Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Cơ sở lí luận sách giáo khoa chuyên ngoại ngữ ( tiếng Nga) ngoài môi trường bản ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.19 MB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
* i ỉ it Ji "k
DẺ TÀI NGHIÊN CỬU KHOA HỌC
CÁP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BẢN TÓM TÁT
Cơ SỜ LÍ LUẬN SÁCH GIÁO KHOA
CHUYÊN NGOẠI NGỮ (TIẾNG NGA)
NGOÀI MÔI TRƯỜNG BẢN NGỮ
Mã số: CB.01.09
Chuyên ngành: NGÔN NGŨ'HỌC ỦNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY
Chủ nhiệm để tài:
TSKH NGƯYẺN TRỌNG DO
Nhũng ngưòi phối họp thực hiện:
TS. PHỪNG TRỌNG TOÀN
PGS.TS. BÙI HIÊN
TS. NGUYẺN VĂN HÀI
ThS. DƯƠNG THUÝ HƯƠNG
ĐA! HOC QUỐC GIA HÀ N Ó 1
ĩ Rur IG TÁM ĩ H 7. ' : Ĩ!N i'm .1 r 'I F í
0 T / 5 / \ <3
HÀ N Ộ I-2 0 0 4
2
MỞ ĐÀU
1. Tính bức thiết của đề tài. Trong suốt nửa thể kỉ qua tại Việt Nam chủ yếu chúng
ta vẫn dùng các sách giáo khoa cỏ sẵn của nước ngoài hoặc tự biên soạn các tài liệu
giáo khoa dùng tạm thời trong nội bộ nhà trường trên cơ sờ kinh nệhiệm cá nhân hoặc
tập thể, chứ ít có người chuycn nghicn cứu, (ổng kết (hực tiễn và đề xuất một hộ thống
lí luận hoàn chinh về sách giáo khoa ngoại ngữ. Từ năm 1978 đến nay đã xuất hiện
một vài công trình lí luận cùa Bùi Hiền, Nguyễn Trọng Do, Nguyễn Lân Trung, v.v
Ngoài ra cũng đã có một số bài viết đề cập riêng từng mặt nội đung hoặc hỉnh thức
thể hiện trong các tài liệu giáo khoa. Còn trên thế giới lí luận sách giáo khoa ngoại


ngữ cũng chi mới được bẳt đầu nghiên cứu một cách có hệ thống từ giữa những năm
80 của thế ki trước và sang những năm 90 có các chuyên khảo [í luận sách giáo khoa
ngoại ngữ cùa các tác giả như Viachutnhep, Izarencop, ApynoHOB, v.v lần lượt ra
đời. Song có thể nói là vẫn chưa xây dựng được một cơ sở “Lí luận SGK ngoại ngữ
dại cương” thật vững chắc, hoàn chinh. Điều này đẫn tới sự không thống nhất trong
việc biên soạn, sử dụng, đảnh giá chất lượng và hiệu quả của các loại SGK. Đe tài
“Cơ sở lí luận sách giáo khoa chuyên ngoại ngữ (tiếng Nga) ngoài môi trường bân
neữ” chỉ là một phần nhỏ đáp ứng những đòi hỏi cấp bách đó cùa thực tiễn .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: xây cơ sở khoa học vững vàng với những
nguyên tấc phàn ánh đúng quy luật, những tiêu chí có tính nguycn tắc cho việc bicn
soạn, tham định và ứng dụng vào tlụrc tiễn sách giáo khoa ngoại rmữ thực hành.
Nhiệm vụ trợng tâm càn thực lìiộn như sau: Khái niệm sách giáo khoa ngoại ngữ thực
hành; Vị trí cùa sách giáo khoa; Chức năng cùa sách giáo khoa; Quan điểm giáo học
pháp; Nội dung dạy-học; cấu trúc và cách thức trình bày nội dung sách giáo khoa.
3. Khách thể, đối tưọng, phuong pháp nghiên cứu.
Khách thể của lí luận sách giáo khoa là một khối lượng lớn tất cà những sách
giáo khoa, giáo trình, tài liệu, thiết bị dạy học đã có và đang hiện hành, các chương
trình, kế hoạch, chỉ thị, hướng dẫn phưomệ pháp , còn đổi tượng của lí luận sách giáo
khoa đương nhiên là tất cả những luận điểm, những nguyên tắc micu tả đặc điểm cùa
sách giáo khoa, các cách biên soạn và những tiêu chí đánh giá, thẩm định sách giáo
khoa được hình thành từ trong những moi quan hệ phức tạp, nhiều chiều có tính bản
chất của sách giáo khoa với những nhân tổ khách quan nằm trong hệ thống và cấu trúc
£Ìáo dục-đào tạo luôn có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng của
sách giáo khoa và đen hiệu quà sử dụng nó để thực hiện mục tiêu đào tạo quv định.
4.Các phưong pháp nghicn cứu. Đe nghiên cứu đề tài này trước hết chúng tôi áp
dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, có hệ thống, đồng thời vận dụng linh hoạt các
phương pháp quan sách, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng kết, khái quát hoá để đi
đến tổng liợp thành những Iuỳn điểm mang tính khoa học về từng nội dung được dề
cộp tới trong công trình nghiên cứu như đâ nêu trên.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của công trình. Những luận điểm được đúc kết

trong công trình nghiên cứu này được xếp sắp thành một hệ thống lí luận góp phần
làm sáng tỏ bản chât của sách giáo khoa ngoại ngữ nói chung và những nét đặc thù
của sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành dành cho sinh viên Việt Nam chuycn ngừ
trong đicu kiện ngoài môi trường bàn ngữ nói riêng, để từ đó tạo nền móng khoa học
3
ban đầu nhầm giúp hình thành nên một hệ thống cơ sở lý luận cho công tác biên soạn
của các tác giả, đồng thời cung cấp cho các nhà sư phạm, các cấp quản lí giáo dục một
bộ công cụ dùng vào việc đánh giá, thẳm định và lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp
nhất với mục licu, yêu cầu của xã hội đặt ra đổi với hoạt động giáo dục-đào tạo đội
ngũ chuyên gia ngoại ngữ.
CHƯƠNG I
Sách giáo khoa trong giáo dục-đào tạo cử nhân ngoọi ngừ.
ỉ.Khái niệm sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành.
Sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành là một phức hợp những phươiiR tiện thiết
yếu nhất chuyển tải đầy đù và nhất quán hệ thống kiến thức ngoại ngữ và hệ thống bài
tập rèn luyện thực hành ở các dạng hoạt động giao tiếp phù hợp với đối tượng nmrừi
dạy và người học, với mục ticu, yêu cầu, nội đung, điều kiện và phương pháp quy
định trong chương trình và kế hoạch của môn ngoại ngữ thực hành do cơ quan eiáo
dục-đào tạo có thẩm quyền ban hành để phục vụ hoạt động dạy-học cùa giáo viên và
học sinh, là công cụ theo dõi, giám sát hoạt động dạy-học, đồng thời là căn cứ chủ yếu
để kiểm tra kết quà dạy-iiọc bộ môn thực hành tiếng
2.Vị trí của sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành, Có thể biểu diễn vị trí của sách
giáo khoa theo mô hình:
Vị trí, vai trò của từng nhân tố đó được thể hiện cụ thể như sau:
2.1. Cơ quán quán lí-chỉ dao với sách giáo khoa. Là nhân tổ không trực tiếp xuất hiện
thường xuyên trong quá trình dạy học trên lớp, nên thường không được coi là nhân tổ
tạo nên chất lượng dạy học của từng môn, nhưng trên thực tế nó lại trực tiếp chi phối
toàn bộ quá trình hoạt động của cả 3 nhân tố kia, inà sách giáo khoa là nhân tố chịu
tác động trực tiếp đầu tiên thông qua những công cụ điều khiển như: Quyết định đưa
hay không dưa môn học vào chương trình đào tạo để rồi cho phép tiến hành biên soạn

