Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (kẽm, Selen) lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 77 trang )

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Các thông tin tham khảo trong và ngoài nước được
chú thích đầy đủ và trích dẫn rõ ràng khi sử dụng.
NGUYỄN THỊ HÀ TRANG























ii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa
Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Nha trang, là nơi tôi đã được học tập, rèn
luyện và tu dưỡng trong suốt những năm tháng học Đại học và Cao học vừa
qua.
Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn, PGS. TS Lại
Văn Hùng về sự dìu dắt, động viên và những lời khuyên quý báu trong suốt thời
gian tôi học tập cũng như tiến hành thí nghiệm và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân các Thầy Cô trong Khoa Nuôi trồng Thủy sản-
Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi trau dồi kiến thức
và tu dưỡng để tôi từng bước trưởng thành.
Xin được cám ơn bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Trại thực
nghiệm Nuôi trồng Hải sản - Bộ môn Hải sản của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, đã
tạo điều kiện về cơ sở, phương tiện, hệ thống thí nghiệm giúp cho đề tài được
thực hiện thuận lợi; ThS. Phạm Thị Khanh, ThS. Phạm Thị Anh, KS Hoàng Văn
Dần, KS Nguyễn Văn Quân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm
và hoàn thành luận văn; Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường Trường Đại
học Nha Trang đã giúp tôi phân tích mẫu làm cơ sở cho việc thực hiện và hoàn
thành đề tài.
Đặc biệt là lời biết ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều
cả về vật chất và tinh thần trong suốt những năm tháng học tập cũng như nghiên
cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, chia sẻ để tôi có được
kết quả như ngày hôm nay.






iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 - Vị trí phân loại và một số đặc điểm của cá giò 3
1.1.1- Vị trí phân loại. 3
1.1.2- Một số đặc điểm của cá giò 3
1.1.2.1- Phân bố 3
1.1.2.4- Sinh trưởng 6
1.1.2.5- Sinh sản 7
1.1.2.6- Sinh thái. 8
1.2- Tình hình sản xuất và nuôi thịt cá giò 8
1.2.1- Trên thế giới 8
1.2.1.1- Tình hình sản xuất giống 8
1.2.1.2- Tình hình nuôi thịt 9
1.2.2- Ở Việt Nam 9
1.2.2.1- Tình hình sản xuất giống 9
1.2.2.2- Tình hình nuôi thịt 11
1.3- Giá trị dinh dưỡng của cá giò 12
1.4 -Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu của 1 số vitamin và khoáng chất trong thức

ăn ở cá 13
1.4.1- Vai trò và nhu cầu của vitamine D3 và B6 14
1.4.1.1 – Vitamin D3 14
1.4.1.2 – Vitamin B6 15
1.4.2- Vai trò và nhu cầu của Zn và Se 16
1.4.2.1- Vai trò và nhu cầu của Zn 16
1.4.2.2- Vai trò và nhu cầu của Se. 17
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
iv


2. 1- Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1- Địa điểm nghiên cứu 19
2.1.2- Thời gian thực hiện 19
2.1.3 -Đối tượng nghiên cứu 19
2.2- Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1- Vật liệu nghiên cứu 19
2.2.2 - Sơ đồ nội dung nghiên cứu 20
2.2.3. Bố trí thí nghiệm 20
2.2.4- Chăm sóc và quản lý 21
2.2.5- Quy trình chế biến và bảo quản thức ăn 22
2.2.6- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 23
2.2.6.1- Phương pháp thu mẫu và cân đo cá 23
2.2.6.2- Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa của thức ăn 23
2.2.6.3- Phương pháp xử lý số liệu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Các số liệu về môi trường trong thời gian thí nghiệm 25
3.2 Ảnh hưởng của vitamin D3 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống 26
3.2.1 Ảnh hưởng của vitamin D3 (VTM D3) lên sinh trưởng 26
3.2.1.1-Ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài 26

3.2.1.2-Ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng 27
3.2.2-Ảnh hưởng của vitamin D3 lên hệ số thức ăn 30
3.2.3 Ảnh hưởng của VTM D3 lên tỷ lệ sống của cá giò giống. 31
3.3 Ảnh hưởng của vitamin B6 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống 31
3.3.1 Ảnh hưởng của VTM B6 lên sinh trưởng 31
3.3.1.1-Ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài 31
3.3.1.2- Ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng 33
3.3.2-Ảnh hưởng của VTM B6 lên hệ số thức ăn 35
3.3.3-Ảnh hưởng của VTM B6 lên tỷ lệ sống của cá giò giống 37
3.4-Ảnh hưởng của Zn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống 37
3.4.1-Ảnh hưởng của Zn lên sinh trưởng 37
3.4.1.1-Ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài 37
3.4.1.2- Ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng 39
3.4.2- Ảnh hưởng của Zn lên hệ số thức ăn 41
v


3.4.3- Ảnh hưởng của Zn lên tỷ lệ sống của cá giò giống: 42
3.5 Ảnh hưởng của Se lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giống 43
3.5.1 Ảnh hưởng của Se lên sinh trưởng 43
3.5.1.1-Ảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài 43
3.5.1.2- Ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng 44
3.5.2- Ảnh hưởng của Se lên hệ số thức ăn 47
3.5.3- Ảnh hưởng của Se lên tỷ lệ sống của cá giò giống. 48
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
4.1- Kết luận 49
4.2- Đề xuất: 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC



















vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá giò [51] 3
Hình 1.2: Phân bố tự nhiên của cá giò trên thế giới [48]. 4
Hình 1.3: Cá giò giống ăn thịt lẫn nhau 5
Hình 2.1: Dụng cụ đo các yếu tố môi trường 19
(Từ trái qua phải : khúc xạ kế, máy đo oxy, máy đo pH và nhiệt độ, test NH
3
-N) 19
Hình 2.2- Sơ đồ nội dung nghiên cứu 20
Hình 2.3- Hệ thống bể và cá thí nghiệm 21

