Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

Bài giảng KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.38 KB, 66 trang )

1
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Ts. LÊ THỊ THU THỦY
2
Nội dung chính

Khái quát về lãnh đạo

Các phong cách lãnh đạo

Phát triển các kỹ năng lãnh đạo
3
1. Khái quát về lãnh đạo (leadership)
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến một nhóm
theo hướng thực hiện các mục tiêu

Cung cấp những chỉ dẫn, hỗ trợ nhân viên

Tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã
xác định

Tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết các xung
đột
4
Lãnh đạo và quản trị

Nhà quản trị (manager): Được bổ nhiệm, có khả năng ảnh hưởng
dựa trên quyền hạn chính thức

Nhà lãnh đạo (leader): Có thể được bổ nhiệm hoặc nổi lên từ trong
nhóm, có khả năng ảnh hưởng đến người khác ngoài quyền hạn chính


thức
5
Lãnh đạo và quản trị
LÃNH ĐẠO QUẢN TRỊ
Tác động đến con người Tác động đến công việc
Làm những cái đúng Làm đúng
Đạt mục tiêu thông qua việc cổ vũ,
động viên
Đạt mục tiêu thông qua hệ thống
chính sách, mệnh lệnh, yêu cầu công
việc.
Đề ra phương hướng, chủ trương,
chính sách
Xây dựng kể hoạch, tổ chức thực hiện
kế hoạch, kiểm tra giám sát
6
2. Quyền lực và lãnh đạo

Các nguồn hình thành quyền lực của các nhà lãnh đạo:

Quyền lực vị trí: Có được từ vị trí công tác- ra lệnh

Quyền lực cá nhân: Có những đặc điểm hoặc nguồn lực người khác cần

Quyền lực chuyên môn: Có được từ những khả năng, kinh nghiệm, kỹ năng,
kiến thức

Quyền lực khen thưởng: Trao các lợi ích hoặc phần thưởng có lợi

Quyền lực khống chế/trừng phạt: Dựa trên khả năng trừng phạt hoặc kiểm

soát của người lãnh đạo: đình chỉ công tác, giáng cấp…
7
3.Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của
người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của
những người khác.

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá
nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức:
Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
8
Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền (Autocratic)

Phong cách lãnh đạo bàn giấy (Bureaucratic)

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic)

Phong cách lãnh đạo tự do (Hands-off)
9
a. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

Ra quyêt định đơn phương, hạn chế sự tham gia của cấp
dưới

Tập trung quyền hạn tối đa

Không tham vấn nhân viên, không cho phép có ý kiến


Giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh và chờ đợi sự phục tùng

Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định

Quản lý bằng thưởng,phạt
10
a. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Người lãnh đạo chuyền quyền:

Dựa trên đe dọa và trừng phạt để ảnh hưởng đến nhân
viên

Không tin tưởng nhân viên

Không cho phép nhân viên có ý kiến
Sử dụng phù hợp khi

Nhân viên chưa được đào tạo không biết nhiệm vụ hay
quy trình phải làm

Có các mệnh lệnh và chỉ dẫn chi tiết

Thời gian ra quyết định bị hạn chế

Quyền lực của người lãnh đạo bị đe dọa
11
b. Phong cách lãnh đạo bàn giấy

Quản lý bằng giấy tờ


Công việc thực hiện theo các qui trình hoặc chính sách

Nếu công việc chưa có hướng dẫn thì chuyển lên cấp
trên

Tăng cường các nguyên tắc
12
b. Phong cách lãnh đạo bàn giấy
Sử dụng phù hợp khi:

Nhân viên đã quen với công việc

Nhân viên cần phải hiểu một số qui trình, chuẩn mực
Không phù hợp khi

Nhân viên không còn hứng thú trong công việc và làm
việc với đồng nghiệp

Nhân viên chỉ biết làm các công việc được chỉ định
13
c. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định

Thông tin đến cấp dưới mọi vấn đề có ảnh hưởng đến
công việc của họ và chia sẽ quá trình ra quyết định và
trác nhiệm

