Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Truy xuất nguồn gốc và thực tế áp dụng tại công ty TNHH sao Đại Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.77 KB, 67 trang )






























B
Ộ GIÁO DỤC V


À ĐÀO T
ẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CHẾ BIẾN
o0o

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG




TRUY SUẤT NGUỒN GỐC VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG
TẠI CÔNG TY TNHH SAO ĐẠI HÙNG


SVTH: Nguyễn Thị Trúc Phương
MSSV: 47134387
GVHD: Ngô Thị Hoài Dương







Nha Trang, năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường đại học
Nha Trang, đến nay em đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn
thành đồ án tốt nghiệp đại học. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Giám Hiệu Khoa Chế
Biến, cùng với toàn thể các thầy cô giáo.
- Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Cô ThS. Ngô Thị Hoài Dương
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đồ án đúng thời hạn.
- Anh Phạm Văn Sơn cùng tập thể anh chị em ở Công ty
TNHH Sao Đại Hùng đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
- Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ cùng toàn thể
bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện công
tác tốt nghiệp.
Em xin chúc các thầy cô giáo, các anh chị và toàn thể bạn bè
sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu.

Nha trang, tháng 6 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Thị Trúc Phương







MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 3
Lời cam đoan Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined.
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Error! Bookmark not defined.
Danh mục các bảng Error! Bookmark not defined.
Danh mục các hình Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU 5
1.1. Tổng quan về truy xuất nguồn gốc 7
1.1.1. Khái niệm về truy xuất nguồn gốc 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 7
1.1.3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc 8
1.1.4. Phương pháp luận của hệ thống truy xuất 9
1.1.4.1. Phạm vi: 9
1.1.4.2. Đối tượng truy xuất 12
1.1.4.3. Phương tiện truy xuất 15
1.1.1.4. Thực hiện 22
1.1.5. Các bước thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc: 24
1.1.5.1. Nhận diện 24
1.1.5.2. Truy cứu và ghi chép dữ liệu 24
1.1.5.3. Quản lý liên kết 25
1.1.5.4. Truyền thông 25
1.1.6. Tình hình truy xuất nguồn gốc 27
1.1.6.1. Tình hình truy xuất nguồn gốc trên thế giới 27
1.2. Tổng quan về công ty TNHH Sao Đại Hùng 30
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 30
1.2.2. Sơ đồ và cơ cấu tổ chức 31
1.2.2.1.Sơ đồ tổ chức 31
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức 32
1.2.3. Các mặt hàng sản xuất tại công ty 33
1.2.4. Thị trường tiêu thụ 34

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH SAO ĐẠI HÙNG 35
2.1. Nguyên tắc chung khi áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc 35
2.1.1. Sơ đồ truy xuất truy hồi lô sản phẩm 35
2.1.2. Quy định tách lô và thành lập mã số 35
2.1.2.1. Quy định tách lô 35
2.1.2.2. Phương pháp thành lập mã số 36
2.1.2. Thủ tục truy xuất truy hồi lô sản phẩm trong phạm vi công ty 39
2.1.2.1. Các hành động hỗ trợ 39
2.1.2.2. Các thủ tục cô lập và giải phóng lô hàng khi có sự cố 40
2.1.3. Thủ tục truy xuất truy hồi lô sản phẩm ngoài phạm vi công ty 41
2.1.3.1. Các hành động hỗ trợ 41
2.1.3.2. Thủ tục truy xuất lô hàng khi có sự cố 41
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67





























LỜI MỞ ĐẦU
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một trong những mối quan tâm chung
của toàn xã hội và là vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi
các cơ quan chức năng phát hiện ngày càng nhiều những vi phạm nghiêm trọng về
an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu
tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, những tiêu chuẩn liên
quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Người tiêu dùng
quan tâm hơn về chất lượng sản phẩm mà mình lựa chọn, nguồn gốc và quá trình
sản xuất ra sản phẩm. Đó là một nhu cầu chính đáng.
Do sự phát triển của nhu cầu xã hội, các nước đặc biệt là các nước phát
triển đều áp dụng các qui định kỹ thuật và vệ sinh đối với hàng thủy sản nhập
khẩu. Các qui định này ngày càng chặt chẽ, khắt khe và được kiểm soát rất nghiêm
ngặt. Các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới đều rất quan tâm đến vấn đề đảm
bảo các qui định kỹ thuật và vệ sinh an toàn cho hàng thủy sản và coi đây là nhiệm
vụ quan trọng trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của mình. Trong những năm
gần đây, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển dài, đáng ghi
nhận, không những đáp ứng được thị trường trong nước mà còn trở thành ngành
hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng để vượt qua các rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu là

một vấn đề khó khăn và cấp bách cho hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta hiện
nay.
Chính vì thế mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần thiết áp dụng hệ
thống truy xuất nguồn gốc. Mặc dù hệ thống này có thể làm tăng chi phí, nhưng
lợi ích thu lại cũng không nhỏ. Hệ thống truy xuất sẽ giúp khách hàng tin tưởng
hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản phẩm của mình, qua đó nâng
cao uy tín trên thương trường. Thêm vào đó, nhờ hệ thống này mà doanh
nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho
đến quá trình vận chuyển và phân phối. Nếu có sự cố xảy ra, doanh nghiệp có
thể tìm ra nguyên nhân nhanh và có biện pháp giải quyết kịp thời.
Đây là vấn đề không mới mẻ trên thế giới nhưng vẫn còn khá xa lạ ở
Việt Nam, em hi vọng qua nội dung mà em thực hiện trong đề tài sẽ có thể hiểu
thêm về hệ thống truy xuất nguồn gốc từ đó có hướng áp dụng hiệu quả nhất
cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Đây là vấn đề mới và thực tế rất
cần thiết phải có những kiến thức nhất định khi hoạt động trong lĩnh vực thủy
sản. Chính vì những lý do trên mà em đã chọn thực hiện đề tài này.
























CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về truy xuất nguồn gốc
1.1.1. Khái niệm về truy xuất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc được định nghĩa bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế
ISO
Theo ISO 8402: Truy xuất nguồn gốc là khả năng tái hiện lại quá trình và
việc sử dụng hay địa điểm của một đồ vật hay hoạt động thông qua sự hoạt động
được đăng kí.
Theo Quy định 178/2002/EC: Truy xuất nguồn gốc là khả năng truy tìm
xuyên suốt quá trình sản xuất, chế biến và phân phối theo thực phẩm, thức ăn cho
động vật hoặc các chất dự kiến sử dụng, hoặc có khả năng hợp thành sản phẩm
thực phẩm, thức ăn cho động vật.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được sử dụng trong nhiều năm qua trên
thế giới trong một số các ngành khác như hàng không, ô tô và các ngành công
nghiệp dược phẩm.
Đối với các ngành công nghiệp, hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở thành
một yêu cầu chính đáng trong thương mại quốc tế. Trong thời gian qua ba thập kỷ
qua,trong xu hướng toàn cầu hóa cùng với những tiến bộ trong nuôi trồng và chế
biến thủy sản thì hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở thành một mối quan tâm lớn
khi trình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo và hoang mang cho

người tiêu dùng. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng hệ thống truy xuất
như một sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm làm cho người tiêu dùng tin
tưởng hơn. Trong xu thế hội nhập chung việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc là phổ
biến trên toàn thế giới, tuy có sự gộp chung ở một số khu vực nhưng sự phân hóa
nhiều nhất vẫn là công nghệ sử dụng.
Ban đầu truy xuất nguồn gốc được thể hiện với các hình thức đơn giản nhất
là trên giấy. Năm 2002 với sự phát triển bùng nổ trong phân tích dữ liệu điện tử,
hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin phải được phát triển.
Yêu cầu tối thiểu cho hệ thống truy xuất nguồn gốc ở mỗi đơn vị được các cơ quan
quản lý quốc tế đặt ra trước nhât là các sản phẩm phải được dán nhãn riêng biệt để
cho phép nhận dạng. Các phương pháp phổ biến nhất là dán nhãn sản phẩm với hệ
thống mã số mã vạch trong đó EAN-13 và mã số UCC-12 được sử dụng nhiều
nhất. Các mã số bao gồm các dạng định dạng, nhưng không thể đọc được bằng
cách bán lẻ.
Những phát triển mới nhất là việc sử dụng RFID (nhận dạng tần số radio).
Lợi thế của các thẻ này là dễ dàng để đọc. Hệ thống theo dõi giám sát và truy xuất
sử dụng hệ thống quản lý phần mềm, hệ thống mạng cùng với công nghệ RFID
(chíp điện tử RFID, máy đọc, ghi dữ liệu) và hệ thống mã hóa cho phép nắm bắt
và duy trì mọi thông tin về sản phẩm từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi đến tay người
tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn: tạo giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên
chở và phân phối). Khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì doanh
nghiệp có thể truy xuất ngược lại để tìm ta nguyên nhân của vấn đề và đưa ra giải
pháp xử lý kịp thời. Đối với người tiêu dùng, họ có thể biết được mọi thông tin về
sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng
thức ăn gì, v.v…và do đó tạo được tâm lý an toàn cho người tiêu dùng.
1.1.3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc
Giảm chi phí khi có sự cố với lô hàng do giảm thời gian, nhân lực, phạm vi
điều tra, cô lập lô hàng có sự cố.
Giảm chi phí sửa chữa do cô lập được chính xác lô hàng, thực hiện hành
động khắc phục với lô hàng có sự cố.

Tăng hiệu quả quản lý sản xuất nhờ có thông tin chi tiết cho từng lô hàng
như định mức sản xuất cho từng vùng nguyên liệu, từng đại lý nguyên liệu, từng
mùa vụ nguyên liệu.
Thỏa mãn yêu cầu của các thị trường. Đáp ứng được các yêu cầu và rào cản
kỹ thuật ngày càng cao của quốc tế, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm.
Phục vụ các mục đích riêng của doanh nghiệp về chất lượng như giám sát
và tối ưu hóa quy trình hay xác định nguyên nhân gây mất ổn định về chất lượng
và thực hiện hành động sửa chữa…
Giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với
sản phẩm của mình, qua đó nâng cao uy tín trên thương trường.
Nhờ hệ thống này mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm,
từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ nâng cao lòng tin quốc tế, giảm thiểu
những thiệt hại, củng cố khả năng cạnh tranh, thương hiệu và tính an toàn cho các
sản phẩm.
1.1.4. Phương pháp luận của hệ thống truy xuất
1.1.4.1. Phạm vi:
a. Bối cảnh
Các yếu tố quan trọng như qui định của pháp luật, văn hóa, tập quán, trình
trạng công nghệ, phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu của khách hàng có thể
ảnh hưởng đến yêu cầu và giải pháp truy xuất. Các yếu tố này tương đối ổn định,
các bên tham gia vào dây chuyền cung ứng có thể thực hiện phân tích ban đầu.
b. Muc tiêu
Mỗi công ty hay dây chuyền có các mục tiêu riêng đối với chương trình
truy xuất.
Vấn đề Mục tiêu truy xuất
Nguồn quản lý và
công cụ hỗ trợ
Chất lượng Thẩm tra và kiểm soát
khiếu nại liên quan đến truy xuất

