Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Điều tra các loại thuốc kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học và chất dinh dưỡng bổ sung dùng trong nuôi tôm thương phẩm công nghiệp tại Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.66 KB, 50 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây thuỷ sản Việt Nam phát triển rất mạnh và đang được coi
như một ngành xuất khẩu chiến lược. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng bình quân hơn
10%/năm. Trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt giá trị 2,4 tỷ USD và chỉ
tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2005 đã đạt hơn 1 tỷ USD. Để có kết quả đó, NTTS đã
đóng góp một phần rất lớn. Tôm nuôi là mặt hàng đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 45%
trong đó chủ yếu là tôm Sú.
Mười năm cuối Thế kỷ XX trở lại đây, nghề nuôi tôm xuất khẩu ở nước ta đã phát
triển mạnh từ các tỉnh ĐBSCL cho đến vùng duyên hải Bắc Bộ với nhiều hình thức nuôi
khác nhau. Sự phát triển của nghề nuôi tôm đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển. Lợi ích lớn lao từ nghề nuôi tôm là mang lại sự ổn định về
kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho hàng triệu người dân ven
biển. Những thành tựu mà nghề nuôi tôm đạt được là kết quả tổng hợp của sự đáp ứng ngày
càng tốt hơn nguồn tôm giống nhân tạo, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm thương
phẩm và các dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi tôm.
Là một tỉnh nằm ở cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau với 5.208 km2 diện tích tự nhiên
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản. Cà Mau có hai mặt giáp biển Đông và
biển Tây, hệ thống sông ngòi chằng chịt chảy ra 33 cửa thông ra biển. Hầu hết các sông
ngòi đều nhiễm mặn vào mùa nắng, giảm dần vào mùa mưa và chịu ảnh hưởng bởi hai chế
độ nhật triều biển Đông và bán nhật triều biển Tây. Những ưu thế trên đã tạo nên tính đa
dạng, phong phú về tiềm năng thủy sản. Nuôi tôm Sú đã thực sự trở thành thế mạnh của Cà
Mau và không ngừng tăng với tốc độ cao từ hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi
bán thâm canh và thâm canh. Mặt khác Cà Mau có thể mở rộng diện tích phát triển nuôi
tôm quanh năm theo nhiều phương thức đảm bảo hiệu quả kinh tế, ổn định môi trường sinh
thái, đảm bảo an toàn lương thực.
Song xu hướng phổ biến thường hướng tới các phương pháp sản xuất tôm thâm canh
và sự tìm kiếm lợi nhuận trong sản xuất thường đi kèm với việc dựa nhiều hơn vào các hoá
chất trị bệnh, các phụ gia cho vào thức ăn, các hormone và các loại thuốc diệt ký sinh
trùng. Việc sử dụng các loại sản phẩm này mang nhiều lợi ích như nâng cao hiệu quaû saûn

1




xuất, tăng sản lượng tôm nuôi, phòng và trị bệnh… Bên cạnh đó các sản phẩm này cũng gây
không ít mối quan tâm về sức khoẻ con người, chất lượng sản phẩm thủy sản, sự phân tán
ra môi trường nước, sự kháng thuốc… Vì thế việc sử dụng các loại sản phẩm gì và sử dụng
như thế nào đang là sự lo ngại cho nghề nuôi tôm thương phẩm công nghiệp trên toàn quốc
nói chung và Cà Mau nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm giúp sinh viên làm quen với phương pháp nghiên
cứu khoa học, thu thập và xử lý số liệu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, tôi được
Khoa Nuôi trồng Thủy sản của Trường Đại học Thủy sản giao quyết định thực tập tốt
nghiệp với đề tài:
“Điều tra các loại thuốc kháng sinh, hoá chất, chế phẩm sinh học và chất dinh
dưỡng bổ sung dùng trong nuôi tôm thương phẩm công nghiệp tại Cà Mau”
Với các nội dung sau:
- Điều tra các loại hoá chất và chế phẩm sinh học dùng cải tạo ao, xử lý nước trong
nuôi tôm thương phẩm công nghiệp.
- Các chế phẩm sinh học, các sản phẩm sử dụng quản lý môi trường ao nuôi tôm
thương phẩm công nghiệp.
- Các loại thuốc phòng trị bệnh và nâng cao sức khoẻ cho tôm nuôi.
Báo cáo này giúp lấp một khoảng trống quan trọng bằng cách đưa ra cái nhìn tổng
quát về việc sử dụng thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học và các chất phụ gia trong nuôi
tôm thương phẩm công nghiệp tại Cà Mau. Báo cáo này cũng đề cập đến tính hiệu quả của
các sản phẩm trên nhằm đưa ra hướng bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người, tính bền
vững của nghề nuôi tôm. Song nhiều thông tin trong báo cáo này cũng giúp ích cho các cơ
quan quản lý, các nhà khoa học về môi trường, những người NTTS, những nhà sản xuất và
cung cấp hoá chaát.

2



CHƯƠNG I
TỔNG LUẬN
1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Nghề nuôi tôm ven biển đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm ở Đông Nam Á
nhưng công nghiệp nuôi tôm hiện đại mới bắt đầu từ những năm 30 của Thế kỷ XX, khi
Tiến só Motosaku Fujinaga(Hudinaga) người Nhật công bố công trình nghiên cứu về sản
xuất giống nhân tạo loài Penaeus japonicus. Đến năm 1964, quy trình sản xuất giống và
ương ấu trùng P. japonicus được hoàn chỉnh. Sự phát triển của công nghiệp nuôi tôm
thương mại được mở ra từ đó và lớn mạnh cho đến ngày nay (Trần Minh Anh 1989).
Dựa vào mức độ công nghiệp và năng suất, người ta chia nghề nuôi tôm ra ba hình
thức chính: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Quảng canh là hình thức ra đời trước
tiên, cho năng suất thấp. Do nhu cầu thị trường của con tôm tăng và những tiến bộ đạt được
trong khoa học công nghệ, hình thức nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh được thay thế
dần và ngày càng phát triển (Nguyễn Văn Hảo 2002).
Bảng 1: Đặc điểm của 3 hình thức nuôi tôm
Đặc điểm
Cao trình đất (m)
Kích thước ao (ha)
Sục khí

Quảng canh
0 đến + 1,4 m hải đồ
>5
Không sục khí

Mật độ thả
(Postlarvae/m2)
Loại thức ăn


<5

Bán thâm canh
0 đến + 1,4 m hải đồ
1-2
Thay nước hoặc sục
khí khi cần thiết
5 - 15

Tự nhiên (không cho
ăn bổ sung)
200 - 300

Tự nhiên + cho ăn bổ Thức ăn viên
sung
600 - 1800
> 6000

Năng suất
(kg/ha/năm)

Thâm canh
> + 2 m hải đồ
≤1
Sục khí tích cực
≥ 20

(Nguồn: Menasveta 1998)
Nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả cho việc sử dụng đất so với hình thức nuôi
quảng canh truyền thống. Mặt khác nuôi tôm công nghiệp mang lại sản lượng tôm nuôi

cao, hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên trình độ thâm canh càng cao dẫn đến hệ quả ô nhiễm