Phân quyền


Khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và
phương pháp
14
c. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phù hợp khi:

Muốn nhân viên được thông tin về mọi vấn đề có ảnh
hưởng đến họ

Muốn nhân viên chia sẻ công việc ra quyết định và thực
hiện

Muốn tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và thăng tiến
và tạo sự thích thú trong công việc

Có nhiều vấn đề cần giải quyết đòi hỏi sự tham gia của
nhiều người

Muốn khuyến khích làm việc theo nhóm
15
c. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Không phù hợp khi:

Không đủ thời gian để huy động ý kiến của mọi người

Ra quyết định đơn giản

Người quản lý cảm thấy bị đe dọa bởi phong cách lãnh
đạo này

16
d. Phong cách lãnh đạo tự do

Nhà quản trị cho phép nhân viên quyền tự do cao nhất có
thể

Cho phép nhóm/tập thể toàn quyền quyết định

Cấp dưới có thể hoàn thành công việc theo bất cứ cách
nào họ xem là phù hợp

Nhà quản trị là người cung cấp thông tin và đầu mối liên
hệ với bên ngoài.
17
d. Phong cách lãnh đạo tự do
Phù hợp khi:

Nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, có kỹ năng cao

Sử dụng các chuyên gia bên ngoài hoặc tư vấn
Không phù hợp khi:

Nhà quản trị không có khả năng đánh giá công việc của
nhân viên

Nhà quản trị không hiểu được trách nhiệm của mình và
mong muốn nhân viên hỗ trợ mình
18
4. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
19

Với vai trò là một người lãnh đạo cần cải thiện những gì?
“Người lãnh đạo là người tập hợp mọi người, ra quyết định
về công việc…và thực hiện chúng”

20
6 phẩm chất, kỹ năng cần có của người lãnh
đạo

Tầm nhìn: có định hướng rõ ràng; có khả năng chuyển
tải ‘tầm nhìn’ đến cấp trên và nhân viên; tạo được hứng
thú cho nhân viên trong việc thực hiện theo ‘tầm nhìn’
của mình.

Năng động: khơi gợi sự nhiệt tình và niềm tự hào, niềm
tin của nhân viên đối với bản thân họ thông qua việc
tham khảo ý kiến các cá nhân và tạo điều kiện cho các
cá nhân được thể hiện cảm xúc.

Khen thưởng: xác định những nhân viên ưu tú để khen
thưởng, có kế hoạch tổ chức các buổi lễ tuyên dương và
khen thưởng cho các cá nhân, nhóm, tổ xuất sắc và
những thành tích đã đạt được.
21

Trao quyền: tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển, hỗ trợ tháo
gỡ những vướng mắc, cản trở trong công việc; phân bố công
việc, trách nhiệm và ủy quyền cho các cá nhân, nhóm có khả
năng thực hiện công việc.

‘Kích thích khả năng trí tuệ’: lôi kéo nhân viên tham gia vào công

việc bằng cách giúp họ nhận thức được vấn đề và kết hợp ý kiến
các cá nhân để đưa ra giải pháp tối ưu.

Liêm chính: chính trực, đáng tin cậy, công minh không thiên vị,
làm việc tuân thủ theo đúng các quy định của cơ quan, tổ chức
nói chung và đối với người lãnh đạo nói riêng.
22
Chuyên đề 1:
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
23
1. Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin để nhận biết
và tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với
người nhằm đạt được mục đích nhất định:

Là một quá trình hai chiều bao gồm tạo ra và hồi đáp lại thông điệp

Quan trọng với mỗi cá nhân, nhóm, xã hội
24
2. Quá trình giao tiếp
2. Quá trình giao tiếp
Ý tưởng
Mã hoá
Gửi Nhận
Giải mã
Hiểu
Hồi đáp
Người gửi Người nhận
25

3. Các phương
tiện giao tiếp
1. BẰNG NGÔN NGỮ NÓI
Trực tiếp Gián tiếp
2. BẰNG NGÔN NGỮ VIẾT
3. PHI NGÔN NGỮ

×