Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tình hình chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi ở một số dân tộc thuộc Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.32 MB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
• « • •
slesieslcslcsfc^fealesleslEsfc
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỂ TÀI
TÌNH HÌNH CHĂM SÓC TRẺ EM DƯỚI 5 TUổI
Ở MỘT SỐ DÂN TỘC THUỘC YÊN BÁI
MÃ SỐ: QT 06-23
CHỦ TRÌ ĐẺ TÀI: PGS. TS. NGUYỄN HỬU NHÂN
ĐAI HOC 5 ’JÒ C 31A HA ■ ô i
TRUNG TẨM t h õ n g tin thư /lÊN
P T /
Hà Nội, 2007
ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
• • • •
**********
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỂ TÀI
TÌNH HÌNH CHĂM SÓC TRẺ EM DƯỚI 5 TUổI
Ở MỘT SỐ DÂN TỘC THUỘC YÊN BÁI
MÃ SỐ: QT 06-23
CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI:
CÁN B ộ THAM GIA:
PGS. TS. Nguyễn Hữu Nhân
CN.Nguyễn Thị Tân
Ths. Hoàng Quý Tỉnh
Ths. Phạm Trọng Khá
CN. Nguyễn Thế Hải
SV.Nguyễn Thị Thùy Linh
Hà Nội, 2007
BÁO CÁO TÓM TẮT


1. Tên đề tài: Tình hình chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi ở một sỏ dàn tộc thuộc
Yên Bái
2. Chủ trì đề tài: PGS. TS. Nguyễn Hữu Nhân
3. Cán bộ tham gia: CN. Nguyễn Thị Tân
Ths. Hoàng Quý Tỉnh
Ths. Phạm Trọng Khá
CN. Nguyễn Thế Hải
SV.Nguyễn Thị Thùy Linh
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình chăm sóc sức khoẻ trẻ em của người
Dao và người Thái tại Yên Bái. Bao gồm thực trạng chăm sóc trẻ em, tình
trạng suy dinh dưỡng trẻ em và tìm hiểu mối liên quan giữa một số tập quán
chăm sóc và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.
- Nội dung:
+ Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở cộng
đổng người dán tộc Dao và Thái thuộc Yên Bái theo chương trình phần
mềm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
+ Đánh giá thực trạng chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi tại gia đình và
cộng đồng người Dao và Thái thuộc Yên Bái.
+ Xác định mối tương quan giữa một số tập quán chăm sóc trẻ
em với sự phát triển cơ thể của trẻ dưới 5 tuổi tại 2 dân tộc thiểu số nói
trên.
5. Các kết quả đạt được
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở các dạng khác nhau là: thể
nhẹ cân (cân/tuổi) là 37%, thể thấp còi (cao/tuổi) là 35,6% và thể gày còm
(cân/cao) là 9%.
- Hiểu biết của các bà mẹ về chăm sóc trẻ còn nhiều hạn chế do trình độ
học vấn thấp cũng như điều kiện kinh tế của gia đình còn nhiều hạn chế. Bên
cạnh đó còn tồn tại nhiều tập quán lạc hậu có ảnh hưởng không tốt tới quá
trình chăm sóc trẻ.

- Trình độ học vấn của bà mẹ, tình trạng kinh tế của gia đình, thời điểm
cho trẻ ăn bổ sung và thời điểm cai sữa cho trẻ đều có mối liên hộ chặt chẽ với
tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
6. Tinh hình kinh phí của đề tài
TT
Mục
Nội dung
Số tiền
1
Mục 109
Thanh toán dịch vụ công cộng 800.000 đ
2 Mục 110
Thanh toán tiền nhiên liệu 950.000 đ
3 Mục 112
Hội nghị
1.350.000 đ
4 Mục 113
Công tác phí
4.150.000 đ
5
Mục 114
Chi phí thuê mướn
5.750.000 đ
6
Mục 118
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn cho từng ngành
6.300.000 đ
7 Mục 119
Chi khác
700.000 đ

Tổng cộng
-
20.000.000 đ
XÁC NHẬN CỦA BAN CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
PGS.TS. Nguyên Hữu Nhán
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
SUMMARY
1. The title o f project:
Under-5-year child caring o f some Ethnic minority groups in
Yen Bai province
2. The grant holder. Asoc. Prof. PhD. Nguyen Huu Nhan
3. The Participants: B.Sc. Nguyen Thi Tan
M.Sc. Hoang Quy Tinh
M.Sc. Pham Trong Kha
B.Sc. Nguyen The Hai
St.Nguyen Thuy Linh
4. Objectives and contents
- Objectives: To study situation of children healthcare of Dao and Thai
peoples in Yen Bai province, including real circumstance of children
healthcare, malnutrition situation of children and the correlation between
healthcare and malnutrition of children
- Contents
+ Defining malnutrition portion of under-5-year children in Dao
and Thai peoples in Yen Bai province by software of WHO;
+ Studying situation of under-5-year child caring in households
and community of Dao and Thai people in Yen Bai
+ Estimating the correlation between child caring customs and
body development of under-5-year children in Dao and Thai peoples.
5. Results

- The portion of children suffer from malnutrition is high as (37%
underweight; 35,6% stunt; 9% wasted.
- Knowledge of mothers about child caring is still limited because of
economic and education. In addition, many backward customs do harmful to
child caring.
- Education of the mother, economic situation of household, time for
supplement feeding, time to stop breast-feeding have close correlation with
nutrition situation of children.
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Tổng quan tài liệu 2
1. Sự phát triển của cơ thể trẻ 2
2. Các phương pháp nghiên cứu sự phát triển cơ thể của trẻ

2
3. Các chỉ số tăng trưởng 3
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ 4
Đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên cứu 5
Kết quả nghiên cứu và bàn luận 6
1. Một số thông tin chung về các bà mẹ trong nghiên cứu 6
2. Tinh trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi

7
3. Tinh hình chăm sóc trẻ em dưới 5 tu ổi
9
4. Mối liên quan giữa tập quán dân tộc với chăm sóc dinh dưỡng trẻ em . 14
Kết luận 16
Khuyến nghị 16
Tài liệu tham khảo 17

1
MỞ ĐẦU
Chãm sóc trẻ em là một trong những việc làm quan trọng liên quan đến
sự phát triển ở những giai đoạn tiếp theo của trẻ, bởi vậy cần có sự quan tâm
của các cấp, các ngành trong cộng đồng. Càng ngày người ta càng nhận thức
được vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với đời sống con người. Bên cạnh
việc nghiên cứu dinh dưỡng theo hướng xác định khẩu phần ăn và định lượng
các chất dinh dưỡng thì hướng nghiên cứu hiện nay là tìm hiểu về tập quán
chăm sóc dinh dưỡng để tìm ra những tập quán tốt có lợi giúp con người hấp
thu tốt nguồn dinh dưỡng hiện có, đổng thời cũng chỉ ra những tập quán lạc
hậu ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của con người.
Theo Bộ Y tế (2004), tý lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên phạm
vi toàn quốc là 36,7%, tỷ lệ này ở Yên Bái là 40%. Đến nãm 2010, nước ta
đưa ra chỉ tiêu phải hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới
20%[6]. Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng ở phụ nữ mang
thai và trẻ em dưới 5 tuổi, tuy nhiên, những nghiên cứu về các tập quán dinh
dưỡng của từng vùng, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế.
Để góp phần vào những nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu “Tinh hình
chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi ở một số dân tộc thuộc Yên Bái” được tiến hành
với mục đích chính là tìm hiểu các tập quán liên quan đến chãm sóc trẻ em ở
một sô vùng dân tộc thiểu số với những mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở cộng đồng người
dân tộc Dao và Thái thuộc Yên Bái.
- Đánh giá thực trạng chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi tại gia đình và cộng
đổng người Dao và Thái thuộc Yên Bái.
- Xác định mối liên quan giữa một số tập quán chãm sóc trẻ em với sự
phát triển cơ thể của trẻ dưới 5 tuổi tại 2 dân tộc thiểu số nói trên.
2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Sự phát triển của cơ thể trẻ

Những nghiên cứu về sự phát triển cơ thể trẻ bắt đầu vào khoảng giữa
thê ký 18 với các nghiên cứu của J. A Stoeller (1729), Rosen von Rosenstein
(1753).
Nghiên cứu về tăng trưởng cũng được sử dụng trong y tế học đường với
nghiên cứu đầu tiên của nhà khoa học người Đức có tên Carlschule (1722),
nhưng mãi tới những năm gần đày thì bác sỹ R. Uhland (1953) và giáo sư w.
Theopold (1967) mới đưa ra các chỉ tiêu đo cho học sinh, đổng thời biểu đổ
tăng trưởng cũng bắt đầu xuất hiện từ đây.
Ở Việt Nam, nhân trắc học trẻ em cũng đã được quan tâm khá sớm với
các công trình nghiên cứu về sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ em
của Đỗ Xuân Hợp (1943).
Nghiên cứu của Chu Văn Tường và Nguyễn Công Khanh (1972) về một
số hằng số của trẻ em Việt Nam; Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cần về các chỉ
tiêu nhân trắc của trẻ sơ sinh tại Hà Nội.
Vào thập kỷ 90, một cuộc điều tra cơ bản vể nhân trắc với quy mô lớn
nhất từ trước đến nay đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc với đề tài
“Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ
90”. Các chỉ số nhân trắc của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã
được Lê Nam Trà và cộng sự công bố năm 1997 [7].
Từ 1997-2003, WHO đã tiến hành một nghiên cứu theo chiều dọc với
quy mô lớn trên 8440 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với đối tượng là trẻ từ 0-24 tháng
tuổi và một nghiên cứu cắt ngang với đối tượng là trẻ từ 18-71 tháng tuổi. Mục
đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp chuẩn về sự tăng trưởng của trẻ nhỏ
[13].
2. Các phuơng pháp nghiên cứu sự phát triển cơ thê của trẻ
- Nghiên cứu theo chiều dọc: là nghiên cứu trên cùng một đối tượng
trong suốt thời gian dài. Nghiên cứu theo chiều dọc khó thực hiện, tốn nhiều
thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như sự chuẩn bị kỹ thuật cao. Tuy
nhiên, nghiên cứu theo chiều dọc mới cho phép đánh giá tốc độ tăng trưởng
của từng cá thể và chỉ ra được đặc điểm của từng thời kỳ tăng trưởng trong quá

