Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Thành phần hóa học của một số nguồn nước khoáng Miền Bắc Việt Nam và đề xuất chất lượng nước khoáng chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 156 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






TRẦN NGUYÊN HÀ






Thµnh phÇn Hãa häc cña mét sè nguån
N-íc Kho¸ng miÒn B¾c ViÖt Nam vµ ®Ò xuÊt
chÊt l-îng N-íc Kho¸ng ch÷a bÖnh






LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG









HÀ NỘI 2010



MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
MỤC LỤC
iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
vi
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6
1.1. Tổng quan về nƣớc khoáng
6

1.1.1.Vài nét lịch sử về NK
6
1.1.2. Định nghĩa NK
8
1.1.3. Phân loại NK
10
1.1.4. Sự hình thành NK
1.1.5. Vai trò của một số nguyên tố trong NK đối với cơ thể
14
15
1.2. Tình hình khai thác và sử dụng NK
17
1.2.1. Khai thác và sử dụng NK trên thế giới
17
1.2.2. Khai thác và sử dụng NK tại Việt Nam
30
1.3. Đặc điểm NK Miền Bắc Việt Nam
36
1.3.1. Đặc điểm địa chất và thành phần đa lƣợng trong
NK Miền Bắc Việt Nam
36
1.3.2. Thành phần vi lƣợng trong NK Miền Bắc Việt Nam
38
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Nguồn NK đƣợc lấy mẫu phân tích thành phần hóa học
2.1.2. Nguồn NK đƣợc phát phiếu điều tra khả năng chữa bệnh
2.1.3. Ngƣời sử dụng NK chữa bệnh
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phân tích thành phần hóa học trong một số nguồn NK

2.2.2. Điều tra tác dụng chữa bệnh của các nguồn NK
42
42
42
42
43
43
43
49
2.2.3. Đề xuất định hƣớng xây dựng TCCL NK chữa bệnh và HPCN
53



CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐIỀU TRA
VÀ THẢO LUẬN
55
3.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học một số nguồn NK Miền
Bắc Việt Nam
55
3.1.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học của nguồn NK Thanh Thủy
56
3.1.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học của nguồn NK Quang Hanh
62
3.1.3. Kết quả phân tích thành phần hóa học của nguồn NK Mớ Đá
62
3.1.4. Kết quả phân tích thành phần hóa học của nguồn NK Thuần Mỹ
63
3.1.5. Kết quả phân tích thành phần hóa học của nguồn NK Mỹ Lâm
66

3.2. Điều tra tác dụng chữa bệnh nguồn NK Thanh Thủy
và NK Quang Hanh
69
3.2.1. Điều tra nguồn NK Thanh Thủy tại TT chăm sóc ngƣời có công
của thành phố Hà Nội
70
3.2.2. Điều tra nguồn NK Quang Hanh tại Viện điều dƣỡng và
hồi phục chức năng Quang Hanh
75
3.3. So sánh đặc điểm hóa lý, chỉ định sử dụng của nguồn NK
Thanh Thủy, Quang Hanh với một số nguồn NK trên thế giới
81

3. 4. Đề xuất xây dựng TCCL NK chữa bệnh
84
3. 4.1. Sự cần thiết ban hành văn bản TCCL NK chữa bệnh
84
3. 4.2. Định hƣớng xây dựng TCCL NK chữa bệnh
84
3.4.3. Phân loại NK
85
3.4.4. Một số chỉ tiêu chất lƣợng NK chữa bệnh
87
3.4.5. NK chữa bệnh với bảo hiểm y tế.
97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
100
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
102

TÀI LIỆU THAM KHẢO
103
DANH SÁCH PHỤ LỤC
117




CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bq
Đơn vị đo độ phóng xạ
1 Ci (Curie) = 3,7.10
10
Bq
DRI
Nhu cầu hàng ngày (Dietary reference intake)
DC TBMMN
Di chứng tai biến mạch máu não
HPCN
Hồi phục chức năng
ICRP
Uỷ ban quốc tế về bảo vệ phóng xạ
(International Commission on Radiological Protection)
LK
Lỗ khoan
LNT
Thuyết không ngƣỡng (Linear No- Threshold Theory)
NK
Nƣớc khoáng

NKĐC
Nƣớc khoáng đóng chai
NKTT
NKQH
Nƣớc khoáng Thanh Thủy
Nƣớc khoáng Quang Hanh
NN
Nƣớc nóng
Nhóm A/B
Nhóm những ngƣời sử dụng NK 1 đợt/2 đợt trong thời gian từ
3 tháng đến 1 năm trở về trƣớc tính từ thời điểm phỏng vấn
SPA
Sức khỏe nhờ nƣớc (Santas per aquas)
Sv
Đơn vị đo tác động phóng xạ lên cơ thể sinh vật.
TCCL NK
Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc khoáng
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tg1/Tg2
Thời điểm phỏng vấn sau 3 tuần/3 tháng tính từ khi kết thúc
đợt sử dụng NK
T1/T2
Tần suất tắm ngâm NK chữa bệnh 1 lần/2 lần mỗi ngày
UL
Tolerable upper intake level: mức cao nhất chấp nhận đƣợc









DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân loại NK chữa bệnh của Liên Xô (cũ)
Bảng 1.2. Hàm lƣợng thành phần dƣợc tính trong NK
Bảng 1.3. Kết quả chữa bệnh ngoài da bằng NK tại 2 nguồn
Marikostinovo (bệnh vẩy nến) và Momin Prohod (eczema)
Bảng 1.4. Phân loại và giới hạn hàm lƣợng NK chữa bệnh
Bảng 1.5. Thành phần vi lƣợng chủ yếu của các nguồn NK
chữa bệnh tại Miền Bắc Việt Nam
Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích một số thành phần trong nƣớc
Bảng 2.2. Phiếu điều tra về ngƣời sử dụng NK chữa bệnh

Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu NK Thanh Thủy, Phú Thọ tại
Trung tâm chăm sóc ngƣời có công Thành phố Hà Nội
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu NK Quang Hanh tại Viện điều dƣỡng
và HPCN Quang Hanh, Quảng Ninh
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu NK Mớ Đá tại nhà nghỉ công đoàn
Kim Bôi, Hòa Bình
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu NK Thuần Mỹ, Hà Nội
Bảng 3.5.Kết quả phân tích mẫu NK tại Viện NK Mỹ Lâm, Tuyên Quang
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ biến động thành phần và tính chất
của 5 nguồn NK
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu NK bể tắm ngâm với kết quả phân tích
NK tại LK đã công bố
Bảng 3.8. Tình trạng cải thiện bệnh sau 3 tuần (Tg1)
và 3 tháng (Tg2) bằng tắm ngâm NKTT

11
22
29

32
39


47
50

57

5

59

60
61
64

67

70





Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của số đợt tắm ngâm NKTT tới

tình trạng cải thiện bệnh
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của tần suất tắm ngâm NKTT
tới tình trạng cải thiện
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa giới tính và tình trạng cải thiện
Bảng 3.12. Tỷ lệ cải thiện bệnh của nhóm bệnh nhân sử dụng NKQH
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của tần suất tắm ngâm NKQH
tới tình trạng cải thiện bệnh cơ xƣơng khớp
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của số đợt tắm ngâm NKQH tới tình trạng
cải thiện bệnh cơ xƣơng khớp
Bảng 3.15. Thành phần một số nguồn NK trên thế giới đã đƣợc theo dõi
sử dụng chữa bệnh hiệu quả
Bảng 3.16. Hàm lƣợng Radon trong một số nguồn NK đang sử dụng
chữa bệnh trên thế giới
Bảng 3.17. Hàm lƣợng Radon trong NK Thanh Thủy
Bảng 3.18. Một số nhóm bệnh đƣợc điều trị bằng NK và thanh toán
bảo hiểm ở Cộng hòa Pháp

71

72

73
75
78

79

82

88


93
98






DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Bùn khoáng và đắp bùn khoáng Sunphua
Hình 1.2. Khu nghỉ tắm NK nóng Beppu (Nhật Bản)
Hình 1.3. Sử dụng NK tại các nguồn chứa Radon
Hình 2.1. Biểu đồ mô tả phân bố dữ liệu với các mức tin cậy tƣơng ứng
68%(±SD), 95%(±2SD), 99%(±3SD)
Hình 3.1. Một số bài tập vật lý trị liệu
tại Viện điều dƣỡng và HPCN Quang Hanh
Hình 3.2. Bệnh nhân tắm ngâm NKQH nóng tại bể tắm ngoài trời
Hình 3.3. Biểu đồ về tình trạng cải thiện từng nhóm bệnh
thời điểm Tg1 tại nguồn NK Quang Hanh
Hình 3.4. Biểu đồ về tình trạng cải thiện từng nhóm bệnh
thời điểm Tg2 tại nguồn NK Quang Hanh
23
24
25

44



76

76
77

77









1
MỞ ĐẦU
Nƣớc là nguồn tài nguyên sẵn có mà thiên nhiên ban tặng cho nhân
loại. Nƣớc là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành và duy trì sự sống.
Thực tế, con ngƣời sử dụng nƣớc nhƣ một loại thực phẩm, một loại dƣợc
phẩm, một loại nguyên liệu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Khi xâm nhập
vào cơ thể con ngƣời và sinh vật, nƣớc mang các chất dinh dƣỡng và oxy tới
từng mô, từng tế bào, đồng thời tạo những tác động sinh học nhất định.
Ngƣời ta chƣa biết chính xác thời điểm nào, nhƣng những tƣ liệu khảo
cổ đã chứng minh đƣợc con ngƣời biết sử dụng các loại nƣớc đặc biệt lấy từ
thiên nhiên để nâng cao sức khỏe và chữa bệnh trong thời kỳ đồ đá. Từ thế kỷ
5 trƣớc công nguyên, các chiến binh La Mã đã biết ngâm mình trong các dòng
suối khoáng chứa lƣu hùynh để chữa các bệnh cơ khớp và các vết thƣơng
ngoài da, ngâm mình trong nƣớc suối ấm để chữa bệnh mất ngủ. Từ đó đến
nay, con ngƣời không ngừng nghiên cứu, khai thác các nguồn nƣớc có tính

chất lý hóa đặc biệt, gọi là nƣớc khoáng (NK) phục vụ đời sống của mình.
Các quốc gia châu Âu, Nhật Bản đã phát triển một ngành công nghiệp sản
xuất, dịch vụ từ NK và ứng dụng rộng rãi NK trong hồi phục chức năng cũng
nhƣ chữa bệnh.
Việt Nam đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, có nguồn tài nguyên NK đa dạng và
phong phú. Chúng ta đã phát hiện nhiều nguồn NK quý giá (công bố hơn 300
nguồn phân bố nhiều nhất ở Tây Bắc bộ và Nam Trung bộ). Thực tế, các
nguồn NK đƣợc khai thác đóng chai giải khát là chủ yếu. Ngoài ra, một số
nghiên cứu y học về tác dụng chữa bệnh của những nguồn NK nhƣ: Thanh
Tân, Quang Hanh, Mỹ Lâm, Bình Châu đã đƣợc thực hiện.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam còn gặp một số khó khăn, vƣớng mắc và
hạn chế trong việc sử dụng NK so với các quốc gia khác. Đó là:

2
- Luật Khoáng sản thông qua năm 1996 đã đƣa ra định nghĩa về NK và
NN nhƣng chƣa có các văn bản dƣới luật cụ thể hóa thành các qui định, tiêu
chuẩn, phƣơng thức sử dụng. Do đó, những nguồn NK hoặc NN ở nƣớc ta
đƣợc các nhà khoa học Việt Nam định danh, phân loại chủ yếu dựa trên các
nghiên cứu thành phần hóa lý, tƣơng tự phân loại của các nƣớc Đông Âu
trƣớc đây.
- Kết quả phân tích thành phần hóa lý trên đƣợc công bố trong “Danh
bạ các nguồn NK và NN Việt Nam” cùng với các điều tra trữ lƣợng, thử
nghiệm khai thác đƣợc thực hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20. Với các
phƣơng tiện phân tích thời kỳ đó, một số thành phần hóa học chƣa đƣợc định
lƣợng. Số liệu công bố một trong nhiều thời điểm lấy mẫu khác nhau và gián
đoạn giữa các năm nên chƣa đánh giá đƣợc sự biến động thành phần theo thời
gian.
- Hiện nay, các qui định liên quan đến NK của các Bộ, ngành đang đề
cập đến đối tƣợng NKĐC nhƣ TCVN 6213-2004 (trên cơ sở CODEX STAN
108-81), quyết định số 02/2005 ngày 07/ 01/2005 của Bộ Y tế. Đặc điểm