sách giáo khoa; Phê duyệt chương trình môn học, trone đó xác định rõ mục đích, yêu
càu, nội dung, phương hướng phương pháp chủ đạo làm cơ sở cho việc biên soạn sách
giáo khoa; Quy định quỹ thời gian và kê hoạch dạy học bộ môn; Đàm bào các phương
tiện, tài liệu giảo khoa tỏi thiểu cần thiết; Tuyển chọn, bo trí, sử dụng giáo viên phu
4
hợp yêu cầu dạy học theo sách giáo; Tuyển chọn, phán bổ học sinh vào lớp học phù
hợp yêu cầu; Giám sát, thanh tra, hỗ trợ các hoạt động dạy-học của thày và trò; Quy
định nội dung và hình thức thi hết môn học; Phê duyệt và công nhận kêí quả dạy-học
,v.v Công tác quản lí-chi đạo thực chất là để tạo ra những điều kiện ticn quyết cho 3
nhân tố còn lại tồn tại và hoạt động có hiệu quả.
2.2. Giáo viên với sách giáo khoa. Thày giáo chính là người chuyển tải trực tiếp các
kiến thức và hình thành cho học sinh những kĩ năng theo đúng mục đích, yêu cầu cùa
chương trình trong những điều kiện cụ thể mà mỉnh có được thông qua các phương
tiện dạy học, mà trước hết và chù yếu là sách giáo khoa. Như vậy sách giáo khoa vừa
là nội dung cơ bản vừa là công cụ hoạt động chù yếu của giáo viên. Tác già cần phải
tim hiểu rõ những mặt chủ yếu về đối tượng giáo viên sẽ sử dụng sách giáo khoa này:
2.2.1 ■ Thuôc tính dân tôc của người dạy thứ tiếng nước ngoài đó: giữa giáo viên người
Việt và người bản ngữ (Anh, Nga, Pháp, Nhật, Đức, Hàn, v.v ) có nhiều điểm rất
khác nhau, nhiều đicm mọnh cùa người Việt là những đicm yếu cùa giáo viên nước
ngoài, và ngược lại (trình dộ ngôn ngữ, văn hoá cùa mỗi loại giáo viên so với kiến
thức nền cùa sinh viên Việt Nam). Hiện tại giáo viên tiếng Nga, Anh, Pháp. Hán ở các
khoa ngoại ngữ đều là người Việt (có rất ít chuyên gia hỗ trợ), còn lại các thứ tiếng
khác chủ yếu là người nước ngoài đảm nhiệm lên lớp. Hiển nhiên là sách giáo khoa
ngoại ngữ thực hành không thể biên soạn giống nhau cho hai loại giáo viên này sử
đụng trong quá trình dào tạo cùng một đối tượng sinh viên Việt Nam được, vì xuất
phát từ lợi thế và nhược điếm cùa mình mồi ỉoại giáo viên sẽ vận dựng và khai thác
sách giáo khoa theo một kiểu khiến dễ xảy ra khả năng đi sai lệch mục đích và yêu
cầu của chương trình dào tạo.
2.2.2. Pham chat giáo viên thể hiện ở động cơ chính trị, tinh thần yêu quý, tôn trọng
đối vứi tiáng nói và văn hoá nước ngoài cụ thổ ấy, ữ lòng yêu ngành, yêu nghề,

thương ycu và tôn trọng người học, đồng thời luôn giữ vững lòng tự hào, tự tôn dân
tộc, sonị; lụi phải tránh cà hai khuynh hướng cực đoan là tự ti sùng Iigoụi (thường biổu
hiện nhiều hơn), hoặc là tự kicu bài ngoại (thường ít gặp hơn). Vì vậy sách giáo khoa
càn hỗ trợ giáo viên phát huy được tác dụng giáo dục cùa mình và tránh để lợi dụng
khai thác chủng theo hướng không lành mạnh có thể xảy ra.
2.2.3. Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm sư phain của cả nhừne giáo viên Việt
Nam lẫn chuyên gia nước ngoài thể hiện ờ trình độ ngoại ngừ, mức độ thấu hiểu, nắm
vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp quy định trong chương trình bộ môn
được các tác giả thể hiện trong sách giáo khoa. Tuy nhiên như trên dã nêu, cái chất
lượng sản phajn sẽ phải dcin ra nghiệm thu tại kì thi hết môn và thi tốt nghiệp theo
yêu cầu và hướng dẫn hàng năm của cấp trên mới !à cái đích làm người giáo viên
quan lãm hơn cả. Điều này đòi hòi mỗi giáo viên phải tự điều chỉnh kế hoạch, yêu
câu, nội dung, phương pháp sử dụng sách giáo khoa theo khả năng riêng của mình .
Và chính ờ điểm này giáo viên có được ưu thế hơn các tác giả là, một mặt thì kịp thời
nắm bẳt được ý đồ chi đạo để điều chinh hoạt dộng của mình, mặt khác lại rất sát đổi
tượng học sinh, biết dược chi tiết và đầy đủ về mục đích, động cơ, hứng thú, nguyện
vọng, sở trường, điêu kiện cụ thê của lớp mình phụ trách qua từng năm dạy học theo
sách giáo khoa để có phương án chỉnh lí, bổ sung thích hợp. Vậy là theo một ý nghĩa
nào đó, người giáo viên là đông tác giả cùa sách giáo khoa, chi có điều ỉà khả năng
sáng tạo, kinh nghiệm nghề nghiệp, điều kiện làm việc cùa họ rất khác nhau và cùng
rắt không giống như tác già cùa bộ sách. Chi có nhờ vào sự kết hợp hài hoà như vậy
thì hiệu quà dạy-học mới có thể ngày càng được nâng cao. vì sách giáo khoa sẽ được
cải ticn và hoàn thiện qua những đóng góp của giáo viên, còn giáo vicn cũng được bồi
5
dưỡng và hoàn thiện tay nghề trong quá trình sử dụng sách. Song cũng cần thấy thêm
rằng mối quan hệ giữa sách giáo khoa với giảo viên không hoàn toàn chỉ phụ thuộc
vào ý thức hợp lác song phương giữa họ với nhau, mà còn tuỳ thuộc khá nhiêu vào sự
quan tâm và công tác điều phối, hỗ trợ của các cấp quản lí-chỉ đạo.
2.3. Sinh viên với sách giáo khoa. Trong quá trình giáo dục-đào tạo của nhà trường
nhân tố sinh viên và người học nói chung không phải đơn thuần chi là đối tượng, mà

