CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH
GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MÁY, THIẾT BỊ
1.1/ Khái niệm
Theo tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế (IVSC) và tiêu chuẩn thẩm định
giá khu vực thì máy móc thiết bị được hiểu như sau:
1.1.1. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế:
Máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố
định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ. Một loại máy cụ thể
thực hiện một loại công việc nhất định.
1.1.2. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực:
Máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây chuyền sản xuất, máy
móc, thiết bị và trong trường hợp đặc biệt có thể bao gồm cả nhà xưởng.
+ Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất bao gồm một dây chuyền các loại
tài sản mà trong đó có thể bao gồm các nhà xưởng, máy móc thiết bị.
+ Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy
móc, một cái máy là chủng loại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó
có một số chi tiết hay phụ tùng tạo thành để thực hiện một loại công việc
nhất định.
Thiết bị phụ trợ: Là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực
hiện các chức năng của doanh nghiệp.
Như vậy máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây
chuyền sản xuất, máy móc (và cả nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản
xuất.
1.2/ Đặc điểm của máy móc, thiết bị trong thẩm định giá:
Từ khái niệm về máy móc thiết bị như trên, có thể rút ra các
đặc điểm cơ bản của máy móc thiết bị để phục vụ mục đích thẩm định
giá như sau:
1.2.1 Máy móc thiết bị là tài sản có thể di dời được
1.2.2 Máy móc thiết bị có đặc điểm đa dạng, phong phú
1.2.3 Máy móc thiết bị có đặc điểm tuổi thọ không dài
1.2.4 Có thể chuyển nhượng thay đổi chủ sở hữu dễ dàng
1.3/ Phân loại máy móc,thiết bị trong thẩm định giá:
1.3.1. Phân loại trong hạch toán kế toán
Trang 1
1.3.2. Phân loại theo ngành sử dụng trong nền kinh tế quốc dân
1.3.3. Phân loại theo Công năng sử dụng
1.3.4. Phân loại theo tính chất tài sản
1.3.5. Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị
2. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY
MÓC , THIẾT BỊ
1.1/ Yêu cầu của quản lý Nhà nước:
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nuớc vẫn còn là người mua, người
bán lớn nhất và như vậy, máy, thiết bị chủ yếu được mua sắm từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp này thẩm định giá máy thiết bị có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách Nhà nước, qua
đó ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
Cùng với việc mua sắm mới tài sản là máy, thiết bị thì với quá trình
đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Nhà nước ta hiện nay theo các hình
thức cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê... cũng làm tăng nhu cầu thẩm định
giá máy, thiết bị.
a/ Tại kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá X, Thủ tướng Chính phủ đã nêu
rõ: Một trong những biện pháp tiết kiệm chi ngân sách là thực hiện quy chế
thẩm định giá và đấu thầu trong việc mua sắm các trang thiết bị vật tư có giá
cao hoặc khối lượng lớn.
b/ Điều 10 Nghị định 12/CP của Chính phủ quy định chi tiết luật đầu
tư nước ngoài tại VN cũng khẳng định: "Thiết bị máy móc nhập khẩu để
thực hiện dự án đầu tư nước ngoài phải được giám định giá trị và chất lượng
trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt".
c/ Quyết định 1179/QĐ-TTg ngày 30/12/1997 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chủ trương biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội và dự đoán ngân sách Nhà nước năm 1998 tại Điều 4 có quy định: "Thực
hiện cơ chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân
sách mua sắm các thiết bị vật tư có giá trị cao hoặc khối lượng lớn thiết bị,
tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng".
d/ Và tại Điều 13, mục III Pháp lệnh Giá phần nói về thẩm định giá
đã quy định rõ tài sản Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:
- Tài sản được mua bằng toàn bộ hay một phần từ nguồn ngân sách
nhà nước.
Trang 2
- Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng và bán góp vốn và
các hình thức chuyển quyền khác.
- Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán,
góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức khác.
- Tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
Như vậy xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước cần thiết hoạt động
thẩm định giá máy thiết bị nhằm quản lý chi Ngân sách, giúp cho việc đầu tư,
mua sắm hiệu quả, tiết kiệm.
