NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANHXUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Nhập khẩu hàng hoá và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh ở các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như trong toàn bộ nền kinh tế
Quốc dân
Sự phân công lao động Quốc tế ngày càng rõ nét khiến các Quốc gia xích lại
gần nhau hơn. Mỗi quốc gia được tự nhiên ban tặng những lợi thế nhất định tạo
thành thế mạnh kinh tế của mỗi quốc gia đó. Nhưng nếu chỉ dựa vào sản xuất trong
nước thì không thể cung cấp đầy đủ hàng hoá, dịch vụ đáp ứng như cầu sản xuất
tiêu dùng. Vì vậy để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế thì ngoài những hàng
hoá là thế mạnh, mỗi quốc gia cần nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu khác phục
vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Ngược lại trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế vốn
có sản xuất những mặt hàng thế mạnh, một mặt phục vụ nhu cầu trong nước, mặt
khác xuất khẩu phần thặng dư ra nước ngoài thu ngoài tệ để nhập khẩu những thứ
trong nước có nhu cầu nhưng không thể đáp ứng. Từ nhu cầu phát triển của nền
kinh tế mà nảy sinh ra nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau do đó
hoạt động nhập khẩu là yêu cầu khách quan của tất cả các nền kinh tế.
Là một mặt của hoạt động ngoại thương, nhập khẩu là việc quốc gia này
mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác đây chính là việc nhà
sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa , dịch vụ cho người cư trú trong nước. Một
số quan điểm kinh tế cho rằng nhập khẩu ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của
nền kinh tế, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp vì tiêu dùng nhiều hàng ngoại nhập sẽ làm
giảm mức cầu về hàng hoá nôị địa dẫn tới ảnh hưởng không tốt tới sản xuất trong
nước. Tuy nhiên xét trên tầm vĩ mô thì nhập khẩu lại khuyến khích sản xuất hiệu
quả, giá thành thấp, là 1 trong những yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hoá xuất
khẩu . Trong xu hướng toàn cầu hoá, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau,
hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng càng
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì hoạt động xuất nhập
khẩu có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhất: nhập khẩu góp phần đẩy mạnh sự đổi mới trang thiết bị và công
nghệ sản xuất làm cho lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất được nâng cao, giúp
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn
giúp chúng ta tranh thủ khai thác thế mạnh về vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý của
các nước phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại, trao đổi liên kết kinh tế giữa nước
ta và các nước khác.
Thứ hai: nhập khẩu cũng có tác động tích cực thúc đẩy xuất khẩu vì một số
hàng xuất khẩu đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua việc nhập
khẩu. Một số chính sách nhập khẩu hợp lý đối với nguyên vật liệu, máy móc, thiết
bị phục vụ sản xuất sẽ góp phần làm tăng năng suất, hạ giá thành, cải tiến chất
lượng, tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Thứ ba: hoạt động nhập khẩu thúc đẩy sản xuất có hiệu qủa. Nhập khẩu tạo
sức cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kỹ
thuật, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã; từ đó đưa
nền sản xuất nội địa đi lên.
Thứ tư: nhập khẩu là một bộ phận của cán cân xuất nhập khẩu, là một chỉ
tiêu đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay của nước ta, nhập khẩu giữ vai trò cực
kì quan trọng. Tuy nhiên nhập khẩu tràn lan khối lượng lớn gây lãng phí nguồn
ngoại tệ, kìm hãm sản xuất trong nước và là nguyên nhân của nạn thất nghiệp.
Chính vì thế, muốn tận dụng tốt mặt tích cực của hoạt động nhập khẩu thì chúng ta
phải có những chính sách hợp lý đặc biệt là chính sách thuế với hàng nhập khẩu.
Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà hoạt động nhập khẩu có vai trò khác nhau.
Nhập khẩu là nguồn cung cấp hàng hoá rất quan trọng cho đầu ra của doanh
nghiệp. Thông qua nhập khẩu doanh nghiệp có được nguồn hàng cung cấp cho thị
trường trong nước và tạo ra doanh thu. Việc tổ chức tốt quá trình nhập khẩu, tìm
những mặt hàng đối tác cung ứng hợp lý giúp doanh nghiệp thu được mức chênh
lệch cao.