Hình 2.5: Hình ảnh một số bước chế biến và chuẩn bị thức ăn cho cá giò giống 23
Hình 3.1: Ảnh hưởng của VTM D3 lên sinh trưởng chiều dài cá giò giống 26
Hình 3.2 - Ảnh hưởng của VTM D3 đến tốc độ sinh trưởng tương đối cá giò 27
Hình 3.3: Ảnh hưởng của VTM D3 lên sinh trưởng khối lượng của cá giò giống 28
Hình 3.4: Ảnh hưởng của VTM D3 đến tốc độ sinh trưởng hàng ngày ở cá 29
Hình 3.5: Ảnh hưởng của VTM D3 lên hệ số thức ăn của cá giò giống 30
Hình 3.6: Ảnh hưởng của VTM B6 lên sinh trưởng chiều dài của cá giò giống 32
Hình 3.7- Ảnh hưởng của VTM B6 đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng 33
của cá giò giống 33
Hình 3.8: Ảnh hưởng của VTM B6 lên sinh trưởng khối lượng của cá giò giống 34
Hình 3.9- Ảnh hưởng của VTM B6 đến sinh trưởng tương đối của cá Giò giống 34
Hình 3.10- Hệ số thức ăn của cá giò ở các hàm lượng VTM B6 khác nhau 36
Hình 3.11- Sinh trưởng chiều dài của cá giò giống trong thí nghiệm 38
với các hàm lượng Zn khác nhau 38
Hình 3.12 Tốc độ tăng trưởng tương đối của cá với các hàm lượng Zn khác nhau .39
Hình 3.13- Sinh trưởng khối lượng của cá trong TN với 40
các hàm lượng Zn khác nhau 40
Hình 3.14- Ảnh hưởng của Zn lên tốc độ tăng trưởng tương đối của cá giò giống 40
Hình 3.15- Hệ số thức ăn của cá giò giống với các hàm lượng Zn khác nhau. 42
Hình 3.16- Sinh trưởng chiều dài của cá giò giống trong TN bổ sung Se 43
Hình 3.17-Ảnh hưởng của Se đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng của cá 44
Hình 3.18- Sinh trưởng khối lượng của cá ở các NT thí nghiệm 45
Se khác nhau 45
vii


Hình 3. 19-Ảnh hưởng của Se lên tốc độ tăng trưởng tương đối 46
của cá giò giống 46
Hình 3.20- Hệ số thức ăn của cá giò giống trong TN với các hàm lượng Se 47





























viii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Chiều dài và khối lượng của cá giò theo độ tuổi (Richard, 1977) 6
Bảng 1.2: Tỷ lệ sống của cá giò ương tại Cát Bà theo phương pháp thâm canh 10
Bảng 1.3: Kết quả ương cá giò ở một số trại nuôi. 11
Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng của một số loại thực phẩm 13
Bảng 1.5: Nhu cầu một số vitamin của nhóm cá Samonid (mg/kg thức ăn): 16
Bảng 1.6 : Nhu cầu vitamin D3và B6 của một số loài cá 16
Bảng 1.7: Tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá chép giống sau 12 tuần nuôi bằng
thức ăn có hàm lượng Zn khác nhau 17
Bảng 1.8: Ảnh hưởng của hàm lượng Se và vitamin E khác nhau lên sinh trưởng và
tỉ lệ chết của cá da trơn 18
Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của thức ăn trong NT đối chứng 20
Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 25
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của VTM D3 lên các chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài cá giò
giống 26
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của VTM D3 lên các chỉ tiêu sinh trưởng khối lượng của cá
giò giống 27
Bảng 3.4: Hệ số thức ăn của cá giò giống trong điều kiện bổ sung hàm lượng VTM
D3 khác nhau 30
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của VTM D3 đến tỷ lệ sống của cá giò 31
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của VTM B6 đến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá
giò giống 32
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của VTM B6 đến các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của
cá giò giống 33
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của vitamin B6 lên hệ số thức ăn của cá giò giống 35
Bảng 3.9: Tỷ lệ sống của cá giò trong điều kiện bổ sung hàm lượng VTM B6 khác
nhau 37
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của Zn đến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá giò
giống 37

ix


Bảng 3.11: Ảnh hưởng của Zn đến các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá giò
giống 39
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của Zn lên hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của cá giò giống 42
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của Se đến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài của cá giò
giống 43
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của Se đến các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của cá giò
giống 45
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của Se lên hệ số thức ăn và tỷ lệ sống của cá giò giống 47
























x


CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DHA : Docosahexaenoic acid (22:6n-3)
DLG : Daily Length Gain (Tốc độ sinh trưởng hàng ngày về chiều dài)
DWG : Daily Weight Gain (Tốc độ sinh trưởng hàng ngày về khối lượng)
EPA : Eicosapentaenoic acid (20:5n-3)
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương của LHQ)
FCR : Food Converson Rate (Hệ số chuyển đổi thức ăn)
HUFA : Highly Unsaturated Fatty Acid (Acid béo không no trong mạch có từ
4-6 nối đôi)
L1, L2 : Chiều dài của cá lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm
NT : Nghiệm thức
SD : Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
SE : Standard Error (Sai số chuẩn)
Se : Selen
SGR : Specific Growth Rate (Tốc độ tăng trưởng đặc trưng)
SGR
L(W)
: Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài (khối lượng)
SR : Survival Rate (Tỷ lệ sống)
TB : Trung bình
VTM : Vitamin
W1, W2 : Khối lượng của cá lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm

WL,WG : Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài, khối lượng
Zn : Kẽm
1


