Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường đất thông qua hàm lượng chì hòa tan trong nước khu vực xung quanh nhà máy pin Văn Điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.54 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỜNG ĐẠI h ọ c k h o a h ọ c TựNHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
N G HIÊ N CỨU HIỆN TRẠNG MÔ I TRƯỜNG ĐÂT T HÔ NG QUA HÀM
LƯỢNG CHÌ HOÀ TAN TRONG NƯỚC KHU v ự c XUNG QUANH
NHÀ MÁY PIN VẢN ĐIỂN
Mã sô: QT-04-30
Chủ trì đề tài: CN. Cái Văn Tranh
Đ a i h j c Q U Ò C G'A H A MOi
Í?UNG Taĩv/ ' h ó n g Tin t h u viên
~PT / 4
[
_
____
_
_
HÀ NỘI, 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỜNG ĐẠI h ọ c k h o a h ọ c TựNHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
NGH IÊN CỨU H IỆN TRẠ NG M Ô I TRƯỜNG Đ ẤT T HÔN G QUA HÀM
LƯỢNG CHÌ HOÀ TAN TRONG NƯỚC KHU v ự c XUNG QUANH
NHÀ M ÁY PIN VĂ N ĐIỂN
Mã số: QT-04-30
Chủ trì để tài: CN. Cái Văn Tranh
Cán bộ tham gia: ThS. Phạm Vãn Khang
CN. Nguyễn Xuân Huân
HÀ NỘI, 2005
r
MỤC LỤC
Danh sách các bảng


_________
_
___________
_
__________________________________ 7
Mở đ ầ u
______
_________________________
______________________________________
8
Chương 1: Tổng quan tài liệu
______
_
__________________________________________9
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội huyện Thanh T rì
______________
9
1.1.1. Vị trí địa lý
___________________________________________________ 9
1.1.2. Địa hình _ _
____________________________________________________ 9
1.1.3. Thổ nhưỡng_______________________________________________________ 9
1.1.4. Khí h ậ u
__________________________________________________________ 9
1.1.5. Thuỷ vãn
_______________________________________________________ 10
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
_____________________________
12
1.2.1. Diện tích và dân s ố

______________________________________________
12
1.2.2. Điểu kiện kinh tế,
______________________________________________ 12
1.2.3. Văn hoá - Y tế - Giáo dục_________________________________________ 13
1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chính ở huyện Thanh Trì
________________________
14
1.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm tại chỗ
____________________________________
14
1.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm từ bên ngoài_______________________________ 15
1.4. Tác động của nước thải thành phô' tới môi trường đất nông nghiệp
_________
15
1.5. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất
_________________
16
1.6. Tổng quan những nghiên cứu về môi trường nước và tài nguyên nước khu vực 17
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
______________________________ 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu_________________________________________________ 18
2.1.1. Vị trí lấy m ẫ u
___________________________________________________ 18
2.2. Phương pháp nghiên c ứ u
___
___________________________________________ 18
2.2.1. Phương pháp ngoài thực đ ịa
_______________________________________ 18
2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm__________________18

2.2.4. Xử lý sô' liệu bằng phương pháp thống kê ___________________________ 19
5
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo l u â n
_______________________________
20
3.1. Giới thiộu về nhà máy pin văn điển ___________________________
_
___
20
3.2. Tính chất của môi trường nước vùng nghiên cứu
_________________________
21
3.2.1. pH _____________________________________________________________ 21
Bảng 3. Giá trị pH của các mẫu nước
____________________________________
21
3.2.2. Hàm lượng rắn lơ lửng (SS)
______________________________________
21
3.2.3. Nguyên tố chì (Pb)
______________________________________________ 22
3.3. Tính chất môi trường đất vùng nghiên c ứ u
_____________________________
23
3.3.1. pHKC| và pHH2 0
23
3.3.2. Hàm lượng mùn tổng số
_
________________________________________ 23
3.3.3. Dung tích hấp phụ đất (C EC)

_____________________________________
24
3.3.4. Nguyên tố chì (P b)
______________________________________________ 24
Kết luận và kiến n gh ị______________________________________________________ 26
Tài liệu tham k h ả o ________________________________________________________ 27
Phụ lục
__________________________________________________________________ 28
6
Danh sách các bảng
Bảng 1. Lưu vực các sông thoát nước Hà Nội
Bảng 2. Các mẫu phân tích thuộc khu Văn Điển
Bảng 3. Giá trị pH của các mẫu nước
Bảng 4. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (mg/1)
Bảng 5. Hàm lượng chì trong nước (mg/1)
Bảng 6. Giá trị pHKCi và pHH2o trong đất
Bảng 7. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất (%)
Bảng 8. Giá trị CEC của các mẫu đất (mdl/lOOg đất)
Bảng 9. Hàm lượng chì trong đất (ppm)
Các từ viết tắt
ATSDR - Agency for Toxic Substances and Disease Registry
EPA - Environment Protection Agency
s s - Suspended Solid
CEC - Cation Exchange Capacity
BOD - Biochemical Oxygen Demand
COD - Chemical Oxygen Demand
ISO - International Standard Organisation
OM- Organic Matter
FAO - Food and Agricultural Organisation
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam

10
18
21
22
22
23
24
24
25
7
MỞ ĐẨU
Môi trường đất là một trong những hợp phần quan trọng cấu thành nên sinh
quyển, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nó tạo ra của cải vật
chất cho con người. Với vai trò quan trọng như vậy, môi trường đất cần được bảo vệ
khỏi những tác động xấu do con người gây ra. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, môi trường nói chung và môi trường đất nói
riêng đang hứng chịu những tác động xấu do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
và các hoạt động khác gây ra.
Trong vô số các vấn đề về ô nhiễm môi trường đất như ô nhiễm phân bón hoá
học, ô nhiễm thuỗc trừ sâu, ô nhiễm chất phóng xạ, ô nhiểm kim loại nặng và vân vân.
thì ỏ nhiễm kim loại nặng là một chả đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thế
giới có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất
trong đó có nhiều nghiên cứu tập trung vào nguyên tố kim loại nặng có độc tính cao
như chì chẳng hạn các nghiên cứu của Weitzman. M và các cộng sự (1993), Thornton.
I và các cộng sự (1990), u s EPA (1994) và ATSDR (1988), nhưng các nghiên cứu đó
đều có chung một mục đích nhằm bảo vệ môi trường đất khỏi tình trạng bị ô nhiễm.
Trong xu thế đó, một nghiên cứu về ô nhiễm chì trong đất là cần thiết đối với
khu vực xung quanh nhà máy pin Văn Điển. Do đặc thù là sử dụng nguyên liệu chì
trong quá trình sản xuất pin, có thể nhà máy đã có những tác động tiêu cực đến môi
trường nói chung và môi trường đất nói riêng.