Để có thể hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có hiểu biết sâu sắc về thị trường quốc tế, những hiểu biết này chỉ có được
thông qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, từ đó phát hiện ra những cơ hội kinh
doanh. Những cơ hội này chính là sự chênh lệch giá cả giữa hai thị trường, nếu giá
cả trong nước thấp hơn ta có hoạt động xuất khẩu và ngược lại ta có hoạt động
nhập khẩu.
Nhận thức được những vai trò to lớn của nhập khẩu không chỉ đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân
mà hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động xuất nhập
khẩu.
1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu
1.2.1 Các điều kiện giao dịch cơ bản trong buôn bán quốc tế
Hoạt động nhập khẩu diễn ra giữa hai quốc gia, vì có sự xa cách về mặt địa
lý dẫn đến những phát sinh ảnh hưởng tới việc giao nhận hàng hoá theo hợp động
đã kí. Để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia hợp đồng xuất nhập khẩu, hạn chế
những rủi ro, thiệt hại cho các chủ thể nói trên trong qúa trình đàm phán ký kết hợp
đồng nhập khẩu các bên cần quan tâm đến hàng loạt các vấn đề như: đồng tiền
thanh toán, địa điểm thanh toán, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán…
Những vấn đề này thường được gọi chung là các điều kiện cơ sở giao hàng.
Các điều kiện cơ sở giao hàng do phòng thương mại quốc tế soạn thảo ra
nhằm giải thích một cách thống nhất các tập quán thông lệ quốc tế khi giao hàng,
nó là cơ sở cho các bên ký kết cũng như thực hiện các hợp động ngoại thương.
Hiện nay, điều kiện cơ sở cho giao hàng được thực hiện theo INCOTERMS 2000
gồm 13 điều kiện chia thành 4 nhóm khác nhau:
Nhóm ‘E’: người bán phải đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua
trong thời hạn và ở địa điểm hợp đồng quy định. Bên mua nhận hàng tại địa điểm
này và chịu mọi phí tổn để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm đích, nhóm này chỉ
có một điều kiện là EXW.
Nhóm ‘F’: người bán được yêu cầu giao hàng hoá cho người chuyên chở do
người mua chỉ định, rủi ro và phí tổn sau đó do người mua chịu , nhóm này gồm 3
điều kiện FCA, FAS, FOB.
Nhóm ‘C’: người bán hàng kí hợp đồng vận tải theo các điều kiện thông
thường và chịu chi phí về việc chuyên chở đó nhưng không chịu những rủi ro đối
với hàng hoá sau khi đã gửi hàng hoặc bốc hàng lên tàu, nhóm này gồm 4 điều
kiện: CFR, CIF, CIP, CPT.
Nhóm ‘D’: người bán có trách nhiệm đưa hàng tới địa điểm quy định hoặc
một điểm đến nằm tại biên giới hoặc trong lãnh thổ nước nhập khẩu. Người bán
chịu mọi chi phí , rủi ro về việc đưa hàng tới địa điểm quy định đó, nhóm này gồm
5 điều kiện: DAF, DES, DEQ, DDU, DDP
EXW : giao tại xưởng
FCA : giao cho người chuyên chở
FAS : giao dọc mạn tàu
FOB : giao lên tàu
CFR : tiền hàng và cướcphí
CIF : tiền hàng , bảo hiểm và cước phí
CPT : cướcphí trả tới
CIP : cước phí và phí bảo hiểm trả tới
DAF : giao tại biên giới
DES : giao tại tàu
DEQ: giao tại cầu cảng
DDU: giao tại đích chưa nộp thuế
DDP: giao tại đích đã nộp thuế
Với mỗi điều kiện cơ sở giao hàng là một điều kiện về giá. Tuy nhiên do
điều kiện kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương của chúng ta nên trong quá
trình xuất nhập khẩu chúng ta thường sử dụng các loại giá:
Giá FOB: giá giao tính đến khi hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển
tại cảng xuất. Theo điều kiện giá này người mua phải chịu trách nhiệm thuê tàu,
chịu chi phí vận chuyển, bảo hiểm, mọi rủi ro từ khi hàng đã qua khỏi lan can tàu
đi ở cảng. Người bán có trách nhiệm giao hàng lên tàu do người mua chỉ định,
thông báo cho người mua, cung cấp các chứng từ cần thiết. Đây là điều kiện mà
các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thường sử dụng khi xuất khẩu hàng hóa.
