Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh nghiệm dạy bài Ôn tập Chất rắn và chất lỏng – Sự chuyển thể qua hệ thống câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.99 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ôn tập: Chất rắn và chất lỏng – Sự chuyển thể qua hệ thống
câu hỏi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay sau khi học xong một chương, một phần nào đó của vật lý học
sinh thường ôn tập bằng hệ thống các bài tập định lượng, tính toán có đáp số
bằng số, ít chú trọng tới việc ôn tập lý thuyết để nắm vững bản chất vật lý một
cách sâu sắc và hầu như không quan tâm tới các bài tập câu hỏi định tính, giải
thích các hiện tượng vật lý thông thường.
Qua nhiều tiết dạy ở phần chất rắn và chất lỏng – sự chuyển thể, tôi nhận
ra rằng việc đưa ra hệ thống câu hỏi, lý thuyết để học sinh học tập và ôn tập là
vô cùng cần thiết. Nó giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức chủ động, tích cực. Từ
đó các em vận dụng để giải thích được các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống dễ
dàng hơn, đúng đắn hơn, sâu sắc hơn.
Sau khi ôn tập cho học sinh qua hệ thống câu hỏi này, tôi cũng nhận thấy
các em giải các bài tập định lượng tốt hơn vì các em hiểu bài sâu hơn nên vận
dụng nhanh hơn, chính xác hơn. Có một điều tôi nhận thấy thành công nhất đó là
ôn tập qua hệ thống các câu hỏi thế này, học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức,
yêu thích học tập môn vật lý hơn, rèn luyện được tư duy sáng tạo của học sinh
hơn.
Trang 1
II. NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ LỜI ĐÁP
Câu 1:
Hỏi: Tinh thể của một chất được hình thành trong quá trình nòng chảy hay đông
đặc của chất đó?
Đáp: Tinh thể của một chất được hình thành trong quá trình đông đặc của chất
đó
Câu 2:
Hỏi: Hãy giải thích câu hỏi: Tính dị hướng của tinh thể bắt nguồn từ sự dị
hướng của cấu trúc mạng tinh thể?
Đáp: Ta lấy mạng tinh thể lập phương của muối ăn làm ví dụ. Nếu khảo sát sự


phân bố của các ion dọc theo các cạnh của hình lập phương, dọc theo đường
chéo mặt và dọc theo đường chéo khối, ta sẽ thấy khoảng cách giữa các ion (ion
dương hay âm) theo các phương đó là khác nhau, nên tính chất vật lí theo các
phương đó nói chung sẽ khác nhau.
Câu 3
Hỏi: Tại sao chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng còn chất rắn đa tinh thể lại
có tính đẳng hướng?
Đáp: Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng. Nguyên nhân là các tinh thể được
sắp xếp theo một trật tự nhất định trong chất rắn đơn tinh thể; điều này dẫn đến
lực tương tác giữa các ion ở các nút mạng theo các phương khác nhau sẽ khác
nhau (ví dụ, mạng tinh thể lập phương của muối ăn), nên tính chất vật lý theo
các phương khác nhau nói chung là khác nhau; nghĩa là chất rắn đơn tinh thể có
tính dị hướng.
Chất rắn đa tinh thể được cấu tạo bởi vô số các tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn
độn. Vì thế tính dị hướng của mỗi tinh thể nhỏ được bù trừ trong toàn bộ khối
chất, nên chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng như chất rắn đơn tinh thể
mà có tính đẳng hướng (tính chất vật lý không thay đổi theo các phương khác
nhau)
Câu 4;
Hỏi: Chất rắn vô định hình có tính dị hướng không? Có nhiệt độ nóng chảy xác
định không? Tại sao?
Đáp: Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng và không có nhiệt độ nóng
chảy xác định. Bởi vì chất rắn vô định hình không có dạng hình học, nên không
có sự khác nhau về tính chất vật lí theo các phương khác nhau
Câu 5:
Hỏi: Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon,
nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?
Đáp: Kim cương và than chì được cấu tạo bởi cùng loại hạt ( cacbon), nhưng vì
cấu trúc mạng tinh thể của chúng khác nhau, nên tính chất vật lí của chúng khác
nhau. Trong mạng tinh thể kim cương, sự liên kết của các nguyên tử cacbon theo

