Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và thu hồi bột giấy tại Công ty Cổ phần giấy Rạng Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.54 MB, 89 trang )




i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đồ án, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô trong bộ môn
Công nghệ kĩ thuật môi trường – Viện công nghệ sinh học và môi trường – Trường
Đại Học Nha Trang và các cô chú – anh chị tại nơi thực tập – Công ty CP Giấy
Rạng Đông và bạn bè cùng làm đề tài.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn của em Ths. Trần
Hải Đăng đã nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình thực tập và viết báo cáo tốt
nghiệp.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Bộ môn
Công nghệ kĩ thuật môi trường – Viện công nghệ sinh học và môi trường đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nha Trang đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em được học tập và phấn đấu rèn luyện bản thân
trong suốt 4 năm học vừa qua.
Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn Công ty Cổ phần Giấy Rạng
Đông đã tạo điều kiện thuận lợi để em học hỏi nghiên cứu, lấy mẫu tại Công ty và
em xin đặc biệt cám ơn anh Ngô Bá Thưởng đã nhiệt tình chỉ dạy em rất nhiều điều
trong suốt quá trình em thực tập tại công ty.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc cô, chú, anh, chị trong Công ty Cổ phần Giấy Rạng
Đông luôn dồi dào sức khoẻ, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và
cuộc sống.

Sinh viên
Văn Vũ Phương Anh







ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CP
GIẤY RẠNG ĐÔNG 4
1.1. NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY VIỆT NAM 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.2. Các sản phẩm giấy 5
1.1.3. Nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu sản xuất bột giấy và giấy 5
1.1.4. Thành phần của giấy 8
1.1.4.1. Tính chất của sơ sợi bột giấy 8
1.1.4.2. Các chất phụ gia 8
1.2. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CP GIẤY RẠNG ĐÔNG 9
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 9
1.2.2. Bộ máy tổ chức: 11




iii

1.2.3. Sơ đồ mặt bằng của nhà máy 13
1.2.3.1. Khu vực hành chính: 13
1.2.3.2. Khu vực sản xuất: 13
1.2.3.3. Khu vực xử lý nước thải: 19
1.2.3.4. Công trình phụ trợ: 21
1.2.4. Nhân lực lao động: 22
1.2.5. Quy trình công nghệ chung 23
1.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ THU HỒI BỘT CỦA NHÀ MÁY 25
1.3.1. Thất thoát bột tại xưởng xeo 26
1.3.1.1. Thất thoát bột theo nước thải tại lô xeo giấy trắng lớp mặt 28
1.3.1.2. Thất thoát bột theo nước thải tại lô xeo giấy trắng lớp lót. 28
1.3.1.3. Thất thoát bột trên bề mặt lô xeo giấy 28
1.3.2. Thất thoát bột tại xưởng bột 29
1.3.2.1. Thất thoát bột tại tháp lọc tuyển nổi 32
1.3.2.2. Thất thoát bột tại bể rửa bột 32
1.3.3. Thất thoát bột theo mương nước thải 32
1.3.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra môi trường của công
ty CP giấy Rạng Đông: 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 35
2.2. HÓA CHÂT VÀ THIẾT BỊ 35
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36



iv
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 39

3.1.1. Tại xưởng xeo 39
3.1.1.1. Thất thoát bột tại lô xeo giấy trắng lớp mặt 39
3.1.1.2. Thất thoát bột tại lô xeo giấy trắng lớp lót 40
3.1.2. Tại xưởng bột 41
3.1.2.1. Thất thoát bột tại tháp lọc tuyển nổi 41
3.1.2.2. Thất thoát bột tại bể rửa bột 42
3.1.3. Thất thoát bột theo mương dẫn nước thải 43
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ THU HỒI BỘT 44
3.2.1. Tại xưởng xeo 44
3.2.1.1. Lắp guồng quay thu hồi bột tại lô xeo giấy trắng lớp mặt 44
3.2.1.2. Lắp guồng quay thu hồi bột tại lô xeo giấy trắng lớp lót 47
3.2.1.3. Lắp ống dẫn nước thu hồi nước thải cho guồng quay 48
3.2.1.4. Dán băng keo OPP lên bề mặt lô lưới xeo 49
3.2.2. Tại xưởng bột 50
3.2.2.1. Lắp sàng cô đặc lưới nghiêng sau tháp lọc tuyển nổi 50
3.2.2.2. Lắp đặt hệ thống dẫn nước thu hồi sau bể rửa bột 53
3.2.3. Tại bể tập trung nước thải 54
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 58
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