3


môi trường càng lớn, tính bền vững của nghề nuôi tôm càng bị ảnh hưởng. Điều này được
minh chứng qua những dịch bệnh tôm liên tiếp xảy ra ở tại các trại nuôi của Đài Loan, các
nước Đông Nam Á bắt đầu từ những năm 90 của Thế kỷ XX. Sự can thiệp của nhiều loại
thuốc, hoá chất cùng với sự phát triển hệ thống nuôi tôm thâm canh đã gây nên mối lo ngại
cho môi trường ven biển. Sự đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt của thị trường, sự khủng hoảng
về tài chính và năng lượng đã dần xoá đi hình thức nuôi siêu thâm canh. Các hình thức nuôi
bán thâm canh và quảng canh cải tiến lại được phát huy tác dụng và mang tính bền vững
hơn (H. H 2003).
Theo số liệu của FAO năm 2003, sản lượng tôm nuôi trên thế giới gia tăng nhanh
chóng và đạt hơn 1,6 triệu tấn. Các nước Châu Á dẫn đầu về sản xuất tôm nuôi của thế
giới, chiếm khoảng 86% sản lượng toàn cầu. Riêng Trung Quốc đạt 400.000 tấn, tăng 15%
so với sản lượng năm 2002. Thái Lan đứng thứ hai với 280.000 tấn, giảm 9% so với sản
lượng năm 2000. Sản lượng tôm của Việt Nam cũng tăng mạnh, từ 105.000 tấn năm 2000
đến 200.000 tấn năm 2003.
Bảng 2: Sản lượng tôm nuôi thế giới từ năm 2000–2003 (Đơn vị: tấn)
Quốc gia
Trung Quốc
Thái Lan
Việt Nam
Indonesia
Ấn Độ
Trung và Nam Châu Mỹ
Các quốc gia khác

Năm 2000

Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
400.000
340.000
304.000
210.000
280.000
250.000
270.000
307.000
200.000
180.000
150.000
105.000
168.000
162.000
150.000
138.000
160.000
125.000
105.000
100.000
120.000
93.000
245.000
250.000
(Nguồn: Thông tin hội thảo kỹ thuật nuôi tôm sú 2004)

Hiện nay nhiều nước Châu Á nuôi tôm thâm canh đạt 5-7 tấn/ha/vụ. Một số nước

như: Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ chọn mô hình nuôi tôm bán thâm canh và
quảng canh cải tiến là chính, còn Thái Lan nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh. Tuy
nhiên vấn đề về dịch bệnh nổi lên ngày càng gay gắt ảnh hưởng đến sản lượng tôm nuôi ở
hầu hết các nước trên thế giới. Do đó nuôi tôm công nghiệp giảm tính hấp dẫn đối với
người nuôi. Họ chuyển dần từ độc canh con tôm sang đa dạng hoá đối tượng nuôi, phát

4


triển nuôi ghép nhằm cải tạo môi trường hoặc giảm một số vụ nuôi trong năm nhằm hạn
chế rủi ro.
Trên thực tế tôm Sú (Penaeus monodon) và tôm He chân trắng (P. vannamei) là hai
đối tượng chính góp phần phát triển thương mại và thị trường tôm thế giới. Hai loài này
chiếm khoảng 77% tổng sản lượng tôm nuôi năm 2003. Mặc dù hiện nay tôm Sú vẫn tiếp
tục chiếm ưu thế trong sản xuất tôm nuôi trên thế giới nhưng dự đoán trong những năm tới
hầu hết các nước sẽ mở rộng việc nuôi tôm He chân trắng (Hà Anh 2004).
Bảng 3: Sản lượng các loài tôm nuôi chính trên thế giới (Đơn vị: tấn)
Năm
Loài
Tôm Sú
Tôm Thẻ Ấn Độ
Tôm Rảo
Tôm He
Tôm He chân trắng

1999

2000

2001


2002

2003

547.621
11.428
20.566
67.464
186.113

633.594
16.417
20.547
70.190
145.387

676.262
25.559
20.009
70.507
280.114

593.011
666.071
25.736
31.560
22.379
23.215
75.718

78.018
430.976
723.858
(Nguồn: Infofish 2004)

Ngày nay nghề nuôi tôm chịu áp lực lớn về sự đòi hỏi nghiêm ngặt của thị trường.
Hai vấn đề lớn được đặt ra là kích cỡ tôm và sự kiểm soát gắt gao dư lượng kháng sinh
trong sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự xuất hiện một làn sóng cạnh
tranh mạnh mẽ giữa các nước sản xuất tôm. Yêu cầu đặt ra cho các quốc gia có nghề nuôi
tôm phải lựa chọn quy trình nuôi hợp lý đảm bảo tính bền vững đồng thời tạo ra những sản
phẩm sạch.
1.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam được ước tính xuất hiện hơn một thế kỷ nhưng nghề
nuôi tôm chuyên canh mới thực sự phát triển từ sau năm 1987. Các yếu tố quan trọng chi
phối sự phát triển nghề nuôi tôm trong thời kỳ này gồm: du nhập và cải tiến thành công
công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôi tôm thương phẩm, nhu cầu tôm
trên thị trường thế giới tăng cao và các chính sách đổi mới kinh tế của Chính phủ. Đến thập
kỷ 90, phát triển tôm nuôi ở Việt Nam có phần chững lại do gặp phải nạn dịch bệnh tôm
(1994-1995). Trong các năm 1996-1999, bệnh dịch có giảm nhưng vẫn tiếp tục gây thiệt
hại cho người nuôi (Phạm Khánh Ly 1999).

5


Sự bùng nổ của nghề nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết 09, cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, làm
muối năng suất thấp, đất hoang hoá sang NTTS. Diện tích nuôi tôm tăng 2,16 lần sau 4
năm thực hiện chuyển đổi, tức là tăng từ 250.000 ha (2000) lên 540.000 ha (2003). Chỉ
trong vòng 1 năm sau khi ban hành Nghị quyết 09, đã có 235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng
lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hoá ngập mặn được chuyển đổi

thành ao nuôi tôm. Đến nay diện tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc
độ đã có phần chững lại. Theo số liệu hiện có, Việt Nam có diện tích nuôi tôm vào loại lớn
trên thế giới, vượt xa Indonesia, nước có diện tích nuôi tôm lớn nhất vào năm 1996, khoảng
360.000 ha (Hanafi và T.,Ahmad 1999). Phần lớn nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở
ĐBSCL, rải rác dọc các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung và ở đồng bằng sông
Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc.
Bảng 4: Diện tích nuôi tôm ở Việt Nam 1990-2003 (ha)
Năm
Khu vực
Miền Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Nam Bộ
Cả nước

1990

1995

2000

2001

20002

2003

1.985
421
3.100

88.038
93.544

8.150
4.109
8.091
196.307
216.957

9.136
21.489
25.179
41.372
8.211
12.271
9.826
12.304
8.402
16.388
16.311
16.499
209.748
422.279 427.270
476.582
235.497
472.427 478.785
546.757
(Nguồn: Báo cáo Bộ Thủy sản từ 1990-2003)

Cùng với việc mở rộng diện tích, sản lượng tôm nuôi cũng tăng mạnh từ những năm

90 và đặc biệt là từ sau năm 2000. Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước có sản lượng
tôm nuôi cao nhất trên thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai sau
Thái Lan về sản lượng tôm nuôi. Theo số liệu công bố của Bộ Thủy sản Việt Nam, với
200.000 tấn năm 2003, sản lượng tôm nuôi Việt Nam chiếm đến 12% sản lượng toàn khu
vực. Các loài tôm nuôi chính ở Việt Nam gồm tôm Sú (Penaeus monodon), tôm Bạc (P.
merguiensis), tôm Nương (P. orientalis), tôm Đất/Rảo (Metapenaeus ensis), trong đó tôm
Sú là loài nuôi chủ đạo, đóng góp sản lượng cao nhất. Gần đây tôm He chân trắng Nam Mỹ
(P. vannamei) cũng được đưa vào nuôi ở Việt Nam nhưng sản lượng chưa đáng kể (Trần
Văn Nhường, Bùi Thị Thu Hà 2005).

