ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
Nghiêncứu và xác định thành phân hoá học
của lắng đọng khí quyển ướt và lắng đọng khí
quyên khô tại khu công nghiệp
Thượng Đình, Hà Nội
MÃ SỐ: QT-04-35
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: T h.s Nguyễn Thuý Ngọc
CÁC CÁN BỘ THAM GIA:
ĐẠI HỌC QU ỐC GIA Ha\ NO'
tru n g Tà m t h õ n g tin thư viển
TS. NGUYÊN PHẠM HA
CN. VÕ NHẬT HIẾU
ThS. NGUYỄN THỊ HẠNH
ThS. VÕ THÀNH LÊ
HÀ NỘI - 2005
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Đề tài cấp Đại học Quốc gia năm 2004
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu và xác định thành phần hoá học của lắng đọng khí quyển ướt và lắng
đọng khí quyển khô tại khu công nghiệp Thượng Đình, Hà Nội
Mâ số: QT - 04 - 35
2. Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Thuý Ngọc
3. Các cán bộ tham gia:
TS. Nguyễn Phạm Hà
CN. Võ Nhật Hiếu
ThS. Nguyên Thị Hạnh
ThS. Vo Thành Lê
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
M ục tiêu của đ ề tài:
- Sử dụng thiết bị phân tích sắc ký lỏng với đêtector độ dẫn, một thiết bị phân tích
hiện đại có giới hạn phát hiện thấp để phân tích thành phần các ion trong các mẫu
lắng đọng ướt va khô.
- Theo dõi sự xuất hiện các trận mưa axit tại khu vực Thượng Đình nói riêng và của
Hà Nội nói chung thồng qua theo dõi độ pH của các trận mưa.
- Số liệu sẽ được dùng để tham khảo về mức độ ố nhiễm môi trưòng khống khí Hà
Nội nói chung và môi trường không khí khu Thượng Đình nói riêng thông qua thành
phần các ion có trong các trận mưa.
- Số liệu được đùng cho đề tài nghiên cứu mưa axít tại Hà Nội, đề tài hợp tác với
khoa Khí tượng thuỷ văn, Trường Đại học Stockholm , Thụy Điển.
N ội dung nghiên cứu:
- Lấy mẫu nước mưa theo trận và mẫu bụi ( khi không có mưa 7 ngày) tại trạm lấy
mảu nước mưa bán tự động đặt tại tầng thượng nhà T3, trung tãm NC
CNMT&PTBV, trường ĐHKHTN- 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xân, Hà Nội.
- Phân tích thành phần ion trong nước mưa và bụi theo tháng bằng phương pháp sắc
ký lỏng cao áp - HPLC với detector độ dần (CDD).
- Tổng kết kết quả.
5. Tóm tát kết quả nghiên cứu đạt được
- Hiện tượng mưa a xít đã xuất hiện tại khu công nghiệp Thượng Đình năm 2004 với
chiều hướng tảng gấp 02 lần nãm 2003. Số trận mưa có pH < 5,6, chiếm 23,5 %.
- Trong các cation và anion được phân tích SO 42 và Ca2+ có nồng độ cao nhất trong
các mẫu nước mưa được lấy bằng hệ thống chỉ lấy nước mưa không (WO) và nước
mưa có chứa bụi lắng (BC). Sự chênh lệch nồng độ giữa các mẫu nước mưa không
và nước mưa có bụi lắng cho thấy trong bụi lơ lửng ngoài các muối sunphat còn có
chứa các muối phốtphát và cacbonát và các muối khác. Thời gian không mưa giữa
các trận mưa càng dài thì thành phần các ion trong mẫu BC thu được càng cao.
- Khi không mưa, thành phần hoá học của bụi lắng hơi thay đổi trật tự về hàm lượng
so với thành phần ion của lằng đọng ướt (thứ tự S042 > NO, > cr>và Ca2+> NH4+>
Na+> K+ > Mg2+). Nhưng các ion nổi trội của anion vẫn là S042' và cation là Ca2+,
NH4+. Nhìn chung số liệu cho thấy vào những tháng của mùa mưa (tháng 5, 6,7)
lượng ion trong bụi lắng thấp hơn so vói các tháng mùa khô.
6. Kinh phí của đề tài
6.1. Kinh phí được cấp: 12 triệu đổng
6.2. Giải trình các khoản chi:
- Thuê khoán chuyên môn: 4.200.000 đồng
- Hoá chất, nguyên liệu, dụng cụ: 6.480.000 đồng
- Quản lý phí: 480.000 đồng
- Điện nước và xây dựng cơ sở vật chất: 480.000 đồng
- Hỗ trợ đoà tạo và NCKH: 360.000 đồng
KHOA QUẢN LÝ
CHỦ NHIỆM ĐỂ TÀI
ThS. Nguyên Thuý Ngọc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
BRIEF OF THE PROJECT
1. Name of project:
Research and determination of chemical components of wet precipitaion and dry
deposition in the old Thuong Dinh industry area, Hanoi.
The code number: QT - 04 - 35
2. The Coordinator: MSc. Nguyễn Thuý Ngọc
3. The Participants of the project:
Dr. Nguyễn Phạm Hà
BSc. Võ Nhật Hiếu
MSc. Nguyển Thị Hạnh
MSc. Võ Thành Lê
4. Purpose and contents of the research
Purpose:
The high presure liquid chromatogramphy instrument with conductivity detector
(CDD), which is one of model analytical instrument with low detection limit, is used
to analyse the chemical componants (anions and cations) of wet and dry deposition
at Thuong Dinh area.
- Monitoring the acid rain phenomena at Thuong Dinh area by measurement pH
values of each rain event.
- The data of chemical components of wet precipitaion and dry deposition in the old
Thuong Dinh industry area will be contributed to monitoring the air quality in
Hanoi environment and specially Thuong Dinh area in particular.
- The data of chemical components of wet precipitaion and dry deposition in the old
Thuong Dinh industry area will be used for the project of research acid rain
phenominon in Hanoi, in cooperation with Department of Meteorology, Stockholm
University, Sweden.
Content:
- Collect rain water samples after each rain event and deposited dust samples (in
case 7 days without rainy) by semi-automatic rain water collector and bulk collector
at the top floor of T3 building, CETASD, University of Science, 334 Nguyen Trai
str., Thanh Xuan dist., Hanoi.
- Using the high-pressure liquid chromatography method compiled with
conductivity detector (CDD) to analyse the chemical components such as Na+, K+,
NH4+, Ca2+, Mg2+, N 0 2\ NOj\ c r, S042' of rainwater and deposited dust samples.
- Data processing and report.
