BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR
NGHIÊN CỨU CÁC THÔNG SỐ CHÍNH TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯNG NƯỚC
TẠI CÔNG TY NUÔI TÔM XUẤT KHẨU – NHA TRANG
Chun Ngành: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT MƠI TRƢỜNG
GVHD:
Nha Trang, tháng 07 năm 2013
i
Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô giáo viện CNSH và Môi Trƣờng cũng nhƣ các thầy cô bên khoa
Nuôi Trồng Thủy Sản, các cô chú, các anh chị tại công ty và các bạn cùng lớp,
ngoài lớp. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Lời đầu tiên cho tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã
từng dạy bảo tận tâm cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng, đã truyền dạy
cho tôi những kiến thức quý báu.
Xin cảm ơn sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa đã hƣớng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của KS. Nguyễn Đình Trung
trong suốt quá trình thực tập tại công ty cũng nhƣ làm việc trên phòng thí nghiệm.
Xin cảm ơn ThS. Trần Thanh Thƣ đã giúp đỡ tôi chỉnh sửa và hoàn thành đề tài
này.
Cảm ơn sự giúp đỡ của chú Văn, quản lý công ty nuôi tôm xuất khẩu Nha
Trang và các cô chú, anh chị em trong công ty đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian thực tập ở công ty. Cảm ơn sự động viên của các bạn trong lớp cũng
nhƣ ngoài lớp.
Cuối cùng, xin cảm ơn cha mẹ - ngƣời đã sinh ra và hy sinh rất nhiều để tạo
điều kiện tốt nhất cho con đƣợc học tập và rèn luyện trong suốt thời gian qua.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, khả năng tổng hợp và phân tích còn hạn
chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý quý báu
của các quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn!!!
Nha Trang, tháng 6 năm 2013
SVTH
Vũ Thị Thảo
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu về nuôi trồng thủy sản 3
1.2. Giới thiệu về ngành nuôi tôm he chân trắng 3
1.2.1.Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.2.Giới thiệu về vùng nuôi tôm he chân trắng_công ty nuôi tôm xuất
khẩu_Nha Trang 9
1.3. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc nuôi trồng thủy sản 10
1.3.1.Đặc điểm của nƣớc nuôi trồng thủy sản 10
1.3.2.Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc nuôi trồng thủy sản 11
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 25
2.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.3.1.Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 26
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu. 27
2.3.3. Phƣơng pháp thu mẫu nƣớc 27
2.3.4. Phƣơng pháp xác định các thông số 32
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 39
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Nhận xét về nguồn nƣớc cấp 40
3.2. Biến động một số yếu tố môi trƣờng nƣớc 42
a) Các yếu tố thủy lý 42
b) Yếu tố thủy hóa 49
3.3 Đề xuất biện pháp quản lý chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi tôm he chân trắng tại công
ty nuôi tôm xuât khẩu – Nha Trang. 67
Quản lý nhiệt độ nƣớc 68
Quản lý độ trong và màu nƣớc 69
iii
Quản lý oxy 70
Quản lý độ mặn 71
Quản lý pH 71
Quản lý các khí độc 72
Quản lý chất thải 72
Quản lý đáy ao 73
Quản lý chất lắng tụ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
iv
h: hour (giờ)
mg: miligam
mL: mililitre
%: percentage (phần trăm)
0
C: độ C
cm: centimetre
NTTS: nuôi trồng thủy sản
DO: hàm lƣợng oxy hòa tan
BOD: nhu cầu oxy sinh hóa
COD: nhu cầu oxy hóa học
TB: giá trị trung bình
CNSH: công nghệ sinh học
TP: thành phố
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
v
Bảng 1.1: Chỉ tiêu COD về độ nhiễm bẩn của nước 23
Bảng 1.2: chỉ tiêu BOD về độ nhiễm bẩn của nước 23
Bảng 1.3: Đánh giá hiện trạng ao nuôi qua chỉ số BOD và COD 24
Bảng 3.1: Đặc điểm nước đầu vào đo được trong ao nuôi tôm he chân trắng tại
công ty 40
Bảng 3.2: Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian nghiên cứu 42
Bảng 3.3: Sự thay đổi độ sâu theo thời gian nghiên cứu 44
Bảng 3.4: Diễn biến nhiệt độ theo chu kỳ ngày đêm 44
Bảng 3.5: Sự thay đổi độ trong, màu nước, mùi nước theo thời gian nghiên cứu 47
Bảng 3.6: Sự thay đổi DO theo định kỳ thu mẫu 50
Bảng 3.7: Sự thay đổi DO theo chu kỳ ngày đêm 51
Bảng 3.8: Sự thay đổi của độ mặn theo thời gian nghiên cứu 54
Bảng 3.9: Sự thay đổi của độ kiềm theo thời gian nghiên cứu 55
Bảng 3.10: Giá trị pH của nước theo thời gian nghiên cứu 57
Bảng 3.11: Giá trị pH của nước theo chu kỳ ngày đêm 58
Bảng 3.12: Giá trị CO
2
hòa tan trong nước theo thời gian nghiên cứu 59
Bảng 3.13: Sự thay đổi CO
2
theo chu kỳ ngày đêm 60
Bảng 3.14: Sự thay đổi COD theo thời gian nghiên cứu 63
Bảng 3.15: Sự thay đổi BOD theo thời gian nghiên cứu 64
Bảng 3.16: Đặc điểm nước thải nuôi tôm he chân trắng tại công ty nuôi tôm xuất
khẩu – Nha Trang. 67
vi
Hình 1.1: Tôm he chân trắng. 4
Hình 2.1: Mẫu nước được thu theo mặt phẳng ngang và theo tầng nước: 27
Hình 2.2: Đ1: tại chân cầu cho ăn 28
Hình 2.3: Đ2: sau quạt 29
Hình 2.4: Đ3: góc ao bên trái 29
Hình 2.5: Đ4: góc ao bên phải 30
Hình 3.1: Mương dẫn nước vào 41
Hình 3.2 : Mương dẫn nước ra 41
Hình 3.3: Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian nghiên cứu 43
Hình 3.4: Sự thay đổi độ sâu của ao trong thời gian nghiên cứu 44
Hình 3.5: Diễn biến nhiệt độ không khí theo chu kỳ ngày đêm 46
Hình 3.6: Diễn biến nhiệt độ nước theo chu kỳ ngày đêm 46
Hình 3.7: Sự thay đổi độ trong theo thời gian nghiên cứu 48
Hình 3.8: Sự thay đổi của DO theo thời gian nghiên cứu 50
Hình 3.9: Sự thay đổi DO tầng mặt theo chu kỳ ngày đêm 52
Hình 3.10: Sự thay đổi DO tầng đáy theo chu kỳ ngày đêm 53
Hình 3.11: Sự thay đổi độ mặn của nước trong ao nuôi theo thời gian nghiên cứu 54
Hình 3.12: Sự thay đổi độ kiềm theo thời gian nghiên cứu 56
Hình 3.13: Sự thay đổi của pH theo thời gian nghiên cứu 57
Hình 3.14: Sự thay đổi pH theo chu kỳ ngày đêm 58
Hình 3.15: Sự thay đổi CO
2
theo thời gian nghiên cứu 60
Hình 3.16: Sự thay đổi CO
2
tầng mặt theo chu kỳ ngày đêm 61
Hình 3.17: Sự thay đổi CO
2
tầng đáy theo chu kỳ ngày đêm 62
Hình 3.18: Sự thay đổi COD theo thời gian nghiên cứu 63
Hình 3.19: Sự thay đổi BOD
3
trong nước theo thời gian nghiên cứu 65
1
Nuôi trồng thủy sản trong ao là một nghề truyền thống ở nƣớc ta. Từ chỗ chủ
yếu dựa vào việc sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên của mặt nƣớc, ngƣời nuôi
đã vận dụng nhiều biện pháp tác động đến môi trƣờng hay đối tƣợng nuôi để nâng
cao năng suất và sản lƣợng cá, tôm trong ao nhằm đạt lợi nhuận cao.
