Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.91 MB, 189 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
■ ■ ■
K H O A LUẬT
— & —
DỀ XÀ I IVGHIÊIV cứv K H O A HỌC
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI
BẰNG PHÁP LUẬT Quốc TẾ

MÃ SỐ: QK. 04.05
CHỦ TRÌ ĐỀ TỒI: - PGS.TS. NGUyIn bó DI€N
TRƯỞNG Bộ MÔN IUỘT QUỐC T€ - KHOA LUẬT
• • •
- TS. GVC. h oAn g n gọ c g ia o
Hà Nội, tháng 11/2006
LỜ I NÓI Đ Ầ U
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm và Hội đồng khoa học Khoa Luật - Đại học
quốc gia Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học: "Bảo vệ quyền con người bằng páhp
luật quốc tế” đã được triển khai trong khuôn khổ hoạt động nghiên cứu khoa học năm
2005, 2006 của Bộ môn Luật quốc tế. Tham gia thực hiện đề tài, ngoài chủ trì đề tài
còn có một số giảng viên có kinh nghiệm của Bộ môn Luật quốc tế.
Vấn đề bảo vệ quyền con người trong thời điểm hiện nay không chỉ là nhiệm vụ
của mỗi một quốc gia, một chính phủ, mà nó đã mang tính toàn cầu. Quyền con người
và vấn đề bảo vệ quyền con người đang là tiêu điểm quan tâm hàng đầu của nền chính
trị, pháp lý quốc tế.
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang trong quá trình thực thi hàng loạt các
Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người. Thông qua hoạt động này, Việt Nam
một mặt đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ quyền con người ở phạm vi toàn cầu nói
chung, mặt khác cũng tranh thủ được nguồn lực kiến thức, kinh tế để bảo vệ quyền
con người tại Việt Nam.
Việc tham gia hàng loạt các Công ước quốc tế này đặt ra vấn đề cần phải có


những nghiên cứu có tính chất tổng thể, toàn diện các cam kết trong các Công ước,
nhìn nhận và đưa ra các giải pháp đồng bộ trong tổ chức và kiểm tra thực hiện thông
qua cơ chế điều chỉnh pháp luật trong nước.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài : "Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật
quốc tế" là hết sức cần thiết, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, chủ động hội nhập và toàn cầu hoá.
Với điều kiện hạn chế về thời gian, trình độ và nguồn kinh phí eo hẹp , đề tài
không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Với kết quả thu được, kính trình Hội đồng khoa học, Hội đồng nghiệm thu của
Đại học quốc gia xem xét đánh giá và nghiệm thu.
CHỦ TR Ì Đ Ề TÀI
P H Ầ K H Ộ T
B Á O CÁO PHỨ C T R ÌN H
KÍrr QUẢ .VGIIIÍỈA cứtr Đ Ề TÀ I
BÁO CÁO TỎNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN cứu ĐÈ TÀI
A-MỘT SÓ VẤN ĐÈ CHƯNG
1. TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề bảo vệ quyền con người trong thời điểm hiện nay không chỉ là
nhiệm vụ của mỗi một quốc gia, một chính phủ, mà nó đã mang tính toàn
cầu. Quyền con người và vấn đề bảo vệ quyền con người đang là tiêu điểm
quan tâm hàng đầu của nền chính trị, pháp lý quốc tế. Các cuộc chiến tranh
sắc tộc, nạn phân biệt chủng tộc, các cuộc khủng bố với phạm vi toàn cầu,
tội phạm quốc tế vẫn diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi. Bên cạnh sự nỗ
lực của cộng đồng quốc tế vì một nền hoà bình, các giá trị của con người
được đề cao, quyền cơ bản của con người được đảm bảo, một số quốc gia đã
lợi dụng luận điệu bảo vệ quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ
của các quốc gia khác, vi phạm trực tiếp đến quyền con người ở các quốc gia
đó.
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang trong quá trình thực thi
hàng loạt các Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người. Thông qua hoạt

động này, Việt Nam một mặt đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ quyền con
người ở phạm vi toàn cầu nói chung, mặt khác cũng tranh thủ được nguồn
lực kiến thức, kinh tế để bảo vệ quyền con người tại Việt Nam.
Việc tham gia hàng loạt các Công ước quốc tế này đặt ra vấn đề cần
phải có nhũng nghiên cứu có tính chất tổng thể, toàn diện các cam kết trong
các Công ước, nhìn nhận và đưa ra các giải pháp đồng bộ trong tổ chức và
kiểm tra thực hiện thông qua cơ chế điều chỉnh pháp luật trong nước.
Do vậy, việc nghiên cứu để tài : "Bảo vệ các quyền con người bằng
pháp luật quốc tế" là hết sức cần thiết, đóng góp thiết thực vào công cuộc
xây dựng nhà nước pháp quyển, của dân, do dân và vì dân, chù động hội
nhập và toàn cầu hoá.
2
.M Ụ C TIÊ U CỦ A ĐÈ TÀI
Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện khung pháp luật
Việt Nam về bảo vệ quyền con người, tuân thủ các Công ước quốc tế về vấn
đề này. Đưa ra các luận cứ trong việc Việt Nam xem xét tham gia các Công
ước quốc tế về bảo vệ quyền con người khác.
3. NỘI DUNG NG H IÊ N cứu
Làm sáng tỏ những nội dung lý luận và thực tiễn cơ bản trong quá
trình Việt Nam tham gia các Công ước quốc tế vể bảo vệ quyền con người;
Nội dung những cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ quyền con
người trong các Công ước mà Việt Nam đã tham gia;
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền con người
của Việt Nam hiện nay, luận giải hiện trạng điều chỉnh pháp luật của Việt
Nam trong bối cảnh các cam kết quốc tế.
4. PH Ư ƠNG PHÁP NGH IÊN c ử u
Đề tài dựa trên những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
các quan điểm về đường lối, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về phát
triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ các quyền tự do cơ bán của con
người, từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật trong công cuộc đổi mới,

vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, đáp ứng
mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, các phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp thống
kê chuyên ngành, phương pháp xã hội học sẽ được tập trung sử dụng.
B-NHỮNG NỘI DƯNG c ơ BẢN
I. Những vấn đề chung về bảo vệ quyền con người trong Luật Quốc tế
hiện đại
1. Quyền con người trong Luật Quốc tế hiện đại
Quyền con người từ lâu đã được biết đến như là mục tiêu hàng đầu
cua các cuộc cách mạng và tiên bộ xà hội. Trong mỗi hình thái xã hội khác
nhau quyền con người được quan tâm ơ những mức độ khác nhau. Nói cách
2
khác quyền con người chính là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của xã hội qua
các thời kỳ.
1.1.Khái niệm quyền con người
Quyên con người là những quyên tự nhiên của con người được pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận, điều chỉnh, do cả nhân con
người nắm giữ trong mối liên hệ với nhà nước và với những thành viên khác
trong xã hội.
Quyền con người có một số đặc điêm như sau:
- Quyền con người là những quyền liên quan trực tiếp và không thê
tách rời với mỗi cá nhân
- Những quyền đó phải là những quyền cơ bản đóng vai trò chính yếu
trong cuộc sống của con người và gắn liền với nhân phẩm, tự do, khả năng
tự hoàn thiện về nhân cách, khả năng thực hiện những khát vọng trong cuộc
sống về mặt riêng tư cũng như về mặt xã hội
- Những quyền đó phải là những quyền phố cập và cần thiết cho mọi
người, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo,
nguồn gốc quốc gia và xã hội

- Những quyền đó phải do pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi
nhận, điều chỉnh.
Đế nhận thức một cách sâu sắc bản chất của quyền con người, chúng
ta có thê so sánh khái niệm quyền con người với khái niệm quyền công dân,
quyền dân tộc .
Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
Ọuyền con người và quyền công dân là hai khái niệm không đồng
nhất xét ở phương diện nội dung lẫn chủ thê. Trong khi khái niệm quyền con
người mang tính khái quát cao, thì khái niệm quyền công dân lại mang tính
xác định, gan liền với mồi nhà nước, với các quôc gia có chu quyền, do pháp
luật của các quốc gia quy định.
3
Quyên con người là khái niệm được xã hội hoá và quôc tê hoá thông
qua sự ghi nhận của luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Quyên công
dân là một quyền đặc thù, phù họp với văn hoá, lịch sử, kinh tế, chính trị của
một quốc gia cụ thể.
Quyền con người và quyền công dân không đông nhât với nhau,
nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Khái niệm quyền con người
không loại trừ khái niệm quyền công dân và không thay thế được nó, quyền
công dân không bao hàm hết nội dung quyền con người.
Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền dân tộc
Mặc dù tồn tại với tư cách là hai khái niệm hoàn toàn độc lập nhưng
giữa quyền con người và quyền dân tộc có mối quan hệ hỗ tương lẫn nhau,
cái này làm tiền đề cho cái kia và cái kia dựa vào cái này đế tồn tại và phát
triển
Quyền con người chỉ có thế thực hiện được khi một quốc gia đã có
độc lập dân tộc, nghĩa là có chủ quyền quốc gia, quốc gia ấy có quyền dân
tộc cơ bản. Mặt khác, trong quá trình phát triến quyền con người, ở các quốc
gia, ý thức dân tộc phát triển mạnh mẽ, dấy lên phong trào giai phóng dân
tộc, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc và chu quyền quốc gia, tạo

nên điều kiện cơ bản để bảo vệ và phát triển nhân quyền trong mỗi nước.
Chính vì thế, nhân quyền và chu quyên dân tộc đều là những nội dung cơ
bản trong đời sống chính trị ớ mỗi quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế,
và đều được ghi nhận như là những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện
Trong thời đại ngày nay, muốn giành và giữ được quyền dân tộc cơ
bản, chúng ta phái kiên quyết đâu tranh chốne chủ nghĩa đế quốc, phát xít và
các thế lực thù địch lợi dụng nhân quyền đê vi phạm chu quyền quốc gia
dưới nhiều hình thức. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, trong thế giới phụ
4
thuộc lẫn nhau hiện nay, có rất nhiều vấn đề phức tạp mà không phải quôc
gia nào cũng có thể tự mình giải quyết được, như vấn đề lương thực, bệnh
tật hiểm nghèo Do vậy, đòi hỏi phải có sự hợp tác khu vực và quốc tế mới
bảo đảm được nhân quyền. Tuy nhiên, sự hợp tác này phái đặt trên cơ sở
bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau, dựa trên những nguyên tẳc cơ
bản của pháp luật quốc tế hiện đại.
1.2. Một vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Luật Quốc tế
hiện đại về bảo vệ quyền con người
Ngay từ thời xa xưa trong lịch sử nhân loại, khát vọng về quyền được
sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, tự do, bình đẳng và công lý đã xuất
hiện, tôn tại và không ngừng phát triên.
Tuy nhiên, quan niệm hiện đại về quyền con người chính thức ra đời
từ thế kỷ XVII, XVIII, cùng với những tuyên bố bất hủ của hai bản Tuyên
ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn nhân quyên và dân
quyền của Pháp năm 1789.
Tuy nhiên sau khi mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, mở ra
một kỷ nguyên mới cua tự do và bình đăng, quyền con người mới được đề
cập một cách toàn diện và triệt đe, quyền con người gan với quyền tự quyết
của dân tộc, quyền độc lập, tự do của quốc gia, quyền sống trong hoà bình,
quyền phát triển và quyền được thông tin.
Nhận thức sâu sắc các vấn đề về báo vệ quyền con người không phải