mọi hướng đều giống nhau; còn trong mạng tinh thể than chì, sự liên kết của các
nguyên tử cacbon nằm trên cùng một mặt phẳng bền vững hơn nhiểu so với sự
liên kết của các nguyên tử cacbon nằm trên các phẳng khác nhau
Trang 2
Câu 6:
Hỏi: Dựa vào đặc điểm gì khi đun nóng chảy thiếc để chứng tỏ thiếc không phải
là chất rắn vô định hình mà là chất rắn kết tinh?
Đáp: Khi quan sát thiếc nóng chảy, ta thấy thiếc nỏng chảy ở nhiệt độ xác định
không đổi. Đặc điểm này chứng tỏ thiếc không phải là chất rắn vô định hình mà
là chất rắn kết tinh
Câu 7:
Hỏi: Tại sao người ta không phát hiện được tính dị hướng của sắt, đồng, nhôm,
niken và các kim loại khác thường được sử dụng trong sản xuất và đời sống?
Đáp: Sắt, đồng, nhôm, niken và các kim loại khác thường được sử dụng trong
sản xuất và đời sống là các chất đa tinh thể. Các chất đa tinh thể không có tính dị
hướng như đã giải thích ở trên
Câu 8:
Hỏi: Có hai khối lập phương, một làm ra từ đơn tinh thể và một làm ra từ sắt. Bỏ
hai khối này vào nước nóng thì chúng còn giữ được hình dạng hay không?
Đáp: Khối lập phương làm ra từ đơn tinh thể không giữ được dạng lập phương
khi bỏ vào nước nóng, vì đơn tinh thể có tính dị hướng; còn khối lập phương
làm ra từ sắt khi bỏ vào nước nóng vần giữ được hình dạng cũ, vì sắt là chất đa
tinh thể.
Câu 9:
Hỏi: Cấu trúc trật tự gần của chất rắn vô định hình như thế nào?
Đáp: Khác với chất rắn kết tinh ( ở đó, các hạt cấu tạo nên tinh thể được sắp xếp
có trật tự và trật tự này được lặp lại tuần hoàn trong không gian), chất rắn vô
định hình có cấu trúc phân bố theo kiểu trật tự gần, nghĩa là đối với một hạt nào
đó thì các hạt khác gần kề nó được phân bố có trật tự ( gần giống như chất rắn
kết tinh ), song càng ra xa hạt nói trên thì sự phân bố không còn trật tự như vậy

nữa
Câu 10:
Hỏi: Một thanh thép chịu tác dụng một lực
F

không đổi và bị biến dạng. Nếu
tiết diện ngang S của thanh càng lớn hay càng nhỏ thì độ biến dạng của thanh
như thế nào?
Đáp: Một thanh thép chịu tác dụng một lực
F

không đổi, nếu tiết diện ngang S
của thanh càng lớn thì độ biến dạng của thanh cang nhỏ; ngược lại, nếu tiết diện
ngang S của thanh càng nhỏ thì độ biến dạng của thanh càng lớn. Vì độ biến
dạng của thanh tỉ lệ nghịch với tiết diện S của thanh.
Câu 11:
Hỏi: Khi lực kéo
F

làm vật rắn biến dạng thì trong vật rắn xuất hiện lực đàn hồi
đh
F

chống lại biến dạng của thanh. Lực đàn hồi này phải có phương, chiều và độ
lớn như thế nào so với lực
F

