc thân và dậu, bát quái thuộc quẻ càn và đoài.
Hành Thuỷ: mùa đông, tháng mười và tháng một, phương bắc,khí hàn,
chủ về tàng chứa, chủ về trí, thuộc về thận và bàng quang, thiên can thuộc
nhâm và quý, địa chi thuộc tý và hợi, bát quái thuộc quẻ khảm.
Ngũ hành liên hệ và chuyển hoá lẫn nhau theo luật tương sinh (bồi bổ,
hỗ trợ) và tương khắc (ước chế, sát phạt). Xem trang
Mùa tiết, phương hướng, màu sắc, khí hậu theo ngũ hành tác động vào
20
con người. Sách Châm cứu đại thành đã trích dẫn ở sách Nội kinh về vấn đề
này như sau:
‘Phương tây màu trắng, thông vào với phế, khai khiếu ở mũi, tàng tinh
ở phế, làm bệnh ở lưng trên, vị là cay, loài là kim, súc là ngựa, ứng với bốn
mùa. Trên trời thấy sao Thái bạch đã biết là bệnh ở da lông, âm là Thương
(nhẹ mà động), số là 9, mùi là tanh, dịch là nước mũi
‘Trung ương màu vàng, thông vào với tỳ, khai khiếu ở miệng, tàng
tinh ở tỳ, làm bệnh ở cuống lưỡi, vị là ngọt, súc là trâu, là lúa tẻ, loài là đất,
ứng với 4 mùa. Trên trời thấy sao Trấn đã biết là bệnh ở bắp thịt, âm là
Cung (to mà êm), số là 5, mùi là thơm, dịch là nước dãi “
“Phương nam màu đỏ, thông vào với tâm, khai khiếu ở lưỡi, chứa tinh
ở tâm, làm bệnh ở ngũ tạng, vị là đắng, loại là lửa, súc là dê, cốc là lúa nếp,
cái đó ứng với 4 mùa. Trên trời thấy sao Vinh Hoặc đã biết là bệnh ở mạch,
âm là Chuỷ (êm mà dài), số là 7, mùi là khet, dịch là mồ hôi “
‘Phương bắc màu đen, thông vào với thận, khai khiếu ở tai, tàng tinh ở
thận, làm bệnh ở khe (nách, bẹn ), vị là mặn, loài là thuỷ, súc là lợn, cốc là
đậu, là ứng với 4 mùa. Trên trời thấy sao Thìn là đã biết bệnh ở xương, âm
là Vũ (trầm mà sâu), số là 6, mùi là khai, dịch là nước bọt “
‘Phương đông màu xanh, thông vào với can, khai khiếu ở mắt, chứa
tinh ở gan, là bệnh phát co giật, vị là chua, loài là thảo mộc, súc là gà, cốc
là mach, là ứng với 4 mùa. Trên trời thấy sao Tuế tinh thì đã biết là bệnh ở
gân, âm là Giốc (đều mà thẳng) số là 8, mùi là hôi, dịch là nước m ắt “
Các nhà Ngũ hành cho ràng khi khí hậu biến đổi thì vạn vật biến đổi,
mỗi loại khí ứng với một loài vật. Mỗi khí có một tên, mỗi tên khí có một
đặc điểm của khí:
21
Phong là gió, phong khí có đặc điểm là mát và ẩm;
Hoả là lửa, là nóng, hoả khí là khí nóng;
Thử khí là khí mùa hạ, nắng nóng;
Thấp khí là khí nóng và ẩm;
Táo là khô ráo, táo khí là khí khô mát;
Hàn là lạnh, hàn khí là khí lạnh.
Mỗi khí lại sinh ra ở mỗi mùa, mỗi mùa lại có một hướng gió, mỗi
mùa lại có một loài vật hợp với sự nảy sinh và phát triển Trong sự tương
ứng phức tạp đó, chúng ta khái quát lại: Mỗi mùa ứng với một khí, một
hướng gió và mỗi hướng gió ứng với một loại khí, và người ta ký hiệu là:
Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.
2.1.2. Nhị thập bát tú
Ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, Nhị thập bát tú (28 chòm sao)
được dùng phổ biến và dự báo thời tiết, khí hậu khá chính xác. Sách Khải
đồng thuyết ước in năm Tân Tỵ, triều Tự Đức ghi rõ về vị trí, thời gian xuất
hiện và ý nghĩa của các chòm sao như sau:
Phương Đông có bảy chòm sao:
Chòm sao Giác: Gồm hai sao, ở 21,5 độ. Nửa cuối tháng năm xuất
hiện ở vị trí cung Ngọ.
