Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thái độ của giáo viên đối với việc dạy - học môn tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.5 MB, 18 trang )

THÁI Độ CỦA 6IÁ0 VIÊN ĐỐI VÚI VIỆC DẠY HOC MON TIENG VIET THEO CHUUNG TRINH
VA SACH GIAO KHOA HIEN HANH
Vé Thi Thanh Huong’

1. DAT VAN DE
Quốc hội khoá X đã ra Nghị quyết 40 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng lần này là “xây
dựng chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thơng mới nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển

nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phù hợp với

thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các

nước phát trién trong khu vuc va thé gidi”’.
2,21)

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá X, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban

hành chương trình các mơn học bậc Tiểu học (2001), Trung học cơ sở (2002) và

Trung học phổ thơng (2006). Theo đó, các sách giáo khoa tương ứng cũng đã được

biên soạn, được dạy thí điểm, được chỉnh sửa và hiện đang được triển khai dạy đại

trà ở tắt cả các cấp học phổ thơng.

Sau khi chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) Tiểu học (TH) và Trung

học cơ sở (THCS) được triển khai đại trà, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo


dục đã có một đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước (2004) về “Nghiên cứu đánh

giá chất lượng và hiệu quả triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới bậc

Tiểu học và Trung học cơ sở trong phạm vi cả nước” với mục tiêu là đánh giá
khách quan, khoa học mức độ đáp ứng của CT và SGK mới đối với yêu cầu nêu ra

trong Nghị quyết 40/2000/QH10. Theo kết luận của báo cáo “Khảo sát thực trạng tổ
PGS.TS, Viện Ngôn ngữ học, Email:

'- Nghị quyết số 40/2000/QH10

173


Vũ Thị Thanh Hương

chức dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới ở trường Tiểu học và trường

Trung hoc co so”, bản thân CT, SGK mới không gây quá tải, quá sức đối với học
sinh cả ở TH lẫn THCS, được giáo viên đánh giá cao và đón nhận đầy tâm huyết.

Tuy nhiên, một báo cáo khác cũng thuộc phạm vi của để tài trên có nhan dé
“Đánh giá chất lượng lĩnh hội tri thức của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
theo chương trình và sách giáo khoa mới”, dựa vào bài kiểm tra trắc nghiệm khách

quan đối với các mơn Tốn, tiếng Việt ở TH; Tốn, Ngữ văn, Lịch sử và Vật lí ở

THCS, đã đưa ra kết luận rằng vấn đề vận dụng kiến thức của học sinh chưa được


thực sự quan tâm, và càng lên lớp trên thì vẫn đề càng trở nên trầm trọng.

Trong xã hội, dư luận thời gian gần đây đặc biệt quan tâm đến chất lượng

của giáo dục nói chung, của CT và SGK nói riêng. Trong số các môn học ở phổ

thông, môn Tiếng Việt nằm ở tâm điểm của sự chú ý chính bởi vì tầm quan trọng

của nó trong nhà trường. Dư luận về CT, SGK môn Tiếng Việt/Ngữ văn đi theo

nhiều hướng khác nhau, khen cũng nhiều mà chê cũng khơng ít. Dư luận đặc biệt

quan tâm và bức xúc vì năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh vẫn chưa có gì

được cải thiện, nếu khơng nói là ngày càng có nhiều biểu hiện yếu kém hơn.

Đánh giá tình hình thực hiện CT và SGK trong nhà trường là một việc làm

cần thiết nhưng khơng dễ. Cho đến nay chưa có nhiều, nếu khơng muốn nói là

chưa có những nghiên cứu chun sâu tìm hiểu tình hình dạy - học tiếng Việt

trong nhà trường. Nghiên cứu này của chúng tôi là một cỗ gắng nhỏ để góp phan
làm phong phú thêm những hiểu biết hiện còn rất hạn chế của chúng ta về vấn đề

nay. Tinh hinh day - hoc tiếng Việt có thể được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau
và bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó tìm hiểu thái độ của các chủ thể

trực tiếp tham gia vào quá trình dạy - học là một hướng đi khơng mới nhưng có


nhiều triển vọng.

Nghiên cứu này tiếp cận thái độ từ quan điểm tinh thần luận, theo đó thái độ

của một cá nhân đối với một đối tượng/hiện tượng được xem là quyết định ứng xử

của cá nhân đối với đối tượng/hiện tượng đó, và để đo thái độ, cần để nghị cá

nhân thơng báo lại thái độ của mình (đo trực tiếp) hoặc suy diễn từ hành vi (đo

gián tiếp) (chỉ tiết hơn về nghiên cứu thái độ nói chung và thái độ ngơn ngữ nói
riêng xin xem Vũ Thị Thanh Hương, 2005).

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu liên

quan đến tình hình đạy - học tiếng Việt theo CT và SGK hiện hành thơng qua

phân tích thái độ của giáo viên đang dạy môn Tiếng Việt/Ngữ văn ở cả 3 cấp TH,
THCS và THPT. Ngoài phần Mở đầu/Vẫn đề, Phương pháp nghiên cứu, và Kết

luận, phần Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày 4 nội dung chính, đó là: a) Đánh giá

?

Bộ GD & ĐT, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, để tài KHCN độc lập cấp Nhà nước 2004/23;
2006.

174



THAI BO CUA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC DẠY - HỌC MÔN TIENG VIET...
của giáo viên về kết quả học môn Tiếng Việt của học sinh theo CT và SGK hiện

hành; b) Đánh giá của giáo viên về khả năng thực hiện CT và dạy - học theo CT và
SGK hiện hành; c) Thái độ của giáo viên đối với CT và SGK hiện hành, và d) Đánh

giá của giáo viên về những khó khăn và nhu cầu bồi dưỡng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Có 307 giáo viên dạy mơn Tiếng Việt/Ngữ văn ở các trường TH, THCS và

THPT tại 4 tỉnh/thành phố là Ninh Bình (đại điện cho khu vực nơng thơn miễn

Bắc), Thanh Hóa (đại điện cho khu vực thành thị), Quảng Trị (đại điện cho khu

vực miền Trung) và Điện Biên (đại diện cho khu vực miễn núi phía Bắc) tham gia

vào nghiên cứu này. Tư liệu được thu thập chủ yếu bằng phỏng vấn có sử dụng
bảng hỏi được cấu trúc hóa. Một số buổi phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng
được thực hiện tại thành phố Thanh Hóa. Trong số 307 giáo viên này có 91 người
đang dạy ở TH (chiếm 31,2%), 131 người đang dạy THCS (chiếm 42,5%), 80 người

đang dạy THPT (chiếm 26,3%), và 68 người là giáo viên nam (chiếm 22,5%). Đa số

các giáo viên (44,2%) có thâm niên giảng dạy từ 5-10 năm và phần lớn có trình độ

đào tạo đại học sư phạm (43,1%) hoặc cao đẳng sư phạm (47,9%), tức là đạt chuẩn

quốc gia về chuyên môn, và hơn nửa trong số họ (54,7%) đang dạy tại các trường ở


vùng sâu, vùng xa.

