Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.43 KB, 84 trang )


































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Lƣơng Văn Hải





PHÂN TÍCH MÂU THUẪN LỢI ÍCH VÙNG BỜ
HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA











LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


















Hà Nội, 2013



































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Lƣơng Văn Hải





PHÂN TÍCH MÂU THUẪN LỢI ÍCH VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA,
TỈNH THANH HÓA





Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 608502





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi












Hà Nội, 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA 3
1.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.1.1. Đặc điểm địa hình 4
1.1.2. Đặc điểm khí tượng 5
1.1.3. Đặc điểm thủy – hải văn 7
1.2. Tiềm năng tài nguyên 9
1.2.1. Tài nguyên sinh vật 9
1.2.2. Tài nguyên phi sinh vật 10
1.3. Đặc điểm kinh tế 12
1.3.1. Các ngành kinh tế 12
1.3.2 Những hoạt động khai thác, sử dụng vùng bờ biển 19
1.4. Các vấn đề xã hội 20
1.4.1. Dân số 20
1.4.2. Lao động và việc làm 20
1.4.3. Các tệ nạn xã hội 21
1.5. Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành ở vùng bờ. 21
1.5.1 Quan niệm về mâu thuẫn lợi ích 21
1.5.2 Các kiểu mâu thuẫn lợi ích 21
1.5.3. Tranh chấp và xung đột môi trường 22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1. Đối tượng 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Cách tiếp cận 25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng vùng bờ huyện Tĩnh Gia 29
3.1.1 Mâu thuẫn lợi ích giữa khai thác thủy sản và các ngành khác 29
3.1.2 Mâu thuẫn lợi ích giữa nuôi trồng thủy sản với các ngành khác. 33
3.1.3. Mâu thuẫn lợi ích giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với các ngành khác 40
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
ii
3.1.4 Mâu thuẫn giữa hoạt động cảng biển với các ngành khác 44
3.1.5 Mâu thuẫn lợi ích giữa hoạt động giao thông vận tải và những nhóm ngành khác 49
3.1.6 Mâu thuẫn giữa du lịch với ngành khác 53
3.2 Dự báo mâu thuẫn lợi ích trong phát triển huyện Tĩnh Gia 57
3.2.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 57
3.2.2 Dự báo mâu thuẫn trong quá trình phát triển 58
3.3. Một số giải pháp giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột môi trƣờng trong khai
thác, sử dụng vùng bờ biển huyện Tĩnh Gia 61
3.3.1 Giải pháp trong khai thác thủy sản bền vững. 61
3.3.2. Giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững 63
3.3.3. Giải pháp phát triển du lịch bền vững 65
3.3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường cảng biển 66
3.3.5. Giải pháp phát triển nông nghiệp. 67
33.6. Giải pháp phát triển giao thông trên địa bàn huyện 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
1. Kết luận 72

2. Kiến nghị 74


















Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Huyện Tĩnh Gia trên bản đồ hành chính Thanh Hóa [14]. 3
Hình 1.2 Biểu diễn nhiệt độ trung bình của các năm 2000 – 2009 [17]. 5
Hình 1.3: Lượng mưa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia từ năm 2000 -2009 [17]. 6
Hình 1.4: Biểu diễn phần trăm các loại tàu thuyền khác nhau [13]. 13
Hình 1.5 Biểu diễn sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Tĩnh Gia [13]. 14
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia [14]. 24
Hình 2.2 Điều tra thực địa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia. 27

Hình 3.1: Thuyền đánh cá sử dụng nilon ướp cá về cảng Lạch Bạng 32
Hình 3.2: Mâu thuẫn và xung đột giữa khai thác thuỷ sản với các ngành khác trong quá
trình sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 33
Hình 3.3: Bè nuôi cá lồng trên vịnh Nghi Sơn 34
Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn môi trường 39
giữa nuôi trồng thủy sản và du lịch 39
Hình 3.5: Mâu thuẫn giữa nuôi trồng thuỷ sản với các ngành khác trong quá trình sử dụng
vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 40
Hình 3.6: Mâu thuẫn giữa hoạt động nông nghiệp với các ngành khác trong sử dụng vùng
ven biển huyện Tĩnh Gia 44
Hình 3.7: Cảng Nghi Sơn 44
Hình 3.8 Biểu diễn tàu thuyền ra vào cảng tổng hợp Nghi Sơn Qua các năm [3]. 45
Hình 3.9 Số lượng tàu thuyền và hàng hóa qua cảng xi măng Nghi Sơn [3]. 45
Hình 3.10: Biểu diễn các loại tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng 2011[3]. 46
Hình 3.11: Mâu thuẫn giữa hoạt động cảng biển với các ngành khác 49
trong sử dụng vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 49
Hình 3.12: Mâu thuẫn giữa hoạt động giao thông vận tải với các ngành khác trong sử dụng
vùng ven biển huyện Tĩnh Gia 53
Hình 3.13: Mâu thuẫn giữa hoạt động du lịch với các ngành khác trong sử dụng vùng ven
biển huyện Tĩnh Gia 56
Hình 3.14: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 59






Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản huyện Tĩnh Gia [13]. 12
Bảng 1.2: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản huyện Tĩnh Gia năm 2011[13] 14
Bảng 1.3: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện 15
Tĩnh Gia giai đoạn 2000 – 2009 [10]. 15
Bảng 1.4: Phương tiện và khối lượng vận tải của huyện Tĩnh Gia năm 2009 [11]. 17
Bảng 3.1: Ma trận quan hệ giữa các loại hình hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng
bờ trong huyện Tĩnh Gia 29
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm chất ô nhiễm trong khí thải động cơ [5] 31
Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm từ hoạt động khai thác thủy sản [16]. 31
Bảng 3.4: Lượng hóa chất và thức ăn cho chăn nuôi tôm chân trắng [13]. 36
Bảng 3.5: Lượng dinh dưỡng phát thải từ nuôi trồng thủy hải sản [18]. 36
Bảng 3.6: Tải lượng chất ô nhiễm do các lao động hoạt động nuôi trồng thủy sản [16]. 37
Tổng kết các tính toán và thống kê trên chúng ta có tổng lượng thải phát sinh từ hoạt động nuôi
trồng thủy, hải sản tại huyện Tĩnh Gia và được trình bầy trong bảng 3.7. 37
Bảng 3.7: Tổng lượng thải từ hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tại huyện Tĩnh Gia 37
Bảng 3.8: Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm 41
sử dụng trong huyện Tĩnh Gia [13] 41
Bảng 3.9: Dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm [1] 41
Bảng 3.10: Hệ số ô nhiễm môi trường không khí [16] 50
Bảng 3.11: Tải lượng chất ô nhiễm không khí phát thải do mô tô gây ra 50
Bảng 3.12: Tải lượng chất ô nhiễm không khí do xe khách và xe con gây ra 50
Bảng 3.13: Tải lượng chất ô nhiễm không khí do xe tải gây ra 51
Bảng 3.14: Tải lượng chất gây ô nhiễm không khí do tàu thuyền 51
ra vào cảng Lạch Bạng gây ra [5]. 51
Bảng 3.15: Tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí do tàu trở hàng 52
ra vào cảng Nghi Sơn [5] 52
Bảng 3.16: Khối lượng chất ô nhiễm hàng ngày do mỗi người đưa vào môi trường nước [16]. 54
Bảng 3.17: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt [16]. 54
Bảng 3.18: Lượng rác khách du lịch thải hàng năm ở huyện Tĩnh Gia [4]. 54




BVMT
Bảo vệ môi trường
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
v








BVTV
Bảo vệ thực vật
CV
Công suất của máy
DWT
Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn.
HHVN
Hàng hải Việt Nam
HST
Hệ sinh thái
KCN
Khu công nghiệp
KKT
Khu kinh tế

MTLI
Mâu thuẫn lợi ích
O
Giá trị không tương thích
PTBV
Phát triển bền vững
PTKT
Phát triển kinh tế
QLTHĐB
Quản lý tổng hợp đới bờ
T
Giá trị tương thích
TCXDVN
Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam
Tđk
Giá trị tương thích có điều kiện
UBND
Ủy ban nhân dân
XĐMT
Xung đột môi trường
WHO
Tổ chức y tế thế giới
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
1
MỞ ĐẦU
Trên thế giới, mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và môi trường ở vùng bờ biển (coastal area) đã và đang diễn ra với quy
mô ngày càng rộng và tính chất ngày một nghiêm trọng. Khái niệm mâu thuẫn lợi
ích với cách hiểu là mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi

trường ở vùng bờ biển giữa các nhóm xã hội trong quá trình phát triển đã được rất
nhiều các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Ở vùng bờ biển Việt Nam, sự phát triển kinh tế đa ngành, đa nghề cũng dẫn tới
các mâu thuẫn lợi ích, chủ yếu về mặt môi trường trong nội tại mỗi ngành, nghề cũng
như giữa các ngành, nghề với nhau trong việc khai thác và sử dụng vùng bờ biển.
Trong khi cơ chế quản lý vùng bờ biển của nước ta hiện nay còn mang tính đơn
ngành, chính sách quản lý thiếu đồng bộ, chưa hợp lý; còn chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ; chưa có cơ chế điều phối rõ ràng giữa các bên liên quan nhằm quản lý việc
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở vùng này một cách bền vững. Trong
tương lai, cùng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì những mâu thuẫn lợi ích và
xung đột môi trường chắc chắn sẽ trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy, Chính phủ đã có
quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2007 về việc phê duyệt
chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng bắc trung bộ và duyên hải trung bộ
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình 158). Mục tiêu
chung của Chương trình 158 là tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai
thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững 14 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thông qua áp dụng
phương thức quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Phạm vi vùng bờ biển quản lý gồm các
quận, huyện, thị xã ven biển của các tỉnh, phần biển là vùng biển ven bờ cách đường
bờ biển 6 hải lý trở vào của các tỉnh.
Thanh Hoá có 102 km đường bờ biển và một vùng lãnh hải rộng 17.000
km
2
, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn,
thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Tỉnh cũng được xác định là trọng điểm của
Chương trình 158 mà một trong những mục tiêu cụ thể của kế hoạch quản lý tổng
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
2
hợp vùng bờ của tỉnh là giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích, bao gồm các xung đột môi

trường nảy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng vùng này.
Tĩnh Gia là một trong 06 huyện, thị xã ven biển của tỉnh Thanh hóa và nằm ở
phía nam tỉnh, có bờ biển dài 42 km với 3 cửa lạch và là một trong các huyện phát
triển kinh tế bậc nhất ở tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt vùng ven biển của huyện có khu
kinh tế Nghi Sơn được thành lập tại quyết định số 1364/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công
nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp
luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ôtô, sửa chữa và đóng
mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất
hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu Ngoài ra, Tĩnh Gia còn là huyện phát triển
về du lịch và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản,…
Các hoạt động trên, bên cạnh những lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài, đang
làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích, thậm chí các xung đột môi trường trong từng
ngành và giữa các ngành, lĩnh vực nói trên. Do đó, tác giả đã chọn đề tài: "Phân tích
mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa" để làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý Môi trường. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bên
cạnh phân tích các mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng vùng bờ biển của huyện nói
chung, tác giả đặt trọng tâm phân tích các mâu thuẫn về môi trường, đặc biệt các
xung đột môi trường trong hoạt động của các ngành nghề trên địa bàn huyện.
Hy vọng kết quả nhỏ bé của đề tài luận văn sẽ góp phần vào việc triển khai
thực hiện Chương trình 158 trên địa bàn vùng bờ biển tỉnh Thanh Hóa, thông qua
đó tăng cường kiến thức và phương pháp làm việc của tác giả.









Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG BỜ HUYỆN TĨNH GIA
1.1. Điều kiện tự nhiên
Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm
huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo quốc lộ 1A. Phía Bắc
giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp với huyện Nông Cống, huyện
Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Tọa độ của huyện Tĩnh Gia kéo dài từ 19
0
17

16
’’
đến 19
0
37

2
’’
vĩ độ Bắc, từ
105
0
37

43
’’
đến 105

0
49

45
’’
kinh độ Đông.


















Hình 1.1. Huyện Tĩnh Gia trên bản đồ hành chính Thanh Hóa [14].
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
4
1.1.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình toàn huyện có hướng nghiêng dần từ đông bắc xuống đông nam và

được chia làm 3 tiểu vùng:
1.1.1.1 Tiểu vùng đồng bằng
Bao gồm các xã phía tây và tây bắc, có địa hình khá bằng phẳng và nhiều
sông rạch chảy qua, thích hợp cho việc trồng lúa, cây lương thực thực phẩm, cây
công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và gia cầm. Trong khu vực này, một
số xã giáp với vùng bán sơn địa có khả năng phát triển trồng cây công nghiệp ngắn
ngày như Triệu Dương, Ngọc Lĩnh…
1.1.1.2 Tiểu vùng ven biển
Bao gồm các xã phía đông đường quốc lộ 1A như Hải Châu, Hải An, Tân
Dân, Hải Ninh, Hải Lĩnh, Hải Hòa, Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn…Trong đó có
một số xã có lạch suối chạy qua, tạo một kiểu dáng khác hẳn so với 02 tiểu vùng địa
hình đồng bằng và bán sơn địa. Địa hình ở đây thấp và có xu hướng nghiêng ra biển,
có điều kiện phát triển kinh tế biển. Dọc ven biển, địa hình có dạng lượn sóng bao
gồm những dải cồn cát cao và những dải đất trũng có dạng lòng máng dốc dần theo
hướng bắc – nam xen kẽ nhau. Phía trong là dải đồng bằng hẹp chạy dọc theo biển và
dọc theo các con sông có độ cao từ 2 đến 20m tương đối bằng phẳng, có điều kiện
phát triển kinh tế nông nghiệp và là nơi có điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ.
1.1.1.3 Tiểu vùng trung du và bán sơn địa
Bao gồm các xã phía tây và tây nam của huyện có địa hình cao, bao trùm bởi
một dãy núi chạy dài tạo nên dạng địa hình bán sơn địa rõ nét. Vùng núi và bán sơn
địa trải rộng trên địa phận của 13 xã, trong đó, 6 xã địa hình núi non hiểm trở là
Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Định Hải, Tân Trường, Trường Lâm, cộng thêm 7
xã có địa hình bán sơn địa là Hải Nhân, Nguyên Bình, Các Sơn, Anh Sơn, Hùng
Sơn, Mai Lâm, Trúc Lâm.
Trên vùng địa hình núi non bán sơn địa đó, huyện Tĩnh Gia có thể sử dụng
phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đá.
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
5
Nhiệt độ trung bình của các năm 2000 - 2009

19
20
21
22
23
24
25
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Nhiệt độ TB
Vùng núi, các đỉnh núi có độ cao từ 100 – 250m là vùng đầu nguồn nước, có điều
kiện thuận lợi để phát triển thủy lợi, lâm nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm khí tượng
Theo tài liệu của Trạm Dự báo và Phục vụ khí tượng thủy văn Thanh Hóa,
Tĩnh Gia nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển có khí hậu nhiệt đới, gió mùa và
chịu ảnh hưởng tương tác khí hậu vịnh Bắc Bộ và khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ.
1.1.2.1 Nhiệt độ
Tổng nhiệt độ trong năm từ 8.500-8.600
0
C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5-6
0
C.
Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5-17
0
C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 5
0
C.
Nhiệt độ trung bình tháng 7: từ 29-29,5
0
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41

0
C.










Hình 1.2 Biểu diễn nhiệt độ trung bình của các năm 2000 – 2009 [17].
1.1.2.2 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm 1.600-1.800 mm (thuộc khu vực có lượng mưa
trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, chiếm đến
80% lượng mưa cả năm. Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, lượng mưa ít nhất vào các
tháng 12 và tháng 1 hàng năm.



Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
6
Tổng hợp lượng mưa hàng năm giai đoạn 2000 - 2009
0
500
1000
1500
2000

2500
3000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Lượng mưa
(mm)








Hình 1.3: Lượng mưa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia từ năm 2000 -2009 [17].
1.1.2.3 Nắng, bức xạ mặt trời và độ ẩm.
Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ, số giờ nắng cao nhất trong
năm là 2.133 giờ. Các tháng 5, 6, 7, có số giờ nắng nhiều nhất, đạt trên 200
giờ/tháng. Tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt mức 280-320 cal/cm
2
/ngày. Độ
ẩm không khí trung bình 80%, cao nhất lên tới 86% và thấp nhất xuống 76%.
1.1.2.4 Gió, bão.
Tĩnh Gia là huyện ven biển cửa ngõ đón gió bão, gió mùa đông bắc và các
luồng gió từ biển Đông tràn vào. Tốc độ gió ở đây khá mạnh, trung bình năm đạt từ
1,8 – 2,2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão lên tới trên 40 m/s và trong
gió mùa đông bắc là 25 m/s. Các luồng gió từ phía tây tràn đến, nhưng ảnh hưởng ở
mức độ yếu hơn.
Hướng gió thịnh hành tháng 1 là gió đông bắc, hướng gió thịnh hành tháng 7
là gió đông nam. Mỗi năm khu vực chịu ảnh hưởng của bão đi vào khu vực Bắc

