Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giải pháp bán hàng , quản lý nhân sự tiền lương áp dụng cho công ty cổ phần địa chính và phát triển đô thị Hà Nội HUCLAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.35 KB, 27 trang )



ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Đề Tài: Giải pháp bán hàng , quản lý nhân sự tiền lương áp dụng cho công
ty cổ phần địa chính và phát triển đô thị Hà Nội HUCLAND
GVHD: Th.S Phan Văn Viên
Nhóm 3 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3
Hồ Ngọc Dương
Đỗ Thế Nhân
Nguyễn Trọng Sơn
Phạm Thanh Tuấn
Trần Ngọc Hưng
Hà Nội, 31/5/2012
MỤC LỤC
1
PHẦN 1 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TOP- DOWN 3
1. TỔNG QUAN 3
GIẢI PHÁP BÁN HÀNG CHO NGHÀNH BẤT ĐỘNG SẢN RẤT KHÁC BIỆT SO VỚI CÁC
MẶT HÀNG KHÁC. CỤ THỂ NHƯ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY HUCLAND CHỦ YẾU LÀ
CĂN HỘ CHUNG CƯ MINI, ĐẤT THỔ CƯ, ĐẤT DỰ ÁN… 25
CÁC PHƯƠNG PHÁP BÁN HÀNG CHỦ YẾU MÀ PHÒNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
SỬ DỤNG LÀ ĐĂNG TIN BÁN TRÊN CÁC TRANG WEB BẤT ĐỘNG SẢN, BÁO GIẤY, VÀ
KÝ GỬI QUA CÁC SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN KHÁC. MÔ HÌNH BÁN HÀNG CỦA
CÔNG TY NHƯ SAU: 25
CHU TRÌNH THỰC HIỆN BÁN HÀNG 25
CHI TIẾT CÁC KẾ HOẠCH BÁN HÀNG 26
DO ĐẶC TRUNG LÀ NGHÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NÊN CÔNG TY CŨNG ĐANG VẤP PHẢI
KHÓ KHĂN CHO VIỆC ÁP DỤNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG VÀO CÔNG TÁC KINH DOANH
CỦA MÌNH BƯỚC ĐẦU CŨNG GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN, NHƯNG CŨNG ĐÃ KHẮC PHỤC
ĐƯỢC NHIỀU VÀ THÀNH QUẢ DOANH SỐ BÁN HÀNG LÀ RẤT TỐT 27


PHẦN 4 KẾT LUẬN 27
2
PHẦN 1 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TOP- DOWN
1. TỔNG QUAN
Là một trong các chức năng cơ bản của quản lý, nhằm xây dựng nêngiải
pháp, chiến lược, những công việc/hoạt động sẽ thực hiện trong tương lai cho
chính mình hoặc cho các Chương trình/Dự án mà mình tham gia điều hànhtheo
một cách thức, trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch còn là quá trình tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi: Chúng ta
đang ở đâu? Mục tiêu cần đạt là gì?Chúng ta đến đích bằng cách nào? Nên làm
cái gì, làm như thế nào thì có thể đạt được mục tiêu một cách thuận lợi
nhất? Làm khi nào là tốt nhất? Cần có những điều kiện gì? Những yếu tố nào?
Bao nhiêu? Ai làm? Làm ở đâu?
Tại sao phải lập kế hoạch Top – Down?
- Do thiếu nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí.
- Cần thay đổi để đáp ứng với tình hình mới, vấn đề mới nảy sinh.
- Tập trung các hoạt động để đạt được các mục tiêu mới.
Các loại kế hoạch
Các hình thức lập kế hoạch.
Lập kế hoạch theo thời gian:
• Lập kế hoạch ngắn hạn
• Lập kế hoạch trung hạn
• Lập kế hoạch dài hạn
3
Các hình thức lập kế hoạch.
Lập kế hoạch theo phạm vi:
• Lập kế hoạch tổng thể toàn bộ doanh nghiệp ( định hướng cụ thể )
• Lập kế hoạch theo từng bộ phận phòng ban
Lập kế hoạch theo cấp độ:
• Lập kế hoạch vĩ mô