MỞ ĐẦU

Để tận dụng tối đa diện tích và nâng cao hiệu quả kinh tế của các dạng
mặt nước, cũng như đa dạng hóa các đối tượng nuôi, nghề Nuôi trồng Thủy sản
mà nhất là nuôi biển đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Một trong những đối
tượng nuôi đang được quan tâm chú ý là cá giò (Rachycentron canadum
Linnaeus, 1766). Cá giò là loài cá biển sống nổi, có tập tính di cư và phân bố
rộng. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao với kích thước lớn, khả năng sinh
trưởng khá nhanh, chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng, hàm lượng acid béo
không no EPA và DHA cao hơn so với nhiều đối tượng nuôi khác. Vì vậy thịt cá
giò được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng.
Mặt khác cũng từ những ưu điểm như trên, nên cá giò được nuôi rất phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Phillippin, Việt Nam… [26].
Tại Việt Nam cá giò được nuôi ở các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Nghệ An, Kiên Giang với số lượng và qui
mô lồng nuôi ngày càng tăng. Việt Nam được xem là nước đứng hàng thứ 3 trên thế
giới về sản xuất giống và nuôi thịt cá giò [45].
Mặc dù hiện nay đã cho sinh sản nhân tạo được cá giò, song vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đặc
biệt là vấn đề dinh dưỡng cho cá, để có đàn cá giống có tỷ lệ sống cao và chất
lượng tốt phục vụ cho nhu cầu nuôi thịt ngày càng tăng.
Việc xác định thức ăn có hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp cho
từng giai đoạn phát triển trong quá trình sản xuất giống, có ý nghĩa rất lớn đến
sinh trưởng và nâng cao tỷ lệ sống của cá. Nhiều công trình nghiên cứu về nhu
cầu dinh dưỡng và thức ăn cho cá giò giống đã được tiến hành. Tuy nhiên có

sự khác nhau về kết quả của các nghiên cứu này, nhất là nhu cầu dinh dưỡng
về các loại vitamin, kẽm và selen trong thức ăn cho cá giò giống thì chưa có
một nghiên cứu nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới được công bố. Từ thực
tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm
lượng vitamin (D3, B6) và chất khoáng (Kẽm, Selen) lên sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá giò giống (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766)”.
2


Mục tiêu của đề tài:
Xác định hàm lượng vitamine (D3, B6) và chất khoáng (Zn, Se) tối ưu để
từ đó đề xuất tỷ lệ hợp lý trong thức ăn, nhằm nâng cao tỷ lệ sống cũng như sinh
trưởng, góp phần từng bước hoàn thiện qui trình sản xuất và ương nuôi cá giò.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin mới cho những nghiên cứu
về dinh dưỡng giai đoạn giống cho cá biển nói chung và cá giò nói riêng. Từ đó
làm cơ sở khoa học để sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi cá giò
giống, góp phần nâng cao năng suất, tỷ lệ sống cũng như chất lượng thịt của đối
tượng nuôi sau này.
Nội dung nghiên cứu:
1. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3, B6 đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá giò giai đoạn giống
2. Ảnh hưởng của hàm lượng Zn và Se đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá giò giai đoạn giống.













3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 - Vị trí phân loại và một số đặc điểm của cá giò
1.1.1- Vị trí phân loại.
Cá giò Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) hay còn gọi là cá bớp
(tên tiếng Anh là Cobia hay Black kingfish). Cá giò ban đầu được Linneaus
(1766) đặt tên là Gasterosteus canadus Linnaeus, 1766, sau đó được đặt lại là
Rachycentron canadum Linnaeus, 1766 [48] và nằm trong hệ thống phân loại
sau:
Ngành : Chordata
Lớp : Osteichthyes
Bộ : Perciformes
Họ : Rachycentridae
Giống : Rachycentron
Loài : Rachycentron canadum Linnaeus, 1766.

Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá giò [51]
1.1.2- Một số đặc điểm của cá giò
1.1.2.1- Phân bố
Cá giò là loài phân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và
những nơi nước ấm của vùng ôn đới trên thế giới. Chúng là loài di cư và số
lượng của chúng khác nhau theo mùa. Trong những tháng mùa thu và mùa đông,

chúng di cư về phía Nam và ngoài khơi vùng nước ấm. Đầu mùa xuân, cá di cư
về phía bắc, dọc vùng biển Ấn Độ Dương [42], [48].
Ở Việt Nam chúng phân bố từ Bắc vào Nam, ở cả vùng biển ven bờ và
ngoài khơi [18]. Cá giò là loài cá sống nổi, giai đoạn trứng và ấu trùng sống
ngoài khơi, khi trưởng thành chúng sống gần bờ, thềm lục địa, các rạn đá ngoài
khơi, các rạn san hô, vịnh nông hoặc những nơi có độ mặn thích hợp. Cá giò
4


sống ở độ sâu 50-120m [9]. Đây là loài có khả năng thích ứng rộng với sự thay
đổi của độ mặn nên rất thích hợp cho việc phát triển nuôi trong các môi trường
khác nhau [31].

Hình 1.2: Phân bố tự nhiên của cá giò trên thế giới [48].
1.1.2.2- Hình thái cấu tạo
Cá giò bột một ngày tuổi dài 3 mm, dọc sống lưng có một mảng màu xanh
nhạt và điểm mắt màu đen, vận động tích cực trên mặt nước. Ở ngày tuổi thứ 4- 5
cá đạt kích cỡ 4- 5 mm, cơ thể màu nâu đen, hơi vàng và có các chấm đen rải rác.
Ngày thứ 10 thì miệng, đầu, mắt bắt đầu hoàn thiện, vây ngực xuất hiện, chưa có
vây bụng, cơ thể mầu nâu nhạt và dài từ 5- 10 mm. Sau 30 ngày tuổi, cá đã giống
cá trưởng thành, vây đuôi xòe rộng dạng nan quạt, xuất hiện hai dải sắc tố dài
bên thân chạy từ đầu đến đuôi. Sau 59 ngày tuổi thì cá giống hệt với cá trưởng
thành và đạt kích thước 1,26- 5,5 cm [42].
Cá giò trưởng thành là loài có kích thước lớn, thân thuôn dài có hình ngư
lôi với đầu dài, lưng và hai bên sườn có mầu nâu đậm. Dọc thân có hai dải sáng
bạc và một dải mầu nâu đen chạy từ mút hàm trên tới cuống đuôi. Bụng mầu
trắng bạc hoặc hơi xám.
Miệng cá rộng, hàm dưới nhô ra dài hơn hàm trên, răng dạng lông nhung
phân đều cả hai hàm, lưỡi và vòm miệng. Mắt cá nhỏ không có mí. Vây lưng có
6-9 tia vây cứng ngắn và khỏe, nhọn, giữa các tia vây không có màng liên kết.