2.2/ Yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Vì mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã
không ngừng cải tiến để đưa ra những chủ trương và chính sách đó phù hợp
với điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta.
Khi kinh tế thị trường phát triển thì nhu cầu giao dịch về tài sản nói
chung máy móc thiết bị nói riêng càng phát triển thì thẩm định giá nói chung
và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng càng cần thiết được thực hiện
theo yêu cầu thị trường.
- Khi máy móc thiết bị cần mua bán.
- Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được.
- Giúp người mua quyết định giá mua hợp lý.
- Cho việc trao đổi tài sản thiết bị mà các bên cần biết giá trị của tài
sản thiết bị có liên quan.
- Mục đích đi vay và cho vay.
- Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền.
- Để đảm bảo tài sản của khách hàng.
Nước ta cũng đang trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; Tài sản là máy, thiết bị được đầu tư mua sắm, nhập khẩu nhiều. Do
khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, máy thiết bị thay đổi nhanh chóng về
kiểu mẫu, hình dáng, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chức năng... được sản xuất
từ nhiều hãng, nhiều nước khác nhau, và do đó mức giá hình thành cũng
khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ lớn về số
lượng mà còn rất đa dạng, đòi hỏi người thẩm định giá máy, thiết bị phải có
kiến thức, kinh nghiệm và có trình độ hiểu biết nhất định về máy, thiết bị.
Kể từ khi pháp lệnh giá ra đời, thẩm định giá nói chung và thẩm định
giá máy, thiết bị nói riêng trở thành một nghề mới ở Việt nam. Nhiều tổ
chức có chức năng thẩm định giá tài sản trong đó có thẩm định giá máy,
thiết bị ra đời, nghề thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị
Trang 3
nói riêng ngày càng phát triển. Điều này được thể hiện qua số lượng doanh
nghiệp có chức năng định giá và thẩm định giá như sau:
Hiện nay, có hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị có chức năng thẩm định
giá và cung cấp thông tin giá trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Đến hết năm 2005, có khoảng 70 đơn vị được Bộ Tài chính cho phép
thực hiện việc xác định gía trị doanh nghiệp, trong đó khối lượng máy, thiết
bị và tài sản là động sản phải xác định giá là rất lớn.
Như vậy kinh tế thị trường yêu cầu có hoạt động thẩm định giá hay có
kinh tế thị trường nhất thiết xuất hiện nghề thẩm định giá, kinh tế thị trường
càng phát triển nghề thẩm định giá càng phát triển.
3. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
3.1/Những vấn đề chung về mục đích thẩm định giá:
Thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng
được thực hiện cho những mục đích cụ thể. Mục đích của thẩm định giá
quyết định việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá thích hợp, đó là thẩm định giá
dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường. Từ đó, giúp thẩm
định viên lựa chọn đúng phương pháp thẩm định giá. Do vậy thẩm định viên
cần nắm vững về mục đích thẩm định giá thông qua việc trao đổi với khách
hàng về loại tài sản cần thẩm định nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm định giá.
Những vấn đề cơ bản thẩm định viên cần nắm được về mục đích thẩm
định giá:
- Mục đích của thẩm định giá phải được xác định rõ ràng.
- Mục đích và cơ sở của thẩm định giá được áp dụng phải phù hợp với
quy định của pháp luật.
- Mục đích thẩm định giá và việc lựa chọn cơ sở để thẩm định giá phù
hợp
- Đối với thế chấp tín dụng và bán đấu giá công khai: Cở sở của thẩm
định giá là giá trị thị trường.
- Đối với hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn: Cơ sở của thẩm định giá là
giá trị phi thị trường, cụ thể là chi phí phục hồi nguyên trạng hay những cơ
sở khác được nêu ra trong hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn, phù hợp với những
quy định của bảo hiểm. Trong trường hợp cụ thể thẩm định viên sẽ tiến hành
thẩm định giá trên cơ sở giá trị bồi thường thiệt hại.
