TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
--------------
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG VẬT LIỆU
XÂY DỰNG GẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Vũ Tam Hịa
Bộ mơn: Kinh tế thương mại
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Thái Thị Hồng – K47F5
2. Nguyễn Thị Thu Huyền – K47F5
3. Đặng Kiều Loan – K47F5
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 5
1. Tính cấp thiết nghiên cứuđề tài..................................................................................5
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan.........................................................6
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu...............................................................8
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................9
6. Kết cấu bài nghiên cứu khoa học.............................................................................10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI MẶT HÀNG VLXD GẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC.......................11
1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................11
1.1.1.Khái niệm về mặt hàng VLXD gạch...................................................................11
1.1.2.
Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng.....................................................11
1.2. Một số lý thuyết về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng VLXD gạch.............11
1.2.1. Mặt hàng VLXD gạch........................................................................................11
1.2.1.1. Đặc điểm và phân loại.....................................................................................11
1.2.2. Phát triển thương mại mặt hàng.........................................................................15
1.2.2.1. Bản chất phát triển thương mại mặt hàng........................................................15
1.2.2.2. Mục tiêu phát triển thương mại mặt hàng........................................................15
1.2.2.3. Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng vật liệu xây dựng gạch trên thị
trường miền Bắc..........................................................................................................16
1.2.3. Thị trường mặt hàng VLXD miền Bắc...............................................................17
1.3. Nội dung và những nguyên lý cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng VLXD
gạch trên thị trường miền Bắc......................................................................................17
1.3.1. Những nguyên lý cơ bản....................................................................................17
1.3.1.1. Chỉ tiêu về quy mô..........................................................................................17
1.3.1.2. Chỉ tiêu về chất lượng.....................................................................................18
1
1.3.1.3. Chỉ tiêu về hiệu quả........................................................................................18
1.3.1.4. Các chính sách phát triển thương mại mặt hàng VLXD gạch.........................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG
VLXD GẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH GRANIT NAM ĐỊNH.....................................................................................21
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự phát triển thương
mại mặt hàng VLXD gạch trên thị trường miền Bắc...................................................21
2.1.1. Tổng quan tình hình...........................................................................................21
2.1.1.1. Vài nét về cơng ty cổ phần gạch Granit Nam Định.........................................21
2.1.1.2. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh mặt hàng VLXD gạch trên thị
trường miền Bắc..........................................................................................................21
2.1.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần gạch Granite Nam Định..................23
2.1.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại mặt hàng VLXD gạch
trên thị trường miền Bắc..............................................................................................24
2.1.2.1. Các nhân tố vĩ mô...........................................................................................24
2.1.2.2. Các nhân tố vi mô...........................................................................................27
2.2. Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng VLXD gạch trên thị trường miền Bắc
của công ty cổ phần gạch Granite Nam Định...............................................................29
2.2.1. Quy mô sản xuất của công ty trên thị trường miền Bắc.....................................29
2.2.2. Chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gạch Granite
Nam Định.................................................................................................................... 30
2.2.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh...........................................................................32
2.3. Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu ............................................33
2.3.1. Những thành tựu đạt được.................................................................................33
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................................34
2.3.2.1 Hạn chế............................................................................................................34
2.3.2.2. Nguyên nhân..................................................................................................34
2
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG VLXD GẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GRANITE NAM ĐỊNH.....................................35
3.1. Dự báo, phương hướng, quan điểm cho phát triển thương mại hàng VLXD gạch
trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới.................................................................35
