BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
*************
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, LẬP BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN
NÂNG CẤP ĐƯỜNG DÂY 220KV HÒA KHÁNH
– HUẾ LÊN 2 MẠCH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Nha Trang – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
*************
NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, LẬP BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN
NÂNG CẤP ĐƯỜNG DÂY 220KV HÒA KHÁNH
– HUẾ LÊN 2 MẠCH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC THANH
Nha Trang – 2013
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ từ các thầy cô và các bạn.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học
Nha Trang, tập thể các thầy cô công tác tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường
đã dạy em trong suốt 4 năm học tại trường và tạo điều kiện để em được thực hiện
luận văn tốt nghiệp. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ngọc
Thanh – Giảng viên bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đã hướng dẫn em tận
tình để hoàn thành đề tài này.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng
Điện 4 cùng toàn thể anh chị thuộc Trung tâm Tư vấn Môi trường đã tạo điều kiện,
giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Trung tâm. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn
đến anh Tô Đặng Hải Hoàng, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong quá
trình làm đề tài.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên cạnh động viên, ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần để giúp em hoàn thành đề
tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 6 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Phượng
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 3
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của ĐTM trên thế giới 3
1.1.2. Tiến trình phát triển ĐTM ở Việt Nam 4
1.1.3. Định nghĩa, mục đích của ĐTM 5
1.1.4. Nội dung của ĐTM 5
1.1.5. Các yêu cầu đối với ĐTM 7
1.2. Tổng quan về dự án 7
1.2.1. Tên dự án 7
1.2.2. Chủ đầu tư dự án 7
1.2.3. Vị trí địa lý của dự án 7
1.2.4. Nội dung của dự án 9
1.3. Giới thiệu về Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 23
1.3.1. Thông tin chung 23
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển 23
1.3.3. Lĩnh vực hoạt động 23
1.3.4. Trung tâm Tư vấn môi trường 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 27
iii
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phương pháp thống kê 27
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 27
2.2.3. Phương pháp kế thừa 28
2.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập 28
2.2.5. Phương pháp so sánh tiêu chuẩn 28
2.2.6. Phương pháp bản đồ 28
2.2.7. Các phương pháp tính toán được áp dụng trong đề tài 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực 40
3.2. Đánh giá tác động môi trường 41
3.2.1. Đánh giá tác động 41
3.2.2. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 77
3.2.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, tin cậy của đánh giá 77
3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường 78
3.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu 78
3.3.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các rủi ro, sự cố môi
trường 95
3.4. Chương trình quản lý, giám sát môi trường 96
3.4.1. Chương trình quản lý môi trường 96
3.4.2. Chương trình giám sát môi trường 105
3.5. Tham vấn cộng đồng 106
3.5.1. Ý kiến về tác động tích cực của dự án 107
3.5.2. Ý kiến về tác động tiêu cực của dự án 107
3.5.3. Ý kiến về các biện pháp giảm thiểu tác động 107
3.5.4. Kiến nghị đối với chủ dự án 107
iv
3.5.5. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 114
