ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
• • • •
BÁO CÁO ĐÈ TÀI
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN VÀ ĐA
DẠNG SINH HỌC, NGUỒN LỢI THỦY, HẢI SẢN
VÙNG CỬA SÔNG VEN BIẺN
HUYỆN TIÊN LÃNG, HÃI PHÒNG
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: QG.07.13
CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI: PGS.TS. Nguyễn Hữu Nhân
ĐAI HOC QUỐC g ia h a n ò i
t q m m c r  y TM0N .fr: r i\ i TM ir V 'É N
Hà Nội, 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
• • • •
BÁO CÁO ĐÊ TÀI
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẢNH QUAN VÀ ĐA
DẠNG SINH HỌC, NGUÒN LỌÌ THỦY, HẢI SẢN
VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN
HUYỆN TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG
MÃ SỐ ĐÈ TÀI: QG.07.13
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: PGS.TS. Nguyễn Hữu Nhân
CÁC CÁN B ộ THAM GIA:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn
TS. Trần Văn Thụỵ
Ths. Hoàng Thị Hồng Liên
Ths. Đinh Thị Trà Mi
CN. Bùi Thị Phong Lan
CN. Nguyễn Thị Việt Hà
CN. Bùi Liên Phương
CN. Phạm Thùy Linh
CN. Hoàng Thị Huyền
CN. Vũ Thị Thu Hiền
H à Nội, 2009
BÁO CÁO TÓM TẮT
a. Tên đề tài: Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học, nguồn
l ợ i t h ủ y , h ả i s ả n v ù n g c ử a s ô n g v e n b iể n h u y ệ n T iê n L ã n g , H ả i P h ò n g
b. Chủ trì đề tài: PGS.TS. Nguyễn Hữu Nhân
c. Các cán bộ tham gia
PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn
TS. Trần Văn Thụy
Ths. Hoàng Thị Hồng Liên
Ths. Đinh Thị Trà Mi
CN. Bùi Thị Phong Lan
CN. Nguyễn Thị Việt Hà
CN. Bùi Liên Phương
CN. Phạm Thùy Linh
CN. Hoàng Thị Huyền
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
* M ụ c t iê u c ủ a đ ề t à i:
1) Đánh giá hiện trạng, nghiên cứu sự biến đổi về cảnh quan và đa dạng sinh
học của vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng.
2) Xác định các nguyên nhân làm biến đổi đa dạng sinh học do sự biến đôi
cảnh quan trong khu vực, chú trọng đến các nguyên nhân gây tốn thất tài
nguyên sinh vật, làm suy thoái các hệ sinh thái dưới sự tác động của tự
nhiên và con người và sử dụng không hợp lý nguồn lợi thuỷ hải sản trong
vùng.
3) Đề xuất quy hoạch định hướng và các giải pháp quản lý, bảo vệ, khôi
phục các hệ sinh thái và sử dụng họp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát
triển bền vừng.
* Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Thu thập, tổng hợp, kế thừa các số liệu đã có từ trước đến nay ở vùng nghiên
cứu.
2. Tiến hành các đợt điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên
nhiên, đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ sản, chất lượng môi trường và cấu
trúc, chức năng của các hệ sinh thái trong vùng nghiên cứu.
3. Đánh giá, thâm định giá trị kinh tế và sinh học của các loài sinh vật có giá trị
khoa học và kinh tế, phục vụ cho công tác bảo tồn, khôi phục nguồn lợi và
phát triên nuôi trồng.
4. Điều tra hiện trạng kinh tế-xã hội, thể chế, chính sách có liên quan đến công
tác quản lý và sử dụna tài neuyên thiên nhiên tại khu vực nehiên cứu. đặc
biệt là các chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, nuôi trồna
thuỷ hải sản, quá trình công nghiệp hoá và trình độ khai thác các dạne tài
nguyên cửa sông ven biển để phục vụ cho các nhu câu phát triên kinh tê-xã
hội trong vùng.
5. Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và con người đến tài nguyên thiên
nhiên, các hệ sinh thái thuộc khu vực nghiên cứu nhằm phát hiện những
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây tổn thất đa dạng sinh học và suy giảm
tài nguyên, chất lượng môi trường trong vùng nghiên cứu.
6. Dự báo xu thế phát triển trong vùng trong những kế hoạch phát triển kinh tế
ngắn hạn và dài hạn của địa phương và chiều hướng diễn thế của các hệ sinh
thái dưới những tác động này.
7. Trên cơ sở phân tích, so sánh các cơ sở dữ liệu đã có từ trước đến nay và kết
quả phân tích không ảnh hoặc ảnh vệ tinh qua các mốc thời gian tương ứng
để đánh giá sự biến đổi về cảnh quan, đa dạng sinh học và chiều hướng diễn
thế của các hệ sinh thái trong mối tương quan với các hoạt động kinh tế-xã
hội trong từng thời kỳ.
8. Đề xuất quy hoạch định hướng và các giải pháp quản lý, sử dụng họp lý tài
nguyên thiên nhiên, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và chất lượng môi
trường, duy trì và phục hồi các hệ sinh thái cho phát triển bền vững.
e. Các kết quả đạt được
Qua nghiên cứu tại thực địa và sưu tầm, phân tích các tài liệu hiện có liên
quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thu được những kết quả chính sau đây:
* Kết quả khoa học
1. Đánh giá về hiện trạng và biến động cảnh quan, đa dạng sinh học của địa bàn
nghiên cứu trong thời gian từ năm 1995-2008, bao gồm:
- Đã xác định hiện trạng đa dạng sinh học về một số động, thực vật
của vùng có đặc điếm đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển Bắc bộ, trong
đó chú trọng đến tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản tại vùng nghiên
cứu và xu thế biến đổi của chúng. Những số liệu này vừa có tính kế thừa
các kết quả nghiên cứu đã có vừa kiểm tra, bổ sung, cập nhật từ các đợt
khảo sát thực địa theo các nhóm chuyên môn tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá về hiện trạng quản lý, bảo tồn, sử dụng và khai thác tài
nguyên tại vùng đất ngập nước nghiên cứu các chính sách có liên quan
trong vùng. Các kết quả thu được tập trung vào hiện trạng rùng ngập mặn
và tình hình nuôi trồng thủy sản hiện nay cũng như xu thế phát triển của
chúng, bao gồm diện tích, phương thức và mô hình nuôi, đối tượns nuôi.
2. Xác định các nguyên nhân làm biến đổi đa dạng sinh học do sự biến đổi cảnh
quan trong khu vực, chú trọng đến các nguyên nhân gây tổn thất tài nguyên sinh
vật, đó là sự thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, làm suy thoái các hệ sinh thái
dưới sự tác động của tự nhiên và con người và sử dụng không hợp lý nguồn lợi
thuỷ hải sản trong vùne.
3. Đê tài đã đê xuất quy hoạch định hướng và đưa ra các giải pháp cho việc nuôi
trồng thủy sản và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong vùng theo hướng phát
triển bền vững.
* K ế t q u ả ứ n g d ụ n g : Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học và bổ
sung cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Tiên Lãng, TP Hải
Phòng đến năm 2020”.
* K ế t q u ả c ô n g b ố : Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đã công
- 01 bài tạp chí (Joumal of Science, Vietnam National University, Ha
Noi, Volume 24, No.2s, 2008, pp. 273-277,).
- 02 bài đăng Hội Nghị Khoa học (Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong
khoa học sự sống - Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc 2007 nghiên cứu cơ
bản trong khoa học sự sống, Quy Nhơn 10/8/2007, NXB Khoa học và kỹ thuật,
trang 522-526 và trang 545-549).
* K ế t q u ả đ à o t ạ o :
- 01 NCS đang viết luận án TS (NCS. Hoàng Thị Hồng Liên).