Vây lưng thứ hai có màng liên kết với các tia mềm. Vây ngực nhọn và dài. Vây
đuôi cá con tròn, khi trưởng thành thì lõm vào hình trăng khuyết, thùy trên dài
5


hơn thùy dưới. Vẩy tấm nhỏ nằm sâu dưới lớp da dày, hầu hết các vây đều có
màu nâu đậm và xám tro ở vây hậu môn. Công thức tia vây: D1 VII- IX; D2 28-
33; A I- III, 23- 27; V II, 14; C 13 [42].
1.1.2.3- Dinh dưỡng
Cá giò là loài cá dữ, phàm ăn và chúng ăn động vật. Chúng có thể ăn
nhiều lần trong ngày và khả năng tiêu hóa tương đối nhanh.
Phổ thức ăn của cá giò giống và cá trưởng thành rất rộng, thức ăn của
chúng là các loại cá nhỏ, giáp xác và các loại động vật không xương sống phân
bố ở tầng đáy. Thức ăn ưa thích nhất của chúng là cua nên còn có tên gọi khác là
‘Crabeater’ [37]. Meyer và Franks (1996) khi phân tích thành phần thức ăn trong
dạ dày của cá giò cho thấy giáp xác chiếm tới 77,6%- 84% (đối với cỡ cá từ
3,73cm - 15,3cm). Knapp (1951) cho biết cụ thể hơn là có tới 40% thức ăn của cá
là cua lột, 46% là các loại tôm khác nhau và 100% cá giò được kiểm tra đều có
sự xuất hiện của các loài giáp xác [32]. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Miles (1949) và Shaffer (1989) [33] , [42] .
Mỗi giai đoạn khác nhau tập tính ăn của cá cũng khác nhau. Cường độ bắt
mồi của cá giảm khi nhiệt độ giảm và ngừng bắt mồi ở nhiệt độ 17- 18
0
C [10].
Trong điều kiện nuôi, đặc biệt là giai đoạn giống nhỏ, chúng có thể ăn lẫn
nhau. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn là một trong những vấn đề rất
cần được sự quan tâm của người nuôi vì nó làm giảm tỷ lệ sống trong giai đoạn
đầu của quá trình nuôi và liên quan đến mức độ đồng đều của con giống, mật độ
thả, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.


Hình 1.3: Cá giò giống ăn thịt lẫn nhau

6


1.1.2.4- Sinh trưởng
Cá giò là loài có khả năng tăng trưởng rất nhanh, chúng có thể tăng tới 6-
8kg trong năm đầu tiên, năm thứ 2 có thể đạt 15kg. Sau năm thứ hai trở đi tăng
trưởng của chúng chậm lại [44], [22]. Trong điều kiện tự nhiên khi đánh bắt, cá
thường có kích cỡ trung bình là 23kg, chiều dài từ 50-120cm, có con dài tới 2m,
khối lượng đạt 68kg [42].
Tuy nhiên cá giò có tuổi thọ vừa phải. Cá giò già nhất được tìm thấy ở vịnh
Mexico là 9 tuổi với cá đực và 11 tuổi đối với cá cái. Smith (1995) đã ghi nhận
bắt gặp ở ngoài khơi bắc Carolina, cá cái già nhất là 14 tuổi và cá đực là 13 tuổi.
Franks và ctv (1999), đã báo cáo rằng ở Gulf thuộc vịnh Mexico con cái già nhất
là 11 tuổi và con đực là 9 tuổi [22], [42].
Richards (1977), Kaiser và ctv (2005) đã cho biết ở vịnh Chesapake cá cái
lớn nhanh hơn cá đực và đây là đối tượng có giá trị xuất khẩu rất lớn tương tự như
đối với các loài cá như cá hồi và cá vùng cực (polar) của Alaska [27], [39], [40].
Bảng 1.1: Chiều dài và khối lượng của cá giò theo độ tuổi (Richard, 1977) [40].
Cá đực Cá cái
Năm
FL(cm) W (kg) FL(cm) W(kg)
1 31 0,3 36 0,4
2 53 1,5 61 2,4
3 69 3,7 82 6,0
4 82 6,3 99 10,9
5 91 8,9 112 16,2
6 99 11,2 122 21,5
7 104 13,3 131 26,6

8 108 15,0 137 31,2

Đỗ Văn Minh(2003) khi nghiên cứu cá giò giống cỡ 2,5-3cm trong điều
kiện nuôi, sau thời gian ương 30 ngày có thể đạt cỡ 7-9cm [9]. Nhìn chung tốc độ
tăng trưởng của cá khác nhau tùy thuộc vào điều kiện nuôi, giai đoạn phát triển,
môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cũng như tình trạng sức khỏe của
cá [2].
7