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê tọa độ mốc ranh giới hệ tọa độ Nhà nước 8
Bảng 1.2. Vị trí khu vực dự án 8
Bảng 1.3. Các xã, phường thuộc phạm vi dự án 9
Bảng 1.4. Các thông số đặc trưng của tuyến đường dây 11
Bảng 1.5. Mô tả tuyến đường dây 11
Bảng 1.6. Bảng tổng hợp công trình tạm 16
Bảng 1.7. Bảng kê vật liệu chính cấp điện thi công 16
Bảng 1.8. Khối lượng mở rộng TBA 220kV Hòa Khánh 18
Bảng 1.9. Khối lượng xây dựng tuyến đường dây 19
Bảng 1.10. Khối lượng xây dựng ngăn xuất tuyến tại TBA 220kV Huế 20
Bảng 1.11. Tổng hợp xe máy, thiết bị thi công chính 21
Bảng 3.1. Áp lực gió tiêu chuẩn với chu kỳ lặp lại của gió một lần trong 10 năm
và một lần trong 20 năm 33
Bảng 3.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí các trạm khí tượng khu vực dự án 34
Bảng 3.3. Lượng mưa bình quân tháng và năm tại các trạm khí tượng 34
Bảng 3.4. Đặc trưng độ ẩm không khí tại các trạm khí tượng khu vực dự án 35
Bảng 3.5. Số ngày có dông và mật độ sét đánh khu vực dự án 35
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh và tiếng ồn khu
vực dự án 36
Bảng 3.7. Tọa độ điểm quan trắc và lấy mẫu không khí xung quanh 37
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án 38
Bảng 3.9. Tọa độ điểm quan trắc và lấy mẫu nước 39
Bảng 3.10. Thống kê dân số 40
Bảng 3.11. Thống kê số lượng trường, lớp, giáo viên khu vực dự án 41
Bảng 3.12. Khối lượng đào đắp đất dự kiến của dự án 43
Bảng 3.13. Hệ số phát thải 44
Bảng 3.14. Nồng độ bụi phát sinh từ xe tải 46
vi
Bảng 3.15. Lượng khí thải phát sinh do hoạt động giao thông 47
Bảng 3.16. Hệ số a, c, d, f tương ứng với cấp ổn định khí quyển là A 47
Bảng 3.17. Giá trị hệ số
y
δ
và
z
δ
48
Bảng 3.18. Nồng độ chất ô nhiễm từ khí thải của xe tải 48
Bảng 3.19. Đánh giá mức độ tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 49
Bảng 3.20. Các mức tiếng ồn tạo ra bởi một số máy móc thi công 50
Bảng 3.21. Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí 50
Bảng 3.22. Tiếng ồn của các máy móc, phương tiện khi có sự cổng hưởng ở
mức lớn nhất tại khoảng cách 15m 51
Bảng 3.23. Mức ồn từ các phương tiện ở các khoảng cách khác nhau tới nguồn 51
Bảng 3.24. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương) 52
Bảng 3.26. Hệ số ô nhiễm trong nước thải khi dự án đi vào hoạt động 54
Bảng 3.27. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử
lý) của dự án 55
Bảng 3.28. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 55
Bảng 3.29. Hệ số chảy tràn của nước mưa 57
Bảng 3.30. Thành phần và tỉ trọng chung của CTR sinh hoạt của công nhân xây
dựng 58
Bảng 3.31. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử
lý) của dự án khi dự án đi vào hoạt động 64
Bảng 3.32. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi dự án đi
vào hoạt động 65
Bảng 3.33. Cường độ điện trường và giới hạn cho phép làm việc trong 1 ngày
đêm 68
Bảng 3.34. Bảng tổng hợp kết quả đo kiểm tra cường độ điện trường 69
Bảng 3.35. Thống kê số lần giao chéo của tuyến đường dây 220kV Hòa Khánh
- Huế với các đường dây khác 70
Bảng 3.36. Bảng đánh giá tổng hợp của dự án 72
Bảng 3.37. Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 78
vii
Bảng 3.38. Quy định phạm vi HLAT 79
Bảng 3.39. Khu vực, kết quả, ưu – nhược điểm của các biện pháp giảm thiểu
tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng 86
Bảng 3.40. Khu vực, kết quả, ưu – nhược điểm của các biện pháp giảm thiểu
tác động xấu trong giai đoạn vận hành 94
Bảng 3.41. Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 97
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khu vực TBA 220kV Hòa Khánh 8
Hình 1.2. Tuyến đi qua đồi núi 23
Hình 1.3. Tuyến đi qua đường giao thông 14
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình đổ thải CTR trong xây dựng 83
Hình 3.2. Mô hình bể tự hoại 3 ngăn 90
