Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.87 KB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Kinh tế đối ngoại

QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
BRAZIL VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Lê Phước Huy
Mã sinh viên: 0851015574
Lớp: Anh 12
Khóa: 47
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Trần Quốc Trung

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL



4

1.1. Tổng quan về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

4

1.1.1. Bán phá giá

4

1.1.2. Biện pháp chống bán phá giá

8

1.1.3. Lịch sử phát triển của biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
14
1.2. Tổng quan về pháp luật chống bán phá giá của Brazil
1.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến biện pháp chống bán phá giá của Brazil

15
15

1.2.2. Cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra và áp dụng biện pháp chống bán
phá giá ở Brazil
1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu biện pháp chống bán phá giá của Brazil
1.3.1. Brazil là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

17
18

18

1.3.2. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ pháp luật và giảm nguy cơ bị kiện
bán phá giá khi xuất khẩu hàng hóa sang Brazil

19

1.3.3. Các ảnh hưởng tiêu cực nếu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá của Brazil

20

Chương 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL

22

2.1. Quy định về chống bán phá giá của Brazil

22

2.1.1. Căn cứ pháp lý để áp dụng biện pháp chống bán phá giá

22

2.1.2. Thủ tục điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

26

2.1.3. Nhận xét chung về quy định chống bán phá giá của Brazil


39

2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Brazil

40


2.2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp chống bán phá giá
2.2.2. Các vụ kiện bán phá giá tiêu biểu của Brazil
2.2.3. Một số vấn đề rút ra cho Việt Nam
Chương 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ ĐỐI
PHÓ BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL
3.1. Nguy cơ xảy ra các vụ kiện bán phá giá từ phía Brazil trong thời gian tới
3.1.1. Nguy cơ từ phía Brazil
3.1.2. Nguy cơ từ thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Brazil
3.2. Quan điểm chủ động đối phó của Việt Nam
3.2.1. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về việc phòng chống các vụ kiện bán
phá giá
3.2.2. Quan điểm của doanh nghiệp
3.3. Bài học cho Việt Nam
3.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước
3.3.2. Đối với hiệp hội ngành hàng
3.3.3. Đối với doanh nghiệp
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



STT

Từ viết tắt

Nội dung

Nghĩa

1

ADP

Anti-dumping Agreement

Hiệp định về chống bán phá giá

2

ASEAN

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

3


C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

4

CAMEX

5

DECOM

6

DOC

Chamber of Exterior
Commerce

Hội đồng Ngoại thương Brazil

Department of

Ban phòng vệ thương mại

Commercial Defenses


Brazil

Department of Commerce

Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Cơ quan giải quyết tranh chấp

7

DSB

Dispute Settlement Body

của Tổ chức thương mại thế
giới

8

EU

9

GATT

10

ITC

11


12

13

MERCOSURE

MUTRAP

NCM

European Union

Liên minh Châu Âu

General Agreement on

Hiệp định chung về Thuế quan

Tariffs and Trade

và Thương mại

International Trade

Ủy ban Thương mại quốc tế

Commission

Hoa Kỳ


Southern Common
Market

OECD

(Brazil, Argentina, Uruguay,
Paraguay)

Multilateral Trade

Dự án hỗ trợ thương mại đa

Assistance Project

biên

Mercosure Common
Nomenclature
Organization for

14

Thị trường chung Nam Mỹ

Economic Co-operation
and Development

Danh mục hàng hóa thông
thường của Thị trường chung
Nam Mỹ

Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế


15

SECEX

16

TRC

17

VCCI

18

VIAC

19

WTO

Secretariat of Exterior
Commerce
Trade Remedies Council

Ủy ban Ngoại thương Brazil
Hội đồng tư vấn về phòng vệ

thương mại

Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

Vietnam International

Trung tâm Trọng tài quốc tế

Arbitration Centre

Việt Nam

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1. Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng

49

Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào thị trường

Brazil giai đoạn 2009 - 2011

55

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng các vụ kiện bán phá giá do Brazil khởi xướng và các biện
pháp chống bán phá giá được áp dụng giai đoạn 1995-2011

41

Biểu đồ 2.2. Các quốc gia bị Brazil khởi kiện bán phá giá nhiều nhất giai đoạn 19952011

44

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ các vụ kiện bán phá giá ở Brazil phân loại theo mã hàng hóa giai
đoạn 1995-2011

45

HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tác động của việc bán phá giá hàng hóa đối với nước nhập khẩu

7


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hóa là xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Do sự phát triển của

lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường, một quốc gia phải mở cửa hội nhập vào
nền kinh tế quốc tế nếu muốn phát triển nhanh chóng và tận dụng được lợi thế cạnh
tranh cũng như lợi thế so sánh của mình. Do đó, hoạt động thương mại giữa các
nước không ngừng tăng lên.
Cùng với xu thế chung đó, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO năm 2007, hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể. Kim ngạch
xuất khẩu không ngừng tăng nhanh qua các năm và đứng đầu thế giới về một số mặt
hàng như gạo, tiêu, điều, thủy sản….Hàng hóa mang thương hiệu Việt hiện đang có
mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng khẳng định được sự uy tín và sức
cạnh tranh cao so với hàng hóa từ các nước khác. Tuy nhiên, cùng với những thành
tựu đạt được, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ cao bị áp đặt các biện pháp
phòng vệ thương mại, chủ yếu là chống bán phá giá từ một số thị trường. Số vụ kiện
liên quan đến bán phá giá mà Việt Nam là bị đơn đã tăng mạnh trong thời gian gần
đây. Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã vướng vào 42 vụ kiện tại nhiều nước trên
thế giới (VCCI, 2011C). Ngồi các thị trường xuất khẩu truyền thống và có lịch sử
áp dụng biện pháp chống bán phá giá lâu đời như Hoa Kỳ và EU đã xuất hiện thêm
một số nước đang phát triển, đang tăng cường áp dụng biện pháp này để bảo vệ nền
sản xuất nội địa, trong đó phải kể đến Brazil.
Brazil hiện là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới (Thời báo kinh tế Sài Gòn,
2011). Đây là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanh nghiệp
Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ với kim ngạch xuất khẩu năm 2011 ước đạt
597.892.088 USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm trên 20%
(VCCI, 2011B). Trong một thập kỉ gần đây, Brazil là quốc gia đứng thứ 5 thế giới
về số vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Cuối năm 2011, Brazil
đã chính thức điều tra bán phá giá đối với mặt hàng sợi (12/09/2011) và giày da (04/
10/2011) có xuất xứ từ Việt Nam (VCCI, 2011C). Dù kết quả cuối cùng như thế nào
thì kể từ nay Việt Nam đã trở thành đối tượng mà pháp luật chống bán phá giá của
Brazil nhắm đến. Đây là một tiền lệ xấu và là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ gia tăng