Giá CIF: bao gồm giá FOB + chi phí bảo hiểm + cước phí vận tải. Theo điều
kiện này bên bán phải thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức tối thiểu, chịu
mọi rủi ro về hàng hóa đến biên giới hải quan của nước nhập khẩu trước khi đóng
bất kì loại thuế nhập khẩu hay thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu. Rủi ro về hàng
hóa chuyển ngay cho người mua sau khi hàng đã vượt qua lan can tàu ở cảng bốc
hàng
Giá CFR: bao gồm tiền hàng và cước phí vận chuyển. Giá CFR khác giá CIF
là người bán không phải chịu chi phí bảo hiểm cho hàng hóa
Giá DAF: giá hàng giao tại biên giới đối với mọi loại hình vận tải. Điều kiện
DAF thường áp dụng trong buôn bán mậu dịch giữa các nước có chung đường biên
giới
Hiện nay ở Việt Nam thường áp dụng xuất FOB, nhập CIF. Đây là những
điều kiện không tạo điều kiện cho ngành vận tải biển và ngành bảo hiểm của chúng
ta phát triển.
1.2.2 Các phương thức kinh doanh nhập khẩu
Hiện nay đối với hoạt động nhập khẩu có hai phương thức cơ bản đó là nhập
khẩu theo nghị định thư và nhập khẩu ngoài nghị định thư.
* Nhập khẩu theo nghị định thư : là phương thức mà các doanh nghiệp phải
tuân theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thực hiện các hợp đồng kinh tế bằng văn
bản. Chính phủ Việt Nam sau khi ký nghị định thư hay hiệp định thư với các nước
khác để nhập khẩu hàng hoá sẽ giao cho các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp thực
hiện. Việc thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu theo phương thức này do Nhà nước
đứng ra trả tiền hoặc cam kết trả tiền hoặc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp thanh toán .
Đối với ngoại tệ thu được khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải nộp
vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ Thương Mại
và được thanh toán bằng VNĐ tương ứng với tỷ giá do Nhà nước quy định. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đa số các đơn vị kinh doanh nhập khẩu
được chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình nên số lượng các đơn vị kinh
doanh theo phương thức này rất ít chỉ trừ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc
biệt.
* Nhập khẩu ngoài nghị định thư: là phương thức hoạt động trong đó các
doanh nghiệp nhập khẩu không theo nghị định thư hay hiệp định thư do chính phủ
ký kết nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định. Các doanh
nghiệp phải tự cân đối về tài chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước, chủ động về giá cả hàng hoá, thị trường trong phạm vi Nhà nước cho phép.
Và các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động trong tổ chức nhập khẩu từ
khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Doanh nghiệp phải tự tìm bạn hàng, nguồn
hàng, tổ chức giao dịch ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ chính
sách chế độ kinh tế của Nhà nước. Đối với số ngoại tệ thu được từ tiêu thụ hàng
hoá nhập khẩu doanh nghiệp không phải nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung mà có thể
bán ở trung tâm giao dịch ngoại tệ hoặc ngân hàng. Nhập khẩu theo phương thức
này tạo cho các doanh nghiệp điều kiện để phát huy sự năng động sáng tạo và độc
lập trong hạch toán kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường.
1.2.3. Các hình thức nhập khẩu
Hiện nay họat động nhập khẩu thường được thực hiện theo hai hình thức :
- Hình thức nhập khẩu trực tiếp.
- Hình thức nhập khẩu ủy thác.
1.2.3.1. Hình thức nhập khẩu trực tiếp:
Là hình thức mà các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện về tài chính,
điều kiện nhân lực , điều kiện địa lý có khả năng mua hàng nhập khẩu và được nhà
nước, bộ thương mại cấp giấy phép, cho phép trực tiếp giao dịch, kí kết các hợp
đồng về nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài và thanh toán bằng ngoại tệ (chủ yếu
là các ngoại tệ mạnh) nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước
theo chính sách của Nhà nước.
