Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

TONG HOP GIAO AN VAN 12 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 103 trang )

Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 55-56
LỚP: 12A3, 12A7
VỢ CHỒNG A PHỦ
- Tô Hoài -
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :
- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn
phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình
vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực, miêu tả và phân tích tâm
lí nhân vật sắc sảo, tinh tế, lối kể chuyện hấp dẫn, ngôn ngữ mang phong vị và màu
sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
2/ KĨ NĂNG : củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân
vật trong tác phẩm tự sự.
3/ THÁI ĐỘ : HS biết cảm thông chia sẻ với những bất hạnh của người dân miền
núi, bênh vực, đấu tranh để đem lại công bằng cho họ.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, vấn đáp.Vận dụng các phương pháp
phân tích tác phẩm, so sánh, đối chiếu, khái quát, tổng hợp.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án, tranh ảnh và các đoạn phim minh họa.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi gợi ý trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ Kiểm tra vở bài soạn 3 HS.
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tạo tâm thế tiếp nhận
Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK và
trả lời các câu hỏi :
- Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời, sự


nghiệp văn học và phong cách sáng tác của Tô
Hoài ?
==> GV nhận xét, chốt ý, yêu cầu HS gạch chân
trong SGK, không ghi bài.
“ Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra
sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù
phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”
Vài nét về tác phẩm Vợ chồng APhủ ?
GV nói rõ hơn HCST tác phẩm : Cuối năm
1952, nhà văn Tô Hoài có chuyến đi thực tế cùng bộ
đội trong chiến dịch Tây Bắc. Sau khi tìm hiểu chung
về tình hình, Tô Hoài quyết định đi sâu vào những
khu du kích của đồng bào các dân tộc thiểu số trên
vùng núi cao. Chuyến di kéo dài 8 tháng đã để lại
những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp cho nhà
văn. Tô Hoài kể lại : “ cái kết quả lớn nhất và trước
nhất của chuyến đi 8 tháng ấy là đất nước và con
I/ TÌM HIỂU CHUNG :
1/ Tác giả : Tô Hoài
-Là một nhà văn lớn, có số lượng
tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học
hiện đại Việt Nam.
- Sáng tác của ông thiên về
diễn tả sự thật đời thường.
- Ông có vốn hiểu biết phong
phú, sâu sắc về phong tục tập quán
của nhiều vùng khác nhau trên đất
nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn
hấp dẫn người đọc bởi lối trần
thuật hóm hỉnh, sinh động của

người từng trải, vốn từ vựng giàu
có, nhiều khi rất bình dân, nhưng
nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba
nên có sức lôi cuốn, lay động
người đọc.
2/ Văn bản : in trong tập Truyện
Tây Bắc, được tặng giải nhất -
Giải thưởng Hội văn nghệ Việt
1
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều
quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao
giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi khỏi dốc
núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo : Chéo lù !
Chéo lù ! ( Trở lại! Trở lại !). Không bao giờ tôi
quên được lúc vợ chống Lí Nủ Chu tiễn chúng tôi
dưới chân núi Cao Phạ cũng vẫy tay kêu : Chéo lù !
Chéo lù ! Hai tiếng Trở lại ! Trở lại ! chẳng những
nhắc tôi có ngày trở lại, phải đem trở lại cho những
người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòng mình,
một cái gì làm hiển hiện lại cả cuộc đời người Mèo
(Mông) trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào
bao giờ cũng đợi cán bộ, bộ đội, bao giờ cũng mong
anh em trở lại… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và
dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành
việc trong tâm trí tôi…Ý thiết tha với đề tài là một lẽ
quyết định. Vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc” ( Một số
kinh nghiệm viết văn của tôi )
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm vài đoạn và tóm
tắt tác phẩm bằng sự kiện :

- Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng
tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho
nhà thống lí.
- Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên
tê liệt, chỉ “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
- Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi
nhưng bị A Sử trói đứng vào cột.
- A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh
nhau và bị bắt, bị phạt và trở thành kẻ ở trừ nợ cho
nhà thống lí.
- Không may hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị
trói đứng vào cột đến gần chết.
- Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, hai người chạy
trốn đến Phiềng Sa.
- Mị và A Phủ được giác ngộ, tham gia du kích,
đánh giặc giải phóng quê hương.
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
- N1 : nhận xét về đoạn mở đầu.
- N2 : số phận éo le của Mị
- N3 : phẩm chất tốt đẹp của Mị.
- N4 : Mị cắt dây trói cứu A Phủ.
==> Nhóm 1 nêu nhận xét về đoạn văn mở đầu tác
phẩm.
GV nói rõ hơn : Đây là thủ pháp tạo tình huống
“ có vấn đề” trong lối kể chuyện truyền thống, giúp
tác giả mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành
trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nh/v.
Nam 1954 – 1955.
II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1/ Nhân vật Mị :

a/ Mị, con dâu trừ nợ nhà thống lí
Pá Tra :
- Cách vào truyện ấn tượng
qua những đối nghịch :
+ Một cô gái lẻ loi, âm thầm
gần như lẫn vào các vật vô tri : cái
quay sợi, tảng đá, tàu ngựa trong
khung cảnh đông đúc, tấp nập của
gia đình thống lí.
+ Cô gái ấy là con dâu của một
gia đình quyền thế, giàu có nhưng
lúc nào cũng “ cúi mặt, mặt buồn
rười rượi”.
- Lúc đầu, Mị phản kháng
quyết liệt ( đêm nào cũng khóc rồi
định ăn lá ngón tự tử ) nhưng lòng
hiếu thảo không cho phép Mị
quyên sinh. Ách áp bức nặng nề,
dai dẳng của thế lực phong kiến
và “thần quyền” ở miền núi đã
làm cho Mị tê liệt, sống mà như
chết.
b/ Sự trỗi dậy của sức sống tiềm
tàng và khát vọng tự do:
- “ Mị lén lấy hũ rượu, cứ
uống ừng ực từng bát” trong một
trạng thái thật khác thường. Rượu
làm cơ thể và đầu óc Mị say,
nhưng tâm hồn cô thì từ phút ấy
đã tỉnh lại sau bao tháng ngày câm

nín vì sự đọa đày -> cô đang uống
đắng cay cái phần đời đã qua,
đang uống cái khao khát của phần
đời chưa tới.
- Với cõi lòng đã phơi phới
trở lại, Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất
chân thực : “Nếu có nắm lá ngón
trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho
chết ngay chứ không buồn nhớ lại
nữa”
- Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn
cho căn buồng sáng lên, mặc váy
mới để chuẩn bị đi chơi, những kí
ức tươi đẹp thời thanh xuân sống
2
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
==> Nhóm 2 trình bày theo gợi ý :
- Kể rõ hoàn cảnh Mị về làm dâu nhà thống lí
Pá Tra ?
- Thái độ của Mị trong những ngày đầu làm
dâu ?
- Vì sao Mị cam chịu số phận một con dâu gạt
nợ mà không hi vọng có sự đổi thay?
GV nói rõ hơn : “ Ở lâu trong cái khổ, Mị đã
quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con
trâu, mình cũng là con ngựa”. Mị dường như không
còn ý niệm về thời gian, không hi vọng, không mong
đợi cái gì, suốt ngày lùi lũi như con rùa nuôi trong
xó cửa, căn buồng âm u nơi Mị nằm và cái cửa sổ
bằng bàn tay gợi không khí của một nhà tù, đặc biệt

là tục trình ma.
==> Nhóm 3 trình bày theo gợi ý :
> Cho HS xem đoạn phim.
- Tác động nào của ngoại cảnh khiến tâm hồn
Mị hồi sinh ?
- Nêu rõ diễn biến tâm trạng và hành động của
Mị trong đêm tình mùa xuân năm ấy ở Hồng Ngài ?
Nhận xét về cách miêu tả của tác giả ?
GV bình chuyển ý : Sự hồi sinh của tâm hồn
nhân vật được tác giả miêu tả tinh tế, phù hợp với
tính cách của người con gái ấy. Nhà văn sử dụng khá
nhiều những yếu tố bên ngoài tác động vào nhân vật
được miêu tả rất tự nhiên như : khung cảnh mùa
xuân, tiếng sáo gọi bạn tình, bữa rượu cúng ma đón
năm mới… tất cả đã hóa thành những lực tác động
âm thầm đánh thức nỗi căm ghét bất công và tàn bạo
cùng ý thức phản kháng lại cường quyền, đánh thức
cả niềm khao khát một cuộc sống tự do, hồn nhiên
được bảo lưu đâu đó, làm sống dậy sức sống trong cơ
thể trẻ trung và tâm hồn vốn ham sống của Mị.
==> Nhóm 4 trình bày theo gợi ý :
- Vì sao Mị có thái độ thản nhiên, lạnh lùng khi
nhìn thấy A Phủ bị trói ?
Phát hiện nào của Mị khiến cô thay đổi thái độ ?
Hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ có phù hợp
không ? Vì sao ?
Tìm những chi tiết nói về số phận của A Phủ ?
Cá tính của A Phủ được nhà văn miêu tả ra sao ?
Em hãy tái hiện lại cảnh xử kiện và cảnh A Phủ bị
trói đứng ? Hai cảnh đó nói lên điều gì ?