nguồn gốc của một sản phẩm
Xác định nguyên nhân gây
mất ổn định về chất lương và thực
hiện hành động sửa chữa
Kiểm soát chất
lượng
Thông số nội bộ
và ngược dòng
Các phương pháp
phân tích nguy cơ và
Xác định lô hàng
Giám sát và tối ưu hóa một
quy trình sản xuất
dạng thất bại
Hệ thống chứng
nhận của bên thứ ba.
Sức khỏe và
an toàn lao động
Thu hồi sản phẩm nhanh
và chính xác nhất
Tạo điều kiện xác định và
theo dõi các tác động tiêu cực dài
hạn sau khi sản phẩm được đưa ra
thị trường
Cơ sở dữ liệu của
từng dây chuyền

Hậu cần Hợp lý hóa các công đoạn
liên quan đến các luồng giao vận
Tối ưu hóa các hoạt động

quản lý kho bãi và điều kiện bảo
quản
Giám sát hoạt động vận
chuyển, giao nhận đúng thời hạn
Kiểm soát vận chuyển sản
phẩm và phản ứng nhanh khi có
sự cố xảy ra
Nhận biết nhưng thất thoát
không xác định
Nhận biết các chu trình lưu
thông song song
Thông số của các
nhà cung cấp dịch vụ hậu
cần, vận chuyển.
Tiếp thị /
thương mại
Bảo vệ thương hiệu
Xây dựng duy trì mối quan
hệ mật thiết giữa nhà sản xuất và
khách hàng
Cung cấp cho người sử
Bộ phận quản lý
dụng thông tin chi tiết về sản
phẩm
Thu hồi từ phía khách
hàng sử dụng để kiểm tra
Cải tiến dịch vụ khách
hàng( giám sát đúng hạn, …)
Pháp luật Tuân thủ pháp luật
Hỗ trợ xác định trách

nhiệm
Tham gia đấu tranh chống
gian lận thông qua giám sát khối
lượng và dòng hàng sản xuất, lưu
thông
Hỗ trợ kiểm soát nhãn
hàng hóa
Hệ thống kiểm
soát của bên thứ 3
Lấy mẫu của hệ
thống
Cơ sở dữ liệu của
từng dây chuyền

c. Các bên tham gia
Dây chuyền cung ứng thường bao gồm các nhà sản xuất, trung gian, các
nhà cung cấp dịch vụ…Hiện nay có rất nhiều chu trình lưu thông giữa các nhà sản
xuất và khách hàng thuộc phạm vi địa phương, khu vực hay quốc tế. Mỗi một bên
tham gia vào dây chuyền cung ứng có thể liên quan đến nhiều dây chuyền cung
ứng khác. Tất cả các nhóm người sử dụng hệ thống truy xuất thuộc các lĩnh vực
kinh doanh ngành nghề và quốc gia khác nhau đều thu lợi từ hiệu quả của hệ thống
này.
Trong từng mối liên kết của dây chuyền, người chịu trách nhiệm pháp lý
đối với hàng hóa hay người đặt hàng chịu trách nhiệm truy xuất vật phẩm thương
mại. Bên chịu trách nhiệm pháp lý xác định mức độ truy xuất thông qua các thông
số nội bộ hay thông số áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ.
Cần phải có phương pháp phối hợp với các đối tác khác. Trên thực tế truy
xuất có thể là một bộ phận trong các thông số đối với nhà cung cấp hàng hóa, dịch
vụ hay công ty vận chuyển.
1.1.4.2. Đối tượng truy xuất

a. Phạm vi ứng dụng
Cần phải xác định được phạm vi của hệ thống truy xuất. Đối với một công
ty việc này liên quan đến sự lựa chọn:
Các thông số truy xuất nội bộ (các hạng mục có liên quan, nguyên liệu,
điều kiện bảo quản…)
Thông tin các công ty mong muốn tìm thấy, cả xuôi lẫn ngược dòng
Các bên có liên quan (nhà cung cấp, khách hàng…)
Ngoài ra các điểm gián đoạn trong dây chuyền như các điểm gián đoạn nội
bộ do quá trình sản xuất hay các điểm gián đoạn bên ngoài cũng có tác dụng xác
định độ phức tạp của hệ thống truy xuất.
b. Lô, đơn vị hậu cần
Các sản phẩm được theo dõi và truy xuất theo lô sản xuất và đơn vị hậu
cần. Kích thước và sự đồng nhất quyết định sự chính xác của truy xuất trong từng
khâu của dây chuyền.
 Lô sản xuất
Lô sản xuất chứa các sản phẩm được sản xuất cùng với nhau, thông tin sẽ
được truy xuất liên quan đến quá trình sản xuất phải được gắn với sản phẩm cần
truy xuất.
Các tiêu chí quan trọng nhất có thể làm thay đổi chất lượng của sản phẩm
sẽ hình thành một phần thông tin về lô sản xuất nhìn chung bao gồm
- Ngày, giai đoạn tạo thành sản phẩm
- Nước sản xuất
- Nhà máy
- Dây chuyền sản xuất
- Dây chuyền bao gói
- Tổ sản xuất
- Lô nguyên liệu
 Đơn vị hậu cần
Một đơn vị hậu cần mô tả đơn vị sử dụng trong vận chuyển, bảo quản cần
được kiểm soát trong dây chuyền cung ứng.

