Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim se

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 74 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM















PHẠM THỊ NGUYỆT



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHẢN
ỨNG FENTON ĐỂ PHÂN TÍCH HOẠT TÍNH
CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT TIM SEN



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM






GVHD: TS. HUỲNH NGUYỄN DUY BẢO


Nha Trang, tháng 7 năm 2013

i
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp nhờ vào sự nỗ lực của bản thân và sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô trong Khoa Công nghệ Thực phẩm và các
cán bộ phòng thí nghiệm em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp của mình.
Nhân đây:
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, cán bộ trong Khoa
Công nghệ Thực phẩm đã giúp em hoàn thành đồ án của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Huỳnh Nguyễn Duy Bảo
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian làm đồ án.
Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới các anh chị cao học và các bạn đã
giúp đỡ, động viên em trong thời gian qua.
Cuối cùng cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã hỗ
trợ về kinh phí và luôn đông viên tinh thần em trong suốt thời gian học tập tại
Trường.

Nha Trang, tháng 6 năm 2013
Sinh viên

Phạm Thị Nguyệt







ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu chung về sen 3
1.1.1. Nguồn gốc của sen 3
1.1.2. Phân bố và đặc tính thực vật của cây sen 3
1.1.3. Thành phần hóa học của các bộ phận cây sen 5
1.1.4. Giá trị dược liệu của các bộ phận cây sen 8
1.1.5. Giá trị sử dụng của các bộ phận cây sen 10
1.1.6. Tình hình trồng và tiêu thụ sen trên thế giới và trong nước 11
1.2. Giới thiệu về tim sen 11
1.3. Sự oxy hóa và chất chống oxy hóa 13
1.3.1. Sự oxy hóa 13
1.3.1.1. Gốc tự do 14
1.3.1.2. Nguồn gốc hình thành các gốc tự do 14
1.3.1.3. Ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể 15
1.3.2. Chất chống oxy hóa 16
1.3.2.1. Khái niệm chất chống oxy hóa 16

1.3.2.2. Sự chống oxy hóa 17
1.3.2.3. Phân loại chất chống oxy hóa 17
1.3.2.4. Các chất chống oxy hóa tự nhiên 17
1.4. Một số phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa 22
1.4.1. Phương pháp phân tích khả năng khử gốc tự do DPPH 22
1.4.2. Phương pháp phân tích tổng năng lực khử 23
1.4.3. Phương pháp phân tích khả năng chống oxy hóa lipid dựa vào chỉ số TBA 24
1.4.4. Phương pháp phân tích khả năng khử hydroperoxide 27
1.4.5. Phương pháp TRAP 27
1.4.6. Phương pháp FRAP 28
1.4.7. Phương pháp FTC 28
1.4.8. Phương pháp TEAC 29
iii
1.4.9. Phương pháp TAC (Determination of Total Antioxidant Capacity) 29
1.4.10. Phương pháp DMPD (N, N-dimethyl-p-phenylene diamindihydrochloride) 29
1.4.11. Phương pháp Phospho molybdenum 29
1.4.12. Khảo nghiệm Conjugated diene 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Nguyên liệu và hóa chất 31
2.1.1. Nguyên liệu 31
2.1.2. Hóa chất 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Chuẩn bị dịch chiết tim sen 31
2.2.2.Đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt
tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen 33
2.2.3. Các phương pháp phân tích 36
2.2.3.1. Phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
tim sen dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH 36
2.2.3.2. Phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
tim sen dựa vào tổng năng lực khử 38

2.2.3.3. Phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
tim sen dựa vào khả năng khử hydrogen peroxide 39
2.2.3.4. Phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
tim sen dựa vào mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/myoglobin/H
2
O
2
40
2.2.3.5. Phương pháp phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
tim sen dựa vào mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
43
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân tích dựa vào mô
hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2
46
3.2. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân tích dựa vào mô
hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/FeCl
2
/H

2
O
2
47
3.3. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen được phân tích dựa vào
khả năng khử gốc tự do DPPH 48
3.4. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen được phân tích dựa vào
tổng năng lực khử 49
iv
3.5. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen được phân tích dựa vào
khả năng khử hydrogen peroxide 50
3.6. Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân
tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2

trong hệ lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
51
3.7. Tương quan giữa khả năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và
khả năng khử H
2
O
2
với hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen

phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/myoglobin/H
2
O
2
52
3.7.1. Tương quan giữa khả năng khử gốc tự do DPPH với hoạt tính chống oxy
hóa của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong
hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2
52
3.7.2. Tương quan giữa tổng năng lực khử với hoạt tính chống oxy hóa của dịch
chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/myoglobin/H
2
O
2
53
3.7.3. Tương quan giữa khả năng khử H
2
O
2
với hoạt tính chống oxy hóa của
dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/myoglobin/H
2
O
2

54
3.8. Tương quan giữa khả năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và
khả năng khử H
2
O
2
với hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen
phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
55
3.8.1. Tương quan giữa khả năng khử gốc tự do DPPH với hoạt tính chống oxy hóa
của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
55
3.8.2. Tương quan giữa tổng năng lực khử với hoạt tính chống oxy hóa của dịch
chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/FeCl
2
/H
2
O

