Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN NUÔI CẤY MÔ GIAI ĐOẠN RA NGÔI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 42 trang )

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC MỘT SỐ
DÒNG BẠCH ĐÀN NUÔI CẤY MÔ GIAI ĐOẠN RA NGÔI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TH.S. TRẦN THỊ NGỌC DIỆP
1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạch đàn (Euclyptus. Sp) là cây lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng
trong cơ cấu rừng trồng ở nước ta. Cây bạch đàn không phải là loài cây mọc
tự nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài cây này xuất xứ từ nước Úc được
dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho
thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là
có thể trồng tập trung thành rừng thuần loài hay trồng phân tán trong đất thổ
cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao
nguyên. Loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong
vòng 5- 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân khoảng 9-10 cm.
Bạch đàn là cây có vai trò quan trọng trong ngành sản xuất giấy ở nước
ta. Người ta không chỉ sử dụng bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất giấy mà
còn sử dụng để làm đồ gia dụng, cây chống công trình….
Bạch đàn nuôi cấy mô có độ đồng đều cao hơn so với bạch đàn trồng từ
hạt hay giâm hom. Do đó rừng bạch đàn trồng từ cây nuôi cấy mô có độ đồng
đều rất cao. Cây nuôi cấy mô giữ được đầy đủ đặc tính di truyền cho nên cây
sinh trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian sinh trưởng.
Ở nước ta hiện nay có nhiều giống bạch đàn khác nhau có tiềm năng
năng suất cao như các dòng: U6, UC1, UE27, UC24, PN47, PN10, PN24,
PN14, PN21, PN108, PN3d, W4, W6, PN108… đã được công nhận là dòng
tiến bộ kỹ thuật, trong đó một số dòng như U6, PN14, PN24 đã được sử dụng
nhiều trong nuôi cấy mô và mang lại năng suất cao. Còn các dòng khác đang
trong giai đoạn thử nghiệm và chúng tôi chọn 3 dòng UE3, UE23, UE27 đang


trong giai đoạn thử nghiệm làm đối tượng nghiên cứu.
Cũng như các loại cây trồng khác thì việc đảm bảo nguồn gốc giống là
việc rất quan trọng, quyết định đến sinh trưởng và chất lượng của lâm phần.
2
Chính vì vậy công tác nhân giống bạch đàn để phục vụ cho việc sản xuất đại
trà là việc rất cần thiết. Việc nhân giống bạch đàn có thể nhân giống bằng hạt,
giâm hom và nuôi cấy mô. Trong công tác sản xuất giống bạch đàn hiện nay
thì phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đang được quan tâm ngày
càng nhiều. Việc nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô là
việc làm thiết thực nhằm góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con bằng nuôi cấy
mô phục vụ cho việc trồng rừng.
Quy trình nuôi cấy mô tế bào trải qua các giai đoạn: tạo vật liệu khởi
đầu, thiết lập hệ thống cấy vô trùng, nhân chồi, tạo rễ và chuyển cây ra đất
trồng. Sau khi kết thúc giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh, cây nuôi cấy mô được
đưa ra môi trường tự nhiên. Đây là giai đoạn chuyển cây đang sinh trưởng
trong điều kiện tối ưu về nhiệt độ, độ ẩm, pH, dinh dưỡng,….sang môi trường
tự nhiên. Lúc này môi trường sống bị thay đổi đột ngột, cây bị “sốc” mạnh
cho nên ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của việc nuôi cấy
mô bạch đàn. Do vậy giai đoạn này đóng vai quyết định đến khả năng ứng
dụng của quy trình nhân giống.
Trong thực tế tỷ lệ sống của cây bạch đàn ở giai đoạn ra ngôi vẫn còn
thấp do đó để nâng cao kỹ thuật ra ngôi cây bạch đàn đồng thời hoàn thiện
quy trình nuôi cấy mô nên tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu biện pháp kỹ
thuật chăm sóc một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô giai đoạn ra ngôi tại
Trường Đại học Hùng Vương”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Lựa chọn được dòng bạch đàn sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao ở giai
đoạn ra ngôi.
- Xác định giá thể phù hợp với bạch đàn nuôi cấy mô giai đoạn ra ngôi.

- Xác định được liều lượng phân bón thúc phù hợp cho bạch đàn nuôi
cấy mô ở giai đoạn ra ngôi.
3
- Xác định được mức che sáng thích hợp nhất cho bạch đàn nuôi cấy
mô ở giai đoạn ra ngôi.
- Xác định lượng nước tưới phù hợp cho bạch đàn nuôi cấy mô ở
giai đoạn ra ngôi.
1.2.2. Yêu cầu
- So sánh tỷ lệ sống của các dòng bạch đàn nuôi cấy mô ở giai đoạn ra ngôi.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng bạch đàn nuôi cấy mô ở
giai đoạn ra ngôi.
- Đánh giá mức ảnh hưởng của giá thể trồng đến sự sinh trưởng của
một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô.
- Đánh giá mức ảnh hưởng của liều lượng phân bón thúc đến sự sinh
trưởng của một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô.
- Đánh giá mức ảnh hưởng của mức che sáng đến sự sinh trưởng của
một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô.
- Đánh giá mức ảnh hưởng của lượng nước tưới đến sự sinh trưởng của
một số dòng bạch đàn nuôi cấy mô.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho
việc phát triển các dòng bạch đàn nuôi cấy mô.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu cho các sinh viên, các nhà nghiên
cứu tham khảo.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá, lựa chọn được các dòng bạch đàn có tỷ lệ cây ra ngôi cao.
- Lựa chọn được dòng bạch đàn nuôi cấy mô sinh trưởng tốt.
- Nâng cao kỹ thuật ra ngôi bạch đàn nuôi cấy mô.
4

PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm thực vật của cây bạch đàn
Cây bạch đàn thuộc loài đại mộc, cao khoảng 50m, đường kính có thể
lên tới 200 -300 cm. Thân thẳng, tán thưa, phân cành cao. Vỏ nhẵn màu tro
sau bong thành mảng dày, lớp vỏ mới lộ ra màu xanh xám hoặc xanh hồng có
ánh bạc. Cành non màu tím hồng, mảnh và hơi rủ.
Lá đơn mọc cánh, hình ngọn giáo dài, đầu nhọn dần, đuôi nêm rộng,
dài 10 -12cm, rộng khoảng 2cm, mép lá nguyên, gân giữa nổi rõ màu xanh
vàng nhạt, gân bên nhỏ, hơi chếch và liền nhau ở mép lá.
Hoa tự hình tán ở nách lá, 4 -5 hoa. Nụ hình cầu hoặc hình trứng tròn,
mũi dài gần bằng ống đài, gần tròn hoặc có mũi ngắn. Quả hình bán cầu, dài
0,7 -0,8 cm, đường kính 0,5 -0,6cm, mép quả lồi, mở lỗ, hạt nhỏ, nhẵn, màu
nâu vàng.
Bạch đàn là cây sinh trưởng tốt trên đất ferarit đỏ vàng phát triển trên
phiến thạch sét có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, tầng canh tác dày
trên 40cm, ít thích hợp là đất cát, cát di động, đất phèn, mùn trên núi, xói mòn
trơ đá, thích hợp ở những nơi có lượng mưa bình quân từ 1500 -2500
mm/năm, nhiệt độ bình quân từ 15
o
C- 19
o
C.
Bạch đàn là cây có khả năng thích ứng rộng, có biên độ sinh thái rộng
với điều kiện đất đai và khí hậu, nó thường phân bố ven bờ nước và những
vùng ngập lụt theo mùa kéo dài nửa tháng.
Bạch đàn là cây có khả năng sinh trưởng nhanh, có biên độ sinh trưởng
rộng, dễ trồng trên nhiều dạng lập địa, năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn,
có khả năng chịu được gió bão tốt. Hiện nay bạch đàn đang được trồng với
diện tích khá lớn ở nước ta, là cây quan trọng để sản xuất bột giấy[10].

5
2.2. Cơ sở của nuôi cấy mô
Thuật ngữ học (terminology) Nuôi cấy mô (tissue culture) là thuật ngữ
dùng để chỉ quá trình nuôi cấy vô trùng in vitro các bộ phận tách rời khác
nhau của thực vật. Kỹ thuật nuôi cấy mô dùng cho cả hai mục đích nhân
giống và cải thiện di truyền (ví dụ: giống cây trồng), sản xuất sinh khối các
sản phẩm hóa sinh, bệnh học thực vật, duy trì và bảo quản các nguồn gen quý.
Các hoạt động này được bao hàm trong thuật ngữ công nghệ sinh học. Thuật
ngữ nhân giống in vitro (invitro propagation) hay còn gọi là vi nhân giống
(micropropagation) được sử dụng đặc biệt cho việc ứng dụng các kỹ thuật
nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau
của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các
ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác. Trong thực tế, các nhà vi
nhân giống (micropropagators) dùng thuật ngữ nhân giống invitro và nuôi cấy
mô thay đổi cho nhau để chỉ mọi phương thức nhân giống thực vật trong điều
kiện vô trùng. Thuật ngữ đồng nghĩa là nuôi cấy invitro (invitro culture).
Nhân giống invitro và nuôi cấy mô bắt đầu bằng các mảnh cắt nhỏ của thực
vật, sạch vi sinh vật, và được nuôi cấy vô trùng[5].
Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô
Đối với thực vật nói chung, cây bạch đàn nói riêng để duy trì nòi giống của
mình chúng đều phải thông qua cơ quan sinh sản hoặc chúng có khả năng tái
sinh từ các bộ phận của các cơ quan sinh dưỡng như lá, chồi, rễ, thân. Nếu
đưa các bộ phận của chúng vào môi trường thích hợp nó sẽ phát triển thành
rễ, mầm và hình thành cây con.
Khi mô tế bào thực vật bậc cao bị thương thì vách tế bào sẽ hóa bần
làm cho tế bào sống tách rời nhau. Các tế bào sống còn lại phân chia nhiều lần
song song với mặt cắt để hàn kín vết thương, loại mô đó gọi là mô sẹo(callus).
* Tính toàn năng ( Totipotence)
6
Năm 1902 lần đầu tiên nhà thực vật học người Đức Haberlandt đã đưa

ra quan niệm: "Mỗi tế bào bất kì (đã biệt hóa) lấy từ một cơ thể thực vật đều
có khả năng tiềm tàng để có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh". Theo
quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã biệt hóa đều chứa
toàn bộ thông tin di truyền (ADN) cần thiết của cơ thể đó, nếu gặp điều kiện
thích hợp thì mỗi tế bào đều có khả năng phát triển thành một cơ thể hoàn
chỉnh, đó là tính toàn năng của tế bào thực vật[5].
Tính toàn năng của tế bào chính là cơ sở lý luận của nuôi cấy mô tế bào
thực vật. Cho đến nay, con người đã hoàn toàn chứng minh được khả năng tái
sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ.
* Sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào
Sự phân hóa là quá trình chuyển hóa các tế bào phụ sinh thành các tế bào
chuyên hóa đảm nhận các chức năng chuyên biệt.
Tuy nhiên không phải tế bào chuyên hóa nào cũng mất đi khả năng phân hóa
của mình mà khi gặp điều kiện thuận lợi, trong trường hợp cần thiết, các tế
bào này lại quay trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia liên tiếp. Đó gọi là
quá trình phản phân hóa[5].
Về bản chất thì sự phân hóa và phản phân hóa là một quá trình hoạt
hóa, ức chế các gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cơ
thể, cứ một số gen được hoạt hóa để cho ra tính trạng mới, còn một số gen
khác lại bị đình chỉ hoạt động. Điều này xảy ra theo một chương trình đã
được mã hóa trong cấu trúc phân tử AND của mỗi tế bào khiến quá trình sinh
trưởng phát triển của cơ thể thực vật được hài hòa[5].
Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật thực
chất là kết quả của quá trình phân hóa và phản phân hóa tế bào. Kỹ thuật nuôi
cấy mô, tế bào xét đến cùng là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của
tế bào thực vật một cách có định hướng dựa vào sự phân hóa và phản phân
hóa của tế bào trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật[5].
7
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nuôi cấy mô bạch đàn
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô bạch đàn ở nước ngoài