- GV nói rõ hơn giá trị tác phẩm :
+ Giá trị hiện thực : miêu tả chân thực số phận
lại khiến Mị quên cả cảnh mình
đang bị trói…
==> Khi niềm khao khát sống hồi
sinh, tự nó bỗng trở thành một
mãnh lực không ngờ, xung đột gay
gắt, quyết một mất một còn với cái
trạng thái vô nghĩa lí của thực tại.
Sở trường phân tích tâm lí cho
phép ngòi bút tác giả lách sâu vào
những bí mật của đời sống nội
tâm, phát hiện nét đẹp và nét riêng
của tính cách.
c/ Hành động cắt dây trói cứu A
Phủ :
- Lúc đầu, Mị vẫn thản nhiên
như một người đã quá quen thuộc
với cảnh ngang trái trong nhà
thống lí.
- Mị chợt xúc động, trào lên
một nỗi đồng cảm khi nhìn thấy “
một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã xám đen
lại”.
==> Tình thương và sự đồng
cảm giai cấp đã dẫn đến hành
động táo bạo : cắt dây trói cứu A
Phủ. Đúng lúc ấy, một hi vọng và
khao khát sống lại bừng lên trong

Mị và Mị đã chạy theo, cùng trốn
đi với A Phủ, tự giải thoát cho
cuộc đời mình.
2/ Nhân vật A Phủ :
- Số phận đặc biệt :
+ Mồ côi cha mẹ, sống một
mình, không người thân thích từ
bé.
+ Vượt qua cơ cực thử thách,
trở thành chàng trai khỏe mạnh,
tháo vát, thông minh, nhiều cô gái
trong làng mơ được lấy A Phủ làm
chồng.
+ Nghèo, không lấy nổi vợ vì
phép làng và tục lệ cưới xin ngặt
nghèo.
- Cá tính đặc biệt :
+ Gan góc từ bé.
+ Ngang tàng, sẵn sàng trừng
3
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất xấu
xa, tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.
+ Giá trị nhân đạo : thể hiện tình yêu thương, sự
đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người
dân lao động miền núi trước CM, tố cáo, lên án, phơi
bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị,
trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh
liệt và khả năng CM của nhân dân Tây Bắc.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của

tác phẩm.
Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận.
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ -> chốt lại nội
dung và nghệ thuật.
- Luyện tập : gợi ý cho HS cách làm BT phần
Luyện tập.
trị kẻ xấu.
+ Khi trở thành người làm công
gạt nợ, A Phủ vẫn là con người tự
do, không biết sợ cường quyền, kẻ
ác.
==> Cảnh xử kiện, cảnh bị trói
đứng góp phần làm nổi bật tính
cách A Phủ và nâng giá trị tố cáo
của tác phẩm.
3/ Đặc sắc nghệ thuật :
- Miêu tả tâm lí nhân vật.
- Miêu tả thiên nhiên và
những nét lạ trong phong tục, tập
quán XH.
- Nghệ thuật trần thuật uyển
chuyển, linh hoạt mang phong
cách truyền thống nhưng đầy sáng
tạo.
- *Ý nghĩa văn bản: TP tố
cáo tội ác của bọn phong kiến,
thực dân; thể hiện số phận đau
khổ của người dân lao động miền
núi; phản ánh con đường giải
phóng, ngợi ca vẻ đẹp sức sống

tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
III/ TỔNG KẾT :
Ghi nhớ : SGK / tr 15
3. Củng cố bài giảng: Suy nghĩ của anh, chị về Nhân vật Mị. Nhân vật A Phủ?
Giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm ?
4.Hướng dẫn học tập ở nhà Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Vợ chồng A Phủ và tóm tắt
tác phẩm này.
Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho
A Phủ.
Học bài, soạn Vợ nhặt- Kim Lân.
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

4
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
ND: Tiết :57-58 Theo lịch KTTT
LỚP 12A3, 12A7
BÀI VIẾT SỐ 5
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC : Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt : tìm
hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt.
2/ KĨ NĂNG : Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một
cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.
3/ THÁI ĐỘ :
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : ra đề phù hợp với HS, gợi ý, hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : xem lại kiểu bài Nghị luận về 1 ý kiến bàn về văn học và 2 tác

phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Người lái đò sông Đà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- GV ôn lại các kiến thức và kĩ
năng cơ bản làm một bài văn nghị luận
về một ý kiến bàn về văn học.
- Lưu ý HS : kết hợp các thao tác
lập luận trong bài viết.
.
- GV ghi đề lên bảng.
- HS ghi đề vào giấy
kiểm tra.
- Phát vấn HS một số ý cơ bản
nhằm đi đến thống nhất cách làm bài.
- HS phân tích đề, lập dàn ý và làm
bài
- GV quan sát.
- Thu bài.
I/ HƯỚNG DẪN CHUNG :
- Xem lại bài Nghị luận về một ý
kiến bàn về văn học.
- Đọc lại các văn bản đã học.
II/ ĐỀ BÀI :
3. Củng cố bài giảng:
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: rút ra kinh nghiệm làm bài
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

5
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
ND: Tiết PPCT:59-60
LỚP: 12A3, 12A7 VỢ NHẶT
- Kim Lân -
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
và niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống, tình thương yêu
đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
2/ KĨ NĂNG : củng cố, nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
3/ THÁI ĐỘ : HS biết cảm thông cho những thân phận nghèo khó và trân trọng
khát vọng hạnh phúc của họ.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng. Thảo luận
nhóm, đọc diễn cảm các đoạn tiêu biểu.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật
Mị ?
Đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Tô Hoài qua truyện Vợ chồng A Phủ ?
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tạo tâm thế tiếp nhận
Nêu vài nét về tiểu sử ?
Đặc điểm tiêu biểu trong ngòi bút Kim Lân

là gì ?
Hoàn cảnh sáng tác truyện Vợ nhặt ?
==> GV nhận xét, chốt ý, cho HS gạch
chân trong SGK và gợi không khí của nạn
nói năm 1945 – bối cảnh làm nền cho truyện
ngắn bằng một số hình ảnh và những câu
văn trích trong tác phẩm Đôi mắt (Nam
Cao), Tuyên ngôn độc lập (HCM ).
- GV hướng dẫn HS cách đọc : đọc to
rõ, chú ý biểu hiện cảm xúc khi đọc các
đoạn tả cảnh nạn đói, đọc theo kiểu phân vai
với 3 nhân vật chính.
- Hướng dẫn HS chia bố cục và tóm tắt
tác phẩm :
Đoạn 1 : từ đầu đến …thành chồng ->
Tràng đưa vợ về ra mắt mẹ.
Đoạn 2 : từ Ít lâu đến cùng đẩy xe bò về
-> Tràng nhớ lại 2 lần gặp mặt và nhặt vợ.
Đoạn 3 : từ Tràng chợt đứng dừng lại
I/ TÌM HIỂU CHUNG
- Kim Lân ( 1920 – 2007 ), tên khai sinh là
Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện
ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở
khung cảnh nông thôn và hình tượng người
nông dân.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của
Kim Lân có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ
cư viết ngay sau CMT8, nhưng bị mất bản
thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả

dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện
ngắn này.
II/ ĐỌC HIỂU
1/ Tình huống truyện :
- Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi
thấy Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về
nhà vì :
+ Người như Tràng mà lấy được vợ (một anh
nghèo, xấu trai, lại là dân ngụ cư).
+ Thời buổi đói khát này, người như Tràng,
đến nuôi thân còn chẳng xong mà còn dám lấy
6
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
đến người chết đói -> tấm lòng người mẹ
đối với nàng dâu mới.
Đoạn 4 : còn lại -> bữa cơm ngày đói và
những dự tính cho tương lai.
- Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc
nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một
người đàn bà lạ về nhà ?
Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và
của chính anh Tràng nữa cho thấy tác giả đã
sáng tạo được một tình huống độc đáo như
thế nào ? Tình huống truyện có tác dụng gì
đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm ?
GV bình thêm : Trong tình cảnh đói
khát khủng khiếp, người ta chết đói đầy
đường, bản thân Tràng cũng đang trong
cảnh đến nuôi thân còn chẳng xong, bỗng
nhiên lại có vợ theo không về. Nhưng khốn

nỗi, nếu không gặp tình cảnh này thì ai mà
thèm lấy Tràng. Đau xót ở chỗ, đây là “ vợ
nhặt”, cần ăn hỏi, cheo cưới gì đâu. Đói
khát như thế, mọi việc đều có thể bỏ qua,
nên Tràng mới lấy được vợ.
Dựa vào nội dung truyện, em hãy giải thích
nhan đề Vợ nhặt ?
Qua hiện tượng “ nhặt vợ” của anh Tràng,
em hiểu gì về tình cảnh và thân phận của
người nông dân nghèo trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945 ?
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận :
N1 : niềm khao khát tổ ấm của anh Tràng.
N2 : tấm lòng của bà cụ Tứ.
N3 : số phận của cô vợ nhặt.
N4 : nghệ thuật viết truyện.
* Nhóm 1 trình bày theo gợi ý :
Niềm vui của Tràng đến từ đâu?
Hạnh phúc có một mái ấm gia đình đến với
Tràng qua những dấu hiệu nào ? Vì sao
những cảnh đổi thay hết sức đơn giản cũng
làm cho Tràng cảm động ?
GV diễn giải thêm : Kim Lân đã diễn tả
vừa cụ thể, vừa sinh động niềm khao khát tổ
ấm gia đình và tình thương giữa những con
người nghèo khổ đã vượt lên tất cả, bất chấp
cả cái đói và cái chết : “ Trong một lúc,
Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê
chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát
ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng

vợ.
- Bà cụ Tứ, và ngay cả Tràng cũng ngạc
nhiên : “ Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây
giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế.
Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”.
==> Kim Lân đã sáng tạo được một tình
huống truyện độc đáo. Tình huống này được
gợi ra từ nhan đề tác phẩm. Tình huống này
vừa lạ, vừa hết sức éo le là đầu mối cho sự
phát triển, tác động diễn biến tâm trạng và
hành động của các nhân vật, gợi mở chủ đề tác
phẩm.
2/ Ý nghĩa nhan đề :
- Nhan đề Vợ nhặt đã tạo được ấn tượng,
kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không
phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có
cưới xin theo phong tục truyền thống của
người Việt, mà là “nhặt được vợ”.
- Chỉ riêng hai chữ “ vợ nhặt” cũng đã nói
lên khá nhiều về cảnh ngộ, số phận của Tràng
và của cả người đàn bà xa lạ nữa. Đúng là anh
Tràng đã nhặt được vợ. Cái giá của con người
chưa bao giờ lại rẻ rúng đến như vậy. Chuyện
Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê
thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân
nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
3/ Tấm lòng của mẹ con Tràng :
a/ Nhân vật Tràng :
- Lúc đầu, khi có ý định đưa người đàn bà
xa lạ về nhà, Tràng có chút phân vân, do dự: “