6


Bảng 5: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam 1986-2002 (Đơn vị: tấn)
Năm
Khu vực
Miền Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Cả nước

1986
127
0
495
242
14.741
15.605


1990

1995

1999

1.114 1.897
168
888
589 4.135
542 1.570
30.333 47.121
32.746 58.593

2000

2001

2002

2.693
2.114
4.382
9.215
1.351
1.713
3.552
6.387
6.993

17.153
23.727
20.890
3.652
990
3.153
4.359
44.307
81.875 127.899 153.122
58.996 103.845 162.713 193.973
(Nguồn:Báo cáo Bộ Thủy Sản từ 1986-2002)

Xét về công nghệ, nuôi tôm ở Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt những tiến bộ
đáng kể. Hệ thống nuôi tôm quảng canh, dựa vào con giống tự nhiên của thập kỷ 70 được
thay thế bằng nuôi quảng canh cải tiến, có bổ sung giống vào cuối thập kỷ 80. Sang thập
kỷ 90, phong trào nuôi tôm Sú phát triển mạnh, ở Việt Nam tồn tại cả 3 hình thức nuôi tôm
là quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Tuy nhiên hình thức nuôi tôm chủ yếu
vẫn là quảng canh cải tiến. Các hệ thống nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm hữu cơ và nuôi theo
mô hình “thực hành nuôi tốt” cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng mới ở quy mô nhỏ
mang tính chất thử nghiệm (Trần Văn Nhường, Bùi Thị Thu Hà 2005). Sau năm 2000, phát
triển nuôi tôm ở Việt Nam vừa diễn ra theo hướng mở rộng diện tích vừa gia tăng mức độ
thâm canh. Nhưng năng suất tôm nuôi bình quân của Việt Nam rất thấp, đạt khoảng 360
kg/ha năm 2000 và 340 kg/ha năm 2001 (Bộ Thủy sản 2001). Diện tích nuôi tôm thâm
canh ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự khuyến khích của Chính phủ và sự
tham gia của các nhà đầu tư. Mô hình nuôi tôm thâm canh ít thay nước cho năng suất cao,
đạt trung bình 5-7tấn/ha/vụ đang phát triển. Tuy nhiên mô hình này cho cỡ tôm thành
phẩm nhỏ, sức cạnh tranh kém trên thị trường. Mặc khác khả năng gây ô nhiễm, tính rủi ro
cao. Mô hình nuôi bán thâm canh cho năng suất thấp hơn nhưng rủi ro thấp và ổn định hơn
(Bộ Thủy sản 2004).
Hiện nay nghề nuôi tôm Việt Nam đã gặp phải những khó khăn chưa từng có. Đó là

vụ kiện chống phá giá tôm của Mỹ áp đặt đối với 6 nước xuất khẩu tôm trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Giá nhiên liệu tăng cao. Các vùng nuôi tôm chưa được quy hoạch hoàn

7


chỉnh. Kỹ thuật của người nuôi còn nhiều hạn chế. Năng suất nuôi giảm. Ở một số tỉnh, vấn
đề con giống vẫn không đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Các hiện tượng như ô nhiễm môi trường đã xuất hiện trên nhiều vùng đầm phá nuôi
thâm canh vì người nuôi càng sử dụng nhiều thức ăn, thuốc và hoá chất. Các chất thải tồn
động gây bẩn môi trường làm thay đổi cấu trúc và nhiễu loạn hệ sinh thái ngoài tự nhiên.
Tình trạng tổ chức quản lý nguồn nước còn kém. Ô nhiễm nước đã dẫn đến việc suy giảm
nguồn nước ngầm ở các vùng nuôi tôm trên cát. Hiện nay đã xuất hiện nguy cơ thoái hoá
đất tiềm tàng ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên…
Bệnh tôm ngày càng trầm trọng và lây lan trên nhiều vùng trong cả nước. Theo ước
tính của Bộ Thủy sản (1996), nạn dịch bệnh tôm ở các tỉnh ĐBSCL trong các năm 19941995 đã ảnh hưởng tới 85.000 ha và gây thiệt hại 294 tỷ đồng. Và trong các năm 2001,
2002 dịch bệnh tôm tiếp tục đe doạ và gây ảnh hưởng lớn ở khu vực ĐBSCL. Năm 2003 cả
nước có 546.757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có tôm nuôi bị bệnh
và chết là 30.083 ha. Riêng các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha
tôm nuôi bị chết nhiều, chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả nước. Nguy hiểm
nhất là bệnh virus đốm trắng, bệnh đầu vàng, MBV (Monodon Baculovirus), bệnh do ký
sinh trùng, do dinh dưỡng và gần đây xuất hiện thêm bệnh phân trắng, teo gan ở một vài
nơi (Hà Anh 2004). Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2005, diện tích nuôi có tôm bị
chết nhiều trên 18.500 ha, bằng 3,4% diện tích nuôi, thiệt hại về giống trên 1,7 tỷ con (Bộ
Thủy sản 2005).
Tóm lại nghề nuôi tôm ở Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều
thành tựu kinh tế xã hội quan trọng nhưng chưa quan tâm đầy đủ đến phát triển bền vững.
Nuôi tôm vẫn mang tính tự phát thiếu quy hoạch, chạy theo lợi ích trước mắt. Hình thức tổ
chức nuôi tôm chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu
quả, rủi ro cao, chưa hình thành mạng lưới tổ chức chặt chẽ để nâng cao hiệu quả sản xuất,

quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả cạnh tranh và duy trì thị trường bền
vững.
2. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở CÀ MAU
Nghề nuôi tôm ở Cà Mau đã có từ lâu với hình thức nuôi quảng canh, nguồn giống
chủ yếu được lấy từ tự nhiên, không bổ sung thức ăn, năng suất chỉ đạt 150-300 kg/ha/năm.
8


Nuôi tôm công nghiệp có đầu tư chiều sâu về con giống, thức ăn, trang thiết bị và áp dụng
những tiến bộ khoa học nhằm nâng cao lợi nhuận chỉ mới xuất hiện từ năm 2000. Tuy
nhiên Cà Mau có lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích nên sản lượng tôm nuôi luôn tăng
và chiếm tỷ lệ lớn trên cả nước. Cùng với sự tăng nhanh về diện tích, sản lượng cũng gia
tăng đáng kể.
Bảng 6: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm nuôi Cà Mau 2000-2004
Năm
2000
2001
2002
2003
2004

Diện tích (ha)
153.300
202.000
202.000
224.000
231.000

Sản lượng (tấn)
Năng suất (kg/ha/năm)

35.700
232
62.000
307
68.000
337
76.000
339
80.300
347
(Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Cà Mau từ 2000-2004)

