Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Chế độ pháp lý về hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty gạch ốp lát Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.61 KB, 64 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài:
Chế độ pháp lý về hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng tại
công ty gạch ốp lát Hà Nội.
Sinh viên thực hiện: Trần sỹ Quảng
Giáo viên hướng dẫn: Ths Đỗ Kim Hoàng.
Khoa : Luật kinh tế
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với xu hướng nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Với việc
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tố chức Thương mại Thế giới (WTO )
đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Trong bối
cảnh như vậy việc tham gia vào thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
Nam phải hiểu rõ về luật pháp quốc tế. Trong thực tế vì thiếu hiểu biết về pháp luật
quốc tế nhất là pháp luật về thương mại quốc tế mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã
chịu thiệt thòi khi phát sinh tranh chấp với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó việc tìm
hiểu về pháp luật thương mại quốc tế là rất quan trọng, nhất là trong quá trình ký kết
và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Xuất phát từ thực tế trên chuyên đề này tập trung
nghiên cứu về: Chế độ pháp lý của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và thực tiễn áp
dụng tại công ty gạch ốp lát Hà Nội.
Với mong muốn áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, chuyên đề này tập
trung tìm hiểu một số vấn đề pháp lý của hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng
trong công tác ký kết và thực hiện của công ty gạch ốp lát Hà Nội, đồng thời đưa ra
những kiến nghị đối với công ty và nhà nước nhằm nâng cao chất lượng của công tác
ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty.
Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 3 chương


Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng xuất khẩu hàng hoá
Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá tại công ty
Gạch ốp lát Hà Nội.
Chương III: Những giả pháp chủ yếu nhằm hoàn thiên và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật trong ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá tại công ty Gạch ốp
lát Hà Nội.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của hoạt động kinh tế đối ngoại
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng không một quốc gia
nào có thể phát triển nhanh nếu thực hiện chính sách “đóng cửa”, tự cấp, tự
túc.Những quốc gia có tốc độ phát triển cao đều là những nước biết dựa vào kinh tế
đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nứoc phát triển, biết sử dụng thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật để hiện đại hoá nền sản xuất, biết khai thác các nguồn
lực bên ngoài để phát huy nguồn lực trong nước.
Hoạt động kinh tế đối ngoại có nhiều chức năng quan trọng, nhưng có thể khái quát
ở các chức năng sau:
-Tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nước với nước ngoài, thoả mãn
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân về hàng hoá theo số lượng, chất lượng,
mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí thấp.
-Thông qua quá trình lưu thông hàng hoá, ngoại thương thực hiện chức năng tiếp tục
quá trình sản xuất trong khâu lưu thông.
-Thông qua hoạt động trao đổi hàng hoá trong nước với nước ngoài cũng như thực
hiện các dịch vụ, ngoại thương thực hiện chức năng kết nối sản xuất với thị trường và

kết nối nền sản xuất trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa
nền kinh tế.
-Chuyển hoá giá trị sử dụng, làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước, qua đó ngoại thương đáp ứng tốt
mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao giá trị sử dụng của người tiêu dùng.
Những chức năng trên của kinh tế đối ngoại được thực hiện thông qua hoạt động
của các doanh nghiệp, của đội ngũ cán bộ kinh doanh. Để thực hiện chức năng này có
hiệu quả kinh tế đối ngoại cần sự quản lý của nhà nước. Nhà nước quản lý ngoại
thương theo một cơ chế thích hợp cho từng thời kỳ phát triển.
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chính sách ngoại thương của Việt Nam
Thời kỳ trước đổi mới,từ năm 1986 tở về trước, chính sách ngoại thương của
Việt Nam bị chi phối bởi nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương.Mọi hoạt
động xuất nhập khẩu đều do các tổng công ty thuộc bộ Ngoại Thương trên cơ sở đã
được cấp trên phê duyệt
Cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại
thương, đặc biệt là xuất khẩu, và phát triển hàng xuất khẩu.Nhằm khắc phục tình
trạng trì trệ của nền kinh tế, hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần VI đã đề ra
một số biện pháp cải tiến cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương, đặc biệt là quản lý
xuất nhập khẩu.Thực hiện chủ trương mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và
trên thế giới trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay với chính sách đổi mới hoạt động
nền kinh tế nước ta đã có những bước biến đổi về chất. Ngoại thương (đặc biệt là
xuất khẩu) được đề cao, được coi là một trong 3 chương trình trọng điểm của Việt
Nam.Chuyển hoạt động ngoại thương từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hạch toán
kinh doanh, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sơ sản
xuất thuộc các thành phần kinh tế.Thị trường ngoài nước được mở rộng theo hướng
đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại
Chiến lược ngoại thương của Việt Nam thời kỳ 2001-2010.

Căn cứ vào đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-
2010, xu hướng phát triển nền kinh tế và thị trường thế giới thập niên đầu thế kỷ XXI
cũng như từ thực tiễn các nước, đại hội Đảng lần IX đã đề ra những đường lối cho
hoạt động kinh tế đối ngoại. Mục tiêu cho hoạt động xuất, nhập khẩu được nêu ra
trong giai đoạn 2001-2010 là: Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần
đẩy nhanh CHH-HĐH tạo việc làm, thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo các sản phẩm có hàm
lượng công nghệ và chất xám cao.Về nhập khẩu, chủ trương nhập khẩu thiết bị và
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,nhất là công nghệ tiên tiến, đảm bảo cán cân thương
mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim nghạch xuất, nhập khẩu. Mở rộng và đa
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dạng hoá thị trường, phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
2. Hợp đồng xuất khẩu.
2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Trao đổi hàng hoá, đã có lúc là hình thức chủ yếu của hoạt động thương mại
quốc tế. Hiện nay mặc dù có nhiều hình thức thương mại mới, nhưng trao đổi hàng
hoá vẫn chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động thương mại quốc tế, các hình thức
hoạt động thương mại khác được hình thành sau này có vai trò hỗ trợ cho việc xuất,
nhập khẩu hàng hoá. Chính vì vậy trước đây cũng như hiện nay hợp đông mua bán
hàng hoá quốc tế đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các hợp đồng thương mại quốc
tế, đặc biệt là đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Việc làm rõ định nghĩa “ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế “ có ý nghĩa
pháp lý và thực tế hết sức quan trọng, bởi định nghĩa này gắn liền với việc áp dụng
luật để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng
mua bán hàng hóa thông thường, (hợp đồng nội địa) thì sẽ áp dụng luật trong nước
điều chỉnh, nếu là hợp đồngmua bán hàng hoá quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bằng
luật thương mại quốc tế.

Trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “ hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế”, mà chỉ sử dụng thuật ngữ “ hợp đồng mua bán hàng hoá
với thương nhân nước ngoài”. Dưới góc độ pháp lý, hai thuật ngữ “ hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế” và “ hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài có cùng
một bản chất, đó là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài hay nói cáh khác hợp
đồng có yếu tố nước ngoài.Trong luật Thương mại 2005, điều 20 quy định: Mua bán
hang hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
Trong Công ước LaHaye 1964 , quy định: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
là hợp đồng trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng
hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hơp
đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau.
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã gián
tiếp định nghĩa khi quy định: Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua
bán hàng hoá dược ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau
Ở nước ta trước đây loại hợp đồng này được thể hiên trong khái niệm “ hợp
đồng mua bán ngoại thương”. Điều 1,Quyết định 127-BNgT/XNK ngày 18/3/1986
của bộ ngoại thương quy định: Hợp đồng mua bán ngoại thương là những cam kết
giữa một bên là tổ chức xuất nhập khẩu của Việt Nam với một bên là khách hàng
nước ngoài nhằm thiết lập , thay đổi, đình chỉ,mối quan hệ nghĩa vụ và quyền lợi
trong lĩnh vực mua bán trao đổi hàng hoá, mua bán phát minh sáng chế kỹ thuật, cung
ứng dịch vụ gia công.
Quy chế tạm thới của bộ Thương Nghiệp số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991
hướng dẫn ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương đã định nghĩa “ hợp đồng mua
bán hàng hoá ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế ”.
Như vậy trong pháp luật Việt Nam chưa có một khái niêm rõ ràng và thông nhất về
hợp đồng mua bán hang hoá quốc tế

2.2 Nhưng biểu hiện của yếu tố nước ngoai trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế.
Theo PICC thì “ tính quốc tế của hợp đồng có thể xác định bằng nhiều cách.
Những cách này được công nhận trên phạm vi luật pháp quốc tế và luật pháp quốc
gia, từ việc căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi cư trú của các đối tác cho đến việc áp
dụng những tiêu chuẩn có tính tổng quát hơn, như việc đánh giá hợp đồng “ có quan
hệ quan trọng tới nhiều quốc gia”, “ liên quan đến sự lựa chọn giữa luật của các nước
khác nhau” hoặc “Có ảnh hưởng đến các quyền lợi trong buôn bán quốc tế”( lời nói
đầu của PICC).
Những biểu hiện của yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế được xác định là:
- Các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các
thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hàng hoá- đối tượng của hợp đồng được chuyển dịch qua biên giới quốc gia hoặc
giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau.
-Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua các nước khác
nhau.
-Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên trong quan hệ
hợp đồng.
-Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập
quán quốc tế khác về thương mại và hàng hải.
3. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế các bên thường liệt kê vào trong hợp
đồng tất cả những gì mình muốn như thời gia, địa điểm giao hàng...Tuy nhiên dù chi
tiết đến đâu cũng không thể lường trước được những vấn đè có thể phát sinh trong
quá trìng thực hiện hợp đồng ( như việc hợp đồng có thể soạn thảo bằng những ngôn

ngữ khác nhau, dẫn đến có những khái niệm được các bên hiểu khác nhau…).Do đó
việc xác định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật nào là
rất quan trọng. Điều này có thể được các bên xác định trong hợp đồng hoặc xác định
theo nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng.Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể
chịu sự điều chỉnh của các nhuồn luật khác nhau như các điều ước quốc tế, tập quán
thương mại quốc tế, pháp luật của cá quốc gia…
3.1 Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế là các cam kết của các quốc gia trong các lĩnh vực nhất
định.Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế định nghĩa: “Điều ước quốc tế là
tất cả các văn bản được ký kết giữa các quốc gia và do Luật quốc tế điều chỉnh”
Luật ký kết , gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam 2005 quy
định tại điều 2.1: “Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập là thoả thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh nhà
nước hoặc nhân danh chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với một
hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luạt quốc tế không
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, hiệp ước, thoả thuận, nghị
định thư, bản nghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.”
Dựa vào chủ thể tham gia thì điều ước quốc tế được phân thành hai loại: Điều
ước quốc tế song phương và điều ước đa phương
Dựa vào nội dung của điều ước có thể phân thành: Điều ước kinh tế thương
mại, điều ước chính trị quân sự, điều ước quốc tế về lãnh thổ biên giới
Một điều ước quan trọng trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế là công ước
của Liên hợp quốc về mua bán quốc tế dựoc ký kết ngày 11-4-1980 tại Viên, Áo
Điều ước quốc tế về kinh tế thương mại thường được chia làm hai loại:
-Các điều ước quốc tế quy định những quy tắc pháp lý chung mang tính chỉ đạo
đối với các hành vi thương mại như hiệp định GAAT/WTO.
-Các điều ước quốc tế quy định một cáh trực tiếpcá quyên và nghĩa vụ của các

chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế như công ước Viên.
Nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế:
Theo nguyên tắc chung điều ước quốc tế được áp dụng trong những trường hợp
sau:
-Khi quốc gia của chủ thể trong hợp đồng thương mại quốc tế ký kết hay tham gia
điều ước quốc tế tương ứng. Điều 5.1 của luật Thương Mại Việt Nam quy
định:Trường hợp mà điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế
hay có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó.Như vậy có thể thấy điều ước quốc tế có hiệu lực pháp lý cao hơn hiệu lực
pháp lý của luật quốc gia.
-Khi quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng không tham gia ký kết hay phê
chuẩn điều ước quốc tế, nhưng các bên thoả thuận áp dụng điều ước quốc tế để điều
chỉnh.
Ngoài ra điều ước quốc tế còn có thể được áp dụng trong trường hợp, nếu chỉ có
quốc gia của một trong hai chủ thể tham gia điều ước quốc tế nhưng các chủ thể của
hợp đồng thoả thuận áp dụng luật của quốc gia này (Điều1.b công ước Viên 1980)
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trên thực tế trong nhiều trường hợp, các quy định của điều ước quốc tế được áp
dụng không thống nhất. Để áp dụng thống nhất các điều ước quốc tế cần có sự giải
thích chúng một cách thống nhất. Hiện nay ngoài Liên minh châu Âu trên thế giới
chưa có một toà án hay cơ quan quốc tế nào được thành lập để giải quyết những tranh
chấp phát sinh từ các quan hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân.Do vậy để cá
quy phạm của các điều ước quốc tế về thương mại phát huy hết hiệu quả của mình thì
việc áp dụng và giải thích chúng một cách thống nhất có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trên cả lý thuyết và thực tiễn.
3.2. Tập quán thương mai quốc tế.
Tập quán thương mại là những quy tắc xử sự, phổ biến được hình thành lâu đời

trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế.
Như vậy tập quán thương mại quốc tế có những đặc điểm sau:
-Là quy tắc xử sự được hình thành từ lâu đời;
-Có tính phổ biến, tức là được áp dụng rộng rãi trong hoàn cảnh tương tự.
Các tập quán thương mại quốc tế cũng có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh đối với
các hợp đồng thương mại quốc tế, nếu được các bên thoả thuận áp dụng tập quán và
đưa chúng vào hợp đồng. Nếu các tập quán đã được dẫn chiếu vào hợp đồng sẽ có
hiệu lực bắt buộc với các chủ thể ký kết. Điều1.8 của PICC quy định: “Các bên trong
hợp đồng cần phải tuân theo những tập quán mà họ đã nhất trí và các quy ước đã
được xác định và ngầm hiểu.Các bên trong hợp đồng nên tuân theo những tập quán
phổ biến và thiết thực trong hoạt động mua bán của cá chủ thể thuộc cùng lĩnh vực
buôn bán trừ khi việc áp dụng tập quán đó vào hợp đồng này là phi lý”.
Ngoài ra tập quán thwog mại quốc tế được áp dụng trong trường hợp dù các bên
không thoả thuận về việc áp dụng nó trong hợp đồng, tuy nhiên tập quán được toà án
hay trọng tài công nhận với tư cách là nguồn điều chỉnh quan hệ giữa các bên theo
hợp đồng xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của vụ việc.
Một tập quán thông dụng trong buôn bán quốc tế được Phòng thương mại quốc
tế (ICC) tổng kết, soạn thảo và ban hành là các điều kiện thương mại quốc tế
(Incoterms-International Commercial Terms). Các bản Incoterms được biên soạn 10
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năm một lần, các phiên bản mới ra đời không thay thế các phiên bản cũ, do Incoterms
không có giá trị bắt buộc áp dụng. Bản Incoterms 2000 là bản Incoterms mới nhất
gồm 4 nhóm và 13 điều kiện.Tuy nhiên không phải vấn đề nào cũng được giải quyết
trong Incoterms.
Những vấn đề mà Incoterms giả quyết đó là:
- Khi nào người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (rủi ro khi nào được chuyển
từ người bán sang người mua)
- Ai là người làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu.

- Ai là người chụi chi phí bảo hiểm.
- Ai là người chụi chi phí vận tải.
Những vấn đề mà Incoterms không giải quyết là:
- Khi nào quyền sở hữu chuyển từ người bán sang người mua.
- Những trường hợp được miễn trách.
- Phạt hợp đồng.
Hiện nay trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng áp dụng tập quán quốc tế một cách thường xuyên hơn.
3.3.Tiền lệ pháp về thương mại (Án lệ):
Tiền lệ pháp về thương mại là các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét
xử của toà án.Tiền lệ pháp ít được sử dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng
thương mại quốc tế.Thông thường tiền lệ pháp được sử dụng trong việc giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế mà chủ thể của hợp đồng là các
bên theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.
Ở nước ta tiền lệ pháp không được công nhận là các nguồn luật điều chỉnh,
nhưng do sự thiếu vắng của một số văn bản luật và dưới luật, việc xét xử các tranh
chấp về kinh tế thương mại thường dựa vào công văn hướng dẫn của toà án nhân dân
tối cao làm cơ sở giải quyết các tranh chấp tương tự.
3.4 Luật quốc gia:
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Luật quôc gia cũng là một nguồn luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ hợp
đồng trong mua bán hàng hoá quốc tế, bên cạnh tập quán thương mại quốc tế, điều
ước quốc tế và án lệ.
Các quy phạm pháp luật trong luật quốc gia được chia làm 2 nhóm: Các quy
phạm bắt buộc và các quy phạm nội dung. Các quy phạm bắt buộc có hiệu lực pháp
lý trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào việc luật áp dụng cho hợp đồng là luật
của quốc gia nào, điều ước quốc tế, hay tập quán thươg mại quốc tế. Ví dụ, thương
nhân Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với chủ thể nước ngoài, các bên

thoả thuận luật áp dụng cho hợp đồng là luật quốc gia của chủ thể nước ngoài,mặc dù
luật quốc gia của chủ thể nước ngoài cho phép hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
được ký kết bằng mọi hình thức kể cả bằng lời nói nhưng để hợp đồng có hiệu lực
trên lãnh thổ Việt Nam ,thì hợp đồng phải ký kết bằng văn bản theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
Đối với các quy phạm nội dung, tức là các quy phạm quy định các quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thì việc áp dụng quy phạm này xuất phát từ:
- Sự thoả thuận của các bên.
- Theo nguyên tắc xung đột pháp luật.nếu các bên không thoả thuận luật áp
dụng thì luật áp dụng là luật của nước liên quan gần nhất.
4.Hình thức của hợp đồng.
Theo quy định của các điều ước quốc tế và của nhiều nước thì hình thức của hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể là bằng văn bản, bằng lời nói, hoặc nhân
chứng. Điều11Công ước Viên quy định: Hợp đồng mua bán không cần phải được ký
kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức
của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách kể cả bằng lời khai
của nhân chứng. Tại điều1.2 của PICC cũng quy định “Sự tồn tại của một hợp đồng
có thể được chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào kể cả bằng nhân chứng”.
Theo pháp luật Việt Nam, thì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký
kết bằng văn bản (Điều 27 Luật Thương Mại 2005). Như vậy các đơn vị xuất nhập
khẩu của Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu cần ký kết hợp đồng
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bằng văn bản.Việc quy định như vậy sẽ bảo vệ được thương nhân Việt Nam- những
người còn ít hiểu biết về luật pháp quốc tế trong quá trình ký kết và thực hiên hợp
đồng
II. CHẾ ĐỘ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
1.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
Để hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có hiệu lực thì phải thoả mãn các điều kiện