2
56
3.8.3. Tương quan giữa khả năng khử H
2
O
2
với hoạt tính chống oxy hóa của dịch
chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 58
1. Kết luận 58
2. Đề xuất ý kiến 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO I
PHỤ LỤC III
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Các polyphenol chính, nguồn gốc và tính chất của chúng 18
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Hạt sen 5
Hình 1.2. Lá sen 5
Hình 1.3. Ngó sen 6
Hình 1.4. Gương sen 7

Hình 1.5. Tua nhị sen 7
Hình 1.6. Hạt gạo 8
Hình 1.7. Củ sen 8
Hình 1.8. Tim sen khô 12
Hình 1.9. Nguồn gốc hình thành các gốc tự do 15
Hình 1.10. Sơ đồ phân tích khả năng khử gốc tự do DPPH 23
Hình 1.11. Sơ đồ phân tích tổng năng lực khử 24
Hình 1.12. Phương trình phản ứng giữa malonyl dialdehyde và thiobarbituric 24
Hình 1.13. Sơ đồ phân tích khả năng chống oxy hóa lipid dựa vào chỉ số TBA
26

Hình 1.14. Sơ đồ phân tích khả năng khử hydroperoxide 27
Hình 2.1. Quy trình chuẩn bị dịch chiết từ tim sen 32
Hình 2.2. Sơ đồ minh họa phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy dựa vào
mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2
34
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng áp dụng mô hình phản
ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim
sen 35
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích khả năng khử gốc tự do DPPH của
dịch chiết tim sen 36
Hình 2.5. Đường chuẩn DPPH 37
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích tổng năng lực khử của dịch chiết tim sen 38
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích khả năng khử H
2
O
2

của dịch chiết
tim sen 40
Hình 2.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
tim sen dựa vào mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/myoglobin/H
2
O
2
42
Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết
tim sen dựa vào mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
44
Hình 3.1. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân tích dựa vào
mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2
46
vii
Hình 3.2. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen phân tích dựa vào
mô hình Fenton trong hệ lipid/FeCl
2
/H
2
O

2
47
Hình 3.3. Khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết tim sen 48
Hình 3.4. Tổng năng lực khử của dịch chiết tim sen 49
Hình 3.5. Khả năng khử H
2
O
2
của dịch chiết tim sen 50
Hình 3.6. Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen
phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/
H
2
O
2
và trong hệ lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
51
Hình 3.7. Tương quan giữa khả năng khử DPPH với hoạt tính chống oxy hóa
của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton
trong hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2
52
Hình 3.8. Tương quan giữa tổng năng lực khử với hoạt tính chống oxy hóa của

dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton trong hệ
lipid/myoglobin/H
2
O
2
53
Hình 3.9. Tương quan giữa khả năng khử H
2
O
2
với hoạt tính chống oxy hóa
của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton
trong hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2
54
Hình 3.10. Tương quan giữa khả năng khử DPPH với hoạt tính chống oxy hóa
của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton
trong hệ lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
55
Hình 3.11. Tương quan giữa tổng năng lực khử với hoạt tính chống oxy hóa
của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton
trong hệ lipid/FeCl
2

/H
2
O
2
56
Hình 3.12. Tương quan giữa khả năng khử H
2
O
2
với hoạt tính chống oxy hóa
của dịch chiết tim sen phân tích theo mô hình phản ứng Fenton
trong hệ lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
57




1
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, con người đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh lý nguy hiểm
như bệnh lão hóa, bệnh tim mạch, bệnh đột quỵ, bệnh thần kinh, đục tinh thể,
thoái hóa hoàng điểm ở mắt, nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao, chứng thiếu
máu cục bộ và làm giảm khả năng tự miễn dịch cũng như hoạt động nội tiết của
cơ thể. Mà nguyên nhân chính được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe

nói đến là do xảy ra stress oxy hóa dẫn đến sự tăng quá nhiều gốc tự do. Trong
khi đó, hệ thống "chất chống oxy hoá nội sinh" không đủ sức cân bằng để vô hiệu
hoá do đó các nhà khoa học đặt vấn đề dùng các "chất chống ôxy hóa ngoại sinh"
(tức là từ bên ngoài đưa vào cơ thể) với mục đích phòng bệnh, nâng cao sức
khoẻ, chống lão hoá. Các chất chống oxy hóa ngoại sinh từ tự nhiên đã được xác
định như beta-caroten, chất khoáng selen, các hợp chất flavonoid, polyphenol,…
và còn cả các chất chống oxy hóa ngoại sinh tổng hợp như BHA, BHT, Propyl-
gallate,… Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa tổng hợp có thể gây hại đến sức
khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong lĩnh vực thực phẩm cũng đang phải đối mặt với khó khăn
trong việc bảo quản các sản phẩm chứa dầu mỡ cũng như các sản phẩm dễ bị oxy
hóa dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng, cảm quan và có thể gây độc cho người
tiêu dùng.
Theo công bố của các nhà khoa học cho thấy trong thành phần dịch chiết
tim sen có chứa các chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là các hợp
chất polyphenol với hàm lượng thấp.
Bên cạnh đó, nước ta có diện tích trồng sen lớn tại các đầm lầy thuộc các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và vùng trung du suốt từ Bắc vào Nam. Hầu hết
các bộ phận của sen được sử dụng rộng rãi trong đời sống, kể cả trong ẩm thực
và trong y học. Nhưng tim sen ít được sử dụng hơn do trong thành phần hóa học
của tim sen có chứa một hàm lượng tượng đối lớn các alkaloid (khoảng
0,89÷1,06%) gây ra vị đắng nên đa số được dùng làm thuốc an thần chữa mất
ngủ trong đông y.
2
Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của dịch chiết tim sen trước đây
[7], [8], [9], [13] và đồ án tốt nghiệp của Phan Thị Kim Ngân, Ma Thị Xuân Mai
chỉ mới khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen dựa vào khả
năng khử gốc tự do, tổng năng lực khử và khả năng khử hydroperoxide nên chưa
đánh giá được chính xác hoạt tính chống oxy hóa lipid của dịch chiết tim sen. Để
ứng dụng dịch chiết tim sen như một chất chống oxy hóa tự nhiên cần phải