Cũng nhƣ trong tự nhiên, trong các ao nuôi sinh vật phát triển trong giới hạn
của hệ sinh thái và phụ thuộc vào sự vận động của chính hệ đó. Sự sống sót, sinh
sản và tăng trƣởng của cá, tôm nuôi phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trƣờng.
Do đó, để tăng năng suất, nâng cao sản lƣợng cá, tôm nuôi, con ngƣời cần can thiệp,
quản lý duy trì và nâng cao chất lƣợng nƣớc trong các hệ thống NTTS trong quá
trình nuôi.
Chất lƣợng nƣớc trong NTTS đƣợc định lƣợng bằng các đặc trƣng vật lý, hóa
học, sinh học có ảnh hƣởng đến sản xuất thủy sản. Chất lƣợng môi trƣờng là đặc
điểm cơ bản để xác định tiềm năng của sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Duy trì
chất lƣợng nƣớc tốt và ổn định suốt chu kỳ nuôi trong ao đƣợc xem là yếu tố then
chốt phát triển bền vững nghề NTTS.
Gần đây, trên thế giới nói chung và ở nƣớc ta nói riêng thì việc nuôi thả tôm
he chân trắng đang ngày càng phát triển, nguyên nhân là do hiệu quả về kinh tế mà
tôm he chân trắng đem lại cao hơn nhiều so với tôm sú: Thời gian nuôi tôm he chỉ
khoảng 3 tháng là thu hoạch, sản lƣợng bình quân khoảng 8 tấn/ha, Nếu mỗi năm
chỉ nuôi 2 vụ sẽ có đƣợc lợi nhuận gấp 2-3 lần so với nuôi tôm sú.
Trong đề tài:
sẽ đề cập đến sự biến đổi của các thông số cơ
bản: nhiệt độ, pH, độ mặn, độ trong, màu, mùi, DO, COD, BOD, CO
2
, độ kiềm
trong môi trƣờng nƣớc nuôi tôm he chân trắng, từ đó tìm ra nguyên nhân cũng nhƣ
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc nuôi tôm he chân trắng, giúp
ngƣời nuôi đạt năng suất cao hơn.
2
Mục tiêu của đề tài: đánh giá các thông số chính trong môi trƣờng nƣớc nuôi
tôm he chân trắng từ đó đề xuất ra các biện pháp quản lý chất lƣợng nƣớc cho công
ty nuôi tôm xuất khẩu tại Thành phố Nha Trang.
Đề tài thực hiện bao gồm những nội dung:
Khảo sát điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình ao nuôi của công ty nuôi
tôm xuất khẩu – Nha Trang.
Phân tích các thông số chính trong môi trƣờng nƣớc nuôi tôm he chân trắng:
nhiệt độ, pH, độ mặn, độ trong, màu, mùi, DO, COD, BOD, CO
2
, độ kiềm.
Lấy mẫu hiện trƣờng theo định kỳ và ngày đêm.
Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
Xử lý và đánh giá số liệu phân tích đƣợc.
Đề xuất phƣơng pháp quản lý chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi tôm he chân
trắng.
3
1.1.
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào
thiết bị nuôi và đối tƣợng nuôi đƣợc sở hữu trong suốt quá trình nuôi. Sản phẩm của
NTTS bao gồm:
Sản xuất con giống nhân tạo cho NTTS và Ðánh bắt đƣợc tăng cƣờng trên cơ
sở nuôi trồng.
NTTS cũng bao gồm sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản hay vỗ béo cá tự
nhiên.
Vai trò của ngành NTTS:
Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của con ngƣời, góp phần cải thiện tình trạng
suy dinh dƣỡng do thiếu đạm, đóng góp cho sự an toàn thực phẩm.
Cung cấp công ăn việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân ở vùng
nông thôn.
Gia tăng tích lũy ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm thủy sản cho sự đầu tƣ phát
triển công nghiệp.
Tạo ra thị trƣờng cho các sản phẩm công nghiệp.
Cung cấp nguyên liệu cho các công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
1.2. Gii thiu v ngành nuôi tôm he chân trng
Tôm he chân trắng còn có tên tiếng Anh: White leg shrimp hoặc white shrimp,
camaron patiplanco. Tên tiếng Việt: tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trắng hoặc tôm
chân trắng [1].
4
Hình 1.1: Tôm he chân trắng.
(Nguồn: nongnghiep.vn, 2013.)