Các kết quả thu được từ bảng hỏi được xử lí định lượng thơng qua phần
mềm thống kê SPSS, các tư liệu phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được phân tích
định tính theo nội dung chủ đề.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá của giáo viên về kết quả học môn Tiếng Việt của học sinh theo

CT và SGK hiện hành

Khi được để nghị đánh giá kết quả môn Tiếng ViệVNgữ văn của đa số học

sinh trong lớp mình đang dạy, 55% giáo viên cho rằng đa số học sinh lớp họ dạy

có kết quả trung bình; 22,8%
giỏi; 20,4% cho rằng kết quả
2% giáo viên cho rằng đa số
quả đánh giá này có sự khác

cho
lẫn
học
biệt

rằng đa số học sinh lớp họ đạy có kết quả khá lộn giữa các mức và khó chỉ ra xu hướng; chỉ có
sinh lớp họ có kết quả học kém. Tuy nhiên, kết
đáng kể tuỳ theo khối lớp đang dạy, khu vực địa

lí của trường và thâm niên giảng dạy của giáo viên.


3

Tư liệu sử dụng trong bài viết này được thu thập trong khuôn khổ của để tài khoa học cấp Bộ 2009-

2010 về “Giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn“ do

Vũ Thị Thanh Hương làm Chủ nhiệm, Viện Ngơn ngữ học là cơ quan chủ trì.

175


Vũ Thị Thanh Hương

Kết quả trình bày ở Bảng 1 (1-2) cho thấy, theo đánh giá của các giáo viên,
hoc sinh TH có kết qua hoc tốt hon hoc sinh THCS

va THPT, va học sinh ở vung

thành thị cũng có kết quả học tập tốt hơn học sinh ở nông thôn va vùng sâu vùng

xa, thể hiện ở

tỉ lệ đạt kết quả khá - giỏi cao hơn và tỉ lệ học sinh kém thấp hơn.

Giữa học sinh THCS và THPT dường như cũng có sự khác biệt: tỉ lệ khá - giỏi của

học sinh THPT cao hơn tỉ lệ tương ứng của học sinh THCS. Kết quả trình bày ở
Bảng 1-1 cho thấy theo CT và SGK hiện hành, học sinh THCS phần lớn chỉ đạt


được kết quả trung bình.

Thâm niên giảng dạy của giáo viên cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập

của học sinh: giáo viên càng có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm thì càng có nhiều

học sinh đạt kết quả khá - giỏi. Những giáo viên có thâm niên giảng dạy dưới 10
năm có xu hướng cho rằng đa số học sinh lớp họ đạy có kết quả trung bình hoặc

lẫn lộn (khó xác định xu hướng).

Bảng 1: Đánh giá của giáo viên về kết quả học môn Tiếng Việt của học sinh
1. Lớp đang dạy

TH

Kém

TB

0

Khá

32 (34,8%)

THCS

2(1,6%)


THPT

4(515) | 44 (55,7)

| 27(29,3%)

| 88 (68,8%)

x?
Kém

Thanh thi

1(19%) |

15 (28,3%)

Nông

thôn

2 (2,5%)

47 (58%)

Vùng

sâu

3 (1,8%) |


| 18(19,6) | 15 (16,3%)

7 (5,5%)

14 (17,7%)

TB

2 (1,6%) | 29 (22,7%)

0

17 (21,5%)

102 (61,8%)

Kha

9(17%) |

Gidi

Lan lộn

18 (34%) |

10 (18,9%)

17 (%)


0

15 (18,5%)

21 (12,7%)

2 (1,2%)

37 (22,4%)

x?

0,000

3. Tham nién
<5 nam
5 - 10 năm
- 15 năm

>15 năm
x2

Lẫn lộn

0,000

2. Vung dia li

11


Giỏi

Kém
0
4 3%)
0
2 (2.4%)

TB
30 (69,8%)
81 (60%)
16 (48,5%)
34 (40%)

Kha

Gidi

Lan lộn

3 (7%)

1 (2,3%)

9 (20,9%)

18 (13,3%)

0


32 (23,7%)

9(27,3%)

2 (6,1%)

6 (18,2%)

18 (21,2%)

17 (20%)

14 (16,5%)

0,000

(X? la chỉ báo uề mức độ có ý nghĩa của các con số thống kê. Nếu X? < 0,05 thì có thể
kết luận sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa uề mặt thống kê.)
176


THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC DẠY - HỌC MON TIENG VIET...
3.2. Đánh giá của giáo viên về khả năng dạy - học theo chương trình và sách
giáo khoa hiện hành

Một trong những mục tiêu của lần đổi mới CT và SGK vừa rồi là đổi mới
phương pháp giảng dạy nhằm
chung là chuyển đổi từ phương
phương pháp dạy - học lấy học

động tham gia vào kiến tạo bài

nâng cao chất lượng giáo dục, với định hướng
pháp dạy - học lấy giáo viên làm trung tâm sang
sinh làm trung tâm; tăng cường tính tích cực, chủ
học của học sinh. Các giáo viên đã được yêu cầu

ước lượng thời gian dành cho 6 hoạt động giảng dạy khác nhau trong một tuần

cho tiết học Tiếng Việt/Ngữ văn. Bảng 2 dưới đây trình bày kết quả thu được. Số
liệu ở Bảng 2 cho thấy đa số giáo viên dành nhiều thời gian để thuyết giảng nội

dung bài học cho học sinh hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra, và điều này đặc biệt
rõ nét ở các giáo viên THPT. Gần 60% giáo viên THPT thông báo rằng họ dành

trên 50% thời lượng của môn Ngữ văn trong một tuần cho học sinh làm bài kiểm
tra, chuẩn bị cho các kì thi. Điều này có thể thấy thi cử cuối cấp là một áp lực tác