là vấn đề của riêng một quốc gia nào, vì thê cần có sự phối hợp giữa các
quốc gia. Liên Họp quốc ra đời đã góp phần giải quyết được khó khăn này.
Neày 24/10/1945, Liên Họp quốc ra đời và thôns qua Hiến chương Liên
Họp quốc. Tuy nhiên, Hiên chươne Liên Hợp quốc chi nêu các vấn đề có
tính nguyên tấc chung, kêu gọi bao vệ quyên con người. Trong khi đó cuộc
đấu tranh bảo vệ quyên con người cân có cơ sơ pháp lý vừng chắc. Đòi hoi
5
này đã được đáp ứng với việc ra đời Ưỷ ban quyền con người và việc Liên
Hợp quốc thông qua Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948.
Cùng với bản Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948, hai công ước quốc tế về
quyền dân sự và chính trị; về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được thông qua
năm 1966, góp phần tạo thành một “Bộ luật quốc tế” về nhân quyền. Ke từ
năm 1948 đến nay Liên Họp quốc đã thông qua trên 25 công ước, hiệp ước,
nghị định thư và nhân quyền liên quan đến nhân quyền.
Mỗi bước phát triển của xã hội loài người lại bổ sung cho quyền con
người nhũng giá trị mới và mở rộng thêm chú the của quyền con người.
1.3. Việc thực thi quyền con người trong giai đoạn hiện nay theo
Luật Quốc tế hiện đại.
Cùng với tiên trình phát triên của lịch sử, quá trình hình thành và phát
triển của Luật Quốc tế hiện đại về quyền con người đã mang lại nhiều thành
tựu quan trọng. Trước hết, là việc thiết lập cơ sở pháp lý đế giai cấp bị trị
đấu tranh đòi quyền tự do cho mình; đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ, trẻ em,
người già và người tàn tật Thêm vào đó, nó còn thúc đẩy quá trình phát
triển của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh nhũng thành tựu đã đạt được vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế, một trong số đó là việc triển khai, áp dụng triệt đế các
quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người vào đời sống thực tế. Ớ một
số nơi trên thế giới vẫn còn tình trạng quyền con người bị vi phạm nghiêm
trọng bởi các hủ tục tôn giáo, trong khi đó Luật Quốc tế không thể điều
chỉnh được bởi nguyên tắc chủ quyền cơ ban của quốc gia. Ngoài ra vì
nhũng lý do chính trị khác nhau của các nước, Liên Họp quốc cũng không

thê can thiệp trone khi tính mạng của dân thường luôn bị đe doạ. Một điều
dễ nhận thấy đó là đôi tượng áp dụng và phạm vi áp dụn2 của các văn ban
này đã được xác định, tuy nhiên chưa có cơ chế giải quyết trong trườne hợp
các văn bản này không được áp dụne. Do đó, hiệu qua của việc áp dụng các
6
quy định của Luật Quốc tế về bảo vệ con người thực sự chưa đạt được
những kết quả như mong muốn.
2.Pháp điển hoá Luật quốc tế về quyền con người.
2.1. Quyền con người - chế định pháp lý trong hệ tlíống pháp luật quốc
gia
Lịch sử hình thành chế định quyền con người phát sinh ngay từ đầu
trong mối quan hệ giữa những kẻ thống trị và những người bị trị, giữa thiết
chế Nhà nước với nhân dân.
Vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, vấn đề đã từng được đặt ra là kẻ nô lệ có
được coi là người không? Quyền con người đối với họ chi được thừa nhận
như một giá trị xã hội cần phải có trong một số rất ít các tác phẩm của một
số triết gia của thời kỳ này1.
Dưới chế độ phong kiến, Quyền con người của quảng đại quần chúng
bị tước đoạt nhằm phục vụ cho lợi ích của tầng lớp thống trị gồm vua, quan,
quý tộc, lãnh chúa, địa chủ,v.v.
Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789-1799 đánh dấu sự chuyến đổi
chế độ Quân chủ chuyên chế sang nền Cộng hòa đại nghị, với tuyên ngôn
nôi tiếng về dân quyền và nhân quyền. Quyền con người được chính thức
công nhận. Cuộc cách mạng dành độc lập tại Hoa Kỳ cũng đã hướng theo
ngọn cờ Quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 đã
trịnh trọng tuyên bố về quyền được sống, quyền tự do, bình đăng, quyền
mưu cầu hạnh phúc của con người; quyền cua nhân dân được thay đôi hoặc
bãi bỏ một Chính phủ khi Chính phủ đó xâm hại các quyền và tự do của con
người. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa cũng đã khăng định điều này khi dẫn chiếu tới các bản Tuyên ngôn

Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
Như vậy, chế định Quyền con người có thê được coi là một thành qua
tiến bộ của nhân loại đạt được qua một quá trình đấu tranh lâu dài giữa nhân
dân - những người bị trị với nhà nước- những kẻ cai trị.
2.2. Qua trình pháp điển lĩóa Luật quốc tế về quyền con người
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, ngay từ năm 1815, Anh Quốc đã có
nhũng nồ lực thuyêt phục một sô quôc gia đàm phán và ký kết các hiệp ước
1 Xem: Jacques Moursion, Quyền con người, Trung tâm Nghiên cứu Quyền con nsười, Hà Nội. năm 1995;
Tư tưởng triết học về quyên con nsười Nxb Giáo dục. Hà nội, 1996.
7
cấm buôn bán nô lệ2. Tiếp đó, các bản hòa ước năm 1919 đã tiên một bước
xa hơn trong việc công nhận, bảo vệ một số quyền con người trong quan hệ
quôc tê, đó là các quy định của hòa ước đảm bảo sự đối xử công bằng với
những người dân của các lãnh địa ủy trị, cũng như với một số dân tộc nhó ờ
Đông và Trung Ẩu.
Từ những năm cuối của thế kỷ XIX, một số điều ước quốc tế về đối
xứ nhân đạo trong chiến tranh, bảo vệ nạn nhân chiến tranh đã được ký kết
giữa các quốc gia châu Âu, chẳng hạn như: Tuyên bố Paris năm 1856 về
chiến tranh trên biển; Công ước La Haye 1899 và 1907 về quy tắc, luật lệ
chiến tranh; Tuyên bố Luân đôn năm 1909 về chiến tranh trên biển; Nghị
định thư năm 1925 về cấm vũ khí hơi độc hóa học và vi trùng.
Tuy nhiên, việc pháp điến hóa và phát triển tiến bộ chế định Quyền
con người trong Luật quốc tế chỉ bắt đầu diễn ra một cách đồng bộ, hoàn
chỉnh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2.2.1. Luật quốc tế toàn cầu về Quyền con người
2.2.1. ỉ. Liên hợp quốc và chế định Quyền con người
Hiến chương Liên họp quốc- văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng làm
nền tảng cho mọi mối quan hệ giữa các quốc gia đã thể hiện quyết tâm cua
nhân loại trong việc công nhận, bảo vệ quyền con người (Lời nói đầu của
Hiến chương); thúc đẩy các quốc gia tôn trọng quyền con người và đảm bảo