2
các cuộc điều tra bán phá giá liên quan đến Việt Nam từ quốc gia này trong tương
lai. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Quy định và thực tiễn áp dụng biện
pháp chống bán phá giá của Brazil và bài học đối với Việt Nam” với mục đích
đưa ra một số nhận định và phương hướng giải quyết cho vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu toàn diện về lý thuyết chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
cũng như pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Brazil, từ
đó rút ra bài học cho cơ quan Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam để phịng ngừa và đối phó với các vụ kiện bán phá giá tại thị trường
này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp chống bán phá giá của Brazil, trong đó tác giả tập trung tìm
hiểu căn cứ pháp lý để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thủ tục điều tra bán
phá giá và thực tiễn áp dụng biện pháp này tại Brazil, từ đó đề ra bài học cho cơ
quan Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để
phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện bán phá giá tại nước này.
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các biện pháp chống bán phá giá của Brazil

song song tìm hiểu thực tiễn áp dụng tại nước này từ năm 1995 đến ngày 31/12/
2011 để đề ra bài học ứng phó cho cơ quan Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
-

Phạm vi không gian: Brazil, Việt Nam và một số nước có liên quan.

-


Nội dung: Tìm hiểu các biện pháp chống bán phá giá của Brazil và tham

chiếu đến quy định của WTO và Hoa Kỳ về vấn đề này; nội dung tìm hiểu được quy
định trong Luật 9019 ngày 30/3/1995 được thực hiện thông qua Luật 11786 ngày
25/8/2011 và Nghị định 1602 ngày 23/8/1995, qua đó đưa ra bài học cho cơ quan
Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm phòng
ngừa và đối phó với các vụ kiện bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại thị
trường Brazil.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:


3
-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên sự vận dụng kết quả của các

cơng trình khoa học đã công bố, văn bản pháp luật và các tài liệu khác từ sách báo
và internet…
6. Bố cục đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về chống bán phá giá và sự cần thiết phải nghiên cứu
biện pháp chống bán phá giá của Brazil.
Chương 2: Quy định và thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá của
Brazil.

Chương 3: Bài học cho Việt Nam nhằm phòng ngừa và đối phó biện pháp
chống bán phá giá của Brazil.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Trần Quốc Trung, người đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ và hỗ trợ q báu từ phía thầy cơ, nhà trường, gia đình và
bạn bè.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm
và kiến thức, đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Tơi
rất mong nhận được sự góp ý q báu của các thầy cơ và các anh chị để khóa luận
được hồn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Phước Huy


4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BRAZIL
1.1. Tổng quan về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế
1.1.1. Bán phá giá
1.1.1.1. Khái niệm
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bán phá giá. Theo Từ điển kinh tế học hiện
đại, “bán phá giá hàng hóa là việc bán một hàng hóa ở nước ngồi với mức giá thấp
hơn so với mức giá ở thị trường trong nước” (David W.Pearce, 2011). Theo Từ
điển Chính sách thương mại quốc tế, khái niệm này được định nghĩa là “thực tiễn
bán hàng của một công ty với giá bán ra nước ngoài thấp hơn giá bán tại thị trường
trong nước” (MUTRAP II, 2005). Từ điển Black’s 8th Law Dictionary cho rằng,
“bán phá giá là việc bán hàng hóa ra nước ngoài với mức giá thấp hơn giá bán tai
thị trường nội địa” (Bryan A.Garner, 2004). Nhìn chung, dưới góc độ học thuật, bán
phá giá hàng hóa xuất khẩu có thể được hiểu là việc bán hàng hóa ra nước ngoài với
giá thấp hơn giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nội địa. Đây là sự phân biệt giá

của cùng một sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu và thị trường
nước nhập khẩu.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm về bán phá giá lần đầu tiên được đề cập
trong đạo luật thuế hải quan của Canada thông qua ngày 10/08/1904 mặc dù hiện
tượng này có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế. Sau đó, khái
niệm này được định nghĩa thống nhất tại điều VI Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT) 1947, GATT 1994 và Hiệp định thực thi điều VI của GATT
1994 hay còn gọi là Hiệp định về chống bán phá giá (ADP) của WTO. Ngày nay,
khái niệm này khơng cịn xa lạ trong thương mại quốc tế và được quy định chi tiết
trong pháp luật của nhiều quốc gia và tổ chức. Để có cái nhìn tổng quát về vấn đề
này, tác giả xin liệt kê một số khái niệm, quy định liên quan sau đây:
a. Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO
Theo điều 2.1, “một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu
thông thương mại của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thơng thường của sản
phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này