động rất lớn đến các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Các hoạt động khác như

cho cả lớp thảo luận chung dưới sự dẫn dắt của giáo viên, hay cho học sinh làm
việc nhóm nhỏ, cho học sinh làm việc độc lập (cá nhân hóa các hoạt động học tập

của học sinh) cũng được các giáo viên dành một thời lượng vừa phải (từ 10 -50%
thời gian), đặc biệt là các giáo viên TH và THCS. Rất ít giáo viên sử dụng thời gian
cho các hoạt động ngơn ngữ như thuyết trình, trị chơi ngơn ngữ, những hoạt

động có vai trị quan trọng trong việc tăng cường tính chủ động, sáng tạo của học
sinh và được học sinh đón nhận tích cực. Điều này cho thấy, mặc dù chương trình


chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng thực tế các giáo viên
vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống, lấy giáo viên làm trung tâm và
thuyết giảng làm hoạt động giảng dạy chủ yếu. Nhiều giáo viên cho rằng với CT
và SGK hiện hành, họ khơng thể có thời gian để thực hành các phương pháp

giảng dạy tích cực ở trên lớp. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy xu hướng các giáo
viên TH có sử dụng và dành nhiều thời gian cho các hoạt động nhóm nhỏ, hoạt

động ngơn ngữ nhiều hơn các giáo viên THCS và THPT.

177


Vũ Thị Thanh Hương

Bảng 2: Thời lượng trung bình trong một tuần dành cho các hoạt động giảng dạy trên lớp trong
giờ học Tiêng Việt/Ngữ văn
Hoạt động dạy - học
1. HS nghe thầy/cơ thuyết giảng:

- ít (dưới 10%)

- tương đối (10-50%)

- khá nhiễu (trên 50%)

TH

THCS


THPT

15 (17%)

7 (5,4%)

6 (7,8%)

33 (37,5%)

73 (56,6%)

39 (50,6%

40 (45,5%)

x?

49 (38%)

30 (39%)

0,006

2. HS làm việc độc lập ca nhân:
- ͆ (dưới 10%)

5 (5,2%) |

- tương đối (10-50%)


27 (20,9%)

22 (29,3%)

24 (18,6%)

15 (20%)

50 (52,1%) | 78(60,5%) |

- khá nhiêu (trên 50%)

41 (42,7%)

x?

38 (50,7%)

0,000

3. HS làm việc nhóm nhỏ:
- Íf (dưới 10%)

15 (15,8%)

38 (29,9%)

34 (45,3%)


- tương đối (10-50%)

55 (57,9%)

56 (44,1%)

31 (41,3%)

- khá nhiêu (trên 50%)

25 (28,3%)

33 (26%)

9(12%)

x?
4. HS tham gia hoạt động ngơn ngữ:

0,001

- khơng bao giờ có
- Ít (dưới 10%)

2(2,1%) |
52 (55,3%)

- tương đối (10-50%)

29 (30,9%)


- khá nhiễu (trên 50%)

11 (11,7%)

x?

10(7,8%)
87 (68%) |
25 (19,5%)

6 (4,7%)

15 (20%)
50 (66,7%)
8 (10,7%)

2 (2,7%)

0,000

5. HS thảo luận cả lớp:
- ͆ (dưới 10%)

- tương đối (10-50%)

- khá nhiễu (trên 50%)

12 (12,9%)


35 (27,6%)

44 (47,3%) | 60 (47,2%) |

36 (387%) | 31(24.4%) |

x?

21 (28,8%)

34 (46,6%)
18 (24,7%)

0,076

6. HS làm bài kiếm tra:
- Ít (dưới 10%)

- tương đối (10-50%)
- khá nhiễu (trên 50%)
x?

23 (25,6%)

15 (11,6%)

26 (28,9%) | 43(33,35) |
41(45,6%) | 71(55,0%) |

14 (18,9%)


16 (21,6%)
44 (59,5%)

0,046

Khơng chỉ khơng có đủ thời gian để sử dụng các phương pháp giảng dạy tích
cực mà khi sử dụng, nhiều giáo viên cũng thông báo là họ gặp nhiều lúng túng, và

điều này có sự khác biệt đáng kể giữa giáo viên dạy ở các vùng, miễn khác nhau.
Cụ thể, khi cho học sinh làm việc nhóm, có 30,5% giáo viên dạy ở vùng nơng thôn,

32,3% giáo viên dạy ở vùng sâu vùng xa thừa nhận là họ có gặp khó khăn, trong

khi tỉ lệ này ở các giáo viên thành phố là 19,2% (X2 = 0,01). Tỉ lệ cũng gần tương tự
khi giáo viên được hỏi về khả năng sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực.
178


THAI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC DẠY - HỌC MƠN TIẾNG VIỆT...
Đổi mới CT khơng chỉ hướng đến đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn
hướng đến đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh. Trong 4 phương
pháp đánh giá được đưa ra để hỏi (kiểm tra, bằng trắc nghiệm khách quan, câu hỏi
tự luận, kiểm tra miệng, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau), các giáo viên

của cả 3 cắp TH, THCS và THPT đều nhìn nhận là họ sử dụng phương pháp kiểm

tra bằng câu hỏi tự luận và kiểm tra miệng tương đối nhiều (1-3 lần/tháng) cho đến

khá nhiều (1-3 lần/tuần). Các giáo viên TH và THCS có xu hướng dùng nhiều


phương pháp đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hơn các giáo viên