• Lập kế hoạch vi mô
• Lập kế hoạch theo mục tiêu
• Lập kế hoạch theo nhu cầu
2. PHÂN TÍCH CỤ THỂ CÁC QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
2.1 Theo thời gian
- Kế hoạch dài hạn: thường được xây dựng cho 10-15 năm.
Ví dụ lập kế hoạch dài hạn từ 10 năm trở lên tại công ty Auto Saabs
4
Saab- nhà sản xuất ô tô hàng đầu Thụy Điển, nay thuộc quyền sở hữu của gã
khổng lồ Koenigsegg vừa tiết lộ kế hoạch 10 năm tới với những con bài chiến
lược đầy triển vọng. Kế hoạch đầy táo bạo này kéo dài từ nay đến hết năm 2017.
Cụ thể như sau, năm 2010, Saab sẽ trình làng model 9-5 hoàn toàn mới, đây là
phiên bản cái tiến và nâng cấp của 9-4X. Năm 2011, hãng ra mắt phiên bản
wagon đầu tiên có thể chở được từ 7-9 hành khách, mẫu xe này cũng sẽ được
trang bị công nghệ start- stop, giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả nhất cho người
sử dụng.
Năm 2013, Saab hoàn tất xong phiên bản 9-3 hoàn toàn mới và thế hệ mini 9-1.
Vào thời điểm cuối năm đó, chiếc crossover được xây dựng dựa trên khung gầm
5
9-5 Sportcombi và 9-3 Convertible sẽ xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của một bộ
phận khách hàng yêu thích nắng và gió.
Năm 2015 mở ra một quãng thời gian đầy hứa hẹn đối với hãng xe Thụy Điển
khi lãnh đạo hãng đang có tham vọng khôi phục nhãn hiệu Sonett danh tiếng từ
những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Một mẫu xe lấy cảm hứng từ 9-5 có thể
được ra mắt trong thời gian này.
- Kế hoạch trung hạn: thường là 3-7 năm, phổ biến là 5 năm.
Ví dụ: Nhà nước ta đề ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ 2011 đến 2015
Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược Phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020.
Trước diễn biến phức tạp và có xu hướng xấu đi của kinh tế thế giới và những

khó khăn trong nước, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, dự báo tình hình sắp
tới tiếp tục khó khăn, Quốc hội thống nhất quan điểm phải phát triển bền vững
về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng,
6
năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo
chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức, phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi
trọng bảo vệ và cải thiện môi trường…
Trong 2-3 năm đầu kế hoạch, quan điểm chỉ đạo là thực hiện ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý, tiến hành bước khởi động
mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong 2-3
năm tiếp theo, quan điểm chỉ đạo là phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
- Kế hoạch ngắn hạn: dưới 3 năm, thường là 1 năm.
2.2 Theo cấp độ
- Kế hoạch vĩ mô: đó là kế hoạch hoạch định cho thời kỳ dài, mang tính
chiến lược và tập trung cao, do các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao xây dựng
Ví dụ: Hà nội đưa ra kế hoạch phát triển đô thị Hà Nội tầm nhìn đến năm
2050
7
Nội dụng của kế hoạch
Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2030, Hà Nội là Thủ đô - đầu não chính trị - hành chính quốc gia; giàu,
đẹp, xanh, văn minh, văn hiến, thanh lịch, hiện đại, dân tộc, tiêu biểu cho cả
nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, du
lịch, thể thao và giao dịch quốc tế của cả nước; đi đầu trong nhiều lĩnh vực - là
đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước; người dân có điều kiện sống tốt
(thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước, được hưởng các dịch vụ chất
lượng cao, môi trường sống tốt, môi trường làm việc và đầu tư đạt tiêu chuẩn
quốc tế, thân thiện, an toàn).

Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế:
8
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12,0 -
13% thời kỳ 2011 - 2020 và 9,5 - 10,0% thời kỳ 2021 - 2030. Tổng sản phẩm nội
địa (GDP) bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm
2030 đạt 16.000 - 17.000 USD (theo giá thực tế).
Cơ cấu lao động đến năm 2020: dịch vụ 54 - 55%; công nghiệp - xây dựng 30 -
31%; nông nghiệp 14 - 16%; năm 2030 tương ứng là: 59 - 60%; 34 - 35% và 5 -
6%.
- Về kết cấu hạ tầng:
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hoàn, hợp lý, hiện đại; vận tải
hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi và an toàn, đạt tỷ lệ
50 - 55% vào năm 2030.
Kết cấu hạ tầng thông tin tiện lợi, đa dạng, đồng bộ, tiên tiến và hiện đại được
ngầm hóa.
- Kế hoạch vi mô: là kế hoạch mang tính chiến thuật, dùng để triển khai kế hoạch
vĩ mô, chiến lược, giải pháp của các cấp lãnh đạo và thường do các nhà quản lý
điều hành của đơn vị, tổ chức xây dựng.
Theo phạm vi
- Kế hoạch tổng thể: là kế hoạch xây dựng cho một quy mô lớn, phạm vi vấn đề
rộng, thường mang tính chiến lược.
- Kế hoạch bộ phận: là kế hoạch xây dựng cho quy mô nhỏ và những lĩnh vực cụ
thể…
3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ CÁCH QUẢN LÝ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH
+ Hiểu sai mục tiêu
9
Mục tiêu là vấn đề quan trọng mà bạn cần dành nhiều thời gian suy nghĩ và phân
tích. Kế hoạch không chỉ là một văn bản mà nó chính là “tấm bản đồ" dẫn đường
cho bạn trong kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch chỉ là bước đầu tiên, trong quá

