TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
o0o
ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics trên địa bàn cấp
tỉnh/thành phố ở nước ta
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Đặng Đình Đào
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lợi
Mã SV : CQ532360
Lớp : QTKD Thương mại 53B
Hà Nội, tháng 8, năm 2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ 3
I. Tổng quan về Logistics và cơ sở hạ tầng Logistics 3
1.1 Khái quát về Logistics 3
1.2 Khái quát về cơ sở hạ tầng Logistics 6
1.3 Vai trò của cơ sở hạ tầng Logistics 7
1.3.1 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế 7
1.3.2 Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp 10
1.3.3 Vai trò của cơ sở hạ tầng Logistics 11
II. Phân loại cơ sở hạ tầng Logistics 12
2.1 cơ sở hạ tầng phần cứng 12
2.1.1 hệ thống cảng biển 12
2.1.2 hệ thơi đường sông 13
2.1.3 Hệ thống đường bộ ( đường sắt và đường ô tô) 13
2.1.4 Hệ thống đường hàng không 15
2.1.5 Hệ thống kho bãi, khu trung tâm Logistics 15
III. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn
tỉnh/thành phố 16
3.1 Nhân tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 16
3.2 Nhân tố dân số 17
CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 20
I. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội và ảnh hưởng của nó đến
quá trình phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại thành phố Hà Nội 20
1.1. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội 2013 20
1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến quá trình phát triển cơ
sở hạ tầng Logistics trên địa bàn thành phố 22
II. Thực trạng cơ sở hạ tầng logistic tại thành phố Hà Nội hiện nay 23
2.1. Cơ sở hạ tầng phần cứng 23
2.1.1. Đường bộ 23
2.1.2.Đường sắt 27
2.1.3.Đường thủy 27
2.1.4.Đường hàng không 28
2.1.5.Cảng thông quan nội địa (ICD) 29
2.2. Cơ sở hạ tầng phần mềm 30
2.3. Cơ sở hạ tầng Logistics trong các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 31
III. Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
………………………………………………………………………………………32
3.1 Điểm mạnh 32
3.2 Điểm yếu 33
3.3 Cơ hội 34
3.4 Thách thức 35
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 36
I. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 và những vấn đề đặt ra đối với cơ sở hạ tầng Logistics thành phố
……………………………………………………………………………………….36
1.1Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP.Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đ
ến 2050 36
1.1.1 Mục tiêu dài hạn - tầm nhìn đến năm 2050 36
1.1.2 Mục tiêu đến năm 2030 37
1.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 37
1.1.2.2 Mục tiêu cụ thể 37
1.2 Những vấn đề đặt ra đối với cơ sở hạ tầng Logistics Thành phố 44
II. Phương hướng xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics thành phố Hà Nội trong thời
gian tới 46
III. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Logistics thành phố Hà Nội 49
3.1 Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phần cứng 49
3.1.1 Giao thông đường bộ 49
3.1.2 Giao thông đường sắt 50
3.1.3 Giao thông đường hàng không 51
3.1.4 Giao thông đường sông 52
3.1.5. Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tiếp vận tổng hợp 53
3.1.6.Đối với hệ thống giao thông ngầm 53
3.1.7. Đối với hệ thống trung chuyển hàng hóa, trung tâm Logistics 54
3.1.8 Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm 54
3.2 Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phần mềm 55
3.3 Nhóm giải pháp đến từ các Doanh nghiệp 56
IV. tạo lập môi trường và điều kiện để thực hiện giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng
Logistic thành phố Hà Nội thời gian tới 58
4.1 Thu nguồn vốn đầu tư hút 58
4.2 Cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng Logistics thành phố 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế, Việt Nam đã chính thức tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nền
kinh tế, liên kết giữa các khu vực mậu dịch tư do là quy luật tất yếu. Logistics là quá trình
tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu vào
của chuỗi cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả, thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế. sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông
trong thập kỉ vừa qua đã tác dộng mạnh mẽ đến hệ thống lưu thông phân phối vật chất
trên toàn thế giới, tạo sự biến đổi nhanh công nghệ trong vận tải, lưu kho và dịch vụ
khách hàng. Quá trình vận tải đã gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất và lưu thông
trong một chuỗi cung ứng liên hoàn. Dịch vụ Logistics phát triển đáp ứng quá trình giao
lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa toàn cầu, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế,
bố trí hợp lí nguồn tài nguyên và tự do lựa chọn ngành nghề, tăng sức liên kết trong sản
xuất và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế .
hoạt động Logistics chịu sự tác động của nhiều nhân tố bao gồm: cơ sở hạ tầng Logistics,
nguồn lực về tài chính, khuôn khổ pháp luật, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ Logistics. Trong đó cơ sở hạ tầng Logistics chính là nhóm các nhân tố
nền tảng, tạo cơ sở hoạt động và tác động trực tiếp đến hệ thống dịch vụ Logistics ngay từ
thời kỳ đầu của quá trình phát triển.
Mỗi tỉnh/thành phố ở nước ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội riêng…Vì vậy, mỗi tỉnh/thành phố sẽ có cơ sở hạ tầng Logistics khác nhau ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển Logistics tại địa phương đó. Xây dựng cơ sở hạ tầng
Logistics một cách đồng bộ và hiện đại là một đòi hỏi tất yếu nhằm phát triển dịch vụ
Logistics ở địa phương nói riêng và của toàn quốc gia nói chung, góp phần phát triển kinh
tế xã hội. Bởi vậy, em đã chọn đề tài: “giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng logistics trên địa
bàn cấp tỉnh/thành phố ở nước ta” làm đề tài cho đề án môn học quản trị doanh nghiệp
thương mại.
8
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em còn nhiều thiếu xót và khiếm
khuyết rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoàn thiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS.NGƯT.Đặng Đình Đào đã trực tiếp và tận tình
hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu,phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại khu vực tỉnh/thành phố
nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp xây dựng cơ
sở hạ tầng Logistics cho tỉnh/thành phố.
3. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương :
CHƯƠNG I . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ.
CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
9
CHƯƠNG I . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ.
I. Tổng quan về Logistics và cơ sở hạ tầng Logistics
1.1 Khái quát về Logistics
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học- công nghệ và
phân công lao động xã hội sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, khối lượng hàng hóa, dịch vụ và
các sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều, các quan hệ kinh tế cũng ngày
càng trở nên phong phú hơn và phức tạp hơn. Đồng thời, do khoảng cách trong các lĩnh
vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng được thu hẹp,
các nhà sản xuất buộc phải chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao
hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm… Trong
cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, Logistics có
cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Thời gian đầu Logistics chỉ đơn thuần được coi là một giải pháp mới nhằm hợp lý hóa
hơn quy trình sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với
quá trình phát triển Logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành
dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế.
Theo nhiều nhà Kinh tế, quá trình phát triển logistics có thể khái quát qua các
giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu trước những năm 50 của thế kỷ XX: hậu cần hay logistics chủ
yếu được sử dụng trong quân đội, nhằm đảm bảo cung cấp các nguồn lực cho quân
lính trong các cuộc chiến tranh trên thế giới.
Giai đoạn những năm 50 và 60 của thế kỷ XX: phân phối vật chất:
Giai đoạn này được coi là giai đoạn thử nghiệm, các chuyên gia hậu cần
(logistics) quân đội giải ngũ sau chiến tranh thế giới lần 2 áp dụng các kỹ năng
logistics của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải trong sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp.
10
Giai đoạn những năm 80 của thế kỷ XX: hệ thống logistics
Giai đoạn phát triển dịch vụ logistics hướng vào sự phối hợp các bộ phận chức
năng chịu trách nhiệm lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp và xóa bỏ sự ngăn
cách giữa các bộ phận đó.
Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX đến nay: quản trị Logistics
Logistics phát triển cả bề sâu và bề rộng, huy động toàn bộ các nguồn lực bên
ngoài của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống Logistics đồng bộ và đa chủ thể có quan
hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau được phát triển trên phạm vi quốc tế và hình thành
lên Logistics toàn cầu với việc ứng dụng triệt để các tiến bộ công nghệ thông tin.
Thực tế hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về logistics:
Theo Hội đồng quản trị Logistics Mỹ: “ Logistics là quá trình lên kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát hiệu qủa chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật
liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Theo Ủy ban quản lý Logistics Mỹ : “ Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn
phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có
hiệu quả về chi phái và ngắn nhất về thời gian đối với các nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất đến khi
hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo giáo sư người Anh Martin Christopher thì “ Logistics là quá trình quản trị
chiến lược công tác thu mua vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm
(và dòng thông tin tương ứng) trong một doanh nghiệp và qua các kênh phân phối của
doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các
đơn hàng với chi phí thấp nhất.