còn là chủ thể của giáo dục-đào tạo nữa.
2.3.1. Trước hết với tư cách là đối tượng giáo dục chịu sự tác động cùa 3 (hoặc chi 2
như thường quan niệm) nhân tố kia để cho ra sản phẩm có chất lượng mà xã hội mong
muốn, thì ngay từ đầu cần nghiên cứu, xem xét những thuộc tính cơ bản của nó để
biết mà xử lí thích hợp trong khi tương tác nhằm đạt tới kết quả tối đa có thể được. Cả
giáo viên và tác giả sách giáo khoa ngoại ngữ đều cần lưu ý đến đối tượng sinh viên
cùa mình là người Việt Nam ờ những điểm sau đây: Độ tuổi đã trưởng thành cùa sinh
vicn có những đặc diêm tâm-sinh lí chung như: có ý thức tương đôi rõ ràng về mục
đích và động cơ học tập; có nhu cầu nhận thức và phát triển trí tuệ cao;có trí nhớ lôgic
trội hơn trí nhớ máy móc; có khả năng tập trung chú ý cao và lâu mệt mỏi; có kinh
nghiệm ngôn ngữ qua tiếng mẹ đẻ; Tính chất phân hoá về những nét tâm-sinh lí kể
trên tạo ra trong tầng lớp sinh viên các nhóm khác nhau khá rõ ràng và nhất quán.
Điều này bắt buộc người soạn sách cũng như người đi dạy phải có nhiều biện pháp
tiêp cận khác nhau với các nhóm sinh viên khác nhau, mà trước hêt và chủ yêu là
thông qua một phức hợp sách giáo khoa có độ phân hoá nội dung cao và đa dạng hoá
hình thức rộng, thì mới đạt hiệu quả và chất lượng như mong muốn. Bởi cách tiếp cận
có phân hoá mà Viachutnhép gọi là “cá thể hoá quá trình dạy-học”
(nminBH,Ayajin3aLuifl npouecca o6yHeHHfl) cần được xem như là phương châm biên
soạn sách giáo khoa của tác già và sử dụng sách giáo khoa của giáo viên trong giảng
dạy. Đe đáp ứng nhiều đổi tượng học sinh khác nhau, bộ sách giáo khoa cần cổ gấng
cung cấp một hệ thống bài tập phong phú và đa dạng khiến cho mỗi học sinh có thể
tìm thấy những nội dung luyện tập thích hợp nhất với đặc điểm nắm ngoại ngữ cùa
riêng minh, do đó trong sách giáo khoa cần phân biệt phần nội dung bắt buộc (cứng)
và phần lựa chọn (mềm) đế học sinh và giáo viên thực hiện được yêu cầu cá thể hoá
quá trình dạy học tiếng nước ngoài.
2.3.2. Còn với tư cách là chù thể của hoạt động giáo dục-đào tạo, người sinh viên lại
rât tự nhiên, có ý thức và chủ động sử dụng những đặc điểm chung cùa tầng lớp mình,
kết hợp với những nét tâm sinh lí của riêng mình để tiên hành hoạt động học tập dựa
trên sách giáo khoa chung và dưới sự hướng dân, giúp đỡ của giáo viên, nhưng mà
theo một kiểu cách riêng phù hợp, thiết thực và có lợi nhất cho mình. Như vậy là ờ

đày người sinh viên không chì đóng vai trò thụ động tiếp thu đơn thuần những gì
được bày đặt sàn, mà họ đã có ý thức và khả năng trực tiêp thay đổi, thèm bớt và nhào
nặn chúng theo một phương pháp riêng, thích hợp để biển chúng trở thành cái vốn sở
hữu trì tuệ cùa bản thân mình.
Nlnr vậy, Sách gịáo khoa imoụi ngữ tlnrc hành chi là inôt nhân tô mmm tính
chuyên mòn rắt quan trọng, không thế thiếu dirqc trong toàn bộ hoạt động giáo dục-
đào tạo sinh viên. Vai trò và vị trí cùa nó dược thê hiện trong những mối quan hệ
nhiều chiều, da dạng và phức tạp với 3 nhân tố khác như đã phân tích ờ trên. Với
người dạy vả người học thì đó là nôi dung, phương pháp và phương tiên chủ ỵếu để
mỗi nhân to này sử dụng theo vị thố và phương thức riêng cùa mình đẻ cùng đạt mục
đích chung là chât lượng vù hiệu quả dạy-học của môn ngoại ngữ thực hành theo đơn
đặt hàng của xà hội. Tuy nhiên sư phôi hơp. tương tác giữa giáo viên, sinh viên và

sâch giâo khoa dat dược chất lưcmg và hiệu quả tới dâu lai phụ thuộc rất nhiều, cỏ khi
phu thuôc hoàn toàn, vào những điều kiên tiên quyết vả bức thiêt hàng ngày do nhân
tố quàn lí-chi dao tao ra thông qua những chủ trương, chính sách, những quyêt định,
chì thị, những quyết sách xây dựng, tổ chức các nguồn lực, những biện pháp tuyến
chọn, sử dụnệ giáo viên và sinh viên, những chương trình, kế hoạch dạy học, những
hướng dẫn điều chinh, bổ sung, những cuộc kiểm tra, thanh tra, những đánh giá, kiểu
thi, những cơ sở vật chất, kĩ thuật , và kể cả những sự dãi ngộ tinh thần, vật chất dối
với 3 nhân tổ đó. Cho nên chấl lượng và hiệu quả cùa dạy-học nói chung và cùa từng
môn học trong nhả trường nói riêng bao giờ cũng là kết quả tổng hợp do cả 4 nhân tố
kể trên tạo ra, chứ không bao giờ chỉ phụ thuộc vào một nhân tổ đơn thuần. Dĩ nhiên
mỗi nhân tố có phần đóng góp và trách nhiệm riêng, đồng thời lại cũng có phần chia
xè thành tích và trách nhiệm với lất cà các nhân tố khác tuỳ theo vị trí và sự năng
động chủ quan của mình, Vậy nếu muốn thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy-học nhất thiết phải tổ chức phối hợp tốt cả 4 nhàn tổ, trong đó nhân tổ quàn lí-chi
đạo đỏng vai trò chủ trì và chù động tiến hành phối hợp đồng bộ các biện pháp cần
thiết có liên quan trong toàn hệ thống giáo dục-đào tạo. Sách giáo khoa chỉ cỏ thể làm
tròn trách nhiệm và phát huy hết khả năng cùa mình, khi sách giáo khoa (tác giả)

được trở thành thành viên có quyền năng nhất định trong “tứ trụ” chất lượng kể trên
trong sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với các nhân tổ còn lại để thực hiện đúng ví trí,
chức năng dã xác định của mình.
3.Chức năng của sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành.
Sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành dành cho sinh viên Việt Nam chuyên ngữ trong
điều kiện ngoài môi trường bản ngừ có những chức năng chủ yếu như sau:
3.1-Chức năng giăo dục. Chức năng quan trọng nhất cùa giáo dục đụi học là góp phần
định hình và hoàn thiện nhân cách của người thanh niên trí thức Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trên cả hai mặt phẩm chất tư tường-đạo đức và năng lực hoạt động nghề nghiệp
theo mục tiêu đào tạo. Chức năng giáo dục đòi hỏi mọi nội dung được đưa vào sách
giáo khoa thông qua các kênh chữ, kcnh hình, kênh tiếng đều phủi manc tính giáo dục
và pliải có tác dụng phát triển, lừng bước nâng cao tư tường-đạo đức và năng lực hành
động cho sinh viên. Trong môi trường vãn hoá ngoại ngữ càn đặc biệt quan tâm đến
chức năng giáo dục hơn bất cứ môn học nào khác.
3.2. Chức năng thông tin. Chức năng thông tin thể hiện trước hết ở việc cung cấp các
nội dung kiến thức về môn ngoại ngữ, về đất nước, con người sản sinh ra ngoại ngữ
đó, ờ việc hình thành các kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, đồng thời không quên giới
thiệu về Việt Nam. Khi cung cấp thông tin cần chú trọng đến chất lượng sao cho phù
hợp với mục tiêu đào tạo, lại hấp dẫn đối với người học. Hơn nữa để thông tin được
tiếp thu có hiệu quả trong sách giáo khoa cẩn cân nhắc liều lượng sao cho phù hợp với
trinh độ, vừa sức tiếp thu cùa sinh viên ở từng giai đoạn và độ sâu sao cho tương ứng
với vốn tri thức nền ờ mỗi cấp của người học.
3.3. Chức náng hướng dẫn. Chức năng hướng dẫn nhằm giúp cho thầy và trò biết
phân hiệt dâu là trọng tâm, dâu là cơ bàn, bict thực hiện dúng ycu cầu cùa mỗi bài
làm, biết dược cách tổ chức dạy-học trên lớp, cách tự ôn luyện ở nhà, cách kiểm tra vả
đánh giá, kể cả cách tự kiểm tra và đánh giá Hình thức hướng dẫn thể hiện trong lời
nói đầu của sách và nhất là trong từng chương, từng mục và ở các đầu đề bài tập, bài
3.4. Chức năng kích thích. Sách giáo khoa có chức năng kích thích, gây hứng thủ
thường xuyên cho người dạy và người học. về hình thức tính hấp dẫn thể hiện bàng
hỉnh ảnh, kiêu chữ và màu săc phù hợp với quan niệm thâm mĩ cùa thanh nicn Việt