Mới đầu đèo bòng”. Nhưng sau một thoáng
do dự, hắn đã tặc lưỡi một cái: “ Chậc, kệ!” rồi
đưa người đàn bà xa lạ về nhà -> niềm khát
khao hạnh phúc gia đình của người nông dân
nghèo khổ này.
- Kim Lân có những phát hiện tinh tế và
sâu sắc niềm khát khao hạnh phúc ấy:
+ Trên đường dẫn vợ về nhà, Tràng như trở
thành một con người khác : vẻ mặt phớn phở,
tủm tỉm cười, cái mặt vênh vênh tự đắc…
+ Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thực
sự thấy cuộc đời mình từ đây đã thay đổi hẳn :
trong người êm ái lửng lơ, chợt nhận ra “ xung
quanh mình có cái gì thay đổi mới mẻ, khác
lạ”…
+ Niềm vui sướng gắn liền với ý thức trách
nhiệm : thương yêu gắn bó với gia đình, “ bây
7
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ
còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi
bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng
thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm
ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như
có một bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”.
* Nhóm 2 trình bày theo gợi ý :
Khi về đến nhà, thấy trong nhà có một
người phụ nữ lạ, thái độ bà cụ Tứ ra sao ?
Nhà văn đã miêu tả diễn biến tâm trạng bà
cụ Tứ ra sao ?

Bữa cơm bà cụ Tứ thết đãi cô con dâu vào
ngày đói ra sao ? Tấm lòng của bà cụ gửi
gắm qua bữa cơm đó như thế nào ?
GV bình chuyển ý : Bà cụ Tứ là hiện
thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã
nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua
toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo
lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng
một nỗi mừng sâu xa. Từ ngạc nhiên đến xót
thương nhưng trên hết vẫn là tình yêu
thương. Cũng chính bà cụ là người nói
nhiều nhất về tương lai, một tương lai rất cụ
thể, thiết thực với những gà, lợn, ruộng,
vườn …một tương lai khiến các con tin
tưởng bởi nó không quá xa vời. Kim Lân đã
khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một
bà cụ sắp gần đất xa trời nói nhiều với đôi
trẻ về ngày mai.
* Nhóm 3 nêu lên nhận xét về số phận cô
vợ nhặt : có thể nêu các ý
Thị theo Tràng trước hết là vì miếng ăn
( chạy trốn cái đói ).
Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ “
cong cớn” biến mất, chỉ còn người phụ nữ
xấu hổ, ngượng ngùng và cũng đầy nữ tính.
Tâm trạng băn khoăn, lo âu, hồi hộp khi về
làm dâu.
Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước,
dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ
biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình,

hình ảnh người “ vợ hiền dâu thảo”.
Người phụ nữ xuất hiện không tên, không
tuổi, không quê được Tràng nhặt làm vợ. Từ
chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói, thiên
chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh
thức khi người phụ nữ này quyết định gắn
giờ hắn mới thấy hắn nên người…phải lo lắng
cho vợ con sau này ”.
+ Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù
vẫn chưa ý thức thật đầy đủ : hình ảnh lá cờ đỏ
sao vàng trên đê Sộp.
b/ Bà cụ Tứ :
- Bỗng nhiên, Tràng có vợ theo không về,
tâm trạng bà cụ Tứ lẫn lộn buồn vui.
- Bà cụ Tứ từ chỗ thương con trai mình lại
chuyển sang thương người con dâu. Bà cụ nghĩ
đến thân phận của con, bổn phận làm mẹ chưa
tròn của mình, tương lai chưa biết ra sao của
con, nghĩ đến đứa con dâu tội nghiệp.
==> Tấm lòng bà cụ Tứ không chỉ thương
con mà còn là đức tính vị tha. Đó là vẻ đẹp tâm
hồn của người mẹ nghèo khổ Việt Nam.
c/ Thị (người “vợ nhặt”)
- Cũng giống như Tràng, khung cảnh
Kim Lân để cho nhân vật này xuất hiện là một
không gian tối sầm vì đói khát. Cũng giống
như bao người khác, thị ngồi vêu cùng với mấy
chị em gái nơi cửa nhà kho. Chị không có tên,
không tuổi tác, không cha mẹ, không gia
đình… môt con số không tròn trĩnh đang bao

trùm lên lá số tử vi của chị. Cái đói đã cướp đi
của thị tất cả.
- Khi chưa theo Tràng về làm vợ cái đói
đã để lại “dấu tích” ghê gớm trên dáng hình và
tính cách của chị:
+ Lần gặp thứ nhất: có vẻ táo tợn, ăn nói
mạnh mẽ “Có khối cơm trắng mấy giò mà ăn
đấy! “Này nhà tôi ơi! Nói thật hay nói khoác
đấy”
+ Lần gặp thứ 2: chân dung của thị khiến
Tràng không nhận ra, gầy (dẫn chứng)…Thị
cong cớn trong lời nói, vô duyên trong hành
động “sà xuống đánh cắm đầu ăn một chặp
bốn bát bánh đúc ăn xong cầm đôi đũa quệt
ngang miệng, thở: Hà ngon! Về chị thấy hụt
tiền thì bỏ bố”. Tuy nhiên, ẩn đằng những lời
nói và hành động ấy là khát vọng về hạnh phúc
và sự sống.
- Điều mà nhà văn muốn nhấn mạnh ở
đây là: sức hủy hoại khủng khiếp của cái đói
đối với hình hài và tính cách của con người. Vì
đói mà thị cố tạo ra cái vẻ cong cớn, chao chát,
chỏng lỏn như là để thách thức với số phận. Vì
8
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
sinh mệnh mình với Tràng. Chính chị cũng
làm cho niềm hi vọng của mọi người trỗi
dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái
Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.
==> Không ghi bài.

* Nhóm 4 trình bày theo gợi ý :
Nét đặc sắc trong cách kể chuyện của nhà
văn Kim Lân ?
Nhận xét cách dựng cảnh, miêu tả tâm lí,
cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả ?
củng cố, luyện tập, bộc lộ kết quả tiếp nhận
Chốt bài học bằng lời của nhà văn Kim Lân
nói về tác phẩm : “ Khi viết về cái đói
thường mọi người có ý nghĩ là khi đói người
ta khổ cực và chỉ muốn chết. Tôi định viết
một số truyện ngắn nhưng với ý khác là khi
đói người ta không nghĩ đến con đường chết
mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong
tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái
chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về
ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi
vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho
ra người”
Gợi ý cách giải BT 2 phần Luyện tập : Đoạn
kết truyện ngắn Vợ nhặt có ý nghĩa quan
trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác
phẩm. Truyện được khép lại bằng hình ảnh
đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và
hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới
bay trong đầu óc Tràng. Những hình ảnh
này đối lập với những hình ảnh thê thảm về
cuộc sống của người nông dân trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 được tác giả tả ở
phần đầu của thiên truyện. Kết thúc như vậy
gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng

tích cực của tác phẩm : Khi bị đẩy vào tình
trạng đói khổ cùng đường, thì người nông
dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây
cũng là xu hướng vận động chủ yếu của văn
học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
III/ TỔNG KẾT :
Ghi nhớ : SGK tr 33
đói mà thị quên đi cả sĩ diện của mình, quên đi
cả lòng tự trọng theo không một người đàn ông
về làm vợ trong khi chẳng biết tí gì về anh ta.
Vì đói mà thị đánh liều nhắm mắt đưa chân,
đánh liều với hạnh phúc cả đời mình. Thị thật
đáng thương. Nhưng đằng sau sự liều lĩnh ấy
của thị, người đọc hiểu rằng, thị là người có ý
thức bám lấy sự sống mãnh liệt.
- Miêu tả nhân vật thị, Kim Lân không chú
trọng nhiều đến diễn biến tâm trạng bên trong
mà Kim Lân chú ý nhiều đến hành động:
+ Thị bước sau Tràng chừng 3-4 bước,
cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che đi nửa
mặt, mặt cúi xuống, chân nọ bước díu cả vào
chân kia. Thị đã ý thức được về bản thân, cái
dáng cúi mặt kia phải chăng đó là sự tủi phận
+ Về đến nhà, trông nếp nhà rẹo rọ của
Tràng, thị nén tiếng thở dài, tiếng thở dài chấp
nhận bước vào cuộc đời của Tràng.
+ Hành động khép nép, tay vân vê tà áo
khi đứng trước mặt bà cụ Tứ, thị thật đáng
thương
- Tuy nhiên, ở sâu thẳm bên trong con người