5
sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự
được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thơng thường”
(WTO, 1994).
Trong đó, khái niệm "sản phẩm tương tự” theo Hiệp định này là sản phẩm
giống hệt, tức là có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang xem xét, hoặc nếu
khơng có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm mặc dù khơng giống ở mọi đặc tính
nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.
Vậy trong trường hợp không xác định được sản phẩm tương tự được tiêu thụ
tại nước xuất khẩu hoặc không đáp ứng theo điều kiện thương mại thơng thường thì
làm cách nào để xác định được giá có thể so sánh? Theo điều 2.2 của Hiệp định này,
giá có thể so sánh của sản phẩm tương tự được xác định thông qua giá của sản phẩm
tương tự đó được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp hoặc chi phí sản xuất

tại nước xuất xứ cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản trị, bán hàng, các chi phí
chung và lợi nhuận.
Như vậy, có thể kết luận rằng, bán phá giá hàng hóa theo quy định của WTO
được xác định thông qua việc giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước sang nước
khác thấp hơn:
-

giá có thể so sánh sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu trong

điều kiện thương mại thông thường;
-

hoặc giá xuất khẩu của sản phẩm tương tự được xuất khẩu đến một nước thứ

ba thích hợp trong điều kiện thương mại thông thường;
-

hoặc giá thành sản xuất sản phẩm tại nước xuất xứ cộng thêm một mức hợp lý

chi phí quản trị, bán hàng và lợi nhuận .
b. Theo Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Theo quy định tại khoản 800 – 801, chương 463 thuộc Bộ luật Doanh thu
1916 (Revenue Act of 1916), hành vi bán phá giá là hành vi nhập khẩu, hỗ trợ việc
nhập khẩu, bán hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tại mức giá thấp hơn
đáng kể so với giá trị thực hoặc trị giá bán buôn của hàng hóa đó, tính tại thời điểm
xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hoặc tại thị trường của chính nước sản xuất, hoặc
tại một nước thứ ba cũng nhập khẩu hàng hóa đó, với điều kiện hành vi nói trên
được thực hiện nhằm phá hủy hoặc phương hại một ngành sản xuất ở Hoa Kỳ hoặc



6
ngăn cản việc thành lập một ngành sản xuất ở Hoa Kỳ, hoặc giành vị trí độc quyền
bn bán hàng hóa đó ở Hoa Kỳ (Đỗ Tuyết Khanh, 2004). Theo định nghĩa trên,
một hành vi được coi là bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ nếu thỏa mãn 2 tiêu chí:
- Hàng hóa đó được bán với mức giá thấp hơn giá trị thơng thường, tại chính
nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba cũng nhập khẩu hàng hóa từ nước xuất khẩu đó.
- Việc bán hàng hóa ở mức giá đó gây thiệt hại cho ngành sản xuất Hoa Kỳ.
Về sau, khi trở thành thành viên của WTO, khái niệm về bán phá giá của Hoa
Kỳ được định nghĩa lại một cách rõ ràng và cụ thể hơn “bán hàng hóa thấp hơn giá
trị thơng thường”. Trong đó, thấp hơn giá trị thông thường được hiểu là giá xuất
khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán hàng hóa đó tại nước xuất khẩu hoặc giá xuất
khẩu tại thị trường nước thứ ba thích hợp hoặc là giá thành tự tính tốn bằng chi
phí sản sản xuất cộng với các chi phí khác liên quan và lợi nhuận trong trường hợp
không xác định được 2 giá trên (Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, 2008)
c. Theo Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu
Theo quy định về chống bán phá giá của Hội đồng Châu Âu số 384/96 ngày
06/3/1996 tại điều 1.2, một sản phẩm được xem là bán phá giá nếu giá xuất khẩu
vào Khối cộng đồng thấp hơn so với mức giá đối với sản phẩm tương tự đó, theo
tiến trình thương mại thơng thường, được thiết lập ở nước xuất khẩu.
d. Theo pháp luật về chống bán phá giá của Brazil
Theo Điều 4 chương 2 Nghị định 1602 ngày 23/8/1995, “bán phá giá được
xem là việc bán một sản phẩm vào thị trường trong nước với giá xuất khẩu thấp hơn
giá trị thông thường của sản phẩm đó” (Brazilian Parliament, 1995). Giá trị thơng
thường là giá thực tế phải trả cho sản phẩm tương tự được tiêu dùng nội địa tại nước
xuất khẩu trong cùng điều kiện thương mại thông thường.
Qua các khái niệm về bán phá giá trên, dù diễn đạt theo nhiều cách khác
nhau nhưng ta có thể thấy Brazil nói riêng và các quốc gia khác nói chung đều có
cùng quan điểm về phạm trù bán phá giá, phù hợp với quy định của WTO và mang
những đặc điểm chính sau:
ngồi.


Hành vi bán phá giá được thực hiện bởi các doanh nghiệp xuất khẩu nước


7
-

Bán phá giá tồn tại khi có hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với

nhau. Nếu không xuất hiện hoạt động này thì sẽ khơng có hiên tượng bán phá giá.
-

Bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu

cực cho hoạt động thương mại quốc tế. Thiệt hại hoặc những tác động bất lợi mà
nhà sản xuất ở nước nhập khẩu phải chịu là các yếu tố để xác định tính khơng lành
mạnh của bán phá giá.
-

Đối tượng của hành vi bán phá giá là hàng hóa chứ khơng phải là dịch vụ.
1.1.1.2. Tác động đối với nước nhập khẩu:
Tác động của việc bán phá giá đối với nước nhập khẩu được minh họa một

cách đơn giản theo hình 1.1 dưới đây.
Hình 1.1. Tác động của việc bán phá giá hàng hóa đối với nước nhập khẩu
P

(S)

A

P1

E
B

C

D

P2

(D)

Q’2

Q1

Q2

Q

Nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình Kinh tế Ngoại thương (Nguyễn Hữu Khải và Bùi
Xuân Lưu, 2007)
Giả sử trước khi có hàng hóa nhập khẩu bán phá giá vào thị trường của một
nước thì cung (S) và cầu (D) của mặt hàng đó cân bằng tại điểm E với giá là P1 và
lượng tiêu thụ là Q1. Tuy nhiên, khi xuất hiện hiện tượng bán phá giá với mức giá
thấp hơn P2 thì nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng lên Q2, trong khi đó sản xuất trong
nước giảm xuống chỉ còn Q’2. Lúc này, lượng hàng hóa nhập khẩu là Q2-Q’2.
Từ đó có thể thấy, thông qua hành vi bán phá giá, thặng dư của người tiêu
dùng tăng thêm một lượng bằng diện tích ABDE, trong khi đó thặng dư của nhà