trình lớn và phát triển của trẻ.
- Nghiên cứu cắt ngang: là nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau cùng
lứa tuổi ở cùng một thời điểm. Nghiên cứu này tốn ít thời gian hơn so với
nghiên cứu theo chiều dọc. Loại nghiên cứu này cho phép tìm ra số trung bình
chuẩn của các đại lượng như chiều cao, cân nặng, chu vi các vòng Nếu được
tiến hành ở từng thời kỳ sẽ cho phép đánh giá được tình trạng dinh dưỡng, sức
khoẻ của nhân dân cũng như điều kiện kinh tế xã hội của một nước, nhưng
không nêu được tốc độ và các thời điểm đặc biệt của quá trình tăng trưởng, ví
dụ bước nhảy vọt của lứa tuổi thanh thiếu niên [7].
3. Các chỉ sô tãng trưởng
Sự tăng trưởng là một khái niệm rất rộng nên không có một khái niệm
duy nhất. Theo các nhà tăng trưởng học, tăng trưởng là sự tăng khối lượng cơ
thể và các đại lượng có thể đo lường được bằng kỹ thuật nhân trắc. Các số đo
không hạn chế tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số chỉ
tiêu tãng trưởng cơ bản mà bất kỳ một nghiên cứu nào cũng sử dụng, chẳng
hạn: chiểu cao, cân nạng. Có thể xếp các chỉ tiêu nghiên cứu về tăng trưởng
thành 3 nhóm:
- Nhóm chỉ tiêu nhân trắc: bao gồm các chỉ số về:
+ Tầm vóc: gồm chiều cao đứng (hoặc nằm với trẻ sơ sinh), chiều
cao ngồi, chiều dài từng phần của cơ thể (các chi); chiều rộng vai, hông; chu
vi các vòng đầu, ngực bụng
+ Khối lượng: gồm cân nặng, bể dày lớp mỡ dưới da, khối nạc,
khối mỡ.
+ Tỷ lệ giữa các phần cơ thể: như tỷ lệ giữa chiều cao ngồi/chiều
cao đứng; tỷ lệ chiều cao ngổi/chiều dài chân; các chỉ số BMI, Pignet, QVC
- Nhóm chỉ tiêu về tuổi xương: bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến việc
đánh giá tuổi xương
- Nhóm chỉ tiêu về tuổi dậy thì; gồm các chỉ tiêu liên quan tới tuổi dậy
thì như sự phát triển của tuyến vú, thể tích tinh hoàn, tuổi có kinh đầu tiên,
tuổi xuất tinh lần đầu [7].

Theo khuyến nghị của WHO đối với trẻ từ 0-24 tháng tuổi thì nên sử
dụng các kích thước: chiều cao/dài, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực bình
thường, vòng cánh tay duỗi, bề dày lớp mỡ dưới da ở mỏm bả, bắp chân để
3
đanh gia sự phát triên của trẻ. Đối với trẻ nhỏ thì các kích thước gồm: chiều
cao, cân nặng và vòng đầu [12].
4. Các yếu tô ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ
4.1. Yếu tố dinh dưỡng
Nêu thiêu dinh dưỡng, trẻ sẽ chậm lớn và chậm phát triển, nếu kéo dài
tình trạng này sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy
tình trạng dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể trẻ.
Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý phụ thuộc vào rất nhiều các
yếu tố, trong đó có những yếu tố rất quan trọng, đó là:
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
- Kiến thức của bố, mẹ
- Tinh trạng kinh tế của gia đình
- Phong tục tập quán của địa phương nơi trẻ sống.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi của trẻ.
Sữa mẹ có vai trò quan trọng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nó là chất dinh
dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ vì sữa mẹ có đầy đủ chất, dễ tiêu hoá, dễ hấp
thu, ngoài ra sữa mẹ còn có nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường miễn dịch
[1].
Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi trẻ nên được ăn bổ sung bởi vì lúc này
lượng sữa mẹ bắt đầu ít dần và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại đang tăng. Thời
điểm ăn bổ sung, chất lượng thức ăn bổ sung đều có ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ.
4.2. Yếu tố gia đình
Từ khi được sinh ra, được nuôi dạy cho tới lúc lớn khôn, trưởng thành,
mỗi cá thể đều có quan hệ mật thiết với gia đình. Do vậy, chất lượng cuộc
sống của mỗi gia đình đều có quan hệ mật thiết tới quá trình phát triển cơ thể

của trẻ. Nếu một trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, người mẹ đẻ nhiều con, nhà cửa
chật chội, kinh tế gia đình khó khăn, không đủ khả năng nuôi dưỡng trẻ thì
đứa trẻ đó có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ em phát triển thể lực kém,
phần lớn nằm trong các gia đình nghèo, gia đình đông con, các bà mẹ và ông
bố thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ [8].
4.3. Yếu tố bệnh tật
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển
của trẻ với bệnh tật nhất là bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh liên quan tới
chuyển hoá.
Mối liên quan giữa dinh dưỡng của một cá thể với các bệnh nhiễm
khuẩn diễn biến theo hai chiều:
5
- Thiêu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể
- Nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng suy dinh dưỡng sẵn
có[10].
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
Đối tượng: Trẻ em dưới 5 tuổi, các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi, cán bộ
xã, cán bộ y tế, bà đỡ dân gian, các bà lang.
- Chúng tỏi đã thu thập số liệu về chiều cao/dài và cân nặng của 384
trẻ, được chia theo các nhóm tươi là: từ 0 - 6 tháng; từ 7 - 12 tháng, từ 13 - 24
tháng, từ 25 - 36 tháng; từ 37 - 48 tháng; từ 49-60 tháng. Với trẻ em ở các
nhóm tuổi từ 0 - 24 tháng, số liệu về cân nặng và chiều cao/dài được lấy từ
trạm y tế xã do các xã này đang có chương trình theo dõi dinh dưỡng trẻ em.
Với các cháu ở các nhóm tuổi từ 25 - 60 tháng chúng tôi trực tiếp xác định cân
nặng và chiều cao của trẻ tại các nhà trẻ và lớp mẫu giáo của xã.
- Với đối tượng bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi, chúng tôi đã phỏng
vấn được 190 bà mẹ người Dao và 194 bà mẹ người Thái.
Địa bàn: Xã An Bình và Đông Cuông (huyện Văn Yên-Yên Bái); xã Phù
Nham (huyện Văn Chấn-Yên Bái), nơi có người Dao và người Thái sinh sống.