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANTT
: An ninh trật tự
ATLĐ
: An toàn lao động
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa ở 200C, đo trong 5 ngày
BTCT
: Bê tông cốt thép
BVMT
: Bảo vệ môi trường
CBCNV
: Cán bộ công nhân viên
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
CHLB
: Cộng hòa liên bang
DAĐT
: Dự án đầu tư
DO : Oxy hòa tan
ĐC : Điểm cuối
ĐĐ : Điểm đầu
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
ESCAP : Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương
EVN
: Tổng công ty truyền tải điện quốc gia
GPMB
: Giải phóng mặt bằng
HLAT
: Hành lang an toàn
HLT
: Hành lang tuyến
HTĐ
: Hệ thống điện
IEC
: International Electrotechnical Commission - Ủy ban Kỹ
thuật điện quốc tế
KCN : Khu công nghiệp
KHCNMT : Khoa học công nghệ và môi trường
MBA
: Máy biến áp
MPN
: Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi
sinh)
NEPA
: National Environmental Policy Act – bộ Luật về chính sách
môi trường quốc gia
NTSH : Nước thải sinh hoạt
NTXD : Nước thải xây dựng
NXT
: Ngăn xuất tuyến
x
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QLDA : Quản lý dự án
SS : Chất rắn lơ lửng
TBA : Trạm biến áp
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
TP : Thành phố
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
TVĐ4
: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4
THC : Tổng Hydrocarbon
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc
UBND : Ủy ban Nhân Dân
UNEP : Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
VLXD
: Vật liệu xây dựng
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
XLNT : Xử lý nước thải
1
MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu đi cùng với các hoạt động
phát triển của một đất nước. Việt Nam là một nước đang phát triển, sự quan tâm đó
thể hiện ngày một rõ hơn ngay khi Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi và thông qua ngày 29/11/2005, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Theo đó, đánh giá tác động môi trường được
xem như những hoạt động không thể thiếu đối với các công trình, dự án có quy mô,
điều này đã được nêu cụ thể tại Mục 2, Chương 3, Luật Bảo vệ Môi trường. Đi cùng
với đó là những Nghị định, Thông tư được ban hành để hướng dẫn chi tiết hơn cho
những nội dung liên quan.
Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng là 2 tỉnh thành tiếp giáp nhau và cũng được
xem là vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Đang trên đà hội nhập phát triển ở
tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nên nhu cầu về năng lượng phục vụ cho sinh hoạt,
sản xuất ở các tỉnh này cũng ngày một nâng cao, một trong số đó là điện năng.
Dự án “Nâng cấp đường dây 220KV Hòa Khánh – Huế lên 2 mạch” được
tiến hành không những cung cấp thêm lượng điện cho tỉnh Thừa Thiên Huế và
thành phố Đà Nẵng, mà còn để cùng hòa vào lưới điện áp của quốc gia, làm tăng
công suất điện. Tuy nhiên trong quá trình thi công xây dựng và đưa vào vận hành
dự án sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và xã
hội tại những nơi mà dự án đi qua, đặc biệt là tại những khu vực có địa hình hiểm
trở như đồi núi, sông ngòi. Để giảm thiểu tối đa những tác động mà dự án có thể
gây ra cần tiến hành công tác đánh giá tác động môi trường tại khu vực dự án đi
qua, đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “Điều tra, khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường cho dự án nâng cấp đường dây 220KV Hòa Khánh – Huế lên 2
mạch” làm đề tài tốt nghiệp.
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu các quá trình của dự án, phân tích những tác động tích cực và tiêu
cực mà dự án có thể gây ra cho môi trường nơi thực hiện dự án cũng như môi
2
trường xung quanh khu vực dự án, từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cho đến khi dự
án đi vào vận hành.