8
sản xuất nội địa lại giảm một lượng bằng diện tích ABCE. Về mặt lợi ích chung
của tồn xã hội thì việc bán phá giá đã mang lại thặng dư một lượng bằng diện tích
CDE. Tuy nhiên, hành vi này lại gây ra thiệt hại rất lớn cho ngành sản xuất nội địa
xét trên góc độ vĩ mơ và vi mơ.
Trên góc độ vĩ mơ, khi một ngành sản xuất bị đe dọa bởi hành vi bán phá giá
sẽ dễ dàng dẫn đến việc phá sản của các doanh nghiệp trong ngành và tình trạng mất
việc làm của người lao động, đồng thời tác động không nhỏ đến các hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các ngành liên quan.
Trên góc độ vi mô, khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ
mất thị trường và giảm lợi nhuận. Đây là mối lo ngại không chỉ của những nước
phát triển mà còn của những nước đang phát triển. Nếu tình trạng này xảy ra trong
thời gian dài thì doanh nghiệp nội địa sản xuất mặt hàng tương tự với mặt hàng
nhập khẩu bán phá giá sẽ gặp phải các tình huống bất lợi sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp trong nước muốn cạnh tranh và giữ thị phần thì
phải hạ giá sản phẩm ngang bằng với giá của mặt hàng nhập khẩu bán phá giá. Nếu
giá bán phá giá lớn hơn chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp thì thiệt hại
của doanh nghiệp là sự sụt giảm về lợi nhuận, suy giảm lợi tức đầu tư. Về dài hạn,
doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển, đầu tư mở rộng sản xuất, làm
giảm sức hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư vào ngành sản xuất trong nước. Nếu mức
phá giá làm giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm đó tại thị trường
nội địa, việc hạ giá bán sẽ làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ.
Thứ hai, nếu doanh nghiệp khơng chấp nhận giảm giá thì hàng hóa của họ
khơng thể tiêu thụ tại chính thị trường trong nước. Do đó, hoạt động kinh doanh của
doanh ngiệp sẽ bị tê liệt và có nguy cơ phá sản (Nguyễn Thanh Hưng, 2002).
Như vậy, việc bán phá giá hàng hóa vừa có tác động tích cực vừa có tác động
tiêu cực cho thị trường nhập khẩu. Vì thế, khi tiến hành xử lý hành vi này, các quốc
gia bị đặt vào tình thế giải quyết xung đột giữa quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích

nhà sản xuất. Trong một số trường hợp, để bảo vệ nền sản xuất trong nước, lập lại
công bằng trong cạnh tranh, các nước đã áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
1.1.2. Biện pháp chống bán phá giá
1.1.2.1. Khái niệm


9
Tổ chức thương mại thế giới thành lập đã thúc đẩy q trình tự do hóa thương
mại tồn cầu. Q trình này đã giúp dỡ bỏ hoặc hạn chế những rào cản thương mại
do các nước lập nên như thuế quan, giấy phép nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn
chất lượng hàng hóa, yêu cầu kiểm dịch…, tạo điều kiện cho hàng hóa di chuyển
từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng.
Tuy nhiên, ngồi những lợi ích khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các nước
cũng phải chấp nhận nhượng bộ và những rủi ro nhất định. Khi các rào cản thương
mại bảo vệ thị trường trong nước không còn, các ngành sản xuất nội địa sẽ phải
cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngồi. Sự xâm nhập mạnh mẽ
của hàng hóa nước ngồi sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh nội địa, từ đó tác
động khơng nhỏ tới sự ổn định kinh tế, xã hội của một quốc gia. Do đó, WTO đặt ra
những ngoại lệ cho phép các doanh nghiệp cũng như Chính phủ các nước thực hiện
những hành động nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi bị ảnh hưởng bởi
chính sách tự do hóa thương mại gây ra. Đó chính là các biện pháp phịng vệ trong
thương mại quốc tế. Ngoài biện pháp chống trợ cấp và tự vệ thương mại, biện pháp
chống bán phá giá là một trong ba trụ cột chính của hệ thống phịng vệ thương mại
này.
Biện pháp chống bán phá giá là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể
sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu sau khi có kết luận
khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
(VCCI, 2008C).
Như vậy, “thiệt hại đáng kể” là một trong các yếu tố để đưa ra quyết định áp
dụng biện pháp chống bán phá giá. Yếu tố này nên được hiểu như thế nào theo Hiệp

định về chống bán phá giá của WTO?
-

Về hình thức, thiệt hại có thể tồn tại dưới dạng thiệt hại thực tế về vật chất

đối với một ngành sản xuất trong nước hoặc nguy cơ xảy ra trong tương lai hoặc
làm trì trệ sự phát triển, ngăn cản sự hình thành của một ngành sản xuất trong nước.
-

Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể.

-

Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất

cả các yếu tố liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa như tỷ lệ và mức
tăng lượng nhập khẩu, thị phần sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về sản lượng, doanh


10
số, năng suất, công nhân,…(WTO, 1994).
Sau khi xác định được thiệt hại đáng kể do hành vi bán phá giá gây ra, cơ quan
nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp chống lại hành vi bán phá giá.
Thông thường, biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a. Biện pháp tạm thời
Biện pháp tạm thời là biện pháp do cơ quan nước nhập khẩu áp dụng đối với
hàng hóa nhập khẩu đang bị điều tra trước khi có quyết định cuối cùng về biện pháp
chống bán phá giá nhằm mục đích ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra trong quá trình
điều tra (VCCI, 2008A). Biện pháp này chỉ được áp dụng sau khi có kết luận điều
tra sơ bộ về hành vi phá giá gây ra thiệt hại cho thị trường nội địa.