NLSX Nguyên liệu sản xuất
CP Cổ phần
BOD Nhu cầu oxi sinh học
COD Nhu cầu oxi hóa học

TSS Tổng chất rắn lơ lửng
Tổng N Nito tổng
Tổng P Photpho tổng
AKD, ASA Keo chống thấm cho giấy
KV Khu vực
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam





vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy tại một số nước năm
2007. 6
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999-2007). 7
Bảng 1.3. Kết quả phân tích mới nhất về các chỉ số nước thải đầu ra của công ty CP
Giấy Rạng Đông………………………………………………………………… …32
Bảng 2.1: Các thiết bị được sử dụng để tiến hành phân tích……………………… 34

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giấy Duplex 9
Hình 1.2: Giấy Medium 9
Hình 1.3: Giấy vệ sinh 10
Hình 1.4: Giấy lau miệng 10
Hình 1.5: Sơ đồ mặt bằng nhà máy 13
Hình 1.6: Sơ đồ quy trình sản xuất bột trắng lơp mặt và bột trắng lớp lót 14
Hình 1.7: Sàng lọc rác thô (1, 4) và sàng ly tâm (2, 3) 15

Hình 1.8: Tờ giấy được hình thành trên lưới máy xeo 17
Hình 1.9: Máy xén 18



vii

Hình 1.10: Guồng thu hồi bột (khu vực xử lý nước thải) 19
Hình 1.11: Hồ sinh học (Nước thải đầu vào và đầu ra) 20
Hình 1.12: Khu vực lò hơi 21
Hình 1.13: Công đoạn rửa bột 30
Hình 2.1. Bình hút ẩm 34
Hình 2.2. Cân định lượng 34
Hình 2.3. Tủ sấy 35
Hình 3.1. Guồng quay thu hồi bột trắng 44
Hình 3.2: Ống xịt tia nước rửa lô lưới xeo 45
Hình 3.3: Dán băng keo OPP lên bề mặt lô lưới xeo………………………………47
Hình 3.4: sàng cô đặc lưới nghiêng……………………………………………… 50
Hình 3.5: Guồng quay thu hồi bột………………………………………………….53





viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty CP giấy Rạng Đông…………………… 12
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất giấy tái sinh…………………………… 23
Sơ đồ 1.3: Quy trình xeo giấy…………………………………………………… 25

Sơ đồ 1.4: Quy trình sản xuất bột trắng…………………………………………… 28
Sơ đồ 3.1: Quy trình thu hồi bột dưới lô lưới xeo giấy trắng bề mặt……………….42
Sơ đồ 3.2: Quy trình thu hồi bọt bột giấy (giấy vệ sinh)………………………… 53
Sơ đồ 3.3: Thu hồi và tái sự dụng nước trắng trong quy trình sàn xuất bột ….51
Sơ đồ 3.4: Quy trình thu hồi bột tại khu vực xử lý nước……………………………52













1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù hiện nay các phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại đã phát triển mạnh
mẽ và có mặt ở hầu hết các quốc gia nhưng giấy vẫn luôn là sản phẩm không thể
thiếu đối với ngành giáo dục, báo chí, in ấn, hội họa… và thậm chí cả nhu cầu hàng
ngày của con người như khăn giấy, giấy vệ sinh, thùng chứa… cũng không thể thiếu
giấy.
Theo thống kê của hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đang trên đà đi lên với
tốc độ tăng trưởng cao và liên tục. Từ năm 1990 đến năm 1999 tốc độ tăng trưởng
của ngành giấy đạt 16% một năm, ba năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng lên đến 20%