miền trung với sức gió mạnh tới cấp 12 (36m/s).
Nếu tính riêng vùng Nghi Sơn thì từ năm 1985 – 1995 có 9 cơn bão đổ bộ
vào với số lượng thay đổi thất thường. Vận tốc gió lớn nhất nhiều năm ghi được là
40 m/s theo hướng tây.
Theo chuỗi số liệu khí tượng được quan sát tại trạm khí tượng huyện Tĩnh
Gia giai đoạn từ năm 2000 đến nay, thì tình hình khí hậu tại địa phương trong
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
7
những năm gần đây có những biến động tương đối phức tạp, liên quan đến biến đổi
khí hậu của khu vực và đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.5 Sương mù và tầm nhìn xa
Trung bình mỗi năm có 10,6 ngày sương mù, chủ yếu xuất hiện vào các
tháng mùa đông, tháng 3 là tháng có nhiều sương mù nhất trong năm (từ 3 – 5
ngày). Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn xa bị hạn chế, trong năm có 2,6
ngày có tầm nhìn xa dưới 1km, 31,5 ngày có tầm nhìn xa từ 1-10km và 330,9 ngày
có tầm nhìn xa trên 10 km.
Thiên tai: Chủ yếu là gió bão và gió mùa đông bắc, đôi khi cũng có hạn hán
xảy ra, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
1.1.3. Đặc điểm thủy – hải văn
1.1.3.1 Thủy văn
Trên địa bàn huyện có các con sông tự nhiên và sông đào gồm: sông Kênh
Than, sông Ghép, sông Lạch Bạng, sông Yên Hòa (lạch Hà Nẫm), và các con suối
nhỏ là nơi tiêu thoát, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của
một bộ phận dân cư.
Sông Lạch Bạng bắt nguồn từ phía nam vùng rừng núi Như Thanh chảy qua
huyện Tĩnh Gia và đổ ra biển ở cửa Bạng (Du Xuyên). Sông Lạch Bạng có chiều
dài là 34 km (trong đó 18km miền núi), tổng diện tích lưu vực 236km
2
, trong đó,

đoạn chảy qua Tĩnh Gia với chiều dài khoảng 23km, chiếm khoảng 55,08% tổng
diện tích lưu vực sông. Sông có đặc điểm là ngắn và dốc, lớp phủ thực vật nghèo
nàn, phân phối dòng chảy trong năm cũng như nhiều năm biến động rất lớn, vùng
cửa sông chịu ảnh hưởng của triều mạnh.
Sông Yên (sông Ghép) nằm ở phía cực bắc Tĩnh Gia, ranh giới với huyện
Quảng Xương, bắt nguồn từ Như Xuân (ở độ cao 100 - 125m, dài 89km) len lỏi qua
vùng rừng rậm rạp, xuôi về đồng bằng Nông Cống, Quảng Xương rồi ra biển ở cửa
Hải Ninh (lạch Ghép). Chiều dài sông trong địa bàn huyện Tĩnh Gia khoảng 14km,
diện tích lưu vực khoảng 145km
2
.
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
8
Sông Thị Long bắt nguồn từ Nghĩa Đàn (Nghệ An) chảy qua các huyện Tĩnh
Gia, Nông Cống và đổ vào sông Yên ở ngã ba Tuần. Sông có chiều dài 54km, tổng
diện tích lưu vực khoảng 309km
2
, trong đó đoạn sông chảy qua địa bàn huyện Tĩnh
Gia có chiều dài khoảng 26km, chiếm 48,14% tổng diện tích lưu vực sông. Do nằm
trong lưu vực lượng mưa lớn, vùng thượng nguồn sông lại dốc, nhiều đồi trọc, vùng
hạ du thì chịu tác động mạnh của thủy triều nên lũ trên sông tập trung rất nhanh và
rút chậm, gây ra úng ngập rất nghiêm trọng.
Sông kênh Than là hệ thống sông Nhà Lê thời xưa, có chiều dài khoảng
23km, sông kênh Than nối từ sông Ghép đến sông Lạch Bạng.
Sông Yên Hòa (còn gọi là lạch Hà Nẫm hay lạch Nẫm) gồm hai nhánh chính.
Nhánh phía tây bắc là Kênh Xước, bắt nguồn từ xã Mai Lâm, chảy giữa hai núi
Cam và núi Xước, theo hướng đông nam đổ xuống hồ Đồng Chùa nhập vào sông
chính. Nhánh thứ hai chảy từ phía tây nam, chạy giữa dãy núi Xước và núi bằng
Me, theo hướng đông bắc nhập vào sông chính. Sau đó, sông Yên Hòa chảy qua địa