Các biện pháp tạm thời có thể bao gồm:
-

thuế tạm thời, mức thuế này không được cao hơn biên độ phá giá ban đầu;

-

hình thức bảo đảm (đặt cọc) với khoản tiền tương đương với mức thuế

chống phá giá được dự tính tạm thời;
-

cho thơng quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và chỉ rõ mức thuế thông

thường và mức thuế chống bán phá giá dự tính u cầu.
Nếu kết luận cuối cùng khơng có hành vi bán phá giá của sản phẩm nhập khẩu
thì tồn bộ số tiền mà nhà xuất khẩu đã đóng liên quan đến biện pháp tạm thời sẽ
được hoàn trả lại.
b. Cam kết về giá
Cam kết về giá (Thoả thuận đình chỉ - theo pháp luật Hoa Kỳ) là thoả thuận
giữa từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền nước
nhập khẩu trong đó nhà sản xuất, xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá hoặc ngừng,
hạn chế khối lượng xuất khẩu vào nước nhập khẩu để loại bỏ thiệt hại do bán phá
giá gây ra (VCCI, 2008D).
Tương tự như biện pháp tạm thời, cam kết về giá của nhà sản xuất, xuất khẩu
chỉ được yêu cầu hoặc chấp nhận sau khi cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có
quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có thiệt hại do việc bán phá giá
đó gây ra. Sau khi cam kết giá, thủ tục điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt
mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nào.



11
Cam kết giá của nhà xuất khẩu có được chấp nhận hay khơng cịn phụ thuộc
vào quyết định của cơ quan chức năng nước nhập khẩu. Nếu cam kết này khơng
được chấp nhận thì thủ tục điều tra sẽ diễn ra tiếp tục như ban đầu.
c. Thuế chống bán phá giá chính thức
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông
thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản
phẩm nước ngoài bán phá giá tại nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống
lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá
gây ra. Thuế chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng phổ biến trong thực tiễn
chống phá giá (VCCI, 2008B).
Biện pháp này chỉ được thực hiện sau khi có kết luận cuối cùng của cơ quan
nước nhập khẩu về hành vi bán phá giá gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong
nước. Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá mức phá giá đã được xác
định trong phán quyết cuối cùng.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ nghiêm
trọng nhất định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT trước
đây và WTO hiện nay đều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính trả đũa,
tự vệ thương mại. Trong các biện pháp hạn chế thương mại nhằm chống lại hành vi
này, sau khi có kết luận điều tra cuối cùng, các quốc gia chỉ có quyền áp dụng biện
pháp tăng thuế nhập khẩu bằng cách áp dụng thêm thuế bổ sung (thuế chống bán
phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xác định là bán phá giá. Các biện pháp hạn
chế số lượng hay các biện pháp hạn chế phi thuế quan khác không được coi là hợp
pháp (Bộ Thương Mại, 2005).
Tóm lại, biện pháp chống bán phá giá ra đời nhằm đối phó với hành vi bán phá
giá từ các nước xuất khẩu. Mục tiêu chính của biện pháp này là ngăn ngừa nhà xuất
khẩu hay nước xuất khẩu nước ngồi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tái
lập lại trật tự cạnh tranh theo đúng tinh thần tự do thương mại.
1.1.2.2. Tác động đối với nước xuất khẩu

Khi một mặt hàng bị điều tra bán phá giá tại nước ngồi, thì ngay lập tức sẽ
ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xuất
khẩu nằm trong danh sánh bị điều tra. Dù có hành vi bán phá giá hay khơng thì


12
doanh nghiệp phải theo đuổi vụ kiện pháp lý này để đạt kết quả tốt nhất, có lợi
nhất từ cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu. Do đó, thiệt hại đầu tiên mà doanh
nghiệp phải chịu là chi phí về thời gian, tài chính và nhân lực khi tham gia vụ kiện
kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu
cũng gặp nhiều bất ổn. Khi hàng hóa bị kiện phá giá, các nhà nhập khẩu sẽ có xu
hướng tìm kiếm nguồn hàng từ các nước khác ổn định hơn để tránh nguy tăng giá
sảm phẩm do bị áp thuế, ký quỹ. Do đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ
có khuynh hướng sụt giảm và nguy cơ mất thị trường trong tương lai gần.
Sau khi điều tra và có kết luận cuối cùng về hành vi bán phá giá, thuế chống
bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Lúc này, thiệt hại mà
doanh nghiệp phải gánh chịu là không hề nhỏ. Giá sản phẩm sau khi bị áp thuế
chống bán phá giá sẽ tăng lên rất cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm
tại thị trường nhập khẩu. Do đó, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ gặp
nhiều khó khăn và thị phần sụt giảm đáng kể. Hơn nữa, mức thuế này lại khơng ổn
định, có thể thay đổi tùy thuộc vào kết quả rà sốt hằng năm. Ngồi ra, khi một mặt
hàng bị áp thuế thì tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đó, kể cả các nhà
xuất khẩu mới trong tương lai cũng bị áp thuế. Phạm vi áp thuế rộng, thời gian áp
thuế dài, thông thường là 5 năm và có thể bị gia hạn nhiều lần, sẽ gây nhiều khó
khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Khi doanh nghiệp xuất khẩu bị áp thuế chống bán phá giá thì sản lượng xuất
khẩu sẽ sụt giảm, quy mơ sản xuất bị thu hẹp và ảnh hưởng xấu đến các doanh
nghiệp khác nằm trong chuỗi sản xuất. Khi đó, hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp này cũng sẽ sụt giảm theo. Người lao động làm việc trong các nhà máy sẽ
đối mặt với nguy cơ giảm lương và thậm chí bị sa thải. Vấn đề về tiền lương, tiền

cơng, việc làm sẽ chịu tác động không nhỏ từ việc áp thuế chống bán phá giá này.
Có thể nhận thấy rằng, việc áp thuế chống bán phá giá đối với một mặt hàng
gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trong một chừng
mực nào đó, biện pháp này cũng có những tác động tích cực nhất định. Khi mất thị
phần tại nước áp thuế chống bán phá giá sẽ giúp doanh nghiệp chú trọng hơn sang
các thị trường khác. Các doanh nghiệp sẽ nỗ lực khai thác thị trường trong nước,
tìm kiếm thị trường mới tiềm năng, qua đó đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu,