quyền sống trong hòa bình của con người.
2.2.1.2. Bộ luật về Quyền con người
Bộ Luật về Quyền con người bao gôm Tuyên ngôn Toàn cầu về
Quyên con người; Công ước quôc tê vê các quyên kinh tê, xã hội và văn
hoá; Công ước quôc tế vê các quyền dân sự và chính trị và 2 Nghị định thư
tuỳ nghi.
Tuyên ngôn toàn câu vê Quyên con người.
2 Peter Malanczuk, Akehurst's Modern introduction to intemational lavv, 7 ed. 1997
8
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng LHQ đã thông qua bản
Tuyên ngôn Toàn cầu về các Quyền con người. Tuyên ngôn gôm có lời nói
đâu và 30 điều khoản, ghi nhận các quyền và tự do cơ bản mà tất cả đàn ông,
phụ nữ, ở bất kỳ đâu trên thế giới, được hưởng, không bị bất kỳ một sự phân
biệt đối xử nào.
Điều 1 của Tuyên ngôn ghi nhận nền tảng triết lý của Quyền con
người. “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đăng vê nhân phâm và quyên.
Mọi người đêu được thiên phú lý trí và nhận thức và phai đôi xử với nhau
trong một tinh thần
anh em. ” Như vậy, tự do, bình đẳng về nhân phẩm và quyền là những giá trị
tự nhiên, vốn có gắn liền với mỗi cá nhân con người từ khi mới sinh ra.
Những giá trị này không do bất kỳ một thế lực, một thiết chế nào tạo ra.
Pháp luật, là phương tiện cai trị, quản lý xã hội, không thể được coi là công
cụ tạo nên các Quyền và tự do cơ bản của con người ! Nhà nước chỉ có thê
dùng pháp luật đê chính thức công nhận Quyển con người vốn đang hiện
hữu một cách tự nhiên ở mồi con người ngay từ khi mới sinh ra, không phụ
thuộc vào bất kỳ yếu tố nào như sắc tộc, mầu da, địa vị xã hội, giai cấp, ý
thức chính trị, tôn giáo. Đồng thời, Nhà nước có nghĩa vụ bằng pháp luật tạo
nên những điều kiện thuận lợi để thực thi Quyền con người.
Điều 2 của Tuyên ngôn quy định nguyên tắc cơ bản của việc đám bảo
và thực thi Quyền con người - đó là nguyên tắc bình đăng và không phân

biệt đối xử.
Tuyên ngôn ghi nhận các Quyên và tự do cơ bản của con người theo
hai nhóm quyền chủ yếu, đó là: các quyền dân sự và chính trị (đ.3-21); và
các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá (Ổ23-27).
Với tính chất là quyền tự nhiên, vốn có, quyền và tự do của con người
được thừa nhận là rất rộng rãi về nội dung và không gian thực hiện. Tuy
nhiên, một chân lý rõ ràng là việc thụ hưởng quyền và tự do của một người
không thể làm hạn chế, hoặc loại trừ khả năng thụ hưởng quyền và tự do của
ns;ười khác. Đây là quy tẳc chung sông cộng đồng! Chính vì vậy, Công ước
dành cho pháp luật quốc gia những khoang trống đê có thế thiết lập những
hạn chế về quyền và tự do vì mục tiêu đảm bảo đạo đức xã hội, trật tự công
cộng, phúc lợi chune của xã hội. Các nhà lập pháp quôc gia có nghĩa soạn
thảo những quy định cụ thê về những hạn chế quyền và tự do phù hợp tinh
thần của Điều 29 Tuyên neôn toàn câu về quyên con người.
Các công ước quốc tế vê quyên con người.
9
Đó là Công ước về các quyền dãn sự và chính trị và Công ước về các
quyên kinh tê, xã hội và văn hoá. Hai Công ước này được Đại hội đông Liên
hợp quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966.
Công ước về các quyền dân sự và chính trị gồm 53 điêu, với 2 nghị
định thư lựa chọn về khiếu nại của công dân và về huỷ bó án tử hình; Công
ước vê các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá gồm có 31 điều.
Các công ước năm 1966 bao gồm các quy định với những nội dung chính
như sau.
Khắng định quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc bao gồm ‘quyền
tự do lựa chọn thê chê chính trị và tự do theo đuôi sự phát triền kinh tê, xã
hội và văn hoá\
Ghi nhận cụ thế các quyền và tự do của con người trong các lĩnh
vực chính trị, dân sự, kinh tế, v.v.
Ghi nhận nghĩa vụ của các quốc gia đổi với việc đảm bảo thực thi

quyên con người trong phạm vi quyền tài phán của mình.
Quy địnlĩ cơ chế (ỊUốc tế bảo vệ Quyền con người
Nghi đinh thư không bắt buôc của Công ước về các quyền dâu sư và chính
Nhìn chung, Bộ Luật về Quyền con người được đánh giá là nền tảng
pháp lý quốc tế của cả chuyên ngành Luật quốc tế về Quyền con người. Trên
cơ sở của Bộ Luật về Quyền con người, các quốc gia thành viên Liên hợp
quốc cho tới nay đã ký kết nhiều công ước đa phương trong các lĩnh vực
chuyên biệt về quyền con người. Có thê liệt kê một loạt các công ước như
sau: Công ước Quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm
1965; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
1979; Công ước về quyền Trẻ em 1989; Công ước chống tra tấn và sử dụng
các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
con người, 1984
2.2.1. Luật quốc tế khu vực về Quyền con nguòi.
Không chỉ ớ phạm vi toàn cầu mà trong từng khu vực như châu Âu,
châu Á, châu Mỹ, châu Phi, các quốc £Ìa cũng có sự họp tác chặt chê trong
việc đam bảo quyền con người, đó chính là cơ sở cho sự ra đời cua các điều
ước quốc tế khu vực về quyền con n^ười như Công ước của châu Âu về bao
vệ các Quyền và tự do cơ bản của con người (có hiệu lực từ ngày 3/9/1953);
10
Hiến chương xã hội châu Âu; Hiến chương nhân quyền châu Á; Công ước
châu Mỳ về quyền con người; Hiến chương châu Phi về Nhân quyền và dân
tộc quyền
3. Một số thiết chế quốc tế bảo vệ quyền con người
3.1. Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc
3.2. Tòa án công lý quốc tế với vấn đề nhân quyền
3.3. Tiến tới xây dựng một cơ chế bảo đảm nhân quyền chung của ASEAN
4. Mối quan hệ giữa Luật nhân đạo quốc tế và Luật nhân quyền quốc tế
5. Can thiệp nhân đạo và vấn đề bảo vệ quyền con người
II. Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con