- Đối với kế toán công ty và các báo cáo tài chính: Cơ sở thẩm định giá
được xác định như sau:
Trang 4
- Đối với tài sản thông thường (không chuyên dùng) với mục đích
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở thẩm định giá là giá trị thị
trường đối với giá trị sử dụng còn lại hiện tại của tài sản đó.
- Đối với tài sản chuyên dùng để phục vụ mục đích sản xuất kinh
doanh không có bán phổ biến trên thị trường, cơ sở thẩm định giá là giá trị
phi thị trường, cụ thể là chi phí thay thế khấu hao. Mặc dù chi phí thay thế
khấu hao là giá trị phi thị trường, nhưng đối với việc thẩm định giá cho mục
đích báo cáo tài chính nó được coi thay thế giá trị thị trường, được chấp
nhận như giá trị thị trường.
- Đối với tài sản đầu tư hay những tài sản dôi ra so với yêu cầu của
doanh nghiệp (tài sản không cần dùng), cơ sở của thẩm định giá là giá trị thị
trường.
- Đối với việc mua bán: Cơ sở thẩm định giá là giá trị thị trường
- Đối với mục đích sát nhập bắt buộc theo quy định của Nhà nứơc: Cơ
sở thẩm định giá tuân theo những quy định của Nhà nước phù hợp với nền
kinh tế thị trường. Tuỳ theo từng nội dung cụ thể của thẩm định giá mà lựa
chọn cơ sở thẩm định giá thị trường hay phi thị trường.
- Đối với mục đích tính thuế tài sản: Cơ sở thẩm định giá là giá trị phi
thị trường, cụ thể cơ sở thẩm định giá là những quy định của Nhà nước có
liên quan đến việc tính thuế tài sản.
- Thẩm định giá với các mục đích khác: Cơ sở thẩm định giá là giá trị
thị trường. Nếu thẩm định viên sử dụng cơ sở thẩm định giá khác không
phải là giá trị thị trường thì phải giải thích lý do của việc sử dụng những cơ
sở này trong báo cáo thẩm định giá.
Mục đích thẩm định giá có ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở thẩm định
giá. Xác định chính xác mục đích thẩm định giá giúp thẩm định viên tránh
được việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá không đúng, qua đó áp dụng phương
pháp thẩm định giá không thích hợp, dẫn đến việc thẩm định giá không đúng
với mục đích được yêu cầu.
Thẩm định viên xác định mục đích và cơ sở thẩm định giá thẩm định
giá dựa trên văn bản đề nghị thẩm định giá của khách hàng, dựa trên kinh
nghiệm, hiểu biết và trình độ của mình và phải giải thích, trình bày rõ ràng
đầy đủ trong báo cáo thẩm định giá.
3.2/ Những mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị chủ yếu
- Mua bán thông thường
- Trao đổi tài sản
- Thế chấp
Trang 5
- Tính thuế
- Giải quyết tranh chấp
- Đấu thầu, đấu giá
- Thẩm định giá trị dự toán đầu tư
- Khi máy móc thiết bị cần mua bán.
- Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được.
- Giúp người mua quyết đinh giá mua hợp lý.
- Trao đổi tài sản thiết bị mà các bên cần biết giá trị của tài sản thiết bị
có liên quan.
- Đi vay và cho vay.
- Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền.
- Để đảm bảo tài sản của khách hàng.
- Góp vốn.
- Hạch toán kế toán.
- Các mục đích khác
Những mục đích thẩm định giá chủ yếu của Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, thẩm định giá được thực hiện theo yêu cầu của Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các cá nhân nhằm các mục đích:
- Cổ phần hoá:
Khác với nhiều nước khác do máy thiết bị thuộc sở hữu Nhà nước
nhiều: Nhà nước vừa là người mua vừa là người bán lớn nhất. Đây là mục
đích rất quan trọng trong thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy,
thiết bị nói riêng trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần thực hiện tốt tiến
trình đổi mới doanh nghiệp của nhà nước ta.
Ngoài ra việc thẩm định thường được thực hiện cho các mục đích:
- Liên doanh thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.
- Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, vay vốn ngân hàng.
- Hạch toán, kế toán, tính thuế.
- Bảo hiểm.
- Xử lý tài sản trong các vụ án.
- Mục đích khác.
