Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận tìm hiểu quá trình izome hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.1 KB, 11 trang )

Trường :Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu
Khoa Hóa và CNTP
Đề tài: QUÁ TRÌNH ISOME HÓA
I. Giới thiệu và mục đích
1 Giới thiệu
Công nghệ chế biến dầu dùng hai quá trình chủ đạo để nhận xăng có chỉ số
octan cao là quá trình refoming xúc tác và cracking xúc tác. Nhưng do nhu cầu về
xăng chất lượng cao ngày càng tang, trong khi đó phần C5 – C6 của công nghiệp
chế biến dầu ngày càng có số lượng lớn mà lại không thể đạt được chỉ số octan
caokhi áp dụng các quá trình trên. Trước đây phân đoạn này chỉ dung để pha trộn
vào xăng với mục đích đạt đủ áp suất hơi bão hòa của xăng và thành phần cất, còn
chỉ số octan của phần này không đủ cao. Các số liệu trích dẫn ở bảng 1 cho thấy rõ
điều này.
Cấu tử Điểm sôi RON MON
C5: n-pentan 36 61,7 61,9
2-metylbutan ( izopentan) 28 92 90,3
C6: n-hexan 66,75 24,8 26
2-metylpentan (izohexan) 60,3 73,4 73,4
3-metylpentan 63,25 74,5 74,3
2,2-dimetylbutan (neohexan) 49,73 94,5 93,5
2,3-dymetylbutan 58 103 94
Các số liệu của bảng cho thấy, thích hợp nhất cho quá trình nhận xăng chất lượng
cao thì phân đoạn n- C5 – C6 nhận được trong khu liên hợp lọc – hóa dầu cần phải
được qua quá trình izome hóa.
2 Mục đích
Quá trình izome hóa n- paraffin được dung để nâng cao trị số octan của phân
đoạn pentan – hexan của phần xăng sôi đến 70
0
C, đồng thời cũng cho phép nhận
các izo- paraffin riêng biệt như izopentan và izobutan từ nguyên liệu là n- pentan
và butan tương ứng nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp cao


su izopren, izobutan là nguồn nguyên liệu tốt cho quá trình alkyl hóa, hoặc để nhận
izobuten cho quá trình tổng hợp MTBE.
II. Nguyên liệu và sản phẩm
1 Nguyên liệu
Izome hóa thường dùng nguyên liệu là phân đoạn C5 và C6. Đặc trưng của
nguyên liệu sẽ quyết định đến chế độ công nghệ và chất lượng sản phẩm. Hàm
lượng n-parafin không được vượt quá 65% trong nguyên liệu. Do đó, nếu toàn bộ
nguyên liệu biến đổi qua quá trình izome hóa là không phù hợp mà cần phải tách
các izome ra khỏi n-parafin và chỉ cho biến đổi n-parafin , để hạn chế các phản ứng
phụ và sự kiềm hãm quá trình nên tiến hành phản ứng ở mức đọ biến đổi vừa phải,
rồi sau khi tách cho tuần hoàn lại nguyên liệu chưa biến đổi. khi tiến hành thao tác
như vậy, đã chp phép tang trị số octan của phân đoạn lên tối thiểu là 20 đơn vị.
2 Sản phẩm
Đặc trưng sản phẩm quá trình izome hóa là các iso-parafin đây là những cấu
tử làm trị số octan cao, rất thích hợp cho sản xuất xăng có chất lượng cao. Sản
phẩm thu được từ quá trinh izome hóa có trị số octan cao có thể đạt tới 88 dến 99
(theo RON). Quá trình izome hóa đi từ nguyên liệu là n- C5-C6 thì sản phẩm chính
thu được là iso-pentan và 2,2 dymetylbutan, sản phẩm của quá trình izome hóa có
chất lượng cao, chính vì ưu điểm này nên có nhiều hãng tham gia nghiên cứu thiết
kế dây chuyền izome hóa để xử lý phân đoạn C5-C6 có trị số octan thấp thành
phân đoạn có trị số octan cao cho xăng, để đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng có chất
lượng cao như hiện nay.
III. Cơ sở ly thuyết của quá trinh izome hóa
- Đặc trưng về nhiệt động học
Các phân phản ứng izome hóa n-pentan và n-hexan là các phản ứng tỏa nhiệt
nhẹ. Bảng 2 cho thấy nhiệt phản ứng để tạo thành các izome từ các cấu tử riêng.
Cấu tử
298
, /H kcal mol∆
C5: 2- metylbutan ( izopentan) -1,92