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường VLXD gạch miền Bắc đến năm 2020 . 35
3.1.2.1. Quan điểm......................................................................................................36
3.1.2.2. Phương hướng................................................................................................36
3.2. Giải pháp cho công ty cổ phần gạch granite Nam Định nói riêng và tồn miền
Bắc nói chung.............................................................................................................. 37
3.2.1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát
triển sản xuất...............................................................................................................37
3.2.2. Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với
việc phát triển khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tạo tiền đề cho sự
phát triển của ngành trong tương lai...........................................................................38
3.2. 3. Bảo vệ môi trường trong sản xuất VLXD gạch ...............................................39
3.2.4. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà Nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường để
thúc đẩy sản xuất VLXD gạch và thống nhất quản lý Nhà Nước đối với toàn ngành
sản xuất và kinh doanh VLXD gạch trên miền Bắc ....................................................40
3.2.5. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản để phục vụ cho yêu cầu phát triển VLXD
gạch trên địa bàn.........................................................................................................41
3.3. Kiến nghị Nhà Nước và Hiệp hội vật liệu xây dựng.............................................41
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước......................................................................................41
3.3.2. Kiến nghị với hiệp hội vật liệu xây dựng ..........................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................44
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên
Trang
Bảng 2.1
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần gạch
Granite Nam Định
25
Bảng 2.2
Các chỉ tiêu về quy mô của công ty cổ phần gạch Granite
Nam Định trên thị trường miền Bắc
32
Bảng 2.3
Cơ cấu sản phẩm của công ty cổ phần gạch Granite Nam
Định
33
Bảng 2.4
Cơ cấu thị trường của công ty cổ phần gạch Granite Nam
Định trên thị trường miền Bắc
34
Bảng 2.5
Phương thức phân phổi của công ty cổ phần gạch Granite
Nam Định
35
Bảng 2.6
Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần
gạch Granite Nam Định
36
4
1.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứuđề tài
Vật liệu xây dựng gạch là mặt hàng không thể thiếu phục vụ cho ngành công
nghiệp xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành sản xuất nói chung, có
vai trị quan trọng trong việc kinh tế xã hội. Việt Nam trong những năm gần đây với
tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, tốc độ đơ thị hóa cao do nền kinh tế nhận được nhiều
dự án đầu tư do vậy nhu cầu về xây dựng nhà ở, đô thị cao, thúc đẩy thương mại sản
phẩm VLXD gạch phát triển. Hơn nữa,kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng được
nâng cao, do đó nhu cầu của người dân với mặt hàng gạch ngày càng cao và đòi hỏi về
chất lượng cũng như mẫu mã cũng được nâng cao.Vậy đề tài: “Phát triển thương mại
mặt hàng vật liệu xây dựng gạch trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn hiện
nay” là cần thiết xuất phát từ những lý do sau
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, phát triển thương mại mặt hàng là hoạt động khơng thể thiếu với các
doanh nghiệp nói chung và với các doanh nghiệp gạch nói riêng. Vì vậy cần có nền
tảng lý luận cơ bản, rõ ràng, cụ thể để các doanh nghiệp gạch có thể hiểu rõ hơn về
hoạt động phát triển thương mại mặt hàng gạch. Đề tài nghiên cứu sẽ giúp doanh
nghiệp có cơ sở vững chắc về mặt lý luận để từ đó có những chiến lược phát triển
thương mại phù hợp với doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng gạch trên thị trường miền
Bắc sẽ giúp các doanh nghiệp gạch có những chiến lược phát triển thương mại phù
hợp với định hướng phát triển thương mại của ngành vật liệu xây dựng cũng như phát
triển thương mại quốc gia. Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh, thuận lợi cho doanh nghiệp
trong sự phát triển của mình.
Thứ ba, phát triển thương mại mặt hàng gạch trên thị trường miền Bắc có
những đặc trưng riêng biệt của vùng miền, trong khi đó chưa có nghiên cứu nào thực
sự đi sâu vào thị trường này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thị trường nội địa. Do đó
cần thiết phải có nền tảng lý luận cụ thể cho các doanh nghiệp gạch có thể thực hiện
tốt hoạt động phát triển thương mại của mình.
Về thực tiễn:
Trong những năm qua miền Bắc đã có sự chuyển biến khá mạnh mẽ và đạt
được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đáng kể đời
sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung
5
của cả nước. Cùng với sự phát triển của khu vực, ngành VLXD gạch cũng có những
bước tiến khơng ngừng, đáp ứng được một phần nhu cầu xây dựng trong khu vực và
cung ứng một số sản phẩm sang các địa phương lân cận. Các chủng loại VLXD gạch
sản xuất được như gạch xây, đáo ốp lát, bê tơng, kính,… với sản lượng ngày càng
tăng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành sản xuất VLXD gạch vẫn còn tồn
tại hạn chế cần phải được khắc phục như: phát triển sản xuất VLXD gạch chưa có quy
hoạch,chưa được quản lý chặt chẽ, đặc biệt là trong khai thác đất sét sản xuất gạch,
phần lớn các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, chưa đa dạng hóa mặt hàng và mở rộng
thị trường ra bên ngồi, cơng nghệ sản xuất VLXD gạch còn lạc hậu, chưa thực sự
mang lại hiệu quả kinh tế cao, tình trạng khai thác khống sản trái phép chưa được
ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên. Trong giai đoạn tới, với sự
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cùng với tiến trình đơ thị hóa
đi đôi với phát triển nông thôn mới, sự phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu kinh
tế, nhà ở của nhân dân, nhu cầu VLXD nói chung và gạch nói riêng sẽ ngày càng tăng
và đòi hỏi đa dạng hơn, chất lượng cao hơn.