Trong trường hợp các đơn vị hậu cần không được trao đổi với các bên khác
như các đơn vị cất giữ được sử dụng giữa khâu sản xuất và chuẩn bị chuyên trở có
thể xác định các đơn vị này thông qua mã nội bộ. Tuy nhiên giám sát các đơn vị
hậu cần đảm bảo truy xuất tại từng điểm giữa hai đối tác.
c. Thông tin được ghi lại
Những dữ liệu được ghi lại trong từng khâu của quá trình tạo thành sản
phẩm được lựa chọn theo mục tiêu của công ty.
Những thông tin được ghi lại thường bao gồm các dữ liệu có tác động quan
trọng đến chất lượng của vật phẩm thương mại.
Cung cấp nguyên liệu: ghi lại các thông số của sản phẩm, số lô, dữ liệu của
nhà cung cấp, dữ liệu của nhà sản xuất, các dữ liệu kiểm soát đầu vào.
Các công đoạn chế biến: liên kết mã số lô công đoạn sau với công đoạn
trước.
Bao gói, dán nhãn: số lô vật liệu bao gói, nhãn đơn vị hậu cần
Bảo quản: số lô với địa điểm và điều kiện bảo quản (thời gian, nhiệt độ…)
Bán hàng: số lô với dữ liệu hóa đơn, số lô với dữ liệu phân phối
d. Thời gian lưu trữ thông tin
Các thông tin lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định. Trừ trường hợp
có các quy định cụ thể, các điều khoản hợp đồng hay các khuyến nghị, mỗi bên
liên quan quyết định khoảng thời gian lưu trữ thông tin. Tuy nhiên, khoảng thời
gian lưu trữ nên dài hơn thời hạn sử dụng sản phẩm trong khi để phục vụ mục đích
hậu cần lưu trữ một năm là đủ. Đối với nguyên liệu, thời gian lưu trữ dữ liệu nên
được xác định theo thành phẩm.
Nếu một vật thương mại có hạn sử dụng thời gian lưu dữ liệu nên dài hơn
khoảng thời gian giữa ngày sản xuất và hạn sử dụng
Trong trường hợp vật phẩm thương mại có thời hạn. Thời gian lưu trữ dữ
liệu nên dài hơn khoảng thời gian giữa ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Các yếu tố sau được tính đến
 Mục đích sử dụng dữ liệu
 Khoảng thời gian trong đó hoạt động kiểm soát cần thiết

 Thời gian sử dụng
 Đối với nguyên liệu, thời gian sử dụng của thành phẩm
 Quy định cụ thể của pháp luật, quy định, khuyến nghị đối với ngành
Thời gian bảo hành sản phẩm có hiệu lực và người sử dụng có quyền khiếu
nại.
e. Liên kết giữa các lô liền kề và đơn vị hậu cần
Có ít nhất 3 hình thức liên kết được ghi lại để giám sát vật phẩm thương
mại trong quá trình tạo thành sản phẩm và vận chuyển.
Liên kết giữa các lô sản xuất: việc ghi lại liên kết giữa các lô sản xuất liên
quan đến nguyên liệu, hoạt động bao gói và thành phẩm. Độ chính xác của các liên
kết giữa các đơn vị sản xuất được xác định bởi quy trình sản xuất và số lô. Nếu
quy trình sản xuất liên tục các liên kết được mở rộng do không có sự tách biệt giữa
các lô. Các lô sản xuất được quản lý bằng thời gian sản xuất. Sự liên tục trong sản
xuất tạo ra liên kết giữa các số lô thành phẩm. Các liên kết giữa các lô trung gian
cần được ghi lại. Do vậy độ phức tạp của một quy trình sản xuất và mức độ tự
động hóa của dụng cụ sản xuất quyết định độ phức tạp và độ tin cậy của hệ thống
truy xuất.
Liên kết giữa lô sản xuất và đơn vị hậu cần: trong một số trường hợp nhất
định, các đơn vị hậu cần không được lắp ghép trực tiếp khi ra khỏi dây chuyền sản
xuất. Do đó liên kết giữa các đơn vị cất giữ trung gian và đơn vị hậu cần nên được
ghi lại.
Liên kết giữa các đơn vị hậu cần: độ phức tạp của liên kết giữa các đơn vị
hậu cần gửi và nhận phụ thuộc vào hoạt động hậu cần chia lô, bốc xếp… Hoạt
động quản lý và độ chính xác của những liên kết này liên quan đến các thông tin
về điểm đến của vật phẩm thương mại. Có thể kiểm soát các liên kết này bằng
cách quản lý số lô trên địa điểm cất giữ chính xác.
1.1.4.3. Phương tiện truy xuất
Thông qua hệ thống thông tin để truy xuất
a. Các chức năng của hệ thống thông tin
Thu nhập và ghi lại thông tin: một hệ thống truy xuất đều dựa vào hoạt