Nhìn hình thái bên ngoài của tôm he chân trắng ta thấy: vỏ tôm có màu trắng
đục, mỏng có thể quan sát rõ đƣờng ruột và các đốm trắng nhỏ ở sống lƣng xuống
bụng, các chân bò có màu trắng ngà (nên gọi là tôm he chân trắng), các chân bơi có
màu vàng mơ, viền chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tôm có màu đỏ, chiều
dài râu tôm gấp 1,5 lần chiều dài thân tôm. Phía trên tủy tôm có 8 – 9 gai, ở phía
dƣới có 2 gai. Tôm he chân trắng là loài tôm mà cá thể cái có thelycum hở, chiều
dài có thể tới 230mm [3].
Trong tự nhiên tôm he chân trắng sống ở vùng đáy cát, có thể sống đƣợc ở
những nơi có độ sâu lên tới 72m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi từ 0,5 - 45‰,
thích hợp ở độ mặn nƣớc biển từ 28 - 34‰, pH thích hợp là 7,7 – 8,5, nhiệt độ thích
hợp là 25 – 32
o
C, tuy nhiên chúng có thể sống ở nhiệt độ 12 – 28
o
C. Ban ngày tôm
thƣờng vùi mình ẩn nấp dƣới cát, ban đêm chúng bơi hoặc bò đi kiếm ăn. Tôm he
chân trắng thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột của môi trƣờng sống. Sức chịu
đựng hàm lƣợng O
2
thấp nhất là 1,2 mgO
2
/L, tôm càng lớn thì ngƣỡng oxy càng cao
dần [6].
1.2.1. Tình hình nuôi tôm he chân trng trên th gii và Vit Nam
a) Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới
5
Ngành nuôi tôm thẻ chân trắng ( Litopenaeus vannamei) phát triển mạnh trong
khoảng hơn mƣời năm trở lại đây. Loài này có nguồn gốc từ Tây Thái Bình Dƣơng,
Châu Mỹ La Tinh, đã đƣợc nghiên cứu nuôi thí nghiệm tại Tahiti trong đầu những
năm 1970 với mục đích nghiên cứu về tiềm năng để phục vụ cho nghề nuôi trồng
thủy sản. Việc sản xuất thành công con giống ở Nam Mỹ đã dẫn đến sự nhân rộng
của loài tôm này vào Châu Á trong những năm 1990 nhƣ: Trung Quốc (1988); Đài
loan (1995); Việt Nam (2000); Indonesia (2001); Thái Lan (1998); Malaysia (2001);
Ấn Độ (2001); Philippine (1997) (Briggs và ctv.,2004.).
Tổng sản lƣợng tôm nuôi của thế giới gia tăng đều đặn từ năm 1970. Sản
lƣợng tôm he chân trắng là 2 133 381 tấn, vƣợt lên trên tôm sú là 658 221 tấn vào
năm 2006 (FAO, 2008).
Theo hiệp hội nuôi tôm thế giới, các mặt hàng chế biến từ tôm chân trắng
chiếm 2/3 tiêu thụ tôm toàn cầu. Giai đoạn từ 2001 đến 2006, trong khi tôm sú duy
trì ở một sản lƣợng nhất định, thì ở châu Á , sản lƣợng tôm chân trắng nhảy vọt lên
từ 1,5 – 1,6 triệu tấn và ƣớc đoán đạt 1,8 triệu tấn vào năm 2009.
Bài báo cáo của TS. James Anderson trong hội nghị dự báo toàn cầu cho lãnh
đạo nuôi trồng thủy sản tháng 11/2007 tại Tây Ban Nha nêu rõ tổng sản lƣợng tôm
nuôi toàn cầu tăng trƣởng chủ yếu do sự gia tăng mạnh mẽ của sản lƣợng tôm chân
trắng, loài tôm có nguồn gốc Nam Mỹ đƣợc đƣa vào nuôi tại các nƣớc châu Á từ
năm 2001. Với những tiến bộ vƣợt bậc tại châu Á, tôm chân trắng đang và sẽ quyết
định thị trƣờng tôm toàn cầu trong những năm sắp tới. Tổng sản lƣợng nuôi tôm
trên toàn thế giới năm 2007 đạt khoảng 3,3 triệu tấn, trong đó, tôm he chân trắng
chiếm khoảng 63%. Ngay tại châu Á, “quê nhà” của tôm sú, trong tổng sản lƣợng
tôm năm 2007 ƣớc tính khoảng 2,65 triệu tấn thì tôm chân trắng cũng chiếm tới
57%, riêng Trung Quốc tôm chân trắng chiếm gần 80% trong tổng sản lƣợng 1 triệu
tấn của nƣớc này [13].
6
b) Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam.
Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và đƣợc
phát triển tại nhiều địa phƣơng nhƣ Ninh Thuận, Bình huận, Phú Yên, Khánh Hòa
và lan rộng khắp cả nƣớc.
:[15]
Năm 2007, nhiều hộ nuôi tôm sú đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm chân
trắng vì nhu cầu thực tế thị trƣờng lúc bấy giờ. Tại Việt Nam, vào năm 2007, đã có
thông tin cho rằng Bộ Thủy sản đã ra quyết định cấm nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân của lệnh cấm này đó là vào khoảng năm
2003, một vài tỉnh miền Trung và Công ty Duyên Hải (tỉnh Bạc Liêu) đã nuôi thử
nghiệm tôm thẻ chân trắng. Ở miền Trung, kết quả thử nghiệm tƣơng đối khá, nông
dân thu đƣợc lợi nhuận, nhƣng ở Bạc Liêu thì thất bại. Sau này, nguyên nhân mới
xác định là do Công ty Duyên Hải nhập giống kém chất lƣợng và không vững kỹ
thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Cùng thời điểm đó, dƣ luận (cả một số nhà khoa
học) cho rằng tôm thẻ này là nguyên nhân lan truyền bệnh Taura. Từ chuyện Bạc
Liêu nuôi không thành công và những lo lắng về mầm bệnh trên tôm thẻ chân trắng,
nên vào khoảng năm 2004, Bộ Thủy sản đã quyết định cấm- kể cả nuôi thử nghiệm
giống tôm này ở ĐBSCL, do sợ ảnh hƣởng tôm sú. Giá trị kinh tế mà tôm chân
trắng mang lại rất cao. Những ƣu điểm của tôm chân trắng: năng suất cao, vỏ mềm
dễ chế biến còn có ƣu điểm nổi trội là sức đề kháng tốt và thời gian thu hoạch
nhanh. Tôm chân trắng nuôi đến tháng thứ 3 đã thu hoạch đƣợc trong khi đó tôm sú
phải nuôi trên 4 tháng. Đặc điểm của tôm nuôi nói chung từ tháng thứ 3 trở đi rất dễ
nhiễm bệnh nên tôm chân trắng đỡ rủi ro hơn vì thu hoạch sớm.