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nhân trắc học: Đo chiều cao, cân nặng của trẻ em dưới 5
tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ trong cộng
đồng.
- Phương pháp điểu tra xã hội học:
+ Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ và
một số tập quán liên quan đến việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5
tuổi; về nguồn ỉương thực, thực phẩm của cộng đồng; cách chế biến lương
thực liên quan đến chăm sóc trẻ
+ Phỏng vấn sâu với một số cán bộ xã, cán bộ y tế, bà đỡ dân gian,
các bà lang trong xã.
Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm WHO Anthro
2005 và phần mềm SPSS.
6
KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN
1. Một sô thông tin chung về các bà mẹ trong nghiên cứu
Trình độ học vấn của người Thái cao hơn so với người Dao. Tỷ lệ sô
người không biết đọc, không biết viết ở người Thái cao hơn người Dao (21,5%
so với 39,8%), khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tỷ lệ người Thái và người Dao chưa đi học
bao giờ trong cuộc tổng điều tra dân sô và nhà ở năm 1999, người Thái và
người Dao chưa từng đi học lần lượt là 21,1% và 36,6%. Còn nếu so với tỷ lệ
chung cả nước (tỷ lệ số người chưa từng đi học chiếm 9,9%) [4], Nói chung,
trình độ học vấn của các đối tượng đã lập gia đình ở hai dân tộc Dao và Thái
trong nghiên cứu rất thấp.
Bắng ỉ. Trình độ học vấn của các bà mẹ trong địa điểm nghiên cứu
Trình đô hoc vấn
Người Dao
Người Thái
n % n

%
Không biết chữ
76 39,8 42
21,5
Tiểu học 91 47,8 96
49,5
THCS 22 11,8
44
22,6
THPT 1 0,6
12
6,4
Tổng 190 100,0
194
100,0
Tương tự với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế của người Thái tốt hơn
so với người Dao, điều này thể hiện ở số người Dao đủ ăn thấp hơn so người
Thái (36,9% so với 52,9%) (p < 0,05) và số người Dao thiếu ăn 1-2 tháng
(23,9%) và thiếu hơn 2 tháng (36%) cao hơn so với người Thái (số người Thái
thiếu ăn 1-2 tháng là 13,4% và thiếu hơn 2 tháng là 29,6%). Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của UNFPA ở Yên Bái [5].
Bảng 2. Tình trạng kinh tế của các hộ gia đình trong nghiên cứii
Tình trạng kinh tế
Người Dao
Người Thái
n
%
n
%
Dư dât

6
3,2 8
4,1
Đủ ăn
70
36,9
96
49,5
Thiếu ăn 1-2 tháng
45
23,9
26
13,4
Thiếu ãn > 2 tháng
69
36,0
64
33,0
Tổng
190
100,0
194
100,0
2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi
7
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi được xác định theo
phương pháp của WHO, trong đó có 3 dạng suy dinh dưỡng: thể nhẹ cân được
xác định bằng cân nặng theo tuổi, thể thấp còi được xác định bằng chiều cao
theo tuổi và suy dinh dưỡng thể gày còm được xác định bằng cân nặng theo
chiều cao. Kết quả về 3 thể suy dinh dưỡng như hình 1 dưới đây:

%
40 -Ị
35 -
30
25 -
20 -
15
10 -
5 -
35,6
Cân/Tuổi Chiều/Tuổi Cân /Cao
Hình ỉ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của trẻ trong địa bàn nghiên cứu
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể nhẹ cân là 37%, thể thấp còi là 35,6%
và thể gày còm là 9%. Nhẹ cân là một đặc trưng chung của tình trạng thiếu
dinh dưỡng nhưng đặc trưng này không cho biết được thời điểm xảy ra suy
dinh dưỡng (mới xảy ra hay đã xảy ra từ lâu). Tuy vậy, các nghiên cứu thường
coi chỉ số này là tỷ lệ chung của suy dinh dưỡng.
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ suy dinh
dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi của cả nước. Nguyên nhân của điều này có thể là do
điều kiện kinh tế của gia đình và nhận thức trong chăm sóc trẻ ở giai đoạn này
không được tốt.
Xét theo dân tộc, tỷ lệ trẻ em người Dao dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
ở 3 thể lần lượt là 44%; 40% và 9,2% cao hơn so với các tỷ lệ tương ứng ở trẻ
em người Thái (30%; 31,2% và 8,8%).
8
%
50
40
30
20 H

10
0
44
40
□ Cán/Tuổi
■ Cao/Tuổi
El Càn/Cao
30
31,2
9,2
8,8
50
40
30
20
10
0
Dao Thái
Hình 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng các loại theo dân tộc
45,8
41,2
□ Cán/Tuổi
■ Cao/Tuổi
□ Cân/Cao
30
28,2
10
Nam
Nữ
Hình 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng các loại theo giới

Xét theo giới, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ nam cao hơn so với
nữ (45,8 so với 28,2) những tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thể gày còm
ở nam lại thấp hơn so với nữ (30% và 8% so vói 41,2 và 10%).
Bảng 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng các ỉ oại của trẻ theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%)
Cân/T nổi Cao/Tiiổì
Cân/Cao
0-6 tháng tuổi 0,6 0,5
1,1
7-12 tháng tuổi 30,3 25,8
9,5
13-24 tháng tuổi 60,7 50,9
16,8
25-36 tháng tuổi 55,3
49,8
10,0
37-48 tháng tuổi
40,2
45,2
10,1
49-60 tháng tuổi
34,9
41,4
6,5
Tỷ lệ chung
37
35,.6
9
Suy dinh dưỡng cân nặng xuất hiện theo lứa tuổi ngay trong giai đoạn từ