chung của các qui định này là đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của NKĐC trong
quá trình sản xuất, kinh doanh nhƣ một loại thực phẩm hàng ngày.
- So với các quốc gia khác, Việt Nam chƣa có qui định phân loại, sử
dụng NK chăm sóc sức khỏe, kết hợp chữa bệnh. Một số trung tâm điều
dƣỡng, nhà nghỉ công đoàn triển khai sử dụng NK chăm sóc sức khỏe kết hợp
chữa bệnh và ghi nhận đƣợc kết quả khả quan trong một thời gian dài quan
trắc hoặc thông qua thăm khám lâm sàng trên một nhóm nhỏ bệnh nhân. Tuy
nhiên, đứng trên góc độ tác dụng sinh học NK với cơ thể ngƣời, giới hạn hàm
lƣợng một số thành phần hóa học trong NK chƣa đƣợc đề cập đến. Chúng ta
cũng chƣa so sánh đƣợc những đặc điểm này với những nguồn NK tƣơng
đồng đã đƣợc công bố trên thế giới trong chữa trị từng nhóm bệnh lý. Trong

3
khi đó, nhu cầu và số lƣợng ngƣời Việt Nam sử dụng hình thức chữa bệnh
này không ngừng tăng.
Trong điều kiện trên, đề tài luận án “Thành phần hóa học của một số
nguồn nƣớc khoáng miền Bắc Việt Nam và đề xuất chất lƣợng nƣớc
khoáng chữa bệnh” đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Thu đƣợc thành phần hóa học chi tiết của một số nguồn NK miền
Bắc Việt Nam đang đƣợc khai thác nghỉ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe.
2. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng bệnh của ngƣời sử dụng NK và
xác định một số yếu tố cấp thiết nhằm khai thác tối ƣu NK chữa bệnh, hồi
phục chức năng.
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận án tập trung thực hiện 3 nội dung:
1. Phân tích, xác định các thành phần hóa học đa lƣợng và vi lƣợng tại
5 nguồn NK ở miền Bắc Việt Nam: Thanh Thủy, Quang Hanh, Mớ Đá, Mỹ
Lâm, Thuần Mỹ.
2. Điều tra thông tin từ những ngƣời sử dụng NK 2 nguồn Thanh Thủy,
Quang Hanh để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
3. So sánh đặc điểm NK chữa bệnh trên thế giới và Việt Nam để đánh

giá, đề xuất một số chỉ tiêu liên quan đến chất lƣợng NK chữa bệnh ở Việt
Nam.
CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Luận án đƣợc xây dựng trên các cơ sở dữ liệu khoa học từ:
- Tham khảo các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố trong luận án phó
tiến sĩ, tiến sĩ lĩnh vực địa chất, y học ở Việt Nam có trong thƣ viện và xuất
bản phẩm.
- Các kết quả khoa học của các nhà nghiên cứu châu Âu, Nhật Bản,
Liên Xô (cũ) đã công bố về tác dụng NK đến sức khỏe ngƣời sử dụng.
- Các kết quả phân tích thành phần hóa học 5 nguồn NK của NCS.

4
- Các kết quả điều tra, do NCS thực hiện bằng phiếu phỏng vấn ngƣời
sử dụng NK để chữa bệnh, hồi phục chức năng tại các Trung tâm, Viện điều
dƣỡng sử dụng nguồn NK Thanh Thủy, Quang Hanh.
- Tổng hợp, phân tích các kết quả tham khảo và kết quả thực hiện.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học
1. Luận án đã xác định toàn diện thành phần hóa học của 5 nguồn NK
miền Bắc Việt Nam, hiệu quả chữa bệnh của NK, đồng thời nêu lên yêu cầu
sử dụng hợp lý các loại NK chứa nguyên tố có tác dụng sinh học nhƣ Radon,
Asen, Flo, Lƣu hùynh.
2. Kết quả luận án góp phần xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng đối với
NK chữa bệnh.
Ý nghĩa thực tế
1. Luận án đã trình bày phƣơng pháp và kết quả đánh giá hiệu quả cải
thiện triệu chứng bệnh của ngƣời sử dụng NK chữa bệnh trong điều kiện kinh
tế Việt Nam chƣa thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng tốn kém, giúp ngƣời dân
định hƣớng sử dụng và phổ cập loại hình chữa bệnh, hồi phục chức năng bằng
NK.

2. Luận án đã đánh giá sự ổn định thành phần hóa học của 5 nguồn NK
đƣợc khảo sát, góp phần quản lý chất lƣợng nguồn tài nguyên NK. Kết quả
luận án cũng cho phép các cơ quan chức năng xác lập cơ sở khoa học khai
thác sử dụng NK hiệu quả hơn.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Kết quả phân tích chi tiết thành phần hóa học và so sánh biến động
chất lƣợng nguồn NK đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở miền Bắc Việt Nam là
Quang Hanh, Thanh Thủy, Thuần Mỹ, Mớ Đá, Mỹ Lâm.
2. Điều tra tác dụng chữa bệnh của nguồn Quang Hanh và Thanh Thủy
làm cơ sở khoa học hoàn thiện phƣơng pháp kết hợp chữa bệnh và hồi phục
chức năng bằng NK, đồng thời đề cập đến hàm lƣợng tối thiểu của một số
nguyên tố trong NK nhƣ Radon, Asen, Flo, Lƣu huỳnh có thể kết hợp sử dụng
chữa bệnh và hồi phục chức năng theo chỉ định của bác sĩ.