Dựa trên giả thiết đó, một nghiên cứu với tiêu để: “Nghiên cứu hiện trạng mỏi
trường đất thông qua hàm lượng chì hoà tan trong nước khu vực xung quanh nhà
máy pin Văn Điển” đã được nhóm nghiên cứu đề xuất. Là một dạng chì có tác động
trực tiếp đến cây trổng và các sinh vật khác, do ở dạng Pb2+ nó thể hiện độc tính cao
của mình. Vì vậy, nếu hàm lượng chì ở dạng này cao trong đất sẽ rất nguy hiểm đối vói
sức khoẻ con người, do tác động của nó thông qua chuỗi thức ăn.
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội huyện Thanh Trì
1.1.1. VỊ trí địa lý
Thanh Trì là một huyện ven đô ngoại thành Hà Nội, có toạ độ địa lý 20(,53 40 -
20°0011 vĩ độ Bắc, 105°47 14 - 105°54 18 kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên là
10.086 ha trong đó có 5674 ha đất nông nghiệp [8]. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các quận
nội thành Hà Nội là quận Hai Bà Trưng, quận Đống Đa. Phía Nam và Tây Nam giáp
với tỉnh Hà Tây, phía Đông giáp với huyện Gia Lâm có ranh giới tự nhiên là sông
Hồng [7].
1.1.2. Đia hình
Thanh Trì có địa hình biến đổi phức tạp nghiêng từ Tày Bắc xuống Tây Nam
hình thành nên những vùng trũng cục bộ liên tiếp. Thanh Trì có độ cao trung bình so
với mặt nước biển là từ 4,2 - 4,5 m, trong đó cao nhất là 6 - 8 m, thấp nhất là 2,8m, do
vậy Thanh Trì được xếp trong vùng trũng viển đê của đồng bằng sông Hồng [3].
1.1.3. Thổ nhưỡng
Đất đai chủ yếu được kiến tạo trên đất phù sa cổ, do đó đất thịt nặng chiếm phần
lớn diện tích canh tác, vì vậy thích nghi cho việc trồng lúa. Đất thịt nặng của huyện
chiếm 80% còn lại là đất cát pha và đất phù sa sông Hồng bồi đắp hàng nãm [8].
1.1.4. Khí hậu
Thời tiết khí hậu của Thanh Trì mang đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ là
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh,
mưa ít. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23°c, thời gian nóng nhất vào các
tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 12, tháng 1. Vào mùa đông trời lạnh, nhiệt độ

có khi giảm xuống dưới 10°c. .
- Gió: Thanh Trì bị chi phối bởi 2 hướng gió chính là hướng Đông Bắc và Đông
Nam. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 của năm trước đến tháng 4 của năm sau. Gió
Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm [3].
- Lượng mưa\ trung bình hàng năm là 1600 - 1800 mm đây là nơi có lượng mưa
trung bình so với lượng mưa trung bình trên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 9 và chiếm phần lớn tổng lượng mưa trong năm. Năm cao nhất đạt
mức 2000 - 2200 mm [3]. Hơn nữa, do Thanh Trì nằm trong vùng rốn trũng nên ngoài
9
lượng mưa có tại chỗ còn có lượng nước mưa từ nội thành dồn về nên càng làm tãng
khả năng ngập úng trong vùng.
1.1.5. Thuỷ văn
Huyện Thanh Trì phía Nam thuộc ngoại thành Hà Nội là vùng trũng do vậy hệ
thống thuỷ văn ở đây khá phong phú và chủ yếu bao gồm các loại hình sông ngòi: ao
hồ, đầm, các ruộng lúa nước. Các loại hình này một mặt mang lại hiệu quả kinh tế cải
thiện cuộc sống, mặt khác nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường và đặc biệt đáng quan tâm là môi trường nước trong khu vực.
• Hệ thống sông ngòi
Thanh Trì có 6 con sông chảy qua là: sông Hồng, sống Nhuệ và 4 con sông
thoát nước của thành phố Hà Nội. Sông Nam Đồng (sông Lừ), sông Kim Ngưu, sông
Sét và sông Tô Lịch. Do thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên rất thuận lợi cho việc tưới
tiêu, tuy nhiên vể lâu dài thì các hệ thống sông này là các nguồn gây ô nhiễm vì nước
của các con sông này hầu hết là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đô thị đổ
vào [5].
Hàng năm tổng lượng nước thải của thành phô' chảy qua huyện Thanh Trì
khoảng 120 - 130 triệu m1 nước/năm. Từ năm 1963 trở về trước, nước thải của thành
phô' Hà Nội tràn về đã gây thiệt hại cho lúa và cá ở nhiều vùng trong khu vực huyện.
Hiện nay, bốn con sông chứa đựng nước thải tạo thành 2 lưu vực chính: lưu vực
phía Tây bao gồm: sông Tô Lịch và sông Nam Đồng, lưu vực phía Đông bao gồm 2
sông là sông Kim Ngưu và sông Sét.

Bảng 1. Lưu vực các sông thoát nước Hà Nội
Tên sông
Diện tích nội
thành (ha)
Diên tích ở T hanh
Trì (ha)
Tổng diện
tích (ha)
Sông Tồ Lịch 2.161 270 2.431
Sông Lừ
i 660
354 1.014
Sông Sét
665
658 1.323
Sông Kim Ngưu
524
1.448
1.924
Tổng cộng
4.010 2.730
6.740
Tổng lượng nước chứa được của 4 con sông này là 2.194.350 m3. Trong đó khả
năng điều hoà gần 500.000 nước. Sau đây là phần mô tả chi tiết về hệ thống các
sông này [3], [5].
• Sông Nhuệ
10
Lấy nước của sông Hồng tại cống Liêm Mạc, sông chảy qua địa phận Thanh
Trì, đi qua xã Tả Thanh Oai. Sông Nhuệ là sông tiêu nước chính cùng với các nhánh
sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch từ nội thành chảy ra. Thông qua hệ

thống sông chúng ta có khả năng nuôi thả cá.
• Sông Tô Lịch
Dài 13,5 km, rộng trung bình 40 - 45 m, sâu 3 - 4 m, bắt nguồn từ cống Phan
Đình Phùng chảy qua địa phận Từ Liêm - Thanh Trì qua cống Thanh Liệt rồi đổ vào
sông Nhuệ. Đoạn cuối của sông Tồ Lịch đảm nhận toàn bộ nước thải của Thành phô.
• Sông Lừ (sông Nam Đồng)
Dài 5.8 km, rộng 2 - 4 m. Sông nhận nước thải, nước mưa từ các cống Trịnh
Hoài Đức, cống Trắng ở Khâm Thiên chảy qua khu vực Trung Tự, qua Trường Chinh
rồi đổ ra sông Tô Lịch tại Định Công gần đập Thanh Liệt.
• Sông Sét
Dài 6,7 km, rộng 10 - 20m, sâu 2m. Sông bắt nguồn từ mương Trần Khát Chân,
nhận nước thải, nước mưa từ cống ngầm phố ga Hàng Có, Cửa Nam, Bà Triệu, hồ Bảy
Mẫu và đổ vào sông Kim Ngưu ở Giáp Nhị.
• Sông Kim Ngưu
Dài 16.8 km, rộng 20 - 30 m. Sông bắt nguồn từ điểm xả cống Lò Đúc. Sông
Kim Ngưu gặp sông Tô Lịch tại đập Thanh Liệt.
Các đáy sông nằm từ độ cao +10 - +20 m. Cao độ mực nước sông giữ ở mức 4.0
- 4.5 m, khi mưa to thì cao độ mực nước sông lèn đến 5.5 m. Cống Thanh Liệt xây
dựng với mục đích giữ nước thải về mùa khô để cung cấp cho khu vực nuõi cá và tưới
ruộng huyện Thanh Trì với mực nước thượng lưu cống là +4,0 m. v ề mùa mưa cống
được mở 100% với lưu lượng thoát 15.7 m3.
• Hệ thông ao hồ và đầm ở khu vực
Thanh Trì là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội có mạng lưới ao hổ và
đầm khá đặc trưng. Trong đó vùng vùng tập trung ao hồ nhiều nhất trong huyện thuộc
về xã Yên sở, Thịnh Liệt, Tứ Hiệp, Hoàng Liệt. Nhiều hổ, đầm có diện tích khá rộng
như hồ Linh Đàm diện tích 71 ha, đầm Yên Duyên dịên tích 18 ha, đầm Tứ Hiệp diện
tích 19,4 ha, đầm Sét diện tích 21,6 ha và một số đầm khác như đầm Đường Sất, đầm
Bầu, đầm Vạn Xuân, đầm Mực. Ngoài ra có nhiều cánh đồng với các ruộng lúa nước
khá trũng ờ phía Nam của huyện cũng chứa nước về mùa mưa thì lượng nước rất nhiều
[2].