sau:
1.1.Điều kiện về chủ thể
Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.Về
phía Việt Nam, theo nghị định 12/2006/NĐ-CP nhày 23/1/2006, phải là doanh nghiệp
đã có đăng ký kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) và đăng ký mã số
kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh thành phố. Doanh nghiệp không
được phép xuất, nhập khẩu những mặt hàng trong danh mục hàng cấm xuất, nhập
khẩu. Đối với các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu nhưng có điều kiện thi doanh
nghiệp phải xin được hạn ngạch (trường hợp hàng thuộc diện nhà nước quản lý bằng
hạn nghạch) hoặc xin được giấy phép (trường hợp hàng thuộc diện nhà nước quản lý
bằng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu).
1.2.Điều kiện về hàng hóa.
Hàng hoá-đối tượng của hợp đồng phải là hàng được phép xuất, nhập khẩu theo
các văn bản pháp luật hiện hành.Theo quyết địnhcủa thủ tướng chính phủ số
12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006, quy định:
- Các mặt hàng cấm xuất khẩu gồm: Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ., trang thiết bị
kỹ thuật quân sự…
- Các mặt hàng cấm nhập khẩu gồm: Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ, các loại hoá
chất độc…
1.3.Điều kiện về hình thức của hợp đồng.
Điều 27.2 Luật Thương mại Việt Nam quy đinh: Mua bán hàng hoá quốc tế
phải được thực hiện trên cơ sở hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương. Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Đó có
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thể là bản hợp đồng có chữ ký của hai bên, cũng có thể là thư từ, điện tín, điện chữ,
thư điện tử,…
2.Ký kết hợp đồng.
2.1Cách thức ký kết hợp đồng

Hợp đồng có thể ký kết bằng hai phương thức sau:
- Ký kết bằng phương thức trực tiếp (Đàm phán trực tiếp): Người đại diện có
thẩm quyền của các bên gặp nhau, cùng bàn bac, thương lượng về nội dung hợp
đồng, khi điều khoản cuối cùng được thống nhất các bên có thể ký trực tiếp vào hợp
đồng. Ưu điểm của phương thức này là các bên tham gia ký kết có điều kiện bàn bạc,
thống nhất kỹ lưỡng từng điều khoản của hợp đồng, tránh được sai sót hoặc hiểu
nhầm ý định của nhau.Tuy nhiên phương thức này có nhược điểm là các bên phải
chịu chi phí khá lớn cho việc đi lại, ăn, ở. Đàm phán trực tiếp được tiến hành trên cơ
sở các bên đưa ra những đề nghị cho nhau.Các bên đưa ra yêu cầu của mình đồng
thời có sự nhượng bộ phù hợp đối với các điều kiện của hợp đồng tương lai mà mình
đưa ra.Trong các cuộc đàm phán thường có sự tham gia của các chuyên gia (chuyên
gia kỹ thuât, luật pháp, tài chính…) và phiên dịch của cả hai bên, tuy nhiên những
người nay chỉ đóng vai trò tư vấn, bởi vì chỉ có các bên mới có quyền đưa ra quyết
định cuối cùng.
Trong đàm phán trực tiếp, các bên phải hành động một cách trung thực, thiện chí,
và phải có nghĩa vụ giữ bí mật cuộc đàm phán.
Việc tham gia đàm phán không bắt buộc các bên phải ký hợp đồng là đối tượng
của đàm phán, nghĩa là một trong các bên có quyền kết thúc cuộc đàm phán trong
trường hợp họ không thể đạt được mục đích của mình nếu tiếp tục cuộc đàm phán.
Trong đàm phán trực tiếp không cho phép kéo dài cuộc đàm phán mà không có chủ
định ký kết hợp đồng (ví dụ, vì mục đích cản trở bên kia ký kết hợp đồng với đối thủ
cạnh tranh với mình). Người nào có hành động như vậy sẽ được coi là lạm dụng lòng
tin của đối tác, và được coi là thực hiện hành vi có lỗi khi ký kết hợp đồng.Khi đó
bên bị thiệt hại có thể có quyền yêu cầu phía bên kia bồi thường thiệt hại.Trong
trường hợp này có thể được coi như trường hợp một bên biết trước được rằng họ
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
không thể biết thực hiện hợp dồng đã ký kết, nhưng không thông báo cho phía bên
kia biết.