- Đưa ra các biện pháp về mặt quản lý, kỹ thuật nhằm hạn chế những tác
động tiêu cực từ dự án đến môi trường tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội tại khu
vực, vừa đảm hiệu quả hoạt động của dự án vừa không làm thay đổi môi trường nền
của khu vực.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của ĐTM trên thế giới
Sự bùng nổ về dân số đã kéo theo những đổi thay mọi mặt của đời sống xã
hội. Kéo theo đó là công nghiệp hóa - đô thị hóa, là cuộc cách mạng khoa học và kỹ
thuật, sự phân hóa giữa các quốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả
năng mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Với
những đổi thay mạnh mẽ về môi trường sống, các nước tư bản chủ nghĩa phương
Tây đã có những động thái cho sự quan tâm và lo lắng đối với tài nguyên thiên
nhiên và đó cũng đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng trong xã hội vào
những năm 60 và 70 của thế kỷ trước.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ra đời ra đời vào đầu năm 1970 tại
Hoa Kỳ. Quốc hội đã ban hành luật về chính sách môi trường quốc gia, gọi tắt là
NEPA. Theo đó quy định tất cả những kiến nghị quan trọng ở cấp Liên bang về
chính sách, luật pháp, hoạt động kinh tế, kỹ thuật khi đưa ra xét duyệt để được Nhà
nước chấp nhận phải kèm theo một báo cáo tường tận về tác động đến môi trường
của việc làm được kiến nghị.
Tiếp theo Hoa Kỳ, nhiều nước khác như Canada, Australia, Anh, Nhật,
CHLB Đức đã lần lượt ban hành những luật pháp, hoặc quy định ở mức độ chặt chẽ
khác nhau về ĐTM.
Trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, các nước như Thái Lan, Hàn
Quốc, Philipin, Indonesia, Malaysia cũng đều có những quy định chính thức hoặc
tạm thời về ĐTM, và đã tiến hành nhiều báo cáo về ĐTM cho các hoạt động phát
triển trong nước mình. Trong những năm 1980, 1990 Trung Quốc cũng đã rất quan
tâm và đã mở những chương trình đạo tạo và lớp huấn luyện về việc này tại Trung
Quốc với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.
4
Tư liệu của chương trình môi trường của liên hiệp quốc (UNEP) cho thấy
rằng tính đến năm 1985, ¾ các nước phát triển đã quy định về ĐTM ở những mức
độ khác nhau hoặc ít nhất cũng đã hoàn thành một báo cáo về ĐTM.
1.1.2. Tiến trình phát triển ĐTM ở Việt Nam
Có thể chia tiến trình cho sự phát triển của ĐTM ở Việt Nam thành 3 giai
đoạn chính:
- Triển khai công tác ĐTM tại Việt Nam (1983 - 1993).
- Công tác ĐTM sau công bố luật BVMT 1993 (1993 - 2002).
- ĐTM sau khi ban hành luật BVMT 2005.
Năm 1983, một số cán bộ của Việt Nam đã được tham gia lớp huấn luyện về
ĐTM cho các nước Châu Á tại Quảng Châu – Trung Quốc do trường Đại học của
Liên hiệp quốc đào tạo. Đây là nền tảng cơ sở giúp Chính phủ và Bộ KHCNMT ban
hành những chủ trương và văn bản thúc đẩy sự quan tâm đến các tác động môi
trường của các dự án phát triển kinh tế xã hội tại thời điểm này cũng như trong
tương lai. Ngày 25/2/1993, Chính phủ ban hành Thông tư “Hướng dẫn về các việc
cấp bách cần thực hiện về bảo vệ môi trường”.
Ngày 27/12/1993 Quốc hội đã thông qua luật BVMT đầu tiên của Việt nam,
trong bộ luật này có 3 điều đề cập đến ĐTM gồm: điều 17, 18 thuộc chương II;
điểm 5 thuộc điều 37 trong chương IV. Có thể nói rằng các điều nêu trên của luật đã
xác định các nguyên tắc cơ bản của công tác ĐTM ở nước ta. Ngày 18/10/1994 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP về hướng dẫn thi hành luật BVMT
cùng với những hướng dẫn chi tiết cho công tác ĐTM. Đến năm 2002, Bộ TNMT
được thành lập, các hoạt động về ĐTM đều được thực hiện theo các văn bản pháp
quyền do Chính phủ và Bộ KHCNMT ban hành.