5
3. Đề xuất phƣơng hƣớng xây dựng TCCL NK chữa bệnh phù hợp với
đặc điểm nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế xã hội còn thấp của nƣớc ta
hiện nay. Trong đó, loại NK chữa bệnh (tác dụng hỗ trợ chữa bệnh đƣợc công
nhận thông qua thử lâm sàng, dƣợc lý hoặc điều tra xã hội học) nhất định phải
đƣợc Bộ Y tế quản lý và sử dụng theo chỉ dẫn riêng. Trong điều kiện kinh tế
xã hội Việt Nam còn thấp, việc có thể sử dụng hình thức đánh giá tác dụng cải
thiện bệnh bằng câu hỏi điều tra, phỏng vấn ngƣời sử dụng tại nguồn NK, khi
đảm bảo các yếu tố tin cậy (cỡ mẫu, đặc điểm mẫu, xử lý thống kê). Chấp
nhận kết quả điều tra trong điều kiện kinh tế xã hội còn thấp của nƣớc ta sẽ
mở rộng phạm vi khai thác sử dụng hiệu quả nhiều nguồn NK phục vụ hoạt
động chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực tế ở nƣớc ta, ngành Dƣợc đã chấp
nhận bài thuốc cổ truyền của gia đình sử dụng lâu năm, hiệu quả thông qua
ghi nhận kết quả chữa bệnh.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm phần mở đầu, 3 chƣơng và kết luận đƣợc trình bày trên

116 trang đánh máy khổ A4, 25 bảng, 8 hình và 129 tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1 Tổng quan tài liệu về NK: trình bày khái niệm, phân loại,
tình hình khai thác, sử dụng NK, đặc biệt là việc sử dụng kết hợp NK chữa
bệnh trên thế giới và Việt Nam. Chƣơng 1 cũng đề cập đến đặc điểm hình
thành, thành phần NK miền Bắc Việt Nam.
Chƣơng 2 Đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu trình bày cụ thể các đối
tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong thực hiện luận
án.
Chƣơng 3 Kết quả phân tích, điều tra và thảo luận trình bày 3 vấn đề
chính:
- Kết quả phân tích thành phần hóa học 5 nguồn NK có triển vọng khai
thác trong y tế: Thanh Thủy, Quang Hanh, Mỹ Lâm, Mớ Đá, Thuần Mỹ và so
sánh biến động về thành phần hóa học trong năm.
- Đánh giá hiệu quả cải thiện sức khỏe và triệu chứng nhóm bệnh cơ
xƣơng khớp, ngoài da khi sử dụng NK tắm ngâm và các yếu tố ảnh hƣởng tại
2 nguồn Quang Hanh (Quảng Ninh), Thanh Thủy (Phú Thọ).

6
- Định hƣớng xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng NK chữa bệnh, trong đó
đề cập đến hàm lƣợng một số thành phần có hoạt tính sinh học nhƣ Radon,
Asen, Lƣu huỳnh, Flo.

7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC KHOÁNG
1.1.1. Vài nét lịch sử về NK
Từ thời cổ Hy Lạp và La Mã, nƣớc đã đƣợc sử dụng để chăm sóc sức
khỏe với thuật ngữ spa (Santas per aquas: sức khỏe nhờ nƣớc). Thuật ngữ này
cũng đƣợc cho rằng xuất phát từ tên thành phố Spa (Bỉ), nơi có nguồn NN

đƣợc phát hiện từ thế kỷ 14 dùng cho chữa bệnh. Hiện nay, từ spa đƣợc sử
dụng nhiều ở Anh quốc, còn các nƣớc châu Âu khác ƣa dùng từ thermal water
hơn. Ban đầu, NK đƣợc nhận biết nhờ nhiệt độ nguồn nƣớc, còn thành phần
hóa học của chúng thì chƣa đƣợc phân tích. Trong y học, sử dụng nƣớc để
chăm sóc sức khỏe cộng đồng đƣợc thể hiện bằng nhiều thuật ngữ khác nhau:
- Hydrotherapy/ Spa therapy: thủy liệu pháp (chữa bệnh bằng nƣớc)
- Balneotherapy: chữa bệnh bằng tắm ngâm NK, NN
- Thalassotherapy: chữa bệnh bằng nƣớc biển.
* Thời cổ Hy Lạp, La Mã
Hypocrate (460 - 370 năm trƣớc công nguyên), cho rằng bệnh tật sinh
ra do rối loạn dịch trong cơ thể dẫn đến mất cân bằng. Để lập lại cân bằng đó,
cần phải thay đổi dịch thông qua thoát mồ hôi, vận động (đi bộ, thể dục,…),
mat xa và tắm [104]. Chịu ảnh hƣởng của ngƣời Hy Lạp, đế vƣơng La Mã đã
xây dựng nhà tắm tại các nguồn NN phục vụ binh lính tăng cƣờng thể lực.
* Thời Trung cổ
Sau sự sụp đổ của đế chế La Mã năm 476 và sự ra đời của Cơ đốc giáo,
văn hóa tắm La Mã biến mất khỏi đời sống và các trung tâm spa bị cấm hoạt
động. Phép chữa bệnh bằng lòng tin, cầu khấn đƣợc tôn vinh. Đến thế kỷ 13,
liệu pháp tắm ngâm mới đƣợc dùng trở lại ở châu Âu, nhất là Nam Âu.
* Thời Phục hƣng

8
Tầng lớp quý tộc nhỏ thƣờng lui tới nhà tắm công cộng, dùng NK thay
thế cho nƣớc mát. Tại thời điểm này, ý tƣởng đầu tiên về phân tích thành phần
hóa học của NK ra đời. Mặc dầu kết quả phân tích nhiều khi trái ngƣợc nhau
nhƣng ngƣời ta đã nhận ra đƣợc chất lƣợng NK phụ thuộc thành phần khoáng
hóa và tác dụng của NK đối với cơ thể ngƣời. Năm 1571, trong cuốn De
thermis, Bacci đã nói đến nghệ thuật tắm từ thời cổ đại Galien và Aristote.
Ngƣời ta dùng NK bằng nhiều cách nhƣ tắm, uống, đắp bùn với liệu trình 15
ngày và đƣợc lặp lại hàng năm. Cũng vào thời gian này, cƣ dân Caldiero