gây ra biến dạng của thanh ?
Đáp: Theo định luật III Niu – tơn, lực đàn hồi
đh

F

có phương trùng với phương
của lực
F

, có chiều ngược với chiều của lực
F

, và có độ lớn
đh
F F=
 
Trang 3
Câu 12:
Hỏi: Có một lò xo bằng thép, kéo dãn lò xo đó và quan sát xem các đoạn nhỏ
của lò xo chịu biến dạng gì?
Đáp: Biến dạng của lò xo là biến dạng xoắn, từ biến dạng xoắn lại quy về biến
dạng lệch
Câu 13:
Hỏi: Tại sao khung xe đạp, hay các cột bằng thép lại được chế tạo từ các ống
thép tròn rỗng, chứ không phải là các ống thép tròn đặc?
Đáp: Khung xe đạp, hay các cột bằng thép luôn chịu tác dụng lực có xu hướng
làm khung hay cột thép bị uốn cong. Với cùng loại thép và cùng đường kính
ngoài, các ống thép rỗng có độ dày thích hợp ( cỡ vài milimét ) khi chịu biến
dạng uốn cùng bền như các ống thép đặc. Nhung ống thép rồng lại nhẹ và tốn ít
vật liệu hôn ống thép đặc, do đó làm giảm khối lượng của xe và cột, tiết kiệm
thép.
Câu 14:
Hỏi: Tại sao các thanh ray đường sắt lại được chế tạo bằng các thanh thép có tiết

diện ngang dạng hình chữ I?
Đáp: Các thanh ray đường sắt thường chịu các biến dạng nén, kéo, uốn và xoắn.
Người ta đã chứng minh được rằng, với các biến dạng này thì thanh ray bằng
thép có tiết diện ngang dạng hình chữ I có giới hạn bền lớn hơn nhiều so với các
thanh ray có tiết diện ngang hình dạng khác ( vuông, chữ nhật, tam giác, ) làm
bằng cùng chất liệu và có cùng tiết diện ngang
Câu 15:
Hỏi: Tại sao các thước đo chiều dài cần làm bằng vật có hệ số nở dài nhỏ:
Đáp: Để đo độ dài được chính xác thì độ dài của thước đo phải phụ thuộc rất ít
vào nhiệt độ. Muốn vậy, người ta phải chọn vật liệu có hệ số nở dài rất nhỏ để
làm thước. Hiện nay người ta thường sử dụng hợp kim inva làm vật liệu chế tạo
thước đo độ dài, vì hợp kim inva có hệ số nở dài rất nhỏ
Câu 16:
Hỏi: Cho một tấm kim loại hình chữ nhật, ở giữa bị đục thủng một lỗ nhỏ hình
vuông. Khi nung nóng tấm kim loại này thì lỗ nhỏ hình vuông sẽ rộng ra hay
nhỏ đi?
Đáp: Rộng ra. Do các cạnh của tấm kim loại đều nở dài, nên khi nung nóng thì
lố nhỏ hình vuông sẽ rộng ra.
Câu 17:
Hỏi: Tại sao người ta lại đốt nóng vành sắt trước khi lắp nó vào bánh xe bằng
gỗ?
Đáp: Muốn cho vành sắt bó chặt lấy bánh xe, người ta thường làm vành sắt có
đường kính nhỏ hơn đường kính bánh xe. Để lắp được vành sắt và bánh xe thì
cần phải đốt nóng vành sắt để nó nở ra mới lắp vào bánh xe được.
Câu 18:
Hỏi: Làm thế nào để lấy được cái nút chai bị kẹt chặt ở trong cổ chai?
Trang 4
Đáp: Ta có thể hơ nóng cổ chai để cổ chai nở rộng ta, khi đó dễ dàng lấy được
nút chai ra.
Câu 19:

Hỏi: Tại sao khi đúc kim loại, người ta phải chế tạo khuôn đác cho vật cần đúc
có thể tích hơi lớn hơn thể tích của vật đúc?
Đáp: Khi đúc, người ta phải đổ kim loại nấu chảy lỏng vào khuôn đúc. Nhưng
khi nguội thì kim loại bị đông cứng và thể tích giảm. Vì vậy, muốn cho vật cần
đúc bằng kim loại có kích thước như đã định trước theo thiết kế, thì phải làm các
khuôn đúc có kích thước như đã định trước.
Câu 20:
Hỏi: Tại sao các ống kim loại dẫn khí hoặc chất lỏng lại phải có các chỗ cong?
Đáp: Các ống kim loại dẫn khí hoặc chất lỏng phải có các chỗ cong để khi ống
bị nở dài thì đoạn cong này chỉ bị biến dạng mà không bị gãy.
Câu 21:
Hỏi: Thả nổi hai que diêm nằm song song trên mặt nước yên tĩnh. Nếu nhỏ nhẹ
vài giọt nước xà phòng xuống mặt nước ở khoảng giữa hai que diêm thì hai que
diêm sẽ đứng yên hay chuyển động? Vì sao?
Đáp: Nước xà phòng làm giảm lực căng bề mặt của phần nước giữa hai que
diêm; vì vậy hai que diêm chuyển động tách xa nhau.
Câu 22:
Hỏi: Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên ô dù hoặc trên tấm
vải bạt?
Đáp: Vì lực căng bề mặt của các giọt nước bám vào các lỗ nhỏ trên ô dù hoặc
trên tấm vải bạt cân bằng với trọng lực của nó.
Câu 23:
Hỏi: Khi nào thì xảy ra hiện tượng dính ướt và không dính ướt?
Đáp: Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn
lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt. Ngược
lại, nếu lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực
hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt.
Câu 24:
Hỏi: Hiện tượng mao dẫn là gì?
Đáp: Hiện tượng mắc chất lỏng bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng

cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với mức chất lỏng bên ngoài ống gọi là hiện tượng
mao dẫn.
Câu 25:
Hỏi: Tại sao về mùa nắng các cây trồng lâu năm tuy không được tưới nước mà
vẫn xanh tươi?
Đáp: Trong đất thường có các kẽ nứt có tác dụng mao dẫn, nên nước trong lòng
đất sẽ dâng lên cao theo các kẽ nứt này. Các cây trồng lâu năm có bộ rễ cây ăn
sâu vào lòng đất, có thể hút nước bằng mao dẫn từ các lớp nước ở sâu bên dưới
lên nuôi cây
Trang 5
Câu 26:
Hỏi: Tại sao có thể dùng sắt để hàn sắt mà không hàn nhôm?
Đáp: Thiếc lỏng làm ướt sắt nhưng không làm ướt nhôm
Câu 27:
Hỏi: Tại sao trên một số lá cây ( lá khoai môn, lá sen ) sương có thể đọng
thành những giọt tròn, còn một số lá cây khác thì ướt sương?
Đáp: Sương không làm ướt một số lá cây ( lá khoai môn, lá sen ) nên đọng lại
thành những giọt tròn; nhưng sương lại làm ướt một số loại lá cây khác.
Câu 28:
Hỏi: Tại sao không thể dùng bút máy hoặc bút bi thông thường để viết chữ trên
mặt tờ giấy bị thấm dầu hoặc mỡ?
Đáp: Vì bút máy hoặc bút bi thông thường dùng loại mực không dính ướt mặt
giấy bị thấm dầu hoặc mỡ.
Câu 29:
Hỏi: Tại sao người ta phải xẻ rãnh nhỏ ở đầu ngòi bút và dọc theo thân thanh
nhựa dùng để nêm chặt ngòi bút với cổ bút máy?
Đáp: Các rãnh ở đầu ngòi bút và thân thanh nhựa có tác dụng mao dẫn. Khi viết,
mực từ trong ruột bút theo rãnh nhỏ ở thân thanh nhựa, rồi sau đó theo rãnh xẻ ở
ngòi bút tới đầu ngòi bút và làm dính ướt giấy viết.
Câu 30:

Hỏi: Tại sao khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở chỗ da đó?
Đáp: Khi cồn bay hơi, nó lấy nhiệt từ các vật tiếp xúc ( da và không khí xung
quanh chỗ xoa cồn), nên ta cảm thấy lạnh ở chỗ xoa cồn.
Câu 31:
Hỏi: Tại sao khi trời nổi cơn giông sắp mưa thì không khí rất nóng nực và oi
bức?
Đáp: Khi mây ngưng tụ lại thành hạt mưa, nó tỏa nhiệt vào không khí; vì vậy
không khí lúc trời sắp mưa rất nóng nực, oi bức.
Câu 32:
Hỏi: Tại sao khi thả vài cục nước đá vào cốc nước thường thì nước trong cốc lại
mát?
Đáp: Khi thả vài cục nước đá vào cố nước thường, nước thường tỏa nhiệt cho
các cục nước đá. Vì vậy, nhiệt độ của nước thường trong cốc giảm nên ta cảm
thấy mát.
Câu 33:
Hỏi: Khi bay hơi, nhiệt độ của khối chất lỏng tăng hay giảm? Tại sao?
Đáp: Khi bay hơi, nhiệt độ của khối chất lỏng giảm. Nguyên nhân là do có các
phân tử chất lòng có năng lượng ( động năng) lớn nên có thể thoát ra khỏi bề
mặt chất lỏng, vì vậy khối chất lỏng bị mất bớt năng lượng nên nhiệt độ của nó
giảm
Câu 34:
Hỏi: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ, diện tích
mặt thoáng và áp suất hơi phía trên mặt thoáng của chất lỏng?
Trang 6
Đáp: Khi nhiệt độ tăng, số phân tử chất lỏng chuyển động nhiệt có động năng
lớn càng nhiều. Do đó, số phân tử chất lỏng có thể thoát ra khỏi măt thoáng
trong mỗi giây càng lớn, nên tốc độ băy hơi càng tăng. Mặt khác, khi diện tích
mặt thoáng càng lớn, và áp suất hơi phía trên mặt thoáng càng nhỏ thì số phân tử
chất lỏng có thể thoát ra khỏi mặt thoáng trong mỗi giây càng nhiều, nên tôc độ
bay hơi càng tăng.

Câu 35:
Hỏi: Nhiệt độ tới hạn có ý nghĩa gì?
Đáp: Với mỗi chất tồn tại một nhiệt độ gọi là nhiệt độ tới hạn. Ở nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ tới hạn của mỗi chất, thì chất đó chỉ tồn tại ở thể khí và không thể
hóa lỏng khí đó bằng cách nén
Câu 36:
Hỏi: Tại sao không thể hóa lỏng các khí ôxi, nitơ, hiđrô bằng cách nén chúng ở
nhiệt độ phòng?
Đáp: Vì các nhiệt độ tới hạn của các khí ôxi, nitơ, hiđrô đều cao hơn nhiệt độ
phòng.
Câu 37:
Hỏi: Áp suất hơi bão hòa có phụ thuộc vào nhiệt độ không?
Đáp: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, trong cùng
một đơn vị thời gian, tốc độ bay hơi của các phân tử chất lỏng lớn hơn tốc độ
ngưng tụ của các phân tử chất hơi, nên áp suất hơi bão hòa tăng theo. Ngược lại,
khi nhiệt độ giảm, trong cùng một đơn vị thời gian, tốc độ bay hơi của các phân
từ chất lỏng nhỏ hơn tốc độ ngưng tụ của các phân tử chất hơi, nên áp suất hơi
bão hòa giảm theo.
Câu 38:
Hỏi: Tại sao áp suất bão hòa không phụ thuộc thể tích?
Đáp: Ở một nhiệt độ không đổi, nếu ta tăng hay giảm thể tích của hơi bão hòa
nằm cân bằng động trên mặt khối chất lỏng, thì sẽ xảy ra sự hóa hơi ( hay ngưng
tụ) giữa hơi và khối chất lỏng, làm cho áp suất của hơi luôn bằng áp suất của hơi
bão hòa. Người ta nói rằng
áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích.
Câu 39:
Hỏi: Trong quá trình sôi, nhiệt độ của khối chất lỏng có thay đổi hay không?
Đáp: Sôi cũng là một sự hóa hơi, nên khi sôi chất lỏng thu nhiệt để hóa hơi. Lúc
đó nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng chuyển hết thành nhiệt hóa hơi, nên
nó không làm tăng nhiệt độ của khối chất lỏng.