13
không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào đó.
Tóm lại, viêc áp thuế chống bán phá giá gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho
nước xuất khẩu nhưng cũng khơng thể phủ nhận tác động tích cực của vấn đề này.
1.1.2.3. Mục tiêu và bản chất
Bán phá giá được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương
mại quốc tế. Do đó, để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa sản phẩm trong nước
và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia có quyền áp dụng
biện pháp chống bán phá giá. Như vậy, mục tiêu của biện pháp này là để bù đắp lại
những thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá
gây ra. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 90% các biện pháp
này không nhằm mục đích bảo vệ cạnh tranh hoặc thương mại cơng bằng (Chad
Brown, 2010). Nói cách khác, biện pháp được coi là hợp pháp của WTO, đến lượt
nó lại đi ngược với mục đích ban đầu, bóp méo dịng chảy thương mại quốc tế và
hạn chế sự phát triển nội tại khách quan của hoạt động này.
Theo quy định, pháp luật về chống bán phá giá của mỗi nước thành viên phải
tuân thủ các nguyên tắc chung được quy định trong Hiệp định về chống bán phá
giá của WTO. Bên cạnh đó, mỗi nước có thể bổ sung một số điều khoản thi hành
chi tiết phù hợp với thể chế pháp luật riêng của mình. Như vậy, các quốc gia có
quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và
áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều

quốc gia đã lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá vì mục đích riêng của mình,
hơn là để đạt được mục tiêu khắc phục những hạn chế mà Hiệp định chống bán phá
giá của WTO cho phép.
Mặc dù, mục tiêu của biện pháp chống bán phá giá là đảm bảo sự công trong
thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy. Đối với các nước
đang phát triển như Ấn Độ, Achentina…, biện pháp chống bán phá giá được lập
nên nhằm bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ trong nước. Đối với các quốc gia phát
triển, biện pháp này vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thị trường, hạn chế sự thâm
nhập của các nước đang phát triển, vừa là cái van an tồn cần thiết cho chính sách
tự do kinh doanh của mình: càng mở cửa cho hàng hố bên ngồi, càng chủ trương
hội nhập kinh tế tồn cầu thì càng phải có những biện pháp phịng thủ để trấn an


14
các nhà sản xuất trong nước. Do đó, khơng phải ngẫu nhiên mà các nước và khu
vực công nghiệp phát triển trên thế giới, như Mỹ, EU, Úc và Canada, một mặt vẫn
khẳng định ủng hộ tự do mậu dịch, mặt khác lại là những quốc gia sử dụng nhiều
nhất các biện pháp này.
Ngoài ra, biện pháp chống bán phá giá cịn được các quốc gia áp dụng nhằm
mục đích chính trị như một hình thức trả đũa trong các cuộc chiến thương mại quốc
tế. Theo thống kê về tình hình bán phá giá gần đây cho thấy, những quốc gia đứng
đầu trong việc sử dụng luật chống bán phá giá cũng chính là nước có hàng hóa xuất
khẩu bị kiện nhiều nhất, tiêu biểu là Hoa Kỳ, EU. Cùng với các vụ kiện chống trợ
cấp, thế giới đang chứng kiến một hình thức mới của chiến tranh thương mại, cuộc
chiến được châm ngịi bởi chính biện pháp chống bán phá giá của WTO.
1.1.3. Lịch sử phát triển của biện pháp chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế
Bán phá giá bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVI tại Châu Âu và sau đó nhanh
chóng trở thành hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới. Ngay từ khi xuất hiện, bán
phá giá được xem là mối đe dọa đối với nền kinh tế nước nhập khẩu. Do đó, các

nước này ngay lập tức đã có những hình thức can thiệp nhằm ngăn chặn hành vi bán
phá giá và giảm thiểu tác động tiêu cực của nó lên đối thủ cạnh tranh nội địa. Biện
pháp mà các quốc gia sử dụng trong thời gian đầu và kéo dài cho tới thế kỷ XIX là
tăng cao mức thuế nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu đối với sản phẩm phá giá.
Đầu thế kỷ XX, khi việc sử dụng thuế nhập khẩu để ngăn chặn hàng hóa bán
phá giá có nhiều bất cập, các quốc gia bắt đầu ban hành luật riêng về chống bán phá
giá. Năm 1904, Canada đã sửa đổi luật thuế nhập khẩu của mình, dành một phần
quy định về thuế chống bán phá giá và trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban
hành pháp luật chống bán phá giá. Sau đó, các quốc gia khác như Nam Phi (1914),
Mỹ (1916), Australia (1921), Anh (1921), New Zealand (1921) cũng ban hành pháp
luật riêng cho mình (Vũ Thị Phương Lan, 2009). Năm 1921, Luật chống bán phá
giá của Mỹ được sửa đổi, bổ sung và trở thành luật có nội dung ưu việt nhất, là nền
tảng xây dựng các quy định về chống bán phá giá trong GATT.
Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên được nghiên cứu trên phạm vi quốc tế
vào năm 1922 bởi Hiệp hội các quốc gia. Tuy vậy, những nỗ lực của tổ chức này


15
chỉ dừng lại ở việc soạn thảo Biên bản ghi nhớ về bán phá giá, khơng có giá trị ràng
buộc các bên. Đến năm 1947, với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT) thì các biện pháp chống bán giá mới chính thức được đặt dưới
sự chi phối của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, vấn đề này chưa
được chú ý nhiều. Khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh trở
nên gay gắt hơn và các nước thành viên của GATT ngày càng đông đảo hơn thì
chống bán phá giá đã trở thành một mối quan tâm thật sự. Năm 1967, một số quy
định về chống bán phá giá của GATT được chuẩn hoá trong Hiệp định về việc thực
thi điều VI của GATT 1947, thường được gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá.
Năm 1979, Hiệp định này được sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung quan trọng
trong vòng đàm phán Tokyo. Sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với sự ra đời của
WTO, các bên đã ký kết Hiệp định về việc thực thi Điều VI GATT 1994, thường