nghiên cứu đánh giá hoạt tính chống oxy hóa lipid của nó. Chính vì vậy, nghiên
cứu này đã áp dụng mô hình phản ứng Fenton để phân tích hoạt tính chống oxy
hóa của dịch chiết tim sen và đánh giá khả năng áp dụng của mô hình để phân tích
hoạt tính chống oxy hóa.
Nội dung thực hiện đề tài:
-
Phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen áp dụng mô
hình phản ứng Fenton trong hệ lipid/myoglobin/H
2
O
2
và trong hệ
lipid/FeCl
2
/H
2
O
2
.
-
Phân tích hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết tim sen dựa vào khả
năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và khả năng khử H
2
O
2
.
-
Phân tích mối tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa đánh giá theo
mô hình Fenton với khả năng khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử và khả
năng khử H

2
O
2
của dịch chiết tim sen.
Trong quá trình nghiên cứu nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Huỳnh
Nguyễn Duy Bảo và kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập tại Trường
em đã hoàn thành được đề tài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, sự hiểu biết còn ít
và còn thiếu kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong bài. Vì vậy,
em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô và các bạn.







3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về sen
1.1.1. Nguồn gốc của sen
Cây sen (Nemlumbo nucifera Gaerth) hay (Nelumbium speciosum Willd)
thuộc họ Nelumboaceae, có nguồn gốc Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino,
1979), sau đó lan ra các vùng Đông Bắc Úc Châu cách đây hàng ngàn năm. Hiện
nay, cây sen có mặt phổ biến ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Việt Nam, vùng Đông Bắc Úc, New Guinea và Trung Đông. Sen là loại
cây thủy sinh rất hữu dụng, nó không chỉ mang lại giá trị về mặt vật chất mà còn
biểu tượng cho giới tâm linh và văn hóa của các nước Châu Á. Chính vì thế mà
ngay từ xa xưa sen đã có mặt trong các lễ hội để biểu tượng cho sự tao nhã và
nhân cách sống của con người. Trung Quốc là một trong những đất nước có nền
văn hóa độc đáo và cũng gắn nhiều với sen. Đã có nhiều công trình nghiên cứu

khảo cổ học Trung Quốc tìm thấy dấu tích của sen từ lâu đời: năm 1972 đã tìm
thấy đá hóa thạch của hạt sen 5.000 tuổi tại tỉnh Vân Nam, năm 1973 hạt sen
7.000 năm tuổi khác đã được tìm thấy ở tỉnh Chekiang (Trung Quốc). Và các nhà
khảo cổ học Nhật Bản cũng tìm thấy hạt sen 1.200 tuổi bị thiêu đốt trong hồ cổ
sâu 6m ở Chiban (Iwao, 1986) nên họ cho rằng một số giống sen thì xuất phát từ
Nhật Bản còn sen lấy củ thì xuất phát từ Trung Quốc (Takashashi, 1994).
1.1.2. Phân bố và đặc tính thực vật của cây sen
Sen phân bố ở hầu hết các vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Mỹ, được trồng
nhiều ở ao hồ, vùng trũng thấp và vùng đồng bằng nhưng nó phát triển mạnh khi
trồng vùng đất bị ngập, đầm lầy. Sen là loại cây ưa khí hậu nóng ẩm của vùng
nhiệt đới nên được trồng nhiều ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á
như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và một số tỉnh phía nam
Trung Quốc. Ở nước ta sen được trồng hay mọc tự nhiên phổ biến ở các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên
thuộc tỉnh An Giang với hàng trăm hecta sen mọc tập trung. Ngoài ra, sen cũng
được trồng rải rác ở các tỉnh Trung Bộ và Bắc Bộ.
4
Cây sen có thân rễ (ngó sen) hình trụ, mọc bò lan dài trong bùn, hệ thống
thân rễ rất phát triển, phân nhánh theo chiều ngang và nằm sâu dưới lớp bùn đến
0,5m, từ các đốt của thân rễ mọc lên nhiều lá. Lá sen hình tròn có đường kính
khoảng 30÷70cm và mọc vượt khỏi mặt nước. Lá có cuống dài, mép lá uốn lượn,
màu lục xám, giữa lá trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía, gân
hình khiên và hằn rõ. Độ dài của cuống lá tùy thuộc vào mực nước nông hay sâu
để phiến lá vượt khỏi mặt nước thực hiện chức năng quang hợp và hô hấp. Theo
Đỗ Huy Bích và công tác viên (2003) cây sen có hoa to mọc riêng lẻ trên cuống
dài và thẳng phủ đầy gai nhọn, đường kính 8÷12 cm, màu hồng, hồng đỏ hay
trắng (tùy theo giống). Hoa có 3÷5 lá đài màu lục nhạt và rụng sớm. Cánh hoa
phía trong to, khum lòng máng, những cánh hoa ở giữa và phía trong nhỏ hẹp
dần. Nhị hoa rất nhiều màu, chỉ nhị mảnh, có phần phụ ở đầu là gạo sen có màu
trắng và thơm, bộ nhụy gồm nhiều lá nõn rời nằm trên một đế hoa hình nón