bàn xã Hải Hà đổ ra cửa Nghi Sơn. Dòng sông Yên Hòa vừa cung cấp nguồn nước
tưới tiêu phục vụ sinh hoạt và sản xuất, vừa là con đường thủy thuận lợi cho thuyền
bè ra vào bến bãi.
Trên địa bàn huyện có 46 đập hồ lớn nhỏ. Phần lớn sông ngoài trên địa bàn
bị nhiễm mặn, lợ. Chỉ có sông Kênh Than và một số sông, suối từ các hồ lớn là
nước ngọt [17].
1.1.3.2 Hải văn
- Thủy triều: Chế độ thủy triều chịu ảnh hưởng của thủy triều sông Yên, sông
Bạng, thuộc chế độ bán nhật triều, thời gian thủy triều lên trung bình hàng ngày là 9
giờ, xuống là 15 giờ.
- Sóng biển: Tốc độ gió, đà sóng và thời gian thổi là những yếu tố tạo nên
sóng chính. Mùa đông, hướng sóng chủ yếu trên biển khơi là hướng Đông Bắc và
có thể đạt trị số trung bình khoảng 2 – 3 m về độ cao và 11 – 12 giây về chu kỳ, tần
suất xuất hiện của sóng hướng Đông Bắc là 60 – 70%. Mùa hè, sóng gió theo hướng
chính là Nam, Tây Nam và Đông Nam, hướng sóng chính Đông Nam với tần suất là
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
9
60%. Sóng trong bão là loại sóng phức tạp và nguy hiểm cho mọi hoạt động trên
biển và ven biển. Độ cao của sóng trong bão tới 4 -5 m, thời gian 9 – 10 giây.
- Nước dâng: Khi có gió mạnh hay bão thường gây ra hiện tượng nước dâng.
Nước dâng do gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, tùy theo cường độ có thể gây
ra nước dâng cao hơn mức bình thường 10 – 30 cm và có thể truyền sâu vào sông
10 – 20 km. Nước dâng khi có bão đều trên dưới 1m, khi cực đại có thể vượt quá
2,0 – 2,5 m.
- Động lực biển và sạt lở bờ biển, đê biển: Sạt lở bờ biển là hiện tượng tự
nhiên xảy ra nhiều ở các vùng bờ biển trên thế giới, nhất là các vùng nhiệt đới.
Trong mùa mưa bão, sóng biển là động lực chính tác động đến bờ biển, mái đê gây
sụt lở. Cát bùn luôn được đánh tung lên và được dòng hải lưu chuyển ra ngoài bờ và
tải đi bồi tích nơi khác. Mực nước biển quyết định độ ảnh hưởng đến bờ biển. Sự

trùng lặp của mực nước cao nhất theo thủy triều với nước dâng và sóng bão sẽ làm
cho mức độ phá hoại của động lực biển trở nên mạnh hơn [17].
1.2. Tiềm năng tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên sinh vật
1.2.1.1 Tiềm năng tài nguyên sinh vật biển
Vùng biển huyện chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu nóng và lạnh tạo
thành bãi cá, tôm có trữ lượng khá lớn. Đã xác định có hơn 120 loài cá, thuộc 82
giống, 58 họ, gồm: 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy và các loại hải sản khác.
- Động vật đáy và sinh vật phù du: Ở mỗi vùng nước: ngọt, lợ, mặn có một
khu hệ động vật đáy và sinh vật phù du đặc trưng, trong đó vùng nước lợ phong phú
và đa dạng về thành phần lượng. Số lượng bình quân thực vật phù du đạt
210.514.000 tế bào/m
3
. Động vật phù du 3.320 cá thể /m
3
. Đây là nguồn thức ăn tự
nhiên phong phú cho các loài thủy sản vùng triều và đáp ứng cho việc phát triển
nuôi trồng thủy sản. Về thành phần loài, đến nay đã xác định được 270 loài thực vật
phù du, 191 loài động vật phù du.
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
10
Ở vùng biển ven bờ huyện Tĩnh Gia đã xác định được khoảng 119 loài động
vật đáy, tập trung chính ở vùng cửa lạch và vùng hạ triều. Sinh vật lượng động vật
đáy trung bình 456 cá thể/m
3
.
1.2.2. Tài nguyên phi sinh vật
1.2.2.1 Khoáng sản
Trên toàn bộ địa bàn huyện Tĩnh Gia hiện nay, nguồn tài nguyên khoáng sản

nhìn chung có trữ lượng và chất lượng hạn chế, chủ yếu là một số loại khoáng sản
làm vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá vôi, sét làm xi măng, làm gạch ở Trường
Lâm, Các Sơn, Trong đó, mỏ đá vôi làm xi măng có trữ lượng lớn là nguồn cung
cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng Nghi Sơn, riêng mỏ đá vôi ở phía tây nam
huyện (xã Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm) với trữ lượng hàng tỷ mét khối.
Một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế nhưng nằm ở vùng núi cao của huyện là
mỏ chì, kẽm ở Tân Trường, mỏ sắt ở Phú Sơn, đá chịu lửa, đá xây dựng các loại ở
Tân Dân, Ngọc Lĩnh, Định Hải.
Vùng ven biển có cát biển, cát đen chứa titan, cát xây dựng, cát thủy tinh ở
Nguyên Bình.
1.2.2.2 Tài nguyên đấtF
Huyện Tĩnh Gia có diện tích tự nhiên 45.828,66ha, hiện đang được sử dụng
vào các mục đích như sau: Đất nông nghiệp (26.015,9ha); đất phi nông nghiệp
(12.165,19ha); đất chưa sử dụng (7.647,57ha).
Các đặc điểm tài nguyên đất được phân chia theo vùng như sau:
Vùng đất phía tây quốc lộ 1A bao gồm các nhóm đất xám, đất nâu đỏ (phân
bố ở đồi núi), đất phù sa. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, thịt trung bình.
Đất phù sa có hàm lượng chất dinh dưỡng từ dưới trung bình đến trung bình thích
hợp cho trồng lúa và trồng màu. Đất đồi núi có tầng đất trung bình từ 0,5 – 1,2m,
xen lẫn đá nông, khả năng và hướng sử dụng phù hợp với mục đích phát triển lâm
nghiệp, trồng các loại cây như bạch đàn, keo, thông vừa cải tạo môi trường vừa
cho thu nhập về kinh tế.
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
11
Vùng đất phía đông quốc lộ 1A bao gồm các nhóm đất cát biển, cồn cát có
thành phần cơ giới nhẹ (cát tơi, cát pha, thịt nhẹ), loại đất này tuy nghèo đạm, lân,
mùn song giầu Kali, tơi xốp và thoát nước tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng,
nhất là cây trồng màu công nghiệp ngắn ngày như vừng, lạc đậu Các dải đất cát
ven bờ biển phẳng, cát mịn rất thích hợp cho việc phát triển các bãi tắm, nghỉ