[15]
Từ những lợi ích cũng nhƣ hiệu quả của việc nuôi tôm chân trắng mang lại,
năm 2008, Việt Nam cho phép ngƣời dân nuôi tôm chân trắng theo hình thức thâm
canh nhƣng phải đảm bảo các điều kiện theo tiêu chuẩn 28 mà Bộ vừa ban hành.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận vẫn đƣợc nuôi tôm chân trắng theo
nhu cầu của nhà đầu tƣ và nằm trong vùng quy hoạch của địa phƣơng.
7
Tôm chân trắng đã và đang nuôi phát triển theo chiều hƣớng tốt trên vùng đất
thịt, đất cát từ Quảng Ninh đến Bình Thuận. Sản lƣợng tôm chân trắng chiếm 5-7%
sản lƣợng tôm nuôi trên phạm vi cả nƣớc. Cũng trong năm 2008, tại một số tỉnh nhƣ
Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau…, bà con đã nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài vùng qui
hoạch với hy vọng gỡ lại thua lỗ trong nuôi tôm sú.
Tại điểm hộ ông Lê Minh Ký ở TP Tam Kỳ, 200 nghìn con tôm giống đƣợc
thả nuôi từ ngày 18/4. Sản lƣợng tôm đạt trên 1,2 tấn, năng suất trên 4 tấn/ha, tổng
thu 64,8 triệu (216 triệu đồng/ha), lãi 30 triệu đồng (lãi 100 triệu đồng/ha). Tại TP
Hội An, 0,7 ha tôm đƣợc thả nuôi từ ngày 16/5, tôm đã đƣợc thu hoạch với sản
lƣợng 3,5 tấn, năng suất 5 tấn/ha, tổng thu 150,5 triệu (215 triệu đồng/ha), lãi 25
triệu đồng (lãi 35,7 triệu đồng/ha).
Còn tại Quảng Bình, nuôi tôm trên cát cũng thu đƣợc lãi lớn. Trên 9.000m
2
ao
tôm, gia đình anh Sơn (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch) đã thả nuôi 15 vạn con
tôm thẻ chân trắng. Nhờ áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật theo hƣớng
dẫn, sau 3 tháng, đến nay trang trại của anh đã thu về 15 tấn tôm, trừ các khoản chi
phí còn lãi 300 triệu đồng.
Tình [15]
Bƣớc sang những tháng đầu năm 2009, ngƣời nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh
lại gặp phải dịch bệnh Taura. Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Phú Yên đã yêu
cầu phòng kinh tế, nông nghiệp-phát triển nông thôn các huyện, thành phố ven biển
tập trung chỉ đạo giải quyết bệnh taura trên tôm thẻ chân trắng. Ngày 25/09/2009,
nhằm hạn chế việc phát sinh và lây lan dịch bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng
trên địa bàn trong mùa vụ nuôi tôm 2010, tỉnh Tiền Giang thực hiện việc ngắt lịch
thời vụ đối với các vùng nuôi tôm.
Còn tại Tp HCM, ngày 12/06/2009 đã xây dựng mô hình thực nghiệm nuôi
tôm thẻ chân trắng: Tp HCM chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, với tổng diện
tích toàn huyện trên 289 ha, 243 hộ nuôi. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đƣợc
triển khai tại hộ ông Trần Hoàng Phong, ấp Lý Hoà Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần
Giờ, với diện tích 0,8 ha. Chi phí đầu tƣ nuôi trên 200 triệu đồng/0,8 ha/vụ gồm
8
giống, thức ăn, nhiên liệu, thuốc, hoá chất… Sau 80 – 90 ngày nuôi, tỷ lệ sống trên
80%, trọng lƣợng tôm 100 – 110 con/kg. Vụ nuôi từ tháng 11/2008 đến tháng
02/2009, sản lƣợng đạt 4,9 tấn/0,8 ha, giá bán 62.000 đồng/kg, nông hộ lãi trên 100
triệu đồng. Vụ nuôi từ tháng 3 – 6/2009, sản lƣợng ƣớc đạt trên 5 tấn, giá bán
48.000 đồng/kg, nông hộ lãi trên 40 triệu đồng.
10:[15]
Năm 2010, Nhật Bản vẫn là thị trƣờng nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, thị
trƣờng này đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khối lƣợng
tôm nhập khẩu. Năm 2010, Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng sẽ là thị trƣờng quan
trọng đối với tôm Việt Nam. Qua những dự báo, nhận định khả quan nhƣ vậy,
nhƣng những tháng đầu năm 2010, tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng do dịch bệnh
hoành hành. Dịch bệnh tôm đang xảy ra ở nhiều địa phƣơng, gây thiệt hại lớn ở các
tỉnh Long An, Bạc Liêu, Quảng Trị. Báo cáo của Chi cục Thú y Long An cho biết,
trong tỉnh hiện đã có 1.153ha tôm chết, chiếm 49% diện tích thả nuôi. Tôm thẻ chân
trắng thiệt hại chiếm 79,6%; tôm sú thiệt hại chiếm 61,8% diện tích nuôi. Hiện
tƣợng tôm chết hàng loạt xảy ra mạnh tại 3 huyện có diện tích nuôi tôm lớn trong
tỉnh: Cần Đƣớc mất hơn 827ha; Cần Giuộc mất 154ha; Châu Thành mất 63ha.
Dịch bệnh đang đe dọa đến sản lƣợng thu hoạch của các đầm tôm, trong khi
còn khoảng 1,5 tháng nữa thì các vùng nuôi tôm trọng điểm của cả nƣớc mới chính
thức thu hoạch vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2010. Bởi vậy, doanh nghiệp thủy sản đang
trong tâm trạng đợi chờ tôm nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến tôm đông lạnh
xuất khẩu chỉ hoạt động 50% công suất thiết kế. Hàng trăm hộ dân nuôi tôm chân
trắng của thôn Tân Lộc, thôn Lộc Ngọc và Lộc Đông xã Tam Tiến, huyện Núi
Thành - Quảng Nam đang điêu đứng vì tình trạng tôm thẻ chân trắng nuôi thả đã
đƣợc hơn tháng bỗng kéo đàn dạt bờ, đỏ thân, chết hàng loạt và chết rất nhanh. Một
ngƣời nuôi tôm lâu năm ở thôn cho biết, so với năm 2009 thì nƣớc nuôi tôm tốt hơn,
thời tiết cũng thuận lợi, nhƣng không hiểu sao tuần vừa qua tôm lại nổi đầu và chết.