Và tại Điều 13 mục III Pháp lệnh giá phần nói về thẩm định giá đã
quy định rõ:
- Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng và bán góp vốn và
các hình thức chuyển quyền khác.
- Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán,
góp vốn cổ phần hoá, giải thể các hình thức khác.
4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Trang 6
4.1/ Khái niệm:
Quy trình thẩm định giá là một kế hoạch thực hiện có tổ chức và
logic, được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó
giúp cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ
sở và có thể tin tưởng được.
4.2/ Quy trình thẩm định giá:
Nhìn chung, qui trình thẩm định giá máy móc thiết bị tương tự như
qui định thẩm định giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các
bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá máy thiết bị.
4.2.1. Xác định vấn đề (xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định
giá và cơ sở thẩm định giá).
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế máy móc, thiết bị, qua đó ghi nhận các
đặc trưng về kỹ thuật, công dụng; đặc điểm pháp lý của máy móc, thiết bị.
- Xác định mục đích thẩm định giá và các nguồn tài liệu cần thiết nào
phục vụ cho công việc thẩm định giá.
- Ngày có hiệu lực của việc thẩm định giá, mức thu tiền dịch vụ thẩm
định giá (sau khi thoả thuận với khách hàng) và thời gian hoàn thành báo
cáo thẩm định.
- Hợp đồng thẩm định giá: cần thảo luận mục đích, nội dung, phạm vi,
đối tượng thẩm định giá đã được ghi nhận trong hợp đồng thẩm định giá,
nhằm tránh việc khiếu nại, không chấp nhận kết quả thẩm định sau này.
4.2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá
- Cần có kế hoạch, trình tự thu thập tài liệu trên thị trường làm cơ sở
để so sánh, cụ thể là nguồn tài liệu đúng đắn, đáng tin cậy, chính xác.
- Cần có kế hoạch phân tích tài liệu thu thập được, tài liệu nào có thể
sử dụng được và tài liệu nào không sử dụng được.
- Lập đề cương báo cáo thẩm định giá và chứng thư (văn bản trả lời)
kết quả thẩm định giá .
- Lên lịch thời gian về tiến độ thực hiện kế hoạch phù hợp, để có hoàn
thành báo cáo thẩm định đúng thời hạn cho khách hàng.
4.2.3. Thu thập số liệu thực tế (khảo sát hiện trường nếu có)
- Thu thập các thông tin về giá trên thị trường thế giới và thị trường
trong nước liên quan đến tài sản, hàng hoá cần thẩm định giá.
Trang 7
- Cần phân biệt nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu và thứ yếu, các tài
liệu chi tiết thuộc từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như: kỹ thuật, kinh tế,
khoa học, xã hội...
- Phân tích, xác minh, so sánh số liệu trong hồ sơ thẩm định giá với
những thông tin về giá thu thập được, tài liệu nào có thể so sánh được và tài
liệu nào không so sánh được.
- Điều quan trọng là các tài liệu thu thập được phải được kiểm chứng
thực tế và cần được giữ bí mật, không được phép công khai.
- Trong trường hợp cần thiết tiến hành khảo sát thực trạng tài sản.
4.2.4. Vận dụng số liệu thực tế và phân tích.
- Phân tích thị trường: Các vấn đề của thị trường ảnh hưởng đến giá trị
tài sản cần thẩm định giá (cung cầu, lạm phát, độc quyền mua, độc quyền
bán...)
- Phân tích tài sản: Các tính chất và đặc điểm nổi bật của của tài sản
ảnh hưởng đến giá trị tài sản như: xác định mức độ hao mòn của tài sản: cần
xác định các đặc điểm kỹ thuật, tính chất và hiện trạng của tài sản để xác
định chất lượng còn lại do hao mòn hữu hình và vô hình.
- Phân tích so sánh về các đặc điểm có thể so sánh được của tài sản,
lựa chọn thông tin phù hợp nhất làm cơ sở thẩm định giá.
4.2.5. Xác định giá trị tài sản thẩm định giá .
Mục đích của bước này là dự kiến kết quả thẩm định giá tài sản
một cách hợp lý nhất:
- Căn cứ mục đích, loại tài sản và các thông tin thu thập được,
lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp.