dưỡng. Đất mặn phân bố ven sông và các bãi triều, diện tích đất mặn rất thích hợp
cho việc nuôi trồng thủy sản, một số nơi có hàm lượng muối cao rất tốt cho việc sản
xuất muối.
1.2.2.3 Tài nguyên biển
Huyện Tĩnh Gia có 42km bờ biển với 3 cửa lạch: lạch Ghép, lạch Bạng và
lạch Hà Nẫm với tổng diện tích vùng triều hàng nghìn ha thuận lợi cho phát triển
nuôi trồng thủy, hải sản mặn – lợ. Nồng độ muối trong nước biển ở huyện khá cao,
kết hợp với điều kiện thời tiết nắng to, gió lớn là điều kiện rất thuận lợi cho phát
triển nghề làm muối. Ngoài ra, huyện còn có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Hải
Hòa, Hải Ninh là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch
nghỉ mát.
Ngoài tiềm năng về du lịch, khai thác muối, còn có tiềm năng về cảng biển.
Trên địa bàn huyện hiện có 2 cảng biển đang hoạt động, cảng Lạch Bạng và cảng
Nghi Sơn phục vụ nhu cầu tàu thuyền neo đậu trong khai thác thủy sản và trạm vận
chuyển hàng hóa.
- Cảng cá Lạch Bạng có tổng chiều dài 400m được triển khai thi công vào
năm 2009 và được hoàn thành vào cuối năm 2012. Công suất hàng hóa thông qua
cảng 170 tấn/ngày. Sau khi hoàn thành xây dựng cảng sẽ đi vào hoạt động nhằm
phục vụ neo đậu, bốc dỡ hàng hóa của tàu thuyền nghề cá và phục vụ phát triển cơ
sở chế biến kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Cảng Nghi Sơn là một cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại
I) của Việt Nam, thuộc cụm cảng Bắc Trung Bộ. Cảng hiện có một khu bến tổng
hợp và container thuộc địa phận xã Nghi Sơn. Luồng vào bến dài 2km, sâu -8,5m.
Khu bến này hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 20 nghìn DWT. Khu bến này có 2
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
12
cầu tàu, một cầu dài 165m và có độ sâu -8,5m, cầu còn lại dài 225m và có độ sâu -
11m. Kho bến rộng 2.880 m
2

và bãi chứa container rộng 12.350m
2
. Theo quy hoạch
hệ thống cảng biển của Chính Phủ Việt Nam, khu bến hiện nay sẽ được nâng cấp để
có khả năng tiếp nhận tàu tới 50 nghìn DWT.
Nguồn năng lượng tiềm năng chưa khai thác như năng lượng gió, năng lượng
sóng biển. Đây là nguồn năng lượng rất dồi dào nhưng còn hạn chế về mặt kỹ thuật
và vốn nên chưa được đưa vào khai thác.
1.3. Đặc điểm kinh tế
1.3.1. Các ngành kinh tế
1.3.1.1 Nông nghiệp
a) Khai thác thủy sản
Năm 2011, điều kiện thời tiết trên biển tương đối thuận lợi cho ngư dân bám biển
dài ngày. Ngư trường xa bờ xuất hiện nhiều cá nổi như cá mực, cá bạc má và cá đáy
như cá lưỡng, cá mối, mực ống vì vậy nghề khai thác xa bờ đạt hiệu quả cao. Các tàu
khai thác ven bờ đạt hiệu quả thấp do nguồn lợi thủy sản ven bờ đang dần bị cạn kiệt.
Cơ cấu tàu cá có sự chuyển dịch tích cực, giảm về số lượng tàu khai thác ven bờ,
tăng về số lượng tàu khai thác xa bờ. Số lượng tàu cá hoạt động ven bờ có công suất dưới
20 CV đã giảm đáng kể. Số lượng tàu đánh bắt có công suất 90 CV hoạt động ở vùng
khơi tăng nhanh, đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng khai thác trên toàn huyện,
cụ thể:
Bảng 1.1: Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản huyện Tĩnh Gia [13].
TT
Công suất tàu
(CV)
Số lƣợng
(Chiếc)
Phần trăm
(%)
Tổng sản lƣợng

khai thác (Tấn)
Tổng số lao
động (ngƣời)
1
≥ 90
316
11,5
-
-
2
50 - 90
218
7,9
-
-
3
20 - 49
287
10,4
-
-
4
< 20
1926
70,1
-
-
Tổng
80.169
2.747

100
21.500
10.050

Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
13
Biểu đồ phần trăm khai thác của các loại tàu
11,5%
7,9%
10,4%
70,1%
≥ 90
50 - 90
20 - 49
< 20










Hình 1.4: Biểu diễn phần trăm các loại tàu thuyền khác nhau [13].
Các nghề chủ yếu trong khai thác thủy sản là:
- Nghề lưới kéo: 346 tàu tập trung ở các xã Hải Hà, Hải Ninh, Hải Thanh,
Nghi Sơn. Đây là nghề hoạt động chủ yếu ở vùng lộng, năng suất khai thác bình