ngược (gương sen). Hoa nở vào buổi sáng, thụ phấn nhờ côn trùng và gió vào
buổi trưa hay đầu buổi chiều. Mùa hoa thường bắt đầu sau 2÷3 tháng sau khi
trồng (bằng cây non) và sẽ thu hoạch sau 0,5÷2 tháng. Mùa hoa thường bắt đầu
vào tháng 5÷6 và mùa quả vào tháng 7÷9.
Quả bé có núm nhọn thường gọi là hạt sen, phần trước mỏng và cứng có
màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và trong là lá mầm dài
màu lục thẫm (tim sen). Khả năng tái sinh tự nhiên chủ yếu của sen là hạt. Tuy
nhiên, người ta thường dùng các đoạn thân rễ có chồi để trồng. Đời sống của cây
sen phụ thuộc chủ yếu vào sự sinh trưởng của lá. Nếu trong vòng 2÷3 tháng cắt
toàn bộ lá trên mặt nước phía dưới thân rễ của sen sẽ bị chết.
5
1.1.3. Thành phần hóa học của các bộ phận cây sen

Hình 1.1. Hạt sen

Hạt có thành phần chính là tinh bột nên được sử dụng để nấu chè, làm mứt
hay được sử dụng như vị thuốc trong thang thuốc cổ truyền chữa thần kinh suy
nhược, mất ngủ đi tiêu lỏng, thuốc bổ tỳ. Hạt sen hình trứng, rốn hạt hình vạch,
kích thước hạt từ 3÷25 µm. Ngoài ra hạt sen còn chứa các alkaloids như lotusine,
demethyl coclaurine, liensinine, iso-liensinine.

Hình 1.2. Lá sen

Lá sen có nhiều alkaloid (tỷ lệ alkaloid toàn phần từ 0,2÷0,5%) đã được
phân lập và xác định cấu trúc: nuciferin, anonain, roemrin, pronuciferin, N-
6
nornuciferin, O-nornuciferin, N-methyl-coclaurin, 4-methyl-N-methylcoclaurin,
nepherin, liriodennin, dehydroroemerin, armepavin, dehydronuciferin, dehydroanonain,
N-methylsococlaaurin. Nuciferin là thành phần chính (0,15%). Ngoài ra còn có các acid
hữu cơ (như gluconic acid, citric acid, malic acid, succinic acid), tannin, vitamin C và

các flavonoid: quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinindin.

Hình 1.3. Ngó sen

Ngó sen chứa tinh bột (75%), asparagin (8%), arginin, trigonellin, đường
glucoza, vitamin C.
Tâm sen chứa alkaloids (tỷ lệ toàn phần khoảng 0,89÷1,12%) gồm có 5
loại alkaloid chính liiensinine, isoliensinine, neferine, lotusine, methylcorypaline
và một số alkaloid khác như nuciferine, bisclaurine,…
7

Hình 1.4. Gương sen

Gương sen chứa 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrate.

Hình 1.5. Tua nhị sen

Tua nhị sen có nhiều flavonoids, tannins.
8

Hình 1.6. Hạt gạo


Hình 1.7. Củ sen

Củ sen có chứa 70% tinh bột và một số chất như: asoaragin, arginin,
trigonellin, tyrosin, glucose, vitamin A, B, C, PP và một số ít tannin.
1.1.4. Giá trị dược liệu của các bộ phận cây sen
Các bộ phận của cây sen đều chứa các thành phần hóa học có giá trị dược
liệu do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu dược về sen đã chứng minh được