- Ký kết bằng phương thức gián tiếp: Các bên không nhau mà trao đổi qua qua tài
liệu giao dịch như công văn, đơn đặt hàng…Nhờ những phương tiện như fax,
internet, telex, các bên không cần phải gặp nhau cũng có thể ký hợp đồng một cách
nhanh chóng.
2.2 Trình tự ký kết hợp đồng:
Trình tự ký hợp đồng theo phương thức gián tiếp gồm hai giai đoạn: chào hàng
và chấp nhận chào hàng
2.2.1. Chào hàng: Chào hàng là đề nghị ký kết hợp đồng của một bên (bên bán hoặc
bên mua) được gửi cho một người xác định hoặc một nhóm người trong đó có tối
thiểu những điều kiện của hợp đồng dự kiến, có quy định và không quy định thời hạn
trả lời.
Theo điều 14 Công ước Viên một đề nghị ký kết hợp đồng được coi là chào hàng
nếu có đủ các điều kiện sau:
- Phải đề nghị ký kết hợp đồng.
- Phải được xác định đầy đủ chính xác. Theo đó một đề nghị là đủ chính xác khi nó
nêu rõ hàng hoá và ấn định số lượng, giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp quy
định thể thức xác định những yếu tố này.
- Phải thể hiện được ý định của người chào hàng là sẽ bị ràng buộc trong trường
hợp chào hàng được chấp nhận.Yêu cầu này thể hiển rõ sự khác biệt giữa chào hàng
với quảng cáo hay yêu cầu chào hàng.
Một đề nghị mang tính chất chào hàng khi nó là sự thể hiện bắt buộc ký kết hợp
đồng trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng.
Chào hàng được coi là có hiệu lực khi bên được chào hàng nhận được.Chào
hàng có thể được rút lại hoặc bị huỷ bỏ nếu như thông báo về sự thu hồi chào hàng
đến nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào
hàng (Điều 16.1 công ước Viên), hoặc thông báo về việc huỷ chào hàng đến người
được chào trước hoặc cùng lúc với chào hàng. (Điều 15.2 công ước Viên).
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Tuy nhiên chào hàng không thể bị thu hồi hay huỷ bỏ trong trường hợp sau:
- Nếu trong chào hàng có quy định thời gian trả lời
- Trong chào hàng ghi rõ là chào hang không triệu hồi
- Nếu như người được chào hàng đã có một thời gian hợp lý để coi chào hàng
như là một chào hàng không thể bị thu hồi và họ đã xử sự theo chiều hướng đó
(Điều16.2 công ướcViên)
Chào hàng luôn mất hiệu lực trong các trưòng hợp:
- Bị từ chối.
- Bên được chào hàng thay đổi nội dung của chào hàng thì chào hàng đó
được coi là một chào hàng mới
- Hết thời hạn được bên chào hàng hoặc luật pháp quy định trong chào hàng
- Chào hàng cũng mất hiệu lực nếu bị thu hồi hoặc trong trường hợp người
chào hàng bị chết hay xảy ra những tình huống làm cản trở việc thực hiện
hợp đồng
2.2.2 Chấp nhận chào hàng.
Chấp nhận chào hàng là thông báo của bên được chào hàng cho bên chào hàng
về việc chấp nhận toàn bộ các điều kiện nêu trong chào hàng. Như vậy chấp nhận
chào hàng là sự thể hiện ý chí của người được chào hàng về việc đồng ý ký kết hợp
đồng trên cơ sở những điều kiện nêu trong chào hàng.Chấp nhận chào hàng phải rõ
ràng , không được thay đổi bất cứ một điều kiện nào của chào hàng. Nếu bên nhận
chào hàng yêu cầu sửa đổi bổ sung một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng
thì hành vi đó dược coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới.Trong
trường hợp sự trả lời có cjứa những thay đổi hay bổ sung nhung không làm thay đổi
nội dung cơ bản của chào hàng thì vẫn được coi là chấp nhận chào hàng nếu như bên
chào hàng không thông báo ngay những thay đổi này cho phía bên kia (Điều 19.2
công ước Viên).Khi đó điều kiện của hợp đồng sẽ là những điều kiện đã được thay
đổi.Khoản 2, điều 19 công ước Viên quy định những thay đổi bổ sung liên quan đến
giá cả, phương thức thanh toán, khối lượng và chất lượng của hàng hoá, địa điểm và
thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm của một bên trước bên kia cũng như thủ tục
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45

15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giả quyết tranh chấp được coi là những thay đổi cơ bản so với điều kiện của chào
hàng.
Chấp nhận chào hàng được thực hiện ngoài quy định trong chào hàng được coi là
không có hiệu lực trừ trường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bên được chào
hàng về việc chấp nhận của mình (Điều 21.1 công ước Viên, điều 397.1, đoạn 1, Bộ
luật dân sự Việt Nam 2005).Tuy nhiên cần phả phân biệt trường hợp nói trên với
trường hợp khi sự trả lời được thực hiện trong thời gian quy định nhưng người chào
hàng chậm nhận được sự trả lời vì một lý do nào đó.Khi đó người chào hàng phải
thông báo ngay cho bên kia rằng sự trả lời của họ không có hiệu lực, nếu không thì
hợp đồng coi như được ý kết bình thường (Điều 21.2 công ước Viên, điều 397.1,
đoạn 2, bộ luật dân sự Việt Nam 2005)
2.3.Thời điểm ký kết hợp đồng
Trong trường hợp hai bên đàm phán trực tiếp thì theo pháp luật của mtj số
nước hợp đồng được coi là đã ký kết khi các bên đạt được thoả thuận cề các điều
khoản cơ bản của hợp đồng, còn những điều kiện khác thì xuất phát từ quy phạm
pháp luật, tập quán thương mại hay những thông lệ khác.
Pháp luật của một số nước khác thì lại cho rằng nếu các bên tiến hành đàm
phán với mụ đicks ký kết hợp đồng cụ thể, thì hợp đồng được coi là được ký kết khi
các bên đã đạt được thoả thuận về tát cả các điêu kiện là đối tượng của đàm
phán.Luâth thương mại Việt nam 1997, điều 55 cũng quy định hợp đồng mua bán
hàng hoá được coi là đã ký kết từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng.
Trong phưong thức ký kết gián tiếp thì hợp đồng được coi là đã được ký kết khi
chào hàng được chấp nhận tức là chấp nhận chào hàng có hiệu lực (điều 23, công ước
Viên). Điều 404.2, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định , hợp đồng được coi là đã
giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
Thời điểm ký kết hợp đồng cũng được coi là thời điểm hợp đồng có hiệu lực, trừ
khi các bên thoả thuận một thời điểm khác hoặc vào một thời điểm mà một điều kiện
của hợp đồng được thực hiện, ví dụ vào thời điểm mở L/C, hoặc thời điểm có quota.