- 01 thạc sỹ đã bảo vệ 12/2007 (HV. Đinh Thị Trà Mi)
- 03 cử nhân đã bảo vệ năm 2007 và năm 2009
f. Tình hình kinh phí của đề tài
Tổng kinh phí được cấp: 80 triệu đồng
+ Năm 2007: 40 triệu đồng
+ Năm 2008: 40 triệu đồng
Nguồn kinh phí trên đã được sử dụng cho các hoạt động của đề tài và đã
thanh quyết toán xong với Phòng kế hoạch -Tài vụ trường Đại học Khoa học
Tự nhiên.
KHOA QUẢN LÝ CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
bố:
P G S . T S .P h a n T u ấ n N g h ĩ a
P G S . T S . N g u y ễ n H ữ u N h â n
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
BMÓ Miêu TRUÓKÓ
SUM M RY
a. Project title: Study on changes o f landscape an d biodiversitỵ, aqu atic living
resources in the estuary a n d coast ofT ien Lang district, H ai Phong.
b. Project Manager: Asoc. Prof. Dr. Nguyen Huu Nhan
c. Participants
Asoc. Prof. Dr. Nguyen Xuan Huan
Dr. Tran Van Thuy
Msc. Hoang Thi Hong Lien
Msc. Dinh Thi Tra Mi
Bac. Bui Thi Phong Lan
Bac. Nguyen Thi Viet Ha
Bac. Bui Lien Phuong
Bac. Pham Thuy Linh
Bac. Hoang Thi Huyen
d. Project’s goals and contents
* Goals:
1) To study changes in landscapes and biodiversity of Coastal region in Tien
Lang district.
2) To determine causes of changed biodiversity derived from altered
landscape in the region, especially, causes of loss in terms of biological
resources, ecosystems’ degradation by nature and human as well as
inappropriate use of aquatic sources of income.
3) To propose orienting programming and solutions for management,
protection and restoration of ecosystem as well as solutions for
sustainable use of natural resources.
* Contents
1. Collecting data relative to studying site.
2. Conducting surveys about reality of natural resources, biodiversity, aquatic
sources of income, environment quality, structure and function of
ecosystems in the studying site.
3. Estimating economic and biological values of species in order to conserve,
to recover sources of income and to develop rearing and grovvth
4. Taking a census of socioeconomic situation, policies relatina to management
and use of natural resources in the íìeld, especially auidelines in terms of
crops and domestics restructuring, aquatic and marine product culturing,
industrializing; and exploiting level of Coastal resources for socioeconomic
development in the region.
4
5. Assessing effects of natural and human íactors on natural resources, eco-
systems in research site so as to find indirect and direct causes which lose
bio-diversity, decrease resources and environment in the íĩeld.
6. Foreseeing developmental trends of the region with its long-term and short-
term plans; and successive trend of eco-systems under these effects.
7. On basis of analyzing as well as comparing collected data and results from
analysis without photograph or satellite images over relevant periods,
landscape changes and bio-diversity and successive trend of ecosystems vvill
be estimated in correlation with socioeconomic activities in each period.
8. Proposing orienting plan and solutions for management and relevant use of
natural resource to preserve bio-diversity and environment quality,
maintaining and recovering eco-system for sustainable development.
e. Results
* R e s u lt s o n s c ie n t i/ ĩc
1. Status and changes in landscapes and biodiversity of the research site from
1995 to 2008:
- The present prọịect determined status of biodiversity of some animals, plants
of the research site - representative site of Coastal region of the north of Viet
Nam; organism resources, aquatic sources of income and its changing trend.
Collected data is not only suitable with past studies but also complement and
update past studies.
- Relative policies and status of resources management, preservation, use and
exploitation in the research site vvere evaluated. Collected data concentrated on
status of mangrove íbrest and aquatic product culture at present as well as
developmental trends of the culture, including area, culturing modes and
models, target organism of the culture.
2. Causes of changed biodiversity derived from altered landscape in the region,
especially, causes of loss in terms of biological resources: Those causes include
area reduction of mangrove íorest, ecosystems’ degradation by nature and
human and inappropriate use of aquatic sources of income.
3. Proposal of orienting programming and solutions for manaeement, protection
and restoration of ecosystem as vvell as solutions for sustainable use of natural
resources.
* Results for Applying
The results of project is useíiil for master planning of district on socioeconomic
development, especially on master planning of districts until the year of 2020.
5
* R e s u lt s o n p u b l ic a t ỉo n :
- 01 article (Joumal of Science, Vietnam National University, Ha Noi,
Volume 24, No.2s, 2008, pp. 273-277,).
- 02 Report in Proceeding the 2007th National Conference on Life
Sciences, Quy Nhon ưniversity, August 10, 2007, Science and techniques
publishing house, Ha Noi, 2007.
* Results on Training
- 01 Doctoral Student (Writing Thesis)
- 01 Master Science (Graduated in 2008)
- 03 Bachelors (Graduated 2007 and 2009)
f. Budget:
Totaỉ budget of the project: 80 millions VND
+ 2007: 40 million VND
+ 2008: 40 million VND
All of these money has been used for projected actions and cleared with Depar.
of Planning-Financial ofHUS.
6
M ỤC LỤC
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÊ TÀI 1
MỞ ĐÂU
8
Chương 1
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
10
1.1.
Sự hình thành và sự đa dạng sinh thái cảnh quan vùng biển
huyện Tiên Lãng
10
1.2.
Đa dạng sinh học
11
1.3.
Nguồn lợi thuy sản
12
1.4.
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
13
Chương 2.
Đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên cứu
17
2.1.
Đổi tượng nghiên cứu
17
2.2.
Địa bàn nghiên cứu
17
2.3.
Phương pháp nghiên cứu
17
Chương 3
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
19
3
Sự hình thành và đa dạng cảnh quan vùng ven biển huyện
19
.1.
Tiên Lãng
3.1.1.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
19
3.1.2.
Hệ thống các hệ sinh thái cảnh quan vùng ven biển huyện
Tiên Lãng
20
3.1.3.
Cấu trúc các hạng cảnh quan ven biển huyện Tiên Lãng
21
3.2.
•
Các hướng biến động sinh thái cảnh quan dải ven biển
huyện Tiên Lãng
24
3.3.
Đa dạng sinh học vùng ven biển huyện Tiên Lãng 31
3.3.1. Đa dạng sinh học các loài động vật
31
3.3.2. Đa dạng sinh học các loài thực có mạch 34
3.3.3. Đa dạng sinh học các nhóm động vật và thực vật khác 34
3.3.4.
Đa dạng sinh học các hệ sinh thái
40
3.4.
Quy hoạch định hướng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản
vùng ven biển huyện Tiên Lãng theo hướng PTBV
41
3.4.1.
Cơ sở khoa học cho việc quy hoạch
41
3.4.2.
Định hướng qui hoạch nuôi tròng thủy hải sản bền vững cho
vùng nghiên cứu
51
KẾT LUẬN
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
61
Phần phụ lục
63
Các kết quả đào tạo
81
Các kết quả xuất bản
87
Tóm tắt các công trình khoa học của cá nhân liên quan đến đề tài
Scientiĩic Project
Đề cưong đề tài
Phiếu đăng ký đề tài
7
M Ở ĐẦU
Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển trải dọc đất nước, giữa đất liền và
biển có mối tương tác thể hiện rõ nhất tại vùng bờ biển và vùng biển ven bờ.
Hầu hết các sông ở nước ta đổ ra biển Đông, vùng cửa sông ven biển nơi có
điều kiện sinh thái đặc trưng: nước mặn, nước lợ và nước ngọt nên nguồn lợi
thủy hải sản ở khu vực này thường đa dạng và phong phú. Trong những năm
gần đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS) biển và nước lợ là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng nhanh, đóng
góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và cải thiện đời sống
kinh tế xã hội của người dân.
Ở nước ta, cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, điều tra về
nguồn lợi sinh vật vùng biển ven bờ nói chung cũng như ở các vùng cửa sông
nói riêng, trong đó có các vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng ở những
giai đoạn khác nhau. Những nghiên cứu trước đây đều có khuyến cáo rằng:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học ở những khu vực này đang
bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta
vẫn chưa có được những thông số cụ thể dựa trên những dẫn liệu khoa học
nhằm quan trắc về đa dạng sinh học cho hệ sinh thái vùng cửa sông cũng như
những biến động cảnh quan tại khu vực này.
Vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng cung cấp các nguồn lợi kinh tế
trực tiếp cho cộng đồng dân cư địa phương thông qua các ao đầm nuôi thuỷ hải
sản, các sản phẩm của rừng ngập mặn và ngư trường khai thác cá ven bờ. Rừng
ngập mặn còn là nơi nuôi ấu trùng và con non của nhiều loài sinh vật biển, là
nơi cư trú của nhiều loài tôm, cua, thân mềm và cá có giá trị kinh tế quan trọng
cho cộng đồng địa phương. Vùng đất ngập triều có rừne ngập mặn che phủ giữ
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường như lọc các chất
thải, điều hoà vi khí hậu, cung cấp thức ăn cho vùng nước xung quanh, là nơi
trú ngụ cho các loài chim trú đông, V . V .
Cũng như nhiều vùng cửa sông ven biển khác của Việt Nam, vùng cửa
sông ven biên huyện Tiên Lãng với các cảnh quan và các hệ sinh thái của nó
đang bị khai thác và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như khai hoans
8
nông nghiệp, nơi lập nghiệp mới, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác các loài hải sản
khác trong suốt một thời kỳ dài. vấn đề đặt ra là thực trạng các dạng cảnh quan
ở vùng ven biển Tiên Lãng ra sao? Chúng có biến động gì qua thời gian dưới
tác động của tự nhiên và con người? Hiện trạng về đa dạng sinh học ra sao?
Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay có ảnh hưởng gì
đến việc phát triển bền vững của vùng? Qui hoạch định hướng cho việc phát
triển bền vững của vùng ven biển như thế nào ? Vì thế, việc nghiên cứu vùng
cửa sông ven biển huyện trong đó có nghiên cứu về thực trạng và biến động
cảnh quan, đa dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết cho việc phát triển bền
vững của khu vực trong tương lai. Để có cơ sở quy hoạch định hướng khôi phục
và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ, hải sản vùng cửa sông ven biển huyện
Tiên Lãng, trước hết ta phải đánh giá được sự biến động cảnh quan và hiện
trạng đa dạng sinh học của nó. Trên cơ sở đó, xếp loại chúng, xây dựng kế
hoạch, biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi
sinh vật hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng.
Nghiên cứu này là những bước đi ban đầu mà những thành viên trong đề
tài tập trung phân tích, khai thác chủ yếu về mặt cảnh quan, đa dạng sinh học.
Lựa chọn các nhóm đối tượng đặc trưng, chiếm ưu thế cả về thành phần loài lẫn
số lượng trong quần xã sinh vật, quyết định đến những biến động cảnh quan và
tính đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu.
M ụ c t iê u c ủ a đ ề t à i
1. Đánh giá hiện trạng, nghiên cứu sự biến đổi về cảnh quan và đa dạng sinh
học của vùng cửa sông ven biển huyện Tiên Lãng.
2. Xác định các nguyên nhân làm biến đổi đa dạng sinh học do sự biến đổi
cảnh quan trong khu vực, chú trọng đến các nguyên nhân gây tổn thất tài
nguyên sinh vật, làm suy thoái các hệ sinh thái dưới sự tác động của tự
nhiên và con người và sử dụng không hợp lý nguồn lợi thuv hải sản trong
vùng.
3. Đề xuất quy hoạch định hướng và các giải pháp quản lý, bảo vệ, khôi
phục các hệ sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát
triển bền vữne.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu
1.1. S ự HÌNH THÀNH VÀ s ự ĐA DẠNG SINH THÁI CẢNH
QUAN VÙNG VEN BIÉN HUYỆN TIÊN LÃNG
1.1.1. Khái niệm sinh thái cảnh quan
Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan hiện nay đã và đang phát triên
thành một trong những khoa học liên ngành rộng rãi trên thế giới và ở Việt
Nam. Theo quan niệm này “Sinh thái cảnh quan nghiên cứu sự phát triển và
động lực của tính không đồng nhất không gian, các mối tương tác và trao đôi
theo thời gian và không gian thông qua các cảnh quan không đồng nhất, các ảnh
hưởng của tính phân dị không gian đến các quá trình sinh học và phi sinh học,
quản lý tính phân dị không gian đó”. Rõ ràng đây là hướng nghiên cứu tổng họp
giữa tính định lượng của sinh thái học và tính tổng họp, tính logic của cảnh
quan học nhằm vượt qua những bài toán thực tiễn trong qui hoạch lãnh thố và
kế hoach định hướng phát triển kinh tế xã hội trong mối cân bàng vật chất tự
nhiên. Đặc biệt nó đề cập tới khá rõ ràng bản chất của đa dạng sinh học và các
quá trình, các động lực tự nhiên tác động tương hỗ trong các “thể khảm” của hệ
sinh thái.
Theo khái niệm này, cảnh quan học đã đi tới những hệ thống phân loại
khác nhau. A.G. Ixatrenko (1961) từ việc xác định các tổng thể địa lý dựa trên
những dấu hiệu phân hóa có thể phân loại theo mục đích cụ thể. Vũ Tự Lập
(1976) đã đưa ra hệ thống cấp phân vị cho cảnh quan địa lý bắc Việt Nam.
Phạm Quang Anh (1985) trên cơ sở của hệ thống phân loại Nhikolaev (1979)
vận dụng phân loại cho Tây nguyên đã chia hệ thống thành 5 cấp: Hệ, phụ hệ,
lớp, phụ lớp, kiểu. Sau này một số nhà cảnh quan học Việt Nam như Phạm
Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Cao Huần (1997) đã chia chi tiết
thêm thành phụ kiểu (hạng) và loại cảnh quan. Dưới các phân hạng này là các
dạng cảnh quan phân hóa theo thổ nhưỡng và mục đích sử dung đất hoặc đặc
trưng lóp phủ thực vật.
1.1.2.Các nhân tố thành tạo cảnh quan đất ngập nước ven biển Việt Nam
Theo các quan niệm tiên tiến hiện nay, vùng biển ven bờ (Coastal Zone)
được xác định trong mối tương tác của quá trình bồi tụ-bào mòn và các quá
trình địa chấn trên một diện rộng dọc theo đới bờ, bao gồm đồng bàng ven biển,
thềm lục địa và khối nước bao phủ lên thềm, trong đó kể cả các vịnh lớn. những
cửa sông, đầm phá. cồn cát, các hải đảo thềm lục địa (Imann, 1974, Holligan
and al., 1993). Như vậy, dải ven biển nước ta rất rộng, bao trùm toàn bộ vùng
đồng bàng thấp ven biển và vùne đặc quyền kinh tế với diện tích sần 1 triệu
10
km2 chúng là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, được đặc trưng bởi các
quá trình tương tác giữa lục địa và biển, giữa nước ngọt và nước mặn và giữa
các hệ sinh thái khác nhau trong phạm vi vùng ven biển. Trong quy hoạch phát
triển kinh tế biển, vùng ven biển được xác định gồm địa giới hành chính của
toàn bộ các thành phố và các huyện, thị xã giáp biển (phần trên đất liền) ra đến
hết vùng lãnh hải) phần trên biển của nước ta, còn vùng biển ven bờ được giới
hạn từ đường bờ tới đường cách bờ 6 hải lý [21].
Đới biển ven bờ nước ta trải dài 13 vĩ độ, từ bắc đến nam, chịu sự chi
phối mạnh mẽ của loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa và cùng với nó là sự
phân hóa sâu sắc của các điều kiện địa lý-địa chất, khí tượng- thuỷ văn, các quá
trình tương tác đất-biển và cả tác động đa dạng của con người. Tất cả những
điều đó tạo nên sự đa dạng về cảnh quan, nơi ở của các loài và nguồn lợi sinh
vật (Vũ Trung Tạng, 1994- [9]). Những cảnh quan tiêu biểu của đới biển ven bờ
có thể kể tới là :
- Các đồng bàng ven biển được bao bởi hệ thống đê.