dịch chiết của tất cả các bộ phận của sen đều có tác dụng rất tốt. Theo một nghiên
cứu tại phân khoa y học tự nhiên tại Đại học Dược Toyama (Nhật) các
9
polyphenol trong sen có hoạt tính tiêu diệt gốc tự do sinh ra bởi DPPH rất mạnh.
Các polyphenol cô lập được như procyanin B-3, methyl gallate, quercetin,
quercetin galactoside, quercetin-3-O-rutinose và kaemferol. Một nghiên cứu khác
tại phân khoa Thực phẩm và Kỹ thuật sinh học tại Đại học quốc gia Pukyong
(Nam Hàn) ghi nhận dịch chiết bằng methanol từ tua nhị sen có chứa flavonoids
có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh trong hệ thống thử nghiệm Peroxyd nitric và
hoạt tính cao hơn mức bình thường trong hệ thống DPPH. Và một nghiên cứu
khác tại trung tâm Nghiên cứu Y-Dược, Đại học Wonk wang (Nam Hàn) đã ghi
nhận dịch chiết ethanol từ sen có khả năng dọn sạch gốc tự do khá mạnh với mức
ức chế ở nồng độ 6,49mcg/ml (thử nghiệm trên hệ thống DPPH), ngoài ra dịch
chiết còn có tác dụng tốt lên tế bào gan như ức chế sự tăng enzyme gan và ức chế
tác động độc hại gây bởi alpha-toxin B1 và CCl
4
. Và các nhà nghiên cứu cũng
đưa ra giải thích tác động bảo vệ gan của dịch chiết có thể do khả năng chống
oxy hóa của dịch chiết. Theo kết quả nghiên cứu của phân khoa Dược Đại học
Jadavpur (Ấn Độ) dịch chiết thân sen bằng ethanol có tác dụng hạ nhiệt. Theo kết
quả nghiên cứu của Đại học nông nghiệp Bangladesh (04/1998) dịch chiết từ rễ
sen có tác dụng chống tiêu chảy. Và thêm các nghiên cứu về tác dụng rất tốt của
dịch chiết củ sen bằng ethanol tại phân khoa Kỹ thuật Dược, Đại học Jadavpur
(Ấn) cho thấy dịch chiết có tác dụng hạ đường trong máu do có khả năng cải
thiện mức dung nạp glucose và tăng cường tác dụng của isnsulin chích vào chuột
(Journal of Ethnopharmacology 11/1997). So sánh tác dụng hạ đường trong máu
với tolbutamide thì tác dụng của dịch chiết khá cao bằng 73% (ở chuột bình
thường), bằng 67% (ở chuột bị gây tiểu đường). Ngoài ra, dịch chiết methanol từ
củ sen có tác dụng chống viêm đáng kể, tác dụng mạnh tương đương với
phenylbutazone và dexamethasone. Và đã cô lập được hai thành phần chống

viêm của củ sen: betulinic acid và các triterpen steroids. Theo kết quả nghiên
cứu của phân khoa Kỹ thuật Dược Đại học Jadavpur trên chuột thì cho thấy dịch
chiết củ sen bằng methanol có sự giảm hoạt động tức thời, giảm thư giãn cơ và
tăng cường tác dụng gây ngủ của pentobarbital (Jouernal of Ethnopharmacology
11/1996).
10
Trong thành phần hóa học của sen có neferine (một alkaloid loại dibenzyl
iso quinolein) có tác dụng hạ huyết áp và ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Theo
nghiên cứu của phân khoa Dược Đại học Y Khoa Tongji-Vũ Hán (Trung Quốc)
neferine ức chế đáng kể sự kết dính tiểu cầu (thử trên thỏ) gây bởi ADP,
collagen, arachidonic acid và yếu tố kích hoạt tiểu cầu. Neferine còn có tác dụng
chống rối loạn nhịp tim và làm giảm huyết áp do có tác dụng làm giãn nở mạch
máu. Ngoài ra liensinine có hoạt tính hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim do nó
làm giảm co thắt của bắp thịt bằng cách gây ra sự kéo dài tiềm lực hoạt động của
ADP trên bắp thịt.
Bên cạnh rất nhiều tác dụng tốt của sen thì nó cũng gây ra một số tác dụng
không tốt khi sử dụng không đúng như hạt sen không được dùng khi bị táo bón
và trương dạ dày.
1.1.5. Giá trị sử dụng của các bộ phận cây sen
Sen là biểu tượng của sự thịnh vượng, thiêng liêng và bất tử của nhiều nền
văn hoá ở các nước Châu Á. Hàng ngàn năm trước, hoa sen là biểu tượng chính
của nhiều tôn giáo ở Châu Á. Đạo phật xem hoa sen là biểu tượng cao nhất của
sự tinh khiết, hoà bình, từ bi và vĩnh hằng (William, 1998). Vì vậy, hoa sen được
xuất hiện nhiều trong các lễ hội.
Sen là loại cây rất hữu dụng, các bộ phận của sen đều được sử dụng hết
không chỉ trong các bài thuốc đông y mà còn được sử dụng trong chế biến các
món ăn, đồ uống. Lá sen có mùi thơm được dùng để gói cốm làng Vòng hay
được sử dụng như rau ăn sống với cá lóc, cá rô nướng ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
Ngó sen được dùng như rau sống bằng cách tước vỏ, chẻ nhỏ hay dùng