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì
1.2.1. Diện tích và dàn sô'
Diện tích: 10.080 ha, trong đó 5674 ha đất nông nghiệp [8].
Dân số: toàn huyện có 25 xã, 1 thị trấn với tổng số dân là 207.920 người, mật độ
dân số là 1997 người/km2. Trong đó dân số là nông nghiệp là 113.800 nguời, chiếm
57% tổng dân số trên địa bàn [8].
1.2.2. Điểu kiện kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế của huyện về giá trị tổng sản lượng, tỉ trọng nông nghiệp
chiếm 52% và chủ yếu tập trung ở 4 sản phẩm chính là rau, lúa, lợn và cá. Trong đó
rau và cá có vị trí quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho vùng nội thành và
chiếm 45% sản lượng rau, 66% sản lượng cá cung cấp cho nội thành [8].
Ngoài ra nhân dân trong huyện còn duy trì một sô' ngành tiểu thủ công nghiệp
truyển thống, mỗi xã có một ngành truyền thống riêng của mình và mang đậm tính đặc
trưng bản sắc dân tộc như nghề miến dong, bánh phở phổ biến ờ xã Hữu Hoà, làm bún
ở xã Tứ Kỳ, bánh cuốn Thanh Trì, sản xuất bánh kẹo ở xã Đại Kim, làm gạch ngói ớ
Vĩnh Quỳnh nghề mây tre đan ở Vạn Phúc, sơn mài ở Đông M ỹ .[7]
Như chúng ta đã biết bất kỳ một hoạt động sản xuất nào dù lớn hay nhỏ đều có
thể gây nên ô nhiễm môi trường, tuy nhiên việc gây ô nhiễm mỏi trường nặng hay nhẹ
còn tuỳ thuộc vào mỗi ngành khác nhau. Chảng hạn đối với các ngành tiểu thủ công
nghiệp ở huyện như nghề miến dong, bánh phở, nghề làm bún và nghề gạch ngói ở xã
Vĩnh Quỳnh đã thải ra một lượng lớn nước thải và khí thải C 02, c o , S 0 2 do đốt than.
Đây là nguồn gây ô nhiễm mối trường đáng kể và ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường sống và nhân dân.
Cơ sở hạ tầng
Thanh Trì có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng khá phát triển,
cụ thể là:
Giao thông
Huyện là nơi tập trung các đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ. đường
sông, trong đó có tuyến đường sắt Bắc Nam, hai ga xe lửa và 3 tuyên đường bộ quan
trọng là 1A và 70B, đường đê sông Hồng, đồng thời có tuyến đường thuỷ dài 16 km với

cảng phà Khuyến Lương. Ngoài ra các tuyến đường do huyện quản lý có tổng chiều dài
41 km. Hiện đã có 60 - 70 % đã được tu bổ, dải nhựa, cấp phối, lát gach thuận tiện cho
việc đi lại và giao lưu hàng hoá [8].
12
Mạng lưới điện
Lưới điộn đã được phủ kín toàn huyện, 100% nhân dân trong xã có điện dùng
đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và đời sống.
Thuỷ lợi
Có 83 trạm bơm tưới, 12 trạm bơm tiêu và gần 160 km kênh mương cấp I, cấp II
đảm bảo tuới cho 70%, tiêu cho 55,4% diện tích canh tác.
Hệ thống cấp nước
Nói chung hệ thống đường ống dẫn nước máy cho nhân dân trong huyện còn ít
chỉ có một sô' xã gần vùng nội thị mới có đường ống nước máy. Còn lại nhân dân sử
dụng giếng nước, nước ao, nước hồ vào mục đích sinh hoạt.
1.2.3. Vãn hoá - Y tê - Giáo dục
Văn hoá
Huyện có mạng lưới truyền thanh đến một số xã để có thể phổ biến các chương
trình kế hoạch sản xuất, phát động các phong trào về văn hoá xã hội. Huyện cũng quan
tâm đến các gia đình chính sách và đã phát động các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây
dựng các ngôi nhà tình nghĩa cho một số các gia đình thương binh liệt sĩ.
Hàng năm vào những ngày lễ các xã trong huyộn cũng đã tổ chức những chương
trình sinh hoạt, văn hoá văn nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ nhân dân trong trong
địa bàn.
Y tế
Vấn đề y tế trong toàn huyện nói chung được phục vụ tốt. Huyện có một trung
tâm y tế lớn và các trạm y tế tuyến xã. Mỗi xã đều có một trạm y tế riêng. Tuy đội ngũ
cán bộ ở từng xã có cả bác sĩ lẫn y tá nhưng đa phần các trạm y tế trong xã có số lượng
bác sĩ rất ít và chủ yếu là y tá. Do vây tuy làm việc nhiệt tình nhưng do trình độ yếu
nên việc khám chữa bệnh rất là hạn chế. Hầu hết nhân dân khi đau ốm đều ra trung tâm
y tế của huyện hoặc ra các bệnh viện lớn trong thành phố để điều trị. Vì vậy hoạt động