5. Actives and Results obtained
- Acid rain phenomena have been found at Thuong Dinh industry area in 2004 with
strength increasing double in comparison with 2003. The rain events have pH < 5,6
occupied 23.5% of total rain events.
- The order concentration of cation and anion are measured in rainwater samples,
which are collected by w o , and BC collectors were similar. Ca2+ and S 042" are
dominant two ions. The different between amounts of ions in rain water of w o and
BC showed that the deposited particulate matter contained not only sulphate salt but
also some other salts such as phosphate, carbonate, The chemical components of BC
collected samples are hight amounts if the length of rain event is long.
- The chemical components of dry deposition have small change in comparison with
wet deposition at Thuong Dinh area. The order amounts of ions are S042 > N 03 >
cr> và Ca2+> NH4+> Na+> K+ > Mg2+, The highest amounts of analyzed ions are
S042' and Ca2+, NH4+. In dry season, ion amounts of deposited dust are larger than
in rainy season.
MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu 1
II. Tổng quan ỉ
1. Thực trạng môi trường không khí ở Hà Nội 1
2. Môi trường không khí khu CN Thượng Đình 2
3. Lắng đọng a xít 3
3.1. Nguồn gốc sinh ra mưa axít 4
3.2. Tác hại của mưa axít 5
III. Thực nghiệm 6
1. Các thiết bị, dụng cụ, hóa chất 6
2. Lấy mẫu 6
3. Xử lý mẫu và bảo quản mẫu 7
4. Phân tích định tính và định lượng 7
4.1 Pha động 7
4.2 Dung dịch chuẩn 8
4.3 Điều kiện chạy HPLC 9
IV. Kết quả và thảo luận 10
1. Lượng mưa và pH, độ dẫn theo tháng 10
2. Thành phần hoá học của nước mưa 12
3. Thành phần hoá học trong bụi 13
V. Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 16
Phụ Lục
I. MỞ ĐẦU
Ô nhiễm khôngkhí đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì mức độ lan rộng của các
chất ô nhiễm là khó kiểm soát. Các nước nghèo hoặc kém phát triền đang phải chịu
chung sự ô nhiễm không khí mà các nước có nền kinh tế phát triển hoặc đang phát
triển gây ra. Ô nhiễm không khí chủ yếu là do hoạt động công nghiệp từ các nước có
nền kinh tế phát triển. Lắng đọng axít có vai trò quan trọng làm sạch bầu không khí bởi
sự vận chuyển các chất ồ nhiễm từ không khí tói bể mặt trái đất. Để đánh giá chiều
hướng lắng đọng khí quyển, phải thông qua các số liệu về đo đạc giá trị pH, thống kê
nguồn phát thải và sự biến đổi của các điều kiện khí tượng thuỷ vãn. Hơn nữa việc
nghiên cứu thành phần hoá học có thể hiểu rõ hơn về nguồn gây ra hiện tượng lắng
đọng axít, mối tương quan giữa pH và các thành phần hoá học cũng như đánh giá chiều
hướng ảnh hưởng của lắng đọng khí quyển tới cân bằng vật chất [8].
Ô nhiễm không khí xung quanh khu công nghiệp Thượng Đình đã có những ảnh
hưởng rõ rột tới sức khoẻ của dân cư do công nghệ sản xuất lạc hậu, hệ thống xử lý
chất thải kém hoặc không còn hoạt động [6 ]. Các đo đạc và nghiên cứu về chất lượng
không khí khu vực Thượng Đình như nồng độ S 02, NOx, C 0 2, bụi TSP, PM10, PM2.5,
các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ độc hại như PAHs, VOCs,. thường xuyên được
theo dõi. Để đóng góp vào đánh giá chất lượng môi trường không khí của khu vực này,
đề tài đã thực hiện nghiên cứu đánh giá thành phần lắng đọng khí quyển ưót và khô tại
khu CN Thượng Đình trong năm 2004. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước mưa,
nước mưa và bụi lắng theo trận trong những ngày mưa bởi thiết bị lấy nước mưa WO
(wet only collector) và BC (Bulk collector). Ngoài ra mẫu bụi lắng cũng được lấy sau 7
ngày không mưa bởi BC.
II. TỔNG QUAN
1. Thực trạng môi trường không khí thành phố Hà Nội [1]
Môi trường không khí ở Hà Nội chịu tác động chủ yếu của hoạt động sản xuất công
nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và sinh hoạt cộng đồng.
Trong đó nguồn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Theo sô
liêu điểu tra đánh giá năm 2001 của Sở KHCN &MT trên địa bàn thành phố hiện có
khoảng 147 xí nghiệp, nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm môi truờng không khí.
Các khí thải độc hại phát sinh từ nhà máy, xí nghiệp đó chủ yếu do quá trình chuyển
hoá năng lượng (đốt cháy than và xăng, dầu các loại). Hiện tại lượng nhiên liệu do các
cơ sở công nghiệp tiêu thụ mỏi nãm khoảng 240.000 tấn than, 250.000 tấn xăng, dầu
và thải vào bầu không khí hơn 80.000 tấn bụi khói, 10,000 tấn khí S 0 2 và 19.000 tấn
khí NOx và 46.000 tấn khí c o , gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không
khí một số khu vực của thành phố.
Kết quả thực hiện chương trình quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công
nghiệp đo sở KHCN &MT tiên hành từ năm 1996 đến nay cho thấy:
Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng tăng dần và đều vượt quá
chỉ tiêu cho phép từ 2,5 đến 4,5 lần, tăng mạnh nhất ở các khu vực Văn Điển, Pháp
Vân, Mai Động.
Nồng độ các khí NOx, S 0 2 ít biến động và có xu hướng giảm nhưng mức độ giảm
không nhiều và đều dưới tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù vậy, đây là một tiến bộ đáng kể
vì trong thời kỳ sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng liên tục và khá mạnh cả vế
giá trị tổng sản lượng cũng như tỷ trọng cơ cấu giá trị công nghiệp trong GDP của
thành phố.
Trong khi đó, tại khu vực nội thành chất lượng môi trường không khí có biểu hiện suy
thoái, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông dân cư. Nồng độ bụi có biểu hiện tăng
rõ rệt và đểu vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ khí S 02, NOx tuy vẫn ở mức dưới
giới hạn cho phép song có biểu hiện tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động
xây dựng và hoạt động giao thông đô thị gia tăng.