Nuôi cấy mô là phương pháp phổ biến để nhân nhanh các loài cây trồng
chất lượng cao. Trong lâm nghiệp phương pháp này đã được áp dụng tương
đối sớm ở một số nước tiên tiến như Pháp, Đức, Braxin, Trung Quốc để
nhân nhanh một số giống có năng suất cao[8].
Năm 1978 đã có trên 20 loài bạch đàn khác nhau được nuôi cấy mô
thành công. Các nhà khoa học Ấn Độ thành công trong việc nuôi cấy mô các
chồi bạch đàn Eucalyptus camandulensis, E. trereticornis, E. glubolus, E.
torelliana.
Cây mô có nguồn gốc ưu việt sinh trưởng nhanh gấp 3 lần và đồng đều hơn là
các cây mọc từ hạt cùng cây mẹ. Tại Australia, nhân giống nuôi cấy mô đã
được áp dụng để nhân nhanh cho các cây được chọn có tính chịu mặn trong
đất và đang được sản xuất với quy mô lớn cho các loài E. camandulensis[2].
Ở miền Nam Brazil, loài cây dùng để trồng lại rừng phổ biến nhất là
bạch đàn Eucalyptus dunnii Maid bởi vì tốc độ sinh trưởng nhanh, thân cây
thẳng, chống chịu được sương. Áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân
giống đã giải quyết được vấn đề thiếu giống cho trồng rừng. Mẫu cấy được
lấy từ hom của cây Eucalyptus dunnii trồng trong nhà kính, cấy trên môi
trường MS, có thêm BAP và IBA đã cho kết quả tốt: cây bạch đàn con phát
triển mạnh, hệ số nhân cao[6].
Hiện nay, trở ngại chính của nuôi cấy mô bạch đàn là sự nhiễm khuẩn
mẫu cấy, đặc biệt là đối với những mẫu bánh tẻ. Có thể hạn chế nhiễm bằng
cách xử lý mẫu bằng acid ascorbic và nuôi giai đoạn đầu tiên trong tối từ 3-7
ngày. Tỷ lệ ra rễ của bạch đàn cũng thấp, nhất là những giống còn chưa rõ
ràng. Búp non sau khi khử trùng, cấy lên môi trường MS có thêm BAP, NAA
cho giai đoạn nhân chồi và IBA cho giai đoạn ra rễ. Sau khi cấy 2 tháng thì
chồi phát triển, ra rễ sau 3 tuần cấy lên môi trường ra rễ[4].
8
Nhân giống nuôi cấy mô đối với cây rừng đã thu hút những thành công
đáng kể, đây là kết quả quan trọng góp phần nâng cao năng suất rừng trồng
trên thế giới những năm gần đây. Trong đó phải kể đến công nghệ nuôi cấy

mô bạch đàn ở Trung Quốc, Thái Lan, Brazin, Công Gô, Australia[2].
2.3.2 Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô bạch đàn ở Việt Nam
Những năm gần đây, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về công nghệ tế
bào thực vật trong công tác chọn giống cây rừng đã được thực hiện tại nhiều
nước trên thế giới. Ở Việt Nam nuôi cấy mô đã được phát triển từ những năm
70. Tuy nhiên, các ứng dụng về nuôi cấy mô trong lâm nghiệp còn nhiều hạn
chế về kỹ thuật, quy mô, vốn đầu tư, dẫn đến giá thành cây con từ nuôi cấy mô
cao hơn nhiều so với cây hom và cây hạt do đó diện tích rừng trồng từ cây mô
chưa nhiều. Mặc dù vậy, cây mô với các ưu điểm vượt trội như: có thể sản xuất
quanh năm không phụ thuộc vào mùa vụ, cần ít diện tích sản xuất, cây giống sản
xuất ra hoàn toàn sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền, có độ trẻ hóa cao và có
bộ rễ giống như cây con từ hạt nên có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn
trên hiện trường. Nên trong thời gian tới cây con sản xuất từ nuôi cấy mô sẽ có vị
trí xứng đáng trong sản xuất lâm nghiệp[3].
Theo kết quả thử nghiện về dòng bạch đàn lai UR35 và dòng Pn3d cho
thấy môi trường thích hợp cho quá trình nhân chồi là với môi trường MS* (môi
trường MS đã thay đổi về thành phần và nồng độ các chất khoáng, vitamin), có bổ
sung BAP với nồng độ 0,5mg/l. Khi được nuôi cấy trong môi trường này, các
dòng bạch đàn nuôi cấy cho hệ số nhân chồi từ 6,7- 7,5 với chiều cao chồi trung
bình đạt 2,4- 2,5 cm[3].
Môi trường IBA có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình ra rễ, tỉ lệ ra rễ của
bạch đàn khi được kích thích tạo rề bằng môi trường 1/2 MS
*
+ IBA 1,5 mg/l
+ ABT 0,1 mg/l và các chất phụ gia khác. Tỉ lệ sống của các dòng bạch đàn
giao động từ 72% đến 80%[3].
Mùa vụ thích hợp nhất cho nuôi cấy mô bạch đàn là tháng 4 đến tháng 9[3].
9
Môi trường tạo chồi và nhân chồi thích hợp nhất : MS
*