trình áp dụng vào thực tế, bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.
+ Triển khai kế hoạch từng bước
Kế hoạch kinh doanh là một tập hợp các mô-đun kết nối. Bạn nên bắt đầu từ bất
cứ phần việc nào. Đó có thể là việc mà bạn quan tâm nhất, hoặc việc mang lại
nhiều lợi ích nhất. Đây là chiến lược, ý tưởng, thị trường mục tiêu, dịch vụ kinh
doanh, dự đoán, tầm nhìn, hay bất cứ điều gì, chỉ cần bạn bắt tay vào làm mà
thôi.
+ Kết thúc việc làm kế hoạch
Nếu bạn thôi không lập kế hoạch nữa, doanh nghiệp của bạn cũng không tồn tại
được lâu. Kế hoạch luôn phải tồn tại và được thay đổi để phản ánh thực tế tình
hình kinh doanh.
+ Không công khai kế hoạch cho nhân viên
Kế hoạch cũng là một công cụ quản lý. Bạn chia sẻ với tất cả nhân viên những
thông tin cơ bản về kế hoạch và mục tiêu kinh doanh, các thông tin như tiền
lương và một số thông tin nhạy cảm có thể không công khai. Chia sẻ các mục
tiêu và đánh giá, sử dụng kế hoạch để xây dựng tinh thần đồng đội và không khí
làm việc bình đẳng. Điều này không đồng nghĩa với việc chia sẻ kế hoạch ra bên
ngoài, ngoại trừ trong trường hợp bạn cần huy động vốn.
+ Nhầm tiền mặt với lợi nhuận
Có khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm này. Chờ khách hàng trả tiền có thể làm
tê liệt tình hình tài chính của bạn mà không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Xả
hàng tồn kho có thể mang lại tiền mà không thay đổi lợi nhuận. Lợi nhuận là một
10
khái niệm kế toán, tiền mặt là tiền trong ngân hàng. Hãy nhớ: Bạn không trả hóa
đơn bằng lợi nhuận.
+ Tập trung quá nhiều ưu tiên
Bạn chỉ cần nhấn mạnh ba hoặc bốn ưu tiên là một kế hoạch có sự tập trung cao
độ. Ba hoặc bốn điểm chính trong kế hoạch sẽ giúp bất kì ai hiểu được mục tiêu
của bạn. Một kế hoạch liệt kê đến 20 ưu tiên vừa không tập trung, vừa gây khó
khăn cho bạn khi thực hiện.