l.Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người
Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân
Việt Nam đã phái đô biết bao xương máu đê giành lấy nhũng quyền cơ ban
của con người: được sống trong điều kiện độc lập, tự do, có cơm ăn, áo mặc,
nhà ở, được học hành, nhân phâm được tôn trọng. Ngay trong bản Tuyên
ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam
độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Tất cá các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đăng, dân tộc nào cũng có quyên sông, quyên sung
sướng và quyển tự do".
Nhà nước Việt Nam không chí khăng định sự tôn trọng và bảo vệ
quyền con người mà còn làm hết sức mình đê bảo đảm và thực hiện quyền
con người. Trên thực tế, thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn
thiện hệ thống pháp luật và thực thi các biện pháp cụ thê nhăm phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, đê mọi người dân có cuộc sông neày càne đầy đủ về
vật chất, phong phú về tinh thần; xây dựng một xã hội công bàng, dân chủ,
văn minh, bảo đảm thực hiện và thúc đây quyên con người trên đât nước
Việt Nam.
2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Pháp luật về bảo vệ quyền con
người
Với chủ trương "Việt Nam san sàng là bạn, là đôi tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp tác và
phát triển", Việt Nam luôn mở cửa, sẵn sàng giao lưu, mở rộng vòng tay đón
bạn bè xa gần, tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế, kể cả trong lĩnh vực
quyền con người trên cơ sở bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn
nhau. Với tinh thần đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực
hợp tác vê quyên con người trong khuôn khô các diễn đàn đa phương cũng
như trong quan hệ song phương và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người là một chu
trương thường xuyên và nhất quán của Việt Nam, thê hiện cam kết cũng như
quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn

pháp lý quốc tế về quyền con người. Việt Nam đã trở thành thành viên của
hầu hết các công ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con
người , cụ thể là 8 công ước sau: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị;
Công ước về quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội; Công ước về Xoá bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Cône ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt chủne tộc; Công ước Quyền Tre em; và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ
em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động
mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các
tội ác A-pác-thai; Công ước về không áp dụne nhừng hạn chế luật pháp đối
với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại. Kê từ khi trở thành thành
viên của Tô chức Lao động thế eiới (ILO), Việt Nam đã eia nhập 15 công
12
ước quốc tế về quyền lao động, trong đó có những công ước quan trọng như:
Công ước số 5 về Tuổi tối thiểu của trẻ em được tham gia vào lao động công
nghiệp; Công ước số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ;
Công ước số 111 về Không phân biệt đối xử trong việc làm và nghê
nghiệp
Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của các cône ước
quốc tế đã tham gia, đồng thời đã trình và bảo vệ thành công tất cá các báo
cáo quốc gia liên quan các công ước quốc tế về quyền con người. Cụ thể:
Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công báo cáo về việc thực hiện Công ước
Chống Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) vào ngày 11/7/2001, báo cáo
về tình hình thực hiện công ước Xoá bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc
(CERD) ngày 15/8/2001, 2 báo cáo liên quan đến Công ước về Quyền Dân
sự, Chính trị (CCPR) (Báo cáo lần thứ nhất bảo vệ ngày 12/7/1990) và Báo
cáo gộp lần 2,3, bảo vệ ngày 14/7/2002), 2 báo cáo về Công ước Quyền trẻ
em (CRC) (Báo cáo đầu tiên được trình và bảo vệ ngày 20/1/1993 và Báo
cáo lần 2 và 3, bảo vệ ngày 12/1/2003). Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng
xong Báo cáo quốc gia đối với tình hình thực hiện Công ước về Chống Phân
biệt Đối xử với Phụ nũ' lần thứ 4 và bảo vệ Báo cáo tại trụ sở Liên hợp quốc

vào năm 2005. Việc hoàn thành một khối lượng công việc lớn đế nộp hầu
hết các báo cáo đúng thời hạn thê hiện sự nghiêm túc và cam kết mạnh mẽ
của Việt Nam đối với việc bảo đảm tôn trọng và thực hiện các cam kết quốc
tế trone; lĩnh vực quyền con người . Điều này đã được Uỷ ban theo dõi thực
hiện công ước cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Trong khuôn khô đa phương, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các
nước đóng góp cho mục tiêu chung là thúc đây và báo vệ quyền con người
và những nguyên tấc cơ bản của luật quốc tế vê quyền con người. Việt Nam
đã tham gia tích cực vào một sô cơ chê của Liên họp quốc về quyền con
13
người như Uỷ ban Nhân quyền nhiệm kỳ 2001-2003, Ưỷ ban Phát triển Xã
hội nhiệm kỳ 2001-2004, Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 1998-2000.
Tại các diễn đàn đa phương này, đặc biệt là tại ủy ban III Đại hội đồng và
Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các
nước đóng góp cho mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con nsười
và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền.
Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng bảo vệ
quyền con người là nhiệm vụ chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, bởi
sự tiến bộ của xã hội, của một nhà nước thể hiện rõ nhất ở các quyền mà
công dân của quốc gia đó được thụ hưởng. Đe quyền con người được đảm
bảo và tôn trọng hơn nữa, Việt Nam cần phải sửa đổi, bổ sung pháp luật cho
phù hợp với pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết liên quan đến
vấn đề quyền con người. Bên cạnh việc xây dựng các quy định pháp luật bảo
vệ quyền con người, Nhà nước cần có những hành động cụ the để bảo vệ tốt
hơn quyền con người. Phải đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng trong bộ máy
nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành từ trung ương
đến cơ sở; Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu,
đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền đế làm giàu bất chính; Xoá
bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là những lĩnh vực dề xảy ra tham
nhũng, sách nhiễu, tiến tới thực hiện chính sách một cửa, một dấu; Sửa đổi