đọng thu thập và lưu trữ thông tin cho phép hệ thống mô tả tất cả các thông số
nhằm đảm bảo mọi hình thức truy xuất. Dữ liệu có thể cung cấp cho tất cả các bên
liên quan (nhà cung cấp, vận chuyển, phòng kiểm nghiệm…) cũng như kết quả từ
các quy trình sản xuất, xử lý nội bộ.
Lưu trữ thông tin: hệ thống thông tin phải đảm bảo thông tin được lưu trữ
một cách phù hợp. Công ty phải có khả năng đáp ứng nhanh mọi yêu cầu về truy
xuất thông tin từ phía khách hàng. Tốc độ truy cập thông tin là một tiêu chí quan
trọng khi chọn các công cụ lưu dữ liệu. Mức độ tự động hóa của giải pháp (hồ sơ
hay máy tính) sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của toàn bộ hệ thống truy xuất.
Truyền thông tin: để đảm bảo tính liên tục của truy xuất, các thông tin phù
hợp cần được cung cấp cho bên liên quan trong dây chuyền cung ứng quan tâm
đến thông tin đó. Trong hầu hết các trường hợp, các công ty chỉ gửi thông tin đến
yêu cầu cung cấp các số tham chiếu về các hạng mục ứng dụng. Thông tin bắt
buộc duy nhất được trao đổi với khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần
là các số phân định cơ bản của vật phẩm được truy xuất.
Thực hiện yêu cầu: mức độ tự động hóa của các công cụ thu thập, truyền,
lưu trữ thông tin phụ thuộc vào lượng và tần suất trao đổi thông tin. Dòng thông
tin có thể ở dạng hồ sơ hay dạng điện tử. Trong cả hai trường hợp, liên kết giữa
thông tin và hàng hóa được đảm bảo thông qua việc tham chiếu các mã số phân
định của lô hàng được giao.
Phân tích thông tin: việc phân tích mối liên hệ giữa hoạt động sản xuất, nhà
cung cấp, dây chuyền sản xuất và mức chất lượng phụ thuộc vào các hệ thống truy
xuất. Tuy nhiên các chức năng đó có thể vượt mức khả năng của hệ thống truy
xuất như theo dõi hoạt động bằng phương pháp thống kê.
b. Các công cụ phục vụ thu thập và truyền thông tin có thể bao gồm:
 Mã vạch
 Nhãn đọc bằng mắt thường
 Nhãn viết tay
 Máy phát đáp (RFDI)
 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

 Thư điện tử
 Trao đổi hồ sơ
 Điện thoại
Với trình độ công nghệ và tiêu chuẩn hiện nay, mã vạch và EDI được áp
dụng nhằm đảm bảo chức năng trao đổi thông tin trong hệ thống truy xuất.
b.1. Mã số mã vạch
Các tiêu chuẩn và quy định về mã số mã vạch GS1 giúp phân định đơn nhất
trên toàn cầu các vật phẩm, địa điểm và dịch vụ, tạo ngôn ngữ chung cho thương
mại toàn cầu.
Năm 2002, GS1 đ ã sử dụng kết quả của dự án Tracefish, đây là dự án được
ủy ban châu Âu tài trợ với mục đích phối hợp các công ty và viện nghiên cứu để
xây dựng một cơ sở nhập các thông tin truy xuất hệ thống cung cấp thủy sản đánh
bắt, nuôi trồng phối hợp với các nhóm công tác quốc gia của EU biên soạn và phát
hành Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc thủy sản nhằm cung cấp công cụ thực hiện
truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Một hướng dẫn truy xuất nguồn gốc của GS 1 là hệ thống EAN.UCC là một
bộ công cụ tạo thuận lợi cho giao dịch kinh doanh và thương mại điện tử. Hệ
thống cung cấp một cách thức chuẩn để thực hiện các hoạt động phân định, theo
dõi và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, địa điểm. Mục tiêu của hệ thống là
cải tiến quản lý chuỗi cung cấp và các giao dịch thương mại khác nhằm giảm chi
phí và tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Hệ thống sử dụng các con số cụ thể để phân
định hàng hóa, dịch vụ, tài sản và các địa điểm trên toàn thế giới. Những con số
này có thể ở dạng mã vạch máy quét điện tử có thể đọc được mỗi khi cần thiết
trong toàn bộ quá trình kinh doanh. Hệ thống được thiết kế để khắc phục các hạn
chế của việc sử dụng các hệ thống mã số cụ thể của các ngành, tổ chức hay doanh
nghiệp. Ngoài ra hệ thống còn tạo điều kiện để giao dịch thương mại hiệu quả và
đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Ngoài việc cung cấp các con số phân
định đặc biệt, hệ thống còn cung cấp các thông tin như hạn sử dụng, số seri, số địa
điểm, số lô ở dạng mã vạch. Các phân định dữ liệu này cũng được sử dụng trong
thương mại điện tử. Hiện nay mã vạch đươc sử dụng như một phương tiện mang