THIPT. Đặc biệt, các giáo viên TH đã sử dụng phương pháp cho học sinh tự đánh

giá và đánh giá lẫn nhau nhiều hơn hẳn các giáo viên THCS và THPT (Bảng 3).
Nếu kiểm tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và phương pháp cho học
sinh tự đánh giá cũng như đánh giá lẫn nhau là 2 phương pháp đánh giá của
đường hướng học tập lẫy học sinh làm trung tâm, kết quả khảo sát chỉ ra rằng các
giáo viên THPT vẫn còn chậm đổi mới so với yêu cầu đặt ra. Để tìm hiểu kĩ hơn
nguyên nhân dẫn đến tình hình này, các giáo viên đã được yêu cầu đánh giá khả

năng sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau của mình. Kết quả (Bảng 4)
cho thấy có 25/2% giáo viên THCS va 25% giáo viên THPT cho rằng họ gặp khó
khăn khi sử dụng nhiều chiến lược đánh giá học sinh, trong khi tỉ lệ này ở giáo

viên TH

là 6,5%. Như

vậy, việc các giáo viên THCS

và THPT

ít sử dụng

các

phương pháp đánh giá mới là vì họ cảm thấy có khó khăn. Mặc dù các giáo viên


thành phố có tỉ lệ sử dụng tốt các phương pháp đánh giá mới cao hơn so với tỉ lệ

này ở các giáo viên nông thôn và vùng sâu, nhưng tỉ lệ giáo viên gặp khó khăn ở
cả 3 vùng khơng có sự khác biệt đáng kể (17,6% giáo viên thành phố, 21% giáo
viên nơng thơn và 19% giáo viên vùng sâu gặp khó khăn khi sử dụng nhiều
phương pháp đánh giá).
Bảng 3: Các chiến lược kiểm tra, đánh giá học sinh
Chiến lược đánh giá

TH

THCS

THPT

1. Dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
- không bao giờ

- it (1-4 lần/năm)
- tương đối (1-3 lần/tháng)
- khá nhiễu (1-3 lần/tuần)

0

15 (17,2%)
31 (35,6%)
41 (47,1%)

x
2. Dùng câu hỏi tự luận:


- không bao giờ
- it (1-4 lần/năm)
- tuong d6i (1-3 |an/thang)
- khá nhiêu (1-3 lần/tuần)

x?

0

35 (27,1%)
35 (27,1%)
59 (45,7%)

6 (8,2%)

27 (37%)
27 (37%)
13 (17,8%)

0,000
1 (1,1%)
17 (19,5%)
28 (32,2%)

41 (47,1%)

0
20 (15,7%)
50 (39,4%)


57 (44,9%)

0
15 (19,7%)
40 (52,6%)

21 (27,6%)

0,067
17g


Vu Thi Thanh Hương
3. Kiém tra miéng:
- không bao giờ

- ít (1-4 lần/năm)

- tương đối (1-3 lần/tháng)
- khá nhiêu (1-3 lằn/tuần)

0

0

1 (1,3%)

12 (13,2%)
77 (84,6%)


15 (11,9%)
100 (79,4%)

23 (29,9%)
42 (54,5%)

2 (2.2%)

11 (8,7%)

x?

11 (14,3%)

0,000

4. HS tự đánh giá lẫn nhau:

- không bao giờ
- it (1-4 lan/nam)
- tương đối (1-3 lần/tháng)

0%
2 (2,2%)
22 (23,7%)

6 (4,8%)
32 (25,6%)
52 (41,6%)


11 (14,9%)
29( 39,2%)
25 (33,8%)

- khá nhiêu (1-3 lần/tuần)

69 (74,2%)

35 (28,0%)

9(12,2%)

x?

0,000

Ngoài việc đổi mới phương pháp day học và phương pháp kiểm tra đánh
giá, CT hiện hành cịn có một sO yêu cầu mới nữa so với CT

cũ, đó là CT và SGK

hiện hành được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp các phân mơn Tiếng Việt, Văn

học và Tập làm văn, giáo viên phải có khả năng sử dụng nhiều phương tiện dạy
học mới, và phải có khả năng cá nhân hóa việc day - học của học sinh (dạy lớp có
học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau). Theo đó, các giáo viên được đẻ nghị

đánh giá khả năng dạy học của mình theo 4 thang đo: 1) khơng bao giờ thực
hiện/khơng thích hợp, 2) thực hiện nhưng có khó khăn, 3) làm được và 4) làm tốt.


Két qua dugc trinh bay & Bang 4.

Bảng 4: Khả năng thực hiện chương trình mới tính theo cấp học

Các u cầu
1. Dạy tích hợp TV, VH và TLV:

TH

THPT

- Khơng thích hợp

6(65%)

- Có khó khăn

22 (23,7%) | 27 (21,1%)

13 (16,3%)

- Làm được

57 (61,3%) | 88 (68,8%)

| 57 (71,3%)

- Làm tốt


8(86%)
xX?

2. Dạy lớp học sinh có nhiều trình độ:

|0

1(1,3%)

| 13(10,2%) | 9(11,3%)
0,054

- Khơng thích hợp

4(4,3%)

- Có khó khăn

33 (35,1%) | 68 (53,5%) |

- Làm được

43 (45,7%) | 43 (33,9%) | 35 (44,9%)

- Làm tốt

3. Sử dụng nhiều chiến lược đánh giá:

- Không thích hợp
- Có khó khăn


|6(4,7%)

| 4(5,1%)
14 (25,2%)

14 (14,9%) | 10(7,9%) | 5 (6,4%)

X?

180

THCS

0,105

2(2,2%)
6(65%)

|3(24%)
|0
| 32(25,2%) | 19 (25%)


THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN ĐÓI VỚI VIỆC DẠY - HỌC MÔN TIẾNG VIỆT...
4. Sử dụng phương tiện dạy học mới:
- Khơng thích hợp

29 (31,5%) | 28 (22%)


3 (3,8%)

- Có khó khăn
- Làm được

32 (34,8%) | 54 (42,5%) | 19 (24,4%)
31 (33,7%) | 33 (26%)
50 (64,1%)

- Làm tốt

0
x2

12(94%)

| 6(7,7%)

0,000

Kết quả cho thấy có 23,7% giáo viên TH; 21,1% giáo viên THCS và 16,3% giáo
viên THPT có khó khăn khi dạy theo u cầu tích hợp của chương trình. Nhiều
giáo viên, đặc biệt là giáo viên THCS và giáo viên TH, cảm thấy có khó khăn khi
phải dạy lớp học có học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau cũng như có khó

khăn khi sử dụng các phương tiện dạy - học mới. Nếu tách số liệu theo vùng địa lí,
thì tỉ lệ các giáo viên đang dạy ở vùng sâu vùng xa gặp khó khăn trong các tiêu chí

được hỏi là khá cao. Cụ thể là có đến 26,7% giáo viên vùng sâu có khó khăn khi


đạy tích hợp trong khi tỉ lệ này ở các giáo viên thành phố là 3,8%. Tương tự như
vậy, có đến 51,8% giáo viên vùng sâu và 45,5% giáo viên nông thôn cảm thấy có

khó khăn khi phải dạy những lớp có học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau,

trong khi tỉ lệ này ở các giáo viên thành phố là 25%. Điều này phản ánh một thực

trạng là các giáo viên chưa được chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu của
chương trình hiện hành. Thực tế là có 67,3% giáo viên TH cho rằng họ được tập
huấn kĩ về phương pháp giảng dạy tích cực, tỉ lệ này ở các giáo viên THCS là
41,5% và chỉ có 28,9% giáo viên THPT được tập huấn kĩ. Nhiều giáo viên đang dạy
ở các vùng sâu vùng xa cũng cho rằng họ chưa được tập huấn kĩ về phương pháp
đạy - học tích cực.