1.2.3.2. Hình thức nhập khẩu ủy thác.
Là hình thức nhập khẩu được áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu
nhập khẩu hàng hóa nhưng không có khả năng điều kiện hoặc chưa được Nhà nước
cho phép nhập khẩu trực tiếp nên phải nhờ doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp nhập
khẩu hộ. Theo hình thức này doanh nghiệp ủy thác được phép hạch toán trị giá
hàng nhập khẩu và có trách nhiệm thanh toán chi phi nhập khẩu cho bên nhận ủy
thác. Còn bên nhận ủy thác đóng vai trò là đại lý mua hưởng hoa hồng theo thỏa
thuận trong hợp đồng ủy thác mà hai bên đã kí kết. Đơn vị nhận ủy thác có trách
nhiệm nhập hàng về theo đúng số lượng , chất lượng, mẫu mã được yêu cầu.
Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp áp dụng cả hai hình
thức nhập khẩu trên nhằm tối đa hóa hiệu quả trong kinh doanh. Thông thường tổ
chức hoạt động nhập khẩu theo hình thức trực tiếp có lợi hơn vì doanh nghiệp có
thể chủ động nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường một cách sâu sắc và toàn diện,
có điều kiện mở rộng quan hệ, uy tín với bạn hàng nước ngoài.
1.2.4. Các phương thức thanh toán Quốc tế chủ yếu dùng trong hoạt động
nhập khẩu
Phương thức thanh toán là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện hợp
đồng và nó cũng ảnh hưởng tới công tác kế toán. Hiện nay trong quan hệ ngoại
thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tùy theo mức độ tín nhiệm
và giá trị hợp đồng mà người nhập khẩu phảichấp nhận hình thức thanh toán do
người xuất khẩu yêu cầu hoặc theo điều kiện thanh toán ttong hợp đồng ngoại
thương đã kí.
1.2.4.1. Phương thức ghi sổ
Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu hàng hóa cung ứng dịch
vụ ghi nợ cho người nhập khẩu, theo dõi vào một cuốn sổ riêng và việc thực hiện
thanh toán các khoản nợ này sẽ được thực hiện sau một thời kì nhất định.
1.2.4.2. Phương thức chuyển tiền
Sơ đồ phương thức thanh toán chuyển tiền ( sơ đồ 1.1 ) :
(4)
(2) (3) (5)
(1)
Ngân h ng phà ục vụ
người nhập khẩu
Ngân h ng ph c và ụ ụ
ng i xu t kh uườ ấ ẩ
Ng i nh p kh uườ ậ ẩ Ng i xu t kh u ườ ấ ẩ
(1) Người xuất khẩu sau khi kí hợp đồng xuất khẩu với phương thức thanh
toán chuyển tiền sẽ giao hàng cùng bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng một thời gian nhất định quy định
trong hợp đồng sẽ liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để nhờ chuyển trả tiền
cho người xuất khẩu.
(3) Ngân hàng ghi nợ tài khoản của người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng
phục vụ người xuất khẩu.
(5) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển giấy báo cho người xuất khẩu.
1.2.4.3. Phương thức thanh toán nhờ thu
Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu khi đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì tiến hành ủy thác
cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng trên cơ sở hối phiếu do người xuất
khẩu lập. Có hai hình thức nhờ thu là: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Sơ đồ phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ ( sơ đồ 1.2)
(6)
(3)
(4) (5) (2) (7)
(1)
(1) Người xuất khẩu sau khi kí hợp đồng, trong đó quy định phương thức thanh
toán là nhờ thu kèm chứng từ sẽ giao hàng không kèm theo chứng từ cho người
nhập khẩu.
Ngân h ng ph c và ụ ụ
ng i xu t kh uườ ấ ẩ
Ngân h ng phà ục vụ
người nhập khẩu
Ng i xu t kh u ườ ấ ẩNg i nh p kh uườ ậ ẩ
(2) Người xuất khẩu chuyển hối phiếu cùng với bộ chứng từ cho ngân hàng phục
vụ mình uỷ thác thu.
(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu kèm chứng từ cho ngân
hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu.