những quy định của nhà nước không còn phù hợp; Hạn chế việc xử oan, bắt
nhầm, các cơ quan Toà án phai xét xử đúng người, đúng tội; Phải thi hành án
dân sự nhanh chóng và triệt đề hơn, nếu không sẽ anh hưởng đến quyền lợi
của cá nhân và tập thê. Ngoài ra, như chúns ta đã biết quyền con người trong
một quốc gia chỉ được bảo đảm khi quốc gia ấy thực sự có các quvền cơ bản,
quốc gia ấy thực sự độc lập và có chủ quyên. Từ đó suy rộne ra quyền con
người trong cộne đồne, quôc tế chi được đảm bảo thực hiện và được tôn
14
trọng trong điều kiện hoà bình và an ninh quốc tế, môi trường sống được
đảm bảo trong sạch và sống trong một xã hội dân chù thực sự. Vì thê pháp
luật về bảo vệ quyền con người cần có tiếng nói chung, cần có sự phối họp
trong hoạt động để mang lại cho nhân loại trên toàn thế giới những điều tốt
đẹp nhất.
15
PH Ẩ N H A I
CÁC CHUYÊN Đ Ề .VIÍIIIÉA c í t r K H O A HỌC
26
CHUYÊN ĐÈ I: QUYÈN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUÓC TÉ HIỆN ĐẠi
PGS.TS. Nguyễn Bá Diên
Bộ môn Luật Quốc tê
Quyền con người từ lâu đã được biết đến như là mục tiêu hàng đầu của các cuộc cách
mạng và tiến bộ xã hội. Trong mỗi hình thái xã hội khác nhau quyền con người được quan tâm
ở những mức độ khác nhau. Nói cách khác quyền con người chính là tiêu chí đánh giá sự tiến
bộ của xã hội qua các thời kỳ. Vậy quyền con người bao gồm những nội dung gì và quyền này
được pháp luật quốc tế quy định và triển khai thực hiện như thế nào trong thực tế ? Giải đáp
được những câu hỏi này, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện và cơ bản về quyền con người và
có cơ sở để đảm bảo cho quyền con người được đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả.
1. Khái niệm quyền con người
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quyền con người được hiểu là những đặc quyền, đặc lợi
chi dành cho chủ thể duy nhất là chủ nô và những người tự do. Trái lại, nô lệ bị xem như là

những “công cụ biết nói”, là một trong những tài sản của chủ nô. Khái niệm về quyền con
người trong Luật Quốc tế chưa được đặt ra một cách rõ rệt trong giai đoạn này. Sang xã hội
phong kiến, quyền của cá nhân cũng tuỳ thuộc vào đằng cấp xã hội. Nhà nước phong kiến ghi
nhận và bảo vệ các quy định về đặc quyền, đặc lợi này, trong đó chủ thể của quyền lực là vua
chúa và giai cấp địa chủ. Sự áp bức, bóc lột đã làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị ngày càng gay gắt, đỉnh cao là các cuộc đấu tranh giai cấp. Rải rác trong các văn
bản pháp luật của một số nước đã xuất hiện những chế định về bảo vệ quyền con người. Tuy
nhiên, vào thời kỳ này chưa có văn bản nào mang tính chất quốc tế quy định về nội hàm này.
Cách mạng tư sản nổ ra với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái và dân chủ nhằm thu hút
sự tham gia của quần chúng đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Quyền con người lần đầu tiên
đã xuất hiện trong các văn bản pháp luật, tiêu biểu là Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc
Hoa kỳ năm 1776 đã khẳng định: “ Tất cả mọi người sinh ra đều có qưyền bình đẳng, tạo hoá
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy cỏ quyền được
sổng, quyền tự do và quyền mím cầu hạnh phúc”. Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền
của cách mạng tư sản Pháp năm 1789 ghi nhận: "Mọi người sinh ra và sống tự do và bình
đẳng về các quyền
Việc ghi nhận các quyền này là một tiến bộ quan trọng trong lịch sử tư tưởng của xã
hội loài người, là cơ sở pháp lý - chính trị để giai cấp bị trị đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi
1
cho mình. Tuy nhiên, những quy định này của giai cấp tư sản chỉ mang tính hình thức, chi có
giai cấp tư sản mới có thực quyền còn người dân lao động, giai cấp vô sản vẫn bị bóc lột nặng
nề. Trong xã hội đó, “người ta mặc nhiên thừa nhận sự bất bình đẳng về năng lực của mỗi con
người, còn nhà nước thì thừa nhận sự bất bình đẳng về sở hữu” (C. Mác). Điều đó có nghĩa là
nhà nước tư sản đã tuyệt đối hoá tự do cá nhân, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của quyền con
người, đồng thời tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, xâm chiếm thuộc địa, tước đoạt
những quyền con người cơ bản của các dân tộc thuộc địa
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời bên cạnh việc khẳng định các quyền tự do cơ bản của
con người còn chỉ ra điều kiện và biện pháp bảo đảm thực hiện những quyền này. Bên cạnh đó
còn chú trọng đến những quyền chưa được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như quyền
dân tộc tự quyết, quyền độc lập tự do của quốc gia, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, quyền được