3.3. Thái độ của giáo viên đối với chương trình và sách giáo khoa Tiếng
Việt/Ngữ văn hiện hành

Để tìm hiểu thái độ của giáo viên đối với CT và SGK hiện hành, một số tuyên

bố đã được đưa ra để giáo viên đánh giá bằng cách lựa chọn một trong ba phương
án: a) đồng ý, b) tạm chấp nhận, c) khơng đồng ý. Kết quả trình bày ở Bảng 5 chỉ
ra một số xu hướng chính như sau:

3.3.1. Thái độ của giáo uiên đỗi uới chương trình
Giáo viên của cả 3 cấp học đón nhận CT mơn Tiếng ViệVNgữ văn hiện hành

khá tích cực. Đa số giáo viên khẳng định CT hiện hành có phát triển so với CT cũ,
khơng q khó so với trình độ của giáo viên, và thời lượng dành cho học trên lớp
là vừa phải. Tuy nhiên, nếu như đa số giáo viên TH (54,3%) đồng ý với nhận định


rằng CT phù hợp với đa số học sinh của mình thì đa số giáo viên THCS và THPT chỉ
tạm chấp nhận tuyên bố này. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của các giáo viên
về kết quả học môn Tiếng ViệVNgữ văn của học sinh, theo đó giáo viên TH cho
rằng đa số học sinh của mình đạt kết quả khá - giỏi, cịn giáo viên THCS thì lại cho
rằng đa số học sinh của mình chỉ đạt kết quả trung bình.

181


Vu Thi Thanh Huong

3.3.2. Thái độ của giáo uiên đối uới sách giáo khoa
Đa số các giáo viên TH đồng ý với nhận định rằng SGK Tiếng Việt hiện hành

trình bày đẹp, ngôn ngữ trong sáng, các quy tắc ngôn ngữ trình bày đơn giản, ví

dụ rõ ràng, kiến thức tiếng Việt cung cấp trong sách cần thiết, giúp học sinh sử

dụng tiếng Việt tốt hơn, các chủ để và nội dung đa dạng, thiết thực. Các giáo viên

TH cũng thừa nhận rằng SGK hiện hành có nhiều hoạt động thực hành, giúp giáo

viên tổ chức tốt các hoạt động học tập, khiến cho học sinh hứng thú học hơn, giáo
viên thích dạy hơn và do đó giúp nâng cao chất lượng dạy học. Hơn 85% giáo viên

TH được hỏi cũng cho rằng họ được tập huấn kĩ về cách sử dụng CT và SGK mới,
tuy nhiên, chỉ có 51% thơng báo rằng họ có đủ tài liệu để tham khảo về CT và SGK

hiện hành. Mặc dù CT và SGK tiếng Việt TH được đa số giáo viên đón nhận tích


cực, đa số vẫn cho rằng sách có nhiều điểm về nội dung cần chỉnh sửa, và cho rằng
ngoài giờ học chính khóa, học sinh của họ vẫn cần phải học thêm để đảm bảo nắm
được kiến thức trong CT. Kết quả này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của các
giáo viên và phụ huynh trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Mặc dù

cha mẹ và giáo viên đều thừa nhận là học sinh TH

ngoài giờ học ở trường (với

nhiều nơi là 2 buổi) thì về nhà các em vẫn phải dành nhiều thời gian làm bài tập,

và ngoài ra, muốn học tốt CT, các em cần phải học thêm môn Tiếng Việt.

- Cũng giống như giáo viên TH, đa số các giáo viên THCS cho rằng SGK Ngữ

văn hiện hành trình bày đẹp, các kiến thức tiếng Việt cung cấp trong sách đều cần
thiết để giúp học sinh sử dụng tiếng Việt tốt hơn. Tuy nhiên, so với các giáo viên
TH, tỉ lệ giáo viên THCS đồng ý với các tuyên bố cho rằng SGK phù hợp với nhiều
loại trình độ của học sinh, rằng họ thích dạy theo CT và SGK mới, rằng học sinh

của họ thích học theo SGK hiện hành giảm đi đáng kể. Chỉ khoảng gần một nửa

giáo viên THCS được hỏi cho rằng SGK hiện hành có ngơn ngữ trình bày trong
sáng, các chủ để và nội dung đa đạng, thiết thực, có nhiều hoạt động thực hành,

giúp cho giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy và do đó giúp nâng cao
chất lượng dạy - học môn

Ngữ văn. Hơn 60%


giáo viên THCS

cho rằng họ được

tập huấn tốt về CT và SGK hiện hành, nhưng lại thông báo rằng họ khơng có đủ
tài liệu để tham khảo khi cần thiết. Đặc biệt, có đến 62% giáo viên THCS nhắn

mạnh rằng sách cần chỉnh sửa và cung cấp chỉ tiết những nội dung cần chỉnh sửa
trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Cũng giống như giáo viên TH,

đa số các giáo viên THCS khẳng định rằng học sinh của họ cần học thêm ngoài giờ
học chính khóa để đảm bảo nắm vững các kiến thức cơ bản của CT.

- Đa số các giáo viên THPT cũng cho rằng SGK hiện hành cung cấp các kiến
thức tiếng Việt cần thiết cho học sinh, tuy nhiên nhiều người lại khơng cho rằng
SGK hiện hành trình bày các kiến thức rõ ràng, hay sách phù hợp với nhiều loại
trình độ học sinh, hay học sinh của họ thích học theo CT và SGK mới, hay bản
thân họ thích dạy theo CT và SGK mới. Khác với các giáo viên TH và THC§, tỉ lệ

182


THAI BO CUA GIAO VIEN BOI VOI VIEC DAY - HOC MON TIENG VIET...
các giáo viên THPT không đồng ý với nhận định cho rằng họ đã được tập huấn kĩ

về CT và SGK hiện hành tăng lên đáng kể. Nhiều người trong số họ cũng cho rằng
họ khơng có đủ tài liệu về CT và SGK để tham khảo. Và cũng giống như các giáo
viên TH và THCS, đa số các giáo viên THPT khẳng định học sinh của họ cần học
thêm ngồi giờ học chính khóa.