- Tính toán và dự kiến kết quả thẩm định giá
4.2.6. Lập báo cáo chứng thư thẩm định giá
Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục
đích của công việc thẩm định giá. Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm của
toàn bộ công việc thẩm định giá, là kết quả của những nỗ lực và kỹ năng
nghề nghiệp của nhà thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá do
thẩm định viên về giá lập theo qui định tại tiêu chuẩn số 04 ban hành kèm
theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18-4-2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Kết
thúc bước này, doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức có chức năng thẩm
Trang 8
đinh giá phải thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định giá của mình đến
khách hàng bằng chứng thư thẩm định giá.
5. KHẤU HAO MÁY MÓC, THIẾT BỊ:
Chúng ta biết rằng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, máy,
thiết bị là tài sản cố định của doanh nghiệp, có thể tham gia vào nhiều chu
kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó máy, thiết bị vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị hao mòn dần và được chuyển dần
từng bộ phận vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Bộ phận chuyển
dịch của máy móc thiết bị này là một yếu tố chi phí sản xuất của doanh
nghiệp và được bù đắp khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
Tuy nhiên không phải loại máy móc nào cũng là tài sản cố định của
doanh nghiệp để được trích khấu hao, mà chỉ những loại thoã mãn đồng thời
cả hai tiêu chuẩn dưới đây:
- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
- Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Mức giá trị này thường
xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế
nhất định. Ở nước ta hiện nay quy định giá trị tối thiểu cho máy móc để
được trích khấu hao là 10 triệu đồng.
Những máy, thiết bị thoã mãn cả 2 điều kiện trên thì sẽ được trích
khấu hao theo chế độ hiện hành của Bộ Tài Chính.
Để hiểu về khấu hao và trích khấu hao ta lần lượt nghiên cứu các các
nội dung sau:
5.1/ Nguyên giá Máy móc thiết bị:
Định nghĩa:
Nguyên giá tài máy móc thiết bị là toàn bộ các chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để có móc thiết bị tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng, bao gồm:
- Giá mua thực tế cùa máy móc
- Các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.
- Laĩ vay ngân hàng (phần vay để mua máy thiết bị nếu có)
- Thuế và các khoản phải nộp (Lệ phí trước bạ...)
5.2/ Hao mòn
Khái niệm:
Hao mòn của máy móc là sự giảm dần về giá trị của máy móc do tham
Trang 9
gia vào hoạt động kinh doanh. Hao mòn do bào mòn của tự nhiên là hao
mòn hữu hình, hao mòn do tiến bộ của kỹ thuật là hao mòn vô hình. Giá trị
giảm dần do hao mòn được chuyển dịch dần dần vào sản phẩm hoàn thành.
Hao mòn vô hình có thể có do các trường hợp sau:
- Năng suất lao dộng nâng cao, nên người ta có thể sản xuất được máy
móc mới có tính năng tác dụng như máy cũ nhưng giá rẻ hơn.
- Do kỹ thuật cải tiến người ta sản xuất được loại máy mới tuy giá trị
bằng máy cũ nhưng có công suất cao hơn.
5.3/ Khấu hao máy móc,thiết bị:
Khái niệm:
Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của
máy móc thiết bị vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng
của máy móc thiết bị.
Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị sử dụng bị hao mòn hữu hình,
vô hình và chuyển dịch dần giá trị vào sản phẩm hoàn thành. Bộ phận giá trị
này là một yếu tố chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm, biểu hiện
dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao máy móc thiết bị. Sau khi sản
phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích để bù đắp lại dần dần và tích
luỹ thành quỹ khấu hao.
Giá trị của bộ phận máy móc tương ứng với mức hao mòn chuyển
dịch dần vào sản phẩm gọi là chi phí khâú hao của máy móc thiết bị.
5.3.1. Ý nghĩa của việc tính toán khấu hao chính xác
- Giúp cho việc tính giá thành, phí lưu thông và xác định lãi lỗ của
doanh nghiệp được chính xác.
- Có tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản suất mở rộng
máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
- Trong công tác thẩm định giá giúp thẩm định viên xác định chính
xác thời gian còn lại phải tính khấu hao của máy thiết bị, qua đó ước tính
được chất lượng còn lại của máy thiết bị để phục vụ công tác thẩm định giá.
5.3.2. Các phương pháp tính khấu hao:
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp là việc làm hết sức quan
trọng để có được nguồn vốn nhằm bù đắp hao mòn, đầu tư mua mới máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất.
a/ Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định
Công thức tính:
Trang 10
Nsd
NG
KH
=
Trong đó: KH: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm.
NG: Nguyên giá của máy móc thiết bị.
Nsd: Thời gian sử dụng của máy móc thiết bị (năm)
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm =
NG
KH
*100%
=
NG
Nsd
NG
*100% =
Nsd
1
*100%
Ưu điểm :
Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn
làm cho giá thành sản phẩm được ổn định.
Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng đủ để bù đắp giá trị
ban đầu của máy móc thiết bị.
Cách tính này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra.
Nhược điểm:
Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được trích một
cách đồng đều, nên khả năng thu hồi vốn chậm, nhiều trường hợp không
phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của máy móc thiết bị,đặc biệt đối với
những máy móc thiết bị có tỷ lệ hao mòn vô hình lớn.
Nhận xét: Luỹ kế số tiền khầu hao đến năm cuối cùng luôn luôn bằng
nguyên giá của tài sản.
Để khắc phục hao mòn vô hình, có thể khấu hao nhanh theo 2 phương pháp dưới đây,
nhằm thu hồi vốn nhanh để tái tạo máy móc mới hiện đại hơn, có công suất cao hơn.
b/ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
- Công thức tính
Số tiền khấu
hao hàng năm
= Giá trị còn lại của máy thiết bị * Tỉ lệ khấu hao
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn tỷ lệ khấu hao
của phương pháp đường thẳng, cụ thể:
Tỷ lệ khấu hao
= Tỉ lệ khấu hao BQ theo
phương pháp tuyến tính
* Hệ số
Trang 11
+ Hệ số cụ thể phụ thuộc vào thời hạn sử dụng máy móc:
- “ Đến 4 năm: hệ số 1,5
- “ Từ trên 4 năm đến 6 năm: hệ số 2
- “ Từ trên 6 năm trở lên: hệ số 2,5.
Đặc điểm:
Theo phương pháp này, số tiền trích khấu hao hàng năm được giảm
dần theo bậc thang luỹ thoái. Số tiền trích khấu hao nhiều ở những năm đầu
và giảm dần ở những năm sau. Lạm phát càng cao thì người ta dùng tỉ lệ
khấu hao càng lớn để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
Có khả năng thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình của máy
móc thiết bị.
- Nhược điểm:
- Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị
ban đầu của máy móc. Do vậy, thường đến nửa năm cuối thời gian phục vụ
của máy móc thiết bị, người ta trở lại dùng phương pháp khấu hao tuyến tính
cố định.
- Cách tính phức tạp, hệ số khó xác định chính xác.
- Mức khấu hao khác nhau giữa các năm nên phân bổvào giá thành
sản phẩm không ổn định.
Nhận xét: Tổng của luỹ kế số tiền khấu hao với giá trị còn lại đến năm
cuối cùng luôn luôn bằng nguyên giá của tài sản. điều này giúp có thể kiểm
tra được việc tính toán số tiền khấu hao hàng năm của chúng ta có đúng hay
không ?
c) Phương pháp khấu hao tổng số:
- Công thức tính :
Số tiền khấu hao hàng năm = NG máy móc thiết bị * Tỷ lệ khấu hao mỗi năm.
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao mỗi năm = số năm phục vụ còn lại của máy, thiết bị/ tổng
số của dãy số thứ tự (từ 1 cho đến số hạng bằng thời hạn phục vụ của máy).
Theo phương pháp này thì tỉ lệ khấu hao mỗi năm khác nhau và giảm dần.
Ưu điểm :
- Giống phương pháp 2: Thu hồi vốn nhanh hơn phương pháp 1, hạn
chế được hao mònvô hình
-Khắc phục được nhược điểm củaphương pháp 2: Số khấu hao luỹ kế
đến năm cuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu củâmý móc thiết bị.