(Italia) đã xây dựng một cơ sở NK chữa một số bệnh ngoài da. Tại Anh, cuốn
sách The Queen Wells, đƣợc xuất bản năm 1632, đã liệt kê một danh sách dài
các bệnh có thể đƣợc chữa trị hiệu quả bằng NK nhƣ: mụn nhọt, thấp khớp và
một số bệnh liên quan đến thần kinh [86]. Đến thế kỷ 17, nhiều trung tâm spa
đƣợc xây dựng ở Pháp, ở đó chế độ dinh dƣỡng cân bằng với tắm ngâm đã
đƣợc chú ý [104].
* Thời kỳ hiện đại
Những năm đầu thế kỷ 19, ngƣời ta chú ý đến thành phần hóa học của
NK, tìm cách ứng dụng phƣơng pháp chữa bệnh bằng NK thông qua tác dụng
hóa sinh của nguyên tố thành phần. Hai bác sĩ ngƣời Đức Priessnitz và
Kneipp đã phát triển nguyên tắc của thủy liệu pháp: cá thể hóa chữa bệnh dựa
vào thành phần và nhiệt độ của NK, đồng thời kết hợp các hình thức: tắm
lạnh, tắm nóng, tắm bùn, tắm thảo dƣợc cũng nhƣ tập thể dục, matxa và dinh
dƣỡng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều trung tâm spa phục vụ cộng
đồng kết hợp thủy liệu pháp và lý liệu pháp (physiotherapy) đƣợc chính phủ
đầu tƣ xuất hiện ở nhiều nƣớc châu Âu. Hiện nay, spa không chỉ mang nội
dung y học mà đã mở rộng hơn trong phục vụ giải trí, thƣ giãn nghỉ ngơi: tắm
hơi, tắm dòng chảy, tắm xoáy kể cả làm đẹp để thu hút khách hàng.

9
Hơn 50 năm qua, sử dụng NK chăm sóc sức khỏe cộng đồng đƣợc đổi
mới nhiều, đặc biệt ứng dụng trong chữa bệnh cơ xƣơng khớp và da liễu.
Nhiều bài tổng quan đã đƣợc giới thiệu trong các tạp chí chuyên ngành [35,
44, 45, 86, 99, 100, 104]. Liên Xô (cũ) và một số nƣớc Đông Âu nhƣ
Hungary, Bungary, Rumani, Tiệp Khắc (cũ) tập trung vào các nội dung:
nghiên cứu cơ bản, điều tra địa chất thủy văn cũng nhƣ nghiên cứu ứng dụng
NK chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng nhiều loại hình sử dụng NK
(dƣỡng lão đƣờng, nhà điều dƣỡng, nhà thủy liệu pháp nằm trong hệ thống
bảo hiểm y tế).
Với một lịch sử phát triển lâu dài nhƣ vậy, đến nay khái niệm về NK đã

tƣơng đối rõ ràng.
1.1.2. Định nghĩa NK
Mỗi quốc gia đƣa ra định nghĩa NK và NN của riêng mình.
* Theo định nghĩa của Luật khoáng sản năm 1996 của Việt Nam [22]:
"NK là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số
hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của tiêu chuẩn
Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho
phép áp dụng".
"NN là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, luôn luôn
có nhiệt độ cao theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn
nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng".
Nhƣ vậy, theo luật này, Việt Nam đã phân biệt NK và NN. Những chất
có hoạt tính sinh học đƣợc hiểu là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sống
sẽ tác động đến chức năng và hoạt động sinh lý, sinh hóa của các cơ quan cơ
thể.
* Theo từ điển bách khoa Việt Nam [32]: "NK là nƣớc dƣới đất hoặc
nƣớc suối tự nhiên ở sâu trong lòng đất hoặc phun chảy lên mặt đất, có hòa

10
tan một số muối khoáng (muối vô cơ) nào đó có hoạt tính sinh học (CO
2
, H
2
S,
As…), có tác dụng chữa và phòng bệnh, bồi bổ sức khỏe .
Một số NK có tính chất phóng xạ và nhiệt độ tăng cao khi mới phun ra
ở miệng suối. Theo thành phần có những loại NK Cacbonat, NK chứa Sắt,
NK chứa Dihydrosunphua, Ranh giới khoáng hóa chung giữa nƣớc ngọt và
NK là 1g/l".
* Cộng hòa Pháp: điều 2 Nghị định 89-369 ngày 06/6/1989 [117] định

nghĩa NK thiên nhiên là nƣớc tập hợp các đặc tính thiên nhiên có lợi cho sức
khỏe, nó khác với các loại nƣớc khác ở chỗ:
- Về bản chất: NK đƣợc đặc trƣng bằng hàm lƣợng khoáng hóa, hàm
lƣợng một số nguyên tố vi lƣợng hoặc thành phần hòa tan và tác dụng của nó.
- Về độ tinh khiết: do độ tinh khiết vốn có của nó, các đặc trƣng trên
luôn đƣợc bảo vệ nhờ nguồn cấp nƣớc không có nguy cơ bị ô nhiễm. Nƣớc
đƣợc khai thác qua mạch lộ tự nhiên hoặc lỗ khoan.
Nhƣ vậy NK đặc trƣng bằng tác dụng chữa bệnh, có lợi cho sức khỏe.
* Cộng hòa Czech, đạo luật Spa thông qua 13/4/2001 [101] định nghĩa:
- Nguồn NK thiên nhiên (The source of natural mineral water) là nguồn
nƣớc dƣới đất xuất lộ tinh khiết, có các thành phần và đặc tính tác dụng sinh
lý đối với cơ thể (physiological effects) nhờ vào các chất khoáng, nguyên tố
vết và các hợp chất khác, tạo cho loại nƣớc này có thể đƣợc sử dụng nhƣ thực
phẩm và đóng chai nếu đƣợc cấp phép.
- NK có lợi cho sức khỏe (Mineral water for health care purpose) là
nƣớc dƣới đất xuất lộ, tinh khiết với hàm lƣợng tối thiểu các chất rắn hòa tan
1g/l, CO
2
hòa tan 1g/l hoặc các nguyên tố hóa học quan trọng cho sức khỏe
hoặc có nhiệt độ nguồn cao hơn 20
0
C hoặc độ bức xạ của Radon hơn
1,5kBq/l.