(4) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu và bộ chứng từ cho
người nhập khẩu đổi lấy tiền.
(5) Người nhập khẩu chuyển trả tiền cho ngân hàng phục vụ mình.
(6) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ người
xuất khẩu.
(7) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu gửi giấy báo cho người xuất khẩu.
1.2.4.4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ (thanh toán bằng cách mở thư tín dụng L/C) là
một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách
hàng (người xin mở L/C) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người
hưởng lợi số tiền trên của L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi thứ
nhất ký phát (trong phạm vi số tiền nhất định đó), khi người hưởng lợi xuất trình
cho một số ngân hàng, một số bộ chứng từ hàng hóa phù hợp đề ra trong L/C.
Sơ đồ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (sơ đồ 1.3)
(2)
(5)
(6)
(1) (7) (8) (6) (5) (3)
(4)
(1) người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C yêu cầu
mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
Ngân h ng L/Cà Ngân h ng thông báoà
Ng i xu t kh u ườ ấ ẩNg i nh p kh u ườ ậ ẩ
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và chuyển
cho ngân hàng thông báo mở L/C.
(3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người
xuất khẩu toàn bộ nội dung của thông báo về việc mở L/C và khi nhận được bản
gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(4) Người bán nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, ngược lại thì đề nghị
người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi và bổ xung L/C cho phù hợp với hợp
đồng mới giao hàng.
(5) Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình
cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền.
(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho
người bán, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ
cho người xuất khẩu.
(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá
cho người nhập khẩu.
(8) Người mua kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho
ngân hàng mở L/C , ngược lại thì từ chối trả tiền.
Thông qua trình tự tiến hành các bước ta thấy quá trình giao dịch giữa người
xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng và sự vận động chặt chẽ hai luồng tiền và
hàng. Ngoài ra ta còn thấy hai mặt vừa độc lập vừa phụ thuộc giữa L/C và hợp
đồng nhập khẩu. Chúng độc lập ở chỗ ngân hàng chỉ căn cứ vào đơn xin mở L/C
của bên nhập khẩu để tiến hành mở L/C mà không hề quan tâm đến hợp đồng xuất
nhập khẩu, và tiến hành thanh toán cho bên xuất khẩu khi bộ chứng từ thỏa mãn
các điều kiện của L/C kể cả khi các điều kiện này trái với hợp đồng. Tuy nhiên
chúng lại phụ thuộc nhau ở chỗ L/C được thảo ra trên cơ sở các điều khoản của
hợp đồng đã kí.
Tính chặt chẽ trong quy trình thanh toán khiến phương thức thanh toán bằng
L/C có độ tin cậy rất cao. Tuy nhiên phương thức này cũng có một số hạn chế đó là
sự phức tạp và độ chi phí cao phải trả cho ngân hàng phục vụ. Mặt khác khi mở
L/C người nhập khẩu phải kí một khoản tiền tương ứng 10 - 100% giá trị hợp
đồng tùy mức độ tín nhiệm của ngân hàng với người xin mở L/C. Đây chính là
khoản vốn mà người nhập khẩu phải ứ đọng tại ngân hàng trong quá trình thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
1.2.5. Các phương tiện thanh toán chủ yếu dùng trong hoạt động nhập khẩu
1.2.5.1. Sec
Là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng kí phát ra lệnh cho
ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên sec hoặc trả theo
lệnh của người đó hoặc trả cho người cầm sec một số tiền nhất định.
1.2.5.2. Kỳ phiếu
Kỳ phiếu do người nhập khẩu lập ra trong đó cam kết sau một thời gian sẽ
thanh toán toàn bộ số tiền hàng nhập khẩu cho người xuất khẩu.
1.2.5.3. Hối phiếu
Là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người
khác, yêu cầu người này khi nhận được nó phải trả ngay hoặc phải trả vào một thời
gian xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho một người nào đó có tên
trên hối phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho
người cầm hối phiếu.
1.3 Những quy định đối với hàng nhập khẩu
1.3.1 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động tương đối phức tạp. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp có
một tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có trình độ hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, tập
quán kinh doanh quốc tế, luật pháp quốc tế ở một mức độ nhất định. Trong điều
kiện hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập