Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Dự án Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.52 MB, 16 trang )

CHƯƠNG 8: XÂY DựNG c ơ SỞ DỬ LIỆU GIS CỦA D ự ÁN
8.1 Khung cơ sở dữ liệu Dự án -
8.1.1. Cơ sở dữ liệu tổng thể
Với đặc điểm dữ liệu và yêu cầu quản lý dữ liệu về các điều kiện khí tượng
thủy văn, biển đổi khí hậu và sự dâng cao mực nước biển, ô nhiễm môi trường gây
tổn thương tài nguyên - môi trường, kinh tể - xã hội và các hệ sinh thái vùng biển
và dải ven biển Việt Nam, mô hình tổ chức thích hợp nhất được xác định là tổ chức
CSDL (cơ sở dữ liệu) về các điều kiện khí tượng thủy văn, biển đổi khí hậu và sự
dâng cao mực nước biển, ô nhiễm môi trường gây tổn thương tài nguyên - môi
trường, kinh tế - xã hội và các hệ sinh thái vùng biển và dải ven biển Việt Nam
mang tính chất bán tập trung, bao gồm một CSDL ừung tâm và các CSDL thành
phần dựa trên các dữ liệu lĩnh vực thông tin chuyên ngành. Các dữ liệu được lun
trữ tại một đầu mối nhưng được phân bố, tổ chức thành các lĩnh vực cụ thể theo yêu
cầu quản lý, khai thác của Dự án.
Nội dung thông tin số liệu, dữ liệu tại CSDL trung tâm gồm:
- Các dữ liệu biển tổng hợp từ các thông tin số liệu, dữ liệu chuyên ngành do
các CSDL thành phần cung cấp.
+ Các CSDL thành phần chứa toàn bộ thông tin dữ liệu chi tiết của từng lĩnh
vực chuyên môn. Thông tin tổng hợp của các dữ liệu đó được chuyển về CSDL
trung tâm để phục vụ tích hợp dữ liệu các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, phục vụ
cho các nhu cầu quản lý, tra cứu, nghiên cứu dữ liệu tổng hợp từ nhiều chuyên
ngành, ở mức khái quát.
+ Thông tin số liệu, dữ liệu được lưu trữ và quản lý ở CSDL trung tâm có thể
tích hợp từ nhiều chuyên môn lĩnh vực khác nhau, tạo nên khả năng chồng xếp và
phân tích tổng hợp, điều mà các bộ dữ liệu thành phần trong một lĩnh vực không
thể có được.
+ Xác định các thông tin dữ liệu ở mức chi tiết và mức khái quát tổng hợp
linh động và phức tạp, phụ thuộc vào từng lĩnh vực chuyên môn. Xác định được dừ
liệu nào sẽ xử lý để chuyển lên CSDL trung tâm, dữ liệu nào ở mức chi tiết với
khối lượng lớn chỉ cần lưu ở CSDL thành phần.
- Bộ danh mục dữ liệu đặc tả cho toàn bộ dữ liệu tài nguyên môi trường biển,


bao gồm tất cả các dữ liệu lưu giữ tại các CSDL thành phần và CSDL trung tâm.
Mô hình thiết kế tổng thể CSDL Tổn thương môi trường biển
cống thông tin điện
tử
1. Quản lý tin tức
2. Quản lý các thông báo
3. Quàn lý các bài giới thiệu
4. Quản ỉý tài liệu
5. Quàn lý bản đồ chuyên đè
6. Thống kê truy cập
7. Các liên kết web
8
Liên hê
o. uen nẹ
DATPl->5
0ATP3
Tiểu DA 1 + OATP 2
DATP4
DATP4+5
Tiếu DA2-ĐATP1
I. Hiện trang môi trường
2. Sự cá If án dầu
3.IChi»i«ngthÚYVỈn
4,Kinhtếxẵhội
5. Tài nguyên
6. Cổ đỉa tý
✓""C^bL Tổn thương
MTbiển
CSDL chuyên đ'ê
CSDLnềnđịalý

8.1.2 Cơ sở dữ liệu chi tiết
Dựa trên việc thiết kế tổng thể của CSDL theo các lĩnh vực như trên, CSDL
được thiết kế chỉ gồm 01 bộ dữ liệu trung tâm lưu trữ toàn bộ sản phẩm Dự án.
Thiết kế CSDL này được áp dụng thống nhất trong quá trình tích hợp dữ liệu, cập
nhật dữ liệu đồng thời tiện dụng khi khai thác, báo cáo cho các Dự án thành phần
trong Dự án.
Theo thiết kế tổng thể, CSDL nền địa lý và các lĩnh vực cơ bản sẽ được phân
chia thành các nhóm đối tượng.
Các nhóm lớp của CSDL trung tâm bao gồm:
+ Các nhóm lớp bảng thuộc tính không chứa thông tin đồ họa:
- CoDiaLy
- HienTrangMoiTruong_BaoCaoTonThuong
- HienTrangMoiTruong_DiemQuanTrac
- KTXH
- KhiTuongThuyVan
- QuanLyChung
- TaiNguyen
- SuCoTranDau
+ Các nhóm lóp chứa thông tin đối tượng đồ họa:
- FD01DATP1
932
- FD02DATP2
- FD02DATP3
- FD02DATP4
- FD02DATP5
- FDOlCoDiaLy
- FD02KhiTuongThuyVan
- FD03TaiNguyenKhoangSan
- FD03TaiNguyenSinhVat
- FD04KinhTe_XaHoi