Để ngành VLXD gạch của miền Bắc phát triển bền vững,nâng cao chất lượng
và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xây dựng của khu vực, tăng nguồn thu ngân sách cho địa
phương, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
của khu vực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và cug ứng một phần các loại
VLXD khác cho các địa phương lân cận, việc đầu tư nghiên cứu phát triển sản xuất
VLXD gạch trên địa bàn trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
Trong q trình thực hiện nghiên cứu khoa học nhóm nghiên cứu có tham khảo
một số cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn của những năm trước.
*Những cơng trình có liên quan gián tiếp tới mặt hàng VLXD gạch
Hoàng Thị Kim Hiền( 2008), luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thị trường với đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát của công ty gạch ốp lát Hà Nội”, khoa Kinh tế
thương mại –ĐHTM.Luận văn đã làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn tầm quan
trọng của thị trường. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đánh giá thực trạng tình hình sản
xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và của ngành vật liệu xây dựng gạch Từ đó có
những giải pháp thị trường ở tầm vi mô và vĩ mô cho ngành VLXD gạch cũng như
cho doanh nghiệp thực tập.
Cơng trình đã có những thành cơng nhất định, tuy nhiên cịn gặp phải những vấn đề
sau:
6
+ Về phương pháp nghiên cứu: Các cơng trình trên chủ yếu dựa trên phương pháp
phân tích thống kê so sánh,duy vật biện chứng,mơ hình hóa… mà chưa có nghiên
cứu nào dựa trên phương pháp điều tra phỏng vấn để mang lại tính thực tế cao hơn,
khách quan và tồn diện hơn.
+ Về nội dung nghiên cứu: đề tài không trình bày hết được tất cả các vấn đề có liên
quan đến hoạt động phát triển thị trường gắn với công tác đẩy mạnh tiêu thụ mà chỉ
nêu ra được một số lí luận về phát triển thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ trên cơ sở đó
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động cơng ty.
+ Về tính thời sự: hầu hết các nghiên cứu từ các năm trước, vì vậy các đề tài này
chưa đáp ứng được với sự thay đổi bối cảnh sự biến động không ngừng của nền kinh
tế nói chung và sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng nói riêng.
Hơn nữa, ngày 1/1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, đây
là một bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh
tranh gay gắt trên tất cả các phương diện, trong đó có mặt hàng VLXD gạch trên thị
trường miền Bắc. Dẫn đến đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới phù hợp với tình
hình mới thay thế cho những đề tài khơng cịn mang tính thời sự hay khơng cịn phù
hợp với hồn cảnh hiện tại. Mặt khác các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu tập
trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp mà chưa đi sâu giải quyết
những vấn đề chung của ngành VLXD.
*Những cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới phát triển thương mại mặt
hàng VLXD trên thị trường miền Bắc
Nguyễn Thị Tuyết (2009), luận văn tốt nghiệp “Giải pháp phát triển thương
mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên
cứu đã làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng thép.
Bên cạnh đó cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như điều tra, phỏng
vấn, phân tích thơng kê… để làm rõ thực trạng của doanh nghiệp cũng như của ngành
thép.Các đề xuất và giải pháp đưa ra với nhà nước, ngành thép cũng như các doanh
nghiệp đã góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để phát triển thương mại
mặt hàng thép.
Mai Thị Anh (2009), luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm sữa
nhập khẩu trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên cứu lý
giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắc của ngành sữa cũng như nhu
cầu thiết yếu phải nhập khẩu sản phẩm sữa.Từ đó có kiến nghị với nhà nước những
chính sách quản lý mặt hàng sữa nhập khẩu nhằm phát triển thương mại mặt hàng
7
này.Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính ứng dụng cao cho ngành
và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền vững.
Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính cấp thiết của vấn đề phải có nghiên cứu
sâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn cho
các doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để phù hợp với
tình hình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra.
Khóa luận có sử dụng các phương pháp phân tích thống kê so sánh để làm rõ
thực trạng của ngành phát triển VLXD gạch. Khóa luận nghiên cứu dưới góc độ kinh
tế thương mại, giúp giải quyết các vấn đề về phát triển thượng mại mặt hàng gạch của
công ty cổ phần gạch Granit Nam Định. Khóa luận đưa ra các đề xuất, phương hướng,
quan điểm phát triển thương mại mặt hàng VLXD gạch của công ty rồi đưa ra các giải
pháp cụ thể. Đồng thời, khóa luận cũng có những kiến nghị với Nhà nước trên cơ sở
thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà nước về ngành VLXD, cũng như với hiệp hội
VLXD trên lĩnh vực liên kết tạo sức mạnh cạnh tranh. Và với các doanh nghiệp là giải
pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại một cách ổn định và bền vững trên thị trường
thị trường miền Bắc.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
* Về lý luận:
Bài nghiên cứu khoa học đã trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, đi tìm hiểu bản chất, mục tiêu, vai trò của phát triển thương mại mặt hàng
gạch trên thị trường miền Bắc. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu một số
cơng trình nghiên cứu đi trước. Những nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát
triển thương mại, những đặc điểm vai trò của phát triển thương mại mặt hàng cũng
được nghiên cứu một cách rõ ràng.