chủ yếu của các trạm y tế xã là:
- Chãm sóc sức khoẻ ban đầu
- Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình
Ngoài ra, hàng nãm các trạm y tế còn tổ chức tiêm phòng và uống Vacxin
phòng chống bệnh tật cho nhân dân. Đặc biệt do Thanh Trì là một huyện ngoại thành
Hà Nội bị ô nhiễm nước do vậy nhân dân thường bị đau mắt hột nên một số trạm y tế
13
trong địa bàn có tổ chức nhỏ thuốc đau mất cho trẻ em. Đặc biệt ờ xã Vĩnh Quỳnh ti lệ
trẻ em bị đau mắt hột rất cao nên xã đã có tổ chức tham gia phong trào “VI một đôi
mắt trẻ thơ” hàng tháng xã có tổ chức từ 1 - 3 lần nhỏ thuốc đau mắt cho trẻ em .
Giáo dục
Huyện có đội ngũ cán bộ với hơn 1115 người có trình độ Đại học, có 67 cơ quan
xí nghiệp đóng trên địa bàn, các trường học từ mầm non đến trung học đều được xây
dựng, đội ngũ giáo viên trong huyện đều có trình độ từ Cao đẳng đến Đại học và có
nhiều kinh nghiệm. Số học sinh học hết phổ thông trung học toàn huyện đạt 70%, số
còn lại học xong phổ thông cơ sở, do vậy đáp ứng xoá bỏ nạn mù chữ cho nhàn dân.
1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chính ở huyện Thanh Trì
1.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm tại chỗ
Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của người dân nơi đây, do ý thức cộng đồng về môi
trường kém dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Nguồn ố nhiễm do khu công nghiệp Vãn Điển và một sô cơ sờ sản xuất khác
như: nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy Pin Văn Điển, xí nghiệp thực nghiêm hoá
chất, nhà máy cơ khí lâm nghiệp, cơ khí Tam Hiộp, nhà máy sơn tổng hợp
Các nhà máy, xí nghiệp hàng ngày thải ra một lượng nước thải khá lớn, lượng
nước thải này hầu như không được qua xử lý mà xả trực tiếp ra các con sông và mang
theo trong nó là rất nhiều các tạp chất khác nhau, trong đó có một sô chất độc hại như
axit, kim loại nặng.
Bãi rác Tam Hiệp: nguồn gốc bãi rác này là các hố lấy đất làm gạch của nhà
máy gạch Đại La từ những năm 1980. Đến tháng 5/1989 Uỷ ban nhân dân Hà Nội ra
quyết định sử dụng chính thức nơi này làm bãi rác thành phố. Tới năm 1992 và đầu

năm 1993 bãi rác đầy và được phủ đất ở mức 0,8 - lm, cao hơn mặt đất bình thường ở
khu vực. Diện tích theo quyết định là 3 ha và sâu 4m. Tuy bãi rác đã đóng cửa từ nhiều
nặm nay nhưng vẫn có một số cơ sở đổ rác và phế thải tại đày. Hiện nay bãi rác vẫn
còn ảnh hưởng nhiều mặt tới môi trường xung quanh, đặc biệt là khi mưa xuống.
Một nguồn gây ô nhiễm khác được quan tâm rất nhiều đó là nghĩa trang Văn
Điển. Nghĩa trang nằm ở phía Nam đường 70 thuộc xã Tam Hiệp được xây dựng từ
những năm 1955 trên diện tích 18,2 ha. Năm 1958 nghĩa trang bắt đầu hoạt động. Hiện
nay trung bình mỗi ngày có khoảng 12 - 15 đám tang. Nghĩa trang Văn Điển nằm
trong vùng đất thấp, dễ bị ngập úng khi mưa to. Nước mưa chảy tràn trên bề mặt đổ vào
các mương và đồng ruộng xung quanh thuộc hai xã Vĩnh Quỳnh và Tam Hiệp.
14
1.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm từ bên ngoài
Các nguồn gây ô nhiễm từ bên ngoài ảnh hưởng tới Thanh Trì chủ yếu do 4 con
sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ mang vào. Nước thải của các con sông
này gồm có: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Đáng chú ý là nước thải của
hai khu công nghiệp sau:
+ Khu công nghiệp Thượng Đình: đây là khu công nghiệp lớn của thủ đô Hà
Nội. Với diện tích 76 ha, khu công nghiệp Thượng Đình bao gồm 50 nhà máy xí
nghiệp vừa và nhỏ, với 9 phân ngành công nghiệp là cơ khí hoá chất cao su, chế biến
thực phẩm, dệt may, sành sứ thuỷ tinh, giấy, da dầy và các ngành công nghiệp khác.
Với các loại hình sản xuất khác nhau, nhưng chủ yếu là công nghiệp hoá chất và cơ
khí.
+ Khu công nghiệp Vĩnh Tuy: với tổng diện tích đất là 8 ha. Có khoảng 30 nhà
máy xí nghiệp, tập chung trong 7 ngành sản xuất công nghiệp là: cơ khí, vật liệu xây
dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, da dầy, in và văn phòng phẩm. Trong đó có 3
ngành chính là dệt, chế biến thực phẩm và cơ khí. Nước thải của khu công nghiệp này
xả xuống sông Kim Ngưu và sông Sét. Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, chất bẩn
dạng bông sợi, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm màu.
1.4. Tác động của nước thải thành phố tới mỏi trường đất nòng nghiệp
Trong sản xuất nông nghiộp ngoài nguồn nước tưới từ các con sông thoát nước

thải của thành phố Hà Nội, người dân Thanh Trì không còn nguồn nước tưới nào khác
để sử dụng. Đây là loại nước tưới có thành phần biến đổi rất nhiều theo điều khiện bên
ngoài (lượng nước thải của nhà máy, từ đô thị, nước mưa ). Nước các sông tiêu từ nội
thành theo nghiên cứu đều thấy có ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm trên phương diện
phế thải hữu cơ, tiêu chuẩn vệ sinh, màu sắc và mùi hôi (Vũ Hoan, 1998).
Một điều cần quan tâm theo góc độ nước tưới cho nông nghiệp, đặc biệt là nước
tưới dùng trong sản xuất nông nghiệp sạch là hàm lượng các độc tố khó phát hiện như
tổng số kim loại nặng hoà tan (Hg, Pb, As, Cu, Zn ) và tồn dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật. Một số yếu tố khác cũng rấ quan trọng nhưng chúng ta có thể phát hiện, kiểm
tra, xử lý trong điều kiện kỹ thuật thông thường như: BOD, COD, coliform. Riêng kim
loại, thuốc bảo vệ thực vật đòi hỏi một phương tiện hiện đại, hơn nữa sự nguy hại rất
lớn và hậu quả môi trường rất khó khắc phục.
Một điểm khác cũng cần lưu ý tới môi trường đất, nước nông nghiệp đó là: khả
năng pha loãng, tự làm sạch môi trường. Một nguồn thải được đánh giá là bẩn, ô nhiễm
như nước sông Tô Lịch song khi sử dụng tưới cho đồng ruộng tại một khu vực lớn, với
hệ thống kênh mương và trộn dòng với nguồn nước khác vẫn có thể cho phép sử dụng
15
một cách hợp lý. Trong điều kiện đó, người sản xuất và quản lý sản xuất cần nghiên
cứu, đánh giá phân tích tình hình rất cụ thể và khách quan để có giải pháp đúng đắn và
kinh tế (Vũ Hoan, 1998).
Qua các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khang, Nguyễn Xuân Thành thì các
con sông ở nội thành như: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và đoạn cuối sông Nhuệ từ
ngã ba sông Tô Lịch đều bị ô nhiễm cả về mùi vị, màu sắc lẫn các chỉ tiêu vệ sinh do
chứa chất thải công nghiệp và sinh hoạt của Hà Nội. Do nước thải chưa được xử lý nên
nồng độ các chất bẩn tại các điểm xả rất lớn, đặc biệt là sông Kim Ngưu, mức nhiễm
bẩn là cao nhất, BOD5: 50 - 190 mg/1, COD: 90 - 495 mg/1, oxi hoà tan thường dưới 1
mg/1, lượng H2S từ 7 - 11 mg/1, cặn lơ lửng từ 50 - 200 mg/1.
Cũng theo các tác giả này thì các xã ớ vùng Tày Nam cúa thành phô' thuộc
huyện Thanh Trì không được chọn vào vùng quy hoạch cho sản xuất rau sạch do đất bị
ô nhiễm bởi nước thải của thành phố. Mặc dù vùng này cũng có truyền thống trồng rau