bóp gỏi, muối chua, nấu canh chua, nấu lẩu.
Các sản phẩm hạt sen như hạt sen bóc vỏ lụa, loại bỏ tim sen đông lạnh
xuất khẩu sang Đài Loan.
Hạt sen là có giá trị dinh dưỡng rất cao được dùng như thực phẩm cao cấp
như sản phẩm gà tần sen để chữa suy nhược cơ thể, mứt sen để làm đồ ăn chơi,
sen luộc, sen sấy, sản phẩm nước hạt sen đóng chai.
11
Củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu tráng
dương, an thần nên được sử dụng trong các món nấu cao cấp như thịt dê, lẩu thập
cẩm,… để chữa các bệnh về phổi, tỳ vị. Hay được sử dụng như sản phẩm muối
chua, ăn sống, bóp gỏi.
1.1.6. Tình hình trồng và tiêu thụ sen trên thế giới và trong nước
Hiện nay, Trung Quốc là nước trồng sen đứng đầu thế giới với diện tích
khoảng 140.000 ha. Năng suất của sen khoảng 22,5 tấn/ha/năm. Sản lượng củ sen
khoảng 3 triệu tấn/năm. Ngoài tiêu thụ nội địa hàng năm Trung Quốc còn xuất
khẩu sang Nhật Bản khoảng 2.000 tấn của sen tươi và khoảng 15.000 tấn củ sen
muối. Sen được coi là một trong những cây trồng chiến lược của Trung Quốc do
đó viện nghiên cứu sen Wuban đã chọn lọc được 125 giống sen để sản xuất các
sản phẩm của sen theo hướng lấy hoa, lấy hạt, lấy củ và lấy ngó.
Nhật Bản là nước đứng thứ 2 thế giới về diện tích trồng sen khoảng 5.000
ha. Sản lượng củ sen ở Nhật Bản khoảng 72.000 tấn /năm. Nhu cầu tiêu dùng
trong nước khoảng 100.000 tấn củ/năm. Do đó, hàng năm phải nhập khẩu từ
20.000÷30.000 tấn củ sen.
Việt Nam có khoảng 3.000 ha trồng sen chủ yếu là giống hoang dại được
khai thác tự nhiên hay trồng làm cảnh do đó năng suất ngó sen, củ sen, hạt sen
đều rất thấp. Hiện nay thì đang chuyển sang trồng các giống nhập nội từ Trung
Quốc nên năng suất tăng. Các sản phẩm từ sen được tiêu dùng nội địa ít chủ yếu
là xuất khẩu.
Một số nước Châu Á có lượng tiêu dùng sen tương đối lớn nhưng sản
lượng thu hoạch sen ít như Đài Loan nhu cầu tiêu thụ củ và hạt sen rất cao nhưng

diện tích trồng không đáng kể, sản lượng của sen hàng năm chỉ khoảng 600÷700
tấn và sản lượng hạt khoảng 30÷35 tấn. Và hai nước đang nhập khẩu các sản
phẩm sen lớn là Hàn Quốc, Úc. Nhu cầu tiêu thụ củ sen tại Úc hàng năm khoảng
1.000 tấn củ sen nhưng chỉ sản xuất được với sản lượng khoảng 100 tấn củ/năm.
1.2. Giới thiệu về tim sen

Tên khoa học: Embryo Nelumbinis.

Tên khác: Liên tử tâm, tâm sen.

Tên thường dùng: Tim sen.
12

Tim sen là chồi màu xanh lục thẫm ở giữa hạt sen, gồm bốn lá non gấp
lại.

Thành phần hóa học: Có chứa 5 alkaloid chính (linsinine, isoliensinine,
nuciferine, lotusnine, methylcorypaline) với hàm lượng 0,89% ÷1,06%. Ngoài ra
còn có flavoloid, acid amin,… và một số alkaloid khác.

Hình 1.8. Tim sen khô


Tác dụng của tim sen:
Theo y thư cổ, tim sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm),
hạ huyết áp, sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và cầm máu. Thường dùng
uống thay trà để chữa chứng bệnh như đau đầu chóng mặt hoa mắt, hồi hộp đánh
chống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Nếu dùng dưới dạng cháo liên tử tâm (5g
tim sen, 100g gạo tẻ đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm chút đường phèn ăn
nhiều lần trong ngày) có công dụng thanh nhiệt lương huyết, dưỡng tâm an thần,

chữa bệnh suy nhược cơ thể ở người già, hoa mắt chóng mặt, đau mắt đỏ, cao
huyết áp, nôn hoặc ho ra máu, đại tiện ra máu, táo bón kéo dài,… Tim sen có tính
lạnh nên những người tỳ vị yếu hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mãn tính không
được dùng.
Theo y học hiện đại, tim sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm
giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống tích cực
rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa và cải thiện
tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng giãn thành mạch máu, giảm thiểu
lượng oxy của cơ tim và cải thiện lựu lượng tuần hoàn động mạch vành tim [18].
13
Nuciferin chiết từ lá sen và demethylcaclaurin từ tim sen có tác dụng giải
co thắt (spasmolytic) cơ trơn. Từ tim sen, người ta chiết được 2 alkaloid có tác
dụng hạ huyết áp là liensinin và một alkaloid khác không kết tinh, chất này có tác
dụng hạ áp mạnh hơn nhiều so với liensinin. Khi liensinin chuyển thành dạng
amoni bậc 4 tác dụng hạ huyết áp mạnh hơn.
Nuciferin có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống viêm yếu,
giảm đau, chống ho, kháng serotonin và có hoạt tính phong phế thụ thể
adrenergic. Các dẫn chất nornuciferin dưới dạng hydrobromide hoặc
hydrochloride, tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng gây giật rung mạnh, N –
propylnornuciferin là chất gây giật rụng mạnh nhất.
Nuciferin có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ gây bởi pentobarbital trên
chuột nhắt trắng. Trên điện não đồ, với liều 100mg/kg/ngày cho thỏ uống trong 4
ngày liền có tác dụng tăng cường quá trình ức chế trong các tế bào thần kinh
vùng vỏ não cảm giác vận động và thể lưới thân não (tăng thành phần sóng chậm
delta và giảm thành phần sóng nhanh beta).
Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam cho kết quả như sau: dịch chiết và
alkaloid toàn phần của tim sen và lá sen có tác dụng an thần, tăng trương lực và
co bóp cơ tử cung thỏ, chống co thắt cơ trơn ruột gây nên bởi histamine và
acetylcholine.
Tim sen có tác dụng chống thao cuồng kích động ức chế trạng thái loạn