11
Theo quan điểm 7 đúng: “Logistics là quá trình cung cấp sản phẩm đến đúng
khách hàng một cách đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian
với chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”
Như vậy, Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng
di chuyển hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực như sản phẩm dịch vụ,
con người, từ nguồn lực sản xuất cho đến thị trường.
Khi nói đến logistics, cần phải đề cập đến khái niệm dịch vụ logistics. Logistics
không phải là dịch vụ đơn lẻ mà nó là một chuỗi dịch vụ, do đó thuật ngữ này luôn
được viết ở dạng số nhiều “ LOGISTICS”. Logistics là một chuỗi các dịch vụ về giao
nhận hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ,tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn
hiệu, lưu kho bãi,phân phối hàng hóa tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị hàng hóa
luôn sẵn sàng. Vì vậy đề cập đến logistics là đề cập tới một chuỗi hệ thống dịch vụ
(logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, cung cấp dịch vụ logistics sẽ
giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân
phối hàng hóa (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), cũng như chi phí logistics.
Theo luật Thương mại Việt Nam 2005, điều 233 : “Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù
lao”.
Dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định 140/2008/NĐ-CP ngày
05/09/2007 bao gồm các dịch vụ logistics chủ yếu như:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
12
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế
hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin
liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics;
- Hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá
hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Logistics là một hệ thống chuỗi cung cấp dịch vụ giúp cho khách hàng tiết kiệm
được cả chi phí đầu vào và chi phí đầu ra. Đồng thời nó góp phần giải quyết tốt cả đầu
vào và đầu ra, làm giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. cho dù
hiểu theo cách nào thì bản chất của logistics vẫn là tối ưu hóa ba dòng luân chuyển
gồm: hàng hóa, tài chính và thông tin trong sản xuất kinh doanh. Do vậy dịch vụ
Logistics luôn song hành với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.
1.2 Khái quát về cơ sở hạ tầng Logistics
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng
trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia haycủa m
ột địa phương nói riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảmbảo các điều
kiện về nguồn nhân lực cũng như về cơ sở hạ tầng . Hiện nay, hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều coi việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật là vấn đề thuộc hàng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
của đất nước. Tại Việt Nam, đầu tư cơ sở hạ tầng được coi trọng như là yếu tố
cốt lõi hàng đầu để phát triển nền kinh tế, thu hút đầu tư. Tuy nhiên cơ sở hạ
tầng yếu kém đang là rào cản khiến lưu thông hàng hóa, nhân tố chính để phát
triển kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian gần đây, báo chí cũng như các phương tiện truyền thông đề cập
nhiều đến tính cấp bách của phát triển mạng lưới Logistics tại Việt Nam như là một cô
13
ng cụ thiết yếu của nền kinh tế để nâng cao hiệu quả trao đổi, lưu thông hàng hóa, tạo
điều kiện cho sản xuất kinh doanh hay thu hút đầu tư.
Cơ sở hạ tầng Logistics bao gồm cơ sở hạ tầng phần cứng như hạ tầng
giao thông, kho bãi, cảng và cơ sở hạ tầng phần mềm như hệ thống công nghệ
thông tin, dữ liệu điện tử. Cơ sở hạ tầng Logistics tỉnh/thành phố được hiểu là hệ
thống các hạ tầng giao thông, nhà kho, bến cảng cùng với công nghệ quản lý nhằm tối
ưu hóa các hoạt động dịch vụ Logistics, làm giảm chi phí khác gây hại cho môi trường
tỉnh/thành phố.
Cơ sở hạ tầng Logistics tại Việt Nam nói chung và tại các tỉnh/thành phố nói
riêng hiện tại còn yếu về cả chất và lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu chuyển cho
phát triển kinh tế.