- Các hệ cửa sông chính thức.
- Các bãi triều lầy được phủ bởi cây ngập mặn.
- Các đầm phá ven biến miền Trung.
- Các bờ đá hay bãi triều trần (bãi sạn, cát ướt hay phù sa).
- Các đai rong tảo hay cỏ ngầm dưới triều
- Các rạn san hô ven bờ hay ven các hải đảo.
- Các đảo thềm lục địa.
- Thềm đáy và khối nước dưới triều đến giới hạn mà các quá trình địa mạo
còn chịu tác động trực tiếp của các dòng sông.
Dựa trên những quan niệm nêu trên có thể hiểu đới ven biển Bắc bộ được
kéo dài từ Móng Cái đến bắc Nga Sơn (Thanh hoá) với chiều dài đường bờ
khoảng 500km, từ Mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Nga Sơn (Thanh Hoá), phía lục
địa là các huyện ven biển, nơi nước còn bị nhiễm mặn và phía ngoài là vùng
biên nông thềm lục địa đến giới hạn mà ở đó còn sự lắng đọng của trầm tích
sông. Toàn bộ huyện Tiên Lãng nằm gọn trong đới này, chịu sự chi phối của
các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở nơi đây.
1.2. ĐA DẠNG SINH HỌC
Đa dạng sinh học (Biological/biodiversity) xuất hiện từ những năm 1980
nhưng thực chất các nhà nghiên cứu sinh học và bảo tồn đã làm công việc này
từ trước đó khá lâu nhằm tìm hiểu sự phong phú các loài sinh vật và đẩy mạnh
công tác bảo tồn các loài động thực vật trên trái đất. Hiện nay thuật ngừ này
đang được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu trone nhiều lĩnh vực khoa
học và đời sống văn hóa. Đa dạng sinh học (ĐDSH) có ý nshĩa rộne. trước hết
đó là sự đa dạng và phong phú của sự sống trên trái đất gồm các loài thực vật,
các loài động vật, các loài nấm và vi sinh vật, các dạng rừng, các rạn san hô
đều nằm trong khái niệm ĐDSH. Mặt khác, thông qua mức độ ĐDSH sẽ đánh
giá được tình trạng môi trường sinh thái cũng như mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên. Khi công nghệ sinh học phát triển thì ĐDSH xuất hiện khái
niệm đa dạng gen (genetic diversity) và để mô tả sự đa dạng về nơi sống đã xuất
hiện khái niệm đa dạng sinh thái (ecological diversity).
Quỹ bảo vệ Thiên nhiên quốc tế (WWF) năm 1989 cho ràng “ĐDSH là
sự phồn thịnh của sự sổng trên trái đất, là hàng triệu loài động thực vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đụng trong các loài và những hệ sinh thải vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi tr ư ờ n g Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ là
đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Theo Công ước ĐDSH thì
ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ
sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh
thái mà chúng tạo nên trên trái đất. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di
truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học
khác của hệ sinh thái hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho
loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do
tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng,
các cấp độ và các tổ họp giữa chúng cùng các mối quan hệ phức tạp bên trong
và giữa chúng với nhau. Hiện nay nhiều nhà khoa học còn cho rằng ĐDSH
gồm cả đa dạng về văn hóa, là sự thế hiện của xã hội con người - một thành
viên của thế giới sinh vật và là nhân tố quan trọng của các hệ sinh thái. Đa dạng
về văn hóa thể hiện qua sự đa dạng về ngôn ngữ, tập quán sinh sống, tín
ngưỡng, tôn giáo, kiến thức bản địa, kinh nghiệm trong cuộc sống Bởi vậy,
ĐDSH phải được coi là sản phẩm của sự tương tác của hai hệ thống tự nhiên và
xã hội.
Đa dạng sinh học biển được hiểu là tổng các dạng sống trong đại dương,
cũng được nhìn nhận dưới 3 mức: đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái và nguồn
gen. Các hệ sinh thái biển có năng suất sinh học cao thường phân bố ở vùng ven
bờ, chúng quyết định hầu như toàn bộ năng suất sơ cấp của đại dương, trong đó
các rạn san hô, rong tảo - cỏ biển, rừng ngập mặn, cửa sông chiếm một tỷ lệ
năng suất sơ cấp khá lớn [4].
1.3. NGƯÒN LỢI THỦY SẢN
Nguồn lợi thủy hài sản ước tính có khoảng 200 tỉ tấn sinh vật sốne trong
rong biển và đại [4], đây là nguồn tài nguyên tái tạo rất lớn, nguồn dự trữ thực
phâm quan trọng cho loài người trong tương lai. Theo ước tính, chỉ riêne động
vật biên đã chiếm 32,5 tỷ tấn trong khi tất cả động vật trên cạn chỉ chiếm
khoảng 19 tỷ tấn, sinh vật biển mồi năm có thể sản xuất 135 tỷ tấn chất hữu cơ.
Trong điều kiện nguồn lợi không bị hủy hoại thì mỗi năm biển có thể cung câp
khoảng 3 tỷ tấn hải sản, số lượng này gấp hơn 30 lần tổng sản lượng thủy sản
khai thác hàng năm hiện nay. Người ta cho rằng năng lực cung cấp lương thực
cho loài người của đại dương bằng 1000 lần sản phẩm nông nghiệp của toàn bộ
diện tích bề mặt các lục địa nếu được cày bừa và cấy trồng [4]. Theo WWF, cá
và các loài động vật biển cung cấp 14% lượng chất đạm động vật trên toàn thế
giới, con người đã sử dụng 70% lượng chất đạm đó, phần còn lại nuôi sống các
loài động vật khác và làm phân bón. Hơn thế nữa, có hơn 500 loài sinh vật biển
có khả năng tạo ra những chất hóa học dùng để điều trị bệnh ung thư. Ở châu Á,
nhu cầu tiêu dùng vây cá, nhóm giáp xác, nhuyễn thể và rong biển ngày một
tăng. Tuy nhiên, từ khoảng hơn 30 năm gần đây người ta đã xác định nguồn tài
nguyên sinh vật biển của thế giới được coi là có giới hạn, đặc biệt những loài có
ý nghĩa kinh tế. Nhiều loài đã bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng tái tạo
của chúng, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Theo số liệu của FAO, biến có
khả năng cho khai thác 100 triệu tấn cá mỗi năm. Trong số các loài hải sản thì
các loài cá và tôm là có ý nghĩa nhất, nhịp độ khai thác tăng dần theo hàng năm,
mỗi năm tăng từ 7-9 triệu tấn. Năm 1950 toàn thế giới khai thác khoảng 17,6
triệu tấn thì năm 2002 đã tăng lên 112 triệu tấn. Mức tiêu thụ cá biển của các
nước công nghiệp cũng tăng cao (phương tây khoảng 7kg/người/tháng; còn ở
Nhật con số này là 35kg) [4].
Mặc dù có hơn 16.000 loài cá biển nhưng chỉ phần rất nhỏ trong số đó có
tầm quan trọng thương mại. Theo đánh giá của FAO, đến nay có 50 loài tôm
biển tự nhiên được khai thác nhưng chỉ có 10 loài có sản lượng lớn. Sản lượng
tôm khai thác tự nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao (72%) và có giá trị khoảng 10,7 tỷ
USD. Biển Việt Nam nằm trong 2 ngư trường nhiều tôm nhất thế giới là vùng
Tây-Bắc và giữa -Tây Thái bình dương, chiếm 53% sản lượng tôm khai thác
hiện nay. Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở nước ta ước tính gần đây khoảng 4 triệu
tấn, khả năng cho phép khai thác bền vững đối với cá ở vùng ven bờ và ngoài
khơi khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn, nghề cá nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất
nhỏ và chủ yếu hoạt động ở ven bờ [4].