0-6 tháng tuôi với tỷ lệ 0,6% và tăng dần ở các giai đoạn 7-12 tháng và 13-24
tháng sau đó giảm dần. Hai thể suy dinh dưỡng còn lại cũng xảy ra tương tự
theo lứa tuổi và cũng chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn trẻ từ 13-24 tháng tuổi.
3. Tình hình chăm sóc trẻ em dưói 5 tuổi
Chăm sóc trước sinh
Muốn con khoẻ mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khoẻ
của mình, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, cho con bú, vì sức khoẻ, bệnh tật
của người mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của đứa con trong
bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Vì thế khi có thai người mẹ cần
đến trạm y tế để khám thai định kỳ; uống viên sắt để phòng chống thiếu máu,
tiêm phòng uốn ván và phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Tỷ lệ người Dao đi khám thai chiếm 64,2% thấp hơn so với người Thái
(88,1%). Tỷ lệ phụ nữ Dao, Thái không đi khám thai lần lượt là 35,8% và
11,9% (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của dự án VIE 97/P03 tiến hành ở Yên Bái, trong nghiên cứu này tỷ lệ
phụ nữ Dao, Thái không đi khám thai ở Yên Bái lần lượt là 35,2%; 27,0% [5],
9
Báng 4. Hiểu biết về việc khám thai của các bà mẹ
Khám thai
Người Dao
Người Thái
n % n %
Có khám
122 64,2
171 88,1
Không khám 68 35,8 23 11,9
np 2
Tống
190 100,0 194 100,0
Tỷ lệ người Dao biết khi có thai phải uống viên sắt để chống thiếu máu

thấp hơn so với người Thái (51,0% so với 15,3%) (p < 0,01).
Bảng 5. Hiểu biết của các bà mẹ về việc uống viền sắt khi mang thai
Uống viên sắt
Người Dao
Người Thái
n
% n %
Có biết
97
51,0 146
75,3
Không biết
93
49,0
48
24,7
Tổng
190
100,0
194
100,0
Tìm hiểu nhận thức về tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai chúng tôi
thấy: tỷ lệ phụ nữ Dao không biết là phải tiêm phòng uốn ván chiếm 27,3%
trong khi đó tất cả các phụ nữ Thái đều biết phải tiêm phòng uốn vánx 0,001).
10
Bang 6. Hiêu biêt của các bà mẹ vê tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm uốn ván
Người Dao
Người Thái
n

%
n %
Có biết
138
72,7
194 100,0
Không biết
52
27,3
0 0
Tổng
190
100,0
194 100,0
Đối với người mẹ, bên cạnh việc tăng cường đinh dưỡng, sự nghỉ ngơi
trước và sau sinh cũng rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ. Người Dao có quan
niệm phụ nữ khi mang thai phải làm việc nhiều thì mẹ mới khoẻ, thai không
to, sinh nở sẽ dễ dàng hơn [2] (kết quả phỏng vấn sâu). Vì thế, có tới 56,9%
phụ nữ Dao chỉ nghỉ lao động nặng dưới 1 tuần trước khi sinh con, thậm chí
có trường hợp một người mẹ Dao lên nương sau khi đẻ chỉ 3 ngày. Trong
cộng đồng người Thái, số phụ nữ nghỉ lao động nặng trước khi sinh trong
vòng 1 tuần ít hơn ở người Dao (16,5%) (p < 0,001). Số phụ nữ Thái nghỉ lao
động nặng trước khi sinh trong khoảng thời gian trên 1 tháng khá cao (63,9%).
Nguyên nhân của thời gian nghỉ lao động nặng trước sinh quá ngắn là do điểu
kiện kinh tế nói chung còn rất thấp cho nên các bà mẹ vãn phải lao động để
đáp ứng nhu cầu kinh tế của mình. Tỷ lệ người Dao thiếu ăn hơn hai tháng chỉ
nghỉ lao động nặng một tuần trước khi sinh chiếm 46,1%.
Bảng 7. Thời gian khi lao động nặng trước khi sinh của các bà mẹ
Nghỉ lao động nặng
trước khi sinh

Người Dao
Người Thái
n
% n %
Dưới 1 tuần 108
56,9 32 16,5
Dưới 1 tháng 42 21,9 38
19,6
Trên 1 tháng
40 21,2 124
63,9
Tổng 190
100,0
194 100,0
Chăm sóc khi sinh
Bảng 8. Nơi sình con của các bà mẹ trong địa bàn nghiên cứit
Nơi sinh con
Người Dao
Người Thái
n
%
n
%
Cơ sở y tế
53
27,8
103
53,1
Nhà
137

72,2
91
46,9
Nơi khác
0
0
0
0
Tổng
190
100,0
194
100,0
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người Dao chọn cơ sở y tế làm nơi
sinh nở chỉ chiếm 27,8% trong khi đó tỷ lệ này ở người Thái là 53,1%. Tỷ lệ
đẻ tại nhà vẫn còn khá cao (người Dao và người Thái lần lượt là 72,2%;
46,9%). Kêt quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của UNFPA ở Yên Bái [5].
Đối với những phụ nữ sinh con tại nhà thì việc đỡ đẻ, chăm sóc mẹ và
con sau đẻ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm dân gian. Tập quán đẻ tại nhà mặc
dù là một tập quán lâu đời của dân tộc ít người nhưng cần được nghiên cứu và
thay đổi dần.
Những tập quán trong việc chọn nơi để sinh con có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc ai là người đỡ đẻ cho sản phụ, tỷ lệ phụ nữ Dao được nhân viên y tế
đỡ đẻ chỉ là 27,8%, tỷ lệ này ở người Thái cao gần gấp hai (53,1%) (p < 0,01).
Bà đỡ dân gian - một đối tượng có vai trò tích cực trong quá trình sinh nở của
sản phụ, cũng chỉ được chọn làm người đỡ đẻ với tỷ lệ không cao (với người
Dao là 6,0% và người Thái cao hơn một chút (9,8%), tuy nhiên khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Chăm sóc sau sinh
Thời gian cho trẻ bít lẩn đấu