học tập và trao đổi thông tin, quyền được sống trong hoà bình, quyền phát triển Như vậy,
quyền con người là một khái niệm tổng họp thể hiện tổng hoà các mối quan hệ giữa cá nhân -
xã hội, quốc gia - quốc tế, chính trị - dân sự, văn hoá - tư tưởng.
Xuất phát từ quan niệm trên, Giáo sư Hoàng Văn Hảo đưa ra định nghĩa: “Quyền con
người là quyền lợi của con người với tư cách là thành viên của xã hội, được bảo đảm thực
hiện bằng pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế về các giá trị cao quý của con
người trong quan hệ vật chất, văn hoá, tinh thần, các nhu cầu về tự do và phát triển”.
Xem xét quyền con người cần gắn liền với các quy định của pháp luật, PGS.TS.
Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Quyền con người là khả năng của con người được bảo đảm bằng
pháp luật (luật quốc tế và luật quốc gia) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị
vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong phạm vi luật định và quyền quyết
định các hoạt động của mình và của người khác dựa trên cơ sở pháp luật”. Theo quan điểm
này quyền con người không đơn thuần là những quyền tự nhiên c ủa con người mà n hừng
quyền đó phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, chịu sự chi phối của pháp luật mới là quyền.
Có nghĩa là nhừng quyền đó phải được pháp luật trong nước hoặc pháp luật quốc tế thừa nhận.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể rút ra một khái niệm chung về quyền con
người như sau:
Quyền con người là nhũng quyền tự nhiên của con người được pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia ghi nhận, điều chỉnh, do cả nhân con người nắm giữ trong mối liền hệ với
nhà nước và với những thành viên khác trong xã hội.
2
Với cách hiểu trên có thể rút ra một số đặc điểm về quyền con người như sau:
- Quyền con người là những quyền liên quan trực tiếp và không thể tách rời với mỗi cá
nhân
- Những quyền đó phải là những quyền cơ bản đóng vai trò chính yếu trong cuộc sống
của con người và gắn liền với nhân phẩm, tự do, khả năng tự hoàn thiện về nhân cách, khả
năng thực hiện những khát vọng trong cuộc sống về mặt riêng tư cũng như về mặt xã hội
- N hững quyền đó phải là những quyền phổ cập và cần thiết cho mọi người, không
phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia và xã hội
- Những quyền đó phải do pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận, điều chỉnh.

Đe nhận thức một cách sâu sắc bản chất của quyền con người, chúng ta có thể so sánh
khái niệm quyền con người với khái niệm quyền công dân, quyền dân tộc .
Mồi quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm không đồng nhất xét ở phương
diện nội dung lẫn chủ thể. Trong khi khái niệm quyền con người mang tính khái quát cao, thì
khái niệm quyền công dân lại mang tính xác định, gắn liền với mỗi nhà nước, với các quốc gia
có chủ quyền, do pháp luật của các quốc gia quy định.
Xét về góc độ chủ thể, chủ thể của quyền công dân là những cá nhân mang quốc tịch
của một quốc gia nhất định, những người không mang quốc tịch của quốc gia đó sẽ không
được hưởng các quyền công dân. Ngược lại, chủ thể của quyền con người được xác định là
công dân và cả những người không phải là công dân như người nước ngoài, người không quốc
tịch. Những người này tuy không được hưởng các quyền công dân của nước mà họ không
mang quốc tịch nhưng vẫn được hưởng các quyền con người với tư cách là một thực thể tự
nhiên - xã hội.
Xét về góc độ pháp lý, mỗi quốc gia sẽ quy định bằng pháp luật của mình ai là công
dân, luật này sẽ được các quốc gia khác công nhận trong chừng mực nó phù hợp với các hiệp
ước quốc tế và các nguyên tăc của pháp luật vê vân đê quốc tịch.
Quyền con người và quyền công dân không đồng nhất với nhau, nhưng giữa chúng có
mối quan hệ chặt chẽ. Khái niệm quyền con người không loại trừ khái niệm quyền công dân
và không thay thế được nó, quyền công dân không bao hàm hết nội dung quyền con người.
Quyền con người là khái niệm được xã hội hoá và quốc tế hoá thông qua sự ghi nhận
của luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Quyền công dân là một quyền đặc thù, phù hợp
3 *
với văn hoá, lịch sử, kinh tế, chính trị của một quốc gia cụ thể. Mỗi quốc gia có chế độ kinh
tế, chính trị khác nhau thì quy định về quyền công dân cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong các
văn bản pháp lý, các quyền cơ bản của công dân được chia thành các nhóm sau:
Nhóm các quyền về chính trị bao gồm: Quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do báo chí:
quyền được thông tin; quyền được lập hội; quyền được hội họp; quyền được biểu tình, bãi
công; quyền tự do tín ngưỡng.

Nhóm các quyền dân sự bao gồm: Quyền tự do đi lại và cư trú; quyền ra nước ngoài;
quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ và
nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bí mật và an toàn về thư tín;
quyền khiếu nại tố cáo; quyền sở hữu và thừa kế.
Nhóm các quyền kinh tế - xã hội bao gồm: Quyền tự do kinh doanh; quyền lao động;
quyền học tập; quyền nghiên cứu; quyền phát minh, sáng chế; quyền được bảo vệ sức khoẻ;
quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Như vậy, quyền con người không chỉ là phương tiện Ihoá mãn lợi ích chung cua tưng
người, mà các quyền đó còn là phương tiện để công dân tham gia vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, tham gia các nhiệm vụ phát triển đất nước về chính trị, kinh tế và văn hóa. vấn
đề quyền con người không chỉ là đối tượng điều chỉnh duy nhất của của riêng luật quốc tế mà
trước hết đây cũng là một phạm trù được ấn định bởi luật quốc gia.
Mối quan hệ giữa quyền con người và quyển dân tộc
Như đã trình bày ở trên, quyền con người là một khái niệm tổng hợp thể hiện tổng hoà
các mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội, quốc gia - quốc tế, chính trị - dân sự, văn hoá - tư
tưởng. Bên cạnh mối quan hệ gắn bó với quyền công dân, quyền con người còn gắn bó chặt
chẽ với quyền dân tộc. Mặc dù tồn tại với tư cách là hai khái niệm hoàn toàn độc lập nhưng
giữa quyền con người và quyền dân tộc có mối quan hệ hỗ tương lẫn nhau.
Quyền con người chỉ có thể thực hiện được khi một quốc gia đã có độc lập dân tộc,
nghĩa là có chủ quyền quốc gia, quốc gia ấy có quyền dân tộc cơ bản. Mặt khác, trong quá
trình phát triển quyền con người, ở các quốc gia, ý thức dân tộc phát triển mạnh mẽ, dấy lên
phong trào giải phóng dân tộc, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc và chủ quyền quốc
gia, tạo nên điều kiện cơ bản để bảo vệ và phát triển nhân quyền trong mỗi nước. Chính vì thế,
nhân quyền và chù quyền dân tộc đều là những nội dung cơ bản trong đời sống chính trị ở mồi
4
quôc gia cũng như trong phạm vi quốc tế, và đều được ghi nhận như là những nguyên tăc cơ
bản của luật quốc tế hiện đại.
Tuyên bố trao trả độc lập cho các nước thuộc địa và phụ thuộc do Đại hội đồng Liên
hợp quốc thông qua năm 1960 đã khẳng định: “Mọi sự áp đặt ách bóc lột của nước ngoài đều
là sự phủ nhận các quyền cơ bản của con người”. Bởi vậy, để đảm bảo các quyền cơ bản của