Sau năm 2002 với việc thành lập Bộ TNMT và hệ thống quản lý TNMT
trong cả nước từ Trung ương đến địa phương, công tác quản lý ĐTM được chuyển
từ hệ thống KHCNMT sang hệ thống TNMT. Cho đến trước ngày 1/7/2006 các quy
định luật pháp về ĐTM có từ trước năm 2002 vẫn được áp dụng trong thực tế. Ngày
27/12/2004 Bộ TNMT đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai công tác
5
ĐTM ở Việt Nam 1994 -2004, nhằm đánh giá những tồn tại, đưa ra các bài học kinh
nghiệm để nâng cao chất lượng các báo cáo ĐTM. Nhiều kết luận của Hội nghị đã
được vận dụng vào việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật BVMT
2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Kể từ thời điểm này, các Nghị định, Thông tư cụ
thể liên quan đến công tác ĐTM được Chính phủ và Bộ TNMT ban hành và áp dụng.
1.1.3. Định nghĩa, mục đích của ĐTM
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa với nội dung ít nhiều có
khác nhau về ĐTM.
Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một
quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển
quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với
đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính sách dự án và của
các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện
pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp
hơn với môi trường của nó [8].
- Theo Lê Thạc Cán: “ ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế, xã hội là
xác định, phân tích, dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài của việc
thực hiện hoạt động đó đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường
sống của con người. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục
hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường” [7].
ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thực
hiện hành động phát triển. Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc
có hại nhưng việc lập ĐTM sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn
những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội nào.
1.1.4. Nội dung của ĐTM
a) Trên thế giới
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những quy định về hình thức ĐTM khác
nhau, nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
6
- Mô tả tóm tắt về dự án.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã
hội (trong đó có thực hiện đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi
trường để đánh giá hiện trạng môi trường và làm cơ sở cho việc so sánh diễn biến
chất lượng môi trường sau này).
- Dự báo mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trong khu vực.
- Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Cam kết của chủ dự án về thực hiện tất cả các biện pháp giảm thiểu tác
động xấu đã đưa ra.
- Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng.
- Đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp
b) Tại Việt Nam
Tại điều 20 Luật Bảo vệ Môi trường có quy đinh nội dung của một báo cáo
ĐTM gồm những phần sau:
- Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô
về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng
mục công trình và của cả dự án.
- Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế
cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
- Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án
được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động
của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
- Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường;
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành công trình.
- Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi
trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
7
- Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường
trong tổng dự toán kinh phí của dự án.
- Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ
ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến
không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải
pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
1.1.5. Các yêu cầu đối với ĐTM
Với nội dung, mục đích và ý nghĩa như trên, công tác ĐTM nói chung và báo
cáo ĐTM nói riêng phải đạt được những yêu cầu sau:
- Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định.
- Phải đề xuất được phương án phòng tránh, giảm bớt các tác động tiêu cực,
tăng cường các mặt có lợi ích mà vẫn đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu của
phát triển.
- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu, chặt chẽ về pháp lý.
1.2. Tổng quan về dự án
1.2.1. Tên dự án
Dự án: “Nâng cấp đường dây 220kV Hòa Khánh – Huế lên 2 mạch”.
1.2.2. Chủ đầu tư dự án
Chủ dự án: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN)
Đại diện chủ dự án: Công ty Truyền tải điện 2
Địa chỉ: 174 Nguyễn Văn Linh - Quận Thanh Khê - Đà Nẵng
Số điện thoại: 0511 222 5600 Số Fax: 0511 222 5610
1.2.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh thành là Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, cụ thể:
ĐĐ xuất phát tại thanh cái 220kV thuộc TBA 220kV Hoà Khánh, ĐC là thanh cái
220kV thuộc TBA 220kV Huế. Toàn tuyến dài 81.953 m, đi qua địa phận thành phố
Đà Nẵng đoạn từ ĐĐ đến G9 dài 14.566 m và địa phận tỉnh thừa Thiên Huế từ G9
đến ĐC dài 67.387 m.