Những kết quả phân tích thái độ của giáo viên đối với CT và SGK Tiếng

Việt/Ngữ văn trên đây cho thấy mặc dù nhìn chung giáo viên thừa nhận là CT và

SGK hiện hành có đổi mới so với trước đây, phù hợp với trình độ của giáo viên, có

góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nhưng sự hài lòng của giáo viên đối với

các khía cạnh khác nhau của CT và SGK càng lên cấp trên càng giảm. Mặc dù vậy,

các giáo viên của cả 3 cấp học lại khá nhất trí với nhận định rằng SGK cần được

tiếp tục chỉnh sửa và học sinh của họ vẫn rất cần phải học thêm ngồi giờ học

chính khóa. Trái với sự chờ đợi của các nhà thiết kế CT và SGK, chỉ có giáo viên và
học sinh THỊ tỏ ra thích dạy - và học theo CT và SGK hiện hành.

Bảng 5: Thái độ của giáo viên đối với CT và SGK hiện hành

Các tuyên bố

TH

THCS

THPT

1. CT phù hợp với trình độ học sinh

- Đông ý

- Tạm chắp nhận
- Không đồng ý

51 (54,3%)
38 (40,4%)
5 (5,3%)
xX?

2. CT hiện hành có phát triển so với CT cũ
- Đông ý

- Tạm chắp nhận
- Không đồng ý

22 (16,9%)
86 (66,2%)
22 (16,9%)

19 (24,4%)
47 (60,3%)
12 (15,4%)

0,000
80 (87%)

9 (9,8%)
3 (3,3%)

92 (70,8%)


35 (26,9%)
3 (2,3%)

60 (75,1%)

18 (22,5%)
2 (2,5%)

0,041
3. CT hiện hành q khó so với trình độ GV

- Đơng ý

15 (16,3%)

- Không đồng ý

62 (67,4%)

- Tạm chắp nhận

15 (16,3%)

x2

14 (11,3%)

8 (10,5%)

80 (64,5%)


51 (67,1%)

30 (24,2%)

17 (224%)

0,234.

4. Thời lượng học trên lớp vừa phải

- Đông ý

66 (71%)

74 (56,9%%)

- Không đồng ý

7 (7,5%)

18 (13,8%)

- Tạm chắp nhận

20 (21,5%)
X?

38 (29,2%)


| 39 (49,4%)

29 (36,7%)
11 (13,9%)

0,056

5. SGK trình bày đẹp, rõ ràng

- Đơng ý

82 (89,1%)

89 (70,6%)

35 (44,9%)

- Không đồng ý

0

5 (4,0%)

8 (10,3%)

- Tạm chắp nhận

10 (10,9%)

X?


32 (25,4%)

35 (44,9%)

0,000

183


Vũ Thị Thanh Hương

6. Các quy tắc ngơn ngữ trình bày đơn giản, ví dụ dễ

hiểu

- Đơng ý

70 (77,8%)

- Khơng đồng ý

2 (2,2%)

- Tạm chắp nhận

18(200%)

x?


.

7. Các kiến thức TV cần thiết

- Đồng ý
- Tạm chắp nhận
- Không đông ý

80 (85,1%)
13 (13,8%)

x?

- Đồng ý
- Tạm chắp nhận
- Không đồng ý

- Đồng ý
- Tạm chắp nhận
- Không đồng ý

81 (85,3%)
12 (12,6%)
2 (2,1%)

| 30(39%)

14 (18,2%)

89 (70,6%)

35 (27,B%)
2 (1,6%)

54 (70,1%)
20 (26%)

-3 (3,9%)

71 (55,9%)
52 (40,9%)
4 (3,1)

44 (56,4%)
29 (32,7%)
5 (6,4%)

0,000

78 (82,9%)
16 (17,0%)
0

xX?

10. SGK mới giúp nâng cao chất lượng dạy học

10 (7,9%)

0,068


x2
9. SGK giúp GV tổ chức tốt hoạt động dạy học tích cực

| 57(449%)

33 (42,9%)

0,000

1 (1,1%)

8. Chủ đề và nội dung đa dạng, thiết thực

60 (47,2%)

62 (49,6%)
52 (41,6%)
11 (8,8%)

31 (39,7%)
32 (41%)

15 (19,3%)

0,000

- Đồng ý

76 (80%)


69 (54,3%)

43 (44,7%)

- Không đồng ý

1 (1,1%)

9 (7%)

9 (11,8%)

- Tạm chắp nhận

18 (18,9%)

x2

11. Sách không cần chỉnh sửa

33 (43,4%)

0,000

- Đồng ý

28 (30,4%)

- Không đồng ý


47 (51,1%)

- Tạm chắp nhận

49 (38,6%)

17 (18,5%)

x2

17 (13,5%)

7 (9,3%)

78 (61,9%)

51 (68%)

31 (24,6%)

17 (22,7%)

0,094

12. Tôi được tập huắn kĩ về cách sử dụng CT và SGK

mới

- Đông ý
- Tạm chap alia


79 (85,8%)
12 (13%)

- Không đồng ý

4 (1,1%)

xX?

13. Tơi có đủ tài liệu về CT va SGK moi dé tham khảo

- Đồng ý
- Tạm chắp nhận
- Không đồng ý

xX?

184

78 (62,4%)
34 (27,6%)

11 (8,9%)

35 (44,8%)
| 29 (37,2%)

14 (18%)


0,000

48 (51,1%)
27 (28,7%)
19 (20,2%)

37 (29,4%)
37 (29,4%)
52 (41,2%)
0,003

23 (30,3%)
22 (28,9%)
31 (40,8%)


THAI BO CUA GIÁO VIÊN ĐÓI VỚI VIỆC DẠY - HỌC MON TIENG VIET...
' 14. Tơi thích dạy theo CT va SGK mdi

| - Đồng ý
| - Tam chdp nhận
- Không đồng ý

70 (74,5%)
19 (20,2%)
5 (5,4%)

x?
15. HS lớp tôi tỏ ra hứng thú khi hoc theo CT va SGK


60 (47,7%)
51 (40,5%)
15 (11,9%)

31 (40,8%)
36 (47,4%)
9 (11,8%)

0,000

mới

- Đông ý

61 (64,9%)

- Không đông ý

6 (6,4%)

- Tạm chấp nhận

27 (28,7%)

x?