Tại Hà Nội, mạng lưới đường bộ của Thành phố chỉ có khoảng 1.000km, trong
đó đường đô thị khoảng 350 km, mật độ đường thấp, thường xẩy ra ùn tắc
giao thông; các tuyến vành đai chưa được xây dựng hoàn chỉnh.Quỹ đất dành cho giao
thông chỉ chiếm khoảng 7% (trong khi đó ở các đô thị hiện đại là 20-25%). Hệ thống
bãi và điểm đỗ xe thiếu trong khi số lượng phương tiện giao thông tăng
nhanh giao, đặc biệt là ô tô và xe máy. Giao thông công cộng chủ yếu bằng xe
buýt đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu đi lại của người dân, chưa có hệ thông đường
sắt đô thị.
Còn tại TP.Hồ Chí Minh hiện tại có khoảng 3.584con đường với tổng
chiều dài khoảng 3.670 km,tuy nhiên nó chỉ chiếm khoảng 1,5% diện tích thành phố,
kém xa so với tiêu chuẩn tại các thành phố hiện đại. Trong nội ô, các con phố thường
xuyên ùn tắc dẫn đến cản trở không nhỏ đời sống người dân cũng như lưu thông kinh
tế.
1.3 Vai trò cuả cơ sở hạ tầng Logistics
1.3.1 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Từ những điều đã trình bày ở trên cho thấy logistics là một chức năng kinh tế
có ảnh hưởng tới toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay người ta luôn mong muốn dịch
vụ hoàn hảo, và điều đó sẽ đạt được khi phát triển logistics.
14
Thứ nhất, Logistics phát triển góp phần đưa Việt Nam trở thành một mắt xích
trong chuỗi giá trị toàn cầu, gắn nên kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp ,
sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị
trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ về công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị
trường ở các nước đang và chậm phát triển, Logistics được các nhà quản lý coi như là
công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh
nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của
doanh nghiệp. Sự phát triển Logistics làm cho nền kinh tế nước ta gắn với nền kinh tế
khu vực và thế giới.
Thứ hai, Logistics góp phần mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế, nâng
cao mức hưởng thụ của người tiêu dung, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dung, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn
đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh
quan tâm. Các nhà sản xuất khinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho
sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ Logistics. Dịch vụ Logistics có tác
dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới tới
các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ
Logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh
doanh cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong việc nâng cao mức hưởng thụ của người
tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ ba, Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân
phối và lưu thông hàng hóa. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi
sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hoá, chủ yếu là chi phí
vận tải chiếm một tỷ trọng không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị
trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa
đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và gia trị sử dụng của hàng hóa.
Trong buôn bán quốc tế chi phí vận tải chiếm tỉ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê
của UNCTAD, chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-
15
9% giá CIF. Vì vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics nên dịch vụ
Logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí vận tải và các chi phí
khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông.
Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí Logistics ( bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải,
quản lý…) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong
khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một
số nước không có đường bờ biển. Dịch vụ Logistics phát triển sẽ làm giảm chi phí lưu
thông trong hoạt động phân phối và từ đó tăng tính hiệu quả của nền kinh tế và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với nước ta, việc phat triền hệ thống Logistics hiện đại
theo hướng bền vững còn có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết ùn tắc và giảm
tai nạn giao thông, nhất là ở các thành phố lớn, hiện đang là cản trở lớn đối với tái cơ
cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam.
Thứ tư, Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa
chứng từ trong kinh doanh quốc tế. trong thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc
tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. theo ước tính của Liên Hợp Quốc,
chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dich thương mại trên thế giới hàng năm đã
vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng
tư rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10% kim
nghạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. các
dịch vụ Logistics đơn lẻ, Logistics chọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí
cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. dịch vụ vận tải đa phương thức do người
kinh doanh dịch vụ Logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ
tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng
trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
Thứ năm, Logistics phát triển góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo nhiều kết quả nghiên cứu về Logistics ở các hang
sản xuất, trong cơ cấu giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất thường chiếm 48%, chi phí
marketing chiếm 27%, chi phí Logistics chiếm 21% còn phần lợi nhuận là 4%. Điều
này cho thấy chi phí cho Logistics là rất lớn. do đó, vớ việc hình thành và phát triển
16
dịch vụ Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân
giảm được chi phí trong chuỗi Logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh
giản hơn và đạt hiệu quả hơn góp phần nâng cao sức cạnh thranh của quốc gia và
doanh nghiệp trên thị trường.