này vẫn có một niềm khát khao mái ấm gia
đình thực sự. Thị đã trở thành một con người
hoàn toàn khác khi là một người vợ trong gia
đình. Hạnh phúc đã làm cho thị thay đổi từ một
người phụ nữ cong cớn, đánh đá bỗng trở thành
một người đàn bà hiền hậu đúng mực, mái ấm
gia đình đã đủ sức mạnh làm thay đổi một con
người.
- Hình tượng chị vợ nhặt thể hiện rất rõ tư
tưởng nhân đạo của Kim Lân
+ Một mặt nhà văn đã lên án tội ác dã
man của phát xít Nhật và TDP. Nạn đói do
chính gây ra đã cướp đi mọi giá trị của con
người, và biến người con gái như một thứ đồ rẻ
rúng có thể nhặt được
+ Mặt khác vợ Tràng đã nói lên một sự
thật ở đời đó là trong đói khổ, hoạn nạn, kề bên
cái chết nhưng con người vẫn khát khao được
sống, vẫn sống ngay khi cả cuộc đời không thể
chịu được nữa. Những con người nghèo khổ
vẫn thương yêu đùm bọc, và cùng nhau vun
đắp hạnh phúc để vượt qua những thử thách
khắc nghiệt.
4/ Đặc sắc nghệ thuật :
9
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
- Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên mà hấp
dẫn. Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị,
chặt chẽ, đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách

nhân vật.
- Dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết
đặc sắc.
- Miêu tả tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, gần với khẩu ngữ
nhưng được chắc lọc kĩ lưỡng, tạo được sức
gợi đáng kể.
* Ý nghĩa văn bản: Tố cáo tội ác của bọn
thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng
khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên
bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng
về sự sống, tin ở tương lai, khát khao tổ ấm
gia đình và yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
3. Củng cố bài giảng: Nhân vật Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ
4.Hướng dẫn học tập ở nhà Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề.
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.
Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Học bài, soạn bài Nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
10
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 60
LỚP: 12A3,12A7
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
NHÂN VẬT GIAO TIẾP
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :
- Khái niệm nhận vật giao tiếp.

- Vị thế, quan hệ thân sơ của nhân vật giao tiếp.
- Chiến lược giao tiếp và sự lựa chọn chiến lược giao tiếp ở người nói ( viết )
nhằm đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp.
- Sự chi phối của các đặc điểm của NVGT đến ngôn ngữ của nhân vật và đến
hoạt động giao tiếp.
2/ KĨ NĂNG :
- Kĩ năng nhận biết và phân tích NVGT về các mặt.
- Kĩ năng nhận biết và phân tích chiến lược giao tiếp của nhân vật trong những
ngữ cảnh giao tiếp nhất định nhằm đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp.
- Kĩ năng giao tiếp của bản thân : biết lựa chọn nội dung và cách thức giao tiếp
thích hợp trong từng ngữ cảnh giao tiếp.
3/ THÁI ĐỘ : nghiêm túc tiếp thu bài học và biết cách vận dụng để nâng cao hiệu
quả giao tiếp của bản thân.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Dạy theo hướng quy nạp : từ ngữ liệu -> rút ra bài học. Thảo luận
nhóm, tích hợp.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : soạn bài, làm BT.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ Kiểm tra vở bài soạn 3 HS.
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN
ĐẠT
Tích hợp kiến thức
- Hoạt động giao tiếp là gì ? Các nhân tố của hoạt động
giao tiếp ?
- Ngữ cảnh là gì ? Các nhân tố và vai trò của ngữ cảnh ?
Hoạt động 3 : thực hiện 2 hoạt động nhóm tương ứng với 2
BT, mỗi nhóm 1 câu theo thứ tự a,b,c,d.

Gọi 1 HS đọc đoạn trích từ tác phẩm Vợ nhặt. Yêu cầu
đọc đúng và diễn cảm.
Hướng dẫn HS lần lượt phân tích theo từng câu hỏi.
- Trong hoạt động giao tiếp trên, các NVGT có đặc điểm
như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội ?
- Các NVGT chuyển đổi vai người nói, vai người nghe
và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của nhân vật “
thị” hướng tới ai ?
GV giải thích thêm : Lượt lời đầu tiên của nhân vật thị
có 2 phần : phần đầu là nói với các bạn gái ( Có khối cơm
I/ PHÂN TÍCH
NGỮ LIỆU
1/ Bài tập 1 :
a/ Các NVGT là
hắn (Tràng ) và thị
(một trong số các
cô gái cùng lứa).
Họ là những người
trẻ tuổi, cùng lứa,
cùng tầng lớp xã
hội, khác nhau về
giới tính.
b/ Các NVGT
thường xuyên
chuyển đổi vai nói
và vai nghe, nghĩa
11
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
trắng mấy giò đấy! ), phần sau là nói với hắn ( Này, nhà tôi
ơi, nói thật hay nói khoác đấy ? ). Cô gái đã nhanh chóng và

rất tự nhiên chuyển từ sự giao tiếp với các bạn gái sang sự
giao tiếp với chàng trai. Điều đó là do họ cùng lứa tuổi, cùng
trẻ trung, cùng tầng lớp lao động nghèo, mặc dù khác nhau
về giới tính.
- Các NVGT trên có bình đẳng về vị thế xã hội không ?
- Họ có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao
tiếp ?
- Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, …chi phối lời nói của các nhân
vật như thế nào ?
Cử chỉ : cười như nắc nẻ, đẩy vai nhau, cong cớn, lon ton
chạy, liếc mắt, cười tít…
Lời nói : này, đấy, có khối, nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ…
Kết cấu : có… thì, đã… thì
Gọi 1 HS đọc đoạn trích từ tác phẩm Chí Phèo. Yêu cầu
đọc đúng và diễn cảm.
Hướng dẫn HS lần lượt phân tích theo từng câu hỏi.
- Trong đoạn trích trên có những NVGT nào ? Trường
hợp nào Bá Kiến nói với một người, trường hợp nào nói với
nhiều người ?
- Vị thế của Bá Kiến so với từng người nghe như thế
nào ? Điều đó chi phối cách nói và lời nói của Bá Kiến ra
sao ?
GV giải thích thêm : Trong gia đình, Bá Kiến là chồng,
cha. Đối với những người làng, trong đó có Chí Phèo, Bá
Kiến từng là Lí trưởng, Chánh tổng.
- Đối với Chí Phèo, Bá Kiến đã thực hiện một chiến lược
giao tiếp như thế nào? Hãy phân tích cụ thể chiến lược đó ?
Bước 1 : xua đuổi các bà vợ và dân làng để tránh to
chuyện, để cô lập Chí Phèo và dễ dàng dụ dỗ hắn, đồng thời

để có thể giữ được thể diện với dân làng và các bà vợ.
Bước 2 : “ hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí Phèo bằng
những cử chỉ nhẹ nhàng, bằng từ xưng hô tôn trọng (anh),
bằng giọng nói có vẻ bông đùa, vui nhộn (Cái anh này nói
mới hay! Lại say rồi phải không ? ), bằng lời thăm hỏi tỏ vẻ
quan tâm, cách nói của những người bạn gần gũi ( Về bao giờ
thế? Đi vào nhà uống nước…).
Bước 3 : hai lượt lời nhằm nâng cao vị thế của Chí Phèo
( dùng ngôi gộp để xưng hô – ta, coi Chí Phèo là người trong
nhà đối lập với người ngoài, coi Chí Phèo là người lớn, người
có họ,…).
Bước 4 : giả vờ kết tội Lí Cường, có nghĩa là gián tiếp
bênh vực Chí Phèo (người có lỗi để xảy ra sự việc là Lí
Cường, chứ không phải Chí Phèo).
- Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến có đạt được
là có sự luân phiên
lượt lời.
c/ Các NVGT
trong đoạn trích
đều ngang hàng,
bình đẳng về lứa
tuổi, về tầng lớp xã
hội, về vị thế xã
hội. Vì thế sự giao
tiếp diễn ra tự
nhiên, thoải mái :
nhiều câu nói trống
không ( không có
chủ ngữ, không có
từ xưng hô ), hoặc

dùng từ xưng hô
kiểu thân mật của
khẩu ngữ (đằng ấy,
nhà tôi), nhiều câu
đùa nghịch thân
mật, dí dỏm, dùng
cả hình thức hò
trong dân gian.
d/ Lúc đầu quan hệ
giữa các NVGT là
xa lạ, không quen
biết, nhưng họ đã
nhanh chóng thiết
lập được quan hệ
thân mật, gần gũi
do cùng lứa tuổi,
tầng lớp xã hội.
d/ Họ cười đùa
nhưng đều nói về
chuyện làm ăn, về
công việc và miếng
cơm manh áo. Họ
nói năng luôn có sự
phối hợp với cử
chỉ, điệu bộ, lời nói
mang tính chất
khẩu ngữ, nhiều
kết cấu khẩu ngữ,
ít dùng từ xưng hô,
thường nói trống