7
Nam. Còn về nội dung sách giáo khoa hấp đẫn ở tính chất mới mẻ, trí tuệ và lí thú của
những thông tin, do đó mang lại cho sinh viên nguồn tri thức và cảm xúc ngày càng
phong phú hơn. Tính hấp dẫn sẽ làm người học có được ấn tượng sâu săc, nên dê tiêp
thu và nhớ lâu.
CHƯƠNG II
Cơ sở giắo học pháp của sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành.
l.Mục đích và nhiệm vụ CO' bán: hình thành năng lực giao tiếp.
“N ãn g lực giao tiốp (KOMMyiiHKUTHBHíiH komiictchluih) — đó là nănu lực cùa một
người có thể liến hành giao tiếp trong quá trình hoạt động học tập và lao động nhăm
thoả mãn những nhu cầu trí tuệ của mình” (Viachutnhev). “Năng lực giao tiếp là năng
lực của một người có thể tiến hành giao tiếp được trong một hoặc tất cà các dụng hoạt
động lời nói, mà cái dó lợi là một phẩm chất dặc biệt của cá nhân tham gia hoạt động
lời nói tiếp thu được trong quá trình giao tiếp tự nliicn hoặc trong quá trình dạy học
được tổ chức riêng.”(Izarencôv). Năng lực giao tiếp không chi biểu hiện ở kĩ năng
giao tiếp, mà còn bao gồm cả khối lượng nội dung thông tin của một người có được
để có thổ đem ra thông báo cho người khác hoặc có thể tiếp thu thông tin từ người
khác trong một phạm vi hoạt động trí tuệ nào đó.
1.1. Năng lưc lí thuyết ngôn ngữ là vốn hiểu biết tương đối có hệ thống về các hiện
tượng ngừ âm, từ vựng, cấu tạo từ, hình thái, cú pháp, tu từ mà một người học tiếng
nước ngoài có thể tiếp thu và vận dụng được vào việc tạo ra lời nói (cả dạng nói và
dọng viết) cho người khác hiếu, cũng như có khủ nỉing nghe hiểu đirợc lời nói và dọc
hiểu được văn bản của ngưừi khác trong phạm vi những chủ đề xác định.
1.2. Nâng lưc hiểu biết chung là vốn kiến thức về thế giới xung quanh và về bản thân
mà một người tích luỹ được qua hoạt động thực tiễn và học tụp để có thổ trao đổi
thông tin với người khác, đồng thòi đẻ có thổ tiếp tục tự tìm tòi, hục hỏi, tích luỹ,
nâng cao thêm trình độ học vấn của mình. Năng lực hiểu biết cho phép một người có
thể đem những kiến thức cùa mình ra trao đổi với người khác, đồng thời đảm bảo cho
người đó có thể tiếp thu được nhừng điều hiểu biết cùa người khác phù hợp với trình
độ nhận thức của mình. Như vậy là muốn cho sinh viên có một năng lực giao tiếp

bẳng tiếng nước ngoài nào thì đương nhiên phải cung cấp cho họ một vốn hiểu biết
cần thiết về đất nước học, về nền văn hoá cùa nước đó, làm xích gần trình độ hiểu biết
của sinh viên với tri thức nền của nước ngoài.
1.3. Năng lực thực hành giao tiếp là trình độ diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình
bằng những hành động lời nói (giao tiếp) và khả năng cảm nhận, hiểu rõ nội dung tư
tưởng, tình cảm và ý đồ thực sự qua hành động lời nói cùa người khác dưới các dạng
hoạt động giao tiếp nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng nước ngoài. Năng lực thực hành
ngoại ngữ cùa sinh vicn chỉ có the hình thành và phát triển thông qua việc nam vững
những hành dộng lời nói từ dơn giàn đến phức tạp trong quá trình luyện tập, tham gia
trực tiếp vào hoạt động giao tièp ước lệ trong lớp học và giao tiếp tự nhiên ngoài xã
2. Nội dung chủ đạo của day-học: hoạt động lòi nói (giao tiếp). Nếu mục đích dạy-
học ngoại ngữ đã được xác định là đê hỉnh thành năng lực giao tiếp như đã nêu trên,
thì đương nhicn không có con đường nào tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quà hơn là tổ chức
cho sinh viên trực tiêp và thườnẹ xuyên tham gia hoạt động lời nói, thực hành siao
tiêp băng tiêng nước ngoài, băt đâu từ những lời chào, câu hỏi đơn giản nhất cho đến
8
những hình thức đối đáp, kể chuyện, thuyết trình, nghe giảng, báo cáo, đọc sách, đọc
báo, rôi bãng viêt thư, viết luận, viết báo, v.v Chi có đảm bảo nguyên tăc thực hành
giao tiếp trong suốt cả quá trình đào tạo mới có thể đám bủo sự thống nhất hữu cơ và
triệt để giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy-học tiếng nước ngoài.
Muốn đảm bảo thực hiện trọn vẹn nguyên tắc lấy hoạt động giao tiêp làm nội
dung chủ yếu trong dạy-học tiếng nước ngoài, thì nhất thiết phải tuân thủ các yêu câu
cơ bản về giáo học pháp là lẩy hành động lời nói (hành động giao tiếp) làm đơn vị cơ
bàn của hoạt động dạy-học.
3. Đảm bảo tính tự giác-tích cục của sinh viên.
3.1. Cần lảm cho sinh viên hiểu rổ mục đích, yêu cầu, tác dụng của môn học nói
chung, và nắm được mục đích cũng như phương pháp thực hiện từng hành động giao
tiếp nói riêng. Bởi vậy cách nêu tên hành động lời nói , cách viết đầu đề cho từng bài
tập thực hành có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính chủ động tích cực của sinh viên
trong học tập