dữ liệu nhưng trong tương lai, các công nghệ khác như thẻ xử lý tần số radio cũng
sẽ được đưa vào sử dụng.
Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi
quản lý, phân phối, biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm khi sử
dụng mã số mã vạch còn trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các
nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho
người tiêu dùng, sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết
được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao
dịch rất nhanh. Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy
cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Hệ thống áp dụng như sau:
- Phân định các bên: mã GLN
- Phân định thương phẩm: mã GTIN
- Phân định đơn vị hậu cần: mã SSCC
- Ghi nhãn (Sử dụng Số AI và Nhãn EAN)
- Tiêu chuẩn cho thương mại điện tử (EAN/ XML)
- Các mã số sử dụng cho TTNG thủy sản:
- GLN: mã địa điểm toàn cầu
- GTIN: mã thương phẩm toàn cầu
- SSCC: mã container vận chuyển theo seri
- Nhãn hậu cần EAN (Số phân định ứng dụng - số AI)
Trong hệ thống truy xuất nguồn gốc mã số mã vạch được áp dụng ở các
khâu
- Quản lý, theo dõi và truy tìm sản phẩm, hàng hoá, tài sản
- Bán hàng và trao đổi dữ liệu (EDI)
- Quản lý nguyên liệu và quá trình sản xuất
- Quản lý giao nhận vận chuyển
Nhãn dùng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc
- Nhãn đơn vị tiêu dùng: EAN13
- Nhãn đơn vị gửi đi: DUN14

- Nhãn đơn vị hậu cần: SSCC và thông tin tự chọn/ bổ sung (Nhãn EAN)
- Nhãn trong dây chuyền chế biến: qui định nội bộ
b.1.1. Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN (Global Trade Item Number)
Mã GTIN giúp xác định:
- Nước xuất xứ.
- Cơ sở sản xuất (chế biến, cung cấp).
- Sản phẩm (sản phẩm, thùng/hộp SP…).
Đối với đơn vị tiêu dùng: sử dụng mã 13 chữ số (EAN13).
Đối với đơn vị gửi đi: sử dụng mã 14 chữ số (DUN14) hoặc 13 chữ số
(EAN13).
Gh i trên đơn vị tiêu dùng - mã hóa bằng mã vạch EAN13.
Ghi trên nhãn EAN (mã hóa bằng mã vạch GS1/ 128).
 Mã số EAN-13: gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải.
- Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu.
- Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số. Mã doanh
nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên
của họ. Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp
thành viên của mình.
- Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh
nghiệp. Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản
xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm
lẫn nào.
- Số cuối cùng là số kiểm tra. Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất
của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc
gia là thành viên của tổ chức này. Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào
12 con số trước đó, dùng để kiểm tra v iệc ghi đúng những con số nói trên.
 Mã DUN14:
Mã số EAN-14 gồm có 14 chữ số, số đầu tiên là số giao vận VL, 13 chữ số
sau tương tự như EAN-13. Mã EAN-14 thường được sử dụng cho các đơn vị gửi
đi (thùng, hộp, pallet, khay được bọc bằng lớp màng…)

+ Ghi trên đơn vị gửi đi - mã hóa bằng mã vạch ITF 14.
+ Ghi trên nhãn hậu cần (mã hóa bằng mã vạch GS1/ 128)
b.1.2. Mã số đơn vị giao nhận theo xêri SSCC (Serial Shipping Container
Code)
Sử dụng cho đơn vị sản phẩm vận chuyển
Ý nghĩa: giúp nhận diện đơn vị giao nhận với các thông tin:
 Nước xuất xứ
 Cơ sở sản xuất
 Số xêri của đơn vị giao nhận
Tra cứu cơ sở dữ liệu (bên bán cung cấp cho bên mua) sẽ biết thông tin
chi tiết về đơn vị giao nhận
Ví dụ: Mã SSCC được sử dụng trên nhãn hộp caton cho đơn vị hậu cần

Cách lập:
N 893MMMMM X1….X8 C
N = 0…9 (N: số mở rộng)
Ví dụ:
1 893 50726 00001350 8
Do cơ sở tự lập mã M
+ Đánh số tiến (theo xê-ri)
+ Ghi trên nhãn hậu cần sử dụng mã vạch GS1/ 128
+ Áp dụng khi cần theo dõi và truy tìm từng đơn vị hậu cần
b.1.3. Mã số địa điểm toàn cầu GLN (Global Location Number):
Mã số địa điểm toàn cầu: là dãy số có 13 chữ số quy định cho tổ
chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh
nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra
Gh i trên đơn vị hậu cần và chứng từ giao nhận (trên nhãn hoặc trực tiếp)
- Mã hóa bằng mã vạch EAN.UCC 128
- Cách ghi: (AI) GLN
Sử dụng để phân định đơn nhất các bên