9
: [15]
Những tháng đầu năm 2011, trong điều kiện dịch bệnh tàn phá nặng nề các
vùng nuôi tôm ở ĐBSCL dẫn đến nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất
khẩu khan hiếm nghiêm trọng, các nhà máy chế biến xuất khẩu chỉ hoạt động cầm
chừng, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 có nguy cơ không đạt kế hoạch đề ra, thì
tôm thẻ chân trắng lại đƣợc nông dân và các doanh nghiệp lựa chọn để "cứu nguy"
cho cả ngành tôm vì có những ƣu điểm hơn hẳn tôm sú. Theo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL, thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng rất ngắn,
mỗi vụ nuôi chỉ khoảng 2,5-3 tháng, trong khi đó thời gian nuôi tôm sú lên đến 4-
4,5 tháng. Bên cạnh đó, sản lƣợng tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh trên mỗi
hecta bình quân khoảng 7-8 tấn, cao gần gấp đôi so với tôm sú nuôi thâm canh
(3,5-4 tấn/ha). Tháng 7 năm 2011 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã là 1.110ha
với gần 2.000 hộ nuôi
1.2.2. Gii thiu v vùng nuôi tôm he chân trng_công ty nuôi tôm xut
khu_Nha Trang
Công ty nuôi tôm xuất khẩu Nha Trang nằm trong khu vực xã Vĩnh Xuân –
Vĩnh Thái, thuộc khu vực phía Tây Nam của thành phố Nha Trang, cách trung tâm
thành phố 10 km. Đƣợc bao bọc xung quanh bởi núi nên khu vực khá kín gió, giao
thông thuận tiện.
Khí hậu ôn hòa, ấm áp quanh năm. Nhiệt độ trung bình 26,1
0
C. Nhiệt độ cao
nhất vào các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Lƣợng mƣa trung
bình ở Nha Trang 1285 mm, tập trung cao nhất vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Mƣa lớn tập trung vào tháng 10 và tháng 11 [5].
Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình năm dao động từ 1500 – 2000 mm. Trong đó,
lƣợng nƣớc bốc hơi trong các ao hồ nuôi cá, tôm vào các tháng trong mùa khô, nhất
là từ tháng 2 đến tháng 4 làm cho độ mặn trong các ao tăng cao [5].
Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng có nhiệt độ khá cao.
Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 26,5
o
C, nhiệt độ khống khí trung bình
cao nhất từ tháng 4 đến tháng 6 đạt 28
o
C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
10
tháng 1. Dao động nhiệt độ không khí trong ngày khoảng 7-8
o
C và thấp dần ở vùng
ven biển (5 – 6
o
C), tổng lƣợng nhiệt trung bình năm khoảng 9600 – 9700
o
C [5]. Do
đặc tính sông nhỏ và lƣu lƣợng nƣớc đổ về trong mùa mƣa không lớn. Vì vậy độ
mặn ở các vùng ven biển thƣờng cao và khá ổn định trong cả mùa mƣa.
Hệ thống công trình nuôi gồm hai khu vực có tổng diện tích 11540 m
2
:
Khu nhà ở công nhân, khu văn phòng, phòng thí nghiệm.
Khu trại sản xuất giống
Hệ thống ao nuôi phục vụ sản xuất diện tích 75000 m
2
, gồm 2 khu vực:
Khu A gồm 7 ao diện tích 5000m
2
/ao. Trong đó có 1 ao chứa và 6 ao nuôi
thƣơng phẩm.
Khu B có 8 ao, diện tích 5000m
2
/ao. Trong đó có 1 ao chứa và 7 ao ƣơm
giống.
Đặc điểm ao nuôi tôm he chân trắng:
Ao nuôi có hình dạng: hình chữ nhật, có diện tích 5000m
2
.
Cấu tạo ao nuôi: ao đất có phủ bạt đen.
1.3. Chc nuôi trng thy sn
1.3.1. c m cc nuôi trng thy sn
Khối lƣợng riêng cao và độ nhớt thấp
Khối lƣợng riêng cao và độ nhớt thấp ảnh hƣởng lớn tới sự di động của thủy
sinh vật: lực đẩy lớn sẽ làm vật dễ nổi, sức cản nhỏ, vật bơi sẽ nhanh và tiêu hao ít
năng lƣợng [9].
Lƣu vực nƣớc luôn luôn chuyển động
Nƣớc trong thủy vực chuyển dƣới dạng sóng và dòng chảy. Nƣớc chuyển
động giúp cho sự di chuyển của thủy sinh vật, cung cấp nhu cầu oxy và thức ăn
trong nƣớc, phân tán chất thải, điều hòa độ mặn, nhiệt độ, khí hòa tan trong nƣớc
đƣợc thuận lợi, dễ dàng [9].
Nhiệt dung riêng cao và độ dẫn nhiệt kém
11
Nƣớc có khả năng tích lũy nhiệt từ khí quyển, nhƣng do nhiệt dung riêng lớn
nên quá trình tích lũy đó diễn ra chậm chạp, bên cạnh đó do độ dẫn nhiệt kém nên
sự truyền nhiệt từ tầng nƣớc này sang tầng nƣớc khác rất lâu. Hai đặc tính này làm
khối nƣớc trong thủy vực tăng nhiệt chậm, giữ nhiệt tốt, đảm bảo điều kiện nhiệt ôn
hòa cho đời sống thủy sinh vật [9].
Nhiệt nóng chảy và độ thu nhiệt lớn
Trong thủy vực khi lớp nƣớc tầng trên bốc hơi sẽ thu nhiều nhiệt của lớp nƣớc
tầng dƣới. Đặc điểm này rất quan trọng đối với thủy vực xứ nóng: Khi nƣớc trên bề
mặt bốc hơi dƣới ánh nắng mặt trời, độ thu nhiệt lớn của nƣớc giữ cho nƣớc thủy
vực không quá nóng, ảnh hƣởng xấu đến đời sống thủy sinh vật [9].