1.3.2 Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, Logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng
cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. theo thống kê của nhiều tổ chức nghiên
cứu về Logistics cho thấy, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm tới khoảng 10 – 13%
GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phat triển thì cao hơn khoảng
15 – 20%. Trong điều kiện nguồn lực có giới hạn Logistics luôn được các quốc gia
trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu và phát triển.
Thứ hai, Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố thời gian,
đúng thời điểm, nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp
độ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả
vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng
hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn nhiều lần so với thời kì
trước đây, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải và
giao nhận. Đồng thời , để tránh hàng tồn kho, ứng dụng doanh nghiệp phải tính toán để
lượng hàng tồn kho là nhỏ nhất. kết quả là hoạt động lưu thông nói chung và hoạt động
Logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải
bảo đảm mục tiêu khống chế hượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. sự phát triển mạnh
mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuât, lưu kho hàng
hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn,
nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
Thứ ba, Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyếtđịnh chính xác trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải giải quyết nhiều bài toàn
hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm để bổ sung hiệu quả
nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, thời gian giao nhận và
17
kho bãi chứa thành phẩm, bàn thành phẩm… để giải quyêt những vấn đề này một cách
hiệu quả không thể thiếu vai trò vủa Logistics vì nó cho phép nhà quản lý kiểm soát và
ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh bảo
đảm hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp
thông qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung. Logistics là loại hình dịch vụ
có quy mô rộng lớn và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần
túy. Trươc khi, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. ngày nay, do sự phát triển của sản
xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có theerdo nhiều quốc gia cung ứng và
ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều
thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cấu từ các nhà phân phối, các
doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa dạng và phong phú. Ngưởi vận tải giao nhận ngày
nay phải triển khai quy mô thực hiện nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế
ngày càng tăng của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp Logistics và Logistics đã
góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics.
1.3.3 Vai trò của cơ sở hạ tầng Logistics
a. Cơ sở hạ tầng Logistics tốt tạo điều kiện lưu thông hàng hóa một cách dễ
dàng, hiệu quả, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng sức cạnh tranh của
doanh nghiệp
Quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là một chuỗi các hoạt động,
các thành tố của hàng hóa được lưu thông trong chuỗi quy trình đó, khi cơ sở hạ tầng
lưu thông tốt, sẽ giúp giảm chi phí lưu chuyển hàng hóa giữa các khâu sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là đối với nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn tới giảm chi phí sản xuất,
tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Giá cả hàng hóa trên thị trường được tính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với
chi phí lưu thông. Trong chi phí lưu thông hàng hóa, phí vận tải chiếm một tỷ lệ không
nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong
18
buôn bán quốc tế. Theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển
chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Vì vậy dịch vụ logistics ngày
càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh
trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông.
b.Cơ sở hạ tầng Logistics tỉnh/thành phố tốt tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã
hội bền vững, bảo vệ môi trường
Mô hình Logistics tỉnh/thành phố tạo sự cân bằng trong dài hạn, giúp bảo tồn
môi trường sống của cư dân và cân bằng nhu cầu về năng lượng ngày càng cấp bách.
Sự phối hợp giữa 4 nhân tố chinh là chủ hàng, cư dân tiêu dùng, người vận chuyển và
Nhà quản lý tỉnh/thành phố khiến Logistics tỉnh/thành phố có thể vận hành hiệu quả,
giảm tình trạng ùn tắc giao thông, thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa và xã hội.
c.Cơ sở hạ tầng Logistics tỉnh/thành phố tốt góp phần làm tăng sức cạnh tranh
của ngành Logistics.
Mô hình Logistcs thành phố mang lại môi trường tốt cho việc thúc đẩy hiệu
quả, giảm thiểu chi phí vận hành, tạo ra sức cạnh trang của ngành Logistics.
II. Phân loại cơ sở hạ tầng Logistics
Cơ sở hạ tầng là một trong bốn yếu tố nền tảng để phát triển hệ thống Logistics
quốc gia. Tuy nhiên, xét từ góc độ Logistic, cơ sở hạ tầng Việt Nam vẫn còn yếu kém, lạc
hậu, không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như chưa tạo được động lực cho sự
phát triển ngành dịch vụ tiềm năng này.