Câu 40:
Hỏi: Nước lạnh và nước sôi, nước nào dập tắt lửa nhanh hơn?
Đáp: Nước sôi, vì nhiệt hóa hơi lớn hơn rất nhiều so với nhiệt lượng làm nóng
nước
Câu 41:
Hỏi: Tại sao về mùa hè nhiệt độ của mặt nước hồ, ao lại thấp hơn nhiệt độ của
không khí ở phía trên mặt nước?
Trang 7
Đáp: Do hiện tượng bay hơi của nước trên mặt hồ, ao. Hơi nước mang theo
nhiệt bay lên, làm cho nhiệt độ của mặt nước hồ giảm và làm tăng nhiệt độ của
lớp không khí ở phía trên mặt nước.
Câu 42:
Hỏi: Tại sao những giọt dầu nổi trên mặt nước lại có dạng hình cầu?
Đáp: Do có lực căng bề mặt nên giọt dầu thu về dạng có diện tích mặt ngoài nhỏ
nhất, trong trường hợp này là hình cầu ( vì trong những hình có cùng thể tích thì
hình cầu có diện tích mặt ngoài nhỏ nhất)
Câu 43:
Hỏi: Tại sao ta thường thấy sương đọng trên các ngọn cỏ, lá cây vào các buổi
sáng sớm lạnh giá về mùa đông?
Đáp: Những buổi sáng lạnh giá về mùa đông, ta thường thấy sương đọng trên
các ngọn cỏ, lá cây là vì ban đêm nhiệt độ không khí giảm xuống đến hoặc dưới
điểm sương. Khi đó hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành những giọt rất
nhỏ gọi là giọt sương.
Câu 44:
Hỏi: Tại sao mặt ngoài của một cốc thủy tinh đang đựng nước đá thường có
nước đọng thành giọt và làm ướt mặt ngoài cốc, còn nếu đựng nước đá trong
thùng xốp thì mặt ngoài thùng xốp không có hiện tượng như vậy?
Đáp: Lớp không khí tiếp giáp với mặt ngoài thành cốc thủy tinh đang đựng
nước đá bị làm lạnh xuống đến nhiệt độ dưới điểm sương, nên hơi nước trong
không khí ngưng tụ lại thành sương và tạo thành giọt làm ướt mặt ngoài cốc. còn

nếu đựng nước đá trong thùng xốp không có hiện tượng ngưng tụ thành sương
như trên. Vì vậy, người ta có thể dùng thùng xốp để đựng nước đá
Câu 45:
Hỏi: Tại sao ở cùng nhiệt độ và áp suất, không khí khô lại nặng hơn không khí
ẩm?
Đáp: Không khí khô và không khí ẩm đều là thể khí. Ở cùng nhiệt độ và áp suất,
số lượng của các phân tử khí có trong một đơn vị thể tích của không khí khô và
không khí ẩm là như nhau. Nhưng phân tử lượng trung bình của không khí ( chủ
yếu chỉ có ôxi và nitơ ) là 29 g/mol, còn phân tử lượng trung bình của hơi nước (
H
2
O ) là 18 g/mol. Vì vậy, không khí khô nặng hơn không khí ẩm.
Câu 46:
Hỏi: Tại sao ở trên núi cao người ta không thể luộc chín trứng trong nước sôi?
Đáp: Ở trên núi cao, áp suất giảm xuống thấp hơn áp suất chuẩn ( 1 atm ), nên
nước sôi ở nhiệt độ dưới 100
0
C. Vì vậy, không thể luộc chín trứng được.
Câu 47:
Hỏi: Tại sao trong những ngày giá lạnh vào mùa Đông, ta lại có thể nhìn thấy
hơi thở của mình?
Đáp: Trong những ngày giá lạnh vào mùa Đông, nhiệt độ không khí xuống thấp
hơn điểm sương của nó, nên không khí ta thở ra có hơi nước gặp lạnh sẽ trở nên
bão hòa và ngưng tụ thành sương ( gồm những hạt nước rất nhỏ). Vì thế mà ta
nhìn thấy hơi thở của mình qua các hạt sương rất nhỏ này.
Trang 8
Câu 48:
Hỏi: Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay
đổi như thế nào?
Đáp: Độ ẩm tuyệt đối tăng, còn độ ẩm tỉ đối giảm. Độ ẩm tỉ đối phụ thuộc vào