3.2. Giới thiệu, giải thích nội dung, V nghĩa cùa các đơn vị ngôn ngữ trực tiếp tham
gia vào các hành động lời nói cụ thể sao cho dễ hiểu. Trong trường hợp cần thiết có
thể dùng tiếng mẹ đẻ giảng giải, chú thích hoặc dịch thẳng sang tiếng Việt.
3.3. Hê thống hoá tửng bước những phương tiên ngôn ngữ, tiến tới cung cấp một sơ
đồ cấu trúc tổng thể của tiếng nước ngoài đổ cho sinh vicn có thế nhận thức được hệ
thống ngôn ngữ làm cơ sờ cho những hành động tự giác của mình, song tất cả cần
biến thành tiềm thức cùa người học.
3.4. Tao ra những tinh huống cỏ vần đề, gần sát với thực tiễn sinh hoạt của sinh viên
và thực tế đời sống xã hội, để sinh viên được tham gia trực tiếp và tìm phương án xử
lý-
4. Đảm bào tính dân tộc. Tính dân tộc ở đây ử là những nét nổi bật của người Việt
Nam trong hộ quy chiểu song phương với từng ngoại nRử, từng nền văn hoá mrức
ngoài mỗi khi tim cách tiếp cụn ngôn ngữ và văn hoá ay sao cho phù hợp với mục
đích, nội dung, phương pháp, diều kiện riêng của Việt Nam. Đổ đảm bảo tính dàn tộc
trong dạy-học ngoại ngữ nói chunậ và trong biên soạn sách giáo khoa nói riêng, nhất
thiết phải quan tâm xử lí các vắn đề trọng tâm sau dây:
4.1. Đăc diễm tiếng me dé so với ngoại ngữ cần dạy-học trên tất cả các bình diện và
hình thức ngôn ngữ: ngữ àm, ngữ điệu, từ vựng, từ pháp, cú pháp, chữ viết, cần tận
dụng và phát huy những mặt tích cực cùa những hiện tượng giống nhau, trùng nhau
giữa hai ngôn ngữ. Đó là nhũng hiện tượng có nhiều khả năng chuyển di tích cực
trong quá trình dạy-học, làm tăng tốc độ và hiệu quả cùa việc nắm vững và sử dụng
chúng trong hoạt động động giao tiếp, do đó giúp tác giả định lượng được ngừ liệu
cần thiết cho từng bài học, từng giai đoạn học trong sách giáo khoa. Trái lại, những
hiện tượng khác biệt hoặc gần giống nhau giữa hai ngôn ngữ là nguyên nhãn chù yếu
làm nấy sinh sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài, gây nên ức
chế tâm lí, hạn chế tiếp thu, dễ dàng phạm lồi. Điều này đòi hỏi soạn giả phải dự báo
trước được những chỗ dễ chuyển di tiêu cực đế có biện pháp phòng ngừa và khác
phục, chủ yếu là cung câp các loại bài tập phù hợp để rèn luyện, tạo nên những động
hình cần thiết trong não bộ và biến thành những hành vi ngôn ngừ quen thuộc.
4.2. Đac điếm van hoá dân tộc so với văn hoá Anh, Nea, Pháp, Trung Quốc. v.v

Các đơn vị như từ, ngừ (cụm từ), câu, đoạn văn, văn bàn (diễn ngôn) đều hàm chứa
những ý nghĩa, những nội dung phản ánh đặc trưng vãn hoá của dân tộc minh, neoại
trừ các thuật ngữ khoa học chính xác. Thực chât cùa việc dạy và học rmoại ngữ là tạo
dime cầu nôi cho sự tiếp xúc văn hoá, khoa học, kinh tế giữa các dàn tộc nhầm mục
9
đích trước hết và chủ yếu là tim hiểu, chọn lọc và tiếp thu thành tựu của dân tộc khác
phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế trong nước để phục vụ sự nghiệp phát triên của
dân tộc mình.
4.3. Đăc điếm tâm lí dân tỏc cùa người Việt Nam là yếu tố quan trọng tác động đến
chất lượng và hiệu quả của việc day-học một ngoại ngữ cụ thể trong lừng trào lưu xà
hội khác nhau. Việc yêu thích hay miễn cưỡng học tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hán
ngay từ đâu đã tạo nên tâm thê phân khởi, săn sàng khăc phục những khó khăn ban
đâu để hăng hái vững tin bước tới chiếm lĩnh nó, hay là tâm thế hoài nghi chán nản,
không tha thiết học, ảnh hường rất lớn đến động cơ học tập. Vai trò của bản thân sách
giáo khoa cũng như giáo viên trong quá trình dạy-học ngoại ngữ thể hiện ở chỗ là cần
cung cấp và khai thác những thông tin về những mặt mạnh của nước ngoài đó, về
triổn vọng phát triẻn quan hộ giữa Việt Nam với nước đó vồ kinh tế, vàn hóa, khoa
học, du lịch nhằm làm rõ những lợi ích của việc học từng ngoại ngữ có thổ mang lại
cho đất nước dổ gây hứng thú học tập, tạo ra động cơ và mục đích tích cực, thuyết
phục được người học.
CHƯƠNG III
Nội dung của sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành.
1. Khái niệm nội dung sách giáo ngoại ngữ thực hành.
1 ■ i ■ Hệ thống tri thức ngôn ngữ. Trong dạy-học tiếng nước ngoài thì tri thức ngôn ngữ
học cần phải dược ứng dụng để giúp người học hình thành một năng lực giao tiếp nào
đó bảng tiếng nước ngoài. Tri Ihức đó thuộc hệ thống ngôn ngữ học chức năng tiếng
Npa, tiếng Anh Giống như bất cứ bộ môn khoa học nào khác, ngữ pháp chức nâng
tiêng Nga cũng có một hệ thông càu trúc nội dunệ phàn ánh đôi tượng của mình bao
gồm nhiều phần xếp sắp theo kiểu tầng bậc đề tài: tổng đề (rHnepTeMa), vĩ đề
(MaKpoTeMa), chủ đề (TeMa), tiểu đề (nozrreMa), vi đề (MHKpoTeMa). Mỗi đề tài bậc

trên bao giờ cũng bao gồm một tập hợp hữu hạn các đề tài bậc dưới. Chi có điều là hệ
thống cấu trúc tầng bậc ngôn ngữ ở đây không theo kiểu ngôn ngữ học miêu tả, mà là
một hệ thống cấu trúc tầng bậc ngôn ngữ kiểu chức năng, nghĩa là lấy nội dung được
biểu đạt bàng ngôn ngữ làm cơ sờ sắp xếp, do đó nó rất gần với hệ thống khái niệm và
phạm trù của tư duy Iôgíc. Trong hệ thống ngữ pháp chức năng các nội dung được sắp
xếp theo cấp bậc từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể, ví dụ: các phạm
trù chung trong hoạt động giao tiêp ngôn ngữ như: chù thê, vị thê, khách thể, không
gian, thời gian, phương tiện, nguyên nhân, hậu quả, điều kiện, v.v
1.2. Hê thống tri thức vãn hoá-đắt nước học. Với tổng số giờ lớn nhất, với đặc thù là
dạy-học hoạt động giao tiếp trực tiểp bằng tiếng nước ngoài, sách giáo khoa ngoại
ngừ thực hành có lợi thế cung cấp nhiều thông tin chi tiết, sinh động, hấp dẫn nhát so
với các môn khác về tắt cà các lĩnh vực cần thiết theo chương trình quy định. Song do
lỉnh chất gán bó. hoủ kốl vủ đồng liủnh của quá trình bồi dường, nânu cao tri tliức Viìii
hoá với quá trình hình thành và nâng cao từng bước các kĩ năng giao tiếp bằng tiếng
nước neoài, nên toàn bộ vốn tri thức nền đó không thể cung cấp theo hệ thốne lôgic
truyền thống của từng chuyên ngành riêng rổ được, mà ờ đây chúng phải được xếp
sắp, trình bày theo một hệ thởnẹ chủ đẻ riêng cùa văn hoá-dỏt nước học nẹoợi ngữ .
Sons người cán bộ ngoại ngữ cũng như bất cứ một cán bộ chuyên môn nào khác đều
có lĩnh vực hoạt động chù yếu trong những phạm vi xác định của ngành nghề. Ngành
nghề đào tạo ngoại ngữ được xác định trong mục tiêu là giáo viên và phicn dịch, cho
10
nên hoạt động giao tiếp chủ yếu của họ nằm trong phạm vi các lĩnh vực: tồn tại-sinh
hoạt, chính trị-xã hội, văn hoá-giáo dục và chuyên ngành ngữ văn nước ngoài. Môi
lĩnh vực hoạt động lại chia thành nhiều khu vực có phạm vi nhỏ hẹp hơn, ví dụ: lĩnh
vực tồn tại-sinh hoạt bao gồm các khu vực: quan hệ giữa con người với thế giới tự
nhiên, quan hệ giữa con người với đồ ăn-vật dùng, quan hệ giữa con người với hoạt
động văn hoá-tinh thần, quan hộ giữa con người với hoạt độnệ chính trị-xã hội. Tiếp
đên trong từng khu vực cũng lại xác định tổng đê, vĩ đê, chủ đê, tiêu đê, vi đê Nhàt
thiêt không được quên một điêu là cân phải cỏ một lượng thông tin thích đáng nhât
định về đất nước, con người, về nền văn hoá dân tộc Việt Nam để chuẩn bị tư thế cho