+ Đánh giá quá cao ý tưởng
Điều mang lại giá trị cho một ý tưởng kinh doanh không phải là bản thân ý tưởng
mà là việc kinh doanh được xây dựng trên ý tưởng đó. Viết ra một kế hoạch kinh
doanh cho thấy bạn đang xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng tuyệt
vời. Chỉ ý tưởng thôi không làm nên được một doanh nghiệp.
+ Bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt trong 12 tháng đầu tiên
Cụ thể là các vấn đề như tài chính, sự kiện quan trọng, trách nhiệm và hạn chót.
Dòng tiền là quan trọng nhất nhưng bạn cũng cần chú ý vào các chi tiết khi phân
công nhiệm vụ cho nhân viên, đặt các cuộc hẹn, chỉ rõ những nhiệm vụ phải
hoàn thành và ai là người chịu trách nhiệm. Những chi tiết nhỏ nhặt này có vai
trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của công ty.
+ Quá tập trung vào chi tiết trong những năm tiếp theo
Bản kế hoạch kinh doanh không phải là sổ sách kế toán. Bạn có thể lập kế hoạch
trong 5 năm, 10 hoặc thậm chí 20 năm, nhưng bạn không thể lập kế hoạch chi
tiết kéo dài qua năm đầu tiên. Các chi tiết được liệt kê trong giai đoạn bắt đầu,
sau này sẽ chỉ lãng phí thời gian của bạn.
+ Lập dự báo vô lý
11
Dự báo thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng và nhanh chóng đồng nghĩa với việc
bạn không có hiểu biết về chi phí thực tế.
4. Cách thức để lập kế hoạch tốt để tránh những sai lầm như trên
+ Xác định rõ ý tưởng kinh doanh của bạn và có thể nói một cách ngắn gọn, rõ
ràng về ý tưởng này. Bạn phải nắm chắc được nhiệm vụ của mình.
+ Kiểm chứng lại động cơ của bạn. Hãy đảm bảo là bạn có một đam mê đối với
việc sở hữu một doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn
đang có ý định đặt chân vào.
+ Sẵn sàng bỏ thời gian, kỷ luật, tiếp tục học hỏi và có sự sốt sắng trong việc
xây dựng và sở hữu doanh nghiệp.
+ Tiến hành nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, bao gồm sản phẩm, giá
cả, các chương trình khuyến mại, quảng cáo, kênh phân phối, chất lượng, dịch vụ

và đánh giá các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.
+ Tìm kiếm sự trợ giúp từ các doanh nghiệp nhỏ khác, các nhà cung cấp, các
chuyên gia, các cơ quan nhà nước, các nhà tuyển dụng, các tổ chức thương mại
và các triển lãm thương mại. Hãy luôn cập nhật thông tin, luôn đưa ra các câu
hỏi và tìm kiếm thật nhiều thông tin càng tốt.
PHẦN 2: QUẢN LÝ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG
1.Yêu cầu về hoạch định nhân sự
• Hoạch định nhu cầu về nhân sự;
• Lập kế hoạch lao động và lịch biểu nghỉ phép của nhân viên;
12
• Giải quyết nhiệm vụ bảo đảm kinh doanh bởi cán bộ - tuyển dụng, lập tờ
khai lý lịch và đánh giá;
• Kế toán nhân sự và phân tích thành phần nhân sự;
• Phân tích mức độ và nguyên nhân luân chuyển nhân sự;
• Quản lý luân chuyển chứng từ pháp quy;
• Tính tiền lương của công nhân viên nhà máy;
• Tự động tính tiền phụ cấp, khấu trừ và tiền thuế theo luật pháp;
• Tự động tính các khoản trích theo lương và phí bảo hiểm bắt buộc.
2.Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
3.Xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin nhân sự
• Danh mục (Quốc gia, tỉnh/thành, quận/huyện, tổ
• Chức xã hội, bậc nghề, ngạch lương, dân tộc,tôn giáo)
13
• Danh mục nghề nghiệp
• Danh mục chức danh
• Danh mục phòng ban
• Quản lý thông tin nhân viên
• Quản lý hợp đồng lao động
• Quản lý hồ sơ y tế
• Quản lý thông tin học tập đào tạo

• Quản lý thông tin khen thưởng, kỷ luật
• Quản lý thông tin điều động, luân chuyển công tác
• Quản lý lý thông tin thi đua
• Quản lý thông tin hưu trí, mất sức, thôi việc
4. Quy luật luân chuyển nhân sự
5. Quản lý tiền lương
Các chức năng chính:
• Xây dựng tạo lập hệ thống thông tin tiền lương
• Quản lý, xử lý thông tin tiền lương
• Hệ thống báo cáo, thống kê
• Cung cấp thông tin cho hệ thống kế toán, thuế…
• Tạo lịch làm việc
• Tạo các sự kiện liên quan đến thu nhập của nhân viên
• Xây dựng công thức thu nhập của nhân viên tùy từng vị trí công tác
14
• Gán công thức tính lương cho nhân viên
Tính toán lương
• Áp dụng công thức tính lương linh động
• Kết nối với hệ thống máy chấm công
• Tính công nhân viên, theo bảng chấm công
• Gán nhóm phép năm
• Phân bổ quỹ lương
• Tính thuế thu nhập
• Tính bảo hiểm
PHẦN 3 : PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ
TIỀN LƯƠNG, QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO CÔNG TY CP ĐỊA CHÍNH
VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI
1. TỔNG QUAN ĐỊNH HƯỚNG ERP CHO NGHÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Vòng đời của một sản phẩm trong ngành này ví dụ như : Tìm dự án đầu tư >
Xây dựng dự án > Bán dịch vụ sản phẩm > Bảo hành bảo trì khách hàng. Có