Ý nghĩa: giúp nhận diện các bên tham gia chuỗi cung ứng theo các thông
tin:
- Nước xuất xứ
- Mã số Doanh nghiệp
- Địa điểm thuộc doanh nghiệp (Công ty, phòng ban, nhà kho)
- Sản phẩm cuối ra thị trường Mã số GTIN, với các thông tin có thể đọc
được khi kết nốivới cơ sở dữ liệu có sẵn:
+ Tên nước xuất xứ
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp sản xuất
+ Thông tin về sản phẩm: tên thương mại, tên khoa học loài thủy sản,
trọng lượng,
c. Công nghệ truyền thông điện tử EDI
EDI là sự trao đổi dữ liệu cấu trúc dưới dạng tin nhắn tiêu chuẩn hóa thông
qua phương tiện điện tử giữa máy tính của các bên thương mại.
Liên kết chuyển đổi dữ liệu trên điện tử EDI hỗ trợ sự trao đổi dữ liệu tự
động và được ứng dụng như một phương tiện điện tử nhanh và đáng tin cậy để
trao đổi thông tin giữa các máy tính của các bên thương mại trong dây chuyền
cung cấp
d. Nhận diện bằng sóng vô tuyến điện RFID (Radio Frenquency
Identifycation - RFID)
Sử dụng công nghệ RFID (nhận dạng bằng vô tuyến điện) vào hệ thống
theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm. Ứng dụng chip xác thực bằng tần số.
Đây là công nghệ nhận dạng tự động thông qua bộ phát tần số siêu nhỏ. Xuất hiện
từ hơn 50 năm trước, RFID gần đây mới nổi bật lên nhờ có sự bổ trợ hữu hiệu từ
công nghệ số và bán dẫn.
Hiện nay, việc thực hiện công nghệ xác thực tần số sóng RFID ngày càng
được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy
sản. RFID được dùng cho nhiều khâu, nhất là khâu quản lý, lưu vết và truy xuất
nguồn gốc sản phẩm.
Ðể sử dụng RFID cần có một tổ hợp các thiết bị phần cứng và phần mềm

cho phép thu thập thông tin để nhận dạng các sản phẩm trong một phạm vi nhất
định. Thiết bị đầu cuối và các thiết bị đọc cùng với những hệ thống phụ khác tạo
thành một chuỗi hoàn chỉnh để quản lý. Những con chip RFID siêu nhỏ sẽ được
gắn trên từng giai đoạn của sản phẩm trong quy trình quản lý chặt chẽ, làm cơ sở
đảm bảo được truy xuất sản phẩm trong chuỗi giá trị, nhanh chóng tìm được
nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại bất cứ đâu trong vòng 1 giờ.

Hình1.1. Chip RFID (radio frequency ID) và chip đươc gắn trên các hộp
chứa thịt di chuyển trên băng chuyền đến máy tính nhận diện.
1.1.1.4. Thực hiện
Hệ thống truy xuất phải ổn định và đảm bảo độ tin cậy, nghĩa là phải có khả
năng tìm lại được thông tin cần thiết mà không có nguy cơ bị lỗi. Độ tin cậy của
toàn bộ hệ thống được quyết định bởi độ tin cậy của các công cụ, thủ tục và nguồn
thông tin được sử dụng. Để có hiệu quả, kiến thức của từng người sử dụng và hệ
thống của người đó phải phù hợp. Trên thực tế, ví dụ nếu các liên kết giữa đơn vị
hậu cần và bên nhận gửi được nhập bằng tay, lỗi nhập số liệu có thể dẫn đến khó
khăn trong việc thu hồi sản phẩm đã được nhận diện khi có một nguy cơ đáng kể.
Việc này có thể dẫn đến vấn đề hiệu quả chi phí và thậm chí là tính khả dụng của
hệ thống. Các yếu tố khác là truy xuất dễ dàng và sử dụng thông tin.
Các tiêu chí về tốc độ truy xuất liên quan đến các quy trình và công cụ
được sử dụng để xác định địa điểm của vật phẩm thương mại hay bất kỳ hình thức
tìm kiếm thông tin liên quan đến hệ thống truy xuất. Tốc độ truy xuất phụ thuộc
vào các công cụ quản lý thông tin được sử dụng và độ tự động hóa cũng như mức
độ hợp tác của các bên tham gia chuỗi cung cấp. Ngay cả khi tồn tại sự truy xuất
tốt trên lý thuyết, một hệ thống truy xuất có thể tỏ ra hoàn toàn không hiệu quả vì
một số lý do như hệ thống lưu trữ thông tin nhập bằng tay được sử dụng để xử lý
khối lượng lớn thông tin tích lũy trong vài năm.
Độ chính xác của truy xuất được quyết định bởi kích thước của các lô nối
tiếp nhau, hình thức của liên kết được ghi lại cũng như số khâu và độ phức tạp của
các khâu sản xuất. Các yếu tố này tác động trực tiếp lên thời gian cần thiết để xác

định nguồn gốc của một biến chất lượng, lên chất lượng của thành phẩm nếu liên
quan đến vấn đề chất lượng và chi phí trong trường hợp thu hồi sản phẩm.
Tính phù hợp của một hệ thống trước hết có thể coi là khả năng phù hợp
với các yêu cầu. Trước tiên, các thông tin truy xuất cần phải đáp ứng được yêu cầu
của khách hàng, đối tác và các yêu cầu nội bộ. Thứ hai, hệ thống cần phải tích hợp
phần cần nâng cấp các chức năng và mở rộng các thông số truy xuất hay các thông
tin truy xuất. Sự phù hợp đảm bảo tính lâu dài của hệ thống do áp dụng các tiêu
chuẩn, độ tương hợp của các hệ thống thông tin liên kết và độ linh hoạt và thích
ứng với môi trường
Thông thường rất khó có thể ước tính chi phí của một hệ thống truy xuất do
đây không phải là một hệ thống độc lập mà phải liên kết với các hệ thống khác đã
có từ trước: các công cụ quản lý chất lượng, hệ thống sản xuất, hậu cần và máy
tính.
Rủi ro của một hệ thống truy xuất nằm tại các điểm mà ở đó có sự thay đổi
đối tác và hoạt động
Các rủi ro có thể xảy ra:
 Gián đoạn trong chuỗi cung cấp
 Gián đoạn trong truy xuất
 Mất thông tin
 Thông tin không chính xác
 Lỗi do con người