quân đạt từ 15 tấn/tàu/năm, đặc biệt nghề lưới kéo đôi có sử dụng tời thu lưới cho
hiệu quả khai thác cao, năng suất đạt trên 100 tấn/tàu/năm.
Hoạt động ven bờ, tập trung ở hầu hết các xã bãi ngang và một số ít ở các xã
bãi lạch, sản lượng khai thác thấp, năng suất bình quân chỉ 1,5 tấn/tàu/năm, hiệu
quả khai thác thấp lại mang tính hủy hoại nguồn lợi thủy sản ven bờ, cần có phương
án chuyển đổi, giảm dần số lượng.
- Nghề câu kết hợp chụp mực 433 tàu khai thác ở vùng lộng, vùng khơi tập
trung ở các xã Nghi Sơn, Hải Thanh. Đây là nghề tuy năng suất, sản lượng không
cao nhưng sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao và mang tính chất bền vững cần
được duy trì. Năng suất bình quân đạt 15 tấn/tàu/năm.
- Nghề moi khai thác thường xuyên tập trung chủ yếu ở xã Hải Thanh và
khai thác theo thời vụ ở Hải Ninh, Bình Minh, Hải Hòa, Hải Thượng.
- Các nghề như lồng bẫy, te bẫy, nghề dùng đã giảm mạnh, đây là nghề mang
tính chất hủy hoại nguồn lợi thủy sản, năng suất khai thác thấp.
b) Nuôi trồng thủy sản
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
14
Biểu đồ sản lượng nuôi trồng huyện Tĩnh Gia Năm 2011
0
50
100
150
200
Tôm chân
trắng
Tôm sú Cá lồng
(nước mặn)
Cá nước ngọt Loài khác
(tôm, cua,

ngao )
Loài
Sản lượng
(tấn)
Nghề nuôi trồng thủy sản đã được tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng lựa
chọn con nuôi, hình thức nuôi phù hợp với điều kiện đặc điểm ao đầm, thời tiết, khí
hậu, trình độ kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, nên đã mang lại hiệu quả, góp phần ổn
định đời sống, thu nhập của người dân.
Bảng 1.2: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản huyện Tĩnh Gia năm 2011[13].
TT
Loài
Sản lượng (tấn)
Diện tích
1
Tôm chân trắng
111,5
-
2
Tôm sú
180,5
-
3
Cá lồng (nước mặn)
50
-
4
Cá nước ngọt
171
-
5

Loài khác (tôm, cua, ngao )
137
-
Tổng
-
650
860,5








Hình 1.5 Biểu diễn sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Tĩnh Gia [13].
c) Chế biến thủy sản
Số cơ sở chế biến thủy sản có công suất 10 tấn sản phẩm, 10 lao động trở lên
là 152 cơ sở. Nghề chế biến đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 7.500 lao động,
với mức thu nhập từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng/tháng.
d) Nông nghiệp
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng: 22.627,7 ha, tổng sản lượng lương
thực: 42.323,7 tấn, bao gồm cả lúa, ngô, cây lạc, khoai lang, rau đậu các loại, cây
Vừng. Năm 2011 giành thắng lợi vụ xuân cả về diện tích và năng suất, sản lượng
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
15
lúa và lạc. Vụ hè thu và vụ mùa bị mất cơ bản đặc biệt là lúa mùa mất trên 2700 ha,
sản lượng ước tính trên 15.000 tấn, do đó kế hoạch lương thực năm 2011 chỉ đạt
42.323,7 tấn.

- Về chăn nuôi thú y: Phát triển đàn trâu, bò, lợn và gia cầm khác. Tiếp tục
tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi trang trại theo tiêu chí tại Quyết định số:
271/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban
hành cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2011 - 2015 ở các xã: Tân Dân, Triêu Dương, Phú Sơn và một số xã khác.
1.3.1.2 Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, Thương mại
a) Công nghiệp
Bảng 1.3: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia giai đoạn 2000 – 2009 [10].
Chỉ tiêu
2000
2003
2005
2007
2008
2009
I. Khu vực kinh tế trong nƣớc
1. Nhà mước
+ Trung ương quản lý
+ Địa phương quản lý
2. Tập thể
3. Tư nhân
4. Cá nhân
5. Hỗn hợp
+ Công ty TNHH
+ Công ty cổ phần
II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số

1

-
1
-
2
3.378
-
-
-
-
3.382

-
-
-
-
2
3.100
39
36
3
1
3.143

-
-
-
-
1
3.362
76

74
2
1
3.440

-
-
-
-
2
3.825
21
18
3
1
3.849

-
-
-
-
2
3.921
21
18
3
2
3.946

-

-
-
-
2
3.809
21
18
3
2
3.831

Công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu do thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh và liên doanh tạo ra và nét nổi bật của ngành công nghiệp huyện chính là sự
phát triển của khu vực sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2000, tổng giá trị
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
16
sản xuất của khu vực này là 412,996 tỷ đồng chiếm hơn 98% giá trị sản xuất của
toàn ngành. Năm 2001, Nhà máy Xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản ra đời
đã khiến cho giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tăng đột biến, chiếm
92,3% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Khi công suất của nhà máy tăng lên
4,6 triệu tấn thì tỷ trọng đóng góp của nhà máy trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn huyện còn tăng lên rất nhiều.
Về phân bố không gian: Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đều tập
trung ở thị trấn Tĩnh Gia và các xã ven biển: Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Hà, Hải Bình
và Hải Thượng. Ở khu trung tâm huyện, tập trung phần lớn các cơ sở sản xuất các
mặt hàng cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng. Chế biến lâm sản chủ yếu tập trung ở
vùng bán sơn địa như: Sơn lâm, Trúc Lâm, Mai lâm, Phượng Cát,
b) Tiểu thủ Công nghiệp
Đến năm 2011, toàn huyện có 346 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tập