8
Bảng 1.1. Bảng thống kê tọa độ mốc ranh giới hệ tọa độ Nhà nước [15]
Tên mốc
Tọa độ
X Y
1 1818241.736 457561.129
2 1818250.000 457636.175
3 1818253.481 457635.792
4 1818265.893 457747.994
5 1818225.086 457752.483
6 1818218.298 457689.855
7 1818145.737 457698.848
8 1818139.387 457641.196
9 1818137.399 457641.415
10 1818129.954 457573.824
Bảng 1.2. Vị trí khu vực dự án
TT Khu vực Vị trí
1
TBA 220kV
Hoà Khánh
- Phía Bắc, Đông, Nam: KCN Hòa Khánh, KCN Liên
Chiểu – quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng
- Phía Tây: bãi đất trống thuộc địa phận phường Hòa
Khánh Bắc – quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng
2
TBA 220kV
Huế
- Phía Bắc và phía Đông: giáp với khu dân cư thuộc
phường An Tây
- Phía Tây, Nam: khu vực đất trống
Hình 1.1. Khu vực TBA 220kV Hòa Khánh
9
Bảng 1.3. Các xã, phường thuộc phạm vi dự án [17]
TT Địa danh
Chiều
dài (m)
TT Địa danh
Chiều
dài (m)
A TP ĐÀ NẴNG 14903
6 Xã Lộc Điền 9650
I Quận Liên Chiểu 6456
7 Xã Lộc An 2118
1 Phường Hòa Khánh Bắc 1106 8 Xã Lộc Sơn 2660
2 Phường Hòa Hiệp Bắc 5350 9 Xã Lộc Bổn 3607
II Huyện Hòa Vang 8447 II TX Hương Thủy 14845
1 Xã Hòa Liên 8447 1 P.Phú Bài 655
B TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
67050
2 P. Thủy Phương 4215
I Huyện Phú Lộc 50995
3 P. Thuỷ Dương 3250
1 TT Lăng Cô 12980 4 Xã Thủy Bằng 6725
2 Xã Lộc Tiến 6470
III TP Huế 1210
3 Xã Lộc Thủy 5552 1 P.An Tây 1210
4 Xã Lộc Trì 3468
5 TT Phú Lộc 4490
1.2.4. Nội dung của dự án
1.2.4.1. Mục tiêu của dự án
Truyền tải công suất lên hệ thống điện, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy hệ
thống điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành Điện lực Việt Nam.
1.2.4.2. Quy mô và các hạng mục của dự án
Các hạng mục của dự án bao gồm:
- Xây mở rộng TBA 220kV Hòa Khánh
- Phần đường dây: treo thêm 1 mạch dây dẫn ACSR 400/51 và dây chống sét
TK – 70, lắp đặt 10 bộ chống sét van cho đường dây.
- Mở rộng ngăn lộ tại TBA 220kV Huế.
a) Mở rộng TBA 220kV Hòa Khánh
Quy mô lắp đặt thiết bị
Các thiết bị hoàn thiện cho TBA gồm: 1 MBA lực 220kV –125MVA;1 MBA
tự dùng; 18 bộ máy cắt 220kV - 1 pha; 18 cái máy biến dòng điện 220kV - 1 pha;
18 cái máy biến điện áp 220kV – 1 pha; 12 bộ dao cách ly 220kV – 3 pha; 15 bộ
10
dao cách ly 220kV – 1 pha; 09 bộ chống sét van 220kV; 08 bộ máy cắt 110kV - 1
pha; 24 cái máy biến dòng điện 110kV - 1 pha; 22 cái máy biến điện áp 110kV – 1
pha; 08 bộ dao cách ly 110kV – 3 pha; 21 bộ dao cách ly 110kV – 1 pha; 09 bộ
chống sét van 110kV; 01 bộ máy cắt 22kV – 1 pha; 03 cái biến dòng điện 22kV – 1
pha; 01 bộ dao cách ly 22kV – 3 pha; 03 bộ chống sét van 22kV – 1 pha; 14 tủ điều
khiển, bảo vệ ngoài trời.
Các hạng mục xây dựng
- Giải pháp tổng mặt bằng: TBA 220kV Hòa Khánh được mở rộng trên phần
đất dự phòng phục vụ cho việc mở trộng TBA đã được quy hoạc trước đây. Do đó
trong giai đoạn này có công tác phát quang, chặt bụi rậm để lấy đất xây dựng TBA.