*Về mặt thực tiễn:
Trên cơ sở những lý luận cơ bản cùng với những phương pháp thu thập, phân
tích số liệu thực tế, bài nghiên cứu khoa học đã cố gắng phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới phát triển thương mại, thực trạng việc phát triển thương mại mặt hàng gạch
trên thị trường miền Bắc dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
cổ phần gạch Granite Nam Định.
* Về mặt giải pháp:
Từ những vấn đề thực tiễn nêu ra, bài nghiên cứu đã đưa ra các dự báo, phương
hướng và quan điểm của công ty cổ phẩn gạch Granite Nam Định về phát triển thương
8
mại mặt hàng gạch trên thị trường miền Bắc, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể với
nhà nước, hiệp hội vật liệu xây dựng và các doanh nghiệp. Về phía nhà nước, bài
nghiên cứu khoa học đề xuất những chính sách phù hợp nhằm phát triển thương mại
mặt hàng gạch. Về phía hiệp hội vật liệu xây dựng, có biện pháp cụ thể để nâng cao
sức cạnh tranh của ngành.Về phía doanh nghiệp, bài nghiên cứu giúp doanh nghiệp có
thể giải quyết được những tồn tại và thực hiện tốt hoạt động phát triển thương mại mặt
hàng gạch trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn hiện nay.
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
- Lý luận: Hệ thống hóa những lý thuyết về khái niệm sản phẩm gạch, thương mại,
phát triển thương mại mặt hàng. Bài nghiên cứu khoa học cũng nghiên cứu những
nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, đồng thời nói rõ nội
dung vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Thực tiễn:
+ Bài nghiên cứu nắm rõ được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng gạch trên thị
trường miền Bắc của công ty cổ phần gạch Granite Nam Định trong giai đoạn từ năm
2008 – 2012.
+ Bài nghiên cứu đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục được
những hạn chế trên.
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thương mại kinh doanh mặt hàng gạch của công ty cổ phần gạch Granite
Nam Định.
*Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Do những hạn chế nhất định như về thời gian, kinh phí, năng lực hạn
chế, bên cạnh đó là những giới hạn theo quy định cho phép, bài nghiên cứu khoa học
tập trung nghiên cứu trong phạm vi thị trường miền Bắc.
- Thời gian: Với đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu thực trạng phát triển thương
mại mặt hàng gạch trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần gạch Granite Nam
Định trong giai đoạn năm 2008 – 2012. Trong khoảng thời gian này có những sự kiện
đặc trưng để có thể cho thấy sự phát triển của thương mại mặt hàng gạch trên thị
trường miền Bắc đó là 5 năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO đồng thời trong khoảng
thời gian này cũng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến trì trệ trong phát triển
thương mại.
5. Phương pháp nghiên cứu
9
* Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu là việc nghiên cứu, tìm hiểu thơng tin về các vấn
đề thực tế tại doanh nghiệp. Dữ liệu thu thập được của đề tài này là dữ liệu thứ cấp: số
liệu thứ cấp từ những nguồn có sẵn như sách báo, internet, báo cáo tài chính của cơng
ty cổ phần gạch Granite Nam Định...một cách đầy đủ, chính xác nhất. Những thơng tin
này phục vụ q tình nghiên cứu cả về lí luận lẫn thực tiễn.
* Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích và so sánh: Những số liệu đã được thu thập, tiến hành tính
doanh thu, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và so sánh kết quả với nhau. Từ đó thấy được
tình hình phát triển thương mại mặt hàng gạch thông qua quy mơ, chất lượng qua các
năm với nhau tìm sự khác biệt và xu hướng phát triển của nó.
- Phương pháp phân tích và đánh giá: Từ những số liệu thứ cấp thu thập được tiến
hàng phân tích tổng hợp từ đó đưa ra đánh giá về tình hình phát triển thương mại của
cơng ty cũng như tồn miền Bắc qua đó chỉ ra những điểm chưa ổn trong sự phát triển.
- Một số phương pháp khác cũng được đồng thời áp dụng như: phương pháp quy nạp,
phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thống kê tổng hợp…
6. Kết cấu bài nghiên cứu khoa học
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng VLXD
gạch trên thị trường miền Bắc.
Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển thương mại mặt hàngVLXD gạch trên thị
trường miền Bắc của công ty cổ phần gạch Granite Nam Định.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị đối với giải pháp phát triển thương mại mặt
hàng VLXD gạch trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần gạch Granite Nam
Định.