2,2-dimetylpropan (neopentan) -4,67
C6: 2-dimetylpentan (izohexan) -1,7
3-metylpentan -1,06
2,2 dimetylbutan (neohexan) -4,39
2,3-dimetylbutan -2,53
Do các phản ứng izome hóa la tỏa nhiệt nên về mặt nhiệt động học, phản
ứng sẽ không thuận lợi khi tăng nhiệt độ. Mặt khác, phản ứng izome hóa n-parafin
là phản ứng thuận nghịch và không có sự tăng thể tích, vì thế cân bằng của phản
ứng chỉ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Nhiệt đọ thấp tạo điều kiện tạo thành các
izome và cho phép nhận được hỗn hợp ở điều kiện cân bằng và có trị số octan cao.
Đồ thị sau cho thấy sự phụ thuộc giữa nồng độ cân bằng của cac izome vào nhiệt
độ phản ứng izome hóa n-pentan và n-hexan được xây dựng từ tính toán thực
nghiệm.
Từ đồ thị cho thấy, khi tăng nhiệt độ, nồng độ các izome điều giảm, còn
nồng độ các n-parafin tăng. Nếu t
0
<200
0
C thì sẽ thiết lập được một hỗn hợp cân
bằng có trị số octan cao.
Khi izome hóa các n-parafin còn xảy ra các phản ứng phụ như phản ứng cracking
và phản ứng phân bố lại, ví dụ:
2C
5
H
12
↔ C
4
H
10

+ C
6
H
14
Để giảm tốc độ của các phản ứng phụ và duy trì độ hoạt tính của xúc tác,
người ta phải thực hiện quá trình ở áp suất hydro
2
2 4
H
p = ÷
Mpa và tuần hoàn khí
chứa hydro. Động học và cơ chế phản ứng izome hóa phụ thuộc vào điều kiên tiến
hành qua trình và phụ thuộc vào loại xúc tác sử dụng
- Cơ chế của isome hóa n-parafin
Phản ứng isome hóa n-parafin trên xúc tác tùy thuộc vào độ axit của xúc
tác, có thể xảy ra theo các hướng sau.
Trên xúc tác với độ axit mạnh củ chất mang , phản ứng isome hóa xảy ra ở
các tâm aixt. Vai trò của kim loại chỉ hạn chế sự tạo cốc và ngăn ngừa sự trơ hóa
các tâm axit . khi đó cowchees phản ứng được miêu tả như sau:
ở đây K là tâm axit của xúc tác.
Với xúc tác lưỡng chức, cơ chế của phản ứng có thể miêu tả như sau:
-
Xúc tác của quá trình
Xúc tác được dung trong quá trình izome hóa, trước hết phải thúc đẩy quá trình
tạo ion cacboni, nghĩa là xúc tác phải có tính axit. Các chất xúc tác cổ điển thường
dùng là xúc tác trong pha lỏng. Ngày nay người ta hay dùng xúc tác lưỡng chức có
kim loại trên chất mang axit.
- Xúc tác trong pha lỏng
Chất xúc tác tiêu biểu cho nhóm này là clorua nhôm khan được hoạt hóa
bằng anhydric clohydric. Sau này người ta dùng các chất xúc tác khác như AlCl

3
+
SbCl
3
hay AlBr
3
và các axit sunfonic hay axit clohydric. Ưu điểm của hệ xúc tác
thuộc nhóm này là chúng có độ hoạt tính cao. Ở nhiệt độ 90
0
C đã có thể chuyên
hóa đạt cân bằng các n-parafin C
5
, C
6
thành các izoparafin.
Nhược điểm của xúc tác loại này là nhanh giảm hoạt tính và độ chọn lọc.
Thêm vào đó là chúng rất dễ bị phân hủy , và khi phân hủy chúng tạo nên môi
trường axit mạnh, gây ăn mòn thiết bị. Ngày nay người ta đang tìm cách hạn chế
ảnh hưởng xấu này dể hoàn thiện các chỉ tiêu sản xuất izo-parafin.
- Xúc tác hydro hóa trên chất mang axit
Các chất xúc tác này thuộc nhóm xúc tác refoming. Về bản chất chúng được tạo
thành từ hai thành phần:
- Kim loại có đặc trưng thúc đẩy phản ứng hydro hóa, thường dùng là các
kim loại hiếm như Pt, Pd.
- Chất mang axit như nhôm oxit , oxit nhôm và halogen hay alumino silicat
.
Các chất xúc tác này có độ chọn lọc cao hơn xúc tác trong pha lỏng, nhưng
độ hoạt tính của chúng thường thấp hơn , vì thế đòi hỏi nhiệt độ phản ứng được
tiến hành trong pha hơi. Nhưng do khi tăng nhiệt độ phản ứng isome hóa n-parafin
không thuận lợi về mặt nhiệt động . do đó cần thiết phải tuần hoàn nguyên liệu