11
Mỗi quốc gia đƣa ra khái niệm riêng về NK và chƣa thống nhất nhau.
Các định nghĩa khá đa dạng: hoặc theo nguồn gốc xuất xứ hoặc theo tác dụng
và mục đích sử dụng. Nhìn chung, NK đƣợc hiểu là loại nƣớc thiên nhiên từ
trong lòng đất có thành phần và tính chất đặc biệt, nhƣ có thành phần muối -
ion, khí, chất hữu cơ với hàm lƣợng lớn, nhiệt độ và tính phóng xạ cao , có

hoạt tính sinh học nên có tác dụng chữa bệnh hoặc tác động tốt đến sức khoẻ
con ngƣời. Định nghĩa về NK đã nhắc đến tác dụng có lợi cho sức khỏe của
NK nhƣ định nghĩa của cộng hòa Czech giúp cho các văn bản dƣới luật dễ
dàng đề ra phƣơng hƣớng và tiêu chuẩn quản lý, phân loại, đánh giá.
Trong quá trình trình bày luận án, khái niệm NK đƣợc sử dụng trên cơ
sở định nghĩa NK của Cộng hòa Czech: NK, bao gồm NN, là loại nƣớc thiên
nhiên với thành phần hóa lý và tác động sinh học có lợi cho sức khỏe con
ngƣời.
1.1.3. Phân loại NK
Tiêu chí phân loại NK đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là phân loại
theo các yếu tố đặc hiệu nhƣ: thành phần hóa học của các chất hòa tan, thành
phần khí 8, 24. Trên Thế giới, bảng tiêu chí đầu tiên do Grinhut đƣa ra năm
1907 và đƣợc hội nghị Nogem công nhận vào năm 1911, tuy nhiên bảng này
không đƣa ra phân loại NK mang tính chất chữa bệnh. Đến năm 1932, một số
thành phần trong bảng này đã thay đổi: tổng lƣợng Sắt là 20mg/l, Iot 5mg/l và
Radi 10
-7
g/l [13].
*Liên Xô (cũ) phân loại NK theo các chỉ tiêu sau [127] :
Độ khoáng hoá của nƣớc,
Thành phần muối và ion hòa tan,
Thành phần nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng trong NK,
Hàm lƣợng chất hữu cơ,
Độ axit, độ kiềm, giá trị điện thế oxy hoá khử,

12
Thành phần chất khí hòa tan trong NK,
Nhiệt độ NK,
Lƣu lƣợng nguồn NK,
Loại và số lƣợng sinh vật trong NK.

Về phƣơng diện phân loại NK chữa bệnh thì bảng tiêu chí phân loại của
Liên Xô (cũ) đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều hơn(Bảng 1.1) [127].
Bảng 1.1 Phân loại NK chữa bệnh của Liên Xô (cũ)
Các chỉ tiêu cơ bản
Đơn vị
Phân cấp
1. Tổng độ khoáng hoá
g/l
<2: Nƣớc khoáng hoá yếu
2-5: Nƣớc khoáng hoá thấp
5-15: Nƣớc khoáng hóa trung bình
15-35: Nƣớc khoáng hoá cao
35-150: Nƣớc muối
>150: Nƣớc muối đậm đặc
2. CO
2
tự do (hoà tan)
g/l
0,5-1,4: NK Cacbonic yếu
1,4-2,5: NK Cacbonic trung bình
>2,5: Nƣớc khí hoá CO
2
3. Tổng H
2
S (H
2
S+HS
-
)
mg/l

10-50: NK Sunphua hydro yếu
50-100: NK Sunphua hydro trung bình
100-250: NK Sunphua hydro cao
>250: NK Sunphua hydro đậm đặc
Khí: pH<6,5:H
2
S
pH 6,5-7,5: H
2
S+HS
-

pH>7,5: HS
-

4. Asen
mg/l
0,7-5: NK Asen
5-10: NK Asen đậm đặc
>10: NK Asen rất đậm đặc
5. Sắt
mg/l
20-40: NK Sắt
40-100: NK Sắt đậm đặc
>100: NK Sắt rất đậm đặc
6. Brom
mg/l
NK Brom ≥ 25
7. Iot
mg/l

NK Iot ≥ 5
8. Silic (H
2
SiO
3,
HSiO
3
-
)
mg/l
NK Silic ≥ 50
9. Radon (Rn)
nCi/l
5-40: NK Radon yếu

13
40-200: NK Radon trung bình
>200: NK Radon cao
10. pH
pH
< 3,5: NK axit mạnh 3,5-5: NK axit
5,5-6,8: NK axit yếu
6,8-7,2: NK trung tính
7,2-8,5: NK kiềm yếu > 8,5: NK kiềm
11. Nhiệt độ

0
C
<20: Nƣớc lạnh 20-35: Nƣớc ấm
35-42: Nƣớc nóng >42: Nƣớc rất nóng

Phân loại NK của Cộng hòa Pháp căn cứ vào thành phần muối khoáng
đa lƣợng và thƣờng đƣợc chia làm 6 nhóm [119], phù hợp với mục đích dùng
ngoài hay đóng chai thành nƣớc uống giải khát hoặc chữa bệnh: hàm lƣợng
các nguyên tố trong mỗi loại NK sẽ đƣợc xác định cho từng đối tƣợng và mục
đích sử dụng.
- NK Sunphua: chứa HS
-
.
- NK Sunphat: chủ yếu chứa muối Sunphat của Canxi và Magie.
- NK Clorua: chủ yếu chứa muối NaCl. Ngoài ra, có thể có thêm một
lƣợng nhỏ Bromua, Iodua.
- NK Bicacbonat: chứa muối NaHCO
3
, Ca(HCO
3
)
2
hoặc hỗn hợp 2
muối này.
- NK chứa nguyên tố khoáng vi lƣợng nhƣ Đồng, Sắt, Flo Ví dụ NK
Volvic (Pháp) với hàm lƣợng khoáng chỉ có 102 mg/l nhƣng giàu nguyên tố
Silic và Vanadi. Có thể tách riêng NK phóng xạ khỏi loại NK vi lƣợng.
- NK nóng: có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trƣờng tự nhiên của khu
vực.
Ấn Độ áp dụng phân loại NK theo nguyên tắc tƣơng tự: so sánh nguồn
NK của mình với các nguồn NK nổi tiếng trên thế giới [24].
Ở Việt Nam, căn cứ vào những chỉ tiêu định danh, tiêu chí phân loại và
đặc điểm địa chất, các tác giả của “Danh bạ NK, NN Việt Nam” đã kiến nghị
phân NK thành 12 loại [6]:


14
- NK Cacbonic: khí CO
2
hòa tan có nồng độ từ 500mg/l. Đây là loại
NK quan trọng nhất ở nƣớc ta do sự phong phú và có ý nghĩa sử dụng đa
dạng.
- NK Silic: hàm lƣợng từ 50mg/l H
2
SiO
3
trở lên. Các nguồn NK Silic
Việt Nam thƣờng có nhiệt độ cao và hàm lƣợng Silic trong nƣớc có xu hƣớng
tăng theo nhiệt độ.
- NK Sunphua : chứa từ 1mg/l HS
-
và H
2
S trở lên. Các dấu hiệu trực
quan giúp dễ dàng nhận biết loại NK là nhƣ nƣớc có mùi "trứng thối", kết tủa
màu vàng.
- NK Flo: có hàm lƣợng Flo cao hơn hoặc bằng 2mg/l. Loại NK Flo
phổ biến rộng rãi ở miền Trung và Nam Trung Bộ. Nhiều nguồn ở Tây Bắc
Bộ cũng chứa F
-
với hàm lƣợng thấp hơn.
- NK Asen: hàm lƣợng Asen từ 0,7mg/l. Loại NK này đƣợc cho là khá
hiếm ở Việt Nam.
- NK Sắt: chứa tổng lƣợng Sắt 10mg/l. Các nguồn NK Sắt đƣợc hình
thành có liên quan với các mỏ hoặc điểm khoáng hóa Sắt hay Sunphua đa kim
chứa Sắt mới đƣợc xếp vào NK Sắt.

- NK Brom: chứa hàm lƣợng Brom từ 5mg/l. NK Brom đƣợc phát hiện
chủ yếu nhờ các lỗ khoan sâu trong trầm tích Neogen ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- NK Iot: lƣợng Iot tối thiểu 1mg/l. Số lƣợng các nguồn NK ở Việt
Nam đƣợc phát hiện rất ít.
- NK Bo: hàm lƣợng HBO
2
≥ 5mg/l. NK Bo cũng thƣờng đƣợc phát
hiện đồng thời với NK Brom và Iot.
- NK Radi: giá trị ≥ 10pCi/l ( = 0,37 Bq/l). Căn cứ vào kết quả phân
tích địa chất kiến tạo, sinh khoáng khu vực, loại NK này có thể phát hiện ở
Việt Nam.

15
- NK hóa: độ khoáng hoá từ 1000 mg/l trở lên (không liên quan với sự
nhiễm mặn từ biển hoặc sự muối hóa thổ nhƣỡng), không chứa một yếu tố đặc
hiệu nào khác (NK không có thành phần đặc hiệu). Loại nƣớc này thƣờng có
nguồn gốc sâu, đƣợc dẫn lên mặt đất theo những đứt gãy kiến tạo.
- NN. Theo thang nhiệt độ, NN đƣợc phân thành các cấp:
Nƣớc ấm: nhiệt độ từ 30 - 40
0
C; Nƣớc nóng vừa: 41 - 60
0
C ;
Nƣớc rất nóng : 61 - 100
0
C ; Nƣớc quá nóng (nƣớc sôi): > 100
0
C.
Thông thƣờng, việc phân loại và định danh NK tại các quốc gia còn phụ thuộc
vào đặc điểm địa chất tại khu vực đó, nên có thể bổ sung, chia nhỏ hoặc gộp

vào một số loại NK để phù hợp thực tế. Hiện tại, Việt Nam chƣa có văn bản
dƣới luật qui định việc phân loại NK chữa bệnh nhằm sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên quý này.
1.1.4. Sự hình thành NK
Nguồn gốc NK là một trong các vấn đề phức tạp nhất của địa chất thủy
văn. Nguồn gốc NK liên quan đến:
- Sự hình thành lớp vỏ trái đất,
- Khối lƣợng và thành phần Thủy quyển ,
- Nguồn gốc và sự hình thành khoáng sản liên quan đến NK,
Đến nay đã hình thành 3 thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc NK [120,
127].
- Thuyết nguồn gốc từ nƣớc khí tƣợng (meteoric water)
Nƣớc khí tƣợng nhƣ nƣớc mƣa, tuyết, từ Khí quyển thấm sâu vào lòng
đất, đá qua vết nứt thông qua quá trình rửa kiềm, tạo ra tầng hoặc vỉa NK nằm
giữa 2 lớp đất đá không thấm nƣớc. Thuyết này ra đời từ thế kỷ thứ nhất trƣớc
công nguyên. Đến đầu thế kỷ 18, nó vẫn đƣợc duy trì và phát triển nhờ các
kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
- Thuyết nguồn gốc từ nƣớc nguyên sinh (juvenile water)

16
NK, đặc biệt NK nóng chứa các loại khí, hình thành do ngƣng tụ hơi
nƣớc và các khí của lò macma trong Thạch quyển, theo vết nứt và đứt gãy của
các mảng kiến tạo, xuất lộ trên bề mặt trái đất thành nguồn NK.
- Thuyết nguồn gốc từ nƣớc chôn vùi (fossile water)
Thuyết này liên quan đến sự hình thành dầu mỏ. Nƣớc chôn vùi hình
thành từ nƣớc biển, chứa trong trầm tích biển và nƣớc mặt đƣợc lƣu giữ trong
các tầng đất đá bị chôn vùi vào trong lòng Trái đất bởi các quá trình kiến tạo
nhƣ sụt lún, phun trào ngầm trên biển.
Mỗi một thuyết trên đều đƣợc xem xét từ một góc độ riêng nên không
thể giải thích đƣợc tất cả quá trình đa dạng hình thành NK. Khi nghiên cứu

nguồn gốc của NK cần phải tính đến sự đa dạng của nƣớc trong vỏ trái đất.
NK, trong đa số trƣờng hợp, thuộc loại nƣớc khí tƣợng chảy theo khe nứt
hoặc nƣớc chôn vùi trong các bồn actezi nguồn gốc trầm tích. Sự phát triển
tạo thành NK đƣợc tính theo thời gian địa chất, hàng ngàn thậm chí hàng triệu
năm [127] .
Do nguồn gốc phức tạp nhƣ trên nên thành phần hóa học của NK không
thể chỉ giải thích bằng một quá trình, mà là kết quả tác động của nhiều quá
trình khác nhau nhƣ: rửa kiềm, hòa tan các nguyên tố hóa học trong đá, trong
quá trình di chuyển của nƣớc, từ trầm tích biển, phân hủy xác động thực vật,
hoạt động của núi lửa đƣa thêm các nguyên tố hóa học vào NK,
1.1.5. Vai trò của một số nguyên tố trong NK đối với cơ thể
NK là nguồn cung cấp quan trọng các nguyên tố hóa học có vai trò thiết
yếu trong hoạt động của cơ thể ngƣời [52]:
* Các ion trong dịch cơ thể tham gia hoạt động điều hòa nhiều enzym,
duy trì cân bằng axit - bazơ và áp suất thẩm thấu, làm tăng quá trình vận
chuyển chất dinh dƣỡng qua màng, duy trì đáp ứng của hệ cơ và thần kinh.