được gọi với tên “Hiệp định về chống bán phá giá của WTO” thay thế cho Hiệp
định năm 1979. Là một trong những hiệp định thương mại đa biên, Hiệp định chống
bán phá giá của WTO có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên.
1.2. Tổng quan về pháp luật chống bán phá giá của Brazil
1.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến biện pháp chống bán phá giá của Brazil
Luật 9019/95 ban hành ngày 30/3/1995 được thực hiện thông qua Luật 11786
ngày 25/8/2008 quy định các điều khoản cơ bản về việc áp dụng biện pháp chống
bán phá giá và trợ cấp. Luật này được ban hành dựa trên các nguyên tắc chung
trong Hiệp định chống bán phá giá và trợ cấp của WTO, trong đó chủ yếu tập
trung vào thủ tục thực hiện và thời hạn áp dụng của các biện pháp này (Brazilian
Parliament, 1995B).
Nghị định 1602 thông qua ngày 23/8/1995 quy định thủ tục hành chính liên
quan đến việc áp đặt thuế chống bán phá giá. Đây được xem là văn bản pháp lý
hoàn chỉnh nhất về vấn đề bán phá giá của Brazil. Nghị định này cụ thể hóa các vấn
đề trong luật 9019/95 và bổ sung một số nội dung mới. Trong đó, Nghị định quy
định chi tiết các yếu tố làm cơ sở xác định hành vi bán phá giá (giá thông thường và
giá xuất khẩu), thiệt hại, ngành công nghiệp nội địa, quy trình điều tra và áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá (Brazilian Parliament, 1995A).


16
Nghị định 7096 ban hành ngày 04/02/2010 quy định cơ cấu tổ chức của Bộ
Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương, trong đó quy định quyền hạn và nghĩa vụ
của cơ quan CAMEX và SECEX/DECOM trong việc điều tra và áp dụng biện pháp
chống bán phá giá.
Thông tư SECEX 21/96 thơng qua ngày 02/4/1996 quy định nội dung cần có
của đơn khiếu nại khi yêu cầu khởi xướng điều tra bán phá giá. Trong đó, một khiếu
nại phù hợp phải có đầy đủ thơng tin cho thấy sự tồn tại của hành vi bán phá giá,
thiệt hại và mối quan hệ giữa chúng. Các tài liệu đi kèm phải được dịch sang tiếng
Bồ Đào Nha bởi một tổ chức dịch thuật có uy tín (Brazilian Parliament, 1996).

Thơng tư SECEX 59 thơng qua ngày 28/11/2001 quy định về thơng tin bí mật,
thời gian điều tra và quy chế về nền kinh tế phi thị trường trong các cuộc điều tra
phòng vệ thương mại. Theo đó, thơng tin bí mật bao gồm tài liệu chứa thơng tin bí
mật được tách riêng với các tài liệu khác, bảng tóm tắt khơng bí mật và văn bản giải
thích đi kèm. Ngồi ra, cách xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc mỗi giai đoạn
điều tra, gia hạn thời gian điều tra cũng được đề cập chi tiết. Bên cạnh đó, quy chế
về nền kinh tế phi thị trường trong nghị định 1602 được cụ thể hóa trong thơng tư
này, bao gồm liệt kê một số nước đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế và điều
kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá thông thường của sản phẩm bán phá giá
đối với các nền kinh tế khác nhau (Brazilian Parliament, 2001).
Nghị quyết CAMEX 63 thông qua ngày 17/8/2010, đăng trên Công báo ngày
18/8/2010 quy định về việc mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá
và chống trợ cấp trong trường hợp nghi ngờ có hiện tượng lẩn tránh thuế. Đối tượng
của nghị quyết này là sản phẩm tương tự với sản phẩm đang chịu thuế chống bán
phá giá tại Brazil, được nhập khẩu từ một nước thứ ba cũng như các bộ phận, thành
phần cấu thành nên sản phẩm đang bị áp thuế trên (bao gồm nguyên liệu thô, sản
phẩm trung gian hoặc bất kỳ các sản phẩm nào được sử dụng trong quá trình sản
xuất sản phẩm đó). Nếu trong q trình sản xuất sản phẩm tương tự ở nước thứ ba,
doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thơ, sản phẩm trung gian có nguồn gốc từ nước
có sản phẩm là đối tượng đang bị áp thuế chiếm tỉ lệ 60% hoặc hơn trong tổng số
các nguyên liệu thô, sản phẩm trung gian được dùng trong sản xuất sản phẩm đó thì
được xem là có hành vi lẩn tránh thuế; ngoại trừ trường hợp giá trị gia tăng trong


17
q trình sản xuất chiếm hơn 25% chi phí sản xuất sản phẩm (Brazilian Parliament,
2010A).
Pháp lệnh SECEX 21 thông qua ngày 18/10/2010, đăng trên Công báo ngày
20/10/2010 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết CAMEX 63 ngày 17/08/2010, trong
đó hướng dẫn chi tiết thủ tục điều tra xác định hành vi lẩn tránh thuế (Brazilian

Parliament, 2010B).
1.2.2. Cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra và áp dụng biện pháp
chống bán phá giá ở Brazil
1.2.2.1. Ủy ban Ngoại thương Brazil (SECEX)
SECEX là cơ quan trực thuộc Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương
Brazil. Cơ quan này sẽ ra quyết định điều tra bán phá giá dựa trên kết quả phân tích
khiếu nại ban đầu của DECOM. Trong q trình điều tra, SECEX có quyền kéo dài
thời gian cũng như kết thúc điều tra nếu có đề nghị của bên khiếu nại. Sau khi nhận
được kết luận cuối cùng từ DECOM, nếu khơng có bất kỳ bằng chứng về hành vi
bán phá giá, SECEX sẽ tuyên bố chấm dứt điều tra mà không áp dụng biện pháp
nào. Ngược lại, cơ quan này sẽ đệ trình bảng báo cáo kết luận và đề xuất giải pháp
lên Hội đồng Ngoại Thương (CAMEX). Ngoài ra, SECEX cũng ra quyết định tiến
hành rà soát thuế chống bán phá giá và cam kết giá.
1.2.2.2. Ban Phòng vệ Thương mại Brazil (DECOM)
DECOM là một cơ quan trực thuộc SECEX. Cơ quan này có trách nhiệm
thực hiện các cuộc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại tại Brazil. Sau khi
tiếp nhận đơn khiếu nại yêu cầu khởi xướng điều tra từ ngành công nghiệp nội địa,
DECOM sẽ phân tích khiếu nại, sau đó cung cấp kết luận ban đầu để SECEX ra
quyết định khởi xướng điều tra. Khi cuộc điều tra bắt đầu, DECOM sẽ thực hiện
điều tra, xác định hành vi bán phá giá, thiệt hại, mối liên hệ nhân quả hoặc xác định
nguy cơ gia tăng hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại cho nền sản xuất nội địa. Trước
khi kết luận, DECOM cũng có thể đưa ra phán quyết sơ bộ về việc tồn tại hành vi
bán phá giá và đề xuất lên CAMEX áp dụng các biện pháp tạm thời. Sau khi kết
thúc điều tra, DECOM sẽ đệ trình kết luận cuối cùng lên SECEX và khuyến nghị cơ
quan này chấm dứt điều tra mà không áp dụng biện pháp nào hay áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá.