Năm 2004 sản lượng tôm nuôi đạt 80.300 tấn, tăng 2,25 lần trong khi đó diện tích
chỉ tăng 1,5 lần. Điều này chứng tỏ trình độ kỹ thuật của người nuôi dần dần được nâng
cao. Năm 2004 năng suất tôm nuôi ở Cà Mau đạt 347 kg/ha/năm, gấp 1,5 lần so với năm
2000 và 1,9 lần so với những năm đầu mới tách tỉnh (181kg/ha năm 1997). Đây là một
thành công lớn đối với nghề nuôi tôm Cà Mau trong những năm qua. Tuy nhiên với kết quả
này nuôi tôm ở Cà Mau được đánh giá là một trong những tỉnh có năng suất bình quân
thấp. Điều này cũng dễ dàng nhận biết qua đặc điểm riêng của nghề nuôi tôm ở Cà Mau.
Cà Mau vốn là tỉnh đa dạng về mô hình nuôi với đặc trưng là mô hình nuôi tôm sinh thái
rừng – tôm, nuôi quảng canh cải tiến thu tỉa thả bù và mô hình tôm – lúa.
Nuôi tôm thương phẩm công nghiệp ở Cà Mau thực sự bắt đầu từ năm 2000. Hiện
nay năng suất trung bình trong nuôi tôm công nghiệp chỉ đạt 3-5 tấn/ha/vụ. Do gặp khó
khăn về thị trường, con giống, khoa học kỹ thuật, vốn nên nuôi tôm công nghiệp không hấp
dẫn đối với người nuôi ở Cà Mau. Diện tích nuôi công nghiệp tuy có tăng hàng năm nhưng
chiếm một tỉ lệ rất thấp trong tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh. Năm 2004 diện tích nuôi
tôm công nghiệp chỉ đạt 580 ha, tăng 18 lần so với năm 2000 (32,1 ha).

9



Diện tích (ha)
580

600
500

400

400
300

200

200
100

100
32.1

Năm

0
2000

2001

2002

2003


2004

Hình 1: Diện tích nuôi tôm Sú công nghiệp ở Cà Mau
Hiệu quả nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau chưa cao. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa
đúng mức. Hệ thống sản xuất giống thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng về chất lượng.
Trong những năm gần đây tình hình sản xuất giống có nhiều chuyển biến. Số lượng tăng
theo hàng năm nhưng chất lượng con giống kém.
Cà Mau vẫn đang ở tình trạng bị động về con giống. Hàng năm toàn tỉnh phải nhập
một số lượng lớn. Mặc khác công nghệ sản xuất giống ở Cà Mau còn lạc hậu. Một số quy
trình cũ vẫn còn duy trì. Lượng hoá chất, kháng sinh dùng nhiều. Hầu hết các cơ sở sản
xuất giống đều không xử lý nước thải. Yếu tố này gây nên ô nhiễm môi trường làm ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm ở Cà Mau.
Bảng 7: Tình hình giống tôm Sú ở Cà Mau

Năm
2000
2001
2002
2003
2004

Số cơ sở sản
xuất giống
421
741
821
900
905


Số lượng giống

Nhu cầu giống

Số lượng giống nhập

sản xuất (tỷ con)
(tỷ con)
ngoài tỉnh (tỷ con)
1,5
3,5
2,0
3,0
9,8
6,8
3,0
10,5
7,5
6,0
12,0
6,0
6,0
13,0
7,0
(Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Cà Mau từ 2000-2004)

Mặc khác nuôi tôm ở Cà Mau đang đứng trước những thách thức lớn. Kinh nghiệm
của người nuôi còn non kém. Việc quản lý môi trường ao nuôi chưa được quan tâm đúng
mức. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ tôm nuôi còn nhiều hạn
chế. Sự phát triển ồ ạt của thị trường thức ăn, thuốc và hoá chất gây nên sự lúng túng cho


10


người nuôi. Các cơ sở nuôi chưa đánh giá được hiệu quả của các sản phẩm nên độ tin cậy
chưa cao. Trên thực tế những nghiên cứu về việc sử dụng thuốc và hoá chất trong nuôi tôm
tại Cà Mau còn rất ít. Do đó việc rà soát đánh giá thành phần chủng loại và những tác dụng
của các sản phẩm dùng trong nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau là hết sức cần thiết.
3. VẤN ĐỀ THUỐC VÀ HOÁ CHẤT TRONG NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM
Trong xu thế hiện đại hoá, nhu cầu dinh dưỡng cho con người càng đòi hỏi ở mức
cao. Các nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y được đặt lên hàng đầu và ở
mức nghiêm ngặt. Cùng với việc mở rộng diện tích nuôi tôm, vấn đề về dịch bệnh vẫn là
mối quan tâm của hầu hết những người nuôi. Họ đã tìm mọi cách làm giảm dịch bệnh và
tăng năng suất bằng cách áp dụng các kỹ thuật nuôi tiên tiến nhất cộng với sự can thiệp
bằng thuốc và hoá chất. Tuy nhiên đã có không ít trường hợp sử dụng thuốc không đúng
mục đích và hướng dẫn sử dụng dẫn đến sản phẩm tạo ra không đạt tiêu chuẩn cho người
tiêu dùng.
Thời gian gần đây, việc thay đổi “ngưỡng không” về dư lượng một số loại thuốc
kháng sinh của EU và Mỹ như dư lượng Chloramphenicol và Nitrofuran đã làm cho một
nửa lượng tôm xuất khẩu của Indonesia vào EU bị loại bỏ. Tất cả các sản phẩm từ động vật
của Trung Quốc bị cấm hoàn toàn. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các
nước EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada… cũng gặp nhiều khó khăn (Lê Hồng Phước 2002).
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ thị về tăng cường quản lý việc sử
dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật. Bộ
trưởng Bộ Thủy sản đã có quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 về việc cấm và
hạn chế sử dụng một số hoá chất, kháng sinh trong sản xuất và kinh doanh thủy sản. Trong
đó số lượng hoá chất, kháng sinh trong danh mục cấm lên đến 17 loại còn số lượng hạn chế
sử dụng là 34 loại. Gần đây với xu hướng gia nhập và sức ép thị trường càng khắc nghiệt,
Bộ Thủy sản tiếp tục ra Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS ra ngày 18/08/2005 bổ sung thêm
11 loại cấm, đã nâng danh mục hoá chất, kháng sinh bị cấm lên 28 loại.

Trước yêu cầu ngày càng cao về điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, việc lựa
chọn và dùng các loại thuốc, hoá chất trong NTTS có ý nghóa vô cùng quan trọng. Việc
làm này không những tạo ra nguồn thực phẩm ở mức an toàn vệ sinh cao mà còn góp phần
nâng cao thu nhập từ xuất khẩu cho mỗi nước.
11


Từ khi nghề nuôi tôm công nghiệp ra đời và phát triển, nhiều loại thuốc, hoá chất
được sử dụng trong quá trình nuôi, chủ yếu để xử lý nước, quản lý sức khoẻ, kích thích sinh
trưởng và phòng tri bệnh. Những năm gần đây với cường độ nuôi càng cao thì việc dựa
nhiều hơn vào các loại chất trị bệnh, các chất phụ gia cho vào thức ăn và các chất diệt ký
sinh trùng. Người nuôi tôm cho rằng muốn đạt kết quả cao thì phải sử dụng nhiều thuốc và
hoá chất. Tuy nhiên ở chừng mực nào đó việc cường điệu hoá tác dụng của một số loại
thuốc và hoá chất đã làm tăng mức độ sử dụng chúng cả về liều lượng lẫn tần suất
(GESAMP 1997).
Đã xuất hiện sự lo ngại ngày càng tăng về việc sử dụng và khả năng sử dụng không
đúng cách một số thuốc, hoá chất dùng trong nuôi tôm công nghiệp. Lượng thông tin về
việc sử dụng hoá chất trong NTTS ven biển cũng như trong nuôi tôm công nghiệp và ý
nghóa của nó với việc đảm bảo sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền
vững của nghề nuôi tôm đã được thu thập ngày càng nhiều hơn. Năm 2003, Mai Văn Tài –
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng
các loại thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong NTTS nhằm đề xuất các giải
pháp quản lý”. Hàng năm Bộ Thủy sản ban hành những danh mục các loại thuốc thú y thủy
sản được phép, hạn chế và cấm sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thủy sản. Trước đây
Lê Hồng Phước – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tham gia thực hiện đánh giá
việc sử dụng thuốc và hoá chất trong NTTS khu vực ĐBSCL, đã định loại và nêu lên được
mục đích, tác dụng của các sản phẩm trên thị trường. Riêng ở Cà Mau, hàng năm Chi cục
quản lý thuốc thú y thủy sản tỉnh có nhiều đợt điều tra đánh giá các sản phẩm bán trên thị
trường cũng như sử dụng trong nghề nuôi tôm. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2005
tỉnh đã tiến hành kiểm tra trên 300 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản và thống