1.1.2.5- Sinh sản
Cá giò là loài phân tính nhưng rất khó phân biệt đực cái. Chỉ có thể phân
biệt đực cái của cá giò vào mùa sinh sản. Cá giò đực thường nhỏ hơn và thành
thục sớm hơn cá giò cái. Tuổi thành thục ở cá giò đực là 2
+
và cá cái là 3
+
. Tuy
nhiên cá ở độ tuổi 3
+
cho sinh sản là tốt nhất.
Trong báo cáo của Richards (1967), những con đực ở vịnh Chesapeake
thành thục sớm nhất ở 2 tuổi, có kích thước (FL) đạt 51,8 cm và có khối lượng
1,14 kg. Con cái thành thục sớm nhất ở 3 tuổi, có kích thước (FL) đạt 69,6 cm và
khối lượng 3,27 kg [39]. Nhưng Burns và ctv, (1998) lại báo cáo rằng có một số
con đực ở Gulf thuộc vịnh Mexico có thể thành thục sớm hơn ở 1 tuổi và có kích
thước 64 cm. Mặc dù hầu hết con đực đều thành thục ở 2 tuổi. Những con cái ở
Gulf thuộc vịnh Mexico bắt đầu thành thục ở 3 tuổi và kích thước là 83 cm chiều
dài [trích 42]. Ở Đài Loan, cá giò một tuổi đã có thể thành thục và có thể sinh sản
tốt ở 1,5 tuổi. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng thứ 2 đến tháng 5 và kéo dài đến

tháng 10 [29].
Mùa sinh sản: Trong mùa vụ sinh sản, ở ngoài tự nhiên, cá giò thường tập
trung thành đàn lớn và đẻ trứng vào ban ngày. Cá đẻ từ tháng 6 đến tháng 8 ở Đại
Tây Dương, gần vịnh Chesapeake. Ngoài khơi Bắc Carolina cá lại đẻ từ tháng 5 đến
tháng 6 và ở Vịnh Mexico từ tháng 4 đến tháng 9. Mỗi lần cá đẻ từ 9- 12 ngày và
khoảng 12- 15 lần trong một mùa. Ở Việt Nam cá đẻ 2 lần trong năm từ tháng 4- 5
và từ tháng 9- 10. Ở Đài Loan cá thường đẻ từ tháng 2- 10 [4], [29], [46].
Sức sinh sản của cá giò khá lớn từ 1,9-5,4 triệu trứng/kg cá cái, tùy thuộc vào
kích thước và tuổi cá. Cá càng lớn thì sức sinh sản càng cao. Trứng cá giò là trứng
nổi có khối lượng 2300-3800 trứng/g. Trứng cá thụ tinh trong suốt, hình cầu, có màu
kem, trứng thường có đường kính khoảng 1,35 -1,4mm. Ở nhiệt độ 24-26
0
C, trứng
thụ tinh sẽ nở sau 24-36 giờ. Ấu trùng mới nở dài 2,3-3mm và chưa có sắc tố [27],
[29]. Ấu trùng cá giò sinh trưởng nhanh và có khả năng chịu đựng với môi trường
khắc nghiệt cao hơn so với ấu trùng của một số loài cá biển khác [30].



8


1.1.2.6- Sinh thái.
* Nhiệt độ.
Cá Giò là loài bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ. Đây là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng lên sinh trưởng của cá. Tùy theo giai đoạn phát triển mà khoảng
nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau. Cá giò có thể thích
ứng với nhiệt độ từ 16,8
o
C - 32

o
C, nhưng nhiệt độ thích hợp cho trứng cá phát
triển và nở là 26,5
0
C [21], [23], [34]. Cá giống có thể bị chết ở nhiệt độ nước
17,7
0
C và ngừng bắt mồi khi nhiệt độ nước ở mức 18,3
o
C [39].
* Độ mặn
Christesen (1965), Rossler (1967) khi nghiên cứu trên cá giò trưởng thành
đã nhận thấy chúng có thể sống được ở độ mặn từ 22,5- 44,5‰ và có khả năng
chịu đựng tốt đối với sự thay đổi đột ngột của độ mặn [20], [41]. Matthew và ctv
(2006) khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá giò giai đoạn cá hương trong hệ thống tuần hoàn, có nhận xét cá
vẫn sinh trưởng và phát triển tốt ở độ mặn 5‰, tuy nhiên tỷ lệ sống ở độ mặn này
thấp (68,3%) so với độ mặn 15‰ (90%) và 30‰ (92,5%) [31]. Thân Trọng Ngọc
Lan (2005) cho rằng ở độ mặn 35‰ trứng cá giò nở nhanh, tỷ lệ nở đạt 83%, tỷ
lệ dị hình thấp (5%), ở độ mặn <25‰ trứng cá giò bị chìm xuống dưới đáy [6].
* Các yếu tố môi trường khác như pH, oxy hòa tan, NO
2
-
và NO
3
-
khi
vượt quá ngưỡng cho phép đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá.
pH thích hợp cho cá giò sinh trưởng và phát triển tốt là 7,5-8,3., ngưỡng oxy hòa
tan (DO) >4mg/L., NH

3
<1mg/L., NO
2
-
<1,5mg/L[4], [6].
1.2- Tình hình sản xuất và nuôi thịt cá giò.
1.2.1- Trên thế giới.
1.2.1.1- Tình hình sản xuất giống
Đài Loan là vùng lãnh thổ dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất giống và nuôi cá
giò thương phẩm. Năm 1992, Đài Loan cho sinh sản nhân tạo lần đầu tiên và
thành công năm 1994, đến năm 1997 đã đưa ra quy trình sản xuất giống đại trà.
Từ năm 1999, Đài Loan đã sản xuất được 5 triệu cá giò giống, ngoài phục vụ nhu
cầu trong nước mà còn xuất khẩu 2 triệu cá giống sang các nước khác như Nhật
Bản, Trung Quốc và Việt Nam.
9


Trung Quốc từ năm 1997 đã có được công nghệ sản xuất giống cá giò hàng
loạt. Năm 1999, Trung Quốc có 4 trại sản xuất giống cá giò. Năm 1998, Trung
Quốc cho ra được1,4 triệu cá giống. Ở Mỹ các nhà nghiên cứu đã sử dụng
hormone để thúc đẩy sự thành thục của cá giò bố mẹ trong mùa sinh sản và thấy
khi sử dụng cả HCG (275 UI/ kg cá) và GnRha đều cho kết quả tốt [16].
Thức ăn sử dụng cho ương nuôi cá giống rất đa dạng và phong phú. Ở Đài
Loan, thức ăn sử dụng cho cá ở giai đoạn đầu chủ yếu là Copepoda. Cá 75 – 180
ngày tuổi (30- 100g) sử dụng thức ăn viên với hàm lượng dinh dưỡng 48%
protein và 12% lipid với FCR từ 1,02- 1,48 (Niels Svennevig, 2003). Hầu hết các
quốc gia trên thế giới đều sử dụng thức ăn sống: tảo, luân trùng, Artemia và
Copepoda cho cá từ 3 đến 30 ngày tuổi và sau đó thì cá được sử dụng thức ăn
dạng viên ẩm [3].
1.2.1.2- Tình hình nuôi thịt