không…
2/ Bài tập 2 :
12
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
mục đích và hiệu quả giao tiếp không ? Những người nghe
trong cuộc hội thoại với Bá Kiến có phản ứng như thế nào khi
nghe những lời nói của Bá Kiến ?
Hoạt động 4 : luyện tập, củng cố qua việc gọi HS lên bảng
làm BT.
Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK -> GV chốt kiến
thức trước khi chuyển sang phần Luyện tập.
Bài tập 1 :
- Hai NVGT trong đoạn trích là anh Mịch và ông Lí. Hai
người cùng làng, quen biết nhau, nhưng vị thế khác nhau :
ông Lí ở vị thế cao hơn (là chức sắc trong làng ), còn anh
Mịch ở vị thế thấp hơn ( là hạng cùng đinh, nghèo khó).
- Lời ông Lí là lời kẻ bề trên : hống hách, hăm dọa với
thái độ mặc kệ (xưng hô mày – tao, luôn cau mặt, lắc đầu, giơ
roi, dậm dọa ). Còn anh Mịch vì là kẻ bề dưới nên phải van
xin, cầu cạnh, khúm núm.
Bài tập 2 : Đoạn trích có 5 nhân vật, nhưng mỗi người có vị
thế, sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quan niệm…
khác nhau nên trước cùng một sự kiện, mỗi người quan tâm
đến một phương diện và thể hiện điều đó trong lời nói của
mình :
- Chú bé con vốn hay để ý đến những cái gì ngộ nghĩnh
thì thích thú với cái mũ hai sừng trên chóp sọ.
- Chị con gái thường chuộng cái đẹp nên khen cái áo dài
đẹp.
- Anh sinh viên thường quan tâm đến hoạt động trí tuệ

thì lại dự đoán về hoạt động diễn thuyết.
- Bác cu li xe thì thấy đôi bắp chân ngài bọc ủng mà
ngao ngán cho thân phận chạy xe với đôi chân trần của mình.
- Nhà nho vốn thâm trầm sâu sắc và ác cảm với “ Tây
Dương” thì buông lời mỉa mai, chỉ trích bằng một thành ngữ “
rậm râu, sâu mắt”.
Bài tập 3 :
a/ Hai nhân vật quan hệ thân tình, gần gũi, tuy bà lão nhiều
tuổi hơn (ở vị thế trên), nhưng quan hệ không cách biệt. Do
đó, lời nói của họ mang rõ sắc thái thân mật. Chị Dậu xưng hô
với bà cụ là cụ - cháu, còn bà lão không dùng từ xưng hô với
chị Dậu, nhưng với anh Dậu thì cụ gọi là bác trai. Các từ ngữ
gọi – đáp cũng thể hiện sự thân mật, nhưng kính trọng : này,
vâng, cảm ơn cụ. Nội dung lời nói của bà cụ thể hiện sự quan
tâm, đồng cảm, còn lời chị Dậu thể hiện sự biết ơn và kính
trọng.
b/ Sự tương tác về hành động nói theo các lượt lời của bà lão
láng giềng và của chị Dậu : hỏi thăm – cảm ơn, hỏi về sức
khỏe – trả lời chi tiết, mách bảo – nghe theo, dự định – giục
giã.
c/ Lời nói và cách nói của hai người cho thấy đây là những
a/ Trong đoạn
trích có các
NVGT : Bá Kiến,
Chí Phèo, Lí
Cường, các bà vợ,
dân làng. Hội thoại
của Bá Kiến với
Chí Phèo và Lí
Cường chỉ có một

người nghe, còn
với các bà vợ và
dân làng thì có
nhiều người nghe.
b/ Với tất cả
những người nghe
trong đoạn trích, vị
thế của Bá Kiến
đều cao hơn. Do
đó, Bá Kiến thường
nói với giọng hống
hách. Tuy nhiên, có
khi lời Bá Kiến
không có lời hỏi
đáp vì người ta sợ
hoặc vị nể, không
muốn can hệ đến
sự việc.
c/ Đối với Chí
Phèo, Bá Kiến ở vị
thế cao hơn. Nhưng
trước cảnh Chí
Phèo rạch mặt ăn
vạ và đổ tội cho
cha con Bá Kiến,
Bá kiến đã lựa
chọn một chiến
lược giao tiếp khôn
ngoan gồm nhiều
bước.

d/ Với chiến lược
giao tiếp như trên,
Bá Kiến đã đạt
được mục đích và
hiệu quả giao tiếp (
cụ bá biết rằng
13
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
người láng giềng nghèo khó nhưng luôn quan tâm, đồng cảm,
sẵn sàng giúp đỡ nhau. Trong giao tiếp, ngôn ngữ của họ thể
hiện sự tôn trọng lẫn nhau và ứng xử lịch sự, có hỏi thăm,
cảm ơn, khuyên nhủ, nghe lời…
mình đã thắng).
Chí Phèo đã thấy
lòng nguôi nguôi,
chấm dứt cuộc chửi
bới, rạch mặt ăn vạ.
II/ GHI NHỚ :
SGK trang 21
3. Củng cố bài giảng:
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Ôn lại kiến thức về hoạt động giao tiếp ở lớp 10 và ngữ
cảnh ở lớp 11 để thực hiện sự tích hợp, hệ thống hóa kiến thức.
Phân tích HĐGT ở các nhân vật trong các tác phẩm tự sự đã học trong SGK Ngữ
văn 12 để củng cố kiến thức.
Học bài, soạn bài mới
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
14
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015

ND: Tiết PPCT : 61
LỚP: 12A3,12A7
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM,
MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi : tìm
hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- Cách thức triển khai bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
2/ KĨ NĂNG :
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một tp, một đoạn trích văn xuôi.
- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài
nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
3/ THÁI ĐỘ :
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Gợi ý, thảo luận nhóm, phát hiện vấn đề.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK, làm BT.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ôn lại kiến thức
Yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm của tác
phẩm văn xuôi ( tích hợp ngang - kiến thức 11 lý luận
văn học )
Gợi ý : tác phẩm văn xuôi thường có những đặc
điểm riêng, thể hiện ở những phương diện :
Cốt truyện

Nhân vật
Những chi tiết, sự kiện…
Cách kể chuyện
- Ngôn ngữ nhân vật và người kể chuyện.
- Nhóm 1 : tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề số 1.
- Nhóm 2 : tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề số 2.
==> GV gợi mở, diễn giảng thêm một vài chi tiết,
nhận xét, cho điểm phần dàn ý.
HS tìm hiểu đề theo các gợi ý trong SGK trang
34,35.
Dàn ý chỉ có tính chất gợi ý, HS có thể sáng tạo
theo nhiều cách khác nhau.
- Kết cấu : truyện gồm những cảnh khác nhau
tưởng như rời rạc (cảnh van xin, đút lót, thuê người đi
thay, bị áp giải đi xem đá bóng ), nhưng đều tập trung
1/ Tìm hiểu đề và lập dàn
ý :
a/ Tìm hiểu đề :
b/ Lập dàn ý :
Đề 1 :
Mở bài : giới thiệu ngắn
gọn truyện ngắn Tinh thần
thể dục của N.C.Hoan.
Thân bài : các ý chính
- Đặc sắc của kết cấu
truyện.
- Mâu thuẫn và tính
chất trào phúng của truyện.
- Đặc điểm ngôn ngữ
của truyện.

- Giá trị nghệ thuật và
ý nghĩa phê phán của
truyện.
Kết bài : qua tác phẩm
cần thấy được mối quan hệ
giữa
- Văn học và thời sự.
- Văn học và sự thức
15
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
biểu hiện chủ đề : bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức
dân chúng để thực hiện ý đồ bịp bợm đen tối.
- Mâu thuẫn :
+ Việc đi xem đá bóng vốn mang tính chất giải trí
bỗng thành một tai họa giáng xuống người dân.
+ Sự tận tụy, siêng năng thực thi lệnh trên của lí
trưởng đã gặp phải mọi cách đối phó của người dân .
- Ngôn ngữ :
+ Người kể chuyện : rất ít lời, mỗi cảnh có khoảng
hai dòng, như muốn để người đọc tự hiểu lấy ý nghĩa.
+ Các nhân vật : lời đối thoại giữa các nhân vật rất
tự nhiên, sinh động… thể hiện đúng thân phận và trình
độ của họ. Ngôn ngữ của lí trưởng không mang “ kiểu
cách hành chính” nào cả…người đọc có thể hình dung
đó là một xã hội đảo lộn.
- Giá trị : dùng bút pháp trào phúng để châm
biếm trò lừa bịp của chính quyền. Nội dung truyện
không hoàn toàn bịa đặt. Để tách người dân khỏi ảnh
hưởng của các phong trào yêu nước, thực dân Pháp đã
bày ra các trò thể dục, thể thao ( đua xe đạp, bơi lội,

đấu bóng đá ) để đánh lạc hướng. Do đó, truyện “cười
ra nước mắt” này có ý nghĩa hiện thực, có giá trị châm
biếm sâu sắc.
==> Chốt ý : cách làm bài
- Đọc, tìm hiểu, khám phá nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm.
- Đánh giá được giá trị tác phẩm
- Từ ngữ : Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ trang
trọng để dựng lại một vẻ đẹp xưa – một con người tài
hoa, khí phách, thiên lương. Vũ Trọng Phụng sử dụng
ngôn ngữ trào phúng để vạch trần sự giả dối, suy thoái
về đạo đức của một tầng lớp được xem là thượng lưu
lúc bấy giờ.
- Giọng văn : cổ kính, trang trọng >< trào phúng,
gây cười.
==> Chốt ý : cách làm bài
- Cần đọc kĩ và nhận thức được khía cạnh mà đề
yêu cầu.
- Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với
khía cạnh mà đề yêu cầu.
Hoạt động 4 : củng cố, luyện tập
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ -> GV chốt ý, khắc
sâu kiến thức.
- Luyện tập : gợi ý BT
+ Truyện ngắn Vi hành châm biếm, đả kích vua
bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong
chuyến Khải Định công du sang Pháp dự đấu xảo
tỉnh xã hội.
Đề 2 :
Mở bài : văn học cần sự

phong phú và đa dạng để
tái hiện muôn mặt khác
nhau của đời sống. Nghệ
thuật sử dụng từ ngữ và
giọng văn cũng góp phần
cũng góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng đó.
Thân bài : các ý chính :
- Sự khác nhau về từ
ngữ được sử dụng.
- Sự khác nhau về
giọng văn trong hai văn
bản.
- Lí do khác nhau :
nội dung câu chuyện khác
nhau và mỗi nhà văn có
PCNT riêng.
Kết bài : đánh giá
chung sự khác nhau về từ
ngữ và giọng văn trong hai
văn bản.
2/ Đối tượng, nội dung :
Ghi nhớ : SGK tr 36
16
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
thuộc địa.
+ Đòn châm biếm, đả kích tập trung vào các
mặt :
 Biến Khải Định thành một tên hề (màu da
khác lạ, ăn mặc nhố nhăng ).