3.Những nôi dung chủ yếu của hợp dồng
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trước đây phấp luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải có
những nội dung chủ yếu theo quy dịnh , nhưng hiện nay điều đó là không bắt buộc,
hợp đồng nay có thể ký kết với nội dung mà các bên tự thoả thuận. Tuy nhiên để quá
trình thực hiện hợp đồng dược thuận lợi và tránh các tranh chấp xảy ra sau này thì nội
dung của hợp đồng cần có các điều khoản về:
-Tên hàng: Vì đây là hợp đồng mua bán có nhân tố nước ngoài nên tên gọi
hàng hoá rất đa dạng. Do đó trong điều khoản này, hàng hoá cần phải ghi một cách
đầy đủ rõ ràng chính xác, kèm theo tên thưogn mại, tên khoa học, tên hàng kèm theo
địa danh sản xuất, tên hàng hoá kèm theo tên hãng sản xuất, tên hàng kèm theo công
dụng của chúng.Nếu đối tượng của việc mua bán gồm nhiều mặt hàng, chủng loại
hàng hoá khác nhau thì phải ghi rõ danh mục của các mặt hàng đó.Danh mục của các
loại hợp đồng này có thể coi là phụ lục của hợp đồng.
-Số lượng :Số lượng hàng hoá là một trong những điều khoản quan trọng của
hợp đồng bởi vì nó liên quan đến việc xác định rõ đối tuợng của hợp đồng mua bán
cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.Việc lựa chọn đơn vị đo lường phải
căn cứ vào tính chất của hàng hoá và tập quán thương mại quốc tế đối với các mặt
hàng cụ thể.
Dựa vào tính chất của hàng hoá có thể dùng các đơn vị phổ biến như: kg, tấn đối
với các mặt hàng như ngũ cốc đường…; lit, m
3
đối với các loại hàng như gỗ, chất
lỏng và các loại hàng hoá khác cần xác định bằng thể tích. Đối với một số loại hàng
thì có thể sử dụng đơn vị tính như: bao nhiêu cái, bao nhiêu chiếc, bao nhiêu kiện…
Ngoài ra, các bên cần phải thoả thuận rõ trong hợp đồng, là có hay không tính trongj
lượng bao bì vào khối lượng của hàng hoá.Trong thực tiễn mua bán hàng hoá quốc tế
bao giờ cũng nói rõ hai loại trọng lượng, đó là trọng lượng bao bì và trọng lượng tinh.

- Quy cách chất lượng: Trong thực tiễn mua bán hàng hoá có nhiều cách xác
định chất lượng của hàng hoá ,như:
+ Chất lượng được xác định theo mẫu hàng: theo đó chất lượng của hàng hoá được
xác địn theo mẫ của người bán đưa ra trước đó.Cách xác định này thường được áp
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng đối với các loại hàng đặc thù không có một tiêu chuản quốc tế thống nhất hay
không thể mô tả được: ví dụ như hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Chất lượng được xác định theo tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền, như tiêu
chuẩn về kích thước,công suất, phương pháp sản xuất, ví dụ, theo btiêu chuẩn của
VINACONTROL.
+ Chất lưọng được xác định theo quy cách của hàng hoá hay tài liệu kỹ thuật, như
theo sơ đồ bản vẽ, bản thuyêt trình về tính năng tác dụng của hàng hoá.
-Giá cả:Giá cả thường được xác định trên cơ sở giá quốc tế và xuất phát từ
điều kiện giao hàng.Giá cả trong hơpự đồng phải được biểu thị rõ về đơn giá, tổng trị
giá, đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán, Thông thường giá hàng hoá được xác
định bằng một loại ngaọi tệ mạnh như đồng USA của Mỹ hay đồng EURO của châu
Âu.Giá cả cần phải được quy định rõ, đúng và chính xác. Trong hợp đồng mau bán
hàng hoá quốc tế, điều kiện cơ sở của giá có vai trò quan trọng trong tính toán và xác
định giá. Nó sẽ ấn định phạm vi của các bên trong thi hành hợp đồng. Ví dụ, nếu các
bên chọ điều kiện cơ sở là FOB thì giá hàng hoá là giá hàng côngj với chi phí vận
chuyển, nếu điều kiện cơ sở là CIF thì bên bán còn phải tính thêm vào giá hàng chi
phí thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hoá để vận chuyển hàng hoá tới cảng đích quy định
trong hợp đồng.
-Phương thức thanh toán: Điều khoản về thanh toán trong hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế bao gồm phương thức, thời hạn, địa điểm thanh toán.Hai
phương thức thanh toán thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế là: Phương thức nhờ thu ( Collection of payment) phương thức tín dụng
chứng từ ( Docu-mentary Credits), phwong thức ghi sổ, phương thức chuyển tiền…

Ngoài ra thời hạn thanh toán cũng cần phả được quy định hết sức rõ ràng và chặt chẽ
trong hợp đồng. Thời hạn thanh toán thường, được xác định bởi một khoảng thời
gian cụ thể, rõ ràng. Ví dụ: người mua phải thanh toán trong khoảng thời gian 20
ngày làm việc của ngân hàng tính từ ngày hàng được giao cho người vận chuyển
-Địa điểm và thời gian giao hàng: Thời gian giao hàng là thòi hạn mà bên
bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Thời ạhn giao hàng có thể
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được quy định là giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định, giao một lần, giao
một chuyến, giao thành nhiều chuyến, hoặc thời hạn cuối cùng mà hàng phải giao.
Địa điểm cần được các bên xác định rõ trong hợp đồng vì việc lựa chọn địa điểm
giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức vận chuyển hàng hoá và địa điểm
nay thường tuỳ rhuộc vào điều kiện cơ sở.Ví dụ: trong hợp đồng mua bán theo điều
kiện CIF trách nhiệm giao hàng của bên bán hoàn thành khi hàng hoá được giao lên
tàu ở cảng đi.
III. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU.
1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng.
Sau khi hợp đồng đã được xác lập và có hiệu lực pháp lý thì các bên phải thực hiên
đúng nghĩa vụ mình cam kết theo những nguyên tắc:
- Nguyên tắc thực hiện đúng nghĩa vụ mình đã cam kết
- Nguyên tắc thiện chí và trung thực. Điều 1.7 của PICC quy định các bên trong
hợp đồng phải hành đồng phù hợp với tinh thần thiện chí và trung thực trong các giao
dịch thương mại quốc tế. Nghĩa vụ giao dịch theo nguyên tắc thiện chí và trung thực
của các bên là một đặc tính bắt buộc mà các bên không được loại bỏ hoặc hạn chế sử
dụng nó trong hợp đồng.
2. Thực hiện hợp đồng về nội dung.
Để thực hiện một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì doanh nghiệp cần phải
thực hiện những bước sau.
Vì là hợp đồng có mua bán hàng hoá quốc tế nên đàu tiên, doanh nghiệp cần phải