thể tổng quát nôm na là như vậy nhưng trong những cái lớn đó nó sẽ có nhiều cái
nhỏ khác nhau
Tìm dự án đầu tư : Phải tìm những lô đất, những khu nhà hoặc những dự án nào
đó để có thể đầu tư mà mình cảm thấy hiệu quả. Vậy thì đây là một quá trình tìm
kiếm phân tích và đánh giá tính khả thi của việc tiền dự án này. Do đó phải có
một dãy dữ liệu , số mà để có thể kết luận là dự án này có khả thi hay không .
15
Trong ERP đều có phần hành quản lý cho việc này. Mỗi sản phẩm thì có nhiều
tên gọi khác nhau nhưng mục đích vẫn là giúp ra quyết định tốt cho việc quyết
định đầu tư cho dự án nào.
Xây dựng dự án: Đây là một quá trình dài hơi không kém gì bước trên khi mà
phải quản lý một dự án xây dựng Ví dụ như : Xây dựng Bulding cho thuê hoặc
xây chung cư cao cấp để bán. Thì ở đây phải quản lý rất phức tạp và chi tiết
như . Nguyên vật liệu, kế hoạch , dự toán chi phí , phân tích dự án , tiến độ dự
án, nhà thầu phụ,.quyết toán công trình Quá trình này có thể kéo dài từ 2-5 năm
tùy theo độ phức tạp của dự án. Có nhiều công trình kéo dài hơn 10 năm là
chuyện thường. Trong quá trình đó lại rất nhiều liên quan đến các phòng ban như
:Phòng kế toán , phòng kế hoạch, phòng dự án, phòng nhân sự. Nói chung là một
mớ hỗn độn và cần phải quản lý nó Trong ERP ai cũng biết nó quản lý ở
module Quản lý dự án (Cách gọi khác nhau như PS hoặc PM). Phân hệ này có
khả năng làm những việc trên. Nó cũng xuất phát từ thực tiễn mà ra (Best
Pratice).
Bán dịch vụ sản phẩm: Mình có thể hiểu là bây giờ tôi xây được ngôi nhà đó rồi ,
cần bán dịch vụ và cần cho thuê chẳng hạn thì những việc gì cần làm: Sale khắp
thị trường,tiến hành làm hợp đồng sản phẩm cho thuê hoặc mua, giấy tờ , lập ban
quản lý tòa nhà, tính chi phí cho các tòa nhà , đủ thứ hằm bà lằng trong đó.
Vậy thì cũng phải kiểm soát nó . Cả bảo hành bảo trì khách hàng cũng thế . Đó là
một quá trình kéo dài khi làm một dự án trong ngành xây dựng và Bất động sản.
Vậy thì ERP cho ngành này nó phải đáp ứng được các nhu cầu đó.
2. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ

NỘI - HUCLAND
16
Lĩnh vực hoạt động:
1. Mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
2. Môi giới bất động sản.
3. Định giá bất động sản.
4. Tư vấn bất động sản.
5. Tư vấn làm thủ tục sổ đỏ và các giấy tờ liên quan đến bất động sản.
6. Đấu giá bất động sản.
7. Quản lý bất động sản.
8. Quảng cáo bất động sản.
9. Xây dựng nhà các loại.
10. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
11. Xây dựng công trình công ích.
12. Tư vấn lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dịch vụ liên quan
tới nhà, đất trong lĩnh vực địa chính.
13. Dịch vụ đo đạc phục vụ lập quy hoạch đô thị, nông thôn.
14. Tư vấn lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất phục vụ công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
17
15. Đo đạc, lập bản đồ địa hình, địa chính, lập các loại bản đồ chuyên đề,
bản đồ chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông thủy
lợi, thủy điện, cấp thoát nước.
3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG ERP VÀO CÔNG TY
• Chuẩn hóa quy trình phát hành hóa đơn và thu tiền cho nghiệp vụ kinh
doanh địa ốc, từ đó giám sát hiệu quả việc phát hành hóa đơn theo tiến độ,
hợp đồng bán hàng cũng như quản lý chặt chẽ tiến độ và nguồn tiền thu.
• Nâng cao tính hiệu quả của nhóm dự án, giảm thiểu các công việc trùng
lập, đồng thời tăng cường tính giám sát trong quá trình thực hiện dự án.
Giám đốc dự án, giám đốc tài chính không còn phải chờ với các báo cáo tự