Trong các nãm gần đây tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội
tăng mạnh. Trung bình lượng ô tô hàng năm tăng khoảng 15% (riêng năm 2000 và năm
2001 lượng xe máy tăng gần gấp đôi so với năm 1995). Ở Hà Nội hiện nay đã có gần
110.000 xe ô tô các loại, gần 1,1 triệu xe máy và khoảng 1.000.000 xe đạp.
Với cơ sở hạ tầng và sự phát triển phương tiện như trên, vấn đề ô nhiễm không khí do
khí thải giao thông đang là một thách thức lớn của Hà Nội. Lượng khí c o do các
phương tiện giao thông thải ra chiếm gần 60% tổng lượng khí c o gây ỏ nhiễm và
lượng khí NOx chiếm gần 40%. Chính vì vậy, ở Hà Nội khí thải do giao thông đang là
một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí và nồng độ khí c o quan
trắc được trong năm 2002 ở nhiều khu vực đã tăng rõ rệt.
2. Môi trường không khí khu CN Thượng Đình
Sự phát triển ngày càng cao của các ngành công nghiệp, các khu đô thị và việc tập
trung mật độ dân cư cao đà kéo theo nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là ô nhiễm
không khí. Khu công nghiệp Thượng Đình: là khu công nghiệp lớn của Hà nội, nằm ở
phía Tây Nam thành phố, thuộc địa bàn phường Thượng Đình, được xây dựng từ những
năm 1958 - 1960. Theo tài liệu [5] điều tra của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị
và Khu công nghiệp (CEETIA) thì khu công nghiệp Thượng Đình hiện nay có 47 cơ sở
sản xuất, trong đó bao gồm:
17 xí nghiệp, nhà máy thuộc ngành cơ khí
7 xí nghiệp, nhà máy thuộc ngành dệt, may, giày
7 xí nghiệp, nhà máy thuộc ngành công nghiệp hoá chất
4 xí nghiệp, nhà máy thuộc ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng
3 xí nghiệp, nhà máy thuộc ngành thực phẩm, thuốc lá
9 xí nghiệp, nhà máy thuộc ngành sản xuất công nghiệp khác.
Theo số liệu thống kê, số lượng các nhà máy, xí nghiệp thuộc ngành cơ khí chiếm tỷ lệ
cao nhất, sau đó là công nghiệp hoá chất và các xí nghiệp may, giày.
Về mặt môi trưcmg và theo tính chất công nghệ sản xuất thì một số nhà máy như: Cao
su Sao vàng, thuốc lá Thăng Long, xà phòng Hà nội, bóng đèn phích nước Rạng Đông,
nhà máy Công cụ số 1, xí nghiệp giày vải Thượng Đình gây ra ô nhiễm đối với tất cả
các thành phần môi trường (nưóc, không khí, rác, tiếng ồn).
Mỗi ngày lượng nhiên liệu, chất đốt sử dụng rất nhiều và lượng khí thải khá lớn xả ra
môi trường là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa Thượng Đình cũng là khu vực đông
dân, hàng ngày khí thải sinh hoạt và khí thải từ các động cơ xe gắn máy tham gia giao
thông tạo ra rất nhiểu. Đây là những yếu tố chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí
tại khu vực Thượng Đình.
Theo tác giả Chu Ngọc Thãng và các công sự (1995) nghiên cứu tác đông của vùng ô
nhiễm không khí cực đại đến sức khoẻ cư dân trong vùng tiếp giáp khu công nghiệp
Thượng Đình, Hà Nội thì phường Thượng Đình và xã Khương Đình ở khoảng cách
100-800 mét cuối hướng gió đông nam va đông bắc bị ô nhiễm cực đại là vào vùng ô
nhiễm đáng báo động. Nồng độ S02 cao gấp 6,7 -7,2 lần, bụi lơ lửng coa gấp 4,0-5,4
lần, khí CO cao gấp 4,3 - 5,4 lần TCCP năm 1993. Đây cũng là vùng báo động sinh
học: tỷ lệ mắc triệu chứng đường hô hấp cap gấp 6,4 -9,1 lần, tỷ lệ rối loạn thông khí
phổi cao gấp 17,7 - 30,8 lần, tỷ lệ mắc các triệu chứng của hội chứng SBS (sick
building syndrome - hội chứng đau yếu do nhà ở) cao gấp 8 ,9-9,0 lần so với nhóm đối
chứng. N.v. Hùng (2001) nghiên cứu mối tương quan giứa hội chứng SBS với bệnh tai
mũi họng của học sinh trường THCS Khương Đình cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng
của hội chứng SBS cao gấp 2,32 -18,85 lần, tỷ lệ mắc các bệnhvề tai mũi họng cao gấp
3,76- 8,85 lần so với nhóm đối chứng [4],
3. Lắng đọng a xít
Thuật ngữ lắng đọng a xít bao gồm cả 2 hình thức:
- Lắng đọng khô (dry deposition): bao gồm các khí (gases), hạt bụi (particulate)
và soi khí (aerosol) có tính a xít. Trong khí quyển các tạp nhiễm này tồn tại dưới
dạng các sol khí, đây là những hạt bụi dạng rắn, lỏng hoặc khí có kích thước hạt
đủ nhỏ để có thể lan truyền tới khoảng cách rất xa.
- Lắng đọng ướt (wet deposition) thể hiện ở nhiều dạng như mưa, tuyết, sương
mù, hơi nước có tính a xít.
Nước mưa có tính axit được gọi là mưa axit. Theo định nghĩa của Uỷ ban Kinh tế Châu
âu thì mưa với pH <=5,5 là mưa axit.
3.1. Nguồn gốc sinh ra mưa axít [8]
Sự tạo thành các khí S 02, NOx từ các hoạt động tự nhiên và của con nguời được coi là
nguồn chính gây lắng đọng axit.
Nguồn tự nhiên: S02 được phát thải từ các nguồn tự nhiên như là các hoạt động của vi
sinh vật, của núi lửa, từ biển. NOx bao gồm các khí N20 , NO, N 0 2 được giải phóng từ
đất thông qua hoạt động của vi khuẩn, cháy rừng, đốt cháy sinh khối. Sự phát thải do tự
nhiên xảy ra trên toàn trái đất, chúng bị pha loãng và có ít tác động ngoại trừ tại một sô'
vùng đặc biệt.
Nguồn gốc từ các hoạt động của con người: S02 được phát thải vào khí quyển chủ yếu
do đốt cháy nhiên liệu hoá thạch than, dầu, khí tự nhiên. Thành phần nhỏ của S 0 2 được
tạo thành từ nhiên liệu có chứa sunfua được tồn lưu trong môi trường ở dạng tro. Một
phần nhỏ khác có thể bị ôxi hoá thành sulphua trioxide (S03) ở nhiệt độ cao và do đó
dẫn đến tạo thành H2S 0 4 trong khí ống khói. Sự đốt cháy cũng oxi hoá cả nitơ trong
nhiên liệu và nitơ có mặt một cách tự nhiên trong không khí tạo thành oxit nitơ.