 Biến Khải Định thành một kẻ có hành động
lén lút đáng ngờ ( vi hành vào chốn ăn chơi, vào hiệu
cầm đồ…).
 Biến mật thám Pháp thành những người “
phục vụ tận tụy” với cái nhìn hồ đồ, lẫn lộn…
3. Củng cố bài giảng: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: : củng cố, hoàn thiện các kiến thức về văn học được
học trong chương trình.
Học bài, soạn bài Rừng xà nu
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
17
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
ND: Tiết PPCT: 62, 63
LỚP: 12A3, 12A7
RỪNG XÀ NU
- Nguyễn Trung Thành –
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :
- Hình tượng rừng xà nu - biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên
cường và bất diệt.
- Hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể hiện đầy
đủ nhất cho chân lí : dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM, đấu tranh vũ
trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
- Chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng điệu và
vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm.
2/ KĨ NĂNG : tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc - hiểu văn bản tự sự.
3/ THÁI ĐỘ : HS biết chia sẻ mất mát đau thương với những nạn nhân của chiến
tranh và biết trân trọng hòa bình, cống hiến sức mình cho đất nước.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng. Thảo luận
nhóm, đọc diễn cảm các đoạn tiêu biểu.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án điện tử.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK, tìm tư liệu.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ Nêu ý nghĩa nhan đề và phân tích tình huống độc đáo
trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân ?
Tấm lòng của bà cụ Tứ ?
Đ/v HS giỏi : Chứng minh rằng gia đình anh Tràng đã thật sự thay đổi từ khi có
thêm thành viên mới.
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tạo tâm thế tiếp nhận
- Gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn và cho biết
những nét đáng chú ý trong cuộc đời tác giả ?
- Một số tác phẩm mà em biết ?
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ?
==> GV chốt ý, cho HS gạch chân vào SGK
– không ghi bài.
- GV hướng dẫn cách đọc : đọc với giọng
hào sảng, thể hiện âm hưởng sử thi và cảm
hứng lãng mạn của tác phẩm -> cho HS đọc
vài đoạn tiêu biểu và tóm tắt tác phẩm.
Hoạt động 3 : phân tích, cắt nghĩa VB
- Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của
mình là “ Làng Xô Man” hay đơn giản chỉ là “
Tnú” – nhân vật chính của truyện. Nhưng nhà
văn đã đặt là “Rừng xà nu”. Em hãy nêu ý

I/ TÌM HIỂU CHUNG :
1/ Tác giả : N.T.Thành
- Tên khai sinh là Nguyễn
Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở
Quảng Nam.
- Gắn bó mật thiết với chiến
trường Tây Nguyên.
- Tp : Đất nước đứng lên,
Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc.
2/ Văn bản : được viết năm 1965,
là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số
các sáng tác của Nguyên Ngọc viết
trong những năm kháng chiến
chống đế quốc Mĩ.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
1/ Ý nghĩa nhan đề :
18
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
nghĩa nhan đề ?
GV nhận xét, bình chuyển ý : Những nhan đề
mà tác giả đặt cho các tác phẩm tiêu biểu nhất
của mình của mình có thể phần nào giúp chúng
ta hình dung ra diện mạo văn chương của ông
– một nhà văn mà nguồn cảm hứng chủ đạo
nuôi dưỡng các trang văn không thể là gì khác
hơn tình yêu đối với những người con của một
đất nước, quê hương anh hùng và đẹp đẽ. Sẽ
không ngạc nhiên khi nguồn đề tài và cảm
hứng ấy đã làm cho văn chương ông đạt tới

tầm vóc của những khúc sử thi hào hùng và
mang rất nhiều vẻ đẹp trữ tình lãng mạn.
==> Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho HS.
- Đọc lại những đoạn văn miêu tả cây xà
nu ?
- Em biết gì về cây xà nu ? Nó có ý nghĩa
thế nào đối với nhân dân Tây Nguyên?
- Vai trò, mối quan hệ của cây xà nu đối
với dân làng Xô Man ?
- Các tầng nghĩa mà nhà văn đã sử dụng
khi miêu tả cây xà nu ?
GV diễn giảng : Nhà văn đã hai lần nhắc
đến, trong phần đầu và cuối tác phẩm, hình
ảnh “ đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác
ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến
chân trời”. Sự trở đi trở lại của hình ảnh ấy
cho phép ta hiểu rừng xà nu không chỉ là biểu
tượng của con người làng Xô Man hẻo lánh mà
còn là biểu tượng của Tây Nguyên, của cả
miền Nam, và hơn nữa là của dân tộc Việt
Nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc,
thực dân đau thương nhưng quyết làm nên tất
cả để giành sự sống cho tổ quốc.
* Câu hỏi nhóm 1 : Trình bày những phẩm
chất, tính cách của Tnú ?
* Câu hỏi nhóm 2 : So với nhân vật A ủ,
hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn ?
GV gợi ý HS so sánh : Ở Tnú không có
vấn đề tìm đường, nhận đường như A Phủ. A

Phủ chỉ đến với cách mạng, chỉ gặp “ người
Đảng” khi câu chuyện của đời mình đã đi vào
phần kết. Trong khi đó, Tnú đã sống gần người
cán bộ cách mạng là anh Quyết khi còn là một
thiếu niên. Tnú đã có những điều kiện mà các
nhân vật anh hùng của miền núi trước đó còn
- Nhan đề dường như đã chứa
đựng được cảm xúc của nhà văn
và linh hồn tư tưởng chủ đề tác
phẩm.
- Rừng xà nu ẩn chứa cái âm
hưởng khó quên của đất rừng Tây
Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng
tráng, man dại, một sức sống bất
diệt của cây và tinh thần bất khuất
của người.
==> Hai lớp ý nghĩa này xuyên
thấm vào nhau làm toát lên hình
tượng sinh động của xà nu, đưa lại
không khí Tây Nguyên rất đậm đà
cho tác phẩm
2/ Hình tượng cây xà nu, rừng xà
nu
- Cây xà nu được nhân hóa,
khắc chạm thành hình khối có màu
sắc, mùi vị…-> tạo nên hương vị
kì thú của Tây Nguyên, giúp
người đọc chiêm ngưỡng được vẻ
đẹp của thiên nhiên, đất nước.
- Rừng xà nu còn là biểu

tượng của sự đau thương bởi “làng
ở trong tầm đại bác của đồn
giặc… không có cây nào không bị
thương” -> sự sống trong tư thế
đối mặt với cái chết, sự sinh tồn
đang đứng trước mối đe dọa của
diệt vong.
- Nhà văn tập trung khắc họa
sức sống mãnh liệt, ham ánh sáng
mặt trời của cây xà nu : “ Trong
rừng ít có loại cây nào sinh sôi
nảy nở khoẻ như vậy…, lao thẳng
lên bầu trời… ham ánh sáng mặt
trời”…-> sức sống, tinh thần bất
khuất của con người làng Xô Man
nói riêng và của người Việt Nam
nói chung.
19
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
chưa có, hay chỉ có sau khi đã trải qua vô vàn
đau khổ, gian truân. Câu chuyện về Tnú được
mở ra chính từ chỗ câu chuyện về A Phủ dần
khép lại.
* Câu hỏi nhóm 3 : Vì sao trong câu chuyện
bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc
lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con,
để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu
nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo”?
* Câu hỏi nhóm 4 : Câu chuyện của Tnú

cũng như của dân làng Xô man nói lên chân lí
lớn nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ?
Vì sao cụ Mết muốn chân lí đó phải được nhớ,
được ghi để truyền cho con cháu?
GV diễn giảng thêm :
- Chiều nghịch của chân lí : khi “mày chỉ
có hai bàn tay trắng” và “tau cũng chỉ có hai
bàn tay không” thì Tnú không thể bảo vệ vợ
con và dân làng không thể cứu Tnú.
- Chiều thuận của chân lí : khi chúng ta
đã cầm giáo thì lửa xà nu sẽ tắt trên bàn tay
Tnú, kẻ ác sẽ đền tội và Tnú sẽ được sống
trong cảm giác tìm lại những gì mình đã mất
( Mai tiếp tục sống trong hình ảnh của Dít
nhưng có thêm đôi mắt nghiêm nghị và sự
cứng cỏi của người chiến sĩ. Đứa con không
còn nhưng sẽ xuất hiện thêm hình ảnh của bé
Heng – thế hệ tiếp nối của dân làng ).
GV nhấn mạnh : Hình tượng rừng xà nu và
Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho
nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất
diệt khi có những con người biết hi sinh như
Tnú. Sự hi sinh của những con người như Tnú
góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi
xanh tươi.
- Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé
Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân
vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của
tác phẩm ?
GV có thể kết hợp diễn giảng thêm một