đối chiếu để ra quyết định – thay vào đó, với các thông tin tích hợp từ một
nguồn, không còn đối chiếu trùng lập để phân tích thông tin tài chính của
dự án.
• Tích hợp cơ sở dữ liệu khách hàng, khách hàng tiềm năng trong cùng một
cơ sở dữ liệu không chỉ phục vụ cho một dự án mà nhiều dự án Bất động
sản mà doanh nghiệp đang triển khai – từ đó nâng cao hiệu quả bán hàng,
quản lý và phục vụ khách hàng tốt hơn.
• Dễ dàng quản lý với một hệ thống Công nghệ thông tin tích hợp: từ phát
triển dự án, quản trị dự án, kinh doanh và quản lý bất động sản đến tài
chính kế toán – tất cả hệ thống đều tập trung – cho dù doanh nghiệp triển
khai một hay nhiều dự án Bất động sản – tất cả nghiệp vụ đều tích hợp.
• Toàn diện các chức năng đáp ứng các nghiệp vụ đặc thù của ngành phát
triển và kinh doanh Bất động sản giúp doanh nghiệp áp dụng các quy tắc
18
thực hành tốt nhất được đúc kết từ nhiều nhà phát triển kinh doanh BĐS
lớn
• Hiệu quả và rõ ràng trong việc giám sát ngân sách và lợi nhuận của dự án:
kết hợp với dòng tiền thu từ kinh doanh, giám đốc phát triển dự án có thể
giám sát rõ hơn các hoạt động của dự án, từ kế hoạch, ngân sách, đến các
chi phí được duyệt, chi phí vượt trội – từ đó cùng với nhà đầu tư kiểm soát
tốt hơn dòng tiền cho triển khai dự án.
• Cùng với nhu cầu tích hợp thông tin doanh nghiệp theo thời gian thực,
việc triển khai hệ thống còn nâng cao tính tương tác, cộng tác của toàn thể
nhân viên, phòng ban trong doanh nghiệp.
4. MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ - TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN
TRONG CÔNG TY
19
Yêu cầu tuyển
dụng
Duyệt yêu cầu Lập kế hoạch

Tuyển dụng
Duyệt hồ sơ
phỏng vấn
Cập nhật hồ sơ
phỏng vấn
Phỏng vấn
Đánh giá các ứng
viên
Gọi ứng viên đạt yêu
cầu đi làm
5. MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY
20
6. QUẢN LÝ NHÂN SỰ - KHEN THƯỞNG BỔ NHIỆM VỊ TRÍ MỚI
21
Đánh giá nhân viên
Vị trí
không hợp

Chuyển
công tác
7. QUẢN LÝ LƯƠNG
CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ
Bù đắp và ghi nhận nỗ lực của nhân viên
Duy trì sức cạnh tranh của công ty trên thị trường
Duy trì công bằng trong công ty
Kết nối thành tích của nhân viên với mục tiêu
Thu hút nhân viên mới, giảm tỷ lệ bỏ việc
22
Có thành tích tốt. Có
khả năng lãnh đạo

Bổ nhiệm vào vị trí
cao hơn
Khen thưởng
Chính sách về lương bổng
Trực tiếp
Hoa hồng
Phụ cấpThưởng
Gián tiếp
TÍNH LƯƠNG
Phần cứng gọi là lương cơ bản, trả lương theo từng vị trí.
23
Lương cơ bản
Ngày nghỉ theo quy
định
Bảo hiểm
Trợ cấp
Hỗ trợ đào tạo
Hoa hồng
Phụ cấp
Thưởng
Phần mềm là lương cá nhân hóa trả theo thành tích đạt được của nhân
viên.
Ở đây là hoa hồng khi bán được sản phầm của công ty.(1.5->2%)
24
LƯƠNG CƠ BẢN
LƯƠNG THEO TỪNG VỊ
TRÍ
8. GIẢI PHÁP BÁN HÀNG
Giải pháp bán hàng cho nghành bất động sản rất khác biệt so với các mặt
hàng khác. Cụ thể như sản phẩm của công ty HUCLAND chủ yếu là căn hộ

chung cư mini, đất thổ cư, đất dự án…
Các phương pháp bán hàng chủ yếu mà phòng kinh doanh của công ty sử
dụng là đăng tin bán trên các trang web bất động sản, báo giấy, và ký gửi qua
các sàn giao dịch bất động sản khác. Mô hình bán hàng của công ty như sau:
CHU TRÌNH THỰC HIỆN BÁN HÀNG
25

×