trung là các ngành nghề chế biến hải sản, sữa chữa tàu thuyền, cơ khí, sản xuất vật
liệu xây dựng dân dụng và các nghề khác. Thu hút trên 13% lao động trong toàn
huyện tham gia, thu nhập bình quân đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản xuất
tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 630 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
khoảng 20% trong tổng giá trị của ngành kinh tế.
c) Thương mại
Giai đoạn 2006 – 2009, quy mô hoạt động của ngành thương mại tăng lên rất
nhanh. Năm 2006 trên toàn huyện có 2.898 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có
2.401 cơ sở hoạt động thương mại, 497 nhà hàng. Đến năm 2009, toàn huyện có
3.157 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó cơ sở hoạt động thương mại tăng 3.165
và 498 nhà hàng. Đặc biệt từ khi có khu kinh tế Nghi Sơn, các doanh nghiệp thương
mại phát triển nhiều hơn và đa dạng hơn.
1.3.1.3 Giao thông vận tải
- Giao thông đường bộ trên địa bàn huyện bao gồm các tuyến đường giao
thông chiến lược quốc gia và giao thông nội tỉnh. Đường quốc lộ 1A, con đường
huyết mạch nối liền các miền trong nước chạy qua địa bàn huyện dài 34 km từ
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
17
Trường Lâm đến Hải Châu. Quốc lộ 1A chia cắt huyện thành 2 phần riêng biệt. Phía
đông là vùng gần biển và phía tây là ruộng đồng. Có thể nói, quốc lộ 1A là huyết
mạch chính của huyện, có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn. Đường sắt Bắc Nam chạy trên địa bàn huyện 20 km, từ xã Các Sơn đến xã
Trường Lâm với 3 ga tàu hỏa Văn Trai, Khoa Trường và Trường Lâm.
Ngoài ra tuyến đường nối đô thị Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh với chiều
dài toàn tuyến là 56km, đoạn đi qua Tĩnh Gia dài 22km có vai trò rất lớn thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia nói riêng và vùng Nam Thanh – Bắc
Nghệ nói chung.
Bên cạnh đó ở Tĩnh Gia còn có đường chiến lược 2B là tuyến đường liên xã
từ Hùng Sơn đi Trường Lâm. Tuyến đường 2B đi qua các xã Hùng Sơn, Định Hải,

Hải Nhân, Nguyên Bình, Xuân lâm, Trúc Lâm, Phú Lâm, Tân Trường và Trường
Lâm. Đường tỉnh lộ số 4 từ cầu Hổ đến Nghi Sơn, còn có đường liên huyện số 8 từ
chợ Kho (Hải Ninh) đến chợ Chào (Thanh Sơn) và hệ thống đường liên thôn và liên
xã dài hàng trăm km. Đó là những đường giao thông chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
- Giao thông đường sông và đường biển. Kênh Than có từ thời Tiền Lê đã
vận chuyển lương lương thực, hàng hóa, vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến và phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Cửa Bạng, Cửa Ghép, Cửa Hà Nẫm nối liền giao
thông đường biển và nội địa thông qua sông Ghép, sông Bạng và sông Hà Nẫm.
Hiện nay, huyện có 3 cảng, đó là: cảng nước sâu, cảng chuyên dùng ở Nghi Sơn và
cảng cá ở xã Hải Thanh. Đây là những tiềm năng để phát triển giao thông đường
biển. Nhìn chung, lợi thế về vận tải đường thủy rất lớn, nhưng chưa được khai thác
đáng kể.
Bảng 1.4: Phương tiện và khối lượng vận tải của huyện Tĩnh Gia năm 2009 [11].
Phƣơng tiện vận tải
Xe ô tô vận tải
(Cái)
Xe ô tô khách
(Cái)
Xe máy
(Cái)
125
56
50000
Phân tích mâu thuẫn lợi ích vùng bờ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Lương Văn Hải – K18 Cao học Môi trường
18
1.3.1.4 Du lịch
Từ năm 2003 đến nay, một phần tài nguyên du lịch biển bước đầu được khai
thác có hiệu quả và thu hút được một số dự án đang bắt đầu đầu tư khai thác tài

nguyên du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa, Khu du lịch sinh thái
đảo Nghi Sơn. Tuy nhiên, phần lớn tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn Tĩnh Gia vẫn chưa được khai thác và phát huy một cách
đầy đủ phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và thương mại – dịch vụ,
du lịch của huyện.
Khách du lịch lưu trú chủ yếu là khách nội địa; phần lớn là các đoàn khách đi
tắm biển Hải Hòa. Lượng khách không đều và không thường xuyên. Mức độ chi
tiêu của khách du lịch tại Tĩnh Gia nhìn chung thấp; chủ yếu cho lưu trú và ăn uống.
Giai đoạn từ năm 2003 – 2009, Tĩnh Gia chưa là một điểm du lịch thu hút
khách. Từ năm 2010 đến nay, lượng khách du lịch Tĩnh Gia có phần gia tăng; lượng
khách du lịch có vào khoảng 88.000 lượt khách. Doanh thu du lịch ước đạt 49,5 tỷ
đồng. Ước tính năm 2011 đạt 53,2 tỷ đồng.
Lực lượng lao động ngành du lịch hiện nay có khoảng hơn 170 lao động trực
tiếp phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ tư
nhân, ). Hầu hết các lao động chỉ mang tính chất thời vụ và chưa được đào tạo bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ du lịch.
Hiện tại, toàn huyện có 22 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có 03 Khách sạn
đạt 2 sao và 02 Khách sạn đạt 1 sao. Hệ thống các nhà hàng, khách sạn bắt đầu phát
triển nhưng chất lượng chưa cao; chủ yếu do tư nhân đầu tư. Vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm chưa được chú ý đúng mức. Các loại hình dịch vụ nhà hàng theo phương
thức hiện đại, chưa đáp ứng được nhu cầu du khách.
Các điểm cho hoạt động vui chơi giải trí hầu như chưa đáng kể; chỉ có một
số điểm nho nhỏ do tư nhân điều hành, chất lượng dịch vụ rất nghèo nàn. Khu du
lịch nghỉ dưỡng Hải Hòa có 01 sân Tenis.

×