vài chi tiết.
- Nêu và phân tích những cảm nhận của
em về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm ?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu rõ chất sử thi
của tác phẩm :
3/ Những người con anh hùng của
làng Xô Man :
a/ Nhân vật Tnú :
Phẩm chất, tính cách :
+ Gan góc, táo bạo, dũng cảm,
trung thực : khi còn nhỏ cùng Mai
vào rừng tiếp tế cho anh Quyết.
+ Tnú là người có tính kỉ luật
cao : chấp hành đúng qui định của
cấp trên.
+ Lòng trung thành với cách
mạng: bị giặc bắt tra tấn, lưng Tnú
dọc ngang vết dao chém của kẻ thù
nhưng vẫn gan góc, trung thành.
+ Số phận đau thương : không
cứu được vợ con, bản thân bị bắt,
bị tra tấn, bị đốt 10 đầu ngón tay.
+ Quật khởi đứng dậy cầm vũ
khí tiêu diệt bọn ác ôn.
- Kể về cuộc đời Tnú, cụ Mết
nhắc lại 4 lần câu nói “ Tnú không
cứu được vợ con” nhằm nhấn
mạnh : khi chưa cầm vũ khí, ngay
cả những người thân yêu của mình
Tnú cũng không cứu được  chân

lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới
là con đường sống duy nhất, mới
bảo vệ được những gì thân yêu,
thiêng liêng nhất. “Chúng nó đã
20
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
- Đề tài : số phận và con đường giải
phóng của dân làng Xô man ở Tây Nguyên,
cũng chính là số phận và con đường chiến đấu
để giải phóng của nhân dân miền Nam.
- Chủ đề : “ Chúng nó đã cầm súng, mình
phải cầm giáo” -> chân lí về con đường giải
phóng của nhân dân trong thời đại cách mạng.
- Hệ thống nhân vật : được lựa chọn để
đại diện cho các thế hệ tiếp nối nhau trong
cuộc chiến đấu giải phóng của nhân dân.
- Hình tượng xà nu vừa hiện thực vừa
mang đậm ý nghĩa biểu tượng, cũng góp phần
tạo nên chất sử thi lãng mạn của tác phẩm.
- Nghệ thuật trần thuật của truyện cũng
mang đậm tính sử thi và rất thích hợp với nội
dung, với không gian Tây Nguyên trong
truyện.
Hoạt động 5 : củng cố, luyện tập, bộc lộ kết
quả tiếp nhận
- GV nhấn mạnh ý nghĩa VB : Ngợi ca
tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng,
đất nước, con người Việt Nam nói chung trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng

định chân lí của thời đại : để giữ gìn sự sống
của đất nước và nhân dân, không có cách nào
khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí
chống lại kẻ thù.
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ -> chốt lại
nội dung, nghệ thuật.
- Gợi ý cho HS làm BT 2 – phần Luyện
tập ( hình ảnh bàn tay Tnú ).
> Có thể đọc cho HS nghe đoạn viết
mẫu trong SGV.
cầm súng, mình phải cầm giáo”
( dùng bạo lực cách mạng để
chống lại bạo lực phản cách mạng
– chủ đề tác phẩm ).
==> Dân làng Xô Man nổi dậy
cứu Tnú là sự nổi dậy đồng khởi
làm rung chuyển núi rừng. Câu
chuyện về cuộc đời một con người
trở thành câu chuyện một thời,
một nước
b/ Cụ Mết : “ quắc thước như một
cây xà nu lớn”, là hiện thân cho
truyền thống thiêng liêng, biểu
tượng cho sức mạnh tập hợp để
nổi dậy đồng khởi.
c/ Mai, Dít : là thế hệ hiện tại.
Trong Dít có Mai của thời trước
và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của
Dít là vẻ đẹp của sự kiên định,
vững vàng trong bão táp chiến

tranh.
d/ Bé Heng : là thế hệ tiếp nối, kế
tục sự nghiệp cha anh để đưa cuộc
chiến đến thắng lợi cuối cùng.
4/ Đặc sắc nghệ thuật :
- Khuynh hướng sử thi thể
hiện đậm nét ở tất cả các phương
diện.
- Cảm hứng lãng mạn : tính
lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của
tác giả bộc lộ trong lời trần thuật,
thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp.
III/ TỔNG KẾT :
Ghi nhớ : SGK / tr 49.
3. Củng cố bài giảng: Hình tượng cây xà nu, hình tượng Tnú và dân làng Xôman
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Tóm tắt truyện và giải thích nhan đề tác phẩm.
Phân tích các nhân vật : cụ Mết, Dít, Heng.
Học bài, soạn bài Những đứa con trong gia đình
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

ND: Tiết PPCT: 64-65
21
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
LỚP: 12A3,12A7
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
- Nguyễn Thi –
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ KIẾN THỨC :

- Phẩm chất tốt đẹp của những người con trong gia đình, nhất là Việt, Chiến.
- Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện : nghệ thuật trần
thuật đặc sắc, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo, ngôn ngữ phong phú,
góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
2/ KĨ NĂNG : đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
3/ THÁI ĐỘ : HS biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình
thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn,
bảo vệ đất nước.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC :
1/ GIÁO VIÊN :
Phương pháp : Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng, thảo luận nhóm. Đọc diễn cảm
một số đoạn tiêu biểu.
Phương tiện : SGK, SGV, giáo án.
2/ HỌC SINH : soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra kiến thức cũ: Phân tích nhân vật Tnú
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Em biết gì về cuộc đời nhà văn Nguyễn Thi ?
Nhân vật tiêu biểu nhất trong sáng tác của
Nguyễn Thi là ai ?
Đặc sắc nhất trong nghệ thuật viết truyện ngắn
của Nguyễn Thi là gì?
Đặc điểm ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Thi ?
Hoàn cảnh viết truyện ngắn Những đứa con trong
gia đình ?
==> GV nhận xét, chốt ý, cho HS gạch chân
trong SGK, không ghi bài.
- GV hướng dẫn HS cách đọc : đọc to rõ,
chú ý thể hiện giọng điệu ở những đoạn đối thoại

của nhân vật.
- Phát vấn tập thể : Truyện ngắn Những đứa
con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ
điểm nhìn của nhân vật nào ? Nhân vật đó được
đặt trong tình huống như thế nào ? Hãy nêu tác
dụng của cách trần thuật đó đối với kết cấu
truyện và việc khắc họa tính cách nhân vật ?
==> GV nhận xét, chốt ý và giới thiệu thêm
đoạn Việt tỉnh dậy lần thứ 2, thứ 3 để HS hiểu rõ
hơn nghệ thuật trần thuật của tác giả :
- Việt tỉnh dậy lần thứ hai lúc “trời lất phất
I/ TÌM HIỂU CHUNG :
1/ Tác giả :
- Nguyễn Thi ( 1928 –
1968 ), là người miền Bắc
nhưng gắn bó sâu sắc với nhân
dân Nam Bộ, đã thực sự trở
thành nhà văn của người nông
dân Nam Bộ trong thời kì chống
Mĩ cứu nước.
- Nhân vật tiêu biểu nhất
của N.Thi là những người nông
dân Nam Bộ có lòng căm thù
giặc sâu sắc, vô cùng gan góc,
kiên cường, thủy chung son sắt
với quê hương và cách mạng.
- N.Thi là cây bút có năng
lực phân tích tâm lí sắc sảo.
Ông có khả năng thâm nhập vào
đời sống nội tâm của nhân vật,

phân tích và diễn tả chính xác
những quá trình tâm lí tinh vi
của con người.
- Ngôn ngữ N.Thi phong
22
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
mưa”, cảm thấy “ hơi gió lạnh đang lùa trên má”
và nghe “tiếng ếch nhái kêu dậy lên” -> gợi cho
Việt nhớ đến những ngày còn ở quê, những đêm
như đêm nay hai chị em xách hai cái đèn soi, lóp
ngóp đi bắt ếch, “ cười từ lúc đi cho tới lúc về”.
Và khi “ đổ ếch vào thùng, chú Năm thế nào
cũng sang”  dòng hồi tưởng chuyển sang cuốn
gia phả của gia đình vì chú Năm là tác giả.
- Dòng hồi tưởng tiếp theo khi “Việt choàng
dậy”, nghe tiếng trực thăng phạch phạch bay từng
đàn trên đầu và tiếng súng nổ từng loạt ngắn ở
phía xa. Việt nhận ra đã là ban ngày vì ngửi thấy
mùi nắng và nghe thấy “tiếng chim cu rừng gù gù
đâu đây”-> gợi nhớ chiếc ná thun hồi ở nhà
thường xách đi bắn nhưng con cu cổ đeo những
chấm xanh đỏ óng ánh như cườm  trở về với kỉ
niệm về người mẹ giàu lòng vị tha, hết lòng vì
chồng con, cuộc đời chồng chất những khổ đau
uất hận mà vẫn rất đỗi hiên ngang, bất khuất…
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
N1 : nhân vật chú Năm
N2 : nhân vật má Việt.
N3 : nhân vật Chiến.
N4 : nhân vật Việt.