một năm, và bốn năm gần đây từ 2007 đến 2010 tốc độ tăng trưởng đã đạt đến 28%
một năm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy cũng là một trong
những ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm trầm trọng, dễ dàng ảnh hưởng đến
con người và môi trường xung quanh, tất cả nguyên nhân đều bắt đầu từ độc tính
của nước thải ngành giấy. Nồng độ hỗn hợp dịch chiết từ thân cây như nhựa cây,
các acid béo, lignin và một số sản phẩm phân hủy của lignin đã bị clo hóa này có
khả năng gây ức chế mạnh đối với sinh vật thủy sinh, một khi nước thải được xả ra
ao, hồ, kênh, rạch sẽ hình thành từng mảng giấy nổi lên mặt nước, làm cho nước có
độ màu cao và hàm lượng DO trong nước giảm xuống bằng không (Trần Hữu Quế,
2009). Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống thủy sinh
mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Ngoài ra,
nước thải ngành công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy thường mang tính kiềm, có
độ pH trung bình khoảng 9 – 11 và các chỉ số BOD, COD cao (BOD có thể lên đến
700mg/l và 2.500mg/l đối với COD). Đặc biệt ngoài lignin, nước thải còn chứa cả
kim loại nặng, phẩm màu, xút, chất rắn lơ lửng… (Trần Hồng Phượng, 2007). Tất
cả các chất này đều độc hại đối với sức khỏe của con người, sinh vật và môi trường.
Vì vậy, một bài toán khó cho ngành giấy hiện nay là làm sao tận dụng được tối
đa lượng bột trong quá trình sản xuất để có thể vừa tiết kiệm được nguyên liệu đầu



2

vào mà còn phải giảm thiểu tối đa chất gây ô nhiễm trong nước thải đầu ra. Và đó
cũng chính là hướng phát triển cho ngành giấy trong tương lai phù hợp với xu thế
công nghiệp xanh hiện nay.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy là một trong những ngành tiêu
hao nước và tài nguyên rừng khổng lồ nhất. Hiện nay, mức tiêu thụ giấy tính trên
đầu người ngày càng tăng mà tài nguyên rừng đang ngày một cạn kiệt, chính vì vậy

mà nguyên liệu đầu vào của ngành giấy là một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết
trong giai đoạn này. Nên biện pháp ưu tiên lựa chọn hàng đầu hiện nay là tiết kiệm
bột giấy trong quá trình sản xuất và tái sử dụng bột trong nước thải.
Lượng bột giấy trong nước thải có thể lên đến 25%, sẽ rất lãng phí nếu ta thải
chúng ra môi trường nhưng nếu ta tiến hành xử lý thu hổi bột ngay trong quá trình
sản xuất sẽ giảm đáng kể nồng độ chất ô nhiễm, giả sử ta thu hồi lại được lượng SS
> 90%, COD, BOD >70% như vậy chi phí xử lý nước thải sẽ giảm đến 50%. Mà
việc thu hồi bột giấy hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thất thoát
bột giấy, giảm thiểu lượng nước thải khổng lồ mà còn giảm thiểu được một khoảng
chi phí rất lớn dùng để xử lý các chất ô nhiễm tồn dư trong nước thải.
Mặc dù Công ty cổ phần giấy Rạng Đông đã áp dụng phương pháp sản xuất
sạch hơn trong quy trình sản xuất hơn 10 năm nay và giảm thiểu được một lượng
lớn bột giấy và giấy phế liệu cùng nguồn năng lượng điện, nước, nhiệt hơi… nhưng
lượng bột giấy tồn dư trong nước thải còn khá nhiều. Đây cũng là lý do em chọn đề
tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và
thu hồi bột giấy tại Công ty CP giấy Rạng Đông” để tiến hành nghiên cứu đề tài
tốt nghiệp.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Hiểu biết thêm về quy trình sản xuất giấy tái sinh trong thực tế.
 Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và thu hồi bột giấy.



3

 Thu thập những kiến thức thực tế bổ ích cho nghề nghiệp tương lai.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Tổng quan về công ty CP giấy Rạng Đông.
 Tìm hiểu quy trình sản xuất bột giấy và giấy.
 Hiện trạng sử dụng bột và các biện pháp giảm thiểu thất thoát bột đã áp

dụng.
 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và thu hồi bột.