1.4. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ở VIỆT NAM
1.4.1. Vài nét về nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển Việt Nam
Nguồn lợi thủy hải sản còn được khai thác từ việc nuôi trồng thủy hải
sản, bao gồm nuôi ở nước lợ và nuôi ở biển. Biển nước ta khoảng 1 triệu km2,
rộng gấp 3 lần đất liền, tiềm năng nuôi trồng thủy hải sản nước ta rất lớn nhưng
đến nay chưa khai thác được tương xứng và họp lý, đặc biệt khi đánh bắt ven
bờ đã quá mức, nguồn lợi hải sản ở đây bị cạn kiệt thì phát triển nuôi trồng là
một giải pháp tạo sinh kế thay thế cho các cộng đồng nghề cá nhỏ ven bờ có thu
nhập thấp. Thực tế, hàng hải sản từ nuôi trồng eóp phần quan trọng trong
thương mại thủy sản, gần đây nhiều nước ưa nhập khâu thủy sản tươi sông. Vì
thế, khi khai thác hải sản không đáp ứng được đủ nhu cầu tiêu thụ hàng ngày
của người dân thì việc đẩy mạnh nuôi trông hải sản là nhu câu tât yêu.
Việt Nam có 3.260km bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang với 1
triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, trên 1,7 triệu ha mặt nước có khả năng
phát triển NTTS. Đây là một tiềm năng to lớn cho NTTS nước mặn và nước lợ.
Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển kinh
tế thuỷ sản.
Diện tích NTTS của nước ta năm 2006 là hơn 1,3 triệu ha, tăng 15% so
với năm 2004. Trong hơn 10 năm qua, sản lượng khai thác thuỷ sản của nước ta
đã tăng lên 2 lần từ gần 710.000 tấn năm 1990 lên 1,43 triệu tấn năm 2003, sản
lượng nuôi trồng tăng hơn 3,5 lần từ 310.000 tấn lên 1,11 triệu tấn. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 2,24 tỷ USD. Nhà nước đã đánh giá thuỷ sản
trong đó có NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước [2]. Trong những
năm qua, tuy có những lúc thăng trầm nhưng tôm vẫn là đối tượng được quan
tâm nhiều.
Khu vực phía Bắc. Vào mùa đông thời gian lạnh kéo dài, nhiệt độ nước
thấp (< 20°C) nằm ngoài khoảng thích nghi của tôm sú (22- 35° C) cùng với
biến động nhiệt độ lớn giữa các mùa đã hạn chế sự phát triển nuôi tôm sú ở các
tỉnh phía Bắc.
K h u v ự c m iề n T r u n g . Bờ biển miền Trung thuận lợi cho sản xuất giống
tôm sú. Tỉnh Khánh Hoà đã nhận được sự hỗ trợ khoa học kĩ thuật của các cơ
quan khoa học nên là vùng trọng điếm sản xuất tôm giống của cả nước.
Khu vực phía Nam: Có vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu, thổ
nhưỡng thuận lợi cho phát triến công nghiệp nói chung và cho nuôi trồng, khai
thác thuỷ sản nói riêng. Thực tế, hàng năm khu vực phía Nam đã đóng góp
khoảng 70% sản lượng thuỷ sản cho cả nước [3].
Việt Nam có tiềm năng phát triển NTTS rất lớn. Diện tích có khả năng
phát triên NTTS vùng triều là 1,13 triệu ha, diện tích có khả năng chuyển lúa,
cói, muối năng suất thấp sang NTTS là 500.000ha. Diện tích mặt nước có khả
năng phát triển NTTS ven biển của cả nước lớn. chia làm 6 vùng sinh thái khác
nhau về tiềm năng và thế mạnh đối với NTTS [3].
- Quảng Ninh có khả năng NTTS tập trung ở vùng triều với diện tích
22.300ha. trong đó có thể đặt lồng nuôi tại 13.899ha vùng biển.
- Diện tích có khả năng NTTS vùng triều của các tỉnh Đồne bàng sông
Hồng khoảng 58.791 ha. trong đó trên 39.766ha có thể đặt các lồne nuôi nhuyễn
thể, cá, tôm hùm và neọc trai.
14
- Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ có khả năng phát triên NTTS vùng
triều khoảng 51.977ha và 37.638ha có thể phát triển nuôi biên như cá, tôm hùm.
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Đà Nằng - Bình Thuận) có khả năng
NTTS vùng triều khoảng 43.182ha và khoảng 22.000ha eo vịnh kín gió có độ
mặn cao và ổn định có thể phát triển nuôi biển với quy mô và phương thức khác
nhau.
- Diện tích có khả năng NTTS của Đông Nam Bộ (Bà Rịa-Vũng Tàu và
thành phố Hồ Chí Minh) khoảng 19.010ha và hơn 10.900ha vịnh nông, vùng
nước xung quanh các đảo có thể phát triển nuôi biển.
- Đồng bằng sông Cửu Long (7 tỉnh từ Tiền Giang đến Kiên Giang) diện
tích nhiễm mặn có khả năng nuôi tôm nước lợ khoảng 934.740ha, chiếm 23,6%
diện tích tự nhiên của vùng, bằng 78,8% diện tích có khả năng NTTS vùng triều
của cả nước. Một số địa phương trong vùng có khả năng phát triển nuôi ở biển:
nghêu, cá biển, tôm hùm, ngọc trai.
Như vậy, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng có diện
tích NTTS lớn nhất cả nước. Diện tích đất từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu
quả, đất vùng cát, làm muối, đất hoang hóa đang được tiếp tục chuyến sang
NTTS, nhất là nuôi tôm. Đối tượng nuôi được mở rộng theo hướng phát triển
mạnh các giống loài có giá trị xuất khẩu như cá tra, cá basa, cá rô phi đơn tính ở
nước ngọt, tôm nước lợ, cá biển và nhuyễn thể ở nước lợ, mặn. Phương thức
nuôi phong phú như nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và
thâm canh, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh ngày càng tăng
do đem lại năng suất cao và ốn định.
1.4.2. Vùng cửa sông ven biển và vai trò của nó đối với NTTS
Vùng cửa sông là một đơn vị cấu thành của biển, nằm trong dải ven bờ.
Đây là nơi chuyển tiếp sông - biển. Cửa sông là một thuỷ vực ven bờ nửa khép
kín, liên hệ trực tiếp với biến trong đó có sự xáo trộn giữa nước ngọt đổ ra từ
các dòng lục địa với nước biển. Các cửa sông thường được hình thành do sự sụt
lún của các thung lũng sông hay một bộ phận ngập nước của vùng bờ biển, hoặc
do sự nâng lên của mực nước đại dương mà độ cao tương đối của đất so với
mực nước biển thay đổi liên tục với tốc độ có thể tính bằng centimet trong một
thế kỉ. Như vậy, vùng cửa sông là một hệ đệm, vùng bản lề cho sự tương tác
sông - biển. Lượng nước ngọt và dòng vật chất từ các hệ thống sông đổ ra biển
tạo nên vùng tiếp xúc - vùng nước lợ mang những nét riêng biệt, rất giàu có về
nguồn tài nguyên song cũng hết sức phức tạp, có sự xáo trộn của nước sông,
nước biến, sự biến thiên của độ muối, sự sắp xếp trầm tích và sự biến độnơ của
các yếu tố nhiệt độ. pH, chất khí hoà tan và các muối dinh dưỡng. Sự hoà trộn
giữa nước sông và nước biên làm cho nước sông biến đổi tính chất và có độ
muối của nước mặn ven bờ. Độ muối ở vùng cửa sông dao động trong khoảna
15
0,5 - 32%0. Do có sự dao động lớn về độ muối như vậy nên vùng cửa sông được
chia ra các phần khác nhau, ở đó tồn tại các nhóm sinh vật với những đặc tính
sinh thái khác nhau [19].