Các lý do có thể dẫn đến sự gián đoạn trong hệ thống truy xuất bao gồm:
 Liên kết giữa các lô sản xuất và đơn vị hậu cần nối tiếp không được
ghi lại
 Thông tin không được liên kết với số lô và đơn vị hậu cần
 Việc sử dụng hệ thống
 Lưu trữ (giấy tờ)
 Các thủ tục không phù hợp, không đủ chính xác
 Nhân viên nhận thức không đầy đủ hoặc không được đào tạo

 Không đủ tự động hóa
 Nhập dữ liệu bằng tay
 Phân tích không đầy đủ hay thiếu sự giám sát tổng thể đối với hệ
thống truy xuất.
1.1.5. Các bước thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc:
1.1.5.1. Nhận diện
Quản lý truy xuất nguồn gốc bao gồm sự nhận diện tất cả các thực thể liên
quan đến quá trình biến thể, các lô sản xuất và các đơn vị dịch vụ hậu cần duy nhất
và rõ ràng. Để truy tìm và truy xuất một thực thể tồn tại nó phải được nhận diện rõ
ràng. Mã nhận diện là chìa khóa để đi theo đường dẫn của nó và đi vào toàn bộ
thông tin sẵn có liên quan. Trong phần lớn thời gian các vật phẩm thương mại
được truy xuất và truy tìm dựa vào nhóm vật phẩm thương mại đã trãi qua cùng
một quá trình biến thể, có nghĩa là thông qua các lô hoặc các đơn vị dịch vụ hậu
cần. Mỗi khi đơn vị được chế biến hoặc biến thể cần đánh cho nó một mã nhận
diện mới. Điều này bao gồm các lô nguyên liệu, các bao gói, các đơn vị thương
mại hoặc dịch vụ hậu cần…
1.1.5.2. Truy cứu và ghi chép dữ liệu
Quản lý truy xuất nguồn gốc bao gồm sự xác định trước thông tin có khả
năng ghi chép lại quá trình thông qua toàn bộ chuỗi cung cấp.
Các dữ liệu truy xuất bao gồm nhiều yếu tố có khả năng biến đổi trong quá
trình biến thể. Thông tin này có khả năng liên quan trực tiếp tới mã nhận diện của
lô hàng hoặc nhóm sản phẩm, hoặc có thể liên hệ tới mã số đặt hàng, thời gian
hoặc bất cứ thông tin nào khác cho phép tạo thành mối liên hệ với các lô sản phẩm
tương ứng. Các thông tin đó phải được lưu trữ làm sao để có thể sẵn sàng khi cần
đến.
Các dữ liệu liên quan có thể được biểu hiện bằng các vật mang dữ liệu như
ký hiệu, mã vạch. Chúng làm cho các bên tham gia vào chuỗi cung cấp có thể thu
thập số liệu cùng thời điểm một cách chính xác và hiệu quả tại bất kỳ thời gian và
địa điểm nào của chuỗi cung cấp. Thông qua sự sử dụng các cơ sở dữ liệu, các
thông tin cần nắm có thể được ghi chép và lưu trữ. Trong một số trường hợp dữ

liệu được lấy ra trực tiếp khi hệ thống sản xuất được tạo bởi các thủ tục kiểm tra
hoặc các công cụ kiểm soát.
1.1.5.3. Quản lý liên kết
Truy xuất nguồn gốc bao gồm quản lý liên kết liên tiếp giữa các lô sản xuất
và các đơn vị dịch vụ hậu cần thông qua toàn bộ chuỗi cung cấp.
Trong một công ty việc kiểm soát toàn bộ các liên kết và kế toán kho chính
xác có khả năng tạo ra mối liên kết giữa cái nhận được và cái được sản xuất ra,
chuyển hàng nhận được.
Nếu một trong các đối tác trong chuỗi thất bại khi quản lý những mối liên
kết này theo hướng ngược dòng hoặc xuôi dòng thì diễn biến kết quả cho thấy sự
đứt đoạn hoặc mất khả năng truy xuất nguồn gốc.
1.1.5.4. Truyền thông
Quản lý truy xuất nguồn gốc bao gồm sự kết hợp của các dòng thông tin
với dòng hàng hóa cơ học.
Để đảm bảo tính liên tục của dòng thông tin mỗi bên nên chuyển tiếp mã
nhận diện lô hoặc đơn vị dịch vụ hậu cần tới bên kế tiếp trong chuỗi sản xuất, làm
cho bên tiếp sau đó có khả năng áp dụng các nguyên tắc truy xuất nguồn gốc cơ
bản lần lượt. Liên kết giữa dòng thông tin và dòng hàng hóa cơ học được đảm bảo
bằng cách liên hệ tới mã nhận diện của cả hai: mã số đơn hàng, mã số công-ten-
nơ, mã số chuyến hàng…
Cách thông thường nhất được chấp nhận là truy xuất nguồn gốc từng điểm
một, mỗi bên lưu giữ thông tin liên quan tới giai đoạn bên đó. Các mã số nhận
diện truy xuất nguồn gốc của lô, các đơn vị dịch vụ hậu cần là số lượng thông tin
tối thiểu để được truyền thông tại mỗi giai đoạn.

×