các chuyên gia ngoại ngữ cùa mình có thế nói về mình, eiới thiệu về đất nước mình
một cách có văn hoá, đànẸ hoàng, tự tin mỗi khi giao tiếp với ngưừi nưởc ngoài. Ti lộ
giữa các phần thông tin về nước có ngoại ngữ mà chúng ta đang dạy và học với nước
ta và thế giới được xác định theo công thức sau: 3-2-1 với độ chênh lệch khoảng
10%.
1.3. Hệ thống kĩ năng giao tiếp băng tiếng nước ngoài. Sách giáo khoa thụrc hành
ngoại ngữ phải cung cấp một hệ thống bài tập rèn luyện các dạng kĩ năng cơ bán cùa
hoạt động giao tiêp là : nghe, nói, đọc, viết bằng tiêng nước ngoài. Hệ thong các kĩ
năng lời nói vừa là nội dung, vừa là phương tiện cần phải được chú trọng sử dụng
trong suốt cả quá trình dạy-học ngoại ngữ. Dựa vào tính chất cùa nhiệm vụ đề ra cho
bài tập các nhà giáo học pháp ngoại ngữ đã phân chia các bài tập thành các kiểu chính
với những nhóm nhỏ thuộc nhiều cấp độ. Trong mỗi kiểu bài tập kể trcn lại có thể và
cần phải phân loại theo các giai đoạn hoạt động học tập bao gồm các tiểu hệ thống:
chuẩn bi trước bải, thực hành trong bài, luyện tâp sau bài (vân dung vả sáng tao).
2.Nguyên tắc lựa chọn nội dung sách giáo khoa ngoại ngũ’ thực hành.
2.1 ■ Tính cơ bản.
- Phần phẩm chất đạo đức: do đặc điểm cùa môi trường hoạt động là thường xuyên
có tiếp xúc và giao lưu với nirức ngoài, trong số những nội duiiẸ cơ hàn đó lụi phải
chọn hướng tập trung bồi dường là tinh thần ycu nước và tinh thần quổc tế, chống tư
tưởng sùng bái, bài xích nước ngoài.
- Phần tri thức ngôn ngữ, văn hỏa-đất nước học: cần lựa chọn những điều giới hạn
trong vốn tri thức nền của người bản ngữ để bổ sung, nâng cao trình độ hiểu biết cho
sinh viên Việt Nam.
- Phản kĩ năng giao tiếp bằng tiêng nước ngoài: Cả 4 dạng kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết đều là cơ bản cả, song phải được khuôn lại trong nhừng hành động lời nói thuộc
lĩnh vực hoạt động chủ yếu cửa nghề nghiệp giáo viên hoặc phiên dịch.
2.2, Tính hiện dại.
- Phần phẩm chất đạo đức: cần được đưa vào trên quan điểm hiện đại về tinh thần
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc để làm sao sinh viên Việt Nam có
thể tích cực hoà nhập với thế giới và khu vực, mà vẫn giừ được mình, không bị hoà

tan, trái lại có thể phát huy được tác dụng và ảnh hường của Việt Nam ra thế giới.
- Phần tri thức ngôn ngữ, văn hoá-đẩt nước học: các nội dung thông tin phải thường
xuycn cập nhật, nhung phải chọn cái hiện đại đà mang tính ổn định và được công
nhận rộng rãi.
- Phần kĩ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài: cần dạy cho sinh viên cách nói, cách
viết theo phong cách ngôn ngừ hiện đại của người bản ngừ, tránh những kiểu nói, kiểu
viết quá cổ xưa, lạ lẫm đối với người đương thời.
2.3. Tính phủ hơp với Viêt Nam.
11
- Phần phẩm chất đạo đức: cần chọn nhũng phẩm chất có chung giá trị với Việt Nam
và những nét phâm chât khác biệt không trái với truỵền thống Việt Nam.
- Phân tri thức ngôn ngữ, văn hoả-đấí nước học: cần đua những tri thức mới mẻ, phù
hợp với trình độ hiêu biết và sức tiếp thu cùa sinh viên Việt Nam.
-
Phán kĩ năng giao íiêp: Khả năng tiêp thu và hình thành từng loại kĩ nãnẹ cùa từng
ngoại ngữ ở sinh viên Việt Nam tuỳ thuộc vào những đặc điểm so sánh tiếng nói và
chữ viêt giữa tiếng Việt với từng ngoại ngừ, do đó cần có những con dường và tốc độ
rèn luyện đê hình thành các kĩ năng khác nhau.
CHƯƠNG IV
Cấu trúc sách giáo khoa ngoại ngữ (hực hành.
1. Các thành tố của cẩu trúc sách giáo khoa:
1.1. Các thảnh tố nội dung (tinh thần) bèn trong bao gồm:
- phẩm chất đạo đức, tu tưởng, tình cảm, lối sổng.
- kiến thức về ngôn ngữ học chức năng tiếng nước ngoài.
- thông tin cần thiểt về tri thức văn hoá-đất nước học ngoại ngữ.
- các chù định giao tiếp ( tên các hành động lời nói đơn nhất và phức).
- các kiểu bài tập ngôn ngữ, lời nói, giao tiếp.
1.2. Các thành tố hình thức (vât chất) bên ngoải bao gồm:
- kênh tiếng bằng tiếng nước ngoài và tiếng mẹ đẻ
- kênh chữ dưới dạng in và viết tay tiếng nước ngoài và tiếng Việt.

- kênh hình dirới dụng (ranh, ành, phim.
2. Quan hệ chiều dọc của các thửnli tố cấu trúc:
Nội dung cùa phức hợp sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành là một tập hợp cùa
tất cả các phần nội dung trong các hộ thống: phẩm chất dạo đức, tri thức ngôn ngữ,
văn hoá dat nước học, năng lực giao tiếp, cần được phân bổ, sắp xếp theo nhiều vòng
đồng tâm xoáy chôn ốc đi lèn. Trong mỗi lĩnh vực nội dung đều có hai bộ phận kiến
thức và kĩ năng đồng tiến từ thấp lên cao: bộ phận hạt nhân làm trụ cột vững chác cho
tiểu hệ thống của mình và bộ phận ngoại vi. Song tất cả các thành tố nội dung của
từng tiểu hệ thống ấy phải được sắp xếp hợp lí theo nguyên tắc “từ dễ đến khó”, “cần
đến đâu cung cấp đến đẩy, không cần không đưa ra” để chúng được song hành với
nhau cùng đi đến mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, trong số các phần nội dung ấy luôn
luôn có một thành tố đứng làm trục trung tâm để thu hút và tập hợp các tiểu hệ thống
nội dung khác bao quanh mình, đó là trục hoại động giao tiêp ở cả 4 dạng nghe, nói,
đọc, viết.
3.Quan hệ chiều ngang của các thành tổ cấu trúc:
Tuy có nhiều bộ phận nội dung cùng hợp nhất và song hành từ đầu khoá đen cuối
khoá đào tạo, nhưng chúng phải được ỉ0 /1 í' ẹhcp, (ích họp và ìĩoà két lại thành một the
thống nhất hữu cư với Iihau thì mới có thổ tạo ra dược hành động lời nói như một dơn
vị hoạt động giao tiếp thực sự sinh động được. Những phần nội dung tư tường, văn
hoá, nẸÔn ngữ, đất nước học và kĩ năng giao tiếp của hành động lời nói cẩn được thể
hiộn dong thời trôn cóc kênh chữ. kênh tiếng và nếu có thổ thì cả trcn kênh hình nữa.
Như vụy là cùng một lúc có thê huy động dược cà 4 giác quan thụ cảm (tai, mắt,
miệng, tay) tham gia vào quá trình hình thành hành động lời nói. Nhũng hành động
lời nói phức hợp vê một tiêu đê hay chủ đê (trao đổi về học tập, tình bạn, tinh yêu
kê chuyện về quê hương, gia đình , nghe kê về tẩm eương chiến đấu, lao động, hoc
12
tập , xem (đọc) bài văn, bài báo ) Iại càng cẩn thiết và càng có điều kiện thực hiện
phương pháp liên kểt và tích hợp các bộ phận hợp thành về cả nội dung và hình thức
thê hiện của hành động lời nói.
4.Phân đoạn sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành của khoá học.

4.1 Giai đoan dầu. Giai đoạn đầu cần dành ưu tiên cho sự hình thành hai kĩ năng giao
tiếp cơ bản là nghe và nói, vì chúng có vai trò tích cực nhất trong việc tạo nên năng
!ực giao tiêp băng ngoại ngừ ban đâu cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, nhưng
đồng thời và song song với chủng phải chú trọng đến các kĩ năng đọc và viết để
chúng hô ượ cho nhau và giúp củng cố vững chắc các kĩ năng nghe, nói. về phương
tiện ngôn ngữ, tôi thiêu phải cung cấp đủ các tri thức về hệ thống ngữ âm, ngữ điệu cơ
bàn, bàng chữ cái và lôi viết chính tả phổ thông, lượng từ vựng cơ bản thông dụng
thuộc các chù đê với khoảng 3000 đơn vị, trong đó có khoảng 50% thuộc nhóm từ
tích cực nhất, và hộ thống ngữ pháp chức năng cơ bàn. Tất cà những ycu cầu và
nhiệm vụ này đòi hỏi phải có một lượng thời gian cho giai đoạn đầu khoảng 1100-
1200 tiết học.
4.2.Giai đoan giữa. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhăm đảm bảo thực hiện yêu cầu cân
bầng vị trí của các kĩ năng đọc, viết với các kĩ nãng nghe, nói ở dạng đổi thoại, khi mà
đối thoại không còn tác dụng tích cực thúc đầy việc nàng cao năng lực hoạt động giao
tiêp cho sinh viên ở dạng nghe, nói độc thoại và đọc viết về các chủ đề có lượng thông
tin lớn hơn, mạch lạc hơn và trọn vẹn hơn. Do mang tính chất trung gian của một
bước đệm, nên từ nội dung đến hình thức dạy-học của giai đoạn giữa đều vừa lặp lại
giống như giai đoạn trước, lại vừa chuẩn bị dần cơ sở mọi mặt để cho sinh viên quen
dan với những yêu cầu học tập khác hơn, cao hơn ở giai đoạn cuối. Để đảm bảo thực
hiện được nhiệm vụ đă nêu, sách giáo khoa ngoại ngữ (hực hành thường được biên
soạn cho khoảng 300-400 tiết, tương ứng với một năm học chuyển tiếp - năm thứ III.
4.3. Giai đoan cuối (cao). Mục tiêu, yêu cầu của giai đoạn cuối chính là thực hiện đầy
đù và trọn vẹn tất cả những nội dung tri thức và các kĩ năng hoạt động giao tiếp đề ra
trong chương trinh, nên nó vừa là đổ kết thúc khoá học, vừa là mở ra hướng phát triển
tiếp tục năng lực hoạt động giao tiếp trong giai đoạn sau đại học - giai đoạn hoạt động
nghề nghiệp. Nội dung kĩ năng giao tiếp tập trung vào việc hình thành kĩ năng đọc,
viêt các văn bản với yêu cầu vừa là dể hoàn thành mục tiêu của cả khoá học (đọc hiểu
sách báo phổ thông, tài liệu khoa học liên quan đen ngành nghề ngoại neữ, viết tóm
tắt, làm đề cương, viết báo cáo khoa học, làm khoá luận, viết luận văn về các đề tài tự
chọn hoặc được giao ) vừa là để dùng chúng như những phương tiện chủ yếu hình

thành bàn thân hai kĩ năng dó, đồng thời trực tiếp hỗ trợ cho sự phát triên và nâng cao
các kĩ năng nghe, nói độc thoại (nghe thuyết trình, diễn văn, báo cáo , tự thuyết
trình, chứng minh, phản bác, diễn văn, báo cáo.
Tất cà các yêu cầu nêu trên đòi hỏi sách giáo khoa thực hành ngoại ngừ phải
cung cắp một hệ thổng bài tập chù yếu nhàm rèn luyện để hình thành các kĩ năng eỉao
tiếp bậc cao là nghe, nói, đợc, viết, dịch với cà hai hình thức nói và viết dirới dạng độc
thoyi vò từng chủ đồ, từng chuyên dè san rộng thuộc các lĩnh vực dời sổng xả hội
đương thời. Chính yêu cầu này đã mờ ra những tuyến licn thông với nội dung các
môn học lí thuyết thuộc ngành ngoại ngữ (lí thuyết tiêng, tu từ học, văn học, đât nước
ngôn neữ học ) và ngoài lĩnh vực ngoại ngữ (tâm lí, giáo dục, đạo đức, chính trị, thời
sự kinh tế, văn hoá trong nước và quốc tể ) khiến cho tác giả biên soạn sách phải suy
ntỉhĩ, tìm tòi xây dựng bảng đưực một mô hình ròn luyộn tổng liựp các kĩ năng giao
tiếp thực sự có hiệu quà trong bộ sách giáo khoa cho giai đoạn cuối của riêng môn
học của mình, đông thời có thè dùng làm căn cứ đê có thê thu nạp và phát triển một
13
phần nội dung của các môn học có liên quan và của thực tiễn xã hội bức thiết trong
giai đoạn ấy. Với tính chất mở như vậy, bộ sách giáo khoa cùa giai đoạn cuối sẽ
không có điểm kết thúc, mà trái lại còn gợi nêu ra những phương hướng nội dung,
phương pháp, hình thức tiếp tục bổ sung, nâng cao và hoàn thiện thêm năng lực giao
tiêp của người học tuỳ theo sở trường, nguyện vọng và ý chí vươn lên cùa mồi người
5.BỐ cục sách giáo khoa
5.1. Bài hoc: là một dơn vị tổ chức cơ bản licn kết, tích hợp các phần tử cẩn thiết từ
những hệ thống nội dung và hình thức thể hiện trong chương trình bộ môn ngoại ngữ
thực hành cùng xoay quanh một chủ đê văn hoá đất nước học để làm thành một chình
thể nội dung tương đối hoàn chinh nhằm tạo ra được những điều kiện vừa đù cho việc
học tập hình thành từng bước năng lực giao tiếp dưới cả 4 dạng nghe, nói, đọc, viết.
Bài học trong sách giáo khoa với khối lượng nội dung tổng hựp như vậy đòi hỏi một
lượng thời gian cụ thể tương ứng từ 4 đến 6 tiết học, và do đó bài học không bao giờ
trùng với nội dung dạy-học của một tiết học hay một đôi tiết học (buổi học). Để có
giáo án cho mỗi tiết học người giáo viên phải căn cứ vào bài học của sách giáo khoa