4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
VÀ CÔNG TY CP GIẤY RẠNG ĐÔNG
1.1. NGÀNH GIẤY VÀ BỘT GIẤY VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt
Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng
phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp
đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên
1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất
nhỏ (dưới 20.000 tấn giấy/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn
Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai…. Năm 1975, tổng công
suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của
chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ
đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào
sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm, dây chuyền sản xuất
khép kín, sử dụng công nghệ cơ – lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được
vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo
nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình

11% năm trong giai đoạn 2000 – 2006 ; tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp
ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, sau khi trải qua những khó khăn khi
phải đối mặt với sự biến động bất lợi của thị trường (giá cả vật tư, nguyên liệu,
nhiên liệu đầu vào như: gỗ, bột giấy, hóa chất… tăng khá nhiều) vào năm 2011 và



5

sự cạnh tranh về nguyên liệu và sản phẩm giấy nhập khẩu vào năm 2012 thì cho tới
nay đóng góp của ngành giấy trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.
1.1.2. Các sản phẩm giấy
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phẩm giấy được chia làm 4 nhóm:
 Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…)
 Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất
lỏng…)
 Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…)
 Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…)
Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các sản phẩm như giấy in, giấy in báo,
giấy bao bì công nghiệp bình thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp,
giấy tissue chất lượng trung bình,… còn các loại giấy và carton kỹ thuật như giấy
kỹ thuật điện – điện tử, giấy sản xuất thuốc lá, giấy in tiền, giấy in tài liệu bảo mật
vẫn chưa sản xuất được.
1.1.3. Nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu sản xuất bột giấy và giấy
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu sản
xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy
nhập khẩu.
Nguyên liệu chính để sản xuất bột giấy là sợi cellulose, chủ yếu từ gỗ và phi
gỗ. Bên cạnh đó giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu

trong sản xuất giấy.
- Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ)
 Nguyên liệu từ gỗ là các loại cây lá rộng hoặc lá kim.
 Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phế phẩm sản xuất công –
nông nghiệp như rơm rạ, bã mía và giấy loại. Nguyên liệu để sản
xuất bột giấy từ các loại phi gỗ có chi phí sản xuất thấp nhưng không



6

phù hợp với nhà máy có công suất lớn do nguyên liệu loại này được
cung cấp theo mùa vụ và khó khăn trong việc cất trữ.
- Bột giấy từ giấy loại (giấy phế thải)
Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do
ưu điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp
hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu
mua và xử lý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm
được 17 cây gỗ và 1.500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy.
Hơn nữa chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn so với dây chuyền sản
xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy. Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại
có tác động bảo vệ môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm
được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên thủy. (Tạp
chí công nghiệp tháng 12/2008)
So với bột giấy làm từ nguyên liệu nguyên thủy, bột giấy tái chế có chất lượng
kém hơn do đó không thể sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm chất lượng cao như
các loại bao bì yêu cầu độ bền và độ dai lớn.
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy tại một số nước năm
2007
Quốc gia Tỷ lệ giấy thu hồi trong tổng

nguyên liệu sản xuất giấy (%)
Tỷ lệ thu hồi giấy đã qua
sử dụng (%)
Trung Quốc 65 38
Nhật Bản 60 74
Hàn Quốc 76 67
Malaysia 87 64
Philipines 79 44
Thái Lan 72 65



7

Việt Nam 70 25
Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 12, 2008
Nguồn giấy loại được cung cấp từ 2 nguồn là thu gom hay nhập khẩu. Giấy
loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản và New
Zealand. Nguồn thu gom trong nước chủ yếu qua đồng nát là những người thu gom
riêng lẻ lùng sục từng ngõ ngách, các công ty vệ sinh, những người bới rác, có trạm
thu mua trung gian. Hiện nay chưa có công ty chuyên doanh giấy thu hồi do đó việc
thu gom và tái chế diễn ra khá tự phát. Hơn nữa nhà nước chưa có chính sách
khuyến khích thu gom cũng như chưa có hành lang pháp lý điều hành hoạt động này
do đó tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp khoảng 25% so với 38%
ở Trung Quốc hay 65% ở Thái Lan. [1, tr. 1 – 4]
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999-2007)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Giấy tái chế
(Tấn)
240.500


233.966

329.157

481.650

522.262

533.000

708.500

903.045

Thu gom
(Tấn)
120.960

153.626

194.618

242.675

280.079

331.751

331.751


450.058

Nhập khẩu
(Tấn)
119.540

80.341 134.540

238.975

242.184

201.249

201.249

452.988

Tỷ lệ giấy
thu hồi
trong tổng
NLSX giấy
(%)
53 48 50 62 65 62 62 70
Tỷ lệ thu
hồi giấy đã
qua sử dụng
24 24 24 25 25 25 25 25