Hiện nay nghề nuôi cá biển nói chung và cá giò nói riêng ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương khá phát triển với quy mô lớn như ở Trung Quốc, Đài
Loan, Philippin, Việt Nam….và chủ yếu tập trung vào những đối tượng có giá trị
kinh tế. Sản lượng cá giò trên thế giới năm 2004 – 2005 tăng từ 20,461 tấn lên
22,745 tấn, giá trị tăng từ 36,2 lên 41,2 triệu USD, tập trung chủ yếu ở Trung
Quốc và Đài Loan [30].
Ở Đài Loan cá giò là đối tượng nuôi chính, chiếm 80% lồng nuôi trên biển
với sản lượng 1500 tấn trong năm 1999, trong đó 450 tấn xuất khẩu sang Nhật
Bản với giá 5- 6 USD/kg. Năm 2000 đạt 2000 tấn, năm 2002 sản lượng có giảm
đi do sự bùng phát của dịch bệnh.
Ngoài khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chỉ có hai nước Mayotte và
Reunion đóng góp thêm một phần nhỏ (ước tính khoảng 7 tấn) vào tổng sản
lượng nuôi cá giò toàn cầu.
1.2.2- Ở Việt Nam
1.2.2.1- Tình hình sản xuất giống
Việt Nam nằm trong khu vực phân bố tự nhiên và được xem là nước đứng
thứ 3 trên thế giới về sản xuất giống và nuôi cá giò (trích [3]), [45]. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc sản xuất giống đối với nghề nuôi biển nói chung và
nghề nuôi cá giò nói riêng, ngành Thủy sản của nước ta quan tâm đến việc này từ
10


rất sớm. Các đề tài, dự án nghiên cứu về sinh sản được tiến hành và từng bước
hình thành nên quy trình sản xuất giống cá giò thâm canh.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá giò được Viện Nghiên cứu Hải sản tiến
hành từ năm 1992- 1999, trong đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống
nhân tạo một số loài cá biển”. Năm 1998- 2000 đã sản xuất được đợt cá đầu tiên
là 12.000 con cá giò giống.
Năm 2002- 2003, Đỗ Văn Minh và ctv với sự tài trợ của dự án SUMA đã
thực hiện đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thịt cá

giò”, tại Trạm nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản nước mặn Cát Bà, Trạm nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản nước lợ Quý Kim thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I (trích [8]).
Năm 2002, dự án NORAD đã triển khai quy trình sản xuất giống cá giò tại
Phân Viện Nghiên cứu giống hải sản Bắc Trung Bộ - Cửa Hội- Cửa Lò- Nghệ
An. Tại đây đã sử dụng hệ thống tuần hoàn kết hợp khử trùng bằng tia cực tím và
bộ lọc sinh học để sản xuất giống cá giò [7].
Dự án NORAD của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, kết hợp với sự tài
trợ của dự án SUMA, đã sản xuất được 13.000 con giống cá giò cỡ 8- 12 cm tại Cát
Bà, Hải Phòng vào năm 2001. Tuy nhiên lượng giống cá giò sản xuất ra chưa nhiều
do quy mô trại sản xuất nhỏ và còn tồn tại một số vấn đề về kỹ thuật cần được
nghiên cứu tiếp. Quy trình ương thâm canh không phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên
cũng đã được hình thành trên cơ sở các nghiên cứu trên với tỷ lệ sống 25% sau 35
ngày với cỡ cá đạt 6- 9 cm [2].
Ở Việt Nam phổ biến hai phương pháp sản xuất giống cá giò sau:
*Sản xuất giống cá giò theo phương pháp thâm canh:
Bảng 1.2: Tỷ lệ sống của cá giò ương tại Cát Bà theo phương pháp thâm canh [10].
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Ngày tuổi

Lượng cá
(con)
Tỷ lệ sống
(%)
Lượng cá
(con)
Tỷ lệ sống
(%)
Lượng cá
(con)

Tỷ lệ
sống (%)

1 800.000 350.000 600.000
20 200.000 25 76.000 22 150.000 25
40 32.000 4 14.000 4 30.000 5
60 15.000 1,9 5.300 1,6 7.000 1,2
11


Phương pháp Sản xuất giống cá giò theo phương pháp thâm canh thường
được áp dụng với những cơ sở sản xuất có điều kiện tốt, có thể lưu giữ và ương
nuôi được thức ăn tự nhiên cho cá giò.
*Sản xuất giống cá giò theo phuơng pháp bán thâm canh:
Dùng cho cơ sở ít có điều kiện đầu tư về trang bị kỹ thuật nhưng có hệ
thống ao đất nước lợ mặn để ương nuôi thức ăn tươi sống. Phương pháp này đơn
giản, chi phí thấp, lại tận dụng được cơ sở hạ tầng nhưng lại cho tỷ lệ sống thấp
hơn và kém ổn định hơn so với phương pháp thâm canh. Phương pháp này có
nguy cơ nhiễm bệnh rất cao và rất khó kiểm soát.
Bảng 1.3: Kết quả ương cá giò ở một số trại nuôi [10].
Năm 2002 Năm 2003
Địa điểm ương
Số cá
bột
(con)
Số cá giống
8- 10 cm
(con)
Tỷ lệ
sống

(%)
Số cá
bột (con)

Số cá
giống 8-10
cm (con)
Tỷ lệ
sống
(%)
Trạm NCNTS
nước lợ (Viện I)