1.4.3. Thực trạng về khai thác nuôi trồng thủy hải sản ở các khu vực cửa
sông ven biển Hải Phòng hiện nay
Việc nuôi trồng thủy hải sản hiện nay ở các tỉnh ven biển nói chung và
Hải Phòng nói riêng vẫn đang được duy trì và ngày càng được mở rộng diện
tích nhờ việc chuyển dịch từ trồng lúa năng suất thấp không ổn định sang
NTTS, chính vì thế ở cả 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn việc nuôi trồng đã được
tiến hành với nhiều hình thức: nuôi trong ao, ruộng, sông, đầm và cả trong lồng
trên biển. Sau nhiều năm sản xuất, khai thác thủy sản Hải Phòng đã lựa chọn
được nhiều giống loài thủy sản phù hợp với điều kiện địa phương và có giá trị
cao như tôm sú, tôm he, tôm càng xanh, cua biển, cá rô phi đơn tính, cá song, cá
giò, các loại nhuyễn thể. Bên cạnh việc khai thác tự nhiên, nuôi quảng canh,
bán quảng canh thì một số dự án NTTS ở Hải Phòng cũng được hình thành như
dự án của Công ty Việt Mỹ ở Tiên Lãng, với tổng số vốn đầu tư 76 tỷ đồng, Dự
án nuôi tôm công nghiệp đường 14 (Đồ Sơn), Dự án nuôi tôm công nghệ cao
nhưng vì nhiều lý do mà các dự án này cho đến nay đều không mang lại hiệu
quả, trong đó có dự án bị thất bại hoàn toàn. Như vậy, việc NTTS ở Hải Phòng
hiện nay hầu hết do tư nhân đảm nhiệm, vì thế khá manh mún, không có quy
hoạch tổng thể. Nhìn chung hệ thống thủy lợi ở các khu vực nuôi trồng nghèo
nàn, bờ đập mong manh do vốn đầu tư của các chủ đầm bị hạn chế. Nếu các cơ
sở của nhà nước được dựng lên hầu như không hiệu quả hoặc thất bại do việc
quản lý kém. Một trong những trở ngại cho việc NTTS hiện nay là sự ô nhiễm
môi trường từ nhiều nguồn khác nhau như ô nhiễm do dầu thải do các khu công
nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật và do chính từ việc
vệ sinh đầm nuôi không đảm bảo. Trở ngại nữa là thiên tai bão lụt, những cơn
bão lớn hàng năm đều đã gây thiệt hại lớn cho người dân nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là các chủ đầm nuôi tôm.
16
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứ u
Đề tài nghiên cứu nhiều nội dung về khu vực vên biển Tiên Lãng nên đôi
tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm nhiều lĩnh vực như các loại cảnh quan
sinh thái, các nguồn tài nguyên và sinh vật trong vùng, các tổ chức hành chính,
xã hội với các thiết chế, chính sách của Nhà nước, địa phương có liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài, Người dân và các hoạt động sinh sổng của
người dân trong vùng nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài
nghiên cứu.
2.2. ĐỊA BÀN NGHIÊN c ứ u
Nghiên cứu được thực hiện tại 6 xã ven biển huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng gồm: Vinh Quang, Hùng Thắng, Tiên Thắng, Đông Hưng, Tây Hưng và
Toàn Thắng. Ngoài ra, trong phần nghiên cứu cảnh quan, do có sự liên tiếp của
cảnh quan trải dài qua một số xã nên địa bàn nghiên cứu còn mở rộng sang một
số xã như Tiến Minh, Bắc Hưng, Nam I lưng.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
* Nghiên cứu về biến động cảnh quan được thực hiện bằng các phương
pháp sau:
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã công bố, kế thừa kết quả
và tư liệu liên quan
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Sơ đồ phân loại các đối tượng trên
ảnh được kiểm tra thực địa theo các tuyến khảo sát đã vạch sẵn vào năm 2007.
Các điêm định vị trên bản đo được kiểm định qua GPS. Các đơn vị thảm thực
vật và hiện trạng sử dụng đất được định loại và phân tích trên ảnh và kiểm tra
thực địa nhằm thiết lập các dạng cảnh quan trong hệ thống phân loại.
- Phương pháp viễn thám và GIS : Sử dụng phần mềm Mapinío 9.1 và
Arc GIS 9.0 phân tích tư liệu ảnh SPOT và bản đồ Chồng xếp các lớp thông
tin nhàm đánh giá biến động các dạng cảnh quan theo 2 thời điểm 1995 - 2007
* Nghiên cứu vê đa dạng sinh học được thực hiện bàng phưone pháp:
- Sưu tầm mầu vật: sử dụng bẫy sập. bẫy lồng để bắt các loại thú nhỏ.
DAI HOC ^ rtA •'V '
TRUNG TÂM ĨHÒNG l'N V'EN
17
- Điều tra thực địa: quan sát trực tiếp các loài động, thực vật gặp trên
tuyến khảo sát. Trong quá trình quan sát, định loại các loài chim, cá, thực vật có
tham khảo hình vẽ và mô tả trong các tài liệu.
- Phỏng vấn những người dân sống trong khu vực nghiên cứu, những
người có kinh nghiệm và có hiểu biết về các loài động, thực vật trong vùng,
hiện trạng cũng như biến động qua các thời kỳ. Các cuộc phỏng vấn được thực
hiện với những câu hỏi mở, có sử dụng các hình ảnh màu; những thông tin được
kiểm tra kỹ, có độ tin cậy cao mới được sử dụng trong kết quả nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu, thông tin về khu hệ động, thực
vật tại khu vực nghiên cứu từ các công trình đã công bố
- Thống kê thành phần loài, lập danh lục.
* Đe hình thành qui hoạch định hướng, nhóm nghiên cứu đã dựa trên cơ
sở thực trạng và những biến đổi cảnh quan qua nghiên cứu, sự hiện diện của
tính đa dạng sinh học của vùng, kết họp với các quy hoạch về kinh tế xã hội của
huyện cho vùng nuôi trồng thủy sản theo quan điểm phát triển bền vững nguồn
tài nguyên thiên nhiên cho vùng nghiên cứu.
18
CH ƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN
3.1. S ự HÌNH THÀNH VÀ ĐA DẠNG CẢNH QUAN VÙNG VEN BIẾN
TIÊN LÃNG
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Tiên Lãng đặc trưng bởi một vùng đồng bàng thuộc dải ven biển
Bắc bộ thuộc thành phố Hải Phòng được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 20° 40'
20’’ -20° 49’ 40” vĩ độ Bắc và 106° 36’08” - 106° 46’ 34” kinh độ Đông. Tổng
diện tích tự nhiên 19.019,8ha gồm 23 xã và thị trấn trong đó có 5 xã ven biển
có sự biến động diện tích theo đường bờ khá phức tạp.
về điều kiện tự nhiên, Tiên Lãng là vùng ven biển được bao bọc ba mặt
là sông (sông Văn úc, sông Thái Bình, sông Mía) và một mặt là biển, toàn bộ
vùng nghiên cứu thuộc đông bắc miền võng Hà Nội và chiếm một phần nhỏ
thuộc đầu mút phía tây bắc của bồn trũng sông Hồng. Đây là kiểu kiến trúc đặc
trưng cho một vùng bờ biển có chế độ kiến tạo không bình ổn được thể hiện rõ
trong quá trình thành tạo trầm tích của khu vực Tiên Lãng. Với quá trình tân
kiến tạo phức tạp, địa hình Tiên Lãng cũng phân hóa khá sắc nét chủ yếu phụ
thuộc vào sự chia cắt dòng chảy xen lẫn gò bãi phân hóa thấp dần theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình dòng chảy (lòng sông và bãi bồi) gồm thành tạo
ngập nước dọc thung lũng sông, chúng thay đổi liên tục qua các mùa mưa lũ,
chúng được mở rộng, thấp dần và chuyển sang bề mặt có nguồn gốc hỗn họp
cửa sông. Chủ yếu được cấu tạo bởi sét bột, bột sét pha cát mịn màu xám nâu
tuổi Holocen muộn thuộc hệ tầng Thái Bình. Đặc điểm địa hình khá bàng
phẳng, hơi nghiêng về phía lòng sông, thường xuyên được bồi hàng năm. Địa
hình hồn họp sông biển chiếm phần lớn diện tích, được hình thành trong quá
trình tương tác các yếu tố biển và sông, bao gồm bột-cát, bột-sét và sét-bột .địa
hình bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển với các dấu tích lạch triều sót
lại, dạng địa hình này chiếm diện tích chủ yếu các xã ven biển Hùng Thắng,
Vinh Quang, Tây Hưng, Đông Hưng, Tiên Hưng. Địa hình nguồn gôc biển gồm
các côn cát tích tụ cổ và các bãi biển xói lở - tích tụ do sông chiếm ưu thế phân
bố chủ yếu dọc theo các xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng, Tây Hưns.