10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG VLXD GẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm về mặt hàng VLXD gạch
Gạch là vật liệu xây dựng được làm từ nguyên liệu chính là đất sét hoặc xi măng,
cao lanh, phụ gia…qua các công đoạn chế biến nghiền, ép, sấy, nung, mài …tạo thành
sản phẩm để phục vụ xây dựng, trang trí nhà ở, văn phịng, các cơng trình kiến trúc, cơ
sở hạ tầng…
1.1.2. Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng
Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một khâu
của q trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc
dân, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là bn bán, trao
đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận.
Từ đó có thể rút ra bản chất kinh tế chung của Thương mại là:
Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế
gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi
nhuận.
Thương mại hàng hóa là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất
lâu trong lịch sử. Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao
gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể
kinh tế nhằm thúc đẩy q trình trao đổi đó diễn ra theo đúng mục tiêu đã xác định.
Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các
hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động
thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu.
1.2. Một số lý thuyết về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng VLXD gạch
1.2.1. Mặt hàng VLXD gạch
1.2.1.1. Đặc điểm và phân loại
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các vật liệu thô trong thiên nhiên để trang
trí cho ngơi nhà như dùng đất trộn với rơm rạ, thân tre, thân cây, lá dừa để làm vách
tường. Sau đó họ vẽ lên những hình ảnh gần gũi với cuộc sống xung quanh để trang trí
cho thêm phần sinh động và làm đẹp cho ngôi nhà.
Theo thời gian, cuộc sống ngày càng được nâng cao, khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển, con người đã nghiên cứu ra nhiều thiết bị máy móc hỗ trợ cho việc sản
11
xuất các vật dụng trong cuộc sống nói chung và các vật liệu dùng trong ngành xây
dựng, trang trí nội ngoại thất nói riêng, trong đó có sản phẩm gạch.Dựa vào đặc trưng
của quy trình sản xuất người ta chia gạch thành 2 loại:
Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau ngun cơng định
hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà
không cần qua nhiệt độ, khơng phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm
tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép
hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Các
loại gạch không nung bao gồm:
Gạch xi măng cốt liệu (gạch block)
Gạch không nung xi măng cốt liệu (gạch xi măng cốt liệu) còn được gọi là gạch
blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu
sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch
này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch khơng nung. Trong các
cơng trình thì loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường
có cường độ chịu lực tốt (trên 80 kg/cm²), tỉ trọng lớn (thường trên 1.900 kg/m³), khả
năng chống thấm tốt, cách âm cách nhiệt nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối
lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1.400 kg/m³).
Mặc dù gạch xi măng cốt liệu bị chê nặng song thực tế là nó vẫn khẳng định
được giá trị của nó trong xây dựng nói chung. Trong một cơng trình cao tầng, việc sử
dụng gạch xi măng cốt liệu là một tất yếu vì lý do tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với
cường độ cao. Ngoài ra gạch xi măng cốt liệu có thể đạt khối lượng thể tích từ 1.300
đến 1.800 kg/m³ nếu dùng kết cấu lỗ. Như vậy nó chẳng những khơng q nặng như
người ta tưởng mà còn khẳng định được độ bền, sự vững chãi cho cơng trình.
Gạch papanh
Gạch khơng nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử
dụng lâu đời ở Việt Nam. Gạch có cường độ thấp từ 30–50 kg/cm², chủ yếu dùng cho
các loại tường ít chịu lực.
Gạch khơng nung tự nhiên
Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử
dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất
địa phương, quy mơ nhỏ...
Gạch bê tông nhẹ
12
Gạch bê tơng nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tơng nhẹ bọt và gạch bê tơng nhẹ
khí chưng áp.
- Gạch bê tông nhẹ bọt: Sản suất bằng cơng nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ
trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này.
Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí,
vơi…
- Gạch bê-tơng khí chưng áp: Được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi
với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng
lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm,
cách nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó cịn được gọi là gạch bêtơng siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng ½ hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất
nung thơng thường. Cơng trình xây dựng sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và
hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng cơng trình từ 7- 10%, đẩy
nhanh tiến độ thi cơng và hồn thiện phần bao che của cơng trình lên 2 - 5 lần. Ngoài
ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao, làm cho nhà ấm về mùa
đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng sưởi hoặc điều hịa nhiệt độ... Kích thước
thành phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời gian thi
cơng và kể cả thời gian hồn thiện.
Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các chất vơ cơ, gạch bê-tơng siêu nhẹ này
hồn tồn khơng độc hại, có độ bền rất cao và khơng bắt lửa. Ngồi ra, với cấu trúc
thơng thống, nó cịn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ các
vấn đề liên quan đến nẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng của khí
hậu vùng nhiệt đới, vùng biển và vùng có độ ẩm cao như ở khu vực miền Bắc Việt
Nam.
Gạch ốp lát (gạch granite và gạch men creramic)
Granite: gồm 70% tràng thành và 30% đất sét cùng 1 số phụ gia khác
Ceramic: gồm 70% đất sét và 30% tràng thạch. Tràng thạch là tên chung của nhiều
khoáng chất có màu sáng thường thấy trong hầu hết các nham phún xuất. Vật liệu tạo
thành vỏ quả đất và là tập hợp những khoáng chất khác nhau về thành phần hố học
nói chung và trong đá hoa cương nói riêng.
Granite: độ bóng đạt được do mài bong.
Ceramic: độ bóng đạt được do tráng men trên bề mặt.
Gạch nung: Nguyên liệu chính là đất sét được gia cơng bằng phương pháp thủ
công hoặc trên dây chuyền công nghệ cao, trước khi tạo hình, phải trải qua nhiều cơng
13
đoạn ủ nguyên liệu để tạo cho độ ẩm của đất đồng đều, kể cả độ co, ngót … phải tương
đối đều nhau làm cho quá trình tạo hình được dễ dàng. Sau đó, đất được sấy và nung
sao cho vẫn giữ được màu nguyên thủy của đất sét thiên nhiên khi đã nung ở nhiệt độ
cao. Các loại gạch nung bao gồm:
Gạch cách âm cách nhiệt-hourdis: Gạch thường được sử dụng với mục đích
cách âm, cách nhiệt và giảm trọng lượng cho sàn cơng trình dân dụng cũng như cơng
nghiệp, tiết kiệm đáng kể cho phí cho bê tơng.
Gạch cẩn tường: Gạch cẩn dùng để trang trí các mảng tường hoặc cột, nhằm tạo
cảm giác gạch xây không tô trong kiến trúc … Ưu điểm khi của loại gạch này là thi
cơng nhanh và chi phí rẻ.
Gạch 5 lỗ và gạch 3 lỗ đất sét nung: Gạch 5 lỗ và gạch 3 lỗ đất sét nung thuộc
sản phẩm gạch xây cao cấp. Gạch dùng để xây tường chịu lực, chịu tải trong, xây trang
trí khơng tơ – gạch được xây nằm, bề mặt tiếp xúc hoàn toàn với vữa, mạch hồ liên kết
giữa các viên gạch khoảng 1cm, lỗ của gạch hướng lên trên.
Gạch 4 lỗ đất sét nung: Gạch 4 lỗ đất sét nung là loại gạch xây tường được sử
dụng rộng rãi cho các cơng trình nhà cao tầng, nhà ở địi hỏi chiếm diện tích ít để sử
dụng. Gạch chuyên dùng xây tường 100 mm.
Gạch đặc: Là các loại sản phẩm gạch xây không lỗ, thuộc sản phẩm gạch xây
cao cấp. Gạch được dùng để xây tường chịu lực, chịu tải trọng, có thể lát nền chịu tải
và xây trang trí không tô.
Gạch chữ U: Gạch chữ U thường sử dụng lát mái đúc bằng của sân thượng ở
các công trình dân dụng, cơng nghiệp nhằm hạn chế, ngăn ngừa sức nóng. Gạch này
chỉ có tác dụng cách nhiệt.
Gạch lát nền: Gạch này thường được sử dụng lát trang trí ở nền nhà, sân vườn,
sân đình, sân chùa, sân phơi, vỉa hè, quảng trường, đường đi… một số sản phẩm có
chân ở mặt dưới để tăng độ bám dính với vữa. Loại gạch này có nhiều kích thước và
mẫu mã khác nhau như: gạch hình vng lá dứa, gạch hình vng ơ trịn lớn, gạch
hình vng ơ trịn nhỏ…
Gạch trang trí: Gạch trang trí đất sét nung dùng để xây các mảng tường có tính
chất làm vách ngăn trong nhà, tường rào, lam ở trên cửa… có tác dụng: thơng gió, lấy
ánh sáng, trang trí… Loại gạch này đa dạng về kích thước và mẫu mã. Như: gạch trang
trí đồng tiền, gạch trang trí cánh bướm, gạch trang trí hoa mai…
Gạch đất sét nung 10 lỗ và 20 lỗ: Gạch này dùng để xây tường cách âm, cách
nhiệt. Bề mặt của gạch tiếp xúc hoàn toàn với vữa, mạch hồ liên kết giữa các viên gạch
khoảng 1cm, lỗ của gạch hướng lên trên.