Độ hòa tan lớn
Nƣớc là một dung môi hòa tan tốt nhờ vậy mà môi trƣờng nƣớc đã trở thành
một môi trƣờng dinh dƣỡng cung cấp các muối dinh dƣỡng và các chất khí cho thủy
sinh vật, đồng thời phân tán dễ dàng các chất thải (CO
2
, sản phẩn thải ở dạng hòa
tan và rắn) cho chúng thải ra trong quá trình hô hấp và trao đổi chất, đảm bảo đời
sống bình thƣờng cho thủy vực [9].
1.3.2.
Chất lƣợng nƣớc nuôi trồng thủy sản đƣợc đặc trƣng qua một tập hợp các
thông số: nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, độ cứng, oxy hòa tan (DO), carbon dioxit
(CO
2
), ammoniac (NH
3
), nitrit (NO
2
-
), nitrat (NO
3
-
), hydro sunfua (H
2
S), các kim
loại nặng, Clo, độ đục. Đó là các thông số vật lý, hóa học có tác động trực tiếp đến
cuộc sống của động vật thủy sinh, đến năng suất vật nuôi. Điều đáng chú ý là: mỗi
yếu tố đều có tác động nhƣng tác động của yếu tố mạnh hay yếu thì lại phụ thuộc
vào sự có mặt của các yếu tố khác. Nói cách khác, các yếu tố tác động tƣơng hỗ
nhau, ảnh hƣởng tới hoạt động của thủy động vật [14].
12
1. Các yếu tố thủy lý
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng tới nuôi trồng thủy sản. Trƣớc
hết nhiệt độ ảnh hƣởng đến năng suất tự nhiên của hệ sinh thái ao hồ, ảnh hƣởng
trực tiếp hay gián tiếp đến hầu hết các thông số khác đặc trƣng cho chất lƣợng nƣớc.
Nhiệt độ nƣớc là đại lƣợng biểu thị trạng thái nhiệt của nƣớc [2].
Nƣớc trong các ao nuôi đƣợc cung cấp nhiệt từ các nguồn sau:
Bức xạ nhiệt của mặt trời
Sự tỏa nhiệt từ đất
Từ các phản ứng hóa học và sự phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc và trên
nền đáy.
Nhiệt độ là đặc trƣng luôn luôn biến đổi theo thời tiết. Quy luật biến động
của nhiệt độ là:
Biến động theo mùa
Biến động hàng ngày
Đối với tôm, cá nhiệt đới sẽ không phát triển tốt khi nhiệt độ dƣới 25
0
C và có
thể chết khi nhiệt độ dƣới 10
0
C hoặc 15
0
C [2].
Nhiệt độ là yếu tố điều chỉnh năng suất vật nuôi trong ao. Tốc độ tiêu hóa thức
ăn của tôm, cá tăng lên rất mạnh cùng khi nhiệt độ tăng và các hệ số tác dụng hữu
ích của thức ăn cũng tăng lên một cách tƣơng ứng.
Vì việc điều chỉnh nhiệt độ trong nuôi trồng thủy sản là không khả thi, nên khi
đã xác định đƣợc vị trí nuôi trồng thì cần tiếp tục xác định loài nuôi phù hợp với
nhiệt độ nƣớc tại nơi đó.
Nhiệt độ cũng có thể ảnh hƣởng gián tiếp theo phƣơng thức khác: trong điều
kiện thiếu oxy hòa tan các động vật thủy sinh bị giảm khả năng kháng bệnh, khi
nhiệt độ cao thì thƣờng là nồng độ oxy trong nƣớc thấp.
13
Nƣớc tinh khiết là chất lỏng trong suốt. Nhƣng nƣớc trong ao thì không phải
vậy, mà có một giá trị nào đó về độ trong. Độ trong là khả năng truyền sáng của ánh
sáng mặt trời khi xuyên qua nƣớc. Khi độ trong của nƣớc rất thấp, thì ngƣời ta gọi
là nƣớc bị đục. Gây nên độ đục của nƣớc là các chất rắn không tan, khó lắng, làm
chùm ánh sáng một phần bị hấp thụ, phần bị tán xạ khi gặp chúng trên đƣờng đi [9].
Từ đó có thể biết đƣợc: Độ trong là chỉ tiêu đánh giá cƣờng độ chiếu sáng
trong tầng nƣớc.
Độ trong của nƣớc trong ao nuôi phụ thuộc chủ yếu vào số lƣợng và đặc tính
khối chất cái (seston) trong nƣớc, đó là tập hợp các sinh vật sống trong tầng nƣớc và
thể vẩn lơ lửng trong nƣớc.
Seston gồm 3 hợp phần sau:
Chất vẩn vô cơ đƣợc đƣa vào thủy vực từ đất.
Mùn bã hữu cơ.
Sinh vật phù du (kể cả động vật và thực vật phù du).
Độ trong là một chỉ tiêu đơn giản, dễ xác định, thông qua chỉ tiêu này ngƣời
nuôi có thể đánh giá tình trạng ao nuôi mà có biện pháp xử lý thích hợp.
Độ đục của nƣớc do các phần tử phù sa (đất sét và bùn) gây nên đƣợc gọi là độ đục
vô cơ. Độ đục vô cơ làm giảm khả năng truyền sáng trong nƣớc, ảnh hƣởng tới quá
trình quang hợp của tảo, giảm sinh khối tảo, thƣơng tổn mang tôm, cá , cản trở hô
hấp, ngột thở sinh vật đáy, cản trở lọc thức ăn động vật thân mềm, từ đó dẫn đến
thấp về năng suất [2].
Màu sắc nƣớc
Nƣớc nguyên chất là chất lỏng không màu, trong suốt. Còn nƣớc trong các ao
nuôi thƣờng mang các màu sắc khác nhau. Sự cấu thành màu sắc nƣớc là hiện tƣợng
hội tụ 3 yếu tố:
Ánh sáng
Các vật thể trong nƣớc, chủ yếu là các chất cái (seston)
Hệ thống hấp thu màu
14
Mặt trời là nguồn chiều sáng cho các vùng nƣớc. Dƣới cùng một luồng sáng,
các ao có màu khác nhau, do khác nhau về thành phần và số lƣợng các chất cái
(seston). Mỗi chất cái đó có chứa những hóa chất gọi là phẩm màu khác nhau. Đặc
tính cơ bản của các phẩm màu là có khả năng cộng hƣởng khi bị kích thích, tức là
khi ánh sáng chiếu xuống nƣớc một số tia đơn bị nƣớc và các chất lơ lửng trong
nƣớc hấp thụ, còn một số tia đơn khác bị tán xạ [2].