+ 2mg B2+ 0,5
mg/l BA + 1mg/l NAA +30g/l đường sucrose+ 5g/l agar, pH= 5[3].
Môi trường tạo cây hoàn chỉnh thích hợp 1/2 MS
*
+ 1,5 mg/l IAB+0,1
mg/l ABT + 15 g/l sucrose+ 5 g/l agar, PH= 5,8[3].
Dòng bạch đàn Eucalyptus urophylla (EU6) được Công ty giống cây
trồng rừng trung ương tuyển chọn và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho phép đưa vào trồng rừng từ năm 1998. Năm 2000 tiến hành thử
nghiện nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Sau khi vi nhân giống
thành công, Trung tâm trồng thử nghiệm 3 địa điểm mang tính đặc trưng của
3 vùng đất khác nhau: Lâm trường Sông Kôn 10ha (tại xã Bình Tân, huyện
Tây Sơn); Lâm trường Quy Nhơn 10ha (tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh);
Công ty Nguyên liệu giấy Bình Định 5ha (tại xã Đakman, huyện Hoài Ân).
Cũng trồng theo dạng thí nghiệm với mật độ 2000 cây/ha và 1660 cây/ha. Sau
11 tháng trồng trên đất đồi trọc, đất rừng nghèo kiệt, tỷ lệ cây sống từ 97
-98%, chiều cao cây từ 2,75 -4m, đường kính gốc từ 3,4 -4,9cm. Cây có độ
đồng đều cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, ít sâu bệnh, có khả năng thích nghi
với nhiều chân đất. Nếu so với bạch đàn ươm trồng bằng hạt đối chứng, chiều
cao chỉ 2,4m đường kính gốc 2,42cm tỷ lệ cây chết sau khi trồng trên 15%,
cây không đồng đều và phân ly cao. Kết quả quả cho thấy, Lâm trường Bắc
An Khê (Gia Lai): Lâm trường trồng 550.000 cây bạch đàn cấy mô, dòng U6
lấy từ Trung tâm, sau 4 năm đường kính gốc 15cm cao 7m, năng suất chừng
100m
3
/ha, cây ít phân cành, chưa thấy sâu bệnh, tính thích nghi cao.Trung
tâm Giống cây trồng, dịch vụ Gia Lai: Năm 2002 Trung tâm trồng 500 ngàn
cây của Bình Định, hiện nay (sau hơn 3 năm) đường kính gốc đạt 10 -15cm,
cao trên 7m. Sau 5 năm khả năng sinh khối từ 130-150m
3

/ha. Lâm trường
Sông Kôn: Hiện nay Lâm trường có trên 400 ha bạch đàn. Riêng giống U6
phát triển rất nhanh, loại trồng năm 2005 nay có đường kính gốc 2,6-
4,4cm[7].
10
Năm 2002 Bình Định đã nuôi cấy thành công bạch đàn Eucalyptus
Urophylla trong môi trường MS có chứa đường 30g/l và agar 7g/l. Sản xuất 1
triệu cây giống/năm thì tiền lãi thu được là 88,6 triệu đồng. Giống bạch đàn
thường năng suất 80-90m
3
/ha. Giống bạch đàn U.rophylla năng suất: 120-
150m
3
/ha, tăng thu nhập cho người sản xuất từ 5- 8 triệu đồng/ha[1].
Năm 2007, Công ty Giống nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã trồng
thành công 22 vạn cây bạch đàn theo phương pháp nuôi cấy mô, mật độ
1.700 cây/ha trên diện tích 130 ha rừng kinh tế tại 5 huyện: Điện Biên,
Điện Biên Đông, Mường Ẳng, Tuần Giáo và Tủa Chùa, tỷ lệ cây sống đạt
tới 85%[9].
Để nâng cao số dòng bạch đàn sản xuất cây giống bằng công nghệ
nuôi cấy mô cho nên chúng tôi tiến hành thử nghiệm ra ngôi 3 dòng bạch
đàn nuôi cấy mô đó là các dòng: UC24, UC1, UE27.
11
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ba dòng bạch đàn nuôi cấy mô: dòng UE3, UE23,
UE27.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Trung tâm thực nghiệm Trường Đại học Hùng Vương.

Thời gian tiến hành: từ 12/2011 – 11/2012.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của của một số dòng
bạch đàn nuôi cấy mô ở giai đoạn ra ngôi.
3.3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu xác định giá thể phù hợp cho bạch đàn nuôi cấy mô ở giai đoạn ra ngôi.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân tới sinh trưởng của cây
bạch đàn nuôi cấy mô ở giai đoạn ra ngôi.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm và ánh sáng tới sinh trưởng của cây bạch
đàn nuôi cấy mô ở giai đoạn ra ngôi.
4. So sánh khả năng sinh trưởng của ba dòng bạch đàn nuôi cấy mô ở giai đoạn ra ngôi.
3.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu
- Phân bón
- Lưới đen
STT Tên dòng Loại dòng Quyết định công nhận giống
1
UE3 Tiến bộ kỹ thuật
QĐ số 3905/QĐ-BNN-KHCN ngày
11/12/2007 của Bộ NN&PTNT
2
UE23 Tiến bộ kỹ thuật
QĐ số 3905/QĐ-BNN-KHCN ngày
11/12/2007 của Bộ NN&PTNT
3
UE27 Tiến bộ kỹ thuật
QĐ số 3905/QĐ-BNN-KHCN ngày
11/12/2007 của Bộ NN&PTNT
12
- Nilon trắng.
- Nước tưới

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1. Ra ngôi và chăm sóc cây con
- Huấn luyện cây con trong ống nghiệm: Cây con trong ống nghiệm được
sản xuất dưới điều kiện lý tưởng về nhiệt độ, ánh sáng và môi trường dinh
dưỡng. Để cấy cây ra bầu đất với tỷ lệ sống cao cần phải huấn luyện cây cho
cứng cáp trước khi cho cây ra khỏi ống nghiệm trong điều kiện ánh sáng và
nhiệt độ tự nhiên với cường độ ánh sáng từ 5000 -10.000 Lux, nếu > 10.000
Lux cần phải che bớt ánh sáng.
Thời gian huấn luyện khoảng 6- 8 ngày để cây quen dần với điều kiện
tự nhiên, lá xòe ra đầy đủ thì có thể chuyển cây ra bầu đất.
- Ra ngôi
+ Tạo dung dịch hồ rễ:
Trộn đất tầng B với dung dịch thuốc tím KMnO
4
0,1%, tỉ lệ 1 đất: 1
nước trước khi hồ rễ ít nhất 12h. Khi dùng rửa sạch thuốc tím bằng nước sạch
tử 3- 4 lần và tạo cho đất ở dạng hồ rễ cây.
+ Tạo bầu:
Bầu được làm bằng nhựa PE có đường kính và chiều cao tùy theo từng
loại cây, thông thường sử dụng loại bầu có đường kính 5- 6cm, cao 11cm,
không có đáy hoặc có đáy thì phải đục lỗ ở đáy hoặc xung quanh để thoát
nước.
+ Thành phần ruột bầu:
Dùng đất tầng B đập nhỏ, sàng bỏ rễ cây và các tạp chất khác.
+ Xử lý bầu:
Trước khi cấy 12- 24h, bầu đất phải được xử lý bằng dung dịch thuốc
tím 0,1% (hòa thuốc tím vào nước và dùng ô doa tưới đều lên trên mặt bầu
13
cho thấm sâu 1.5- 2cm). Vào mùa có nguy cơ nấm bệnh cao nồng độ thuốc
tím phải cao hơn 0,2- 0,3%.