Cơ ché láng đọíằg axíi
Sự phát thài Sự vận chuyển/biến đổi Sự láng đọng -O
Nguồn phát thải (Đất/thực vật, nước, vật liệu, nhà cừa, cơ
thể người.,.w)
so sulfur (ItOKidn, H SO- ■ sulfuric nciơ so. : sulfuric acid lon. H : nydrogen acid ton
NO. nitrcxis oxides HNO- niu 1C acid. NO? nitric acid ion
Hình 1. Cơ chế láng đọng a xít
Ngoài ra, những thành phần khác góp phần tạo nên lắng đọng axít như ỉà c r và N H /.
Nguồn HC1 chính từ tự nhiên là phản ứng của muối biển với a xít H2S04 và H N03. Các
nguồn tự nhiên khác có nguồn gốc từ núi lửa. Nguồn do các hoạt động của con người
là đốt cháy than. Clo xuất hiên trong than ở dạng muối clorua của kim loại chủ yếu là
NaCl và CaCl2. Clo còn được tạo thành từ quá trình đốt rác, clo có sấn ở dạng muối,
nhựa polyvinylclorua.
3.2. Tác hại của mưa axít [8]
Ảnh hưởng của lắng đọng a xít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là lượng các thành phần
axit được lắng đọng xuống từ các nguồn cụ thể, cirờni: độ của nguồn lắng đọng a xít,
khả nãng đáp ứng trung tính đối vói đất, nước. Sự lắng đọng axít có thể gây lên những
ảnh hưởng như:
- Ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước: Nước mưa với độ axít thấp làm hoà tan các
kim loại nặng có trong trầm tích và đất. Ớ pH = 6 , độ tan của các kim loại nặng
theo trật tự: Mn>Cd>Zn> Ni, trong đó Cu và AI tan ở pH<5. Sự hoà tan nhôm
có thẻ ảnh hưởng các hợp chất khác trong nước như là làm lắng đọng các hợp
chất humic và phốtpho, do đó làm tăng sự truyền qua của nước làm tảo phát
triển mạnh ở độ sâu dưới nước hơn. Sự axit hoá dẫn đến sự thay đổi số lượng và
làm giảm tính đa dạng sinh học. Những thay đổi này là do sự thiếu hụt của các
thành phần của sự sống đối với hệ sinh thái nước.
- Ảnh hưởng với hệ sinh thái trong lục địa: Sau khi lắng đọng xuống bề mặt đất,
chất ô nhiễm được tích luỹ trong đất làm tăng độ pH, thay đổi cân bằng tự nhiên
của đất và ảnh hưởng tới hoá học đất. Kết quả làm đất bị rửa trôi muối và những
nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật, làm giảm độ màu mỡ
của đất. Bên cạnh đó các cơ thể vi sinh vật trong đất có thể bị loại bỏ gây ức
chế một vài quá trình vi sinh hoá như sự cố định nitơ, khoáng hoá Một cơ chế
quan trọng khác của sự a xít hoá đất là sự hấp thụ ưu tiên các cation của thực
vật. Dễ cây hấp thụ Ca2+, Mg2+ ví dụ từ đất nhưng giải phóng H+ để tạo cân bằng
ion. Các cation này được bổ xung lại khi có mưa và khi thực vật phân huỷ hoặc
chết. Nhưng nếu cây và vụ mùa được thu hoạch, các ion này sẽ bị mất và độ axit
sẽ nổi trội hơn.
Sự lắng đọng a xít có thể ảnh hưởng trực tiếp tói cây trồng, phá huỷ lá cây, ngăn
cản quá trình tạo thành tạo thành chồi, rụng hạt. Những kim loại nặng độc tính
cao bị rửa giải vào trong đất ở pH thấp có thể phá huỷ hệ thống dể cây và làm
cho cây không có khả năng hấp phụ chất dinh dưỡng và nước. Sự rửa trôi các
chất dinh dưỡng trong đất có thể dẫn tới giảm năng suất cây trồng.
- Ảnh hưởng tới nước ngầm: lắng đọng a xít làm giảm chất lượng nước ngầm.
Vấn đề này có thể nhận thấy ở một số nơi trên thế giói với hàm lượng kim loại
nặng như chì và các chất độc khác bị rửa từ đất, đá, quặng ở pH thấp. .
- Ánh hưởng tới các vật liệu, công trình: Lắng đọng a xít là một trong những
nguyên nhân làm hư hỏng rất nhiều công trình, vật liệu. Nó phá hủy các vật liệu
như sắt, thép, kẽm, sơn và đá làm thiệt hại kinh tế khá nghiêm trọng. Nước mưa
làm tăng nhanh sự gặm mòn lớp bề mặt của các vật liệu, công trình xây dựng,
nghệ thuật,
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ: lắng đọng axít có ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ do
nước ngầm hoặc nước bề mặt bị axít hoá. Bên cạnh đó ở hàm lượng cao sulphate
có thể gây trầm trọng thêm các bệnh về tim và phổi.
III. THỰC N GHIỆM
1. Các thiết bị, dụng cụ, hóa chất
- Điện cực thuỷ tinh đo pH, Metrohm- Swiszerland.
- Máy đo độ dẫn, Metrohm - Swiszerland.
- Máy lọc chân không, Buchi - Swiszerland.
- Máy sắc ký lỏng, LC 10 AD, Conductivity detector CDD-6A, Shimadzu, Japan
- Máy siêu âm, pipet, ống đong, bình định mức.
Hóa chất: 8 mM p-Hydroxybenzoic acid; 3,2 mM Tris-(hydroxymethyl)-
aminomethan; HNOị 65% (d=l,4 g/ml); 4mM Tartaric acid; 2mM Etylenediamine
2. Lấy mẫu
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu nước mưa theo
trận và mẫu bụi lắng sau 7 ngày không mưa theo qui trình dưới đây.
2.1. Nguyên tắc
- Mẫu nước mưa lấy từ hệ thống WO: WO là 1 hệ thống kín gồm 1 phễu bằng
Polyethylene có đường kính 20cm, 1 can nhựa đựng mẫu 5 lít được đặt trong 1 bình
kín gắn với phần cảm ứng điện chỉ mở nắp khi có mưa. WO được đặt cách bề mặt tầng
1,5 m.