39 (30,7%)

68 (53,5%)


20 (15,8%)

18 (23,1%)

34 (43,6%)

26 (33,3%)

0,000

16. HS lớp tôi không cần học thêm môn TV/Ngữ văn

ngồi giờ học chính khố

- Đơng ý

19 (21,1%)

- Khơng đồng ý

61 (67,7%)

- Tạm chắp nhận

10(11,1%)

xX?

17 (13,7%)


| 25(20,2%)

82 (66,1%)

15 (19,2%)

| 14(17.9%)

49 (62,8%)

0,309

3.4. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn và nhu cầu bồi dưỡng

chun mơn

Kết quả phân tích được trình bày ở trên đã chỉ ra rằng đa số các
được hỏi đều cho rằng CT khơng q khó so với trình độ của giáo viên.
được hỏi “Thây/cơ có khó khăn trong việc dạy theo CT và SGK hiện hành
chỉ có 16,4% giáo viên được hỏi thừa nhận mình có khó khăn, và đa số

giáo viên
Vì thế khi
khơng?”,
họ là giáo

viên dạy ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Những giáo viên thừa nhận có

khó khăn khi dạy theo CT và SGK hiện hành cũng giải thích nguyên nhân chủ yếu
của những khó khăn đó là do trình độ học sinh yếu, CT tương đối nặng, đồng thời

họ thiếu phương tiện giảng dạy cũng như thiếu tài liệu tham khảo.
Mặc dù chỉ có 16,4% giáo viên cho rang mình có khó khăn trong việc dạy

theo CT và SGK hiện hành, nhưng có đến 95,7% giáo viên được hỏi thơng báo

rằng họ có nhu cầu được bồi dưỡng thêm để dạy theo CT và SGK hiện hành. Đa số
mong muốn được bồi dưỡng thêm về phương pháp dạy học mới, cách sử dụng các
thiết bị giảng dạy mới và cập nhật kiến thức mới. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù
nhiều giáo viên chưa tiếp cận được các phương pháp kiểm tra, đánh giá mới,
nhưng rất ít giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng thêm về phương pháp đánh giá
mới. Điều này cho thấy các giáo viên vẫn chưa ý thức, hoặc chưa cảm thấy sự cần
thiết phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh. Có sự khác biệt tương đối
đáng kể về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên theo vùng miễn. Các số liệu cung cấp

trong Bảng 6 cho thấy nếu đa số giáo viên thành thị mong muốn được cập nhật

kiến thức mới thì đa số giáo viên nơng thơn và vùng sâu lại mong muốn được cập
nhật về phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học mới.

185


Vũ Thị Thanh Hương
Bảng 6: Lĩnh vực mong muốn được bồi dưỡng

Lĩnh vực muốn bỏi dưỡng
1. Cập nhật kiến thức mới

Thành thị


Nông thôn

| Vùng sâu

21 (50%)

23 (30,3%)

34 (22,7%)

16 (38,1%)

33 (43,4%)

63 (42%)

3. Sử dụng phương tiện dạy học mới

3 (7,1%)

18 (23,7%)

50 (33,3%)

4. Phương pháp đánh giá mới

1 (2.4%)

2 (2,6%)


3 (2,0%)

5. Khác

1 (2,4%)

0

0

2. Phương pháp dạy học mới

4. KẾT LUẬN
Để thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo

dục phổ thơng, CT và SGK các môn học đã được xây dựng lại theo hướng đổi mới

nội dung và phương pháp dạy - học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc tìm
hiểu thái độ của giáo viên đối với việc dạy - học theo CT và SGK hiện hành đã cung

cắp cho chúng ta một góc nhìn khách quan về mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra
trong Nghị quyết của Quốc hội đối với công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy các giáo viên ở cả 3 cấp TH, THCS và THPT
đều đón nhận CT và SGK mơn Tiếng Việt/N gữ văn một cách tích cực. Cụ thể, đa

số các giáo viên được hỏi đều thừa nhận là CT hiện hành có đổi mới so với CT cũ,
phù hợp với trình độ của đa số giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

SGK Tiếng Việt/Ngữ văn cũng được đa số các giáo viên thừa nhận là có hình thức


trình bày đẹp và chứa các kiến thức cần thiết cho học sinh. Tuy nhiên, đi vào các

khía cạnh cụ thể của việc dạy - học theo CT và SGK hiện hành, có sự khác biệt về
thái độ của giáo viên giữa các cấp học và các vùng miễn khác nhau.

Các kết quả phân tích đã chỉ ra rằng đa số giáo viên TH hài lòng với CT và

SGK Tiếng Việt hiện hành; họ được chuẩn bị tốt để dạy; học sinh của họ thích học;

bản thân họ thích dạy và đa số học sinh của họ đạt kết quả khá - giỏi. Một tỉ lệ

tương đối lớn các giáo viên TH cũng báo cáo có sử dụng các phương pháp giảng
dạy tích cực và nhiều phương pháp đánh giá khác nhau.

Các kết quả phân tích cũng cho thấy mức độ hài lòng giảm dần ở các giáo
viên THCS

và đặc biệt ở giáo viên THPT. Nhiều giáo viên THPT cho rằng sách

chưa thực sự phù hợp với nhiều loại trình độ của học sinh, rằng học sinh của họ

chưa thực sự
hành. Nhiều
phương pháp
này đặc biệt
186

thích
giáo

tích
đúng

học
viên
cực
với

và họ cũng chưa thực sự
THCS và THPT cảm thấy
và sử dụng nhiều phương
các giáo viên giảng dạy ở

thích dạy theo CT và SGK
có khó khăn khi dạy-học
pháp đánh giá khác nhau,
vùng nông thôn và vùng

hiện
theo
điều
sâu,


THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN ĐÓI VỚI VIỆC DẠY - HOC MON TIENG VIET...
vùng xa. Các giáo viên THCS cho rằng đa số học sinh của họ chỉ đạt được kết quả

trung bình khi học theo CT và SGK hiện hành, và kết quả môn Tiếng Việt của học

sinh nông thôn, vùng sâu vùng xa thấp hơn so với kết quả của học sinh thành phố.