Tât cả các dạng địa hình trên đều nằm gọn trong khí hậu nhiệt đới gió mùa có
mùa đông lạnh dải ven biển Bắc bộ, nhiệt độ trung bình năm 23°c - 24°c, tổng
nhiệt độ năm 8.500°c, lượng mưa trung bình 1.500mm - 1.800mm/năm, tập
trung chủ yếu trong mùa hè, mùa đông tương đối ẩm, có mưa phùn. Toàn huyện
có 4 sông chảy qua trong đó có 2 sông lớn là sône Văn úc và sông Thái Bình.
Sông Văn úc nằm ở phía Bấc huyện là cửa sôns tải phù sa lớn nhất góp phần
đáng kể trong thay đổi đường bờ và diện tích lãnh thổ, sôn2 Thái Bình nàm ở
19
phía nam huyện là một trong những cửa sông quan trọng hình thành các bar cát
trẻ nhưng lại tập trung chủ yếu ở phía nam ngoài ranh giới của huyện. Tương
tác sông biển và kiến tạo địa hình đã hình thành nhiều loại đất và chúng được
xếp trong 4 nhóm đất chính là đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn và đất phù sa.
Tất cả các nhóm đất này được sử dụng theo các mục đích phi nông nghiệp (đất
chuyên dùng, đất chưa sử dụng ) chiếm 31,1%, đất nông nghiệp chiếm 68,9%
trong đó đáng lưu ý là đất nuôi trồng thủy hải sản dải ven biển, đất lâm nghiệp
với các loài cây trồng chính như
Phi Lao, Bần Chua. Các yếu tố sinh vật được
xem là một trong những điều kiện quan trọng trong hình thành các đơn vị sinh
thái cảnh quan, trong đó thảm thực vật được xem là một trong những đặc trưng
cơ bản. Huyện Tiên Lãng không có rừng ngập mặn tự nhiên, các quần xã rừng
chủ yếu là rừng trồng chịu ảnh hưởng tác động mạnh của dòng nước cửa sông
với thành phần loài cây ưu thế tuyệt đối là Bần Chua, nhưng nơi nước đọng ven
bờ thấy có sự xâm nhập của Sú, 0 rô, Ráng dại. Trên các dải cát ven biên chịu
ảnh hưởng của triều xuất hiện quần xã Muống biên, đôi chỗ là Sam biên, phía
trong bờ nơi ít chịu ảnh hưởng của triều thấy rải rác các cá thể của loài Vạng
hôi, Tra làm chiếu, và những diện tích trồng Phi Lao chắn sóng [5].
Tất cả các điều kiện tự nhiên ở trên có mối tương tác qua lại phức tạp tạo
nên tổng thể các họp phần tự nhiên được xem xét trong quan niệm cảnh quan
sinh thái.
3.1. 2. Hệ thống các hệ sinh thái cảnh quan dải ven biển huyện Tiên Lãng
Sinh thái cảnh quan dải ven biển huyện Tiên Lãng thuộc Hệ cảnh quan
nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến, phụ hệ cảnh quan có hoàn lưu đông bắc lạnh,
và chỉ có một lớp cảnh quan đồng bàng. Lãnh thổ tự nhiên của huyện Tiên
Lãng chỉ thuộc một phụ lớp cảnh quan đồng bằng ven biển đặc trưng bởi sự
phân hoá mạnh của quá trình địa lý tự nhiên, của quá trình thành tạo địa hình và
phân biệt với phụ lóp cảnh quan đồng bằng điển hình bởi các tính chất khác biệt
của đông bằng cửa sông với tương tác mạnh mẽ sông biển và động lực ven bờ.
Ranh giới phân biệt với đồng bằng phía trong là đường nhiễm mặn 1%0. từ đây
có sự phân hoá theo hường đông tây theo quy luật thủy hải văn, diện tích trong
đê chịu tác động quá trình mặn hoá theo mùa và theo chu kì của triều trong khi
diện tích ngoài đê chịu tác động rõ rệt của chế độ ngập triều. Từ những quan
niệm trên ranh giới nghiên cứu của lãnh thổ dải ven biển được xác định bởi
ranh giới hành chính của 10 xã là Toàn Thắng. Tiến Thắng. Hùng Thắng, Tiến
Minh, Bắc Hưng, Nam Hưng. Tây Hưng, Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang.
Trước khi có sự tác động của con người, toàn bộ diện tích của vùne nehiên cứu
thuộc một kiểu cảnh quan sinh thái Rừng rậm thườna xanh nhiệt đới gió mùa,
có mùa đông lạnh. Mùa mưa trùng với mùa hè. kéo dài trên 6 tháng, độ ẩm
trung bình trên 86%. Ngày nay do tác động của con người và quv luật tự nhiên
20
những diện tích trên đã nhường chỗ cho nhiều quần xã thực vật nhân tác hoặc
các thảm thực vật thứ sinh. Căn cứ trên các dạng địa hình khác nhau cùng với
sự tổ hợp với vật liệu trầm tích tầng mặt có thể nhận biết 5 hạng cảnh quan có
nguồn gốc khác nhau thuộc hai nhóm: Nguồn gốc sông biển và nguồn gốc biển.
Chúng bao gồm:
1. Hạng cảnh quan lòng sông và bãi bồi hiện đại trầm tích bùn bột sét.
2. Hạng cảnh quan đồng bằng tích tụ có nguồn gốc sông biển trầm tích
bột sét, bột cát.
3. Hạng cảnh quan cồn cát cổ trong đê trầm tích cát bột.
4. Hạng cảnh quan cồn cát, dải cát ngoài đê trầm tích cát.
5. Hạng cảnh quan bãi triều trầm tích bùn cát - bột sét.
Tổ hợp của từng loại đất trong mỗi hạng cảnh quan với các trạng thái
khác nhau của thảm thực vật sẽ cho ra mỗi loại cảnh quan tương ứng. Với các
tiêu chí như trên, hiện tại khu vực nghiên cứu có 22 loại sinh thái cảnh quan
phân hoá theo tổ hợp thổ nhưỡng, thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất.
3.1.3. Cấu trúc các hạng cảnh quan ven biến huyện Tiên Lãng
3 .1 .3 .1 . H ạ n g c ả n h q u a n lò n g s ô n g v à b ã i b ồ i h iệ n đ ạ i tr ầ m t íc h b ù n b ộ t s ét
Phân bố chủ yếu dọc hai lòng sông Văn úc và sông Thái Bình, phân hóa
thành 3 loại cảnh quan, đây là các bãi bồi hiện đại thuộc các lòng sông chịu ảnh
hưởng của triều. Có nguồn gốc sông, địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng
về phía lòng sông, độ cao từ 0 - 3m, được bồi đắp thường xuyên vào mùa lũ.
Loại cảnh quan số 1 là đất phù sa được bồi thường xuyên đã được cải tạo trồng
lúa chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 83,9 ha, thường trồng lúa 1 vụ, năng xuất thấp.
Một số diện tích đất phù sa được bồi khác thuộc loại cảnh quan số 2 đã được cải
tạo để nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng bán thâm canh, diện tích
khoảng 106,6 ha. Loại cảnh quan số 3 cũng thuộc diện tích nuôi trông thủy sản
nước ngọt, nhưng nền rắn thuộc đất cát, có diện tích nhỏ hơn khoảng 59,3 ha.
Trong cả hai loại hình cảnh quan 2 và 3 ở trên, thảm thực vật thủy sinh thường
tồn tại với các quần xã sống chìm hoặc trôi nổi như Sen, Súng, Rong đuôi chồn.