Hầu hết các loại tảo đều có chứa các sắc tố. Khi sắc tố của tảo hấp thụ một số
tia đơn đập vào và tán xạ những tia khác thì ta thấy có màu. Nhƣ vậy, màu sắc là kết
quả của sự hấp thụ có chọn lọc những miền xác định trong phổ liên tục của ánh sáng
trắng đập vào vật thể.
Màu nƣớc là một thành phần hợp thành chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi. Màu
nƣớc và chất lƣợng nƣớc trong ao có mối quan hệ mật thiết với nhau. Màu nƣớc là
vẻ biểu thị bên ngoài nói lên diễn biến chất lƣợng nƣớc bên trong. Bởi vậy trong
nuôi trồng thủy sản trƣớc tiên nên quan sát màu nƣớc, sau đó mới giám định chất
lƣợng nƣớc.
c
Nƣớc tinh khiết – H
2
O –không có mùi. Mùi của nƣớc tự nhiên đƣợc tạo nên
bởi các chất có trong nƣớc có khả năng bay hơi. Khi những chất bay hơi này tiếp
xúc với mũi chúng ta thì ta cảm thấy mùi [9].
Các chất gây mùi trong nƣớc có thể chia làm 3 nhóm:
Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ:
Mùi Clo: do quá trình diệt khuẩn bằng hợp chất Clo.
Mùi trứng thối: do nhiều khí H
2
S.
Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ:
Trong chất thải công nghiệp, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật, formalin….
Các chất gây mùi từ các quá trình sinh hóa, các hoạt động của vi khuẩn,
rong tảo:
Mùi tanh hôi: do có nhiều vi khuẩn phát triển
Mùi bùn: do tảo lục phát triển
15
Mùi tanh cá: do tảo lam phát triển, các chất tiết của tảo lam là các aldehyt và
axit hữu cơ dễ bay hơi làm cho nƣớc có mùi tanh và rất độc hại đối với thủy sinh
vật
Bởi vậy, có thể coi mùi là một tín hiệu hóa học, một ngôn ngữ biết nói, một
chỉ tiêu cho biết mức độ nhiêm bẩn của thủy vực. Mùi của nƣớc cho biết mối đe dọa
tôm, cá trong ao nuôi. Để biểu thị cƣờng độ mùi ngƣời ta dùng các thuật ngữ: không
mùi, thoang thoảng, rõ rệt, nặng mùi.
2. Các yếu tố thủy hóa
Nƣớc nguyên chất là một chất lỏng trung tính, pH = 7.
Trong nƣớc tự nhiên, chỉ số pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng về chất
lƣợng nƣớc. pH chỉ số đo đặc trƣng về độ axit hoặc độ kiềm của nƣớc, pH thấp
chứa nhiều axit, pH cao chứa nhiều kiềm, pH = 7 đƣợc coi là mức trung tính; sự
thay đổi chỉ số pH trong ao nuôi gắn liền với chế độ khí trong nƣớc.
Ở các vùng nƣớc tự nhiên, phạm vi biến động của pH rất rộng, từ 4,5 – 9,5;
thƣờng gặp nhất là trong khoảng 6,5 – 9,0.
Tuy nhiên, từng loại hình thủy vực, lại có những đặc thù riêng.
Khi nƣớc là trung tính hoặc kiềm yếu, thì pH biến đổi rõ rệt theo mùa vụ và
theo ngày đêm. Nhất là mùa hè, biến động ngày đêm của pH rất lớn. Khi nƣớc nở
hoa, pH có thể đạt giá trị 9 vào buổi trƣa, nhƣng về đêm pH lại hạ xuống thấp, còn
6,5 – 7,0. Vào mùa đông, do nhiệt độ thấp, độ chiếu sáng yếu, thực vật thủy sinh
kém phát triển, pH của nƣớc thƣờng ổn định trong khoảng 7,0 – 7,5, ít có sự chênh
lệch nhƣ mùa hè [9].
Khi đƣợc nuôi thả, hoạt động sinh hóa của thực vật, động vật, thủy sinh vật
làm thay đổi và biến động pH của nƣớc theo chu kỳ ngày đêm. Trong các ao, hồ có
điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển (giàu dinh dƣỡng) pH của nƣớc có thể cao hơn
9 vào buổi chiều mùa hè nhất là những vùng có độ dài ngày lớn, nhƣng rất ít khi lớn
16
hơn 10. Nƣớc có pH lớn hơn 10 gây tác hại đến thủy động vật nhƣ tôm, cá, nhuyễn
thể.
Trong các ao, hồ có độ kiềm thấp và thuận lợi cho tảo phát triển, pH biến động
lớn trong ngày, có thể đạt giá trị 6 vào buổi sáng sớm và tới 9 hoặc hơn vào chiều
tối. Mặc dù vậy vẫn có thể nuôi trồng thủy sản trong nƣớc có độ kiềm thấp mặc dù
pH cao khi hoạt động của tảo diễn ra mạnh. Trong nƣớc có độ kiềm thấp và độ cứng
thấp, pH vào buổi chiều có thể cao hơn 10. Điều kiện đó có thể giết chết các loài cá
bột, cá nhỏ và động vật phù du vì chúng thƣờng ăn và sinh sống ở tầng nƣớc trên
nơi tảo hoạt động mạnh nhất. Trong một số vùng đất cằn cỗi, ao hồ nơi đó thƣờng
có pH cao do sự có mặt của soda (Na
2
CO
3
) [2].
Ngƣỡng chịu đựng pH của thủy động vật còn phụ thuộc vào các yếu tố môi
trƣờng khác, các yếu tố tác động trực tiếp tới điều hòa áp suất thẩm thấu (vận
chuyển các ion). Phần lớn nƣớc nuôi trồng thủy sản có độ pH nằm trong khoảng
thích hợp cho cá, tôm, ít gây ra hiện tƣợng độc ác tính trực tiếp do pH. Tuy vậy cần
chú ý tới 2 trƣờng hợp sau:
- Sinh ra axit từ loại đất phèn (đất axit-sunfat)
- Sự thay đổi pH nhất thời trong ngày của các nguồn nƣớc mặt do hoạt động
quang hợp của thủy thực vật [2].