từ lâu đời.
Theo điều tra từ một số người dân nơi đây, đặc biệt là xã Thanh Liệt huyện
Thanh Trì, do sử dụng phân hoá học nhiều, cộng với nguồn nước sông tưới nhiều mùn
dẫn đến lúa có hiện tượng bị lốp và đổ.
Còn ở cánh đồng thôn Vực xã Thanh Liệt khi tưới nước sông Tô Lịch, rau và lúa
phát triển tốt, xanh nhưng năng suất không cao.
1.5. ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất
Hiện nay thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông
nghiệp ở huyộn Thanh Trì, điều này không những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất
mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Hầu hết thuốc trừ sâu được sử dụng đều thuộc nhóm có độc tính cao, tập chung
ở nhóm độc đã bị cấm sử dụng trên rau quả ở Việt Nam, gây độc hại nghiêm trọng cho
người và môi trường (Trí Dũng, 1998).
Thuốc bảo vệ thực vật ngoài tác dụng tích cực, còn có những mật tiêu cực, tồn
tại lâu dài trong môi trường đất và tích tụ lại làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
nông nghiệp.
Thuốc bảo vệ thực vật tổn tại trong đất cùng với nước thải đô thị và bệnh viện
cũng góp phần làm thay đổi khu hệ sinh vật đất, đặc biệt nguy hiểm là vi khuẩn đường
ruột, trứng giun sán (Vũ Hoan, 1998).
Trong đất thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây hại cho các loại vi sinh vật có ích và
không phải là đối tượng phòng trừ. Các vi sinh vật đất phân huỷ chất thải, chuyển các
16
nguyên tô trong đất cũng bị hại vì tồn dư thuốc trừ sâu. Điều nàv dẫn tới sự giảm quá
trình phân huỷ xác hữu cơ và giảm độ phì nhiêu của đất.
1.6. Tổng quan những nghiên cứu về môi trường nước và tài nguyên nước khu vực
Trong quá trinh phát triển kinh tế xã hội con người do không nhận biết được các
quy luật tự nhiên hoặc do chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt đã làm cho môi trường sông bị
suy thoái, tài nguyên bị cạn kiệt. Các vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở
nên trầm trọng, trong đó ô nhiễm nước là một nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng
tới hệ sinh thái làm mất mỹ quan và gây tác hại xấu đến sức khoẻ con người.

Thanh Trì là một huyện ven đô thuộc ngoại thành Hà Nội là nơi tiếp nhận toàn
bộ nước thải của thành phố Hà Nội qua hệ thống sông thoát nước chảy về. Trong nước
bao gồm nhiều các vi khuẩn gây bệnh, các kim loại nặng do hoạt động công nghiệp
của thành phố thải ra do đó đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến
chất lượng nước trong khu vực. Chính vì vậy có rất nhiểu các trạm nghiên cứu, các
trung tâm tài nguyên và môi trường, sở khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Mỏi
trường, các nhà khoa học ở các trường Đại học đang quan tâm nghiên cứu toàn diện về
vấn đé chất lượng nước khu vực Thanh Trì - Hà Nội, và kết quả của các nghiên cứu đó
đã được xuất bản với số lượng ngày càng nhiều.
Xét dưới góc độ sức khoẻ con người thì phần lớn các loại dịch bệnh gảy tổn hại
lớn mang tích chất xã hội đều có liên quan đến môi trường nước. Trong đó có thể kể tới
một số bệnh khá phổ biến ở khu vực địa bàn Thanh Trì như: bệnh da liễu, đường ruột,
hô hấp, đau mắt hột, các bệnh phụ khoa Các bệnh này gây ra chủ yếu do sử dụng
nước không đảm bảo hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên các loại vi khuẩn gây
bệnh xâm nhập vào cơ thể và khả năng truyền bệnh nhanh. Mối liên quan giữa tình
hình dịch bệnh và biến đổi của môi trường, đặc biệt là trong môi trường nước đã là đối
tượng nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu khoa học ở Viột Nam. Đặc biệt
vùng Thanh Trì đã có sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học như: Phạm Ngọc
Đãng [5], Trần Hiếu Nhuệ [6], Phạm Bình Quyền [3], Trịnh Thị Thanh [1], [2], Vũ
Quyết Thắng [2], [4], và một số các cộng tác viên khác tham gia nghiên cứu.
0^1 HOC fejUỎC GlA HA NQI 1
TO, .Kin T AM t h ò n g tin thư viên
ÕT /44-
? 1
17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Vị trí lấy mẫu
Số lượng và vị trí các mẫu đất, nước tại các điểm xung quanh nhà máy Pin Văn
Điển được trình bày trong hình 1 và bảng 2:

Bảng 2. Các mẫu phân tích thuộc khu Văn Điển
STT
Ký hiệu
Vị trí lấy mẫu
Mẫu đất
1
DCT
Đất ngay tại cống thải
2
D100
Đất cách cống thải 100 m dọc theo sông Tô Lịch
3
D200
Đất cách cống thải 200 m dọc theo sông Tô Lịch
4
DT1
Đất trồng bèn trong cách cống thải 400 m
5 DT2
Đất trổng bên trong cách cống thải 500 m
Mẫu nước
1
NCT
Nước tại cống thải Pin Vản Điển
2 N100 Nước sông Tô Lịch cách cống thải 100 m
3
N200 Nước sông Tô Lịch cách cống thải 200 m
4 NA
Nước ao
5 NM
Nước mương

6 NN
Nước ngầm
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa
Thu thập các mẫu vật phục vụ cho nghiên cứu, bao gồm việc thu thập các
mẫu đất và nước.
Mẫu đất được thu thập là 5 mẫu.
Mẫu nước được thu thập là 6 mẫu.
2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Các mẫu đất và nước sau khi lấy về được phân tích theo các phương pháp được
sử dụng phổ biến ở trong và ngoài nước hiện nay. Tất cả các mẫu đất và nước được
18
phân tích tại phòng thí nghiệm của bộ môn Thổ Nhưỡng và Môi trường đất, Khoa Môi
Trường, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2.2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu trong nước
■ Xác định pH: đo trên máy meter
■ Xác định cặn lơ lửng (SS): phương pháp cân
■ Xác định chì (Pb): cực phổ
2.23.2 Phân tích các chỉ tiêu trong đất
■ Xác định pHH2(): đo trên máy meter (tỉ lệ đ ấ t: nước = 1 : 5, t = 120’)
■ Xác định pHKC| : đo trên máy meter (tỉ lệ đ ấ t: d2 = 1 : 5, t = 120')
■ Xác định dung tích hấp phụ trao (CEC): phương pháp amoniaxetat (phương
pháp Schachtschabel)
■ Xác định hàm lượng mùn: Walkley - Black
■ Xác định chì (Pb): có 3 dạng chì được xác định trong nghiên cứu bao gồm:
- Dạng chì được chiết bởi dung dịch đệm axetat amoni theo tỉ lệ: 5g đất với 50 ml
dung dịch độm sau đó đo bằng phương pháp cực phổ.
- Dạng chì được chiết bởi nước theo tỉ lệ: 20 g đất với 50 ml nước sau đó đo bằng
phương pháp cực phổ.
- Dạng chì được chiết bởi dung dịch H N 03 theo tỷ lệ: 10 g đất vói 100 ml dung