1.2.2. Phát triển thương mại mặt hàng
14
1.2.2.1. Bản chất phát triển thương mại mặt hàng
Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các
hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động
thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường.
Như vậy, bản chất của phát triển thương mại mặt hàng gạch là sự tăng lên về số
lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm, mối quan hệ bền vững với khách hàng và sự phát
triển ổn định, bền vững về mọi mặt của mặt hàng gạch trên thị trường.
1.2.2.2. Mục tiêu phát triển thương mại mặt hàng
* Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường
- Mục tiêu của doanh nghiệp là chiếm được thị phần lớn trên thị trường, mức tiêu thụ
lớn, dành được doanh thu cao nhằm tăng trưởng lợi nhuận.
- Tăng cường lợi ích cho khách hàng và đối tác, đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
- Phát triển bền vững các quan hệ với khách hàng và đối tác, đây là cơ sở, môi trường
để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
- Tối đa hố hiệu quả sử dụng các nguồn lực và lợi ích cuả các nhà cung cấp. Đây là
điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
* Đối với kinh tế - xã hội
- Phát triển thương mại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ cho q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước, góp phần tạo thu nhập, tăng trưởng
cho nền kinh tế.
-Phát triển thương mại mặt hàng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp
trong cơ cấu các ngành.
- Phát triển thương mại mặt hàng nhằm ổn định thị trường nội địa, góp phần bình ổn
nền kinh tế.
- Phát triển thương mại mặt hàng nhằm giải quyết công ăn việc làm cho một số bộ
phận người lao động, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của
người dân.
- Phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo
giữa thành thị và nơng thơn.
1.2.2.3. Vai trị của phát triển thương mại mặt hàng vật liệu xây dựng gạch trên
thị trường miền Bắc
15
* Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân
- Góp phần vào sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường nội địa. Phát triển
thương mại mặt hàng gạch không chỉ là tăng trưởng về quy mô mà còn cải thiện về cơ
cấu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định cho ngành vật liệu xây dựng, bên cạnh đó các
ngành xoay quanh cũng có được sự phát triển ổn định đi kèm như ngành đầu vào
nguyên liệu như xi măng, đá… Sự phát triển lành mạnh của mặt hàng gạch sẽ góp
phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của khu vực miền Bắc cũng như thị trường nội
địa.
- Góp phần vào giải quyết tốt thơng qua thị trường các mối quan hệ liên quan đến các
cân đối lớn của nền kinh tế như cung - cầu, tiền – hàng, tích luỹ - tiêu dùng… Rõ ràng
khi phát triển thương mại mặt hàng gạch thì các quan hệ kinh tế cũng đồng thời xảy ra.
các quan hệ kinh tế như mua – bán, tiền – hàng xảy ra và hình thành nên quan hệ cung
cầu của ngành vật liệu xây dựng. Từ đó các quan hệ kinh tế được giải quyết một cách
thông suốt tạo đà cho sự phát triển nói chung.
- Thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH-HĐH nền
kinh tế quốc gia: Phát triển thương mại giúp gắn kết sản xuất với tiêu dùng, từ đó giúp
cho quá trình tái sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi, dịng vốn được ln chuyển
tuần hồn khơng xảy ra hiện tượng trì trệ, tắc nghẽn trong lưu thơng. Vì vậy góp phần
thúc đẩy hoạt động sản xuất của đất nước, đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành vật
liệu xây dựng nói riêng cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung. Là hoạt động khơng
thể thiếu trong sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần thực hiện mục tiêu cơ bản đến năm
2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp.
- Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao
chất lượng cuộc sống
* Đối với doanh nghiệp
- Tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mơ của doanh
nghiệp trong q trình phát triển.
- Gắn liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy lưu thông hàng hố tránh sự tắc nghẽn
trong lưu thơng, giải quyết vịng tuần hồn sản xuất – lưu thơng - phân phối – tiêu
dùng.
- Nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường
tiêu thụ, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.
* Đối với người tiêu dùng.
16
Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng: chất lượng cuộc sống được cải
thiện khiến cho nhu cầu ăn ở của con người. Thẩm mĩ về nhà ở, văn phịng, đường
sá… ngày càng cao vì vậy sự phong phú của các loại gạch sẽ đáp ứng được nhu cầu
thẩm mỹ của con người.