kê được hơn 80 loại thuốc, hoá chất xử lý môi trường và chế phẩm sinh học.
Tuy nhiên những báo cáo trước đây chưa đi sâu nghiên cứu vào thành phần hoạt chất
chính của các loại sản phẩm và tác dụng đến những vùng nuôi cụ thể. Do đó chắc còn lâu
nghề nuôi tôm mới có đủ thông tin cần thiết cho việc quản lý cũng như nghiên cứu sâu hơn
về các sản phẩm đó. Báo cáo này góp một phần nhỏ trong việc lấp vào khoảng trống quan
trọng bằng cách đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh,
hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau theo thành
phần hoạt chất cũng như mục đích sử dụng của noù.

12


CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA
1.1. Thời gian: Từ ngày 11/08/2005 đến ngày 20/11/2005
1.2. Địa điểm:
- Các cơ sở nuôi tôm thương phẩm công nghiệp ở Cà Mau.
- Các đại lý kinh doanh thuốc thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Các phòng chức năng quản lý thủy sản trực thuộc Sở Thủy sản Cà Mau.
2. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
Nội dung nghiên cứu

Sở Thủy sản Cà Mau

- Hiện trạng nghề nuôi tôm
ở Cà Mau
- Doanh mục các loại thuốc
thú y thủy sản kinh doanh ở
Cà Mau

- Các tiêu chuẩn ngành

- Các cơ sở nuôi tôm
- Các đại lý kinh doanh thuốc
thú y thủy sản
- Đặc điểm ao
nuôi, vùng nuôi
- Kỹ thuật nuôi
- Hiệu quả kinh
tế
- Thông tin chủ
hộ

- Thuốc kháng
sinh
- Các hoá chất
- Chế phẩm sinh
học
- Các chất dinh
dưỡng bổ sung
- Chủng loại
- Mục đích dùng
- Nồng độ
- Phương pháp
- Tính hiệu quả

Phân tích, đánh giá và kết luaän

13



: Vị trí tập trung nhiều cơ sở nuôi tôm công nghiệp trong điều tra
Hình 2: Bản đồ hành chính Caø Mau

14


3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
- Phỏng vấn trực tiếp người nuôi.
- Phỏng vấn các đại lý kinh doanh thuốc thú y thủy sản về những sản phẩm bán ra
thị trường và khu vực cung cấp.
- Thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp được công bố ở Sở Thủy sản và những số liệu có liên quan
đến vùng nghiên cứu.
+ Số liệu sơ cấp được tổng hợp qua quá trình điều tra các trại nuôi tôm công
nghiệp, các đại lý kinh doanh với số mẫu điều tra là 70.
Ngoài ra, thông tin còn được thu thập thông qua các tài liệu, văn bản quản lý thuốc
thú y thủy sản của Bộ Thủy sản. Thông qua các tờ rơi, catalogue của các công ty, danh mục
thuốc thú y được phép nhập khẩu, danh mục thuốc thú y được phép sử dụng của Bộ Thủy
sản để có các sản phẩm đã và đang lưu hành trên thị trường.
4. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu thu thập được mã hoá và xử lý trên phần mềm Excel.
- Sử dụng phương pháp mô tả thống kê để xác định các trị số trung bình, trung vị, tỷ
lệ phần trăm của việc sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học.
- Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố: Số lượng hoá chất được dùng, kinh nghiệm
nuôi và những nhận thức về việc dùng thuốc.
- Các sản phẩm thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học được phân chia thành 7 nhóm
nhỏ riêng biệt dựa trên mục đích sử dụng và thành phần hoạt chất chính của GESAMP
(1997): Hoá chất xử lý đất và nước, chất gây màu nước gồm phân bón và hoá chất nuôi tảo,
hoá chất khử trùng và diệt tạp, kháng sinh, chế phẩm sinh học, thức ăn bổ sung (vitamin, vi

khoáng, axít amin, men tiêu hoá), các loại hormone và các sản phẩm không rõ nguồn gốc,
không xác định được thành phần, không có thương hiệu. Việc sắp xếp này nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc so sánh, phân tích, đánh giá và rút ra nhận xét cần thiết.

15


CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. SƠ LƯC HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM CÔNG NGHIỆP
Ở CÀ MAU
1.1. Đặc điểm ao nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau
Bảng 8: Một số chỉ tiêu ao nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau
Các chỉ tiêu
Ao
Ao nuôi
Ao chứa
Ao nước thải

Diện tích

Độ sâu

2

(m )
3.384,25±81,17
2.474,06±203,51
2.808,82±257,74


Tỷ lệ

(cm)
120,06±0,75
123,81±2,73
124,85±4,81

(%)
83
14
3

Qua điều tra diện tích đất sử dụng nuôi tôm của từng hộ nuôi tôm ở Cà Mau tương
đối lớn. Trung bình 3,98 ha/nông hộ rất phù hợp cho việc phát triển những trang trại nuôi
tôm công nghiệp vừa và nhỏ, thuận lợi cho việc quản lý và chăm sóc tương ứng với trình độ
người nuôi hiện nay. Kích thước từng đơn vị ao nuôi trung bình ở mức 3.384,25 m2. Trong
số 70 trại điều tra có 61 trại có ao chứa (chiếm 87% tổng số trại). Tuy nhiên tỷ lệ diện tích
ao chứa không lớn, đạt mức 14% tổng diện tích nuôi. Hầu hết các trại nuôi tôm đều không
có ao chứa nước thải trừ những trại có diện tích nuôi >10 ha. Theo Nguyễn Đình Trung
(2002) tỷ lệ diện tích khuyến cáo trong nuôi tôm công nghiệp giữa ao nuôi: ao lắng và xử
lý hoá học: ao xử lý nước thải xấp xỉ 60: 25: 15 mới đảm bảo được việc quản lý tốt môi
trường ao nuôi, vùng nuôi cũng như việc xử lý rủi ro về khía cạnh môi trường trong quá
trình nuôi. Hiện nay tỷ lệ này trong nuôi tôm công nghiệp tại Cà Mau chỉ đạt 83: 14: 3.
Mặt khác sau mỗi vụ nuôi các chất thải chưa xử lý được cho trực tiếp ra môi trường sông
rạch xung quanh. Điều này phần nào nói lên được ý thức quản lý môi trường của người
nuôi còn kém, làm ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi.
Đa số ao nuôi đều có hình vuông và chữ nhật rất thuận lợi cho viêc quản lý chăm
sóc và cho ăn. Bên cạnh đó độ sâu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý môi trường
ao nuôi và đảm bảo cho hoạt động sống bình thường của tôm nuôi. Qua số liệu điều tra độ