- FD05SuCoTranDau
- FD06HienTrangMoiTruong
+ Các nhóm lưu quan hệ dữ liệu và các nhóm định nghĩa danh mục
- Relationships
- Domains
Trong các nhóm đối tượng gồm các lớp dừ liệu được chi tiết hóa theo nội dung
thực hiện của Dự án và gồm các thông tin:
- Lớp dữ liệu
- Cấu trúc dữ liệu
- Các thông tin chung về dữ liệu
- Thông tin thuộc tính của dữ liệu
- Nguồn gốc của dữ liệu (metadata)
Các mối quan hệ của dữ liệu với lóp dữ liệu khác
CSDL về mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, KTTV, thiên tai, ô
nhiễm môi trường các vùng biển Việt Nam
Từ 2009 - 2011, Dự án đã hoàn thành các nội dung tích hợp CSDL tổn thương
môi trường biển, với các nhóm lĩnh vực được phân chia như sau:
1). Cổ địa lý
2). Khí tượng thủy văn
3). Sự cố tràn dầu
4). Tài nguyên sinh vật
5). Kinh tế xã hội
6). Hiện trạng môi trường
7). Các vấn đề tổn thương môi trường biển
Các sản phẩm nhận bàn giao từ các Dự án thành phần đã được tích hợp vào
CSDL, gồm:
933
- Các thông tin, dừ liệu đồ họa: định dạng *.dgn, *.tab, *.shp và *.mdb
- Các file số liệu: định dạng *.xls
- Các file báo cáo: định dạng *.doc; *.pdf

- Các file ảnh: định dạng *
.tiff,
*
.jpg
Các nội dung đã được thực hiện theo các thiết kế CSDL ở mục 3.2.2. Thiết kế
CSDL chi tiết nêu ữên.
Sau quá trình tích họp toàn bộ khối lượng các thông tin, dữ liệu nhận bàn
giao từ các Dự án thành phần vào CSDL tổn thương môi trường biển, Dự án đã tiến
hành biên tập các bản đồ trên CSDL đã tích hợp theo các lĩnh vực của Dự án, đảm
bảo đúng và đủ so thông tin như các bản đồ đã nhận bàn giao.
Hiện nay, số lượng các bản đồ đã được biên tập trên CSDL là 381 bản đồ
chuyên đề, được phân chia theo các lĩnh vực cụ thể như sau:
1). Bản đồ thuộc lĩnh vực cổ địa lý: 35 bản đồ;
2). Bản đồ thuộc lĩnh vực Khí tượng thủy văn: 69 bản đồ;
3). Bản đồ thuộc lĩnh vực Sự cố tràn dầu: 33 bản đồ;
4). Bản đồ thuộc lĩnh vực Tài nguyên sinh vật: 91 bản đồ;
5). Bản đồ thuộc lĩnh vực Hiện trạng môi trường: 75 bản đồ;
6). Bản đồ tổn thương môi trường biển: 78 bản đồ.
Công cụ quản lý, khai thác hệ thống thông tin dữ liệu của CSDL phục vụ
đánh giá, cảnh báo, dự báo về mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường,
KTTV, thiên tai, ô nhiễm môi trường các vùng biển Việt Nam
Các chương trình phần mềm ứng dụng tỉnh toán và đảnh giá:
Mục tiêu đặt ra với các phần mềm ứng dụng:
- Quản lý, khai thác các thông tin trên một cách thống nhất, khắc phục các
khó khăn trên,
- Đảm bảo các thông tin dữ liệu này sau khi được tích họp với CSDL có hệ
thống hơn, có cấu trúc theo đúng thiết kế đã xây dựng
- Các thông tin dữ liệu đa dạng phong phú phục vụ cho quá trình đưa ra các
báo cáo nhanh, hỗ trợ quyết định. Các dữ liệu được tích họp ở dạng dữ liệu không
gian, dữ liệu thuộc tính hay các tư liệu tham khảo đều có sự liên kết với nhau thay

vì các bản dữ liệu dạng file, giấy hay ở một dạng tư liệu nào khác được quản lý rời
rạc, không tập trung.
934
- Các nhóm quản lý dữ liệu phải được chia ra rõ ràng để phù hợp với các
chức năng quàn lý.
Chương trình phần mềm quản lý, tra cứu, cung cẩp dữ liệu dựa trên công nghệ
GIS và Web-based:
Nhằm chia sẻ thông tin dữ liệu của Dự án trong các Dự án thành phần và cho
cộng đồng, Dự án đã xây dựng cổng thông tin điện tử Tổn thương tài nguyên môi
trường biển với các chức năng chính như sau:
- Quản lý tin tức: Cho phép đăng, chỉnh sửa, cập nhật tin bài có liên quan đển
các lĩnh vực thuộc dự án
- Quản lý các thông báo của Ban quản lý Dự án: Cho phép Ban quản lý Dự án
đăng tải, cập nhật các thông báo, báo cáo về dự án.
- Quản lý các bài giới thiệu: Đăng tải, cập nhật các thông tin về dự án
- Quản