350.000 6500 1,86 1000000

8500 0,85
Trại Hạ Long
Quang Ninh
1000000

17000 1,7
Trại tôm Trung
Hiếu (Đồ Sơn)
200.000 1200 0,6 250000 6000 2,4
Trại tôm ông Cự
(Đồ sơn)
700000 10000 1,43
Nguồn: Lê Xân,2003.
1.2.2.2- Tình hình nuôi thịt
Việt Nam được coi là nước đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất giống và

nuôi thịt cá giò [45]. Bên cạnh các loài hải sản có giá trị kinh tế như cá mú
(Epinephelus spp), cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng (Lutjanus spp), cá hồng
Mỹ (Sciaenops ocellatus), tôm hùm bông (Panulirus ornatus)…thì cá giò cũng là
một trong những đối tượng nuôi biển rất hấp dẫn. Hiện nay cá giò được nuôi khá
phổ biến ở hầu hết các tỉnh ven biển dọc từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho tới Kiên
Giang, Vũng Tàu. Năm 2004, sản lượng cá giò khoảng 1.200 tấn, giá trị trên 60 tỷ
đồng [7].
12


Năm 1999 cả nước có 346 lồng nuôi cá giò với tổng sản lượng 52 tấn, đến
năm 2005 tăng lên 16.319 lồng với sản lượng 3.510 tấn. Các tỉnh nuôi cá giò chủ
yếu là Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và Vũng Tàu. Nguồn giống cá giò
cho nuôi thịt chủ yếu thu gom ngoài tự nhiên. Hiện nay đã cho sinh sản nhân tạo
thành công loài cá này, tuy nhiên tỷ lệ sống thấp và vẫn phải nhập khẩu nguồn cá
giống từ một số nước khác, chủ yếu từ Đài Loan và Trung Quốc. Ước tính nhu
cầu giống cá giò hiện nay của Việt Nam khoảng 300.000-500.000 con/năm [7].
Cá giò được nuôi chủ yếu bằng những lồng bè nhỏ, bằng gỗ có kích thước
3x3x3m hoặc 4,5x4,5x4,5m. Cá được nuôi đơn hay nuôi ghép với các đối tượng
nuôi khác. Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, các lồng bè nuôi cá giò tập trung chủ yếu
ở các đảo Cát Bà, Vân Đồn và Bái Tử Long. Hiện có khoảng 7.500 lồng nuôi tại
Hải Phòng và 4000 lồng nuôi ở Quảng Ninh, được bố trị tại các eo vịnh kín gió
với độ sâu trung bình từ 7-9m. Năm 2004, sản lượng nuôi cá giò khu vực này
khoảng 130 tấn. Các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa đạt khoảng 10 tấn vào năm 2004.
Riêng Vũng Tàu đạt 1000 tấn, cao nhất trong cả nước năm 2004 và Vũng Tàu
được xem là vùng nuôi cá giò đầu tiên tại Việt Nam trên quy mô lớn. Công ty hải
sản Đại Hải Đường đã thả nuôi 180 lồng (288m
2
/lồng), thể tích lồng là
12x6x4m, nguồn giống chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan và ngay từ năm 2001

công ty đã sản xuất được 400 tấn cá thịt cung cấp sản phẩm cho thị trường nội
địa và xuất khẩu [7].
1.3- Giá trị dinh dưỡng của cá giò
Cá giò có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là hàm lượng DHA và
EPA trong thành phần thịt cá. So với các loại thực phẩm có giá trị khác như thịt
cá thu, cá ngừ hay thịt bò, lợn, gà thì cá giò có hàm lượng DHA, EPA cao hơn
nhiều nên nó rất được ưa chuộng trên thế giới.
Cá giò chứa hàm lượng chất béo và protein rất cao, giàu các loại
protein cao cấp và các loại acid amin không thay thế, chúng tác động đến
việc làm giảm hàm lượng cholesterol, lượng đường và chất béo có trong
máu. Ngoài ra chúng còn ngăn ngừa một số bệnh cho con người như bệnh
tiểu đường, bệnh cao huyết áp và bệnh gút.

13


Bảng 1.4: Thành phần dinh dưỡng của một số loại thực phẩm [52]
Loài
Yếu tố
Cá giò Cá ngừ Cá thu Thịt bò Thịt gà Thịt lợn

Độ ẩm(%) 53-70 50-55 62 57 68 66
Chất béo(%) 10-30 2-4 16 18 10 16
Protein(%) 17-19 24 20 23 21 17
Tro(%) 1,1-1,4 1,4 1,3 0,9 1 1
DHA(mg/100g) 328-507

159 350 0 0 0
EPA(mg/100g) 280-485


640 410 0 0 0
Thịt cá giò còn chứa rất nhiều DHA (328-507mg/100g) là một chất
dinh dưỡng rất quan trọng để phát triển trí não, ngoài ra nó còn chứa EPA
(280 - 485mg/100g), chất này có chức năng củng cố lượng máu. Thịt cá giò
có chứa hàm lượng khá cao vitamin E, chứa nhiều taurine, đây là một amino
acid và là thành phần của muối mật taurococholate. Nó hoạt động như một
chất dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh các chức năng xung lực trong hệ
thần kinh trung ương, đồng thời có thể điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tế
bào và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật. Thịt cá giò có chứa chất anserine
tương tự như trong thịt của cá ngừ và cá cờ, chúng có chức năng như một
chất chống oxy hóa. Chính nhờ những ưu điểm vượt trội trên mà thịt cá giò
rất được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới [52].
1.4 -Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu của 1 số vitamin và khoáng
chất trong thức ăn ở cá.
Trong nhu cầu dinh dưỡng cho động vật nói chung, cá nói riêng - ngoài
protein, gluxit, lipit là những chất dinh dưỡng cơ bản và chiếm chủ yếu về thành
phần và hàm lượng thì vitamin và khoáng chất được xem là các yếu tố dinh
dưỡng thêm. Mặc dù hàm lượng của chúng trong nhu cầu dinh dưỡng của động
vật không cao (nhiều khi là rất thấp), song nếu bị thiếu trong chế độ ăn thì sự
sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động vật sẽ có những ảnh hưởng nhất
định, thậm chí bị còi cọc, bệnh tật và giảm tỷ lệ sống. Chính vì vậy việc nghiên
cứu về vai trò và nhu cầu của 1 số vitamin và khoáng chất đã được đặt ra từ lâu,
14