16


sâu trung bình 120,06 cm phù hợp với nhiều nghiên cứu và khuyến cáo của các nhà chuyên
môn trong nuôi tôm công nghiệp tại Việt Nam.
Nguồn nước và chất đáy là những yếu tố không thể thiếu trong nuôi tôm. Các yếu tố
này gắn liền với vị trí địa lý và điều kiện thổ nhưỡng nơi ao nuôi được xây dựng. Nó ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình nuôi, quy trình kỹ thuật cũng như việc sử dụng
thuốc và hoá chất.
Bảng 9: Nguồn nước và chất đất ở các tiểu vùng tại Cà Mau
Tiểu vùng
Đầm Dơi

Nguồn nước
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy
triều biển Đông
Năm Căn, Ngọc Hiển - Chịu ảnh hưởng đồng thời của
thủy triều biển Đông và biển Tây
Thành phố Cà Mau, - Chịu ảnh hưởng vùng nội đồng xa
Thới Bình, Cái Nước
biển tiếp giáp vùng nước ngọt
U Minh, Trần Văn - Chịu ảnh hưởng nhiều của vùng
Thời, Phú Tân
biển Tây và tiếp giáp vùng nước
ngọt nội đồng

Chất đất
- Thịt pha sét, ít phèn
- Thưa thịt, mùn bả hữu
cơ, ít phèn

- Thịt, mùn bả hữu cơ,
phèn nhiều
- Thịt pha sét, mùn bả hữu
cơ, phèn nhiều

Các tiểu vùng khác nhau có điều kiện về nguồn nước, chất đất khác nhau. Điều này
nói lên được khả năng trao đổi nước tự làm sạch môi trường, mức độ ô nhiễm hữu cơ hàng
năm cũng khác nhau. Những điều kiện đó làm ảnh hưởng đến kỹ thuật nuôi, đặc biệt là sự
can thiệp của các loại thuốc và hoá chất trong việc quản lý sức khoẻ tôm nuôi và môi
trường ao nuôi.
Trong thực tế hàng năm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã nghiên cứu và
chứng minh được mối quan hệ giữa vị trí của các tiểu vùng đến mức độ trao đổi nước, ô
nhiễm hữu cơ, độ nhiễm phèn, năng suất tôm nuôi. Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều của
thủy triều biển Đông, năng suất tôm nuôi cao, sự trao đổi nước dễ dàng, sự ô nhiễm hữu cơ
thấp do biên độ triều lớn. Ngược lại những vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Tây có
năng suất thấp hơn, khả năng trao đổi nước kém, mức độ ô nhiễm hữu cơ tăng, chịu ảnh
hưởng lớn của lượng lớn nước ngọt và phèn nội đồng. Điều này phù hợp với việc điều tra.
Tiểu vùng Đầm Dơi được xem là nơi thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp về nguồn nước
lẫn chất đất. Trên thực tế diện tích nuôi tôm công nghiệp tại Đầm Dơi nhiều nhất, ra đời
sớm nhất, chiếm khoảng 28% diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh.
17


1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp
1.2.1. Chuẩn bị ao nuôi
Công việc chuẩn bị ao nuôi bao gồm nhiều khâu và được thực hiện trước mỗi vụ
nuôi. Mục đích của việc làm này nhằm tạo cho tôm nuôi có một vùng đáy sạch, cứng và có
chất lượng nước tốt, ổn định. Qua điều tra thực tế, 100% trang trại nuôi tôm công nghiệp tại
Cà Mau đều thực hiện việc cải tạo ao đáy ao và chuẩn bị nước cho ao trước khi thả giống.
Thời gian cho công việc này dao động 30-45 ngày. Các bước tiến hành gồm: Tháo cạn

nước, vét bùn, súc rửa đáy, tu sửa bờ ao, bón vôi, phơi đáy, lấy nước, xử lý nước và gây
màu nước.
1.2.2. Thả giống
Bảng 10: Mật độ, nguồn giống và chất lượng giống trong nuôi tôm công nghiệp

Mật độ
(P15/m2)
31,02±2,10

Nguồn giống
Địa phương
(%)
22

Nhập ngoài
tỉnh (%)
78

Chất lượng
Qua xét nghiệm
bệnh, gây sốc (%)
72

Không qua xét
nghiệm bệnh (%)
28

Việc lựa chọn nguồn giống, chất lượng con giống và mật độ thả giống là hết sức
quan trọng. Phần nào những yếu tố này quyết định đến kết quả nuôi. Mật độ thả trung bình
trong nuôi công nghiệp tại Cà Mau là 31,02 P15/m2, tương đối phù hợp với điều kiện ao

nuôi, vùng nuôi và trình độ quản lý của người nuôi. Nguồn giống chủ yếu được mua từ
miền Trung và hơn 72% được xét nghiệm các mầm bệnh nguy hiểm và gây sốc để loại bỏ
những hậu ấu trùng yếu. Giống được thả trực tiếp xuống ao. Theo Đỗ Thị Hoà (2000) việc
thả trực tiếp Postlarvae xuống ao nuôi không qua giai đoạn ương trong ao đất góp phần
giảm sự lây nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh MBV.
1.2.3. Thời vụ nuôi
Bảng 11: Thời vụ và thời gian nuôi
Thời vụ (Vụ/năm)
1,72±0,10

Thời gian nuôi (ngày/vụ)
130,80±2,43

Hiện nay môi trường nuôi tại Cà Mau còn tốt. Các chương trình cải tạo sên vét sông
rạch được thực hiện thường xuyên. Khả năng trao đổi nước giữa biển Đông với vùng nội

18


địa còn ở mức cao nên mức độ ô nhiễm hữu cơ tăng chậm. Do đó hơn 80% số trang trại tiến
hành nuôi 2 vụ/năm, đã đưa số vụ nuôi trung bình 1,72 vụ/năm. Thời gian nuôi trung bình
của một vụ là 130,80 ngày.
1.2.4. Quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi
Thức ăn là một yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến hiệu quả kinh tế cũng
như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thức ăn là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi
trường ao nuôi. Ý thức được việc này, 100% trang trại nuôi tôm đều sử dụng thức ăn công
nghiệp có giá trị cao về dinh dưỡng và có độ hoà tan thấp.
Việc thay nước thường xuyên sẽ gây sốc cho tôm nuôi và có thể mang nhiều mầm
bệnh từ bên ngoài vào. Qua điều tra 100% trang trại nuôi thực hiện quy trình nuôi ít thay
nước và không thay nước. Họ thường xuyên theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường và

quản lý bằng các loại hoá chất và CPSH.
1.3. Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế
Qua điều tra 278,95 ha nuôi tôm công nghiệp tại Cà Mau, năng suất bình quân khá
cao, đạt 4,30 tấn /ha. Kích thước tôm thu hoạch tương đối lớn (33,78 con/kg) và có sức cạnh
tranh tốt trên thị trường. Điều này cũng đánh giá được điều kiện sinh thái thuận lợi, trang
thiết bị phục vụ cho nuôi tôm tương đối đầy đủ. Tuy nhiên trình độ quản lý môi trường nuôi
còn kém, nhiều hộ nuôi gặp khó khăn trong quá trình nuôi và chịu rủi ro lớn về bệnh tôm
và dinh dưỡng cho tôm nuôi. Chi phí sản xuất chỉ ở mức trung bình là 221,68 triệu đồng cho
1 ha nuôi tôm công nghiệp. So với kết quả khảo sát của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy
sản năm 2001 chi phí sản xuất tôm công nghiệp tại Cà Mau chỉ tương đương với chi phí
đầu tư cho 1 ha nuôi tôm ở trình độ bán thâm canh. Kết quả giá thành sản xuất tôm công
nghiệp tại Cà Mau (51.214,28 VNĐ/ kg) cũng xấp xỉ với giá thành sản xuất tôm thương
phẩm công nghiệp tại Việt Nam mà Shang và các cộng sự điều tra vào năm 1998
(52.939,00 VNĐ/kg).
Bảng 12: Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế
Năng suất (tấn/ha)
Loại tôm thu hoạch bình quân (con/kg)
Chi phí (triệu đồng/ha)
Giá thành (VNĐ/kg)
Lợi nhuận (VNĐ/kg)