tài liệu (Download & Upload tài liệu): Quản lý, đăng tải, cập nhật tài
liệu, báo cáo, dữ liệu của dự án với nhiều định dạng (văn bản, hình ảnh, âm
thanh )
- Quản

các bản
đồ
chuyên
đề:
xuất bản, phân phối các bản
đồ
chuyên
đề,

sản phẩm, thông tin dữ liệu của dự án - bản đồ chuyên đề sau khi biên tập dưới
dạng .mdx có thể xuất bản dưới dạng dịch vụ bản đồ trực tuyến trên cổng thông tin
của dự án.
- Thống kê truv cậpvà các liên kết web: thông kê lượt truy cập, sử dụng dịch
vụ của cổng thông tin điện tử
- Liên hệ: cho phép người sử dụng gửi email liên hệ tới quản trị hệ thống
Các module này được xây dựng cho tra cứu các dữ liệu địa lý trên tỷ lệ
1:100.000 và được tích hợp với chương trình phần mềm đã xây dựng năm 2009. Hệ
thống hiện đang được lắp đặt tại phòng server thuộc Tổng cục Môi trường.
Sau khi lắp đặt hệ thống, cài đặt chương trình phần mềm, Tổng cục Môi
trường đã tiến hành vận hành hệ thống chạy thừ nghiệm trên địa chỉ:
Đồng thời, cũng đã xây dựng và ban hành quy chế
vận hành cũng như cung cấp account chạy thử nghiệm chương trình cho các Dự án
thành phần với các phân quyền chức năng cho nhóm người dùng.
Hệ thống các bản đồ hiện đang được vận hành là 395 bản đồ, cụ thể theo các
lĩnh vực như sau:
1). Bản đồ Nền địa lý: 14 bản đồ;
2). Bản đồ thuộc lĩnh vực cổ địa lý: 35 bản đồ;
3). Bản đồ thuộc lĩnh vực Khí tượns thủy văn: 69 bản đồ;
935
4). Bản đồ thuộc lĩnh vực Sự cố tràn dầu: 33 bản đồ;
5). Bản
đồ
thuộc lĩnh vực Tài nguyên sinh vật: 91 bản
đồ;
6). Bản
đồ
thuộc lĩnh vực Hiện trạng môi trường: 75 bản
đồ;
7). Bản đồ tổn thương môi trường biển: 78 bản đồ.

Các ứng dụng
- Cung cấp, bổ sung thông tin dữ liệu hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) nền địa
lý được chuẩn hóa theo quy chuẩn quốc gia ở 3 tỷ lệ (1:1.000.000; 1:100.000 và
1:50.000) cho toàn Dự án.
- Thiết kế tổng thể và chi tiết CSDL cho toàn Dự án nhằm thống nhất các
thông tin dữ liệu đầu vào, đầu ra của Dự án, phục vụ các ứng dụng công nghệ thông
tin về CSDL của Dự án.
- Tích họp toàn bộ các sản phẩm dữ liệu chuyên đề của các Dự án thành phần
vào hệ thống CSDL về mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường, điều kiện kinh
tế, xã hội, khí tượng, thủy văn, thiên tai, ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu các
vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo 6 nhóm chuyên đề chính trong hệ thống
CSDL chung của Dự án đã được thiết kế. Đồng thời, biên tập các bản đồ chuyên đề
trên CSDL đã tích hợp theo đúng nội dung thông tin trong các bản đồ của các Dự
án thành phần.
- Xây dựng các phần mềm hỗ trợ các Dự án thành phần trong quản
lý,
khai
thác CSDL tổn thương tài nguyên môi trường biển.
- Vận hành công cụ liên kết tạo môi trường tích hợp để chia sẻ, trao đổi thông
tin, dùng chung cho các dự án thành phần và cung cấp thông tin cho cộng đồng và
các chương trình phần mềm quản lý, tra cửu, cung cấp dữ liệu dựa trên công nghệ
GIS và Web-based, tại địa chỉ: />- Tập huấn nâng cao cho các cán bộ của Dự án về sử dụng, khai thác hệ cơ sở
dữ liệu và tài liệu cơ bản hướng dẫn quản lý, khai thác sử dụng phần mềm GIS.
Với những khó khăn về thời gian, khối lượng công việc nhiều nhưng kết quả
đạt được thực sự đáng khích lệ. Hiện nay, toàn bộ các sản phẩm đã được tích hợp
trong một CSDL chung, thống nhất cho toàn Dự án, đặc biệt CSDL đó đã được
chia sẻ, dùng chung trong các Dự án và tiến tới chia sẻ cho toàn cộng đồng.
936
Dự án “ Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí
tượng thủy văn biển Việt Nam; Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng

ven biển” thực hiện từ năm 2009 - 2011, tổng kinh phí thực hiện là 86.560.032.000
đồng. Cụ thể như sau:
TỎNG HỢP KINH PHÍ TH ựC HIÊN 03 NĂM
CHƯƠNG 9. KINH PHÍ THựC HIỆN D ự ÁN
Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khỉ tượng thủy
văn biển Việt Nam; D ịc bảo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng ven biển ”
Tổng kinh phí thực hiện 03 năm
TT Tên Dư án

Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011 Tổng cộng
1
2
3
4=ỉ+2+3
1
Tiểu dự án 1
5.688.890.000 2.692.744.000 1.697.000.000
10.078.634.000
2 Tiểu dự án 2
2.968.110.000 5.117.000.000 1.111.000.000 9.196.110.000
3
Dự
án thành
phần 2
8.104.837.000
4.843.901.000 4.343.475.000 17.292.213.000
TTTV&CNMT
4.928.929.000 4.723.809.000 2.989.459.000 12.642.197.000

TT ĐC&KS
Biển
3.175.908.000 120.092.000 1.354.016.000 4.650.016.000
4
Dự
án thành
phần 3
3.528.839.000 2.749.000.000
780.000.000 7.057.839.000
5
Dự án thành
phần 4
3.046.120.000
4.406.700.000 1.538.000.000 8.990.820.000
6
Dự án thành
phần 5
4.027.788.000
4.824.000.000 3.600.000.000
12.451.788.000
7
Dự án thành
phần 6
4.037.113.000
2.090.000.000 1.656.000.000
7.783.113.000
8
Dự án thành
phần 7
9.978.515.000

2.453.000.000
1.278.000.000 13.709.515.000
937
Tổng cộng
49.485.049.000
34.020.246.000
20.346.950.000
86.560.032.000
938
PHẦN D. KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KÉT LUẬN:
1.1. Khối lượng, kết quả chung của Dự án đã đạt được
- Đã điều tra khảo sát, thu thập số liệu đo vẽ bổ sung và thành lập các tờ bản
đồ ở tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 cho 16 vùng trọng điểm, với diện tích đã đo vẽ lập
bản đồ là 3500 km2;
- Thu thập tổng hợp tài liệu để thành lập một số tờ bản đồ cho vùng biển
Việt Nam ở tỷ lệ 1/1.000.000.
1.2. Kết quả cụ thể
1.2.1 Dự án thành phần 1, Tiểu dự án 1
Đã thu thập, thống kê, tổng hợp các tài liệu, số liệu KTTV, thiên tai có
nguồn gốc KTTV và điều tra khảo sát bổ sung nhằm xây dựng CSDL đánh giá các
điều kiện Khí tượng thủy văn gây tổn thương tài nguyên-môi trường vùng biển và
ven biển Việt Nam của 16 vùng trọng điểm. Dự báo điều kiện KTTV, cảnh báo
nguy cơ, mức độ, phạm vi các thiên tai liên quan tới KTTV, xây dựng được các
mô hình và phần mềm phục vụ dự báo các điều kiện KTTV, cảnh báo thiên tai có
nguồn gốc KTTV trong vùng biển Việt Nam và xây dựng các mô hình quản lý,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai có nguồn gốc KTTV ừên vùng biển Việt Nam.
1.2.2 Dự án thành phần 1, Tiểu dự án 2
Đã điều tra thực địa, lấy mẫu địa tầng liên tục các dạng sổ liệu, tài liệu địa
chất Đệ tứ, tài liệu về sự thay đổi mực nước biển trong Đệ tứ (đặc biệt trong

Holocen), thành lập được các bản đồ cổ khí hậu từ 10.000 năm đến nay dựa vào hệ
phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối và cổ sinh thái. Nghiên cứu, xác định quy luật
biến đổi khí hậu cận đại và hiện đại và các hiện tượng cực đoan của khí hậu qua
việc phân tích và xử lý các mẫu trong phòng thí nghiệm bằng các thiết bị hiện đại:
đồng vị 160/180, 14C, 210Pb, OSL, TL, rơnghen, phân tích nhiệt, cổ sinh thái ;
thành lập các tờ bản đồ và dự báo xu thế dâng cao mực nước biển theo kịch bản
0.5m, l.Om, 5.0m và 3 mốc thời gian 2015, 2030 và 2050, đánh giá mức độ mất
quỹ đất của các đồng bằng ven biển và lượng giá các tổn thất về TN-MT, KT-XH,
văn hoá - lịch sử ở một số vùng trọng điểm đới ven biển, đảo và quần đảo Việt
Nam. Đã đề xuẩt các giải pháp ứng phó và phòng tránh và thích ứng với sự dâng
cao mực nước biển tại các vùng nghiên cứu nhằm cảnh báo hậu quả của sự dâng
cao mực nước biển trong tương lai.
1.2.3. Dự án thành phần 2
Đã điều tra, khảo sát thành lập bản đồ hiện trạng môi trường nước biển và
trầm tích đáy biển tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 tại 16 vùng trọng điểm; Xác định
được chế độ thủy thạch động lực, trầm tích đáy, các nguy cơ tai biến địa chất, ô
nhiễm môi trường tại các vùng nghiên cứu; từ đó xác định các vùng có nguy cơ ô
nhiễm môi trường biển giúp định hướng cho quy hoach phát triển kinh tế và du lịch
biển.
1.2.4. Dự án thành phần 3
Đã đánh giá xác định các khu vực hay xảy ra tràn dầu, xác định các nguồn
gây ra sự cố tràn dầu trên biển, cửa sông và ven biển; kiểm kê, thống kê chi tiết các
vụ tràn dầu và đánh giá hiện trạng sự cố môi trường do tràn dầu trên biển và ven
biển Việt Nam do các sự cổ tràn dầu. Thành lập bản đồ, sơ đồ phân bố các khu vực
có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu và các vùng bị ảnh hưởng; Lượng giá tổn thất đối
với TN-MT do sự cố tràn dầu gây ra, xây dựng chế tài bồi thường thiệt hại qua đó
xây dựng bản hướng dẫn quy trình công nghệ điều tra, đánh giá và dự báo sự cố
tràn dầu trên biển và ven biển Việt Nam.
1.2.5. Dự án thành phần 4
Đã tiến hành thu thập, điều tra đánh giá và có được bộ tài liệu và số liệu,