- Mẫu nước mưa được lấy từ dụng cụ BC sau mỗi trận mưa là dụng cụ hở. BC
bao gồm 1 phễu bằng chất liệu polyethylene có đường kính 20cm, lean nhựa đựng mẫu
5 lít được đặt song song với thiết bị WO.
- Mẫu bụi từ hệ thống BC được thu gom sau 7 ngày không có mưa.
- Các thí nghiệm kiểm tra độ sạch của WO được thực hiện hàng tuần từ khi bắt
đầu và sau đó cứ 3 tuần 1 lần.
2.2. Ouv trình thu thập mẫu
Các mẫu nên được lấy hàng ngày ở cùng một thời gian. Các mục từ A đến F áp
dụng cho các điều kiộn dưới đây:
- E: 7 ngày từ lần cọ rửa cuối cùng của thiết bị WO (Kiểm tra độ sạch trên WO)
Trước đó 4 lần, sau cứ 3 tuần 1 lần
Phải thường xuyên theo dõi và ghi chú về thời tiết, điều kiện lấy mẫu và những sự kiện
không bình thường (Ví dụ: các hoạt động bất thường ở xung quanh, sự nhiễm bẩn
mẫu ).
3. Xử lý mẫu và bảo quản mẫu
Mẫu sau khi thu thập về được chia làm hai phần. Một phần đo pH và độ dẫn, một phần
được lọc qua máy lọc chân không, màng lọc bằng nylon sau đó bảo quản trong tủ lạnh
ở nhiệt độ 4°c với CHCI3 (Cloroform).
Mẫu bụi sau khi được lấy, để mẫu trong 1 ngày (để các ion bám trên hạt bụi được hoà
tan vào trong nước). Mẫu được lọc qua màng lọc nylon có đưòng kính lỗ 0,2 - 0,45 p.m
, sau đó thêm Cloroform vào bảo quản mẫu, giữ ở nhiệt độ 4 °c trong tủ lạnh.
4. Phân tích định tính và định lượng
Các khí sau khi giải hấp, được định tính và định lượng trên thiết bị sắc ký lỏng cao áp
HPLC - 10A với detector độ dẫn CDD-6A của hãng Shimadzu, Nhật Bản.
4.1. Pha động:
a. Pha động cho anion (N 0 2\ NO3', S 0 42', Cl'):
Pha động là hỗn hợp 8 mM p-Hydroxybenzoic acid và 3,2 mM Tris-(hydroxymethyl)-
aminomethan. Cân 1,105 g 8 mM p-Hydroxybenzoic và 0,3877 g Tris-
(hydroxymethyl)-aminomethan vào bình định mức 1 lít. Sau khi định mức bằn nước
đeion, dung dịch được lọc qua giấy lọc Nylon và siêu âm trong 30 phút. Pha động dùng
tối đa là 3 ngày sau khi pha.
b. Pha động cho cation (NH4+, K+, Na+):
Dung dịch HNO1 5mM: Lấy 6,95 ml dung dịch HNO3 65% vào bình định mức 100ml
(đã có nước đeion) định mức đến vạch bằng nước đeion ta được dung dịch HNO3 IM.
Sau đó lấy 5ml HNO, IM vào bình định mức ÌOOO ml ta được pha động HNO3 5.lO'3M
c. Pha động cho cation (Ca2+, Mg2+):
Hỗn hợp 4 mM Tartaric acid và 2 mM Etylenediamine. Cân 0,6 g Tartaric acid và lấy
0,1252 ml Etylenediamine vào bình định mức 1 lít. Sau khi định mức bằng nước đeion,
- A: Từ ngày hôm trước, lượng mưa >=1 mm (30ml)
- B: Từ ngày trưóc, lượng mưa <1 mm
- C: Ngày hôm trước, không mưa
- D: Đẩu tháng
( Mẫu được lấy)
(Loại bỏ, không lấy mẫu)
(Không phải lấy mẫu)
(Thay BC)
- F: 7 ngày sau trận mưa cuối cùng (Rửa WO, thu mẫu bụi trên BC)
dung dịch được lọc qua giấy lọc Nylon và siêu âm trong 30 phút. Pha động dùng tối đa
là 3 ngày sau khi pha
4.2. Dung dịch chuẩn
4.2.1. Pha chuẩn gốc:
Các ion trong nước mưa được chuẩn bị chuẩn gốc của nó từ các muối như sau:
STT Tên ion Chất gốc
Khối lượng (g) pha trong
100ml (nồng độ 1000 ppm)
1 S 0 42-
Na2S 04 0,1479
2
n o 2- NaN02 0,1500
3
n o 3
NaNOj
0,1371
4
c r NaCl 0,1648
5
Ca2+
CaCl2
0,2775
6
Mg2+
MgCl2 0,3958
7 Na+
NaCl 0,2543
8
K+
KC1 0,1910
9
N H /
NH4C1
0,2972
4.2.2. Pha hỗn hợp chuẩn cho các anion cr, NO'2, NO3', S 0 42' :
- Hỗn hợp A: từ các chuẩn gốc 1000 ppm lấy 4 ml dung dịch c r, lấy 2 ml dung dịch
NO 2, lấy 4 ml dung dịch N 0 3 , lấy 40 ml dung dịch S 042 tất cả cho vào bình định mức
100 ml, sau đó định mức bằng nước đeion. Ta được hỗn hợp dung dịch có nồng độ C1
40 ppm; NO'2 20 ppm; N 0 3 40 ppm; SO42" 400 ppm (40 ppm; 20 ppm; 40 ppm; 400
ppm).
- Từ hỗn hợp A pha loãng lần lượt các dung dịch hỗn hợp để dựng đường chuẩn:
+ C1 (4 ppm; 2 ppm; 4 ppm; 40 ppm),
+ C2 (1 ppm; 0,5 ppm; lppm; 10 ppm),
+ C3 (0,5 ppm; 0,25 ppm; 0,5 ppm; 5 ppm),
+ C4 (0,1 ppm; 0,05 ppm; 0,1 ppm; 1 ppm).
Ta được dãy chuẩn các hỗn hợp C4 -> C l, sau đó bơm lên HPLC cùng lúc bơm mẫu.
Bảng: Pha đường chuẩn cho các Anion (Cl\ N 0 2, NO3 , SO42)
Hỗn hợp C1
C2
C3 C4
Nổng độ
(ppm)
Cl
4 1
0,5
0,1
NO‘2
2
0,5 0,25
0,05
NO3-
4 1
0,5
0,1
so42 40 10 5 1
Bình định mức (ml)
10 10
10
10
Hỗn hợp lấy
A
C1 C2
C2
Thể tích lấy (ml)
1
2,5
5
1
4.2.3. Pha hỗn hợp chuẩn cho các cation NH4\ Na% K+:
- Hỗn hợp A: Từ chuẩn các gốc 1000 ppm ta lấy 2,5 ml ở mỗi dung dịch cho vào bình
và định mức đến 100 ml, sau đó ta được hỗn hợp các dung dịch (NH4+, Na+, K+) có
nồng độ 25 ppm .
- Từ hỗn hợp A ta tiến hành pha loãng thành các hỗn hợp dung dịch có nồng độ là
2,5 ppm (Cl), 1 ppm (C2); 0,5 ppm (C3); 0,1 ppm (C4).
Ta được dãy các hỗn hợp chuẩn C4 -> C l, sau đó bơm lên HPLC cùng lúc bơm mẫu.
Bảng: Pha đường chuẩn cho các cation nhóm I. (NH4+, Na+, K+)
Hỗn hợp
C l C2 C3 C4
Nồng độ của các cation
trong hỗn hợp
2.5 ppm 1 ppm
0.5 ppm 0.1 ppm
Bình định mức (ml)
10 10 10 10
Hỗn hợp lấy
A Cl C2 C2
Thể tích lấy (ml) 1 2
5 1
4.2.4. Pha hỗn hợp chuẩn cho các cation nhóm II Ca2+, Mg2+:
Dung dịch A: Từ các chuẩn gốc 1000 ppm; lấy 10 ml dung dịch Ca2+, lấy 5 ml
dung dịch Mg2+ cho vào bình định mức 100 ml, sau đó định mức bằng nước đeion. Ta
được hỗn hợp dung dịch có nồng độ Ca2+ 100 ppm, Mg2+ 20 ppm (100 ppm, 20 ppm)
- Từ hỗn hợp dung dịch A lần lượt pha loãng được các hỗn họp C1 (25 ppm; 5 ppm),
C2 (5 ppm; 1 ppm), C3 (1 ppm; 0,2 ppm), C4 (0,5 ppm; 0,1 ppm), C5 (0,1 ppm; 0,02
ppm).
Ta được dãy chuẩn các hỗn hợp C5 -> C l, sau đó bơm lên HPLC cùng lúc bơm mẫu.
Bảng: Pha đường chuẩn cho các cation nhóm II (Ca2+, Mg2+)
Hỗn hợp
Cl C2
C3 C4
C5
Nồng độ
(ppm)
Ca2+
25 5 1
0,5
0,1
Mg2+
5 1 0,2
0,1
0,02
Bình định mức (ml)
10 10
10 10
10
Hỗn hợp lấy A
Cl
C2
C2
C4
Thể tích lấy (ml)
2,5
2 2
1
2
4.3. Điều kiện chạy HPLC
ã/ Phản tích anion:
- Cột tách IC - A3 (đường kính ộ 4,6mm; 15 cm; chất nhồi là nhựa polycarylat có gắn
nhóm chức amin bậc 4, cỡ hạt 5um)
- Áp suất p = 0 - 115 kg/cm2
-Nhiêtđô lò t°c = 40°c
- Tốc độ dòng 1 ml/phút
- Thể tích vòng mẫu 100 JJ.1
- Range 1; Gain 0,1; Polarity (+)
- Thời gian phân tích cho một mẫu: 25 phút
b/ Phân tích cation:
- Cột tách IC - C1 (đường kính (ị) 5 mm; 15 cm; chất nhồi là nhựa polystyrene Divinyl
Benzen có gắn nhóm chức Sulfonic acid HSCV, cỡ hạt 10 |j.m)
- Áp suất p = 0 - 20 kg/cm2
- Nhiệt độ t°c = 40°c
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút
- Thể tích vòng mẫu 100 ^1
- Range 1; Gain 0,1; Polarity (-)
- Thời gian phân tích cho một mẫu: 7 phút
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Lượng mưa và pH, độ dẫn theo tháng
Bảng 1. Thời gian lấy mẫu, pH và độ dẫn của nước mưa
được thu gom bởi w o and BC
WO
BC-RW
Tháng
Lượng mưa
(mm)
pH
Độ dẫn
((iS/cm)
pH
Độ dẫn
(fiS/cm)
1
3,2 6,0
179,2
6,6
194,4
2
21,7
Không lấy được mẫu
7,7
26,8
3
31,2 5,5 79,5
5,9 78,8
4 137,6 4,8 30,9 4,9 33,9
5
243,1 5,6 22,9 6,0 30,9
6
215,8
4,9
23,2
4,9
40,3
7
379,8
5,7
18,9
5,7
38,0
8
322,5 6,0 15,8 5,6 19,3
9
110,0 6,0
12,2 6,2
21,0
10
<1
11
12,0
6,6
28,2
6,8 150,1
12
<1
Tổng:
1856,4
Ghi chú: WO: Mẫu nước mưa được lấy bằng hệ rliống WO,
BC-RW: Mẫu nước mưa được lấy bằng BC,
BC: Mẩu bụi được láy bỏng BC khi không có mưa.
Lượng mưa được tính toán theo luận văn cao học cùa P.M. Hoài SỐ.EV-97-34, Air, Thái Lan:
Thể tích mẫu(ml)* 1000
Lượng mưa = ịmm)
31400 (mm2)
Đường kính phễu hứng: d = 20 cm, Diện tích phễu = 7Ĩ.R2 = 3.14* (100 mm)2 = 31400 rnm2
Trong nghiên cứu này, mẫu nước mưa được thu thập từ trong năm 2004. Số liệu đo đạc
cho thấy tổng lượng mưa trong năm ỉà 1856,4 mm với trận mưa nhỏ nhất là 2,0 mm và
trận mưa lớn nhất với lượng mưa đo được là 187,3 mm. Tháng 7 là tháng có lượng mưa
cao nhất (379,8 ram) nhưng tháng 8 lại là tháng có số trận mưa nhiều nhât 10 trận.
Mưa đặc biệt ít vào những tháng đầu năm và cuối năm. Mùa mưa ở miền Bắc thường
bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10. Với tổng số 51 trận mưa
được lấy trong năm, trong đó có 12 trận có pH < 5,6, chiếm 23,5 %. So sánh với giá trị
trung bình pH năm 2003 hiện tượng mưa a xít đã xảy ra có chiều hướng tãng gấp hơn 2
lần (năm 2003 số trận mưa pH<5,6 là 11,6%).