18
1.2.2.3. Hội đồng Ngoại thương Brazil (CAMEX)

CAMEX là cơ quan trực thuộc Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương
Brazil. Sau khi nhận được kết luận điều tra bán phá giá và giải pháp khuyến nghị từ
SECEX, CAMEX sẽ ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá (tạm
thời và chính thức). Cơ quan này ln ln theo dõi các quyết định của SECEX và
có thể ra quyết định trái ngược vì lý do chính trị hoặc lợi ích quốc gia, ví dụ như
khơng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá mặc dù SECEX đề xuất. Ngồi ra,
CAMEX cũng có thẩm quyền chấp nhận hoặc từ chối thỏa thuận cam kết giá từ nhà
xuất khẩu và quyết định kết quả cuối cùng các cuộc rà sốt thuế chống bán phá giá
chính thức và cam kết giá.
1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu biện pháp chống bán phá giá của Brazil
1.3.1. Brazil là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989, quan hệ thương
mại Việt Nam –Brazil đã có những bước phát triển đáng kể. Nằm ở vị trí trung tâm
của Nam Mỹ, với quy mô dân số và kinh tế lớn nhất khu vực, Brazil đã và đang trở
thành thị trường xuất khẩu tiềm năng, là cửa ngõ thâm nhập khu vực Mỹ La Tinh
của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil từ mức 17,757 triệu USD năm 2001
đã tăng lên gần 597,892 triệu USD năm 2011. Hiện tại, Brazil là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực này, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu (VCCI, 2011B). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường
này chủ yếu là giày dép các loại, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, sắt
thép và sản phẩm từ sắt thép, thủy sản, cao su, dệt may, trong đó mặt hàng thủy sản
và giày dép có tốc độ tăng trưởng rất cao trong vòng 3 năm trở lại đây. Năm 2010,
kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng giày dép đạt hơn 126 thiệu USD, tăng gần 200%
so với năm 2009. Tuy kim ngạch này không phải là lớn so với tổng kim ngạch
xuất khẩu giày dép của cả nước nhưng lại cho thấy Brazil là một thị trường nhiều
triển vọng khi một số thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn (VCCI, 2011A).
Những con số thống kê trên đã phần nào khẳng định vị trí quan trọng của thị trường
Brazil trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung.



19
Mặc dù thị trường Brazil giàu tiềm năng nhưng cũng không dễ khai thác.
Cùng là thành viên của WTO và ln đề cao tự do hóa thương mại nhưng một nước
xuất khẩu nhỏ bé như Việt Nam khó có thể mong đợi một sự cạnh tranh hồn tồn
bình đẳng trong mậu dịch với quốc gia này. Một nền kinh tế mới nổi như Brazil
ln có những biện pháp bảo vệ nền sản xuất nội địa của mình vốn đang hoạt động
yếu kém vì năng suất thấp và thuế cao như áp dụng biện pháp chống bán phá, chống
trợ cấp, gây khó khăn trong thủ tục thơng quan và nhập khẩu hàng hóa,…
Từ năm 1988 trở đi, sau nhiều năm là nạn nhân của biện pháp chống bán phá
giá từ các nước, Brazil đã chính thức trở thành quốc gia tiến hành khởi xướng điều
tra bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ phần cịn lại của thế giới và là một
trong số các quốc gia đứng đầu thế giới về áp dụng biện pháp này. Hiện nay, hệ
thống pháp luật về chống bán phá giá của Brazil đang ngày càng hoàn thiện và tinh
vi hơn. Đây là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường này nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói riêng.
1.3.2. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ pháp luật và giảm nguy cơ bị
kiện bán phá giá khi xuất khẩu hàng hóa sang Brazil
Trong bối cảnh các nước đang gia tăng áp dụng biện pháp chống bán phá giá
như một công cụ bảo hộ hợp pháp nền sản xuất nội địa và sử dụng hệ thống pháp
luật phức tạp và tinh vi của mình để thực hiện mục đích này thì việc nghiên cứu quy
định và thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Brazil có nhiều ý nghĩa
đối với doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan chức năng Việt Nam. Việc trình
bày, giải thích các khái niệm, quy định về chống bán phá giá ở Brazil sẽ giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có một cái nhìn tổng quát về pháp luật chống bán
phá giá của nước này, sẵn sàng tâm lý đối phó, tránh rơi vào thế bị động, lúng túng.
Ngồi ra, tìm hiểu thực tiễn các vụ kiện đã diễn ra sẽ mang lại những bài học kinh
nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp phòng tránh nguy cơ bị kiện trong tương lai
cũng như chuẩn bị kế hoạch, lên phương án đối phó hiệu quả nếu vụ kiện xảy ra.
Về phía cơ quan Nhà nước, những thơng tin trên sẽ giúp cơ quan này dự đốn được

xu thế, đối tượng mới mà pháp luật Brazil đang nhắm tới. Qua đó, các cơ quan có
thẩm quyền có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về nguy cơ bị kiện bán phá
giá đối với hàng hóa xuất khẩu, kịp thời thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu


×