Rong tóc tiên, Bèo cái Nhìn chung những diện tích này ít có vai trò quan
trọng trong lãnh thổ do tỷ lệ nhỏ và phương thức sản xuất kém hiệu quả. Chúng
tôn tại như phương thức canh tác kinh nghiệm của người dân địa phương từ
nhiều thập kỉ đến nay, phân bố chủ yếu trong các xã ven sông Văn úc như Toàn
Thắng, Tiến Thắng. Hùng Thắng (ở phía bắc) và sông Thái Bình như các xã
Tiến Minh, Nam Hưng, Tây Hưng. Đông Hưng (ở phía nam).
21
3 .1 . 3 . 2 . H ạ n g c ả n h q u a n đ ò n g b ằ n g t íc h tụ c ó n g u ồ n g ố c s ô n g b iể n t rầ m t íc h
bột sét, bột cát
Chiếm diện tích lớn nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cư dân vùng
này. Đồng bàng delta tích tụ hình thành bởi hai con sông chính là sông Văn úc
và sông Thái Bình. Đồng bàng có bề mặt bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía
biển. Trong hạng cảnh quan này có 11 loại cảnh quan khác nhau phân hóa tùy
thuộc vào các loại đất và các quần xã thực vật khác nhau. Các cảnh quan số 4,
số 6, số 10 được sử dụng trồng lúa nước. Cảnh quan số 4 thường phân bố ven
biển diện tích khoảnh 168,9 ha (xem phụ lục 1), tuy có khả năng tưới tiêu nước
ngọt, nhưng chịu ảnh hưởng mặn nhiều hơn nên có năng xuất thấp, thường
trồng lúa 1 vụ, phân bố chủ yếu ở các xã Tiến Thắng, Đông Hưng, Tây Hưng.
Loại cảnh quan số 6 được trồng lúa chuyên canh 2 vụ trên đất ít nhiều nhiễm
phèn. Chúng có diện tích lớn nhất, khoảng 4.065ha, phân bố đều khắp các xã, là
diện tích sản xuất lương thực chính của địa phương, năng xuất tương đối ổn
định do hệ thống tưới tiêu nước chủ động. Loại cảnh quan số 10, là diện tích
trồng lúa 2 vụ bấp bênh, thường phân bố trên đất phù sa ít nhiều bị gley của các
xã Toàn Thắng, Tiến Thắng, Bắc Hưng, khả năng chủ động tưới tiêu thấp hơn,
năng xuất không cao. Loại cảnh quan này có diện tích nhỏ khoảng 152,8ha.
Trên những diện tích đồng bàng cao hơn, nhưng vẫn bị nhiễm phèn, thường
thiếu nước vào mùa khô, được dùng để trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn
ngày (loại cảnh quan số 11) diện tích rất nhỏ khoảng 17,3ha. Ngoài ra, trên
những diện tích lớn bãi bồi hàng năm, khoảng 95,4ha phân bố ở nơi ít ngập
trũng, thường thiếu nước vào mùa khô cũng được dùng để trồng rau màu và cây
công nghiệp ngắn ngày, cây thuốc lào (cảnh quan số 14- đất phù sa được bồi).
Khu dân cư trên đất phù sa (loại cảnh quan số 9) thường phân bố thành
vệt theo kênh rạch nhỏ, nơi đất cao, hoặc thuận lợi cho canh tác. Chúng chiếm
diện tích lớn, chỉ đứng sau diện tích canh tác lúa 2 vụ, khoảng 1 300ha. Những
loài cây trồng chính quanh khu dân cư gồm cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây rau màu
như Cam, Chanh, Bưởi, Mít, Đu Đủ, Xoan, Dừa, Xoài, Nhãn, Rau các loại,
V V Đây đồng thời là diện tích biến động mạnh nhất ở khu vực trone đê theo
hướng tăng dần lên.
Một diện tích đáne kê trong hạng cảnh quan này được dùng cho mục đích
nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trên những nơi đất trũng sát chân đê ven sông
và gần biên, bị nhiễm mặn nhiều, được thau chua rửa mặn nhiều lần để nuôi
thủy sản nước ngọt, do còn chịu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn nên hiệu quả
thường không cao, hiện có một số diện tích được cải tạo chuvển sana nuôi thủy
sản nước lợ, diện tích loại cảnh quan Số5 này khoảng 503ha. Trone những diện
tích này có một số diện tích còn có trảng cỏ cao (Sậy P h r a g m it e s v a l la t o r ia (L.)
Veldk. thuộc cảnh quan số 15, diện tích khoảne 15,9ha, bên cạnh đó là cảnh
quan số 16 có Cói trồne và tự nhiên với diện tích khoáng 56ha.
Ở những nơi ít nhiễm mặn hơn, lùi sâu về phía trong là diện tích ngập
nước ngọt trên những chân ruộng trũng nhiễm phèn, dùng thả cá nước ngọt,
năng xuất kém (cảnh quan số 7), diện tích khoảng 43,5ha.
Cảnh quan số 8, là dạng điển hình của mặt nước nuôi thủy sản nước ngọt,
phân bố trên những ruộng trũng, gley, thoát khỏi ảnh hưởng của mặn và triều
cường. Diện tích này phân bố manh mún, nuôi theo kiểu phân tán nên sản lượng
thấp, diện tích khoảng 54,5ha.
3 .1 .3 .3 . H ạ n g c ả n h q u a n c ò n c á t c ỗ t r o n g đ ê t r ầ m t íc h b ộ t c á t
Có nguồn gốc biển, được định hình cố định và thoát dần khỏi ảnh hưởng
của thủy triều. Trong các xã của vùng nghiên cứu, những cồn cát cổ này phân
bố thành các vệt theo hướng đông bắc - tây nam. Hầu hết những diện tích này
được sử dụng theo hai hướng:
- Sử dụng làm khu dân cư và cây trồng quanh khu dân cư (loại cảnh
quan số 13), diện tích 530ha, các loài cây trồng về cơ bản giống như
cảnh quan số 9. Cũng như cảnh quan số 9, diện tích loại cảnh quan
này luôn biến động theo hướng tăng lên. Phân bố chủ yếu ở các xã
Bắc Hưng, Tiến Thắng, Hùng Thắng.
- Loại cảnh quan số 12, thường trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn
ngày (đậu, lạc, ) thường phân bố gần khu dân cư, diện tích hiện tại
khoảng 128ha, đang có xu hướng thu hẹp dần để giãn dân dùng làm
khu dân cư mới.
3 .1 .3 .4 . H ạ n g c ả n l ì q u a n c ồ n c á t ( lả i c á t n g o à i đ ê t r ầ m t íc h c á t
Chỉ có một loại cảnh quan (số 21) - cảnh quan cồn cát thoát nước, nhiễm
mặn, có rừng Phi lao trồng. Trên những diện tích này, thường sử dụng Phi lao
để cố định cát và chắn sóng, phân bố dạng vệt ven biển và ven đê, diện tích
khoảng 37ha. Đây là loại cảnh quan nhân sinh có ý nghĩa sinh thái tích cực cho
đời sống con người, tuy nhiên sự thích nghi của nó chỉ diễn ra trên diện tích
nhỏ.
3 .1 .3 .5 . H ạ n g c ả n lí q u a n b ã i t r iề u t rầ m t íc h b ù n c á t - b ộ t s é t
Trên đất mặn nhiều, nơi những dải cát pha bùn sét tương đối cố định gần
bờ, chịu ảnh hưởng của các dòng chảy nước ngọt từ lâu đã được neười dân
trông rừng ngập mặn thay cho những trảng cây bụi hoặc đất trốne trước kia,
toàn bộ diện tích này thuộc loại cảnh quan sổ 18 - rừng Bần trồng Sonneratia
caseolaris (L.) Engl. . Hầu hết là những cây gồ trưởng thành, chiều cao 4-6m,
có tán khép kín, dày đặc. Phân bố chủ yếu ở 3 xã Vinh Quang. Tiên Hưng,
Đône Hưng, khoảng 114.9ha.
23