Độ mặn đƣợc hiểu là tổng nồng độ của tất cả các ion tồn tại trong nƣớc chứ
không phải chỉ là muối ăn (NaCl). Độ mặn của nƣớc đƣợc hình thành chủ yếu từ
các thành phần: canxi, magie, natri, kali, bicarbonat, clorua và sunfat. Nồng độ và tỷ
lệ giữa các thành phần thay đổi đối với từng nguồn nƣớc. Đơn vị đo độ mặn thƣờng
là mg/l (ppm) trong trƣờng hợp nồng độ thấp, khi nồng độ cao đơn vị thƣờng dùng
là phần ngàn (ppt) [2].
Mỗi loại động vật thủy sinh sống và phát triển thuận lợi trong một khoảng độ
mặn tối ƣu. Phần lớn các động vật thủy sinh chịu đƣợc một khoảng nồng độ muối
khá rộng. Chỉ sự thay đổi lớn về độ muối mới tác động xấu đáng kể. Độ mặn trong
17
nƣớc cũng tác động lên các yếu tố khác, ví dụ: Khi độ muối trong nƣớc tăng, thì độ
tan của các khí trong nƣớc giảm.
Độ mặn ở các vùng nƣớc ven biển phụ thuộc vào độ pha loãng giữa nƣớc ngọt
và nƣớc mặn, vào mùa và vị trí của vùng nƣớc. Độ mặn của ao, hồ nuôi đƣợc hình
thành từ nƣớc nguồn nuôi ban đầu và biến đổi trong quá trình nuôi do các chất đƣa
vào trong thức ăn, do bốc hơi hoặc do nƣớc mƣa. Trong vùng khi hậu phân biệt rõ
mùa mƣa và mùa khô, độ mặn trong ao hồ thay đổi chủ yếu do pha loãng với nƣớc
mƣa hoặc bốc hơi: Giảm về mùa mƣa, tăng về mùa khô [3].
Vai trò và ảnh hƣởng của độ mặn nên hoạt động của thủy động vật đƣợc giải
thích nhƣ sau:
Tôm cá sống trong nƣớc ngọt có nồng độ muối trong cơ thể cao hơn trong
nƣớc nuôi, ngƣợc lại loài sống trong nƣớc biển thì có nồng độ muối trong cơ thể
thấp hơn ngoài môi trƣờng. Màng của các loài tôm, cá nƣớc ngọt cho chức năng hấp
thu các ion muối và ngăng ngừa sự thất thoát muối từ cơ thể chúng. Để đạt đƣợc
điều đó chúng phải hút và thải nhiều nƣớc để giữ lại muối trong cơ thể. Thủy động
vật nƣớc mặn cần phải hút một lƣợng nƣớc cố định đồng thời cũng thải ra lƣợng
nƣớc cố định để giữ cho lƣợng muối trong cơ thể không bị tăng lên. Vì lƣợng muối
trong cơ thể thủy động vật nƣớc mặn ít hơn so với nƣớc biển nên cơ thể chúng dễ bị
mất nƣớc. Để bù đắp lƣợng nƣớc bị hao hụt chúng phải sử dụng nƣớc biển và để
chống việc tích muối trong cơ thể chúng phải thải muối ra [2].
Độ mặn thích hợp cho mỗi loài thủy động vật khác nhau, nằm trong một
khoảng tối ƣu nào đó. Ảnh hƣởng của độ mặn lên hoạt động sống của động vật thủy
sinh ở chỗ tác động lên quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của chúng. Vƣợt ra
khỏi vùng tối ƣu, chúng phải thải muối ra trên cơ sở tiêu hao một nguồn năng lƣợng
nhất định, dẫn đến ảnh hƣởng không tốt đến sự phát triển của cơ thể.
Khi độ mặn tăng: điều chỉnh nhƣợc trƣơng (giảm nƣớc trong tế bào)
Khi độ mặn giảm: điều chỉnh ƣu trƣơng (tăng nƣớc trong tế bào)
18
Nhƣ vậy, các thay đổi độ mặn vƣợt ra khỏi giới hạn thích ứng đều gây ra các
phản sốc của cơ thể, làm giảm khả năng đề kháng bệnh của tôm, cá nuôi.
Độ kiềm của nƣớc đƣợc hiểu là khả năng thu nhận axit (H
+
) của nƣớc do sự có
mặt của các bazơ trong đó. Khi đƣa axit vào nƣớc, pH của nƣớc giảm, mức độ giảm
pH của nƣớc (cùng lƣợng axit đƣa vào) phụ thuộc vào loại và nồng độ bazơ trong
nƣớc [9].
Động vật thủy sinh (nói chung) và động vật thủy sản (nói riêng) – trừ các loại
giáp xác (nhất là tôm nuôi) – phát triển bình thƣờng trong một khoảng rộng về độ
kiềm. Tức là mức độ tác động trực tiếp của độ kiềm không lớn. Sự tác động của độ
kiềm lên đời sống vật nuôi và hiệu quả nuôi trồng thủy sản mang tính gián tiếp,
nhƣ:
Tăng (hoặc giảm) tính đệm của nƣớc (ít biến động pH).
Sự phát triển của tảo.
Ảnh hƣởng tới độc tính của kim loại nặng
Cụ thể:
Độ kiềm quyết định tính đệm của nước:
Khi độ kiềm của nƣớc càng lớn, tính đệm của nƣớc càng cao. Trong ao nuôi
tôm, độ kiềm của nƣớc thƣờng không ổn định. Có thể độ kiềm giảm thấp do:
+ Đất ao bị xì phèn.
+ Mùa mƣa, lƣợng nƣớc mƣa trong ao nhiều, độ mặn giảm.
+ Trong những tháng đầu vụ nuôi tôm, tôm thƣờng xuyên lột vỏ và bên cạnh
đó do hạn chế thay nƣớc.
+ Trong ao nuôi có nhiều ốc.
Để duy trì độ kiềm nƣớc ao nuôi tôm ở giá trị thích hợp 80 – 100mg CaCO
3
/L,
thƣờng sử dụng vôi CaCO
3
hoặc CaMg(CO
3
)
2
, liều lƣợng phụ thuộc vào giá trị độ
kiềm cần nâng lên [2], [9].