thần kinh gây hung dữ, tăng vận động ở chuột cống trắng do tiêm noradrenalin
vào não thất. Tác dụng này của tim sen hiệp đồng với tác dụng của aminazin do
đó có thể dùng tim sen phối hợp với aminazin trong điều trị tâm thần phân liệt để
giảm liều và giảm độc tính của aminazin.
Alkaloid tách chiết từ tim sen (neferine, liensine, isoliensine và anisic
acid) đang được sự quan tâm nhiều bởi vì tác dụng dược lý của nó như khả năng
chống cao huyết áp, chống viêm phổi và sự suy giảm miễn dịch ở người nhiễm
HIV. Đã xác định được trong thành phần dịch chiết bisbezylisoquinoline alkaloid
chính là neferine có tác dụng giảm đau và chống lại sự suy nhược.
1.3. Sự oxy hóa và chất chống oxy hóa
1.3.1. Sự oxy hóa
14
Sự oxy hóa là một quá trình xảy ra phản ứng hóa học trong đó electron
được chuyển sang chất oxy hóa hay chất thiếu điện tử (các gốc tự do).
1.3.1.1. Gốc tự do
Theo định nghĩa, gốc tự do (Free radical) là bất kỳ chất nào chỉ có một
điện tử duy nhất (electron mang điện tích âm) hay một số lẻ điện tử.
Do có chứa các điện tử độc thân nên gốc tự do có hoạt tính rất mạnh, nó
luôn mang tính hủy hoại, sẵn sàng thực hiện quá trình oxy hóa, cướp điện tử của
chất mà nó tiếp xúc để ghép đôi với điện tử độc thân của nó và làm chất bị nó
oxy hóa bị hủy hoại nặng nề. Phản ứng oxy hóa trong cơ thể xảy ra nhẹ nhàng
nhưng khi xảy ra stress oxy hóa thì sẽ hình thành rất nhiều loại gốc tự do mà các
gốc nguy hiểm hơn cả là superoxide, ozone, hydrogen peroxide, lipid peroxy
nhất là hydroxyl radical, một gốc rất phản ứng và gây ra nhiều tổn thương.
1.3.1.2. Nguồn gốc hình thành các gốc tự do
Năm 1954, bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California là
nhà khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với
nguy cơ gây ra tổn thương cho tế bào. Trước đó, người ta cho rằng gốc tự do này
chỉ có ở ngoài cơ thể. Như vậy, các gốc tự do (OH


, O
2

, NO

,…) không chỉ được
hình thành từ các tác động bên ngoài như tia UV, bức xạ ion hóa, ô nhiễm môi
trường, hút thuốc, sự cháy, căng thẳng,… mà nó còn là sản phẩm trung gian tất
yếu của các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Các gốc tự do là nguyên
nhân gây tổn thương tế bào, protein, axit nucleic, DNA, … và dẫn tới các căn
bệnh nguy hiểm như ung thư, lão hóa, tiểu đường, tim mạch, thần kinh… Do vậy,
để hạn chế sự phát sinh các gốc tự do quá mức thì cần phải có một chế độ ăn
uống, thể dục hợp lý, môi trường sống và làm việc ít ô nhiễm. Cũng như khi xảy
ra stress oxy hóa để loại bỏ hoặc hạn chế tác hại của sự tăng quá mức các gốc tự
do ta tiến hành bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C,
vitamin E, polyphenol,…
15

Hình 1.9. Nguồn gốc hình thành các gốc tự do

1.3.1.3. Ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể
Như ta đã biết, gốc tự do có tác dụng không tốt đối với cơ thể con người.
Ngay từ lúc con người mới sinh ra thì mỗi tế bào đã phải chịu sự tấn công của
hàng chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Ở tuổi trung niên, cơ thể khỏe mạnh trấn áp
được chúng nhưng khi tuổi cao, sức yếu, gốc tự do lấn áp gây thiệt hại gấp mười
lần ở người trẻ. Nếu không được kiểm soát, kiềm chế, gốc tự do gây ra các bệnh
thoái hóa như ung thư, xơ cứng động mạnh, làm suy yếu hệ miễn dịch gây dễ bị
nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teo cơ quan bộ phận người cao niên. Và gây ra
hàng loạt các dấu hiệu lão hóa khi về già như vết đồi mồi trên mặt, trên mu bàn
tay do gốc tự do tạo chất lipofuscin tích tụ dưới da và làm chất collagen, eslastin