2.1 Cơ sở hạ tầng phần cứng
2.1.1 Hệ thống cảng biển
Với chiều dài bờ biển là 3260km, cùng với nhiều cảng biển sâu, rộng, Việt Nam
được thiên nhiên ưu đãi cho sự phát triển của ngành công nghiệp vận tải biển. Hiện
nay theo số liệu của Cục Hàng hải, toàn quốc có 260 cảng được phân bố theo 3 cụm
cảng tương ứng ba miền, nhưng chỉ có 20 cảng quốc tế. Các cảng chính ở Việt Nam do
19
Cục Hàng hải quản lý và đang được chuyển giao cho tổng Công Ty Hàng Hải Việt
Nam. Đa số các cảng của Việt Nam là cảng nhỏ, cacscangr chính là cảng Hỉa Phòng,
cảng Đà Nẵng và cảng Sài Gòn, nhưng đều là cảng ở cửa sông và cách cửa biển
khoảng 30-90km. Điều này rất bất lợi cho tàu lớn cập cảng, không cảng nào có thể đón
nhận tàu thuộc loại trung bình thế giới có trọng tải 50.000 tấn hoặc 2.000 TEU. Tổng
khối lượng hàng hóa không qua các cảng biển của Việt Nam đã tăng nhanh từ 49 triệu
tấn (1997) và 196,6 triệu tấn (2008) lên 259 triệu tấn (2010). Sự tăng trưởng đáng kể
này phản ánh tăng trưởng kinh tế nhanh mà Việt Nam đạt được kể từ khi thực hiện
chính sách đổi mới.
2.1.2 Hệ thống đường sông
Số lượng sông ngòi và kênh rạch trên cả nước là khoảng 2360 sông, kênh với
tổng chiều dài khoảng 220.000 km. Trong số này, chỉ khonagr 19% ( ~ 41.900km) có
khả năng khai thác vận tải là 7% (~ 15.436km) được quản lý và khai thác. Con số 7%
này lại được chia ra hai phần khoảng 43% ( ~ 66.172km) do trung ương quản lý, phần
còn lại thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương.
Mạng lưới đường sông của Việt Nam có hơn 7.189 cảng và bến thủy nội địa các
loại: 126 bến cảng sông tổng hợ ( trong đó 122 cảng hiện đang hoạt động), 4.809 bến
bốc xếp hàng hóa (3.484 bến có giấy phép ) và 2.348 cảng bến khách sông (1.005 có
giấy phép). Do ngày càng có nhiều khu công ngiệp mọc lên dọc các bờ sông nên các
cảng và bến có thiết kế đơn giản và chi phí thấp cũng tăng lên nhanh chóng. Mặc dù
các bến tàu này tiện lợi cho người chủ sở hữu, nhưng chúng lại gây cản trở tới khai
thác vận tải và sự an toàn của tàu bè. Ngoại trừ một số cảng và bến, lượng hàng hóa ở
nhiều cảng nhìn chung vẫn thấp so với năng lực đáp ứng.
2.1.3 Hệ thống đường bộ ( đường sắt và đường ô tô)
So với các nước trong khu vực, hệ thống đường sắt và đường ô tô tại Việt Nam
là khá phát triển và có chi phí rẻ. Hệ thống đường bộ chính tại Việt nam bao gồm các
tuyến đường Quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế
với Trung Quốc, Lào, Campuchia rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa vào tận ngõ
ngách và giao thương với các nước láng giềng. Ngoài những cây cầu mới được xây
20
đáp ứng nhu cầu lưu thông trên tuyến đường, tạo điều kiện đi lại tốt nhất cho người
dân và tạo cơ sở hạ tầng cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Mạng lưới đường sắt chính Việt Nam với tổng chiều dài 2.600km nối liền các
khu dân cư, trung tâm văn hóa nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội – TP.HCM dài 1726 km, toàn
ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng. Hiện nay
phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn tuyến
đường sắt Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường Hà
Nội – cảng Cái Lân dùng cho tàu chở hàng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
lượng hàng hoá vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu
thông. Tuy nhiên, đường sắt VIệT NAM vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray
khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến
Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá
nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Hệ thống cầu được xây mới, nâng cấp nhiều tạo điều kiện đi lại cho người dân,
hạn chế ùn tắc giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
2.1.4 Hệ thống đường hàng không
Việt Nam có tổng số 37 sân bay phục vụ cho mục đích dân sự và quốc phòng.