8

(%)
Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 1/2009
1.1.4. Thành phần của giấy
1.1.4.1. Tính chất của sơ sợi bột giấy
Sơ sợi bột có thể làm giấy phải là sơ sợi mềm mại và có độ ngắn thích hợp
mới có khả năng phân tán tốt tạo thành tờ giấy đồng đều, vì lúc này giữa chúng đã
phát triển các mối liên kết với nhau ở những điểm tiếp xúc, tạo độ bền cơ học cho
giấy. Liên kết giữa các sơ sợi trong bột giấy chủ yếu là liên kết hydro hình thành
giữa các nhóm OH của các mạch cenlulose. Một số loại bột giấy ở dạng thô không
có khả năng tạo liên kết tốt giữa các sơ sợi do sơ sợi chưa được nghiền cho mềm
mại, diện tích bề mặt không đủ lớn, chưa để lộ ra nhiều nhóm OH nên không dễ
dàng tiếp xúc với nhau, vì vậy sơ sợi bột giấy phải được xử lý cơ học trước khi xeo.
Quá trình xử lý cơ học đối với bột giấy như vậy gọi là quá trình nghiền bột, độ
nghiền của bột giấy càng cao thì độ bền càng tăng.
Sơ sợi bột giấy sau khi nghiền phải mang đầy đủ các tính chất phù hợp để làm
giấy như sau: Độ bền kéo cao, tính mềm dẻo tốt, bền với sự biến dạng đàn hồi,
không tan trong nước, tính ưa nước, phạm vi kích thước sợi rộng, sẵn có khả năng
tạo thành liên kết, có khả năng hấp thụ các chất phụ gia để biến tính, độ bền hóa học
tốt, màu sắc tương đối trắng.
Độ bền của sơ sợi ban đầu phụ thuộc vào bản chất riêng của từng loại nguyên
liệu và phương pháp sản xuất, hay nói cách khác, độ bền của giấy phụ thuộc vào độ
bền của bản thân từng sơ sợi và còn phụ thuộc nhiều hơn vào mức độ liên kết giữa
các sơ sợi (Quá trình nghiền và đánh bột là để tăng cường phát triển những liên kết
này).
1.1.4.2. Các chất phụ gia
Trong quá trình làm giấy người ta còn sử dụng một số nguyên liệu không phải

là sơ sợi gọi là chất phụ gia để tiếp cho giấy những tính chất mà sơ sợi cellulose
không có. Các chất phụ gia thông dụng gồm:



9

- Chất độn: như bột cao lanh, bột đá vôi dùng để tăng độ trắng, hạ giá thành
cho giấy.
- Keo chống thấm: keo nhựa thông, keo AKD, keo ASA giúp giấy không bị rã
khi gặp nước.
- Chất bảo lưu: tinh bột cation, phèn, các polymer tích điện dương có tác dụng
giữ các hạt như sơ sợi mịn, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm lại
trong giấy trong quá trình xeo. [2, tr. 19 – 20]
1.2. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CP GIẤY RẠNG ĐÔNG
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty CP giấy Rạng Đông được chính thức thành lập vào ngày 2/10/1995
theo sự quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa. Cơ sở sản xuất được đặt tại thôn
Phước Tuy, xã Diên Phước – huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa. Vị trí này cách
trung tâm thành phố Nha Trang 20km, cách thị trấn Diên Khánh 10km, cơ sở được
định vị trên vùng đất khá cao, bằng phẳng, nằm sát sông cái Nha Trang.
- Tổng diện tích của công ty là 28.000m
2
gồm hai phần chính:
 Phần diện tích dành cho sản xuất 22.000m
2

 Phần diện tích dành cho khu vực xử lý nước thải của nhà máy 15.000m
2


- Công ty ban đầu thành lập chỉ hoạt động với một xưởng và một máy xeo
(Xưởng I với máy xeo I) với năng suất 2.500 tấn/năm, khổ giấy 1,75m, sản
xuất 3 loại giấy: Duplex, Kraft, Medium. Đến năm 1997, sau khi tăng thêm
máy xeo II, cũng với ba loại giấy đó nhưng năng suất lúc này đã lên 6.000
tấn/năm, khổ giấy 2,65m.