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cung cấp đủ các
chất dinh dưỡng phù hợp nhất với yêu cầu phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu.
Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém, bảo đảm an toàn. Sữa mẹ còn có
kháng thể giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật [1]. Khoa học đã
chứng minh cần phải cho trẻ bú sớm, ngay sau khi sinh vì trẻ được bú sớm sẽ
được hưởng thứ thức ăn có đầy đủ chất bổ. Hơn nữa nuôi con bằng sữa mẹ tạo
điều kiện cho sự gần gũi tiếp xúc giữa mẹ và con, điều này có ảnh hưởng
mạnh đến sự phát triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là về mặt xúc cảm; cho bú sớm
còn giúp cho dạ con của bà mẹ co nhanh tránh băng huyết sau đẻ, đồng thời
kích thích cho bà mẹ có sữa, ít bị tức vú, tắc tia sữa và ít bị mất sữa về sau.
11
Bảng 9. Thời điểm cho trẻ bú lần đẩu sau khi sinh
Cho bú lần đầu
Người Dao
Người Thái
n
% n %
30 phút - Ih
124
65,5 145 74,7
Sau nửa ngày
57
30
41
21,3
Khác
6
4,5
8
5

Tổng
190
100,0
194
100,0
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khoảng 2/3 số phụ nữ ở 2 dân tộc đã
biết cần cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau sinh, tỷ lệ này
ở người Dao và người Thái lần lượt là 65,5% và 74,7%. Tuy nhiên, trên thực tế
phải nửa ngày sau khi sinh thì sản phụ mới cho trẻ bú, thậm chí có thê đến 1 -
2 ngày. Thời gian đó họ cho con uống nước đường, mật ong thay thế. Đã có
trường hợp trẻ bị chết chu sinh do sặc mật ong, nước đường. Sản phụ cần phải
biết nếu không cho con bú ngay thì người mẹ càng chậm có sữa hơn.
Ăn bổ sung
Tuy sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng để cho
trẻ phát triển tốt và tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển sau này, cần phải
cho trẻ ăn thức ăn bổ sung (ăn sam) các loại thức ăn khác (sữa bò, sữa đậu
nành, bột, cháo, cơm, rau, hoa quả) một cách hợp lý vào giai đoạn từ 5 - 6
tháng tuổi trở đi. Ăn bổ sung có vai trò rất quan trọng với trẻ, nếu chế độ này
được thực hiện không đúng sẽ có tác động rất đến tình trạng dinh dưỡng của
trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi [11].
Tỷ lệ người Dao và người Thái trong nghiên cứu có hiểu biết đúng đắn
(nên cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm 5 - 6 tháng tuổi) lần lượt là 69,9% và
80,9%). Vẫn còn tồn tại hiện tượng cho trẻ ăn bổ sung sớm, thể hiện ở 10%
người Dao và 5,3% người Thái trả lời là nên cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm
dưới 4 tháng tuổi.
12
Bảng 10. Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu
Ăn bổ sung
Người Dao Người Thái
n % N

%
Dưới 4 tháng 19
10 10 5,3
4 - 6 tháng
132 69,9 157 80,9
Trên 6 tháng
39
20.1 27 13,8
Tổng 190
100,0 194 100,0
Những người cho con ăn thức ăn bổ sung quá sớm thường cho rằng trẻ
được ăn thêm sớm sẽ nhanh cứng cáp và thích nghi vói bữa ăn của người lớn.
Đây là một quan niệm sai, vì hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa phát triển hoàn
chỉnh, nếu cho ăn bổ sung quá sớm sẽ làm cho hộ tiêu hoá khó thích nghi
thậm chí còn là tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hoá của trẻ.
Thức ăn bổ sung chủ yếu là bột gạo thỉnh thoảng có bổ sung thịt, trứng;
một số gia đình chỉ cho trẻ ăn bột trộn với nước mắm, muối hoặc mỳ chính mà
không có rau xanh, dầu ăn hoặc mỡ.
Cai sữa
Để nuôi con bằng sữa tốt, các bà mẹ phải có đủ sữa để nuôi con và quan
trọng hơn là phải biết cách cho trẻ bú. Trong khoảng thời gian 4-6 tháng đầu
sau khi sinh, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn; nên cho trẻ bú kéo dài trong
vòng 18-24 tháng và khồng nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.
Có tới 39,4% người Dao trong nghiên cứu trả lời là thời gian cai sữa cho
trẻ dưới 1 năm; trong khi đó con số này ở người Thái chỉ là 3,2%. Cai sữa sớm
cho trẻ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không còn cơ hội hấp thu những chất dinh
dưỡng có lợi từ sữa mẹ, điều này kết hợp với điều kiện kinh tế của gia đình
còn khó khăn sẽ gây ra những tác động xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Bảng 11. Thời điểm cai sữa cho trẻ
13

1
Thời điểm cai sữa
Người Dao Người Thái
n
%
n
%
Dưới 1 năm
75
39,4 6
3,2
1 -2 năm
114
60
182
93,5
Trên 2 năm
l
0,6 6
3,3
1 Tổng
190
100,0
194
100,0
Việc có tới trên 1/3 phụ nữ Dao trong nghiên cứu cai sữa cho con trước
một năm có liên quan tới thòi gian nghỉ lao động nặng sau khi sinh của họ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 55,0% người Dao có thời gian nghỉ lao
động nặng sau khi sinh là dưới 1 tuần cao hơn nhiều so với 3,6% ở người Thái;
tỷ lệ người Thái có thòi gian nghỉ trên một tháng là 93,8% còn người Dao chỉ