- Giải pháp phần kết cấu thép: làm mới các xà, cột cổng thanh cái; cốt thép
móng được cắt uốn, nối, hàn tại xưởng gia công, sau đó được chuyển đến vị trí tập
kết tại chân công trình và đưa vào vị trí thi công.
- Giải pháp phần móng cột cổng, trụ đỡ thiết bị: chọn giải pháp móng đơn
bằng BTCT đổ tại chỗ.
- Giải pháp phần mương cáp: mương cáp chủ yếu sử dụng mương cáp hiện
có. Ngoài ra, dự án làm mới một số đoạn mương cáp trong giai đoạn này, mương
cáp có kết cấu như mương hiện có, bên trong mương cáp có bố trí giá đỡ cáp và
được mạ kẽm.
- Giải pháp cấp thoát nước, PCCC: sử dụng các hệ thống cấp thoát nước,
PCCC hiện có trong trạm.
- Khối lượng xây lắp chính: thi công xây dựng TBA 220kV Hòa Khánh gồm
các công việc chính là: san nền khu vực xây dựng TBA 220kV Hòa Khánh; làm
đường ô tô trong trạm, đường ô tô ngoài trạm; xây nhà điều khiển và phân phối, nhà
nghỉ trực ca, nhà trạm bơm.
b) Phần đường dây 220kV
- Cấp điện áp: 220kV
- Số mạch: 02 mạch 220kV (hiện đã treo 01 mạch 220kV)
- Chiều dài tuyến: 81,953 km
11
- Điểm đầu: xuất phát tại thanh cái 220kV thuộc TBA 220kV Hoà Khánh
thuộc thôn Thanh Vân, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
- Điểm cuối: là thanh cái 220kV thuộc TBA 220kV Huế hiện có thuộc
phường An Tây – thành phố Huế – tỉnh Thừa Thiên Huế
- Dây dẫn: ACSR 400/51
- Dây chống sét: TK – 70
- Cách điện: sử dụng cách điện composite loại có tải trọng 70 – 120 kN
- Cột: sử dụng cột đã có sẵn
Bảng 1.4. Các thông số đặc trưng của tuyến đường dây [18]
TT
Các thông số đặc trưng Đơn vị Giá trị
1 Chiều dài toàn tuyến Km 81,953
2 Số góc lái Góc 38
3 Góc lái lớn nhất Độ 72
0
22’18”
4 Góc lái nhỏ nhất Độ 01
0
37’34”
5 Số lần giao chéo đường dây 500kV Lần 2
6 Số lần giao chéo vượt đường giao thông Lần 3
7 Số lần vượt sông (sông Nước Ngọt, sông Cầu Hai) Lần 2
Mô tả tuyến đường dây
Bảng 1.5. Mô tả tuyến đường dây [18]
TT
Đoạn
tuyến/chiều
dài
Mô tả tuyến
Loại đất
trong
HLT
Nhà/vật
kiến trúc
bị ảnh
hưởng
Địa phương
có tuyến đi
qua
1
ĐĐ – G5
9.691 m
Điểm đầu xuất phát từ
TBA 220kV Hòa Khánh
hiện có, thuộ
c thôn Thanh
Vân, phường Hòa Khánh
Bắc, TP Đà Nẵng. Tuyến
xuất phát đi dọc theo bên
trái tỉnh lộ 602 và lần lượ
t
tạo các góc tránh khu dân
cư đông đúc rồi vượt
Đất trồ
ng
lúa; trồ
ng
cây lâu
năm, đất
ở nông
thôn
Trong HLT
52 hộ
Ngoài HLT
(từ 11 -
30m) 70 hộ
Xã Hòa Sơn,
Hòa Liên –
phường Hòa
Khánh – quận
Liên Chiểu –
Đà Nẵng
12
đường TL602 về đến
G3(VT8). Đoạn tuyến
này đi qua khu vực dân
cư đông đúc, tại G3 tuyến
lái phải đi qua khu vực
trông lúa xen lẫn dân cư
về đến G4(VT17). Tại G4
tuyến tiếp tục lái phải
bám sát khu dân cư rồi
vượt sông Cu Đê rồi về
G5(VT29), địa hình tuyế
n
đi qua chủ yếu là cây ăn
quả, hoa màu, ruộng lúa
và bạch đàn
2
G5 – G10
7.678 m
Từ G5 (VT29) tuyến đi
đến G7 dọc theo bên trái
đường dây 500kV, sau đó
tiếp tục rẽ trái hướng về
G10. Địa hình tuyến đi
qua chủ yếu là đồi núi,
địa hình tương đối ổn
định, không khác biệt
nhiều
Đất rừng
phòng hộ
Không có
Phường Hòa
Hiệp, Hòa Bắc
– quận Liên
Chiểu –Đà
Nẵng; huyện
Phú Lộc
TT.Huế
3
G10 – G14
3.230 m
Từ G10(VT48) tuyến lái
trái đi dọc theo bên phải
đường dây 500kV Bắc
Nam đến G13. Tại G13
tuyến lái trái chui qua
đường dây 500kV Bắc
Nam đến G14(VT56).