Trong đó cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý 22 sân bay
với các sân bay tầm cỡ quốc tế như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế
Nội Bài, sân bay quốc tế Đà nẵng. các sân bay trong nước có mặt ở rất nhiều địa
phương như: Hải Phòng, Nghệ An, Nha Trang, Côn Đảo, Phú quốc, Điện Biên, Huế,
Quy Nhơn.
21
Mặc dù ngành vận tải hàng không của Việt Nam thời gian qua đã đạt được
những thành tựu rất tích cực như khối lượng vận tải qua các cảng hàng không tăng
nhanh chóng, lượng khách quốc tế và khách nội địa không ngừng phát triển. tuy nhiên
dịch vụ vận tải hàng không vẫn còn không ít những bất cập.
2.1.5 Hệ thống kho bãi, khu trung tâm Logistics
Cơ sở hạ tầng kho bãi ở nước ta chưa được phân bổ hợp lý, cơ sở hạ tầng giao thông
còn yếu kém thiếu đồng bộ và chậm đầu tư đổi mới, cải tiến. Trình độ công nghệ nói
chung còn thấp, phương pháp quản lý kho bãi còn lạc hậu so với thế giới. Tại Hà Nội,
hệ thống kho bãi còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu luân chuyển hàng hóa
lớn của thành phố. Hà Nội hiện cũng chưa có khu trung tâm Logistics nào, tuy nhiên
trong tương lai, Hà Nội sẽ hình thành 2 khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa tại
Sóc Sơn gắn với sân bay quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội-Hải
Phòng và các khu công nghiệp phía Bắc Hà Nội; vị trí thứ 2 là tại Phú Xuyên gắn với
hành lang kinh tế Tây Bắc-Vùng Thủ đô-Hải Phòng, hành lang kinh tế Bắc Nam dọc
quốc lộ 1A và các khu công nghiệp phía Nam Hà Nội.
Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu
rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics, như hệ thống thông tin quản trị dây chuyền
cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến,… thông tin được
truyền càng nhanh và càng chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng
hiệu quả.
Hệ thống thông tin trong Logistics bao gồm:
- Thông tin trong nội bộ từng tổ chức thuộc hệ thống Logistics: doanh nghiệp, các nhà
cung cấp, khách hàng, người mua hàng…
- Thông tin trong từng bộ phận chức năng của mỗi doanh nghiệp Logistics, kỹ thuật,
kế toán- tài chính, tổ chức, nhân sự, marketing, kinh doanh, sản xuất…
- Thông tin từng khâu của quá trình cung ứng dịch vụ khách hàng, vận tải, giao nhận…
22
Mặc dù được xếp vào những nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin cao,
nhất là mạng internet trong thời gian qua, nhưng Việt Nam vẫn chưa triển khai được hệ
thống trao đổi dữ liệu ở tầm quốc gia (EDI). Đây chính là điểm yếu ảnh hưởng tới hoạt
động của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, một trong những ngành dịch vụ mà
thông tin là yếu tố có tầm quan trọng sống còn. Có thể thấy một số ví dụ như các trang
web của các cơ quan chuyên ngành Logistics còn chưa thực sự mạnh, lượng thông tin
còn ít, chưa thỏa mãn nhu cầu tiếp cận thông tin của doanh nghiệp,khách hàng.
III. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn
tỉnh/thành phố
Trong quá trình phát triển thì đất đai đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là
nhân tố vật chất không thể thiếu được. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất chủyếu, vừa là tư
liệu sản xuất đặc biệt. Do đó, đất đai có tác động trực tiếp đến phát triển cơ sở hạ
tầng trên các mặt như sau:
Đất đai có vai trò như chỗ dựa, địa điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng.Đất đai mỗi
vùng có cấu tạo thổ những khác nhau. Vì vậy, đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến xây
dựng công trình.
Tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khoáng sản cũng có vai
trò rất quan trọng ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng. Nó góp phần vào việc
cung cấp đầu vào cho sự phát triển cơ sở hạ tầng.