là 17,2%. Lý do của hiện tượng này tương tự như thời gian nghỉ lao động nặng
trước khi sinh ngắn đã nói ở phần trước: một phần là do tập quán, lý do khác
là do điều kiện kinh tế của người Dao còn thấp.
Việc bà mẹ tham gia lao động quá sớm có ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển về thể chất cũng như tâm lý trong những giai đoạn về sau của trẻ.
Bởi vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ cho nên tinh thần và chế độ lao
động nghỉ ngơi của người mẹ phải được đảm bảo. Mặt khác khi tham gia lao
động sớm thì người mẹ sẽ khồng có thời gian ở bên con nhiều, trẻ sẽ ít được
sự quan tâm chăm sóc của mẹ.
Một nghiên cứu về người Dao cho biết: tuy nhiều gia đình quan tâm hơn
đến phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ nhưng do hoàn cảnh kinh tế
khó khăn nên không ít sản phụ sau khi đẻ vài ngày đã phải đi làm nương. “Lúc
ở với bố mẹ đẻ thường được nghỉ nửa tháng, lúc về làm dâu sau 3 ngày đã phải
làm công việc nhà và đi làm nương gần” (Kết quả phỏng vấn sâu) (theo tập
quán, phụ nữ Dao ở Yên Bình khi đã lập gia đình rồi vẫn ở với bố mẹ đẻ, đến
khi có con mới về nhà chồng).
14
Dùng thuốc nam trong chăm sóc trẻ sơ sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% người Dao và 66,5% người Thái có
dùng thuốc nam trong điều tiết sữa. Trong đó có tới 35,5% phụ nữ Dao và
21,0% phụ nữ Thái đã dùng trong các trường hợp do tắc tia sữa/ít sữa, 17,2%
phụ nữ Dao và 10,3% phụ nữ Thái dùng để giảm sữa nhàm cai sữa. Để người
mẹ có nhiều sữa.
Người Dao thường có một bài thuốc riêng để nấu nước tắm cho trẻ sơ
sinh và sản phụ. Hầu hết những người được phỏng vấn cho rằng các bài thuốc
nam có tác dụng ngay lập tức trong vòng một vài ngày và không có ảnh hưởng
xấu đên sức khoẻ của người mẹ. Sống trong môi trường xunh quanh có nhiều
thảo dược như vậy, đồng bào dân tộc Dao đã biết tận dụng lợi thế này là một
điều rất tốt. Những kiến thức bản địa đó cần được gìn giữ, lưu truyền và phổ
biến trong cộng đồng dân cư.

4. Mối liên quan giữa tập quán dân tộc với chăm sóc dinh dưỡng trẻ em
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những gia đình thuộc diện
thiếu ăn có tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 3,5 lần so với
những gia đình đủ ăn trở lên. Rõ ràng là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân có mối
tương quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế của gia đình. Kết quả được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 13. Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế của gia đình với tình
trạng dinh dưỡng của trẻ
Tình trạng kinh
Tình trạng dinh dưỡng
OR

SDD nhẹ cân
Bình thường
Thiếu ãn
102
102
3,5
Đủ ãn
40
140
2,19 < OR <5,61
Bang 14. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá của người mẹ với tình
trạng dinh dưỡtĩg của trẻ
Trình độ học
Tình trạng dinh dưỡng
OR
vấn
SDD nhẹ cân
Bỉnh thường

Mù chữ
71
47
4,15
Biết chữ trở lên 71
195
2,56 < OR < 6,74
Bảng 14 trên đây cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn của
người mẹ và tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cán của trẻ. Con của các bà mẹ
không biết đọc biết viết có tỷ lộ bị suy dinh dưỡng cao gấp 4,15 lần so với con
của các bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn. Rõ ràng là trình độ học vấn có tác
động tới hiểu biết về chăm sóc thai nghén cũng như chăm sóc trẻ, bởi vì
những bà mẹ có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các
thông tin về chăm sóc thai nghén, biết xử trí đúng cách khi trẻ bị ốm.
15
Bảng 15. Mối liên quan giữa thời điểm cho ăn bổ sung với rình trạng
dinh dưỡng của trẻ
Ăn bổ sung
Tình trạng dinh dưỡng
OR
SDD nhẹ cân
Bình thường
Dưới 4 tháng
21
8
2,91
Trên 4 tháng
121
134
1,17 < OR <7,45

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có mối liên hệ giữa
thời điểm cho trẻ ăn bổ sung và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Bảng 15 cho
thấy: những trẻ được cho ăn bổ sung vào thời điểm trước 4 tháng tuổi thì có
nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 2,91 lần những trẻ được cho ăn bổ sung
vào thời điểm sau 4 tháng tuổi.
Tương tự với thời điểm cho ăn bổ sung, thời điểm cai sữa cho trẻ cũng
có mối tương quan với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Số liệu trong nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy những trẻ được cai sữa trước một năm tuổi có nguy cơ
bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 3,96 lần so với những trẻ được cai sữa
vào thời điểm sau 1 năm tuổi. Số liệu được trình bày trong bảng 16 sau đây:
Bảng 16. Mối liên quan giữa thời điểm cai sữa và tình trạng dinh dưỡìig
của trẻ
Thời điểm cai sưa
Tình trạng dinh dưỡng
OR
SDD nhẹ cân
Bình thường
Dưới 1 năm
51
30
3,96
2,3 < OR <6,84
1 năm trở lên
91
212
16
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu về “Tình hình chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi ở một số
dân tộc thuộc Yên Bái”, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao: thể nhẹ cân