con người được tôn trọng thì trước hết phải có được quyền dân tộc cơ bản làm tiền đề và điêu
kiện tiên quyết. Trong đó, quyền dân tộc cơ bản bao gồm bốn nội dung chính: độc lập, chù
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong thời đại ngày nay, muốn giành và giữ được quyền dân tộc cơ bản, chúng ta phải
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và các thế lực thù địch lợi dụng nhân
quyền để vi phạm chủ quyền quốc gia dưới nhiều hình thức. Ngoài ra, như chúng ta đã biết,
trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau hiện nay, có rất nhiều vấn đề phức tạp mà không phải quốc
gia nào cũng có thể tự mình giải quyết được, như vấn đề lương thực, bệnh tật hiểm nghèo
Do vậy, đòi hỏi phải có sự hợp tác khu vực và quốc tế mới bảo đảm được nhân quyền. Tuy
nhiên, sự họp tác này phải đặt trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau, dựa trên
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại.
Như vậy, những phân tích trên chứng tỏ rằng quyền con người và quyền dân tộc không
tách rời nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và cái kia dựa vào cái này để tồn tại và phát
triển. Đẻ đảm bảo cho quyền con người của công dân trong một quốc gia được tôn trọng và
bảo vệ thì trước hết quốc gia đó, dân tộc đó phải có hoà bình, độc lập dân tộc, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ.
2. Một vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Luật Quốc tế hiện đại về bảo
vệ quyền con người
Ke từ thời xa xưa nhất của trật tự xã hội và tôn giáo của loài người, chúng ta có thể
nhận thấy ít nhiều đã có sự thừa nhận quan niệm cho rằng mồi người đều có giá trị cá nhân
bẩm sinh đòi hỏi cần có một mức độ ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhất định. Tất cả các tôn
giáo lớn đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng căn bản của đức hạnh, lòng từ bi đối với thân phận
con người và việc đối xử theo cách tôn trọng lẫn nhau.
Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhiều xã hội - mặc dù ở các cấp độ
khác nhau - đã được thành lập dựa trên quan niệm rằng người lãnh đạo phải phục vụ dựa trên
lợi ích tốt nhất của những người mà họ lãnh đạo. Tuy nhiên, quan niệm hiện đại về quyền con
5
người chính thức ra đời từ thế kỷ XVII, XVIII, cùng với những tuyên bố bất hủ của hai bản
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền cua
Pháp năm 1789.

Có thể nói chủ nghĩa tư bản thời kỳ đầu đã khai sinh ra một giai đoạn mới trong cuộc
đâu tranh vì tự do và quyền con người. Nhưng tiến trình phát triển của lịch sử cho thấy các
tầng lớp lao động tập hợp dưới lá cờ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái ” do giai cấp tư sản đề xướng
đã không nhận được tự do và các quyền đích thực của mình ở những giai đoạn sau. Đặc biệt
bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản lại chà đạp lên quyền con người. Hiến
pháp tư sản giờ đây không còn chỗ cho người lao động.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, mở ra một kỷ nguyên mới của tự
do và bình đẳng, từ đây quyền con người mới được đề cập một cách toàn diện và triệt để,
quyền con người gắn với quyền tự quyết của dân tộc, quyền độc lập, tự do của quốc gia,
quyền sổng trong hoà bình, quyền phát triển và quyền được thông tin.
Trong giai đoạn này, các quốc gia chưa thoả thuận được một văn kiện pháp lý quốc tế
chung nào về quyền con người, nhưng đã cùng nhau hợp tác chống hiện tượng và hành vi sử
dụng con người làm nô lệ. Đây là động thái tích cực đầu tiên cho thấy quyền con người đã
thực sự trở thành mối quan tâm của không chỉ một quốc gia riêng lẻ nào.
Nhận thức sâu sắc các vấn đề về bảo vệ quyền con người không phải là vấn đề của
riêng một quốc gia nào, vì thế cần có sự phối hợp giữa các quốc gia. Liên Hợp quốc ra đời đã
góp phần giải quyết được khó khăn này. Quá tình thành lập Liên hợp quốc là quá trình đấu
tranh gay go, quyết liệt giữa những quan điểm khác nhau về xây dựng một sổ tổ chức an ninh
chung nhằm duy trì hoà bình, an ninh quốc tế và phát triển họp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Liên Xô có vai trò rất lớn đối với việc thành lập Liên Hợp quốc, nước có đóng góp to lớn nhất
trên chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
Ngày 24/10/1945, Liên Hợp quốc ra đời và thông qua Hiến chương Liên Họp quốc.
Mục đích của Liên Hợp quốc được xác định trong Điều 1 của Hiến chương: Thực hiện hợp tác
trong việc giải quyết của các vấn đề quốc tế về kinh tể, văn hoá, xã hội, nhản đạo khuyến
khích phát triển sự tôn trọng các quyền tự do cho tất cả mọi người trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, Hiến chương Liên Hợp quốc chi nêu các vấn đề có tính nguyên tắc chung,
kêu gọi bảo vệ quyền con người. Trong khi đó cuộc đấu tranh bảo vệ quyền con người cần có
cơ sở pháp lý vừng chẳc. Đòi hỏi này đã được đáp ứng vói việc ra đời Uỷ ban quyền con
6

×