+ Thao tác ra ngôi:
Lấy cây mầm từ trong lọ ra bằng cách đổ ra lòng bàn tay, nhặt từng cây
một ra khỏi nền nuôi cấy sau đó rửa sạch thạch bằng nước sạch, hồ rễ bằng
đất đã khử trùng, thao tác này phải làm nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm tổn
thương cho cây.
Cấy cây đã hồ rễ vào bầu đất như cấy cây con từ hạt. Khi cấy chú ý cho rễ thẳng
và xòe tự nhiên, không bị cuốn lại với nhau hoặc bị gập lên trên mặt bầu.
- Chăm sóc cây sau khi cấy
+ Thời gian quan trọng nhất là tuần nuôi cấy đầu tiên, phải theo dõi ánh sáng và
nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp từ 25
o
C- 30
o
C, độ ẩm từ 85%- 90%, cần chú ý phải che
giâm để giảm bớt ánh sáng trực xạ, tốt nhất là che giâm từ 7-10 ngày sau khi cấy.
+ Sau 3 tuần thì bón thúc bằng cách tưới thêm phân NPK(5:10:3) nồng độ 0,3% rồi
tiếp tục 5-7 ngày tưới 1 lần. Sau khi tưới xong cần tưới rửa lại bằng nước sạch.
+ Phun phòng nấm bệnh bằng dung dịch bellate nồng độ 5g/10l nước phun
cho 100m
2
. Thời gian phun 1 tuần 1 lần, nếu phát hiện nấm bệnh cần phun
nồng độ cao hơn và thời gian ngắn hơn có thể 3- 5 ngày 1 lần tùy theo tình
trạng bệnh.
+ Phân loại cây con: Sau khi cấy được 45- 50 ngày cần tiến hành phân loại
cây con để có chế độ chăm sóc phù hợp tạo ra các luống cây đồng đều, đặc
biệt đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
+ Hãm cây: Ngừng tưới phân trước khi trồng 2 tuần, trong trường hợp phải lưu
giữ cây ở vườn ươm lâu hơn thì hạn chế tưới nước và tưới phân để hãm cây.
3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.2.1. Bố trí thí nghiệm

a. Xác định giá thể trồng cây nuôi cấy mô
14
- Để tìm được giá thể phù hợp với cây bạch đàn nuôi cấy mô, tôi nghiên cứu
giá thể trồng cây bạch đàn nuôi cấy mô.
-Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.
- Số cây trên ô thí nghiệm: 30 cây
- Số lần lặp: 3
- Số ô thí nghiệm: 3 CT x 3 lần lặp lại x 3 =27 ô
- Tổng số cây thí nghiệm: 810 cây.
- Các công thức thử nghiệm với các giá thể:
+ CT 1: đất tầng B (Đ/C)
+ CT 2: 2/4 đất tầng B + 1/4 trấu hun + 1/4 mùn cưa
+ CT 3: 3/4 đất tầng B + 1/4 xơ dừa nghiền nhỏ.
Ta có sơ đồ bố trí ở thực nghiệm chung cho 3 dòng UE3, UE23, UE27 ở tất
cả các thí nghiệm lần lượt như sau:
Lần nhắc 1 CT1 CT3 CT2
Lần nhắc 2 CT3 CT2 CT1
Lần nhắc 3 CT2 CT1 CT3
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm tới sinh trưởng của bạch
đàn nuôi cấy mô
Phân bón là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây bạch đàn
nuôi cấy mô ở giai đoạn ra ngôi. Do vậy, nhằm xác định liều lượng phân bón
thích hợp để ươm cây bạch đàn dòng UE3, UE23, UE27 nuôi cấy mô ở giai
đoạn ra ngôi đạt hiệu quả cao, chúng tôi bố trí thí nghiệm thăm dò một số liều
lượng bón thúc như sau:
CT1: Bón 10g N +10g P
2
O
5
+10g K

2
O/m
2
/2 lần bón
CT2: Bón 15g N +10g P
2
O
5
+10g K
2
O/m
2
/2 lần bón
CT3: Không bón phân (Đ/C)
Thời gian bón:
15
Lần 1: bón phân sau khi trồng 4 tuần
Lần 2: bón sau lần một 20 ngày
c. Nghiên cứu ảnh hưởng mức che sáng và lượng nước tưới tới sinh trưởng
của cây nuôi cấy mô
* Thí nghiệm ảnh hưởng mức che sáng
Tiến hành thí nghiệm này, sử dụng lưới che nắng với các mức che nắng
khác nhau để xác định mức che sáng thích hợp cho kỹ thuật ra ngôi bạch đàn.
CT1: Che bằng lưới kép+ PE trắng
CT2: Che bằng lưới đơn+ PE trắng
CT3: Che bằng PE trắng
* Thí nghiệm ảnh hưởng của lượng nước tưới
Ẩm độ yếu tố quan trọng, quyết định tỷ lệ sống, sinh trưởng và xuất
vườn của vườn ươm bạch đàn nuôi cấy mô. Xác định độ ẩm thông qua lượng
nước tưới.Tưới 3 lần/ ngày. Có 3 lượng nước tưới là:

CT1: tưới 0,3l/m
2
CT 2: tưới 0,6l/m
2
CT3: tưới 1,0l/m
2
d. So sánh khả năng sinh trưởng của 3 dòng bạch đàn ở giai đoạn ra ngôi
3.4.2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu: 10 ngày ta tiến hành đo đếm các chỉ tiêu
theo dõi một lần.
- Ghi chép đầy đủ các số liệu theo dõi
- Các chỉ tiêu theo dõi
+ Theo dõi chiều cao cây: Dùng thước đo chiều cao của cây từ gốc sát mặt đất
đến ngọn của cây( đơn vị đo cm)
Chiều cao cây trung bình
TængchiÒucaoc©y
Tængsè c©y
=
+ Theo dõi số lá: Đếm tổng số lá trên cây từ khi có lá thật đến khi kết thúc thí nghiệm.
16
Số lá trung bình
Tængsè l¸
Tængsè c©y
=
+ Tỷ lệ cây sống (%)
Sè c©y sèng
100
Tængsè c©y ra ng«i
= ×
+ Theo dõi chiều dài rễ: Đo chiều dài rễ sau trồng 90 ngày.Đơn vị cm

+ Số rễ/cây: Đơn vị rễ
Chiều dài rễ = tổng chiều dài các rễ/ tổng số rễ
3.4.2.3. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu ghi chép được xử lý bằng phần mềm IRRSTAT và Excell.
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu xác định giá thể trồng cây nuôi cấy mô
Giá thể là môi trường cung cấp oxy, nước và dinh dưỡng, đồng thời là giá
đỡ cho cây sinh trưởng và phát triển. Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, sỏi vụn
(cỡ hạt đậu), mùn cưa, trấu, đá bọt núi lửa…Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để
tận dụng ưu điểm từng loại. Một giá thể được xem là lý tưởng nếu giá thể đó đủ
xốp, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, sạch sâu bệnh và cỏ dại.
4.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các dòng bạch đàn thí
nghiệm
Giá thể có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cây mô sau khi được
chuyển ra vườn ươm. Lúc này cây rất dễ mất nước và mẫn cảm với môi
trường mới. Vì vậy giá thể cần phải có khả năng giữ ẩm tốt, cũng như phải
thoáng khí, thấm nước dễ dàng và ổn định. Theo dõi tỷ lệ sống của các dòng
bạch đàn ở ngày thứ 30 chúng tôi thu được số liệu ở bảng 4.1:
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các dòng bạch đàn TN
Dòng UE3 UE23 UE27
Số cây
sống
Tỷ lệ
sống
(%)
Số cây
sống
Tỷ lệ

sống
(%)
Số cây
sống
Tỷ lệ
sống
(%)
CT1(Đ/C) 19,33 64,44 23,33 77,78 21,0a0 70,00
CT2 25,00 83,33 26,67 88,89 25,33 84,44
CT3 27,33 91,11 28,33 94,44 28,00 93,33
LSD
0,05
5,03 5,03 3,97
CV% 2,8 2,6 2,1
18
Qua bảng 4.1 thấy rằng: Ở CT3 các dòng bạch đàn có tỷ lệ sống cao
nhất đạt trên 90%. Cụ thể: Dòng UE3 đạt 91,11%, cao hơn là dòng UE27 đạt
93,33% và cao nhất là dòng UE23 (94,44%). Thấp hơn CT3 là CT2 với
83,33% (dòng UE3), 88,89% (dòng UE23) và 84,44% (dòng UE27). Thấp
nhất là CT1 với 64,44% (dòng UE3), 77,78% (dòng UE23) và 70,00% (dòng
UE27). Việc kết hợp giữa đất tầng B và xơ dừa nghiền nhỏ đã tạo thành một
loại giá thể phù hợp cho yêu cầu của cây với tính ngấm nước dễ dàng, giữ ẩm
lâu của xơ dừa và tính ổn định của đất tầng B. Vì vậy, tỷ lệ sống của cây mô ở
công thức 3 là cao nhất. Qua thí nghiệm trên chúng tôi kết luận CT3 là công
thức làm cho tỷ lệ sống của các dòng bạch đàn thí nghiệm là cao nhất và trong
ba dàng bạch đàn thí nghiệm thì dòng UE23 đạt được 94,44% là tốt nhất.
4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá của các dòng
bạch đàn thí nghiệm
Cây mô sau khi cấy vào bầu sẽ chịu ảnh hưởng bởi giá thể vì đây là môi
trường cung cấp dinh dưỡng, ẩm độ và oxy cho cây. Giá thể không chỉ ảnh hưởng

đến tỷ lệ sống của cây mà còn ảnh hưởng đên khả năng sinh trưởng thân, lá của các
dòng bạch đàn thí nghiệm được thể hiện trong bảng 4. 2
Qua bảng 4.2 ta thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mô ở các công
thức có sự khác nhau.
* Dòng UE3:
- Về chiều cao cây: Sau 90 ngày cấy cây các công thức giá thể khác nhau
có ảnh hưởng khác nhau về chiều cao cây và đều có sự chênh lệch so với đối
chứng ở độ tin cậy 95%. Các công thức có chiều cao cây lớn hơn đối chứng là
công thức 2 và công thức 3, đạt cao nhất là công thức 3 với 36,02 cm (cao hơn
đối chứng 6,92 cm), kế tiếp là công thức 2 - 32,33cm (cao hơn đối chứng 3,23
cm), công thức đối chứng có chiều cao 29,1 cm.
- Về đường kính gốc: Sau 90 ngày cấy cây đường kính gốc của các
công thức trên dao động từ 0,31cm - 0,33cm, trong đó đường kính gốc lớn
19
nhất là công thức 3 (cao hơn đối chứng 0,02 cm), kế tiếp là công thức 2 (cao
hơn đối chứng 0,01cm), công thức đối chứng có đường kính gốc là 0,31 cm.
- Về số lá: Các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến số
lá/cây của bạch đàn. Sau 90 ngày cấy cây các công thức có số lá/cây cao hơn
đối chứng ở độ tin cậy 95% là công thức 2 và công thức 3, đạt cao nhất là công
thức 3 (cao hơn đối chứng 2,1 lá/cây), công thức 2 cao hơn đối chứng 1,33
lá/cây. Công thức đối chứng đạt 10,97 lá/cây.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng
bạch đàn TN
Chỉ tiêu
Công Dòng bạch đàn
UE3 UE23 UE27
Chiều cao
cây (cm)
CT1(Đ/C) 29,10 31,99 29,96
CT2 32,33 36,68 33,74