* Nhóm 1 trình bày theo gợi ý :
- Chú Năm giữ vai trò gì trong gia đình ấy ?
Tính cách của chú Năm được nhà văn miêu tả ra
sao ?
==> GV chốt ý : Trong dòng sông truyền thống
gia đình ( lời chú Năm : “Chuyện gia đình nó
cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi đứa
một khúc mà ghi vào đó”), chú Năm là khúc
thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả
truyền thống của gia đình.
* Nhóm 2 trình bày theo gợi ý :
- Qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, má
Việt là người thế nào ?
- GV giới thiệu thêm những đoạn mà SGK
đã lượt bớt : một tay bồng con, một tay cắp rổ đi
theo thằng giặc đòi đầu chồng; hiên ngang đối
đáp với kẻ thù mà “ hai bàn tay to bản” vẫn “phủ
lên đầu đàn con đang nép dưới chân”; mỗi lần
bọn lính bắn dọa “ mắt má lại sắc ánh lên nhìn
bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông,
vượt biển”…
==> Má Việt ngã xuống trong một cuộc đấu
tranh nhưng trái cà-nông lép má nhặt đem về vẫn
phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo
hình và đậm chất Nam Bộ.
2/ Văn bản : được viết ngay
trong những ngày chiến đấu ác
liệt khi ông công tác ở tạp chí
Văn nghệ quân giải phóng.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :

1/ Nghệ thuật trần thuật :
- Tác phẩm được trần thuật
chủ yếu qua dòng hồi tưởng
miên man đứt nối của nhân vật
Việt khi bị trọng thương nằm lại
ở chiến trường.
- Cách thức trần thuật như
thế đã đem đến cho tác phẩm
màu sắc trữ tình đậm đà, tự
nhiên, sống động, đồng thời
cũng tạo điều kiện cho nhà văn
có thể nhập sâu vào thế giới nội
tâm của nhân vật để dẫn dắt câu
chuyện  Diễn biến câu chuyện
linh hoạt, không phụ thuộc vào
trật tự của thời gian tự nhiên, từ
những chi tiết ngẫu nhiên của
hiện thực chiến trường mà gợi
ra những dòng hồi tưởng đến
quá khứ khi gần khi xa, từ
chuyện này sang chuyện khác
hết sức tự nhiên của nhân vật.
2/ Một gia đình anh hùng :
a/ Nhân vật chú Năm :
- Chú hay kể sự tích gia
đình. Chú là tác giả cuốn sổ gia
đình : ghi chép tội ác của giặc
và chiến công của các thành
viên trong gia đình.
- Chú Năm là người lao

động chất phác nhưng giàu tình
cảm. Tâm hồn chú Năm bay
bổng, dạt dào cảm xúc khi cất
lên tiếng hò. Những lúc đó, chú
Năm như đặt cả trái tim mình
vào trong câu hò, tiếng hát.
b/ Má của Việt, Chiến :
- Rất gan góc, căm thù giặc
sâu sắc.
- Rất mực thương chồng,
23
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
còn nóng hổi. Như vậy, trong quan niệm của
N.Thi, người mẹ ấy cái phần thác chỉ là thể
phách còn linh hồn thì bất tử, sống mãi trong
những đứa con.
* Nhóm 3 trình bày theo gợi ý :
- Nhà văn đã tô đậm những đức tính nào của
Chiến được kế thừa từ mẹ? So với mẹ, những đức
tính đó giống hoàn toàn không ?
Phân tích những biểu hiện cụ thể trong tính cách
của Chiến ?
GV gợi ý một số chi tiết :
- Lúc nào cũng nhường nhịn em, trừ việc đi
tòng quân.
- Biết lo toan, thu vén việc gia đình, đặc biệt
là buổi tối trước khi đi tòng quân. Vì thế, hình
ảnh mà Việt bắt gặp trong đêm đó ở Chiến là
hình ảnh má hiện về.
* Nhóm 4 trình bày theo gợi ý :

- Qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, em
hãy cho biết tính cách của anh lính trẻ ấy ?
GV gợi ý một số biểu hiện tính trẻ con ở
Việt :
- Việt hay tranh giành phần hơn với chị.
- Thích đi câu cá, bắn chim, và đến khi đi bộ
đội vẫn còn đem theo cả cái súng cao su ở trong
túi.
- Phó thác việc nhà cho chị, ngay cả đêm
trước ngày lên đường vẫn vô tư “ lăn kềnh ra ván
cười khì khì”, vừa nghe vừa “ chụp một con đom
đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào
không biết.
- “ Giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất
chị trước những lời tán tỉnh đùa tếu của anh
em…
- ==> Dù mỗi người có những nét tính cách
riêng nhưng tất cả đều có những phẩm chất
chung của một gia đình. GV hướng HS chốt lại
truyền thống của gia đình anh hùng đó.
- Yêu cầu HS nhắc lại các biểu hiện chung
của tính sử thi trong bài Khái quát và những biểu
hiện cụ thể trong bài Rừng xà nu ( tích hợp dọc ).
- Phân tích những biểu hiện của chất sử thi
trong tác phẩm này ?
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ -> chốt lại nội
dung, nghệ thuật.
Luyện tập :
* Cho HS phát biểu tự do về đoạn văn gây
thương con, đảm đang, tháo vát.

Cuộc đời lam lũ, vất vả, chồng
chất đau thương tang tóc, nhưng
cắn răng nén chặt nỗi đau
thương của mình để nuôi con,
đánh giặc.
c/ Nhân vật Chiến :
- Chiến có những nét giống
mẹ : gan góc, đảm đang, tháo
vát.
- So với mẹ, Chiến khác ở
cái vẻ trẻ trung, thích làm
duyên làm dáng. Vận hội mới
của cách mạng đã tạo điều kiện
cho Chiến được trực tiếp cầm
súng đánh giặc để trả thù nhà,
thực hiện lời thề của mình : “
Đã làm thân con gái ra đi thì
tao chỉ có một câu : Nếu giặc
còn thì tao mất”.
- Tính cách đa dạng : vừa
là một cô gái mới lớn, tính khí
còn rất “ trẻ con”, vừa là một
người chị biết nhường em, biết
lo toan.
d/ Nhân vật Việt :
- Việt có nét riêng dễ mến
của một cậu con trai vô tư, tính
tình còn rất trẻ con, ngây thơ,
hiếu động.
-Việt cũng thật đường hoàng,

chững chạc trong tư thế của
người chiến sĩ trẻ dũng cảm,
kiên cường :
+ Xông thẳng vào tên giặc
giết hại cha mình.
+ Nằng nặc đòi đi tòng quân.
+ Khi xông trận, chiến đấu
rất dũng cảm, đã dùng thủ pháo
tiêu diệt được một xe bọc thép
của địch.
+ Khi bị thương, một mình
nằm giữa chiến trường, hai mắt
không còn nhìn thấy gì, toàn
thân đau điếng… vẫn ở trong tư
thế chờ tiêu diệt giặc.
==> Truyền thống của gia
24
Trường THPT Bàu Bàng Giáo Án Văn 12 HKII Năm học 2014-2015
cảm động nhất ( câu hỏi 5 ) -> đoạn chị em Việt
khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
- Không khí thiêng liêng, cả cảnh vật lẫn
con người.
- Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành
người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình
( thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy
vì nó đang đè nặng trên vai ).
- Sự trưởng thành của hai chị em có thể
gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của
mình trong dòng sông truyền thống của gia đình.
Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành

và có thể đi xa hơn.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống truyện :
- Truyện kể theo dòng hồi tưởng miên
man đứt nối của nhân vật Việt khi bị thương nằm
lại chiến trường. Tình huống đó đã dẫn đến sự
lựa chọn phương thức trần thuật và điểm nhìn để
trần thuật : từ nhân vật Việt.
- Tình huống truyện ấy mang lại
những hiệu quả nghệ thuật :
+ Mạch truyện nhanh chậm khác nhau, quá
khứ hiện tại đan cài vào nhau khiến những
khoảng cách rất xa được kéo lại gần nhau.
+ Qua hồi tưởng, ánh sáng nội tâm soi
chiếu vào sự vật, hiện tượng khiến hiện thực
cuộc sống hiện lên phong phú, bất ngờ. Một số
tình huống gay go, những hồi ức, những kỉ niệm
sống dậy từ những cảm giác nhức nhối do vết
thương đánh thức.
+ Tình huống ấy cũng tạo nên kết cấu
truyện độc đáo, những ngã rẽ, những khúc quanh
trong mạch chuyện đầy bất ngờ, hấp dẫn người
đọc.
đình :
- Căm thù giặc sâu sắc.
- Gan góc, dũng cảm, khao
khát được chiến đấu giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực
thủy chung son sắt với quê
hương và CM.
3/ Chất sử thi của thiên truyện :

Chất sử thi được thể hiện qua
cuốn sổ gia đình với truyền
thống yêu nước, căm thù giặc,
thủy chung son sắt với quê
hương.
- Cuốn sổ là lịch sử gia
đình mà qua đó thấy lịch sử của
một đất nước, một dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ. Số
phận của những thành viên cũng
là số phận của nhân dân miền
Nam thời ấy.
- Truyện của một gia đình
dài như dòng sông còn nối tiếp.
Mỗi nhân vật trong truyện đều
tiêu biểu cho truyền thống, đều
gánh vác trên vai trách nhiệm
với gia đình, với Tổ quốc trong
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Ý nghĩa VB : Qua câu chuyện
về những con người trong một
gia đình nông dân Nam Bộ có
truyền thống yêu nước, căm thù
giặc, thủy chung với quê hương,
với cách mạng, nhà văn khẳng
định : sự hòa quyện giữa tình
cảm gia đình và truyền thống
dân tộc đã tạo nên sức mạnh
tinh thần to lớn của con người
VN, dân tộc VN trong cuộc

kháng chiến chống Mĩ cứu nước
3. Củng cố bài giảng: Nhân vật Chiến, Việt
4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.
So sánh hai nhân vật Việt và Chiến. Học bài, soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa
D. RÚT KINH NGHIỆM

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×