10

Hình 1.1: Giấy Duplex Hình 1.2: Giấy Medium
- Đến năm 1998 công ty xây thêm được xưởng III, máy xeo III, máy xeo III
này vốn được dùng chủ yếu để sản xuất giấy vệ sinh – một loại giấy tận dụng
bọt bột thải từ khâu rửa lọc lớp bột trắng bề mặt cho giấy Duplex, ngoài ra
xưởng cũng sản xuất loại giấy lau miệng và giấy vàng mã với khổ giấy
1,45m và năng xuất đạt được là 750 tấn/năm.

Hình 1.3: Giấy vệ sinh Hình 1.4: Giấy lau miệng
- Năm 1999, máy xeo III được chuyển sang chạy giấy Medium và công ty cấp
thêm máy xeo IV sản xuất giấy vệ sinh thay cho máy xeo III nhưng năng
suất lên đến 1.000 tấn/năm. Thương hiệu giấy vệ sinh Rạng Đông là một sản
phẩm được nhiều người biết đến và ưa chuộng trong những năm này.
- Năm 2007 công ty lắp ghép thêm lò đốt tầng sôi chuyên cung cấp hơi cho
xưởng I (xưởng xeo), hai lò hơi cũ cung chỉ chuyên cung cấp hơi nấu nước



11
cho xưởng bột, điều này đã nâng cao hiệu suất hoạt động của lò hơi cũng như
hoạt động của công ty một cách rất hiệu quả.

- Năm 2011, bộ phận đóng lõi và bao gói giấy vệ sinh Rạng Đông được tách ra
khỏi xưởng III và lập thành công ty mới mang tên Công ty TNHH MTV
Giấy Nha Trang.
- Trong suốt quá trình hoạt động, công ty luôn duy trì cải tiến công nghệ sản
xuất, nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật công nhân mục tiêu là luôn luôn
nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Tính từ năm 2004 đến nay tổng
số lượng thành phẩm của công ty đã tăng từ 9.000 tấn/năm lên đến 12.000
tấn/năm trên tổng tất cả các loại giấy. Sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ
cho lĩnh vực bao bì, trong nội bộ ngành thuốc lá Khánh Hòa 25% và 65%
cho thị trường cả nước. Sản phẩm của công ty gồm: giấy Duplex, Draft,
Medium… trong đó, giấy Duplex chiếm 70% sản lượng thành phẩm mang
lại lợi nhuận thu nhập lớn nhất cho công ty.
- Hiện nay, thị trường phân phối của công ty hướng ra phía bắc đã kéo dài đến
Nghệ An và còn hướng về phía Nam đã kéo dài đến tận cùng mũi Cà Mau.
Năng suất và chất lượng giấy thành phẩm của công ty CP giấy Rạng Đông đã
được đánh giá là công ty đạt chất lượng cao đứng đầu khu vực Miền Trung.
- Cùng với sự phát triển chung của ngành giấy Việt Nam, công ty đang cố
gắng phát triển chiều sâu: đạt năng suất 40 tấn/ngày, đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng cho các sản phẩm. Nhà máy vẫn liên tục được tu sửa và lắp
ráp thêm nhiều thiết bị mới mục tiêu là tăng năng suất sản xuất lên cao hơn
sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng khắc khe và số lượng hàng hóa ngày
càng gia tăng trong tương lai.
1.2.2. Bộ máy tổ chức:
Ban đầu Công ty CP giấy Rạng Đông hoạt động liên kết với tập đoàn Khatoco,
sau ngày 2 tháng 10 năm 1995 công ty đã hoàn toàn chủ động trong hoạt động kinh
doanh của mình. Sơ đồ bộ máy cũng đổi khác và hiện nay được tổ chức như sau:



12
















Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty CP giấy Rạng Đông.
GIÁM Đ
ỐC
PHÓ
GIÁM Đ
ỐC
P. K
ế
Ho
ạch


P. Tài V

P. Công Ngh


Tr
ạm Điện


T

điện
B
ộ Phận TCHC


T
ổ cơ
khí
Đ
ội
bảo vệ

T
ổ cấp
dưỡng
T
ổ xử
lý NT
Đ
ội bốc
xếp
T
ổ cân

hàng
C
ửa
hàng

T

KCS
P. Thí
nghiệm
X
ưởng
I
X
ưởng
II
T
ổ xeo
(I, II,
III,
IV, V)