chưa biến đổi để nâng cao hiệu suất của isome hóa hay đảm bảo trị số octan cho
hỗn hợp sản phẩm.
Cơ chế tác dụng và diều kiện làm việc của xúc tác trong quá trình phụ thuộc
vào bản chất của xúc tác và phương pháp chế tạo nó. Các xúc tác alumino platin
được kích hoạt bằng flo cho phép tiến hành quá trình isome hóa ở nhiệt độ từ 360-
420
o
C và được gọi là xúc tác nhiệt độ cao. Xúc tác kim loại trên zeolit được sử
dụng ở nhiệt độ thấp hơn (230-380
o
C) và được gọi là xúc tác ở nhiệt độ trung bình;
còn xúc tác alumino platin được hoạt hóa bằng clo cho phép tiến hành quá trình ở
nhiệt độ từ 100-200
o
C và được gọi là xúc tác ở nhiệt độ thấp.
 Các yếu tố ảnh hưởng
Nhiệt độ: là yếu tố ành hưởng chính của quá trình isome hóa. Vì là phản ứng
toă nhiệt nên nhiệt độ thấp có lợi cho quá trình. Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá thấp sẽ
tạo điều kiện cho phản ứng trùng hợp xảy ra mạnh mẽ làm giản hiệ suất của quá
trình. Khi nhiệt độ quá cao tốc độ isome hóa giảm cho do sẽ làm tăng hiệu suất của
quá trình cracking.
Áp suất: hầu như không ảnh hưởng nhiều đến phản ứng. Áp suất tổng cao
chỉ giúp nâng cao tuổi thọ cho xúc tác.
IV. Quá trình isome hóa công nghiệp
Isome hóa thường dùng là phân đoạn C
4
và phân đoạn C
5
, C
6

hay hỗn hợp C
5
- C
6
.
Đặc trưng của nguyên liệu sẽ quyết định công nghệ và chế độ sản phẩm. thành
phần của nguyên liệu tiêu biểu có nguồn gốc khác nhau được trình bày ở bảng sau:
Nguồn nguyên liệu Kuwait Mid-
continent
Xăng cất Arabie Wyoming
n-pentan 58,5 63,0 42,2 64,3 59,8
2-metylbutan 41,5 36,2 56,2 33,3 36,4
2,2-dimetylpropan - - - - -
Cyclo pentan 0,1 0,8 12 2,4 3,8
n-hexan 43,2 41,6 27,7 46,6 37,8
2-metylpentan 22,4 26,3 32,5 40,2 38,2
3-metylpentan 16,9 14,3 12,5 - -
2,2-dimetylbutan 2,0 0,5 0,75 3,9 3,8
2,3- dimetylbutan 4,2 0,5 0,75 - -
Metylcyclo pentan 5,1 14,0 17,0 7,3 18,8
Cyclohexan 4,2 2,2 4,5 - -
Benzen 2,0 0,6 - 2,0 1,4
RON của C
5
74,4 72,9 79,2 72,1 73
RON của C
6
55,9 57,7 76,4 55,1 61,1
Từ số liệu trong bảng thấy rằng , hàm lượng n-parafin thường không vượt quá 65%
trong nguyên liệu. Do đó, nếu chó toàn bộ nguyên liệu biến đổi isome hóa là không

họp lí mà cần phải tách các isome khỏi n-parafin. Để hạn chế các phản ứng phụ và
sự kìm hãm quá trình, nên tiến hành phản ứng ở mức độ vừa phải, rồi sau đó cho
tuần hoàn trở lại nguyên liệu chưa biến đổi. Khi tiến hành thao tác như vậy, đã cho
phép tăng chỉ số octan của phân đoạn lên tối thiểu là 20 đơn vị.
1. Các quá trình pha lỏng tiếp xúc với AlCl
3
Các quá trình isome hóa loại này có từ rất lâu và là loại phổ biến đẻ isome hóa n-
butan thành iso-butan.
 Quá trình isomate
Sơ đồ nguyên lí