để lựa chọn, săp xêp các phân nội dung công việc cùa bản thân mình và cùa sinh viên
sao cho phù hợp nhất với mục đích và hoàn cảnh của tiết học, giờ học cụ thể ấy. Đây
chính là khu vực dành cho sự phát huy sáng tạo của giáo viên, mà tác già sách giáo
khoa không thồ làm thay được.
5.2. Chu kì bải hoc. Ở giai đoạn dầu tất cả các phần nội dung của sách giáo khoa
ngoại ngữ thực hành đều rất đơn giản, vì sinh vicn hoàn toàn chưa có hoặc có rất ít
năng lực giao tiếp bàng ngoại ngữ. Do đó tất cả mọi phần nội dung dạy-học đều cần
được thường xuyên trở đi trở lại nhiều lẩn thỉ mới nhanh chóng tạo được những động
hình ngôn ngữ (ngoại ngữ) cần thiết làm cơ sở cho việc huy động vốn ngữ liệu mới cỏ
vào việc thực hiện những hành động lời nói bang tiếng nước ngoài. Vì thế sách giáo
khoa ngoại ngữ thực hành ở giai đoạn đàu thường xây dựng các bài học liền kề nhau
thành một cụm gắn kết với nhau bàng một vĩ đề hoặc một số chủ đè gần nhau VC văn
hoá đất nước học đổ tạo điều kiện cho các phan nội dung khác (ngữ liệu, hành dộng
lời nói ) được gặp lại nhiều lần qua hệ thống các bài tập khác nhau của các bài học
và còn được thu gom tổng kết, sáp xếp lại theo logic khoa học riêng cùa từng phẩn
trong mỗi bài ôn tập cùa từng cụm. Các cụm bài học nổi tiếp nhau làm thành một
chuỗi các chu kì bài học, Còn sang các giai đoạn giừa và giai đoạn cuối chù đề của bài
hục thường là những vẩn đề có nội dung sâu sác và có nhiều tình tiết mở rộng, mà
thực chất đó là những tiểu dề phát triển từ một chủ đề chính, cho nên bài học thường
dựa vào một bài đọc dài (một bài báo, một câu chuyện, một bài thơ ) với những hành
động lời nói phức hợp chủ yếu dưới dạng độc thoại viết hoặc nói. Mỗi bài học như
vậy tự nó cũng đã bao gồm nhiều phần nội dung phong phú đủ để thấy cần thiết và có
thể tiến hành những công việc tổng kết, khái quát hoá và hệ thống hoá trong nội bộ
của từng bài.
6. Ngôn ngữ sách giáo khoa ngoại ngữ thực bành.
6.1. Ngôn ngữ tư nhiên là tiếng nói của một dân tộc nước ngoài mà chúng ta đang càn
phải học sử dụng đổ làm phương tiện giao tiếp. Chính đây là đối tuợng cần chiếm lĩnh
và được miêu tả cụ thể, rõ ràng trong sách giáo khoa tiêng Nga, tiêng Anh thông qua
những hành động lời nói và hệ thông bài tập với tất cả các yêu câu đà trình bày ở
những phần trẽn.

6.2. Siêu ngôn ngữ là loại neôn ngữ đặc biệt dùng làm phương tiện miêu tà, thuvêt
minh biện luận từng hiện tượng và toàn bộ hệ thống, câu trúc của một ngôn ngữ tự
nhiên để chi bảo, hướng dẫn cho người khác thấu hiểu và sử dụng neôn ngữ tự nhicn.
14
Siêu ngôn ngữ trong sách giáo khoa bao gồm chủ yếu là hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ
học và giáo dục học (giáo học pháp). Siêu ngôn ngữ cân đảm bảo: Tính chuẩn mực vê
nội dung và hình thức của thuật ngữ; Tỉnh thông nhât cùa hệ thống thuật Irons, nội bộ
ticng nước ngoài, nội bộ tiêng Việt, giữa tiêng Việt với tiêng nước ngoài, RĨữa môn
ngoại ngữ với các bộ môn khoa học khác; Tỉnh giàn dị trong cách diễn đạt những hiện
tượng ngôn ngữ còn rất xa lạ đôi với người Việt Nam là một trong những biện pháp
hữu hiệu nhất để giúp gạt bỏ tâm lí mặc cảm về ngoại ngữ mà tin tưởna vào kết quả
học tập.
KÉT LUẬN
Lí luận sách giáo khoa ngoại ngữ với tư cách là một bộ phận mới hình thành
độc lập của lí luận dạy-học nói chung và lí luận dạy học ngôn ngữ nói riêng ( oổmaíi
^H^aKTHKa H JiHHrBO.HH,aaKTHKa) đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên thế ơiới,
trong đó phải kể đến Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Tuy nhiên nhiều
vấn đồ chung cùa sách giáo khoa ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ thực hànli dùnc ờ ngoài
môi trường bản ngữ, còn chưa được đề cập tới, hoặc có nói tới nhưng vẫn chưa dược
giải quyết triệt để. Đe tài “Lí luận sách giáo khoa chuyên ngoại nệữ (tiếng Nga) ngoài
môi trường bản ngữ” lần đầu tiên đề cập một cách có hệ thống hầu hết các khía cạnh
cơ bản của lí luận sách giáo khoa chuyên ngữ cho trường đại học Việt Nam và trong
từng vấn đồ đã đưa ra những luận điềm khoa học có căn cứ thực ticn cùa nhiều năm
dạy-học tiếng nước ngoài ở Việt Nam, đồng thời cũng đã nêu ỉcn hàng loạt kiến nghị
cụ thể. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu lí luận có giá trị định hướng thống nhất để tác
giả sách giáo khoa tham khảo nhằm xây dựng các căn cứ biên soạn cà một hệ thống
sách giáo khoa ngoại ngữ thực hành mới cho sinh vicn Việt Nam. Mặt khác cũng hi
vọng sẽ được dùng làm công cụ kiểm tra, thước đo thône nhât đê tiên hành thẩm định
chất lượng của các bộ sách hiện hành và các sách sắp được đưa ra lưu hành rộng rãi
trong nước. Là một nhân tố rất quan trọng trong quá trình đào tạo chuyên gia naoại

ngữ, song sách giáo khoa chỉ có thể ra đời có chất lượng như mone muốn và chi có
thể phát huy được tối đa tác dụng của mình, khi tất cả các nhân tố liên quan khác
đươc giải quyết đồng bộ, kịp thời, mà trong đó trên hết và trước hết !à chi khi nhân to
quàn lí-chi đạo phát huy đây dù tác dụng chi huy, điêu phôi các nhân tô khác và cùng
chịu trách nhiệm với những nhàn tô tuỳ thuộc vào nó trong bộ “tứ trụ" tạo nên chât
lượng đào tạo chuyên gia ngoại ngữ của đất nước.
15

×