Trang 12
- Số khấu hao được trích luỹ kế đến nămcuối cùng đủ bù đắp giá trị
ban đầu của máy móc.
Nhược điểm:
- Cách tính phức tạp
- Mức khấu hao khác nhau giữa các năm nên phân bổ vào giá thành
sản phẩm không ổn định.
Nhận xét:
Tổng tỉ lệ khấu hao tất cả các năm luôn luôn bằng 100%. đây là kết
quả để có thể kiểm tra xem việc tính tỉ lệ khấu hao mỗi năm của chúng ta có
đúng hay không?
d, Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Căn cứ:
- Hồ sơ tài sản, xác định số lượng/khối lượng sảnphẩm theo công suất
thiết kế:
Công thức:
Mức trích khấu hao
trong tháng
= Số lương Sp.Sx
trong tháng
x Mức trích khấu hao bình
quân tính cho 1 đơn vị SP
Mức trích khấu hao bình quân = . Nguyên giá .
tính cho một đơn vị sản phẩm Số lượng theo công suất thiết kế
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là một vấn đề quan trọng
trong thực hành thẩm định giá máy, thiết bị . Để lựa chọn được phương pháp
thẩm định giá phù hợp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Loại tài sản là máy, thiết bị cần thẩm định giá
- Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy
của các thông tin và khả năng sử dụng các tài liệu trên thị trường vào công
việc thẩm định gía
- Mục đích của công việc thẩm định giá: để mua bán, cho thuê, tính
thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới,...
Các phương pháp thẩm định giá là máy, thiết bị được giới thiệu trong
chuyên đề này bao gồm:
- Phương pháp so sánh trực tiếp
Trang 13
- Phương pháp chi phí
- Phương pháp thu nhập
Nội dung cụ thể của từng phương pháp được trình bày như sau:
6.1. Phương pháp so sánh trực tiếp
6.1.1. Khái niệm:
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị
trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự
dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc
đang mua, bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước
tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá
Tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá có đặc điểm cơ bản sau:
- Có đặc điểm vật chất giống nhau.
- Có các thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản tương đồng.
- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng.
- Có chất lượng tương đương nhau.
Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng.
6.1.2. Phạm vi áp dụng:
Phương pháp này thường được sử dụng để thẩm định giá các tài sản
có giao dịch phổ biến trên thị trường.
6.1.3 Cơ sở để thẩm định giá máy móc, thiết bị
a. Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở giá trị thị trường của
tài sản cần thẩm định có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự
đã hoặc đang được mua bán trên thị trường.
b. Đặc điểm:
- Phương pháp này chỉ dựa vào các giao dịch mua bán các tài sản
tương tự trên thị trường để cung cấp số liệu thực tế so sánh với tài sản cần
thẩm định.
- Mục đích của việc đánh giá các giao dịch mua bán tài sản trên thị
trường phải dựa vào nguyên tắc thoả mãn lý thuyết "người bán tự nguyện và
người mua tự nguyện" và càng có khả năng so sánh với tài sản mục tiêu cần
thẩm định thì sẽ cho kết quả thẩm định càng chính xác hơn.
c. Yêu cầu:
- Phải có những thông tin liên quan của các tài sản tương tự được mua
bán trên thị trường thì phương pháp này mới sử dụng được. Nếu không có
thông tin thị trường về việc mua bán các tài sản tương tự thì không có cơ sở
để so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định.
Trang 14
- Thông tin thu thập được trên thực tế phải so sánh được với tài sản
mục tiêu cần thẩm định, nghĩa là phải có sự tương quan về mặt kỹ thuật:
kích cỡ, công suất, kiểu dáng và các điều kiện kỹ thuật khác,...
- Chất lượng của thông tin cần phải cao tức là phải tương đối phù hợp
về cấu tạo, kịp thời, chính xác, có thể kiểm tra được, đầy đủ và thu thập từ
các nguồn thông tin đáng tin cậy, chẳng hạn như: tạp chí, bản tin giá cả thị
trường hàng ngày; các công ty chuyên doanh thiết bị, máy móc;... Nguồn
thông tin này đáng tin cậy vì có thể đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu.