nhưng chủ yếu đối với người và động vật trên cạn, còn đối với cá ( nhất là cá giò)
còn rất hạn chế.
1.4.1- Vai trò và nhu cầu của vitamin D3 và B6
Nhu cầu vitamin của động vật thủy sản cao hơn động vật trên cạn (đặc biệt
là vitamin C) do cá không tổng hợp được trong cơ thể, do vậy nhu cầu vitamin

phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn.
Thông thường vitamin bổ sung vào thức ăn chỉ chiếm 1- 2% nhưng chi phí
lại chiếm đến 15% tổng giá tiền của thức ăn [1]. Kỹ thuật thông thường của việc
bổ sung vitamin dựa trên các nhu cầu được biết bởi các loài cá khác. Nghĩa là sử
dụng số liệu từ cá hồi cầu vồng cho các loài cá xứ lạnh và từ cá da trơn và cá
chép cho cá vùng nước ấm [12].
1.4.1.1 – Vitamin D3
* Vai trò của Vitamin D3: Trong tự nhiên có 2 vitamin D phổ biến là
vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Tiền vitamin D3 là
7-dehydrocholesterol. Dưới tác dụng của tia tử ngoại tiền vitamin D biến thành
vitamin D [11].
Vitamin D3 được hấp thụ vào máu đến gan, ở gan được thủy phân thành 25-
hydroxy cholecalciferol (25(OH)- vitamin D3), khi đến thận nó lại bị thủy phân
để biến thành 1,25(OH)
2
- vitamin D3 hoặc 24,25(OH)
2
- vitamin D3. Sản phẩm
thủy phân 1,25(OH)
2
- vitamin D3 có hoạt tính mạnh nhất, nó kích thích thành
ruột tiết ra một protein vận chuyển (BP: binding protein), nhờ protein này, ion
Ca được hấp thụ vào máu cũng như vận chuyển Ca vào xương và các sản phẩm
cùng với phospho. Hoạt tính sinh học của vitamin D3 gấp 3 lần vitamin D2 khi
nghiên cứu trên các loài cá hồi và cá da trơn ở Mỹ [11], [12].
Chức năng sinh hóa của vitamin D là thúc đẩy sự hấp thụ Ca (cả P) ở ruột
để duy trì sự khoáng hóa bình thường của xương. Thiếu vitamin D3, cá hồi có
biểu hiện bệnh lý như tăng trưởng chậm, lượng mỡ trong gan tăng lên, hấp thụ
Ca bị cản trở. Sự thiếu hụt Ca sẽ gây nên hiện tượng co giật ở cá [1], [11].
* Nhu cầu của Vitamin D3: Hiện tại người ta vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn

về nhu cầu vitamin D của cá.
15


Ở nhóm cá hồi người ta thấy nhu cầu vitamin D rất nhỏ, thậm chí khẩu phần
không chứa caciferol thì cá hồi cũng không biểu hiện một triệu chứng nào cả.
Thường người ta vẫn bổ sung dầu thực vật thì cũng có đủ vitamin D. Tuy
nhiên với thức ăn viên người ta thường đưa vào 2000- 3000 IU vitamin D3/ kg
thức ăn (1IU = 0.025 microgam vitamin D3 tinh thể) [1].
1.4.1.2 – Vitamin B6
* Vai trò của vitamin B6: Vai trò dinh dưỡng của vitamin B6 đã được
Tunison và ctv, nghiên cứu năm 1994. Những triệu chứng thiếu vitamin B6 gây
ra kém ăn, chậm lớn và rối loạn thần kinh biểu hiện cá không có phản ứng khi có
tiếng động và khi cá chết, hiện tượng chết cứng diễn ra rất nhanh (các thông báo
của John Halver năm 1954 khi nghiên cứu đối với cá hồi, Dupree năm 1966 đối
với cá da trơn ở Mỹ và Ogino năm 1965 đối với cá chép) cũng có nhận xét tương
tự [5], [11], [14].
Vitamin B6 tồn tại trong tự nhiên dưới 3 dạng: pyridoxin, pyridoxal và
pyridoxamin. Cả 3 dạng này đều dễ dàng chuyển hóa lẫn nhau, đều bền vững khi
đun sôi trong acid và kiềm, nhưng không bền khi có các chất oxy hóa. Tuy nhiên,
dưới tác dụng chiếu sáng vitamin B6 bị phân hủy nhanh [5].
Dẫn xuất của vitamin B6: Pyridoxalphotphat (PLP) là coenzyme của nhiều
enzyme xúc tác cho quá trình chuyển hóa các amin (như vận chuyển nhóm amin,
loại carboxyl). Vitamn B6 là thành phần cấu tạo của phosphorilaz xúc tác cho
quá trình chuyển hóa glycogen… Ngoài ra nó còn có vai trò quan trọng trong quá
trình sinh tổng hợp NAD
+
và coenzyme A. Vì vậy, vitamin B6 có liên quan chặt
chẽ đến quá trình trao đổi protein, lipid và carbohydrate, đặc biệt nó hoạt động
với tư cách là một coenzym quan trọng trong các phản ứng chuyển hóa amin.

Tầm quan trọng cao nhất của coenzym này trong dinh dưỡng cá là góp phần vào
sự phân giải các amino acid để tạo ra những nguồn năng lượng chính trong quá
trình chuyển hóa ở cá [5],[12].
* Nhu cầu của vitamin B6: R. Stickney, 2000 và một số tác giả khác như
(NRC,1993, Senna S De Silva- Trevor A. Anderson) - trong những nghiên cứu
của mình đã cho biết nhu cầu đối với vitamin (trong đó có vitamin B6 và D3) của
họ cá Samonidae như sau:

×