Khí hậu, thủy văn là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến cơ sở
hạtầng. Các hiện tượng lũ lụt, tố lốc, mưa bão, động đất… có ảnh hưởng cực kì quan
trọng tới sự tồn tại và phát triển của hạ tầng, nó phá vỡ và làm gián đoạn cả hệ
thống co sở hạ tầng Logistics.
Ảnh hưởng lớn nhất của sự gia tăng dân số chính là gây ra sự quá tải đối với hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị từ hệ thống giao thông,
điện nước, rác thải…
23
Hệ thống giao thông không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân,
do diện tích mặt đường quá nhỏ so với số lượng phương tiện đi lại, dẫn đếnmật độ phư
ơng tiện trên một đơn vị mặt đường quá lớn.
Hệ thống điện, cung cấp nước sạch cũng không đáp ứng đủ nhu cầu sinh
hoạt, sản xuất của người dân.
Hệ thống thoát nước cũng quá tải do dân số đông thì lượng nước tiêu thụ
cũng khá lớn, do đó lượng nước thải cũng rất lớn, trong khi hệ thống thoát nước không
đáp ứng đủ.
CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội TP.Hà Nội và ảnh hưởng của nó đến quá trình
phát triển cơ sở hạ tầng logistics tại TP.Hà Nội
1.1. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội 2013
Kinh tế Hà Nội năm 2013 duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước: Tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị
tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42%
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng mười hai năm 2013 tăng 10,4% so với cùng
kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2013 tăng 4,5%. Chỉ số
tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn 11 tháng năm 2013 tăng 10%.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
17,4% so với cùng thời điểm năm trước.
Năm 2013, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 279.200 tỷ
đồng, tăng 12% so với năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn tăng 8,1%;
vốn ngoài nhà nước tăng 14%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 11,3%.
Năm 2013, có 14.950 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với số vốn khoảng 100
nghìn tỉ đồng, tăng 12% về số doanh nghiệp và 33% về vốn đăng ký so với năm
trước.
24
So với năm 2012, tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 13,8%,
trong đó, bán lẻ tăng 13,5%
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước, trong
đó xuất khẩu địa phương tăng 0,1%. Kim ngạch nhập khẩu giảm 3,7% so cùng kỳ,
trong đó, nhập khẩu địa phương giảm 2,3%.
Cả năm 2013, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1843,5 nghìn lượt khách, tăng
15,2% so cùng kỳ; Khách nội địa đến Hà Nội đạt 9420,5 nghìn lượt người
tăng 11,3% so với năm trước.
So với năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 10,7%; khối lượng
hàng hoá luân chuyển tăng 10,2%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 15,3%; số
lượt hành khách vận chuyển tăng 9,7%; số lượt hành khách luân
chuyển tăng 9%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 16%.
Năm 2013 có 1025,8 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm, tăng 15%
so với năm trước. Số thuê bao Internet phát triển mới khoảng 387,1 nghìn thuê bao,
tăng 15,9% , doanh thu viễn thông tăng 16,3%.
Tình hình giá cả thị trường năm 2013 đã hạ nhiệt hơn nhiều so với cùng kỳ
năm trước, và đặc biệt đã có 3 tháng có chỉ số giảm. So với tháng trước,
tháng 3 giảm 0,21%, tháng 4 giảm 0,15%, tháng 5 giảm 0,22%.Năm 2013, chỉ số giá
tiêu dùng bình quân tăng 6,37% so với năm trước, bình quân 1 tháng trong năm tăng
0,57%.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, toàn Thành phố 295.916,5 ha, tăng
2,6% so với cùng kỳ năm 2012.Diện tích cây lâu năm hiện có toàn Thành phố là
17.715,8 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Năm 2013, tình hình chăn nuôi cơ bản ổn định. Đàn trâu 23.930 con, giảm
1,1% so cùng kỳ. Đàn bò 130.960 con, giảm 7,6%; Sản lượng thịt trâu hơi xuất
chuồng 1.409 tấn, giảm 0,2%. Sản lượng thịt bò hơi 9.040 tấn, tăng 1,5%; Sản lượng
thịt lợn hơi 298.962 tấn, giảm 0,8%.
Diện tích rừng trồng mới năm nay ước tính đạt 237,1 ha, giảm 20,7% so với
cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác cả năm ước tính đạt 12.864,8 m
3
, tăng 20,7% so với
25