Độ dẫn trung bình của nước mưa theo hàng tháng trong khoảng 12,2 đến 179,2 |iS/cm
lấy bằng WO và 19,3 đến 194,4 |j.s/cm đối với mẫu lấy bằng BC. Nhinh chung độ dẫn
của BC-RW cao hơn WO khoảng vài đơn vị dến hàng chục đơn vị |aS/cm . Điều này rõ
ràng vì BC-RW có chứa các bụi lắng làm cho độ dẫn trong nước mưa được thu gom
cao hơn hẳn. Đặc biệt độ dẫn cao vào những trận mưa trong mùa khô.
So sánh độ dẫn của nước mưa được lấy bằng BC và WO
Tháng lấy mẫu
Hình 2. Sự khác nhau về độ dẫn của nước mưa được
thu gom bằng hệ thống WO và BC
2. Thành phần hoá học của nước mưa
Qua phân tích thành phần hoá học của các trận mưa theo tháng, thứ tự nồng độ của các
anion và cation trong nước mưa theo thứ tự sau:
Mẫu WO: S042 > Cl> NO3- và Ca2+> N H /> Na+> Mg2+ > K+.
Mẫu BC: SO42 > Cl > NO3 và Ca2+> NH4+> Na+> Mg2+ > K+.
Thứ tự nồng độ của các anion và cation trong mẫu lắng đọng ướt được thu gom bằng
WO và BC là tương tự nhau. Trong các cation và anion đó Ca2+ and SO42 ỉà hai ion có
hàm lượng lớn nhất.
Bảng 2. Nồng độ trung bình theo tháng của các thành phần hoá học trong
nước mưa năm 2004 (ixeq/1)
1. Mẫu WO
STT
Tháng
CI
NO, S042
Na+
N H / K+ Mg2+ Ca2+
1 1/2004 252,8 171,2 869,6 238,0
439,3 16,0 42,2 740,5
2 2/2004
n.s
n.s
n.s n.s n.s n.s n.s
n.s
3 3/2004 42,8
65,9
435,7
14,2 184,8 <0,1 7,3
196,3
4 4/2004 25,4
50,9 173,7 32,2 63,7
4,2
1,0
70,9
5
5/ 2004
22,8 30,6 123,6 7,7
31,1
0,5 4,3
113,6
6 6/2004 5,5 8,5 33,3
13,0 27,6 <0,1
1,5
29,2
7
7/2004
0,8
2,7
69,0 2,4
21,0 <0,1
0,3
19,6
8 8/2003.
1,3
6,7
33,8
1,8
37,2 <0,1
0,6
11,1
9
9/2003 5,0
8,1
68,5 2,6
33,5 <0,1
3,4
29,6
Trungbình 44,5 43,1 225,9
39,0
104,8 2,6
7,6
151,3
n.s: không lấy được mẫu
2. Mẩu BC-RW
s n
Tháng
Cl
NO;
S042- Na+ n h 4+
K+
Mg2+ Ca2+
I
1/2004
241,8 132,8 773,2 218,1
354,9
17.8
40,9 907,6
2 2/2004 41,4 49,5
375,2 26,8
167,0
9.1 14,1
214,7
3 3/2004 76,8 96,4 530,7
16,7
187.8 <0,1
11,9 338,1
4 4/2004
23,9
46,3
155,7 30,0
55,0 <0,1
2,0
115,5
5 5/2004 14,8 12,0 68,3 4,6
29,8 0.6
0,4
134,2
6 6/2004 6,0 10,4 48,8 15,6
31,0
<0,1 2,5
83,7
7 7/2004 11,1
1,1
76,9
3,5
18,9
<0,1
0,2
37,3
8 8/2003
2,8 8,5 54,5 4,7
48,5 <0,1
0,4
28,9
9 9/2003
2,0 9,8
76,9
2,4
31,0 <0,1
4,1
106,4
Trungbình
46,7 40,7 240,0 35,8 102.7
3,1
8,5
218,5
Nồng độ trung bình theo tháng của nước mưa được tính theo công thức dưới đây:
Trong đó:
C I,C 2,C 3 ,
cn: nồng độ của các ion trong nước mưa ứng với từng trận trong tháng,
h/, h2, h3, ,h„: T hể tích của từng trận mưa.
Tỉ lệ nồng độ trung bình của cation và aion trong nước mưa được thu gom bằng 2 hệ
thống BC & W O.
c r
n o 3
so 42
Na+ n h 4+ K + Mg2+
Ca2+
BC/WO
1,0
0,9
1,1
0,9
1,0 1,2
1,1
1,4
Nồng độ trung bình các ion của lắng đọng ướt đối với lấy mẫu bằng BC sấp xỉ hoặc cao
hơn lấy mẫu bằng WO ngoại trừ Na+ và N 0 3\ Đặc biệt Ca2+ trong BC cao gần gấp rưỡi
WO. Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt này rõ ràng hơn trong hình 2. Lượng
Calcium cao trong BC có nguồn gốc từ bụi lắng đọng trong không khí. Trong khi hàm
lượng sunphate của BC chỉ cao hơn WO chút ít điều này cho thấy các muối của Ca2+ và
Mg2+ trong bụi ngoài các muối sunphat còn có các muối cácbonat hoặc phốtphát và các
muối khác.
Nồng độ các cation và anion trong lắng đọng ướt
300.0
250.0
> 200.0
^3
■o- 150.0
oe
' I 100.0
50.0
0.0
El W O collector
■ RC collector
' ị •• • r'
ỉ*
ị
i
• !
-■ ■;
n I I
a
— — 1 ■■
Cl- N03- S042- Na+ NH4+ K+ Mg2+ Ca2+
Các ion
Hình 3. Thành phần hoá học của các ion trong mẫu nưóc mưa
được lấy bằng WO và BC
3. Thành phần hoắ học trong bụi
Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2004, ngoài những trận mưa được thu gom theo trận,
mẫu bụi lắng được lấy sau 7 ngày liên tiếp không mưa bởi dụng cụ BC. Các hat bụi
lơ lửng trong không khí được lắng xuống mặt đất nhờ lực trọng trường.