17
* Một số ion vô cơ là thành phần cấu trúc của xƣơng trong cơ thể nhƣ:
Ca, P. Hàng ngày, cơ thể con ngƣời cần từ 100 mg trở lên bảy nguyên tố Ca,
Mg, P, Na, K Cl, S.
* Một số ion vi lƣợng tham gia vào nhiều quá trình sinh trƣởng, phát
triển, đáp ứng miễn dịch của cơ thể nhƣ: Fe, Zn, I, Se, Mn, F, Mo, Cu, Cr, Co,
Bo với liều cần dùng dƣới 100 mg/ ngày. Những nguyên tố khác nhƣ Al, Sn,
Ni, V, Si chƣa xác định đƣợc mức độ thiết yếu của chúng, có thể khoảng
khoảng vài mg/ngày.
- Canxi là nguyên tố hóa học có nhiều trong cơ thể, gần 99% Canxi
nằm trong xƣơng và răng. Thiếu Canxi sẽ góp phần gây nhuyễn xƣơng, ung
thƣ kết tràng. Ngƣợc lại, nếu lƣợng Canxi vào cơ thể ≥ 2000mg/ngày có thể
gây tăng Canxi máu, tăng Canxi trong các mô mềm, thận và gây táo bón.

- Magie nằm chủ yếu ở xƣơng, cơ, phần còn lại nằm ở các mô mềm và
dịch cơ thể. Magie giữ vai trò ổn định cấu trúc ATP trong các phản ứng
enzym phụ thuộc ATP, tham gia vào các quá trình hoạt động của hệ cơ, thần
kinh - cơ.
- Lƣu huỳnh tồn tại trong các phân tử hữu cơ cầu S - S. Nhóm SH của
protein tham gia vào nhiều phản ứng tế bào. Thừa Lƣu huỳnh vô cơ sẽ tạo ra
Sunphat, đào thải qua nƣớc tiểu sau khi đã chuyển hóa ở gan và thận.
- Sắt có mặt trong hemoglobin, myoglobin và một số enzym của cơ thể.
Phần Sắt còn lại dự trữ dƣới dạng feritrin, hemosiderin và transferin.
- Kẽm nằm ở gan, tụy, thận, xƣơng và cơ. Kẽm tồn tại dƣới dạng ion
trong tế bào, liên kết với hơn 300 enzym khác nhau, tham gia vào nhiều quá
trình chuyển hóa chính nhƣ hydratcacbon, lipid, protit.
- Flo có vai trò quan trọng trong xƣơng và răng. Thiếu Flo sẽ làm sâu
răng. Ngƣợc lại, nếu cơ thể hấp thu nhiều Flo sẽ gây ra vết đen ở răng, men
răng trở nên đục và có thể bị nhuộm màu.

18
- Đồng là nguyên tố vi lƣợng thiết yếu cho hoạt động của gan, não, tim,
thận. Trong cơ thể, Đồng tham gia vào thành phần của nhiều enzym. Vì vậy,
thiếu Đồng gây hậu quả nghiêm trọng cho các quá trình chuyển hóa xúc tác
của enzym.
- Iot đƣợc dự trữ trong tuyến giáp, dùng cho tổng hợp T3 (tri
iodothyronin) và T4 (thyroxin). Thiếu Iot gây bệnh bƣớu cổ.
- Bo là nguyên tố thiết yếu cho động vật và cây trồng nhƣng chƣa xác
định đƣợc vai trò đối với con ngƣời. Hàm lƣợng Bo cao nhất trong cơ thể
ngƣời ở xƣơng, tuyến giáp, lách.
Mặt khác, trong NK còn có một vài thành phần khác rất đáng chú ý:
- Asen dạng As
2
O

3
với tên gọi Fowler, đƣợc sử dụng chữa nhiều bệnh
trong suốt thế kỷ 18, 19 và đầu thế kỷ 20 [76]. Hiện nay, Asen đƣợc coi là
chất độc. Ngộ độc Asen kim loại có thể phát sinh do không khí, đất, nƣớc
uống [61].
- Radon là khí trơ, đồng vị bền nhất có khối lƣợng phân tử 222, dễ tan
trong nƣớc, là sản phẩm phân hủy tự nhiên của
226
Ra,
238
U,
218
Po,
214
Pb,
214
Bi

214
Po qua chuỗi phân hủy. Phóng xạ
222
Rn có chu kỳ bán hủy 3,825 ngày
[36]. Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (National Research Council) đã có
chƣơng trình đánh giá tác động của Radon trên ngƣời thông qua điều tra tại 6
bang của Mỹ và 1 bang của Canada, công bố năm 1999. Theo đó, hàng năm ở
Mỹ có 18.600 công nhân khai mỏ tử vong do phơi nhiễm Radon [58]. Nhiều
điều tra về hoạt tính phóng xạ của Radon và các nguyên tố mẹ của nó trong
nƣớc tự nhiên, nƣớc cấp, NK nóng [40, 41, 48, 63, 73, 87], NKĐC [49, 74,
84, 92] và trong các spa [42, 77, 97, 105] để xác định tính chất nguy hiểm của
phóng xạ trong môi trƣờng. Những điều tra này đƣa ra mức độ an toàn thông

qua so với giới hạn của ICRP (International Commission on Radiological
Protection) khuyến cáo (100Bq/l nƣớc uống và 200 Bq/m
3
không khí).

×