cả độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. Khi nhiệt độ tăng thì độ ẩm tuyệt đối và
cực đại đều tăng, nhưng độ ẩm cực đại lại tăng nhan hơn độ ẩm tuyệt đối. Vì thế
mà độ ẩm tỉ đối giảm.
Câu 49:
Hỏi: Tại sao nước giếng khơi về mùa Hè lại mát, còn về mùa Đông thì ấm?
Đáp: Về mùa Hè, nhiệt độ trung bình của không khí cao, mặt đất hấp thụ năng
lượng của ánh sáng mặt trời và truyền vào trong lòng đất nhưng rất chậm ( đất
dẫn nhiệt kém ). Do vậy, nước giếng khơi về mùa Hè rất mát; giếng càng sâu thì
nước càng mát.
Về mùa Đông, nhiệt độ trung bình của không khí thấp hơn nhiều so với
mùa Hè. Năng lượng từ trong lòng đất do mặt đất hấp thụ được từ ánh sáng mặt
trời vào mùa Hè, lúc này lại được truyển trở lại mặt đất và tỏa vào không khí,
nhưng quá trình này diễn ra rất chậm vì đất dẫn nhiệt kém. Vì thế mà nước giếng
khơi về mùa Đông thì ấm
Câu 50:
Hỏi: Nồi áp suất dùng để làm gì?
Đáp: Nồi áp suất dùng để tạo ra áp suất của hơi ở bên trong nắp nồi lớn hơn áp
suất khí quyển, khi đó nước trong nồi sẽ sôi ỏ nhiệt độ cao hơn 100
0
C ( ví dụ,
nếu áp suất bên trong nắp nồi là 1,4 atm thì nhiệt độ sôi của nước là 108
0
C ). Ở
nhiệt độ cao hơn 100
0
C, thức ăn sẽ nhanh nhừ hơn so với nấu bình thường ở
100
0
C. Ở bệnh viện, để diệt các vi trùng sống được đến nhiệt độ 100
0

C, người ta
phải dùng nồi hấp (cũng là một dạng nồi áp suất) để tẩy trùng quần áo, thiết bị y
tế
Trang 9
III. KẾT LUẬN
Sau khi được học tập và ôn tâp qua hệ thống câu hỏi đa số các học sinh
nắm kiến thức tốt hơn, sâu hơn và có hệ thống hơn. Các em đã vận dụng nó để
giải thích các hiện tượng cũng nhanh hơn, chính xác hơn. Học sinh tự tin hơn,
yêu thích môn vật lý hơn.
Ôn tập: Chất rắn và chất lỏng – sự chuyển thể qua hệ thống câu hỏi rất
thiết thực đối với học sinh. Quả thực với những lớp học được ôn tập qua hệ
thống câu hỏi này chất lượng kiểm tra 15phút và 45 phút được nâng lên rõ rệt.
Trên đây là SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM của tôi được đúc kết qua nhiều
năm giảng dạy Vậy Lý ở cấp THPT. Mong các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi có
được hệ thống câu hỏi ngày càng phù hợp hơn, chất lượng hơn phục vụ giảng
dạy học sinh ngày càng tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Hữu Phú
Trang 10

×