4,30±3,07
33,78±1,28
221,68±18,39
51.214,28±1.462,48
22.685,71±3.377,82

19



Với lợi nhuận 22.685,71 VNĐ/kg người nuôi tôm Cà Mau hiện nay vẫn có thể phát
triển nuôi tôm công nghiệp trong giới hạn mật độ nuôi vừa phải kết hợp việc quản lý sức
khoẻ tôm nuôi và môi trường nuôi bằng phương pháp sinh học và hạn chế việc dùng hoá
chất. Đó là hướng phát triển bền vững và mang lại lợi nhuận cao nhất.
2. CÁC LOẠI THUỐC KHÁNG SINH, HOÁ CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀ CHẤT
DINH DƯỢNG BỔ SUNG DÙNG TRONG NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM CÔNG
NGHIỆP TẠI CÀ MAU
2.1. Chủng loại, mục đích sử dụng và nồng độ các loại thuốc, hoá chất và CPSH
Kết quả điều tra 70 trại nuôi tôm thương phẩm công nghiệp (278,95 ha) có 139 loại
thuốc, hoá chất, CPSH khác nhau đã được sử dụng trong ao nuôi tôm (293 tên thương mại).
Trong đó, nhóm chất xử lý đất và nước có 9 loại, phân bón và chất gây tảo 15 loại, chất
khử trùng và diệt tạp 33 loại, kháng sinh 16 loại, CPSH 26 loại, chất bổ sung vào thức ăn
38 loại (chưa kể các loại CPSH bổ sung vào thức ăn), nhóm không xác định 2 loại.
2.1.1. Hoá chất xử lý đất và nước
Nhóm chất xử lý đất và nước gồm các loại vôi, hoá chất xử lý đáy trong quá trình
cải tạo ao, chất làm trong và sạch môi trường nước, khử các khí độc ở đáy. Đây là nhóm
chất phổ biến và được sử dụng chủ yếu trong nghề nuoâi toâm.

20


Bảng 13: Nhóm hoá chất dùng trong cải tạo đáy ao và ổn định môi trường
trong ao nuôi tôm thương phẩm công nghiệp
S
T
T

Hoạt chất
chính


1
1

2
CaCO3

2

Ca(OH)2

3

CaMg(CO3)2

4

CaO ≥ 98%

5

Ca ≥ 38%

6

Hợp
chất
Zeolite
(SiO2, Al2O3,
Fe2O3,
Al2(SiO2)3…)


Tên thương
mại

Mục đích sử
dụng

3
Super
canxi,
Calci-100, vôi
nông nghiệp,
Super
limestone,
Super
canximax,
Geo-supercanxi
Alkali
snow,
Spemat-AL,
Dolomite, D100,
M-100,
Han-Domix,
Spemat-D, vôi
đen,
Super
Dolomax, DO100,
GeoDolomite, Lab
Dolomite
Vôi sống, vôi

Kiên Hà, Canxi
ôxit,
vôi
chuyên dùng.
Waca, Spemat
CA.

4
- Cải tạo và
khử
trùng
đáy, tăng pH
đất.
- Tăng hệ
đệm, ổn định
môi trường.

Daimetin,
Zeolite,
Zeo
star,
Maifan
stone, Export
zeoline,
Neolite,
Granular AAA,
Marine Zeolite,
Sitto
zeolite,
Diatomite,

Zeo-100, Well
Zeolite, BacZeolite, ASC
Protect,
Clinzex-DS.

- Hấp thụ các
khí độc, giảm
sự thối rữa
đáy ao.
- Lắng tụ chất
lơ lững và
góp
phần
quản lý màu
nước.

Nồng
độ sử
dụng
(ppm)
5
15-20

Thời điểm và
cách dùng
6
- Khi cải tạo
ao, khi trời mưa
và dùng định
kỳ

7-10
ngày/lần.
- Rải đều trên
bề mặt đáy, bờ
ao, tạt đều trên
mặt ao.
nt

Tỷ lệ
hộ sử
dụng
(%)
7
100

nt

10-15

- Cải thiện
khả
năng
đệm của nước
- Cải tạo màu
nước và ổn
định pH.

15-20

- Khi gây màu

và dùng định
kỳ
7-10
ngày/lần.
- Hoà tan với
nước rồi tạt đều
trên mặt ao.

100

- Tăng pH,
tăng độ trong,
diệt tạp đáy
ao.
- Quản lý độ
cứng và pH.

7-10

- Khi cải tạo
ao, khi pH
xuống thấp.

31

10-15

- Khi cải tạo ao
và định kỳ 1015 ngày/lần.
- Khi gây màu

nước, tảo tàn và
định kỳ 10-15
ngày/lần.
- Bón trực tiếp
xuống ao ở
dạng hạt, hoà
tan vào nước và
tạt trên mặt ao
ở dạng bột.

26

21

15-20

47

91


1
7
8

2
NaHCO3,
Na2CO3,
K2O.
Acid Citric


9

Acid acetic

3
Alkalite,
Alkaline-UP, S.
B Allaline.
Drop pH, pH
Control, Down
pH, Decrease
pH.
Giấm ăn

4
- Tăng độ
kiềm, ổn định
pH.
- Giảm pH.

5
5-10

nt

2-5

3-5


6
- Kiềm thấp
- Tạt đều trên
mặt ao.
- Khi pH tăng
cao đột ngột.
- Tạt đều trên
mặt ao.
nt

7
59
7

4

100% trại nuôi sử dụng vôi để làm tăng và ổn định pH. Phổ biến nhất là vôi CaCO3
và CaMg(CO3)2. Hai loại vôi này cho hiệu quả cao khi sử dụng và ít gây hại cho môi
trường cũng như tôm nuôi. Chúng cung cấp một lượng nhất định các anion và cation nhằm
cân bằng hệ đệm Carbonat trong nước góp phần ổn định pH và độ kiềm trong ngưỡng phù
hợp với sự phát triển của tôm. Ngoài ra vôi CaO cũng được dùng như một chất khử trùng
trong cải tạo ao. 91% trại nuôi trong điều tra này sử dụng các hợp chất silicat (Zeolite) như
một phương thức loại bỏ amôniac và quản lý tảo. Tuy nhiên, Boyd (1995) đã đặt vấn đề về
hiệu quả của phương thức này vì sự hấp thụ NH4+ bị kiềm chế mạnh bởi nồng độ cao các
cation hoà tan trong nước lợ và các hốc của zeolite bị nước lấp đầy nên không thể hấp thụ
các loại khí được. Mặt khác lượng nhỏ silic trong Zeolite không làm tăng được lượng silic
trong ao cho sự phát triển tảo khuê. Một số loại acid cũng được sử dụng ở 8 trại có pH cao
do sự phát triển quá mức của tảo dưới dạng sản phẩm khác nhau kể cả giấm ăn và chanh
tươi.
2.1.2. Phân bón

Nhóm này gồm có phân vô cơ, phân hữu cơ (phân gà, bột cá, bột đậu nành, cám
gạo), đường và các chất gây tảo. Trong hệ thống nuôi công nghiệp phân bón ít được dùng
thường xuyên mà dựa chủ yếu vào thức ăn. Phân bón chỉ có ý nghóa tích cực ở giai đoạn
ban đầu trong việc tạo màu nước và ổn định môi trường.