làm những thủ tục là điều kiện đẻ hợp đồng có giá trị pháp ký, trước khi đi vào nghĩa
vụ giao hàng như:
- Xin giấy phép xuất nhập khẩu hoạc quota ( với trường hợp cần giấy phép hoặc
có hạn ngạch)
- Mở thư tín dụng ( nếu trong hợp đồng quy định phương thức thanh toán này)
Sau đó các bên tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ khác của hợp đồng như:
- Thuê tàu, mua bảo hiểm hàng hoá.
- Giao/ nhận hàng.
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Làm thủ tục hải quan
- Kiểm tra hàng hoá.
- Thanh toán hợp đồng
- Thông báo cho đối tác.
- Các nghĩa vụ khác khi có yêu cầu.
IV. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1. Các căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không
phải lúc nào các bên cũng đạt được mục đích đề ra khi ký kết hợp đồng. Điều này có
nghĩa là một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của
mình và gây ra thiệt hại cho phía bên kia.Trong những trường hợp này pháp luaatj tất cả
các nước cũng như các văn bản pháp lý quốc tế quy định những biện pháp chế tài đối với
bên vi phạm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho bên bị thiệt hại.Tuy nhiên để kết luận
một bên hợp đồng có vi phạm những nghĩa vụ không thì cần phải xem xét các yếu tố:
- Có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng.
- Bên vi phạm có lỗi
- Có thiệt hại .
- Thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu có nguyên nhân là hành vi trái pháp
luật của bên vi phạm hợp đồng.

2.Các hình thức trách nhiêm pháp lý do vi phạm hợp đồng.
Điều 292 của Luật Thương Mại 2005 quy định về các loại chế tài trong thương mại,
và các loại chế tài này còn được quy định cụ thể trong các điều ước quốc tế
2.1.Buộc thực hiên đúng hợp đồng
Điều 297 của luật Thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa: Buộc thực hiện đúng
hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc
dùng các biện pháp khác đẻ hợp đồng đuợc thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi
phí phát sinh.
Điều 7.1.1 của PICC định nghĩa: Không thực hiện hợp đồng là việc một bên
không hoàn thanh một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả việc thực
hiện không đúng quy cách hoặc thực hiện chậm.
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục 2 của PICC cũng quy định về quyền yêu cầu thực hiên hợp đồng . Điều7.2.2
của PICC quy định: Khi một bên có nghĩa vụ thực hiện một công việc nhưng không
thực hiện, bên kia có thể yêu cầu bên bị vi phạm thực hiện.Và theo PICC ( mục 2), thì
yêu cầu này có thể là yêu cầu thanh toán, sửa chữa hoặc đổi vật…Điều 46.1, điều 47
của công ước Viên cũng có quy định tuơng tự.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng luôn là biện pháp ưu tiên thực hiện trước khi áp
dụng các biện pháp khác.Người mua có quyền yêu cầu người bán thực hiện đúng
nghĩa vụ hợp đồng bằng các cách sau:
+ Nếu vi phạm là chậm giao hàng thì buộc thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
+ Nếu giao hàng thiếu thì yêu cầu phải giao đủ.
+Yêu cầu thay thế hàng hoá không phù hợp với loại hàng hoá khác nếu sự không
phù hợp là nghiêm trọng.Tuy nhiên yêu cầu này chỉ có hiệu lực nếu người mua tuân
thủ thời hạn thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng.
+ Nếu người bán không giao hàng cùng loại đúng quy định thay cho hàng hoá
không phù hợp thì người mua có quyền mua hàng mới thay thế và bên vi phạm phải
có nghĩa vụ thanh toán.

+ Nếu người mua tự sửa chữa những khuyết tật của hàng hoá thì người bán phải
có nghĩa vụ thanh toán những chi phí liên quan đến việc sửa chữa khuyết tật cho
người mua (Điều 297.3, luật Thương mại 2005)
Khi thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, ngưòi mua có thể cho
người bán một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ của mình
(Điều 298 luật Thương mại 2005, Điều 47. 63 công ước Viên 1980).
2.2.Phạt vi phạm.
Điều 300, Luật Thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa:” Phạt vi phạm là việc
bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại
điều 294.”
Phạt vi phạm thực hiện hai chức năng:
- Thứ nhất, đó là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thứ hai, đó là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trong các văn bản pháp luật thương mại quốc tế thường không có quy định đẻ
điều chỉnh loại quan hệ này,do đó các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
khi ký kết hợp đồng thường thoả thuận điều kiện phạt vi phạm.
Phạt vi phạm được áp dụng trong các trường hợp:
- Không thực hiện hợp đồng.
- Thực hiện không đúng hợp đồng.
Việc áp dụng phạt vi phạm như là một hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
có những ưu điểm sau
- Cho phép đền bù một cách nhanh chóng. Chỉ cần có sự vi phạm hợp đồng và
bên vi phạm có lỗi, tức là sự vi phạm này khôngphải là hậu quả của tình huóng
bất khả kháng hay thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm do các bên thoả thuận
là nguời bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm trả số tiền mà hai bên đã thoả
thuận.;

- Bên có quyền không cần phải chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại;
- Có thể tránh được chi phí phát sinh khi tiến hành chứng minh thiệt hại, mức
độ của thiệt hại.
Số tiền bị phạt có thể được quy định trong hợp đồng hoặc do trọng tài hoặc toà án
quyết định.
2.3.Buộc bồi thường thiệt hại.
Điều 302 Luật Thương mại Việt Nam định nghĩa: Bồi thường thiệt hại là việc
bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng.
Điều 7.4.1 của PICC quy định”: Bất kỳ việc không thực hiện nghĩa vụ nào
cũng cho phép bên bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc chỉ yêu cầu bồi thường
thiệt hại hoặc đồng thời với những yêu cầu có các biện pháp khác., trừ khi việc không
thực hiệ này được miễn trừ trách nhiệm theo PICC” Số tiền bồi thường thiệt hại bao
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi bên bi vi pham đáng lẽ được hưởng
nếu không có hành vi vi phạm (điều 302.2 luật thương mại 2005). Số tiền bồi thường
thiệt hại không cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.Theo điều 74
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Công ước Viên thì mức bồi thường không cao hơn mức tổn thất và khoản lợi được
hưởng mà bên kia vi phạm đã dự liệu được hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký
hợp đồng.
Tổn thất trực tiếp bao gồm:
- Hàng hoá bị hư, mất mát;
- Chi phí đã được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng để phục hồi hay loại bỏ khuyết
tật của hàng hoá.
Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lợi mà đáng lẽ bên bị thiệt hại
được hưởng trong điều kiện bình thường nếu phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của
mình.
Bồi thường thiệt hại phải tuân thủ theo nguyên tắc: thiệt hại phải được bồi
thường đầy đủ. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở hai khía cạnh:

- Bên bị thiệt hại phải được đền bù đầy đủ để có thể khôi phục lại lợi ích vật
chất bị tổn thất.
- Bên bị thiệt hại không được phép nhận sự đền bù vượt ra ngoài phạm vi cần
thiết để khắc phục lợi ích vật chất bị tổn thất của mình.
Như vậy mục đích của việc bồi thường thiệt hại là đặt bên bị thiệt hại vào vị trí lẽ
ra họ phải có nếu phía bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
2.4.Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Điều 308 của luật Thương mại 2005 định nghĩa: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng .
Như vậy một bên có thể tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong các trường hợp:
- Khi xảy ra vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực
hiện hợp đồng.
- Khi có một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng.
Khi tạm ngừng thực hiện hơpj đồng thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực, và cùng với
việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
2.5.Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng.
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Điều 310 của Luật Thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa : Đình chỉ việc thực
hiện hợp đồng là, việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Một bên có thể đình chỉ thực hiện hợp đòng trong các trường hợp:
- Khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ
hợp đồng.
- Khi một bên vi phạmcơ bản nghĩa vụ của hợp đồngửcTong trường hợp một
bên đình chỉ hợp đồng theo quy định thì bên đã thưcj hiện nghĩa vụ có quyền
yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng, và bên bị vi phạm
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
2.6.Huỷ bỏ hợp đồng.

Trong thực tiễn hoạt động thương mại, huỷ hợp đồng là biện pháp chế tài được
áp dụng khi việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không còn ý
nghĩa.Theo pháp luật Việt Nam,( điều 312 luật Thương mại 2005) thì chế tài huỷ hợp
đồng được áp dụng trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả
thuận là điều kiện để huỷ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng.Theo điều 7.3.1 của PICC quy định: Mỗi bên có thể chám dứt hợp đồng khi bên
kia không thực hiện nghĩa vụ của mình và nghĩa vụ ấy là một nghĩa vụ quan trọng
( vi phạm nghiêm trọng).
Khi áp dụng chế tài huỷ hợp đồng pháp luật (điều 315 luật thương mại 2005)
quy định bên huỷ hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc huỷ hợp đồng,
nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ hợp đồng phải
bồi thường thiệt hại nếu có.Trong trường hợp chưa kịp thông báo huỷ hợp đồng cho
bên vi phạm nhưng bên vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ thì bên vi phạm mất quyền
huỷ hợp đồng.Ví dụ, khi người mua chưa kịp tuyên bố huỷ hợp đồng do ngưòi bán vi
phạm nghĩa vụ giao hàng nhưng người bán đã giao hàng thì lúc đó người mua sẽ mất
quyền huỷ bỏ hợp đồng.
Việc huỷ hợp đồng sẽ đã tới một số hậu quả pháp lý.Quy định của pháp luật Việt
Nam (điều 314 luật Thương mại 2005) về vấn đề này tương tự quy đinhj của pháp
luật quốc tế mà cụ thể là quy định của công ước Viên 1980 (điều 81).Theo đó việc
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
huỷ hợp đồng giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ của mình, trừ nghĩa vụ sau khi huỷ
hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
Khi hợp đồng bị huỷ, bên nào đã thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ hợp
đồng có thể đồi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Đồng thời
bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bòi thường thiệt hại theo quy định.
V.TRANH CHẤP VÀ VIỆC GIẢ QUYẾT TRANH CHẤP
Tranh chấp trong mua bán hàng hoá quốc tế là tranh chấp phát sinh khi một
trong các bên không thực hiên hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.Giải

quyết tranh chấp là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột giữa các bên dựa trên
những căn cứ và phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Các bên cần lựa chọn
hình thức giả quyết tranh chấp thuận tiện nhất, nhanh chóng và ít tốn kém nhất.Trước
khi ký kết hợp đồng các bên cần phải nghĩ đến điều này và phải lựa chọn một trong
các hình thức giải quyết tranh chấp để đưa vào điều khoản của hợp đồng. Thông
thường , trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, thoả thuận về việc lựa chọn hình
thức giả quyết tranh chấp dễ dàng đạt được hơn là sau khi tranh chấp đã phát sinh.
1.Thương lượng giữa các bên.
Trong thực tiễn, khi tranh chấp xảy ra không phải lúc nào các bên cũng đua
tranh chấp cho cơ quan tài phán giải quyết ngay, mà thông thường các bên giải quyết
bằng cách tự thương lượng với nhau.
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng có các ưu điểm sau:
- Đây là cách thức nhanh nhất để các bên có thể đạt được mục đích bảo vệ
quyền lợi của mình.
- Với cách thức này thì thủ tục đơn giản và các bên không phải chịu chi phí nhiều.
Hiệu lực pháp lý của thương lượng: Đối với thương lượng độc lập , thì kết quả
thương lượng được coinhư một thoả thuận mới về vấn đè tranh chấp , các bên phải
thi hành một cách tự nguyện thoả thuận đó theo quy định của luật áp dụng về nghĩa
vụ thực hiện hợp đồng.
Nếu thương lượng được tiến hành trong khuôn khổ tố tụng trọng tài hay tố
tụng tư pháp, pháp luật nhiều nước quy định trọng tài viên, thẩm phán, theo yêu cầu
Sinh viên: Trần Sỹ Quảng Lớp: Luật Kinh doanh - K45
25

×