T
ổ nồi
hơi
T
ổ xén
giấy
X
ưởng

bột
giấy
T

tách
lựa



13

1.2.3. Sơ đồ mặt bằng của nhà máy

Hình 1.5: Sơ đồ mặt bằng nhà máy
1.2.3.1. Khu vực hành chính:
Diện tích khoảng 400m
2
, được xây dựng riêng biệt nhằm đảm bảo yên tĩnh và
vệ sinh.
1.2.3.2. Khu vực sản xuất:
 Xưởng bột (xưởng II):
Là nơi sản xuất, cung cấp 2 dòng bột cho xưởng xeo, gồm: dòng bột trắng (bột
trắng lớp mặt và bột trắng lớp lót) và dòng bột đen. Năng suất của toàn xưởng lên
đến 30 tấn bột/ngày.
* Khu vực bột trắng:
Khu vực bột trắng có hai dây chuyền sản xuất gồm dây chuyền sản xuất dòng
bột trắng lớp mặt và dây chuyền sản xuất bột trắng lớp lót. Hai loại bột giấy có yêu




14
cầu chất lượng cao thấp khác nhau nên các thiết bị sử dụng cho quá trình sản xuất
có những chỗ khác nhau, tuy nhiên về mặt hình thức thì được xem như là tương tự.
Gồm các thiết bị như: máy nghiền thủy lực, sàng rung, giàn lọc côn (lọc tạp chất
nặng), tháp lọc tuyển nổi, bể rửa bột, lô cô đặc thu bột, sàng cô đặc lưới nghiêng (cô
đặc bột thải từ bể tuyển nổi làm bột giấy vệ sinh).
Sau đây là quy trình sản xuất bột trắng lớp mặt (bên trái) và quy trình sản xuất
bột trắng lớp lót (bên phải):

Hình 1.6: Sơ đồ dây chuyền sản xuất bột trắng lớp mặt và bột trắng lớp lót
- Máy nghiền thủy lực: Khu vực sản xuất có 4 máy nghiền thủy lực trong đó
hai máy nghiền loại lớn có sức chứa 9m
3
dùng nấu bột trắng lớp mặt và hai
máy nghiền loại 4m
3
và 6m
3
dùng để nấu bột trắng lớp lót.



15
- Sàng rung: Xưởng có ba sàng rung, hai sàng dùng cho dây chuyền sàng lọc
lớp bột trắng bề mặt (một sàng chuyên dụng, một sàng dự bị) và một sàng
rung dùng trong quy trình sàng bột trắng lớp lót.
- Giàn lọc côn: Khu vực sản xuất bột lớp mặt có năm giàn lọc côn nối liền
nhau thực hiện ba cấp lọc: lọc cặn lớn, lọc cặn nhỏ hơn và lọc cặn tinh. Và
khác với dây chuyền bột trắng bề mặt, lớp bột lót chỉ dùng hai giàn lọc côn.
- Tháp lọc tuyển nổi: Thiết bị này rất thông dụng và thường được sử dụng để

tách những hạt mực in (hạt dầu mịn) đã phân tán ra khỏi dòng bột.
- Bể rửa bột: Xưởng có hai bể rửa bột hình bát giác thể tích khoảng 40m
3
dùng
cho dòng bột trắng lớp mặt. Hệ thống rửa lọc này có cấu tạo lô lưới hình trụ,
có đường kính d = 1,0m và có chiều dài l = 1,5m. Bên trong lô có hệ thống
đường ống dẫn nước, lưới rửa lọc là lưới inox thuộc loại 90 lỗ/cm
2
. Nước ở
khâu này được xoay vòng tái sử dụng cho công đoạn sàng, lọc trước đó.
- Lô cô đặc thu bột: Lô cô đặc thu bột có nhiệm vụ cô đặc dòng bột trắng lớp
lót, bột sau khi được cô đặc vẫn còn nhớt và cũng không được rửa sạch như
bột trắng lớp mặt nhưng đối với dòng bột lót mà nói thì yếu tố này cũng
không ảnh hưởng gì đến giấy thành phẩm.
- Sàng cô đặc lưới nghiêng: là thiết bị xây dựng nhằm thu hồi lượng bọt bột
thải từ quá trình thổi mực ở tháp lọc tuyển nổi của dây chuyền sản xuất bột
trắng lớp mặt, tận dụng lượng dịch bột này biến thành sản phẩm mới mang
lại lợi nhuận cho nhà máy.
* Khu vực bột đen:
Nguyên liệu chính để sản xuất bột đen là bìa carton và giấy loại (giấy phế
liệu), khu vực này làm việc khá đơn giản, bột thành phẩm cũng không đòi hỏi các
yêu cầu về độ trắng hay màu mực. Khu vực gồm các thiết bị như: máy nghiền thủy
lực, giàn lọc côn, sàng ly tâm, sàng thăng lưu, máy nghiền đĩa,…