dịch H N 03 i m .
2.2.4. Xử lý sô'liệu bằng phương pháp thông kê
Trên cơ sở các tài liệu được thu thập, các công trình nghiên cứu trước đây về
khu vực tiến hành phân tích các số liệu dữ liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu
của đề tài. So sánh các số liệu phân tích được với các thông tin thu thập được để tìm ra
kết quả chính xác, phù hợp với những kết quả đã được công bố.
19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ THÁO LUẬN
3.1. Giới thiệu về nhà máy pin văn điển
Là công ty cổ phần Pin Hà Nội, nhà máy được xây dựng từ những nãm 1958.
Diện tích: 32000 m2
Ngành hàng: điện
Địa chỉ: Thị Trấn Văn Điển, hyện Thanh Trì, Hà Nội
Sản phẩm chính: Pin điện các loại hệ thống Mn-Zn
Công nghệ sản xuất: công nghệ hồ điện và công nghệ giấy tẩm hồ
Thị trường trong nước: toàn quốc
Thị trường xuất khẩu: Lào, Campuchia, Cộng Hoà Sec
Số lượng nhân công: 650 người
Hộ thông quản lý chất lượng: ISO 9001
Cơ sở sản xuất: Thị Trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Công ty gồm 6 phân xưởng chính đó là: lọc than, mãng gan, kẽm, thành phẩm, cơ khí,
hơi nước.
Hệ thống nước của nhà máy độc lập gồm hai giếng khoan sâu 70 m, công suất
khai thác là 160 m 3/h mỗi giếng. Lưu lượng nước cấp cho công ty là 1700-1800
m3/ngày đêm (liên tục trong 24h với 360 vòi nước). Trạm xử lý theo sơ đồ công nghệ
thông thường là: dàn mưa, lắng tiếp xúc, lọc, bể chứa và trạm bơm cấp 2.
Tổng lượng nước thải của nhà máy khoảng 2000m3/ngày đêm được dẫn theo các
tuyến cống thoát nước của phân xưởng rồi xả ra sông Tô Lịch mà không qua hệ thống
xử lý. ì
Khả năng gãy ô nhiễm môi trường liên quan đến công nghệ sản xuất pin của

nhà máy
Công nghệ pin hổ điện là một cống nghệ cổ điển có chứa đựng những yếu tỏ'
gây ô nhiễm như: hồ điện li là khâu sử dụng nhiều hoá chất nhất, có cả những hoá chất
độc như HgCl2. Hồ điện li được chế tạo bằng cách tạo một thể hồ từ bột mì và tinh bột
ngô trộn trong nước có độ nhớt nhất định cùng với chất điện li là NH4+, ZnCl2 và
HgCl2. Nước thải từ bộ phận này thường chứa các kim loại nặng như: Zn2+, Hg2+ phát
sinh do rửa dụng cụ hoặc do rơi vãi trong khâu bao cực dương có thể sinh bui M n0 2.
20
Điộn cực âm được chuân bị từ các thỏi kẽm kim loại có thể sinh bụi hơi kẽm. Giai đoạn
lắp ráp thành phẩm cũng có thể tạo ra nước thải có chứa HgCl2.
Công nghệ giấy tẩm hồ ngoài những điều nêu trên còn có thể phát sinh nguồn ô
nhiễm khác trong giai đoạn chế tạo giấy tẩm hồ.
Trong công nghệ sản xuất pin kẽm, nguồn gây ô nhiễm gồm có: MnŨ2 được
chuân bị như hai loại trên. Khả năng gây ô nhiễm thứ hai là công đoạn chế tạo Zn dẫn
điện dương và âm trên cơ sở bột kẽm oxit (ZnO) và hỗn hông Zn-Hg và một sô nguyên
liệu khấc
3.2. Tính chất của môi trường nước vùng nghiên cứu
3.2.1. pH
Giá trị pH của nước tưới có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phấn quyết định các đặc tính
khác của nước như: Độ nhớt, có thể làm phân tán hoặc keo tụ các hạt rắn lơ lửng, làm
thay đổi hàm lượng chất hữu cơ và hoạt động của hệ vi sinh vật trong nước
Bảng 3. Giá trị pH của các mẫu nước
Chỉ tiêu NCT N100
N200 NA NM NN
pH . 7,73 7,51 7,53 7,43 7,52 7,28
Giá trị pH trung bình là: 7,5; trung vị là: 7,51; biên độ là: 0,45 và độ lệch chuẩn là:
0,328.
Tất cả các mẫu đều nằm trong khoảng pH trung tính. Đối chiếu kết quả thu được với
TCVN 5942/1995 áp dụng cho nước mặt loại B thì nước sông Tô Lịch và nước ao hồ
xung quanh nhà máy Pin Văn Điển đều phù hợp cho mục đích tưới tiêu phuc vụ nông

nghiệp.
Giá trị pH đo tại cống thải cao hơn khống đáng kể so với pH trong nước sông Tô Lịch
cách cống thải lần lượt là lOOm Vạ 200m.
Hiộn nay dân cư khu vực xung quanh nhà máy đang khai thác và sử dụng nguồn nước
ngầm cho mục đích sinh hoạt. Mẫu nước ngầm có giá trị pH là 7,52, đối chiếu với
TCVN 5944/1945 - Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước ngầm thì phù hợp để sử dụng làm nước sinh hoạt gia đình.
3.2.2. Hàm lượng rắn lơ lửng (SS)
Một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước là rắn lơ lửng, nếu hàm
lượng rắn lơ lửng trong nước cao thì sẽ làm tăng chí phí để xử lý.
21
Bảng 4. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (mg/1)
Chỉ tiêu
NCT
N100
N200
NA
NM
NN
s s
260
170
200
210
240
14 0
Hàm lượng rắn lơ lửng dao động từ 140 mg/1 đến 260 mg/1 đểu cao hơn tiêu chuẩn cho
phép.
Hàm lượng rắn lơ lửng cao nhất là tại vị trí cống thải của nhà máy, điều này có thể giải
thích là hiện nay nước thải của nhà máy được đổ trực tiếp ra sông Tô Lịch mà không