(cân/tuổi) là 37%, thể thấp còi (cao/tuổi) là 35,6% và thể gày còm (cân/cao) là
9%.
2. Hiểu biết của các bà mẹ về chăm sóc trẻ còn nhiều hạn chế do trình
độ học vấn thấp cũng như điều kiện kinh tế của gia đình còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó còn tồn tài nhiều tập quán lạc hậu có ảnh hưởng không tốt tới quá
trình chăm sóc trẻ.
3. Trình độ học vấn của bà mẹ, tình trạng kinh tế của gia đình, thời
điểm cho trẻ ăn bổ sung và thời điểm cai sữa cho trẻ đều có mối liên hệ chặt
chẽ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
KHUYÊN NGHỊ
1. Cơ quan chức năng của địa phương cần tăng cường công tác truyền
thông, giáo dục về dinh dưỡng nhằm mục đích hướng dẫn đồng bào cách nuôi
trẻ qua đó dần dần hạn chế và tiến tới từ bỏ những tập quán lạc hậu như sinh
con tại nhà, tự đỡ đẻ
2. Tập quán sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khoẻ cho sản phụ
và trẻ nhỏ là một tập quán tốt, cần được duy trì và phát huy trong cộng đồng,
nhất ỉà trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tê - Viện Dinh dưỡng (2005), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến
nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản y học.
2. Trần Minh Hằng (2000), “Chăm sóc thai sản của người Dao ở Yên Bái”.
Tạp chí Dân tộc học, số 2-2000, trang 78-83.
3. Nguyền Thu Nhạn (1989), “Nghiên cứu tập quán nuôi con bằng sữa mẹ
và cho trẻ ăn bổ sung của phụ nữ Việt Nam”. Kỷ yếu công trình nghiên
cứu khoa học 10 năm (1981-1990), trang 325-331. Bộ Y tế. Hà Nội
4. Tổng cục thống kê (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
ỉ 999. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội.
5. Văn phòng UNFPA Hà Nội - Dự án VIE 97/03 (1999), Thực trạng và
vai trò của đội BVBMTE/KHHGĐ, Y tê'thôn bản, cộng tác viên dân số

trong công tác chăm sóc sức khoe' sinh sản tại rỉnh Yên Bái.
6. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2000), Chiến lược dinh dưỡng 2001- 2010.
Hà nội.
7. Nguyễn Thị Yến (2004), Nghiên cứu sự tăng trưởng, phát triển của trẻ
em từ khi sinh đến 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng. Luận án Tiến sỹ
Y học. Trường đại học Y Hà Nội.
8. Barbara A. Bowman, Robert M. Russel (2001), Present Knowledge in
Nutrition, ILSI Press, Washington D.c.
9. Carolynn E. Townsend, B A Ruth A. Roth, Ms. RD (2000), Nutrition
and Diet therapy, Delmar Publisher, USA.
10. Gordon M. Wardlaw (1999), Perspectives in Nutrition, Me Graw-Hill
companies, USA
11. Judith E. Brown (1990), The science of human nutrition, Harcount
Brace Jovanovich Publishers, USA.
12. WHO (2006), WHO Child Growth Standards. Geneva.
13.WHO (1993), Physical Status: The Use and Interpretation of
Anthropometry. Geneva.
Đ A I H O C Q U Ố C
T P U N '^ T i iy ! Ĩ H Ổ M C
G 1 'A H A i'vj 'j ị
r lll'J Th u ’ V |R N
1 7TỊ (A*
PHIẾU ĐẢNG KÝ KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC
Tên đề tài: Tình hình chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi ở một sô dán tộc thuộc Yên Bài
M Ã SỐ: Q T 06-23
Cơ quan chủ t r ì : Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ : 144 Đường Xuân Thuỷ, Cầu giấy, Hà Nội
Tel. : 04.
Cơ quan quản lý đề tài: Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Địa chỉ

: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel.
: 04.8584734
Tổng kinh phí thực chi:
Trong đó
- Từ Ngân sách nhà nước : 20.000.000 VNĐ
- Kinh phí của Đại học Quốc gia: 20.000.000 VNĐ
- Vay tín dụng
: không
- Vốn tự có : không
- Vốn thu hổi : không
Thời gian nghiên cứu: 01 năm
Thời gian bắt đầu
Tháng 03 năm 2006
Thời gian kết thúc
Tháng 03 năm 2007
Tên cán bộ phối hợp nghiên cứu: CN.Nguyên Thị Tân
Ths. Hoàng Quý Tỉnh
Ths. Phạm Trọng Khá
CN. Nguyễn Thế Hải
sv . Nguyên Thị Thùy Linh
Số đăng ký đề tài
Sô' chứng nhận đăng ký
Bảo mật:
Ngày
Kết quả nghiên cứu
a. Phổ biến rộng rãi: X
b. Phổ biến hạn chế:
c. Bảo mật:
Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao: thể nhẹ cân
(cân/tuổi) là 37%, thể thấp còi (cao/tuổi) là 35,6% và thể gày còm (cân/cao) là 9%.
- Hiểu biết của các bà mẹ về chăm sóc trẻ còn nhiều hạn chế do trình độ học
vấn thấp cũng như điều kiện kinh tế của gia đình còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó
còn tồn tài nhiều tập quán lạc hậu có ảnh hưởng không tốt tới quá trình chăm sóc trẻ.
- Trình độ học vấn của bà mẹ, tình trạng kinh tế của gia đình, thời điểm cho
trẻ ăn bổ sung và thời điểm cai sữa cho trẻ đều có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng
dinh dưỡng của trẻ.
Kiến nghị và quy mô và đối tượng áp dụng nghiên cứu:
-Yên Bái là tỉnh có gần 30 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có các tập quán
và điều kiện chăm sóc khác nhau, vì vậy cần mở rộng nghiên cứu ở nhiều dân tộc
khác nhau. Bên cạnh đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi cần mở rộng nghiên cứu ở đối
tượng là học sinh tiểu học về sự phát triển cơ thể của trẻ qua các chỉ số sinh học.
Chủ nhiệm
đề tài
Thủ trưởng
cơ quan chủ
trì đề tài
Chủ tịch hội
đổng đánh
giá chính
thức
Thủ trưởng cơ
quan quản lý đề
tài
Họ và tên
Nguyễn
Hữu Nhân
Trcỉn Ị i'ỹ tu b ỳ Ỵ 11 ứ ũ b fh/4b
Học hàm

học vị
PGS. TS.
m . TS.

×