Hình a. Sơ đồ isome hóa xúc tác trong pha lỏng
1. Reactor; 2. Thiết bị xúc tác và khí; 3-4. Tháp phân đoạn
Quá trình này được thực hiện có hoặc không tuần hoàn n-parafin. Chúng chỉ
khác nhau bởi cột phân đoạn 4. Quá trình hoạt động liên tục và không cần tái sinh
xúc tác.
Xúc tác được dùng là hỗn hợp AlCl
3
và HCl khan. Vùng phản ứng được duy trì
ở áp suất H
2
để hạn chế phả ứng phụ như phản ứng cracking và đa tụ.
 Điều kiện của quá trình
Nhệt độ = 120
o
C; áp suất = 50-60 at; H
2
/RH = 10-18m
3
/m

3
nguyên liệu.
Nguyên liệu được bảo hào bằng HCl khan và H
2
trong thiết bị hấp phụ, sau đó
được đốt nóng lên nhiệt độ cần thiết và được nạp vào reactor. Xúc tác đã dùng
được tách ra cặn nhựa và phản ứng isome hóa xảy ra tròn pha lỏng.
Sản phẩm phản ứng sau khi qua thiết bị tách xúc tác và tách khí, dược đưa qua
tháp tác vết axit, rồi cho vào phân đoạn để tách riêng n-parafin và cho tuần hoàn
trở lại với nguyên liệu
 Quá trình isome hóa pha hơi
Quá trình isome hóa n-butan an tren xúc tacsalumino platin được hoạt hóa bằng
clo thực hiện ở pha hơi dưới áp suất hydro và xúc tác có tính cố định ở nhiệt độ từ
120-240
o
C. Khi đó nhận được hiệu suất iso-butan lơn hơn 50% sau một chu trình.
Độ chọn lọc cao của xúc tác sẽ hạn chế các phả ứng phụ. Hiệu suất của sản phẩm
đạt trên 90% và tiêu hao H
2
tương đối thấp, đồng thời do ít xảy ra phản ứng phụ
nên tỉ lệ H
2
/RH nguyên liệu cần thấp hơn mà không cần ảnh hưởng đến thời gian
làm việc của xúc tác:
Sơ đồ công nghệ của quá trình:
Hình b. dây chuyền công nghệ isome hóa n-butan
1. Cột tách butan; 2. Cột ổn định; 3. Lò phản ứng; 4. Lò đốt nóng; 5. Máy nén;
6. Thiết bị tách; I. nguyên liệu; II. Khí H
2
; III. Khí đốt; IV. Iso-butan

Thuyết minh sơ đồ:
Hỗn hợp nguyên liệu mới và sản phẩn của phản ứng đã được ổn định đưa vào tháp
tách iso-butan (1), tại đây sản phẩm tách ra có độ tinh khiết cao. n-butan được trộn
với khí H
2
tuần hoàn , qua thiết bị đôt nóng (4) đến nhiệt độ phản ứng rồi được nạp
vào lò phản ứng (3) – bên trong có chưa xúc tác, sản phẩm phẩm phản ứng được
làm lạnh rồi dẫn vào thiết bị tách áp suất cao (6). Khí H
2
tách ra được bổ sung một
lượng nhỏ hydro rồi cho qua máy nén quay lại lò phản ứng. Sản phẩm lỏng sau khi
tách được đưa vào cột ổn định(2), tại đây sẽ tách tiếp một phần khí hydro và C1,C
2

(còn gọi là khí nhiên liệu). Sản phẩm chính được cho qua tháp tách iso-butan (1).
V. Kết luận
Quá trình izome hóa tuy hiện chưa được đề cập nhiều trong kế hoạch xây dựng
những nhà máy lọc dầu đầu tiên ở nước ta. Song nếu nhìn xa hơn trong tương lai,
với mức độ sử dụng xăng như hiện nay, nhu cầu về xăng chất lượng cao, xăng
không pha chì, thì ngoài Reforming xúc tác, Cracking xúc tác là hai quá trình chế
biến cơ bản, quá trình Izome hóa vẫn là phương án đầy triển vọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công nghệ chế biến dầu mỏ - Lê Văn Hiếu

Google.vn

×