qua một hộ thống xử lý nào.
TCVN 5945-1995 cho nước thải loại B với hàm lượng rắn lơ lửng tối đa cho phép là
100 mg/1 thì hàm lượng rắn lơ lửng tại cống thải vượt 160 mg/1.
Hàm lượng rắn lơ lửng trong nước sông Tô Lịch, nước ao, nước mương cao hơn TCVN
5945-1995 cho nước mật loại B lần lượt là 90mg/l, 120mgA, 130mg/l, 160mg/l.
Nguồn nước ngầm đang được người dân khai thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt
có hàm lượng rắn lơ là 140 mg/1, đối với nước ngầm thì giá trị này là tương đối cao
nhất là khi sử dụng để làm nước ăn, uống và tắm giặt
3.2.3. Nguyên tố chì (Pb)
Kết quả phân tích hàm lượng chì (Pb) trong nước bằng phương pháp cực phổ được
trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 5. Hàm lượng chì trong nước (mg/1)
Chỉ tiêu NCT
N100 N200
NA NM NM
Pb 0.002 0.002
0.002
0.001
0.001
0.001
Đối chiếu với TCVN 5942/1995 áp dụng cho nước mặt loại B thì tất cả các mẫu nước
đều có hàm lượng chì thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên hàm lượng chì trong
nước sông Tô Lịch vẫn cao hơn so với nước ao, nước mương và nước ngầm.
Đối chiếu với TCVN 5945-1995 áp dụng cho nước thải loại B thì hàm lượng chì tại
cống thải nhà máy Pin Văn Điển vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
Theo tiêu chuẩn của FAO thì hàm lượng chì trong nước vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho
phép.
22
Có thể khãng định các nguồn nước xung quanh nhà máy Pin Vãn Điển đều không bị ô
nhiễm bơi chì do đó các nguồn nước này có thể dùng cho mục đích tưới tiêu phục vụ

nông ngiệp trong khu vực.
Đối với nguồn nước ngầm, áp dụng TCVN 5944/1995 thì hàm lượng chì cũng thấp hơn
tiêu chuẩn cho phép, do đó khai thác và sử dụng làm nước sinh hoạt thì không có vấn
đề gì
3.3.Tính chất môi trường đất vùng nghiên cứu
3.3.1 pHKa và pHmo
pHKd là một chỉ tiêu quan trọng để đánh gía tính axit hay bazơ của môi trường đất, là
một yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật và là nhân
tố sinh thái giới hạn. Mỗi loài cây khác nhau thích nghi trong những khoảng pH khác
nhau như: cây họ đậu (pH = 7 -8 ) , cây lúa (pH = 4 -6 ). hản ứng của môi trường đất
ảnh hưởng đến cây trổng thông qua việc ảnh hưởng tới những điều kiện để đảm bảo sự
tồn tại bình thường của thực vật như thành phần và chất lượng các nguyên tố dinh
dưỡng, khả năng dễ tiêu và khả năng xuất hiện những chất độc. Thí dụ, ở môi trường
axit sẽ làm tăng hàm lượng Fe linh động, Mn, Cu đồng thời làm giảm hàm lượng Mo
dễ tiêu trong đất.
Bảng 6. Giá trị pHKC1 và pHH20 trong đất
Chỉ tiêu DCT D100 D200 DT1 DT2
*o
a
±
0
7,88
5,63 6,57 7,06
8,12
pHkci
7,03
4,92 5,83
6,2
7,32
Theo kết quả phân tích thì pHKC1 giao động trong khoảng 4,92 - 7,32.

Tại vị trí cống thải của nhà máy pHKC1 là 7,06; theo thang đánh giá thì là đất trung tính,
đối vói hai mẫu đất cách cống thải 100 - 200 m dọc theo sông Tô Lịch, pHKC1 lần lượt
là 4,92 - 5,83 thì đều có độ chua ít. i -
Đối với hai mẫu đất trồng pHKCI lần lượt là 6,20 - 7,32; đất từ chua ít đến trung tính.
Kết quả phân tích pHH20 biến động trong khoảng 5,63 - 8,12. Phản ứng của dung dịch
đất từ chua ít đến kiềm yếu.
3.3.2 Hàm lượng mùn tổng sô'
Nhờ hoạt động của vi sinh vật, các xác hữu cơ (lá cây, rễ cây, thân cây ) trong đất bị
phân giải tạo thành mùn. Hàm lượng, thành phần mùn quyết định trạng thái và các tính
chất lý, hoá học, độ phì của đất. Trong thành phần mùn chứa 90% nitơ ở dạng dự trữ và
23
chứa nhiểu các nguyên tố' dinh dưỡng khác như N, p, K, Ca, Mg khi phân giải cung
cấp cho cây trồng, nên mùn là nguồn thức ãn dự trữ cho cây trồng.
Bảng 7. Hàm lượng chất hữu cơ (OM) trong đất (%)
Chỉ tiêu
DCT
D100
D200
DT1
DT2
OM
1,76
1,81
1,4 2,48
1,97
Theo kết quả phân tích thì đất khu vực có hàm lượng mùn thấp, cao nhất là 2,48% nằm
trong khoảng 2 - 3% ứng với đất trung bình.
Các vị trí còn lại thì đều dưới 2%, là đất nghèo mùn. Có thể thấy rầng hàm lượng mùn
ở hai vị trí đất trồng là cao hơn so với đất dọc theo sông Tô Lịch, điều này có thể giải
thích là do ở đây là đất trồng nên được bón phân hữu cơ, và làm canh tác.

3.3.3 Dung tích hấp phụ đất (CEC)
CEC phản ánh khả năng hấp phụ và trao đổi các chất dinh dưỡng ở dạng cation của đất,
là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Mỗi loại đất có khả năng hấp
phụ khác nhau, khả năng hấp phụ đó phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng keo đất, hàm
lượng mùn thành phần khoáng thành phần cơ gới đất. Những đất có CEC cao thì khả
nãng chống rửa trôi rất tốt còn đất có CEC thấp (như đất cát) thì rất dễ bị rửa trôi chất
dinh dưỡng. Do đó CEC là một yếu tố quan trọng để tính toán lượng phần bón, thành
phần phân bón và hình thức bón phân.
Bảng 8. Giá trị CEC của các mẫu đất (mdl/lOOg đất)
Chỉ tiêu
DCT
D100
D200 DT1
DT2
CEC 10,35
12,17
10,6 18,52
16,12
Hàm lượng CEC dao động trong khoảng từ 10,35 mgdl/lOOg đất đến 18,52 mgdl/lOOg
đất, theo thang đánh giá thì khả năng hấp phụ và trao đổi của đất ở mức trung bình.
CEC của đất dọc theo sông Tô Lịch từ cống thải thấp hơn so với đất trồng. Có mối
tương quan thuận giữa giá trị CEC và hàm lượng mùn. Đó là do chất mùn có khả năng
hấp phụ một phần lớn cation và giữ cho các chất dinh dưỡng này không bị rửa trôi.
3.3.4 Nguyên tố chì (Pb)
Đối với Pb. cả pH và Eh đều ảnh hưởng đến độ hoà tan của ion. Thí nghiệm trong chậu
và ngoài đồng ruộng cho thấy, ở pH 4 - 5 là giá trị mà Pb tan tốt hơn nhiều ờ pH 5 - 7
(Brummer & Hem 1983). Ion Pb2+ được giải phóng tham gia vào các quá trình hoá học
như: hấp phụ trên khoáng sét, trên chất hữu cơ và các oxit Fe/Mn. Khả năng hấp phu
Pb giảm theo trật tự halosit, oxit Fe > imogalit > allophan > kaolinit > chất mùn >
24