1.2.3. Thị trường mặt hàng VLXD miền Bắc
Thị trường miền Bắc là một thị trường lớn với trên 30 triệu dân. Đồng thời, miền
Bắc cũng tập trung nhiều thành phố lớn như: Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định…Người
dân ở các thành phố lớn này thường có thu nhập khá cao. Vì thế, miền Bắc là một thị
trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp gạch trong nước. Tuy nhiên, trong tình
hình khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao nên người dân cũng thắt chặt chi tiêu hơn
đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng như miền Bắc phải đối mặt sự cạnh tranh
của nhiều sản phẩm gạch từ nước ngoài đặt ra nhiều thách thức cho mặt hàng VLXD
gạch của nước ta.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất gạch là bài toán tiêu
thụ của sản phẩm trên thị trường miền Bắc. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến cho
thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án bất động sản, dự án đầu tư công tạm
dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều cơng trình xây dựng ngừng triển khai do thiếu vốn…đã
khiến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng sụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị
trường vật liệu xây dựng. Sản xuất và tiêu thụ đều giảm, cung lớn hơn cầu khiến lượng
hàng tồn kho cao… là những khó khăn chính của thị trường vật liệu xây dựng. Mặt
hàng VLXD gạch cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó.
1.3. Nội dung và những nguyên lý cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng
VLXD gạch trên thị trường miền Bắc
1.3.1. Những nguyên lý cơ bản
1.3.1.1. Chỉ tiêu về quy mô
Tổng giá trị thương mại, số lượng tiêu thụ, tổng lượng tiêu thụ mà ngành hàng đạt
được nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng, % của tăng trưởng số lượng: so
sánh giữa các kì với nhau hoặc các năm với nhau.
- Doanh thu: Là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ
được tính bằng giá của thị trường (P) của hàng hóa nhân với lượng hàng hóa bán ra
(Q).
- Tổng doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán một lượng sản
phẩm nhất định.
Công thức: TR = P*Q
17
Trong đó: TR: Tổng doanh thu
P: Giá bán một đơn vị sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm bán ra
- Lợi nhuận: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của mọi hoạt độngkinh doanh trong
một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu cơ bản nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh
thu và tổng chi phí của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Cơng thức tính của nó như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.
Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song bản thân nó mới
chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu và chi, muốn đưa được
đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là chỉ
tiêu doanh lợi.
- Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường
hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị
trường.
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm
tiêu thụ trên thị trường.Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp
thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi
bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
1.3.1.2. Chỉ tiêu về chất lượng
Điều này được thể hiện thông qua tốc độ phát triển hay tính ổn định, bền vững
trong phát triển thương mại. Sự chuyển dịch hợp lý về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị
trường, phương thức phân phối, mẫu mã sản phẩm.
1.3.1.3. Chỉ tiêu về hiệu quả
Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hố, dịch vụ trên thị trường.Thực chất, đó là trình độ
sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định.
Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại:
Hiệu quả thương mại = Kết quả đạt được/ Chi phí sử dụng nguồn lực.
Hiệu quả thương mại của doanh nghiệp là hiệu quả tổ chức q trình mua, bán
hàng hố và dịch vụ. Đó chính là thước đo phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
18
của các công ty hay cơ sở kinh doanh trong khâu mua, bán hàng hoá, khâu vận chuyển
và kho hàng hoặc trong sản xuất, phân phối, cung ứng và marketing các sản phẩm dịch
vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả thương mại chính là hiệu quả mua các
nhân tố “đầu vào”, và tiêu thụ sản phẩm ở “đầu ra”. Đối các doanh nghiệp thương mại,
cấp độ hiệu quả này chính là hiệu quả kinh doanh thương mại.
- Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu
đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu, vốn và chi phí. Từ đó ta có chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính tốn như sau:
Tỷ suất LN = LN/DT
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hoặc: Tỷ suất LN = LN/CF
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra có thể mang lại bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí
nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng
doanh thu và tốc độ tăng chi phí.
Hoặc là: Tỷ suất LN= LN/VĐT
Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty. Chỉ tiêu sẽ cho biết 1 đồng vốn của công ty sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.3.1.4. Các chính sách phát triển thương mại mặt hàng VLXD gạch
* Chính sách nguồn lực
- Nguồn nhân lực: Người lao động đóng một vai trị hết sức quan trọng q trình sản
xuất kinh doanh vì họ là người trực tiếp làm ra các sản phẩm. Nếu người lao động
được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản thì sẽ nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi
phí kinh doanh. Vì thế, cơng ty cần tăng cường đào tạo trình độ kỹ thuật cho cơng
nhân nâng cao tay nghề, đào tạo trình độ chun mơn cho nhân viên, đặc biệt là nhân
viên phát triển thương mại mặt hàng và nhân viên thiết kế mẫu mã.
- Nguồn vốn: Vốn là yếu tố rất quan trọng, nó giúp cơng ty có thể mở rộng quy mơ sản
xuất, đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, tái sản xuất… vì thế cơng ty cần có
những chính sách thu hút vốn, mở rộng nguồn vốn của công ty.
* Chính sách thị trường và hồn thiện kênh phân phối
19