mất tính đàn hồi, dẻo dai khiến da nhăn nheo, cơ khớp cứng nhắc.
Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn biến sau:
trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại cho việc thải chất bã và
tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty lập thể phá vỡ
nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu
kích thích tố, enzyme khiến cơ thể không tăng trưởng được. Do đó tiêu hủy hoặc
16
ngăn cản sự tổng hợp các phân tử chất đạm, đường bột, mỡ, enzyme trong tế bào
và gây đột biến ở gene ở nhiễm sắc thể, ở DNA, RNA.
Trong quá trình già hóa gốc tự do cũng dự phần và có thể là nguy cơ gây
tử vong. Hóa già được coi như một tích tụ những thay đổi trong mô và tế bào.
Theo bác sĩ Denham Harman, các gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân gây
ra sự hóa già và sự chết của các sinh vật. Ông cho là gốc tự do phản ứng lên ty
lạp thể, gây tổn thương các chất bằng cách làm thay đổi hình dạng, cấu trúc khiến
chúng trở lên bất khả dụng, mất khả năng sản xuất năng lượng.
Theo các nhà khoa học, gốc tự do là nguyên nhân gây tới 60 bệnh, đáng
kể nhất là: bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư, đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường,
cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan.
Tuy nhiên, không phải khi nào gốc tự do cũng gây tác hại xấu, đôi khi
chúng có một vài hành động hữu ích. Nếu được kiềm chế nó là nguồn cung cấp
năng lượng cho cơ thể, tạo ra các chất màu melanine cần cho thị giác góp phần
sản xuất prostaglandins có công dụng ngừa nhiễm trùng, tăng cường tính miễn
dịch, làm dễ dàng cho sự truyền đạt tín hiệu thần kinh, co bóp cơ thịt.
1.3.2. Chất chống oxy hóa
1.3.2.1. Khái niệm chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các chất có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm quá
trình oxy hóa chất khác. Trong cơ thể, sự oxy hóa các chất sinh ra các gốc tự do
có khả năng khơi mào cho chuỗi phản ứng dây chuyền phá hủy tế bào sinh vật.
Như vậy, chất chống oxy hóa ở đây là bất kì chất nào có khả năng ngăn ngừa,
chống lại và loại bỏ tác dụng độc hại của các gốc tự do trực tiếp hoặc gián tiếp.

Chất chống oxy hóa ngăn chặn quá trình hủy hoại của các gốc tự do bằng cách
khử đi các gốc tự do hay khử đi các chất xúc tác cho quá trình hình thành gốc tự
do, kìm hãm sự oxy hóa bằng cách oxy hóa chính chúng. Chất chống oxy hóa có
thể phản ứng trực tiếp với các gốc tự do hoạt động tạo ra những gốc mới kém
hoạt động hơn, ngăn cản các chuỗi phản ứng dây chuyền do gốc tự do khơi mào.
Chất chống oxy hóa có thể tạo phức gián tiếp với ion kim loại chuyển tiếp, ức
chế enzyme xúc tác trong phản ứng sinh gốc tự do nhằm ngăn sự hình thành gốc
tự do trong cơ thể.
17
1.3.2.2. Sự chống oxy hóa
Sự chống oxy hóa là sự khử gốc tự do của chất chống oxy hóa, trong đó
các electron không ghép đôi của gốc tự do sẽ được nhận electron của chất chống
oxy hóa để tạo thành các electron ghép đôi bền vững.
1.3.2.3. Phân loại chất chống oxy hóa
Khi mà trong cơ thể sinh ra quá nhiều gốc tự do mà hệ thống “chất chống
oxy hóa nội sinh” không đủ sức cân bằng để vô hiệu hóa sẽ gây ra nhiều hệ lụy
đối với sức khỏe con người. Vì vậy, các nhà khoa học đã đặt ra vấn đề dùng các
“chất chống oxy hóa ngoại sinh” (tức là từ bên ngoài đưa vào cơ thể) với mục
đích phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, chống lão hóa. Chất chống oxy hóa được
chia làm hai nhóm chính: chất chống oxy hóa tự nhiên và chất chống oxy hóa
tổng hợp. Các chất chống oxy hóa tự nhiên có ngay trong thành phần của các loại
rau quả, thức ăn, cây thuốc mà ta sử dụng thường ngày. Để tăng tính chuyên
dụng người ta sử dụng các phương pháp chiết tách để đưa ra các sản phẩm chất
chống oxy hóa dưới dạng thuốc với hàm lượng cao và tinh khiết.
1.3.2.4. Các chất chống oxy hóa tự nhiên
a. Nhóm polyphenol (là một phân lớp nhỏ thuộc lớp phenol)
Lớp phenol (hay còn gọi là lớp phenolic) là một lớp các hợp chất hữu cơ
bao gồm một hay nhiều nhóm hydroxyl (-OH) gắn với một hay nhiều vòng thơm.
Cấu trúc của chúng tương tự các hợp chất dạng rượu nhưng lớp phenol có các
thuộc tính duy nhất chỉ chúng có (do nhóm hydroxyl không liên kết với nguyên

tử cacbon no). Trong cấu trúc của chúng, vòng thơm kết hợp mạnh với nguyên tử
oxy và liên kết tương đối lỏng lẻo giữa nguyên tử oxy này với nguyên tử hydro
trong nhóm hydroxyl do đó dễ tách nguyên tử hydro ra khỏi nhóm nên chúng có
tính axit tương đối cao (pK
a
của chúng thông thường nằm trong khoảng 10÷12).
Các hợp chất phenolic thực vật là các sản phẩm bậc hai phân bố rộng rãi
trong giới thực vật. Có hơn 8.000 cấu trúc phenolic được tìm thấy, từ các phân tử
đơn giản như axit phenolic đến các chất polymer như tannin. Chúng có mặt trong
hầu hết các bộ phận của cây nhằm ngăn tác dụng của bức xạ cực tím hoặc ngăn
chặn các tác nhân gây bệnh, ký sinh trùng cũng như tạo màu sắc cho thực vật.

×