Bảng 3. Lượng các cation và anion trong mẫu láng đọng khô (|ig )
stt
Ký hiệu
mẫu
Ngày lấy
mẫu
CI n o 3
s o 42
Na+ n h 4+ K+
Mg2+
Caỉ+
1 BC-0401 05.01.04 255,0 392,6 2517,2 165,2 230,0 126,1 90,0
3541,5
2 BC-0404 16.02.04
558,5
1199,9
4440,2 388,4
499,1
249,2 70,1
5519,4
3 BC-0406 05.03.04
446,5
1039,9
4594,2
87,9 389,1
28,0
45,5 5348,3
4
BC-0427 26.05.04 57,0 271,1 1363,3
66,5 13,9
38,0 3,8
1843,0
5
BC-0436 23.06.04 12,7
130,9
501,0 268,3
49,9
33,0 56,1
1466,3
6
BC-0439
05.07.04
256,9
270,3 202,8 575,3 13,0 39,3 62,1
1663,0
Hai ion Ca2+ và S042' vẫn là những ion chiếm thành phần nổi trội so với các ion khác
với hàm lượng trên một nghìn ^Ig. Hà Nội nói chung và khu công nghiệp Thượng Đình
nói riêng đang bị ô nhiễm bụi lơ lửng, Nhưng những năm gần đây, hàm lượng bụi
(TSP) tại thành phố Hà Nội cao hom từ 3-5 lần tiêu chuẩn cho phép (Báo cáo Hiện trạng
mỏi trường, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, 2004). Lượng bụi lơ lửng tăng trong
không khí tại Hà Nội chủ yếu là từ các hoạt động xây đựng, giao thông và công nghiệp.
Nhìn chung số liệu cho thấy vào những tháng của mùa mưa (tháng 5, 6,7) lượng ion
trong bụi lắng thấp hơn so vói các tháng mùa khô. Điều này chứng tỏ nước mưa đã rửa
trôi các thành phần độc hại trong không khí làm hàm lượng các chất đó giảm đi đáng
kể. Nhưng ngược lại, môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, các công trình trên mặt đất
lại phải gánh chịu những chất ô nhiễm đó. Do đó nghiên cứu, theo dõi thường xuyên
thành phần các chất ô nhiễm trong khí quyển cũng như thành phần hoá học của lắng
đọng khí quyển là cần thiết.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu thành phần lắng đọng ướt và khô tại khu công nghiệp Thượng Đình năm
cho thấy hiện tượng mưa a xít đã xảy rõ rệt với tổng số 51 trận mưa được lấy trong
nãm, trong đó có 12 trận có pH < 5,6, chiếm 23,5 %. Khi so sánh với nãm 2003, số
trận mưa axit có chiều hướng gia tăng gấp đôi.
Trong các cation và anion được phân tích S042 và Ca2+ có nồng độ cao nhất trong các
mẫu nước mưa được lấy bằng hệ thống chỉ lấy nưóc mưa không (WO) và nước mưa có
chứa bụi lắng (BC). Sự chênh lệch nồng độ giữa các mẫu nước mưa không và nước mưa
có bụi lắng cho thấy trong bụi lơ lửng ngoài các muối sunphat còn có chứa các muối
phốtphát và cacbonát và các muối khác. Thời gian không mưa giữa các trận mưa càng
dài thì thành phần các ion trong mẫu BC thu được càng cao.
Khi khồng mưa, thành phần hoá học của bụi lắng hơi thay đổi trật tự về hàm lượng so
với thành phần ion của lằng đọng ướt (thứ tự S0 .42 > N 0 3' > cr> v à Ca2+> NH4+> Na+>
K+ > Mg2+). Nhưng các ion nổi trội của anion vẫn là S 0 42' và cation là Ca2+, NH4+.
Nhìn chung số liệu cho thấy vào những tháng của mùa mưa (tháng 5, 6,7) lượng ion
trong bụi lắng thấp hơn so với các tháng mùa khô.
Thành phần hoá học của lắng đọng ướt và khô liên quan nhiều tới thành phần các khí
ô nhiễm và hàm lượng bụi trong môi trường không khí. Do đó để tìm rõ nguồn gốc về
thành phần ion trong nước mưa với chất lượng ô nhiễm không khí tại khu Thượng Đình
cần có những nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo hiện trạng mỏi trường thành phố Hà Nội 2003, Sở khoa học Công nghệ và Môi
trường, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 5- 2003.
[2]. P.H.Việt, P.M.Hoài, V.D.Nam, 1997, Nghiên cứu sự lắng đọng khí quyển ướt ở miền bắc
Việt Nam bâng sắc ký ion. Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học, tập 2, số 4, 439-460.
[3]. Khoa học Môi trường, Lé Văn Khoa, Nhà xuất bản giáo dục, 2002.
[4], Chu Văn Thăng, Báo cáo “ Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ dân cư tại khu
công nghiệp Thượng Đình, ĐH khoa học Tự nhiên và Đại học Y Hà Nội, 12/2003.
[5]. Tài liệu: Điều tra đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do cồng nghiệp gây ra ờ thành
phố Hà Nội Trung tâm kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp CEETIA
[6], TS Chu Văn Thăng, TS.Lê Thị Tài, trường ĐH Y Hà Nội. PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, TS.
Vũ Quyết Thắng Trường ĐHKHTN."Ảnh hưởng của ỏ nhiễm không khí tới sức khỏe dân cư
tại khu công nghiệp Thượng Đình." Hà Nội 3-2004 (tr.90)].
[7Ị. Báo cáo Hiện trạng mồi trường, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, 2004
[8], P.M.Hoai, Chemical composition and acidity of atmospheric deposition in the northern
part of Vietnam. The thesis No. EV-97-34, AIT, Thailand.
/9/. Guidelines for acid deposition monitoring in East Asia, adopted at The second Interim
Scientific Advisory Group meeting o f Acid deposition M onitoring network in East Asia.,
March 2000.
ỊỈ0Ị. N.H. Khánh, 2000, Air emission and the acidity of rain water of Hanoi city, Progress in
Nuclear Energy, Vol.37, No. 1-4, 41-46.
[11]. L. Granat, K. Suksomsankh, S.Simachaya, M. Tabucanon and H. Rodhe.1996. Regional
background acidity and chemical composition of precipitation in Thailand, Atmosphere
Environment Vol.30, 1589-1596.
Ị12Ị. L.Granat, S.N.Das, R.s. Tharkur, and H. Rodhe, 2001. Atmospheric deposition in a rural
area in India-net and potential acidity. Water, Air and Soil pollution 130, 469-474.
Phụ lục
Phụ lục
1. Thiết bị phân tích HPLC , SCL-10A Shimadzu, Nhật Bản
2. Sắc đổ một số mẫu khi phân tích:
ŨJti:A-eCố1.0*0 Hethod:A-BC61.Mto Ch-1
Chron: A-BCÓ1 .CiG 0ack chron: RT 1812 L«v®t 29522 fit ten: 5
Sắc đồ của các Anion (cr, N 0 3‘, S 0 42)
ì OAI HO C QU Ố C GIA HÀ NỎ'
TRUNG TÂM THÒNG TIN ĨHƯ VIÊN
1 y r / 3 3 6 ~
(Bulk collector)
. - { Comment