Địa hình tuyến đoạn
tuyến đi qua chủ yếu là
các sườn dốc lớn rừng
rậm và đồi trồng bạch
đàn, keo
Đất trồ
ng
cây lâu
năm
Không có
Xã Lộc Hải,
huyện Phú
Lộc, TT.Huế
4 G14 – G22 Tuyến đi qua chủ yếu ở Đất trồ
ng
Không có Xã Lộc Tiến,
13
17567 m
địa hình đồi núi, từ G21 –
G22 có dân cư sinh sống
thưa thớt
cây lâu
năm
Lộc Thủy
huyện Phú
Lộc, TT.Huế
5
G22 – G23
10.599 m
Từ G22 tuyến lái trái bám
theo bên phải đường dây
500kV Bắc Nam về đến
G23. Địa hình tuyến đi
qua chủ yếu là các đồi
trồng bạch đàn, keo, cây
ăn quả, hoa màu và ruộng
lúa.
Đất trồ
ng
cây hàng
năm, cây
lâu năm,
đất ở
nông
thôn
Ngoài HLT
(từ 11 –
30m) 12
hộ, đi qua
sông Nước
Ngọt, sông
Cầu Hai
Xã Lộc Thủy,
Lộc Trì huyện
Phú Lộc,
TT.Huế
6
G24 – G25
8.440m
Từ G24A tuyến lái trái
bám theo bên phải đường
dây 500kV Bắc Nam về
đến G24B. Tại G24B
tuyến tiếp tục lái trái bám
theo bên phải đường dây
500kV Bắc Nam về đến
G25. Địa hình tuyến đi
qua chủ yếu là các đồi
trồng bạch đàn, cây ăn
quả và hoa màu
Đất trồ
ng
cây hàng
năm và
cây lâu
năm, đất
ở nông
thôn
Trong HLT
15 hộ,
ngoài HLT
(từ 11 –
30m) 19 hộ
Địa phận thị
trấn Phú Lộc
và xã Lộc
Điền huyện
Phú Lộc –
TT.Huế
7
G25 –G30
23.048m
Đoạn tuyến dài nhưng địa
hình ổn định, dân cư sống
rải rác dọc tuyến
Đất ở
nông
thôn
Không có
Các xã Lộc
Điền, Lộc An,
Lộc Sơn, Lộc
Bổn, TT.Huế
8
G30 – G34
1.700m
Từ G30 tuyến lái trái bám
theo bên phải đường dây
500kV Bắc Nam về đến
G31. Tại G31 tuyến chui
đường dây 500kV Bắc
Nam rồi về G32. Đị
a hình
tuyến đi qua các đồi thấp
trồng thông, cây ăn quả
và hoa màu.
Đất trồ
ng
cây hàng
năm, cây
lâu năm
Không có
Phường Thủy
Phương –thị
xã Hương
Thủy, TT.Huế