Mặc

dù giáo viên các cấp đón nhận

CT và SGK

với mức

độ hài lịng khác

nhau, nhưng giữa họ lại có mức nhất trí cao ở hai điểm. Thứ nhất, đa số đều thống
nhất cho rằng sách cần được tiếp tục chỉnh sửa. Thứ hai, đa số giáo viên TH, THCS
và THPT đều nhấn mạnh rằng học sinh của họ cần phải học thêm ngồi giờ học
chính khóa để đảm bảo nắm vững nội dung CT. Đối với cấp TH, điều này có vẻ
như mâu thuẫn với những đánh giá tích cực của giáo viên về kết quả học tiếng Việt của

học sinh, về CT và SGK hiện hành, và nó gợi ý rằng có lẽ cần phải có những nghiên

cứu sâu hơn để tìm hiểu xem việc học thêm có thực sự giúp cho học sinh học tốt hơn
theo quan niệm hiện nay của đa số giáo viên và phụ huynh học sinh.

Những kết quả nghiên cứu về thái độ của giáo viên đối với việc dạy - học

theo CT và SGK Tiếng ViệVNgữ văn hiện hành được trình bày trong bài viết này

khơng nên được xem là có tính đại diện vì mẫu nghiên cứu nhỏ. Tuy nhiên, hi
vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo có ích khi chúng ta lại đang hối ha.chuan bi cho

cuộc “đại phẫu” nền giáo dục nước nhà được dự kiến bắt đầu từ năm 2015.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. _ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006a), Chương trình giáo dục phổ thông môn Nsữ vin

(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/1006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm

2006 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nxb Giáo dục.

2. _ Bộ Giáo dục và Dao tạo (2006b), Đánh giá chương trình sách giáo khoa phổ
thơng, Cơng văn số 2093/BGDĐT-GDTTH.
3...

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006c), Báo cáo kết quả đánh giá chương trình giáo dục va

sách giáo khoa phổ thông năm 2008, công văn số 146/BC-BGDĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006d), Về nhiệm uụ trọng tâm của giáo dục mầm non,

giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 —

2009, chỉ thị số: 47/2008/CT - BGDĐT.

5...

Đinh Văn Đức (2000),“Góp ý kiến vào nội dung ngữ pháp trong chương trình và

sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc phổ thông những năm đầu thế kỉ XXƑ, trong Ki

yếu Hội thảo Dạy học tHếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ XXI.


6.

Đỗ Ngọc Thống (2004), Dạy học Ngữ uăn theo chương trình mới cho các đối tượng
khác nhau, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

187


Vũ Thị Thanh Hương

Hà Quang Năng (1996), “Từ thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh Tiểu
học, suy nghĩ về cách dạy và sách giáo khoa hiện nay”, Sách giáo khoa Tiếng

Việt bậc tiểu học hiện hành uà chương trình tiếng Việt bậc tiểu học sau năm 2000,

Nxb Giáo dục.

Hồng Vân (2006), “Hệ thống để tài kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ văn của
học sinh Trung học cơ sở theo yêu cầu tích hợp”, Viện Chiến lược và Chương

trình giáo dục.

Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (2006), “Đánh giá khả năng thực

hiện chương trình và sách giáo khoa mới của giáo viên Tiểu học và THCS”,
Hà Nội.

10.


Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (2006), “Đánh giá chất lượng lĩnh
hội tri thức của học sinh Tiểu học và THCS theo chương trình và sách giáo

khoa mới”, Hà Nội.

11.

Viện Khoa học Giáo dục (2000), “Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ
thông: hiện trạng và phương hướng đổi mới”, BCKH, Ki yếu hội thảo “Dạy
học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông dau thé ki XXI’.

12.

Vũ Thị Thanh Hương (2005), “Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ và

hành vi ngôn ngữ (qua cứ liệu về cách phát âm (]) và (n) ở làng Tân Khai, xã
Vĩnh Tuy, Hà Nội)“, Hội thảo quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI, NXB
Khoa học Xã hội, tr. 624-637.

188


THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN ĐÓI VỚI VIỆC DẠY - HỌC MON TIENG VIET...

SUMMARY
VIETNAMESE LANGUAGE TEACHERS’ ATTITUDES
TOWARDS THE NEW CURRICULUM AND TEXTBOOKS
Vu Thi Thanh Huong”

The aim of the present paper is to explore experiences and attitudes of

Vietnamese language teachers towards the teaching of Vietnamese language arts
according to the new curriculum and textbooks. The research results of teachers

attitudes and experiences could be used to highlight the effectiveness of the
language policy and its implementation in practices.
To achieve the above-mentioned aim, the paper has used both the
quantitative and qualitative approches. Quantitative data were collected via a

survey questionnaires which were administered on 307 teachers currently teaching

Vietnamese arts at the elementary school (91 teachers), lower high school (131

teachers) and upper high school (68 teachers) in Ninh Binh, Quang Tri, Dien Bien
provinces and Thanh Hoa city. Qualitative data were collected via in-depth
interviews and focus group discussions with teachers. More than half of the
surveyed teachers (54,7%) are teaching in distant and mountainous areas.
The results have hightlighted that the new Vietnamese curriculum has been
warmly supported by teachers of all grade levels for its innovations, its suitability
to teachers’ capability and its contribution to promoting quality teaching.
Textbooks

received different levels of support with the majority of elementary

school teachers warmly welcoming new textbook. The level of satisfaction
decreases with lower high school teachers and upper high school teachers. A high

percentage of elementary teachers have been found to meet the requirements of
the new curriculum (i.e. using student-centered teaching and multiple grading
methods, integrative teaching. It was also found that the majority of elementary


students get high scores on Vietnamese language arts with the new curriculum

and

textbooks.

The

majority

of lower

high

school

students,

on the contrary,

received only pass scores. A large proportion of high school teachers reported that
they were not so interested in teaching and their students were not so interested in
learning with the new textbooks. They found that the books are not suitable for
teachings students with different ability levels. They also found that they were not
"Institute of Linguistics

189


Vũ Thị Thanh Hương

well trained on how to use the new textbooks, how to teach with the new student-

centered methods. Despite their differences in attitudes towards the teaching and

the learning with the new curriculum and textbooks, the majority of teachers
assured that the textbooks need further revision and that their students need extraclasses to fully master the contents covered by the curriculum.

The results of this paper are by no means representative of the attitudes of all

Vietnamese language art teachers because of its small sample, it is nevertheless an
useful source of reference for linguists and educators in their upcoming curriculum
and textbook reforms.

190



×