CT3 36,02 40,86 36,56
LSD
0,05
2,68 3,27 3,18
CV% 3,6 4,0 4,2
Đường
kính gốc
(cm)
CT1(Đ/C) 0,31 0,32 0,31
CT2 0,32 0,36 0,34
CT3 0,33 0,41 0,38
LSD
0,05
0,29 0,32 0,26
CV% 4,0 3,8 3,3
Số lá
CT1(Đ/C) 10,97 12,40 11,57
CT2 12,30 14,30 13,17
CT3 13,07 16,17 14,97
LSD
0,05
0,91 1,67 0,85
CV% 3,3 5,2 2,8
* Dòng UE23 và UE27
Tương tự như dòng UE3, các chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá ở hai dòng
UE23 và UE27 cũng đạt giá trị cao nhất ở công thức 3.
Ở CT1 chỉ sử dụng đất tầng B nên không đủ độ ẩm và thoáng khí cho cây
sinh trưởng. Đối với CT2, trấu hun và mùn cưa tuy hút ẩm nhanh nhưng giữ ẩm
20
kém hơn so với CT3. Như vậy, CT3 với giá thể là ¾ đất tầng B + ¼ xơ dừa

nghiền nhỏ là công thức tốt nhất cho sự sinh trưởng thân, lá của các dòng bạch
đàn thí nghiệm. Trong các giống thí nghiệm thì giống UE23 cho các chỉ tiêu
sinh trưởng tốt nhất.
4.1.3. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng rễ của các dòng bạch đàn thí
nghiệm
Rễ của các cây non nói chung và rễ của cây bạch đàn mô nói riêng rất dễ bị
tổn thương, nhất là các tế bào ở đầu rễ vì không có mô che chở như phần đầu ngọn.
vì vậy, giá thể trồng tơi xốp, thoáng khí sẽ giúp cho rễ phát triển thuận lợi. Kết hợp
theo dõi ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng thân lá, chúng tôi theo dõi chiều dài
rễ ở giai đoạn 2,5 tháng sau khi cấy cây được số liệu ở bảng 4.3:
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng rễ của
các dòng bạch đàn thí nghiệm (3 tháng sau khi cấy cây)
Công thức UE3 UE23 UE27
CT1(Đ/C) 11,39 13,96 13,60
CT2 13,42 15,71 14,72
CT3 14,22 17,45 16,43
LSD
0,05
1,43 1,78 1,63
CV% 4,9 5,0 4,8
Qua bảng 4.3 thấy rằng: Ở độ tin cậy 95% các công thức giá thể khác
nhau ảnh hưởng đến chiều dài rễ là khác nhau. Trong đó CT3 có chiều dài rễ
lớn nhất là 17,45 cm (dòng UE23), 16,43 cm (dòng UE27), 14,22 cm (dòng
UE3); Thấp hơn CT3 là CT2 với 15,71cm (dòng UE23), 14,72cm (dòng UE27),
13,42cm (dòng UE3). Thấp nhất là CT1 với 13,96 cm (dòng UE23), 13,60 cm
(dòng UE27), 11,39 cm (dòng UE3).
21
Qua thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của các dòng bạch
đàn, chúng tôi kết luận CT3 là công thức giá thể phù hợp nhất cho sinh trưởng
của các dòng bạch đàn thí nghiệm: Trong đó, dòng bạch đàn UE23 sinh trưởng

nhanh nhất ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi.
4.2. Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng của cây bạch đàn nuôi cấy mô
Phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cây trồng. Trong giai đoạn
ra ngôi thì vai trò của việc bón càng được nâng cao. Khi cây bắt đầu ra rễ là lúc
cần phải cung cấp lượng chất dinh dưỡng phù hợp để cây mô sinh trưởng và
phát triển tốt.
4.2.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến chỉ tiêu sinh trưởng của
các dòng bạch đàn TN
Sau khi rễ bắt đầu hình thành (khoảng 4 tuần sau khi cấy cây) chúng tôi
tiến hành bón phân. Phân được cân từng loại theo các công thức, trộn với
nhau sau đó hòa nước tưới, riêng lân khó tan hơn nên phải hòa với nước cho
tan rồi mới trộn. Bón theo nguyên tắc từ không bón đến bón và từ bón ít đến
bón nhiều. Đợt đầu tiên bón ½ lượng phân của các công thức, các đợt bón sau
cách nhau 2 tuần. Sau khi tưới phân, tưới lại bằng nước lã để rửa phân trên lá
đề phòng lá bị cháy. Số liệu thu được được thể hiện tóm tắt ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của các dòng bạch đàn thí nghiệm
Chỉ tiêu
Công Dòng bạch đàn
UE3 UE23 UE27
Chiều cao
cây (cm)
CT1 36,04 40,51 38,45
CT2 33,59 37,16 34,40
CT3 (Đ/C) 27,52 31,15 27,98
LSD
0,05
1,45 1,39 2,02
22
CV% 2,0 1,7 2,7