Chòm sao Cang: Gồm bốn sao, ở 9 độ. Nửa đầu tháng sáu thấy ở vị trí
cung Ngọ.
Chòm sao Đê: Gồm bốn sao, ở 16 độ. Nửa cuối tháng sáu thấy ở vị trí
cung Ngọ.
Chòm sao Phòng: Gồm bốn sao, ở 5,5 độ. Thượng tuần tháng bẩy xuất
hiện.
Chòm sao Tâm: Gồm ba sao, ở 7 độ. Trung tuần tháng bẩy thấy vào
buổi chiều.
Chòm sao Vĩ: Gồm chín sao, ở 17 độ. Hạ tuần tháng bẩy thấy.
Chòm sao Cơ: Gồm bốn sao, ở 10 độ. Nửa đầu tháng tám xuất hiện.
Phương Bắc có bẩy chòm sao:
Chòm sao Nam Đẩu: Gồm sáu sao, ở 24 độ. Nửa cuối tháng tám xuất
hiện.
Chòm sao Ngưu: Gồm sáu sao, ở 7 độ. Nửa đầu tháng chín xuât hiện.
Chòm sao Nữ: Gồm bốn sao, ở 11,5 độ. Nửa cuối tháng chín xuất hiện.
Chòm sao Hư: Gồm hai sao, ở 9,5 độ. Thượng tuần tháng mười xuất
hiện
Chòm sao Nguỵ: Gồm ba sao, ở 18 độ. Trung tuần tháng mười thấy
vào chập tối.
Chòm sao Thất: Gồm tám sao, ở 17 độ. Nửa cuối tháng mười xuất
hiện.
Chòm sao Bích: Gồm hai sao, ở 10 độ. Nửa đầu tháng mười một thấy.
Phương Tây có bẩy chòm sao:
Chòm sao Khuê: Gồm mười sáu sao, ở 17 độ. Nửa cuối tháng mười
một xuất hiện.
22
Chòm sao Lâu: Gồm ba sao, ở 12 độ. Nửa đầu tháng chạp xuất hiện.
Chòm sao Vị: Gồm ba sao, ở 14 độ. Nửa cuối tháng chạp xuất hiện.
Chòm sao Mão: Gồm bẩy sao, ở 11,5 độ. Thượng tuần tháng Giêng
xuất hiện,
Chòm sao Tất: Gồm sáu sao, ở 15 độ. Trung tuần tháng Giêng xuất
hiện.
Chòm sao Chuỷ: Gồm ba sao, ở 01 độ. Hạ tuần tháng Giêng xuất hiện.
Chòm sao Sâm: Gồm bảy sao, ở 08 độ. Nửa đầu tháng hai xuất hiện.
Phương Nam có bảy chòm sao:
Chòm sao Tỉnh: Gồm tám sao, ở 31 độ. Nửa cuối tháng hai thấy.
Chòm sao Quỉ: Gồm có bốn sao, ở 03 độ. Nửa đầu tháng ba thấy.
Chòm sao Liễu: Gồm có tám sao, ở 14 độ. Nửa cuối tháng ba thấy.
Chòm sao Tĩnh: Gồm bẩy sao, ở 9 độ. Thượng tuần tháng tư thấy.
Chòm sao Trương: Gồm có sáu sao, ở 19 độ. Trung tuần tháng tư thấy.
Chòm sao Dực: Gồm hai mươi hai sao, ở 19 độ. Hạ tuần tháng tư thấy.
Chòm sao Chẩn: Gồm sáu sao, ở 18 độ. Nửa đầu tháng năm thấy.
2.1.3 Những kỷ hiệu, khái niệm khác.
Như chúng ta đã biết, thời gian thay đổi cũng đổng thời các vật thể
trong không gian vũ trụ thay đổi tương tác, gây ra những hệ quả thay đổi
tiếp theo như thời tiết, khí hậu Nhiều loại tương tác khác nhau từ nhiều
vật thể vũ trụ khác nhau sẽ gây ra nhiều loại khí hậu, môi trường khác nhau