bản đồ về về hiện trạng và mức độ suy thoái, tổn thất các hệ sinh thái san hô, cỏ
biển và rừng ngập mặn biển Việt Nam, lượng giá tổn thất các hệ sinh thái biển tiêu
biểu (Hệ sinh thái Rạn San hô, cỏ biển và Rừng ngập mặn) do các tác động tự
nhiên và nhân sinh. Xây dựng được Bản hướng dẫn quy trình khảo sát, đánh giá
mức độ suy thoái, tổn thất và các chỉ sổ suy thoái của hệ sinh thái, thành lập bản đồ
hiện trạng và dự báo mức độ suy thoái, tổn thất của các hệ sinh thái.
1.2.6. Dự án thành phần 5
Đã điều tra, thu thập, tổng hợp tài liệu và khảo sát bổ sung, đánh giá về các
yếu tố gây tổn thương TN-MT, các đối tượng bị tổn thương và thành lập bản đồ do
tai biến vùng biển và đới ven biển Việt Nam, mật độ đổi tượng bị tổn thương; Điều
tra, thu thập, tổng họp tài liệu và khảo sát bổ sung để đánh giá và thành lập bản đồ
khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội vùng biển và đới ven biển Việt
Nam; Đánh giá mức độ tổn thương của tài nguyên - môi trường biển Việt Nam tại
16 vùng trọng điểm; đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển bền vững cho một số
vùng trọng điểm ven biển.
1.2.7. Dự án thành phần 6
Đã chuẩn hóa hệ thống bản đồ nền cho các Dự án thành phần thuộc Dự án
chung; Xây dựng một CSDL GIS Argis về tổn thương tài nguyên môi trường biển
thống nhất cho phép tích hợp, chia xẻ, truy nhập, truy xuất kết quả nghiên cứu của
toàn dự án, kết nối với các CSDL khác; Xây dựng công cụ quản lý, khai thác hệ
thống thông tin dừ liệu của CSDL phục vụ đánh giá, cảnh báo, dự báo về MĐTT
TNMT, điều kiện KTXH, KTTV, thiên tai, ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu các
vùng biển và đới ven biển Việt Nam; Xây dựng công cụ liên kết tạo môi trường
tích hợp để chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các Dự án thành phần; Phân tích thiết
kế, xây dựng các chương trình phần mềm quản lý, tra cứu, cung cấp dừ liệu dựa
trên công nghệ GIS và Web-based; Xây dựng các chương trình phần mềm ứng
dụng tính toán và đánh giá; Xây dựng hướng dẫn thu thập thông tin dữ liệu về mức
độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn, thiên tai, ô nhiễm môi
trường các vùng biển Việt Nam và quy chế quản lý, khai thác hệ CSDL; Xây dựng
các quy trình chung thành lập các bản đồ chuyên đề về mức độ tổn thương tài

nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn, thiên tai, ô nhiễm môi trường các vùng
biển Việt Nam; Nâng cao năng lực CNTT phục vụ việc thực hiện Dự án; Nâng cao
năng lực cho cán bộ về xây dựng, quản lý CSDL và các ứng dụng
1.2.8. Dự án thành phần 7 (Dự án tổng thể)
Tổ chức điều phối các hoạt động của các Dự án thành phần, đầu mối giải
quyết các khó khăn vướng mắc của toàn dự án; Xây dựng được Quy trình điều tra
mức độ tổn thương tài nguyên môi trường biển thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
khi thực hiện điều tra mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường biển ở các tỷ lệ
khác nhau; Xây dựng báo cáo định kỳ, hàng năm của dự án; Xây dựng báo cáo tổng
kết tổng thể của dự án; Cung cấp các trang thiết bị, máy móc, ảnh viễn thám và bản
đồ phục vụ dự án; tổ chức thành công 02 đoàn công tác khảo sát học tập kinh
nghiệm điều tra, đánh giá mức độ tổn thương biển cho các cán bộ thực hiện tại các
nước Mỹ, Pháp và Áo.
2. KIÉN NGHỊ:
2.1 Lĩnh vực Khí tượng thủy văn Môi trường:
- Các mô hình khí tượng động lực, thủy động lực và hệ thống liên hoàn giữa
các mô hình cần được hoàn thiện và kiểm chứng thêm trong thực tiễn nhằm nâng
cao khả năng dự báo các yểu tố KTTV.
- Các giải pháp phòng tránh thiên tai KTTV, quy trình cảnh báo nguy cơ tổn
thương cần được triển khai ứng dụng và rut kinh nghiệm trong thực tiễn để hoàn
thiện nhằm nâng cao khả năng phòng tránh và ứng phó với thiên tai KTTV
- Cần tiếp tục triển khai Dự án trong những năm tiếp theo để hoàn thiện và
nâng cao chất lượng của công tác dự báo, cảnh báo và phòng chống thiên tai KTTV
2.2 Lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá biến đổi khí hậu và sư dâng cao mực
nước biển:
Cần mở rộng, áp dụng hướng nghiên cứu và đánh giá biến đổi khí hậu và sự
dâng cao mực gây tổn thương TN-MT và KT-XH dải ven biển, một số đảo và quần
941
đảo ở vùng biển Việt Nam, đề xuất giải pháp ứng phó và phòng tránh nước biển
trên các vùng biển, đảo khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa BĐKH, MNB dâng theo quy luật
vận động tự nhiên: Biển tiến - biển thoái (dâng hạ mực nước biển) theo các thời kỳ
lịch sử phát triển địa chất của trái đất với BĐKH, MNB dâng do tác động phát thải
khí nhà kính từ hoạt động phát triển của con người.
2.3. Lĩnh vực môi trường nước và trầm tích đáy:
Để có cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế bền
vững cần phải tiến hành điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, trong đó
có điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo ô nhiễm gây tổn thương môi trường và
tài nguyên các vùng biển Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, đánh
giá chất lượng môi trường các vùng ven biển và hải đảo trong đó tập trung vào các
vùng trọng điểm có ý nghĩa về kinh tế, xã hội.
2.4. Lĩnh vực dự báo nguy cơ sự cố tràn dầu:
Công tác ứng phó sự cố tràn dầu hiện nay ở Việt Nam còn rất nhiều nội dung
cần được hoàn thiện. Trong khuôn khổ Dự án này, do giới hạn về thời gian và kinh
phí nên nhiều nội dung (mở rộng xây dựng và cập nhật bản đồ nhạy cảm cho các
vùng, khu vực, các tính toán mức độ ảnh hường và thiệt hại do sự cố tràn dầu, )
chưa được đánh giá một cách chi tiết dựa vào các điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Do đó, trong thời gian tới, các nội dung này cần được mở rộng nghiên cứu nhằm
cập nhật thông tin phục vụ cho ứng phó sự cố tràn dầu.
Hiện nay, mặc dù Chính phủ đã ban hành Cơ chế hoạt động ứng phó sự cố
tràn dầu tại Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2005 nhưng
trên thực tế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu chưa hiệu quả. Kết quả điều tra, đánh
giá cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu: đầu tiên phải
kể đến là năng lực (con người, trang thiết bị, phương tiện) của một sổ đơn vị liên
quan công tác ứng cứu còn hạn chế, thiểu thốn; sau nữa là các vấn đề liên quan đen
cơ chế tài chính, cơ chế thanh, quyết toán cho các hoạt động ứng phó; các vấn đề
liên quan đến điều hành, chỉ đạo, Do đó, chúng ta cần xây dựng cơ chế ứng phó
sự cố tràn dầu trong đó có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng của các
cơ quan liên quan phù hợp với năng lực của từng cơ quan và năng lực ứng phó
chung của khu vực, quốc gia; cơ chế tài chính đặc thù đối với hoạt động ứng phó sự

cố tràn dầu. Ngoài ra, việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến ứng phó sự cố tràn dầu cũng đóng vai trò rất quan trọng, có tác dụng hồ trợ
việc thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.
Song song với việc hoàn thiện các quy định, cơ chế về ứng phó tràn dầu,
trong thời gian tới chúng ta cần xây dựng và triển khai kể hoạch tăng cường năng
lực ứng phó sự cố tràn dầu đổi với cả các cấp chỉ huy và các đơn vị ứng cứu tại
hiện trường; tăng cường năng lực của hệ thống giám sát và cảnh báo sự cố tràn dầu;
nguồn lực ứng phó của các trung tâm khu vực, các đơn vị ứng cứu sự cố tràn dầu
trong đó chú trọng đến các lực lượng phản ứng nhanh đảm bảo tiếp cận và triển
khai ứng phó kịp thời các sự cố tràn dầu; xây dựng và hoàn thiện năng lực phân
tích dầu và các sản phẩm dầu nhằm phục vụ cho việc nhận dạng dầu, đánh giá mức
độ ảnh hưởng và tính toán thiệt hại do sự cổ tràn dầu.
Trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu, thời gian là yếu tố tiên quyết quyết
định hiệu quả của các hoạt động ứng phó. Do đó, bên canh việc tăng cường năng
lực phản ứng nhanh, chúng ta cần xây dựng kế hoạch hành động ứng phó sự cổ tràn
dầu đối với các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố tràn dầu. Đây là một hoạt
động rất cần thiết và đã được nêu trong thuyết minh đề cương của dự án thành phần
3; tuy nhiên, do trong dự toán đã không bổ trí dòng kinh phí chi cho hoạt động này
nên dự án thành phần 3 đã không thể xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
cho các vùng trọng điểm. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục triển khai thực
hiện nội dung này. Các kế hoạch ứng phó tràn dầu cho các vùng trọng điểm phải
đảm bảo ngắn gọn, đầy đủ các nội dung cơ bản về các hoạt động cần thực hiện khi
sự cố tràn dầu xảy ra và đảm bảo tính phù họp, khả thi với đặc thù riêng của từng
vùng.
Trong quá trình triển khai kế hoạch hành động, các hướng dẫn kỹ thuật đối
với từng công đoạn cần được sử dụng. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần
hoàn thiện và xuất bản các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật như hướng dẫn phương pháp
và quy trình điều tra, đánh giá xừ lý dầu tràn; hướng dẫn thu gom chứng cứ dầu
tràn; hướng dẫn lượng giá tổn thất do dầu tràn; hướng dẫn phục hồi môi trường khu
vực ô nhiễm do dầu tràn, và phổ biến tới cộng đồng, các cơ quan quản lý và các