- Thị trường phải ổn định: nếu thị trường có biến động mạnh thì
phương pháp này khó chính xác, mặc dù các đối tượng so sánh có các tính
chất giống nhau ở nhiều mặt.
- Người thẩm định giá cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tế
về thị trường mới có thể vận dụng phương pháp thẩm định giá thích hợp để
đưa ra mức giá đề nghị hợp lý và được công nhận.
d. Nội dung:
Khi tiến hành thẩm định giá theo phương pháp trực tiếp cần phải tuân
theo các bước sau:
- Tìm kiếm các thông tin về những tài sản được bán trong thời gian
gần nhất trên thị trường có thể so sánh được với tài sản đối tượng cần thẩm
định về mặt cấu tạo, cụ thể: kích cỡ, công suất, kiểu dáng và cá chi tiết kỹ
thuật khác,...
- Kiểm tra các thông tin về tài sản có thể so sánh được để xác định giá
trị thị trường của nó làm cơ sở để so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định.
Thông thường, nên lựa chọn một số tài sản thích hợp nhất về mặt cấu tạo có
thể so sánh được với tài sản mục tiêu cần thẩm định.
- Phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau về đặc điểm kỹ
thuật như: kích cỡ, kiểu loại, tuổi thọ và các điều kiện khác (tốt hơn hoặc
xấu hơn) của mỗi tài sản so với tài sản cần thẩm định; sau đó điều chỉnh giá
bán tài sản này (có thể tăng lên hoặc giảm xuống) so với tài sản cần thẩm
định.
Quá trình điều chỉnh để đi đến xác định giá trị của tài sản đối tượng
thẩm định giá được tiến hành như sau:
Lấy tài sản thẩm định giá làm chuẩn, nếu tài sản so sánh tốt hơn thì
điều chỉnh giá trị giao dịch của tài sản so sánh xuống và ngược lại.
- Ước tính giá trị của tài sản đối tượng cần thẩm định giá trên cơ sở
các giá bán có thể so sánh được sau khi đã điều chỉnh.
6.1.4. Các yếu tố tác động đến giá trị tài sản
Trang 15
- Thời gian bán tài sản: ngày giao dịch có ảnh hưởng quan trọng đối
với giá thị trường của tài sản.
- Bán tài sản trong điều kiện cưỡng ép: nghĩa là hoặc người bán không
tự nguyện hoặc người mua không tự nguyện thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị
mua bán của tài sản trên thị trường.
6.1.5. Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Được áp dụng phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trong
thực tế vì nó là một phương pháp không có những khó khăn về kỹ thuật.
- Có cơ sở vững chắc để được công nhận vì nó dựa vào giá trị thị
trường để so sánh, đánh giá.
Nhược điểm:
- Có khi việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt
về kỹ thuật của tài sản mục tiêu cần thẩm định nên khó có thể tìm được một
tài sản đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với tài sản mục
tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của phương pháp này.
- Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự
biến động mạnh về giá.
6.1.6 Sử dụng công thức Berim trong thẩm định giá máy, thiết bị:
- Xác định đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất tài sản cần thẩm định giá
- Khảo sát thị trường lựa chọn tài sản so sánh
- Áp dụng công thức tính toán để tìm ra các mức gía điều chỉnh căn cứ
vào giá máy, thiết bị so sánh và chênh lệch về thông số kinh tế kỹ thuật chủ
yếu theo công thức sau:
Trên cơ sở đó tìm kiếm máy móc thiết bị có cùng công dụng, nhưng
hơn kém về đặc tính kỹ thuật chủ yếu, có giá thị trường đã biết làm máy
chuẩn. Từ đó xác định giá thị trường máy cần định giá theo công thức Bêrim
:
N
1
X
G
1
= G
0
x ( ------ )
N
0
Trong đó :
G
1
là giá trị của máy móc thiết bị cần định giá .
G
0
là giá trị của máy móc thiết bị có cùng công dụng có giá bán trên thị
trường được chọn làm giá chuẩn .
N
1
là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy cần định giá .
Trang 16