Đường kính
gốc (cm)
CT1 0,32 0,41 0,36
CT2 0,30 0,36 0,32
CT3(Đ/C) 0,26 0,30 0,28
LSD
0,05
0,15 0,19 0,20
CV% 2,3 2,5 2,8
Số lá
CT1 13,41 17,37 15,60
CT2 12,68 15,43 14,47
CT3(Đ/C) 10,83 12,80 11,17
LSD
0,05
0,78 1,11 1,29
CV% 2,8 3,4 4,2
Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy: Ở các liều lượng phân bón khác nhau thì
tốc độ sinh trưởng của cây bạch đàn mô có khác nhau. Trong đó, ở CT1 cây
sinh trưởng nhanh nhất trong tất cả các khoảng thời gian, tiếp đến là ở CT2,
CT3.Như vậy ta thấy cây bạch đàn mô sinh trưởng tốt hơn khi bón với lượng
đạm là 10g/2 lần tưới cho cây sinh trưởng tốt nhất. Khi chúng tôi bón với
lượng đạm tăng lên 15g đạm/ 2 lần tưới thì thấy tốc độ sinh trưởng của cây
bắt đầu giảm, vậy có thể khi ta tăng lượng đạm lên nữa sẽ làm cây mất nước
và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Kết quả cụ thể của từng dòng
bạch đàn thí nghiệm như sau:
* Dòng UE23:
- Về chiều cao cây: Sau 90 ngày cấy cây các công thức bón phân khác
nhau có ảnh hưởng khác nhau về chiều cao cây và đều có sự chênh lệch so với
đối chứng ở độ tin cậy 95%. Các công thức có chiều cao cây lớn hơn đối chứng

là công thức 1 và công thức 2, đạt cao nhất là công thức 1 với 40,51 cm (cao
hơn đối chứng 9,36 cm), kế tiếp là công thức 2 - 37,16cm (cao hơn đối chứng
6,01 cm), công thức đối chứng có chiều cao 31,15 cm.
- Về đường kính gốc: Sau 90 ngày cấy cây đường kính gốc của các
công thức trên dao động từ 0,3cm - 0,41 cm, trong đó đường kính gốc lớn
23
nhất là công thức 1 (cao hơn đối chứng 0,11 cm), kế tiếp là công thức 2 (cao
hơn đối chứng 0,06 cm), công thức đối chứng có đường kính gốc là 0,3 cm.
- Về số lá: Các công thức bón phân khác nhau có ảnh hưởng khác nhau
đến số lá/cây của bạch đàn. Sau 90 ngày cấy cây các công thức có số lá/cây
cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95% là công thức 1 và công thức 2, đạt cao nhất
là công thức 1 với 17,37 lá/cây (cao hơn đối chứng 4,57 lá/cây), công thức 2
cao hơn đối chứng 2,65 lá/cây. Công thức đối chứng đạt 12,80 lá/cây.
* Dòng UE3 và UE27
Tương tự như dòng UE23, các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá ở hai dòng
UE3 và UE27 cũng đạt giá trị cao nhất ở công thức 1. Cụ thể:
- Về chiều cao cây: Ở CT1 có chiều cao lớn nhất với 38,45 cm (UE27),
thấp hơn là dòng UE3 (36,04 cm); CT2 là 33,59 cm (UE3), 34,40 cm
(UE27); CT3 là 27,52 cm (UE3), 27,98 cm (UE27).
- Về đường kính cây: Sự sinh trưởng của chỉ tiêu này ở ba công thức
cũng khác nhau, CT1 tăng nhanh nhất và đạt kích thước cao nhất; Sinh trưởng
trung bình là CT2, kém nhất là CT3.
- Về số lá cũng có sự biến động tương tự hai chỉ tiêu trên, CT1 là tốt
nhất, trung bình là CT2 và thấp nhất là CT3.
Trong 20 ngày đầu cây gặp điều kiện thuận lợi để phát triển, tuy nhiên
sau đó lại gặp điều kiện nhiệt độ thấp kéo dài nên hiệu quả sử dụng phân bón
chưa đạt tối ưu. Tuy vậy, CT1 (15g N: 10g P
2
O
5

: 10g K
2
O) vẫn là liều lượng
phân bón thích hợp nhất cho sự sinh trưởng thân lá của các dòng bạch đàn
nuôi cấy mô trong thí nghiệm.
4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng rễ bạch đàn
Phân bón không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng trên mặt đất
mà còn ảnh hưởng rất rõ đến các chỉ tiêu dưới mặt đất như: Số rễ, chiều dài rễ,
… Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các liều
24
lượng phân bón khác nhau đến chiều dài rễ ở giai đoạn 3 tháng. Kết hợp việc
theo dõi các chỉ tiêu trên mặt đất chúng tôi tiến hành theo dõi luôn chiều dài rễ
cây, kết quả về chiều dài rễ mà chúng tôi thu thập được được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng
rễ bạch đàn (3 tháng sau khi cấy cây)
Công thức UE3 UE23 UE27
CT1 16,23 19,77 18,02
CT2 14,88 17,93 16,50
CT3 12,78 15,37 14,13
LSD
0,05
1,45 1,62 1,54
CV% 4,4 4,0 4,2

Qua bảng 4.5 ta thấy: Khi rễ đã hình thành và được cung cấp thêm dinh
dưỡng thì các chỉ tiêu của cây không ngừng phát triển và chiều dài rễ cũng vậy.
Ở độ tin cậy 95% các công thức bón phân khác nhau ảnh hưởng đến chiều dài
rễ là khác nhau. Giai đoạn 2,5 tháng, rễ của cây ở CT1 là dài nhất với 16,23 cm
với dòng UE3, 19,77 cm với dòng UE23 và 18,02 cm với dòng UE27. Thấp

hơn là CT2 có chiều dài rễ là 14,88 cm với giống UE3; 17,93 cm với dòng
UE23 và 16,50 cm với dòng UE27. Thấp nhất là công thức đối chứng với 12,78
cm (dòng UE3); 15,37 cm với dòng UE23; 14,13 cm với dòng UE27. Ở công
thức đối chứng mặc dù không bón phân nhưng rễ cây vẫn hấp thu lượng dinh
dưỡng ít ỏi có sẵn trong đất nên cây vẫn sinh trưởng mặc dù rất chậm. Ta thấy
CT1 là công thức làm cho rễ tăng trưởng nhanh nhất và đạt chiều dài tối ưu
nhất.
Qua thí nghiệm về sự tác động của phân bón đến cây mô bạch đàn ở
trên chúng tôi thấy rằng, khi bón phân cho vườn ươm bạch đàn nuôi cấy mô
25

×