đơn vị có liên quan khác để thống nhất thực hiện một cách có hiệu quả, đảm bảo
tính pháp lý, khoa học.
Cần xây dựng lộ trình cụ thể để tham gia các Công ước quốc tế về ứng phó
sự cố tràn dầu như Công ước CLC92; Công ước FUND92; Công ước Quốc tế và
sẵn sàng ứng phó và hợp tác xử lý ô nhiễm dầu (OPR C9).
2.5 Lĩnh vực điều tra, đánh giá mức độ suy thoái hệ sinh thái biển:
Do điều kiện hạn chế nguồn lực triển khai thực hiện, dự án mới chỉ nghiên
cứu được những nội dung về hệ sinh thái biển được đề cập ở ứên. Để tiếp tục hoàn
thiện những nội dung này đồng thời mở rộng các nội dung nghiên cứu đánh giá
toàn diện, hệ thống hơn các vấn đề nhằm để xuất được các giải pháp quản lý và sử
dụng bền vững tài nguyên biển, cụ thể như sau:
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách quản lý đa dạng
sinh học nói chung và đa dạng sinh học các HST biển điển hình nói riêng từ Trung
943
Cần có nghiên cứu bồ sung, chi tiết về phương pháp luận và thực hiện thí
điểm việc đánh giá tổn thương; lượng giá tổn thất cho các hệ sinh thái biển điển
hình. Đề xuất hoàn thiện hệ thống phương pháp này đồng thời đánh mức độ tổn
thương, đánh giá mức độ suy thoái, lượng giá tổn thất các hệ sinh thái chi tiết cho
các vùng biển và trên toàn vùng biển Việt Nam.
Tiếp tục xây dựng, cập nhật và hoàn thiện hệ thống các bản đồ theo các tỷ lệ
phù họp đảm bảo phục vụ công tác quản lý nhà nước bao gồm: bản đồ hiện trạng,
bản đồ mức độ suy thoái, bản đồ dự báo mức độ suy thoái cho các hệ sinh thái biển
tại vùng biển Việt Nam.
Cập nhật, duy trì, phát triển và có cơ chế quản lý, chia sẻ hệ thống thông tin,
dữ liệu hiện trạng đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển hỗ trợ công tác quản lý
nhà nước về đa dạng sinh học đồng thời tích hợp với các hệ thống thông tin, dữ liệu
về tài nguyên và môi trường hiện nay.
Cần đầu tư nghiên cứu, xây dựng hệ thống quan trắc đa dạng sinh học các
HST biển để tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện CSDL HST biển trong đó có
bản đồ các HST biển các tỷ lệ khác nhau đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công

tác quản lý, bảo tồn, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học biển và hội nhập quốc tế,
khu vực về lĩnh vực liên quan.
Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát định kì 5 năm hoặc 10 năm để xác định sự
biến động của các hệ sinh thái đồng thời tiếp tục phân tích các nguyên nhân tự
nhiên, các nguyên nhân từ các hoạt động kinh tế xã hội gây suy thoái, tổn thương
các hệ sinh thái biển đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp khả thi trong điều kiện
hiện nay. Trên cơ sở các giải pháp đề ra, một số những giải pháp chính sách cũng
như các giải pháp kỹ thuật cấn được văn bản hóa chính thức phục vụ công tác quản
lý.
Công tác bảo tồn chỉ cỏ thể hiệu quả khỉ chúng ta xác định tổng giá trị kinh
tế và những giá trị tổn thất của HST, do vậy bất cứ một khu bảo tồn nào cũng phải
được lượng giá giá trị kinh tế của chúng, những giá trị bị tổn thất do suy giảm môi
trường. Đối với 4 địa điểm đã tiến hành nghiên cứu, cần tiếp tục nghiên cứu và mở
rộng quy mô nghiên cứu, đặc biệt với các phương pháp đã sử dụng, hàng năm nên
tiếp tục lượng giá lại để thấy được quá trình diễn biến xảy ra hàng năm, thông qua
biến thiên của giá trị kinh tế sẽ thấy được diễn thế của HST ngoài tự nhiên.
Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm và nhân rộng các giải pháp kỹ thuật phục
hồi các HST biển điển hình.
Huy động sự tham gia của các bên đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương
trong công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển các HST biển điển hình tại theo hình
ương đến địa phương.
944
Huy động sự tham gia của các bên liên quan (các doanh nghiệp, tổ chức
nghiên cứu ) trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị tiềm năng của các HST
biển theo hướng phát triển bền vững.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực quản lý về bào tồn và
phát triển bền vững các HST biển.
Nghiên cứu xây dựng đề xuất và áp dụng các cơ chế tài chính cho bảo tồn
các HST biển phù họp với tình hình thực tế của Việt Nam, huy động tài trợ quốc tế
cho các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững các HST.