22


Bảng 14: Phân bón và chất gây màu nước
S
T
T

Hoạt chất
chính

Tên thương
mại

Mục đích sử
dụng

1
1

2
Phân đạm

3
Phân Urê


2

Phân NPK

Agreen Plus

3
4

Phân DAP
Phân gà ủ
hoai
Bột cá
Cám gạo
Bột đậu nành
Glucoze

Phân DAP
nt
VK3,
Phân
nt
gây tảo
Bột cá
nt
Cám gạo
nt
Đậu nành
nt

Rỉ
đường, - Kích thích hệ vi
đường cát.
sinh vật có lợi
phát triển.
Micro-Power, - Bổ sung nguyên
Long-Power, tố vi lượng cho
ASC,
Bio- nước ao nuôi
Aga
for nhằm duy trì
shrim, Bio- nguồn tảo và vi
Bloom shrim, sinh vật có lợi.
Mineral sea
Compost
Làm
giàu
(T)
ASC ,
nguồn phiêu sinh
Boom-D
vật, tạo màu
nước.
Benthos
nt

5
6
7
8


9

Khoáng tổng
hợp: Mn, K,
Co, Mo, Cu,
P, Zn, Ca,
Fe, Mg, Se,
Ge

10 Ca++,
NH4+,
COD

Fe++,
NO3-,

11 Silisic
acid
5%, Borate
buffer 10%,
Phosphate
buffer 10%,
Minerals 1%

4
- Cung cấp chất
dinh dưỡng cho
ao, ổn định màu
nước và ngăn

chặn tảo đáy phát
triển.
nt

23

Nồng
độ sử
dụng
(ppm)
5
1-2

Thời điểm
và cách
dùng

Tỷ lệ
hộ sử
dụng
(%)

1-2

6
- Khi gây
màu nước.
- Hoà tan
trong nước
và tạt đều

trên mặt ao.
nt

64

1-2
15-20

nt
nt

60
4

3-5
5-7
3-5
2-3

- Nấu chín
nt
nt
- Khi gây
màu nước,
khi pH cao.
- Khi gây
màu nước,
định kỳ 15
ngày/lần.
- Hoà tan

và tạt đều
trên mặt ao.
nt

54
41
33
39

- Sau khi
nước đã xử
lý hoá chất
và định kỳ
7-10
ngày/lần.

61

0,5-1,0

1-2

1,5-3,0

7
51

73

70



1
2
3
12 - Hỗn hợp
Zpt
acid amin,
Protein.
- Khoáng:
Na,
K, Ca.
13 CaCO3-P2O5
Lân vôi
14 -Khoáng: N, Robi, Rolex,
P2O5, K2O, HVP 7001-S,
Fe, Zn, Mn, BM-701,
Silic.
Ca, Mg.
- Bào tử tảo
khuê,
tảo
lục.
15 - Mùn hữu cơ Thiên Phú 2
25%, Humic.
- Khoáng: N,
P2O5,
K2O,
Fe, Cu, Zn.


4
- Giúp phát triển
nhanh phiêu sinh
động vật.

5
0,5-1,0

6
nt

7
43

- Gây màu
nt

10-15
0,5-1,0

nt
- Sau khi xử
lý hoá chất
và định kỳ
30
ngày/lần.

26
90


- Cải tạo đáy

15-20

nt

46

Các chất gây tảo và phân vô cơ được sử dụng nhiều nhất trung bình 56,62% trại
nuôi. Các loại khoáng tổng hợp và các loại bào tử tảo khuê, tảo lục được dùng phổ biến
nhất như những hoạt chất chủ yếu trong gây màu nước với 90% trại nuôi. Người ta cho rằng
sự phát triển của quần thể tảo lục và tảo khuê trong ao nuôi làm cho màu nước ổn định, các
yếu tố môi trường ít biến động và tôm mau lớn. Phân NPK như một giải pháp vô cơ gây
màu nhanh và ít tốn kém, có 64% trại nuôi áp dụng. Hầu hết các trại nuôi tôm công nghiệp
không sử dụng phân chuồng ngoại trừ một lượng nhỏ phân gà (4%). Điều này phù hợp vì
trong hệ thống thâm canh, phân chuồng dễ gây chua đất và ô nhiễm hữu cơ. Tuy việc bón
phân có nhiều lợi ích trong gây nuôi sinh vật phù du góp phần tạo nên tính ổn định cho môi
trường nhưng điều kiện đất và nước có thể xấu đi nếu áp dụng một cách máy móc.
2.1.3. Hoá chất khử trùng và diệt tạp
Các chất khử trùng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lónh vực của nghề nuôi tôm.
Đây là nhóm chất được sử dụng phổ biến, mang tính truyền thống và thói quen. Lượng sử
dụng lớn nhất là trong hệ thống nuôi tôm thâm canh. Các chất này được dùng trong khaâu
24


cải tạo ao đìa, duy trì điều kiện vệ sinh chăn nuôi trong suốt chu kỳ sản xuất và ngoài ra
còn dùng trong việc xử lý bệnh.
Bảng 15: Các loại hoá chất khử trùng nước và diệt tạp

S

T
T

Hoạt chất
chính

Tên thương
mại

2
- Chlorine
(NaOCl,
CaO2Cl,
Ca(OCl)2)

2
3

- KMnO4
Thuốc tím
Glutaraldehyde Gluta
Sodium dioctyl- complex
sulfosuccinate

4

- Formalin
(HCHO)
- KHSO4
- Dichlorvos

2,2-dichlorovinyl- dimethylphosphate 50%
- H2O2

Formol

- Alky
dimethylbenzly
ammonium
chlorite

Blesson

7

8

Mục đích sử
dụng

độ sử
dụng

Thời điểm và
cách dùng

3
4
High-Chlor
- Diệt khuẩn,
65-70%,

làm
trong
Super
nước.
chlorine, Five
star-chlor

nt
- Tiêu diệt
virus,
vi
khuẩn, nấm
tảo, protozoa.
nt

5
20-30

5-7
1-2

15-20

hộ sử
dụng
(%)

(ppm)

1

1

5
6

Tỷ lệ

Nồng

6
- Khi chuẩn
bị nước ao
nuôi.
- Hoà tan
trong nước và
tạt đều trên
mặt ao.
nt
- Chuẩn bị
nước ao, định
kỳ
15
ngày/lần.
nt

7
87

31
17


69

Vikon A
FOS 500 EC

- Diệt khuẩn.
- Diệt ký chủ
trung
gian
truyền bệnh.

0,5-0,6
1,5-2,0

nt
- Chuẩn bị
nước ao trước
khi thả tôm.

16
44

Oxy già

- Diệt khuẩn,
oxy hoá các
chất hữu cơ
và tăng cường
oxy

trong
nước.
- Diệt khuẩn,
tảo,
giảm
chất hữu cơ.
- Trị bệnh
đóng rong.

10-15

- Khi chuẩn
bị ao, tảo
phát
triển
mạnh và định
kỳ
15
ngày/lần.
- Khi trong ao
nhiều
tảo
độc.
- Chất hữu cơ
tích tụ nhiều.
- Định kỳ 1015 ngày/lần.

26

25


0,4-0,5

30


×