montmorillnit. Sự oxy hoá Pb trực tiếp trên bề mặt của oxit Mn làm giảm độ hoà tan
trong đất (Mc Bride, 1989). Sự tạo phức hữu cơ - kim loại hình thành các phức tan và
bên vững trong dung dịch đất. Các khoáng photphat Pb ít tan nhất, trong đó có
Pb5(P04)3Cl có khả năng kiểm soát hàm lượng Pb2+ trong dung dịch. Pb bị giữ chật bởi
keo đất hơn là Zn và Cd. Tỷ lộ các dạng tồn tại của Pb rất khác biệt theo khoảng cách
đến nguồn phát thải Pb. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, Pb trao đổi luôn <
5%.
Bảng 9. Hàm lượng chì trong đất (ppm)
Chỉ tiêu
DCT D100 D200
DT1
DT2
Pb (chiết bằng d2 đệm)
6,3 9,0 9,8 13,1
11,2
Pb (chiết bằng nước)
0,7
0,4
0,2 0,3 0,2
Pb (chiết bằng HNOi IM)
25,0 18,9 14,8 24,9
18,3
Kết quả phân tích cho thấy, đất ở tầng mặt khu vực gần công ty Pin Văn Điển có hàm
lượng Pb (chiết bằng dung dịch đệm) dao động từ 6,3 ppm đến 13,1 ppm.
Hàm lượng chì được chiết bằng dung dịch đệm cho kết quả cao hơn từ 5,6 đến 12,8
ppm so với lượng chì được chiết bằng nước, điều này chứng tỏ lượng chì trong đất chủ
yếu ở dạng khó tiêu.
Hàm lượng Pb ở đất tại cống thải và cách cống thải 100 - 200 m dọc theo sông Tô Lịch
tương ứng là 6,3 - 9,0 - 9,8 ppm. Trong khi đó đất trồng của khu vực có hàm lượng Pb
tương ứng là 13,1 và 11,2 ppm, cao hơn. Điều này chứng tỏ hàm lượng Pb trong đất

xung quanh nhà máy Pin Văn Điển có thể là do có nguồn gốc từ bụi xăng xe cộ trên
đường quốc lộ 1A gần kề. Dạng Pb trong khí thải ôtô là PbBrCl, PbBrOH, (PbO)2.
PbBr2 có thể chuyển hoá rất nhanh sang các dạng không tan như: Pb(OH)2, PbCƠỊ,
PbS, PbS04, PbO, PbO. PbS04, Pb3(P0 3)2, Pb40 (P 04)2, Pb5(P 04):,(0H). Giống với Hg,
Pb trong đất có thể bị metyl hoá thành (CH3)4Pb, (CH3)4nPbn+ độc hại và dễ bay hơi.
Dạng hợp chất tồn tại trong đất phụ thuộc vào pH, điều kiện oxy hoá, sự có mạt của
các anion.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở trên vế hàm lượng chì trong đất cũng như các tính
chất khác của môi trường đất và nước tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu xin đưa ra
một số kết luận như sau:
- Nhìn chung các tính chất của môi trường nước được nghiên cứu tại khu vực chưa có
biểu hiện của sự ô nhiễm, các chỉ tiêu như pH và chì (Pb) trong nước được sử dụng để
tưới vẫn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam 5942 - 1995;
- Hàm lượng rắn lơ lửng (SS) trong nước mặt tại khu vực nghiên cứu thì đã vượt quá
tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên nếu để dùng cho mục đích làm nước tưới thì vẫn có thể
chấp nhận được;
- Về môi trường đất, các tính chất đất được phân tích tại khu vực nghiên cứu đã thể
hiện môi trường đất đất tại khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu của sự ỏ nhiễm. Giá
trị pH, chất hữu cơ, CEC và chì (Pb) trong đất đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên,
để đảm bảo tính ổn định của những tính chất này, nghiên cứu sẽ cần thời gian nhiều
hơn nếu được tiếp tục nghiên cứu.
Kiến nghị
Tuy kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này chưa cho thấy tình trạng ô nhiễm của
nước thải cũng như môi trường đất tại khu vực nghiên cứu, xong để đánh giá đúng thực
trạng của vấn đề này thì nghiên cứu cần phải đươc tiến hành thêm trong một thời gian
lâu hơn nữa, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu của đề tài trong vòng 1 năm nên những
gì được đưa ra trong nghiên cứu cũng phần nào phản ánh đúng thực trạng của khu vực
nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xin đề xuất một sô' kiến nghị như sau:

- Cần kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải từ nhà máy pin Văn Điển bằng các nghiên
cứu lâu dài;
- Cần có những đánh giá thường xuyên về chất lượng nước cũng như đất tại khu vực
nghiên cứu này;
- Cần có những đánh giá về chất lượng nông phẩm như các loại rau được xuất xứ từ noi
đây, bởi vì chúng là nguồn cung cấp cũng đáng kể cho thành phố Hà Nội; và
- Nâng cao nhận thức của người dân đối với các vấn đề môi trường, hướng họ đên việc
sản xuất một loại hàng hoá có chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Thanh. “Một số đánh giá về việc sử dụng nước thải và những nghiên cứu
bước đẩu vể ảnh hưởng của việc sử dụng này tới cơ thể sinh vật và sức khoẻ phụ nữ
ở huyện Thanh Trì - Hà Nội
2. Trịnh Thị Thanh, Vũ Quyết Thắng, Đặng Thị Sy. Báo cáo kết quả “Nghiên cứu một
số khu vực đầm ao hồ huyện Thanh Trì - Hà Nội
3. Vũ Quyết Thắng, Phạm Bình Quyển (1997). Báo cáo kết quả nghiên cứu của trường
hợp “Vùng đất ngập nước Thanh Trì - Hà Nội”.
4. Vũ Quyết Thắng (1998). Kết quả nghiên cứu “Hàm lượng KLN trong đất và rau
muống ở Thanh Trì - Hà Nội”. Tạp chí khoa học sô' 2.
5. Phạm Ngọc Đăng và cộng tác viên (1996). Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường
do cụm công nghiệp, nghĩa trang và bãi rác Văn Điển đối với 2 xã Vĩnh Quỳnh,
Tam Hiệp và đề xuất các giải pháp giảm nhẹ ô nhiễm môi trường ở 2 xã này”.
6. Sở KHCN Môi trường Hà Nội - TTKT Môi trường đô thị và khu công nghiệp -
Trường Đại học Xây Dựng, 1997. “Báo cáo điều tra đánh giá tình trạng ô nhiễm
môi trường do khu công nghiệp gây ra ở thành phô' Hà Nội”.
7. UBND huyện Thanh Trì - Hà Nội. “Dự án phát triển nông nghiệp huyện Thanh Trì -
Hà Nội”.
8. UBND huyện Thanh Trì - Hà Nội. Báo cáo “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp huyện Thanh Trì - Hà Nội”.
27

×