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng tác động của biến đổi khí hậu đến các HST
biển theo các kịch bản đã được công bố và đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng
vùng biển trên các đối tượng cụ thể.
2.6. Lĩnh vực đánh giá tổng họp hiện trạng và dự báo mức độ tổn
thương tài nguyên-môi trường biển:
Mở mới pha 2 của dự án trong thời gian tiếp theo nhằm tiếp tục thực hiện
các nhiệm vụ sau:
Đánh giá mức độ tổn thương TN-MT tại các vùng biển khác có mức độ đa
dạng sinh học và có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH và an ninh - quốc
phòng ngoài 16 vùng biển trọng điểm đã được thực hiện (1.700 km2);
Lượng giá tổn thất tại các vùng biển trọng điểm như Vân Phong, cửa sông
Đồng Nai, cửa sông Hậu,
Quy hoạch sử dụng bền vững TN-MT tại các vùng trọng điểm còn lại như:
Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong
Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đưa Quy hoạch sử dụng bền
vững TN-MT như là một Quy hoạch cần thiết nhằm xây dựng các quy hoạch vùng
và quy hoạch ngành.
Đánh giá và dự báo mức độ tổn thương là phương pháp mang tính tổng hợp,
linh động, và có hiệu quả có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực và phục vụ mục đích
khác nhau. Trong đó, đánh giá dự báo mức độ tổn thương TN-MT là phương pháp
chính của quá trình quy hoạch sử dụng bền vững TN-MT, đặc biệt trong bối cảnh
ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.
Đề xuất có một tập san hoặc tạp chí chuyên đề về tổn thương biển nhằm tổng
họp các bài báo, công trình khoa học của dự án.
thức bảo tồn nguyên vị.
945
Đề nghị cấp kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên của cổng thông tin
điện tử nhằm sử dụng hiệu quả các kết quả đã đạt được của Dự án và cung cấp
thông tin hoạt động cho các Dự án khác trong Đề án 47.
Hiện nay, CSDL tổn thương môi trường biển (bao gồm dữ liệu nền địa lý và

các dữ liệu chuyên đề được tích hợp từ 06 Dự án thành phần) và các bản đồ được
upload lên cổng thông tin rất lớn (khoảng gần 400 bản đồ - định dạng *.mxd của
phần mềm ArcGIS). CSDL Tổn thương môi trường biển và số lượng bản đồ này
hiện đang hạn chế đường truyền của cổng thông tin. Do đó, để các ứng dụng trên
Cổng thông tin có thể hoạt động tốt và phục vụ tối đa các yêu cầu người dùng, hệ
thống máy chủ và cơ sở hạ tầng cần có các giải pháp tối ưu cho hệ thống.
3. NHỮNG THÀNH T ựu MỚI CỦA Dự ÁN so VỚI TRƯỚC ĐÂY
- Đã đưa ra được phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, quy trình
công nghệ về đánh giá và dự báo MĐTT đối với các đối tượng TN-MT biển Việt
Nam do các yếu tổ khí tượng - khí hậu, địa chất, ô nhiễm môi trường và các hoạt
động nhân sinh;
- Đã xây dựng hệ thống CSDL thiên tai do KT-TV, quá trình địa chất, sự cố
tràn dầu, ô nhiễm môi trường và gây tổn thương TN-MT biển và cơ sở hạ tầng KT-
XH đới ven biển và biển nông ven bờ Việt Nam;
- Xây dựng được nguyên tắc, quan điểm về quản lý, bảo vệ tài nguyên môi
trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường,
hạn chế ô nhiễm theo hướng PTBV, đảm bảo an ninh quốc phòng
- Đưa ra được một số mô hình quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên địa
chất, tài nguyên nước, đất, HST và các giải pháp phòng tránh thiên tai, phòng ngừa
và ứng phó sự cố môi trường, biến đổi khí hậu và sự dâng cao mực nước biển, hạn
chế ô nhiễm
- Hệ thống quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chuyên ngành: theo hướng
phát triển bền vững tài nguyên bảo vệ môi trường đới ven biển và vùng biển Việt
Nam.
- Đã đưa ra được các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, sử dụng,
bảo vệ TN-MT biển chưa chú ý đến MĐTT nên chưa thực sự hiệu quả.
2.7. Cơ sở dữ liệu chuẩn cho toàn dự án:
946

×