16
- Máy nghiền thủy lực: Dây chuyền sản xuất bột đen có một máy nghiền thủy
lực loại 10m
3

làm việc liên tục 24/24. Nước sử dụng cho máy nghiền là nước
trắng thu hồi từ khu vực xử lý nước thải và các dây chuyền khác, dây chuyền
này không cần sử dụng hóa chất cũng như nước nóng như dây chuyền sản
xuất bột trắng.
- Giàn lọc côn: Thiết bị lọc côn hay còn gọi là lọc dùi – lọc nặng, được sử
dụng để loại bỏ các loại cặn nặng như ghim, cát,… là thiết bị thân rỗng có
phần trên hình trụ và phần dưới hình côn, cửa vào của dòng bột cần lọc, cửa
ra của dòng bột sạch và cửa ra của dòng bột thải. Các thiết bị lọc côn được
mắc song song thành chùm gọi là giàn lọc côn, giàn lọc côn thường đảm bảo
đạt hiệu quả lọc cao hơn là sử dụng riêng từng thiết bị lọc côn.
- Sàng ly tâm: Sàng ly tâm có nhiệm vụ sàng lọc các cặn bẩn ra khỏi huyền
phù dịch bột. Ngoài ra sàng lọc rác thô còn lọc nước thải từ sàng ly tâm một
lần nữa rồi sử dụng lại dòng bột này cung cấp cho máy nghiền thủy lực, tái
sử dụng được một lượng dịch bột và nước cấp khá lớn.

Hình 1.7: Sàng lọc rác thô (1,4) và sàng ly tâm (2,3)
- Sàng cô đặc lưới nghiêng: có nhiệm vụ cô đặc huyền phù dung dịch bột
trước khi bơm cho bể chứa.
- Máy nghiền đĩa: 2 máy nghiền đĩa dùng để nghiền bột trắng lớp mặt và bột
đen trước khi lên máy xeo, nồng độ dòng bột trong máy nghiền phải đạt



17
khoảng 3,5%-5%. Nếu nồng độ bột thấp dưới 2,5% sẽ dễ xảy ra hiện tượng
răng nghiền va vào nhau, làm giảm tuổi thọ của máy nghiền. Đây là khâu
cuối cùng trong quá trình sản xuất bột, sau máy nghiền đĩa là bể chứa bột có
cánh khuấy.



 Xưởng xeo (xưởng I):
Xưởng I gồm 5 máy xeo, trong đó máy xeo II và xeo V chuyên chạy giấy
Duplex; máy xeo I chạy giấy Medium (đôi khi máy cũng chạy giấy Duplex); máy
xeo III và xeo IV chuyên chạy các loại giấy có trọng lượng nhẹ như: giấy vệ sinh,
giấy lau miệng, giấy vàng mã, ngoài khu vực máy xeo, máy xén còn có khu vực
pha hóa chất, tại đây ta thực hiện pha bột đá, bột biến tính, bột phát quang, bột mì,
màu,… cấp cho bể hòa bột và phun lên các lô lưới máy xeo.
Bột sau khi sàng, lọc được bơm vào bể chứa có cánh khuấy đến bể trung gian
hòa trộn hóa chất rồi bơm lên bể chứa bột dành riêng cho từng máy xeo, tiếp đó là
quá trình xeo giấy.
* Xeo giấy: Là quá trình tạo ra tờ giấy từ huyền phù dịch bột, gồm các
công đoạn:
- Công đoạn tạo thành tờ giấy trên lưới máy xeo: được thực hiện tại phần đầu
của máy xeo, khi bột được phân bố đều trong thùng đầu và được phun lên
lưới xeo để hình thành tờ giấy. Trong công đoạn này dòng bột loãng được
phun lên mặt lưới, một phần nước từ dòng bột được thoát đi qua lưới và tờ
giấy được hình thành.

×