Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH



ĐOÀN THỊ THANH TRÀ


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 5 TP. HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên Ngành: TÀI CHÍNH





Nha Trang, tháng 07 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH



ĐOÀN THỊ THANH TRÀ



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 5 TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên Ngành: TÀI CHÍNH


GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ LIÊN HƢƠNG



Nha Trang, tháng 07 năm 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN












Nha Trang, ngày….tháng….năm 2013
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung
và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh Quận 5 Tp.HCM” là công trình đề tài nghiên cứu của tôi, các số liệu là hoàn
toàn thực do tác giả thu thập và phân tích, các nội dung trích dẫn đều ghi rõ nguồn
gốc và kết quả nghiên cứu trong luận văn này chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ tài
liệu nào.
Tác giả


Đoàn Thị Thanh Trà




ii
LỜI CẢM ƠN
Nền kinh tế Việt Nam đang hòa chung nhịp đập với nền kinh tế thế giới, với
những nổ lực trong chặn đường dài hội nhập để kịp bước với các quốc gia khác
trong khu vực và thế giới. Với sự xuất hiện của hệ thống ngân hàng là một bước
tiến vượt bậc của nền một nền kinh tế xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Chính vì thế đã tạo động lực rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Có thể ví ngân
hàng như “người anh cả trong dòng dõi quý tộc”, nó là phép ẩn dụ hội tụ tất cả sự
phát triển, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nước ta.
Xuất phát từ lý do trên cùng với tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành nên
trường Đại học Nha Trang sinh viên chuyên ngành tài chính đi tiếp cận thực tiễn,

nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em về thực tập tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Quận 5 TP. Hồ Chí Minh.
Em chân thành biết ơn quí thầy cô trường Đại học Nha Trang đã tận tình dạy dỗ,
chỉ bảo em trong thời gian học tại trường. Các thầy cô khoa kế toán – tài chính đặc
biệt là cô Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Qua thời gian 3 tháng thực tập tại Agribank CN Q5 Tp.HCM tuy ngắn nhưng với
sự giúp đỡ của các anh chị trong chi nhánh, đặc biệt các anh chị ở phòng tín dụng
và anh Lê Quang Thạch đã cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích. Với sự chỉ bảo
nhiệt tình đã giúp cho nhiều kiến thức thực tế bổ sung cho phần kiến thức đã được
học ở trường, giúp em có thêm niềm tin vào động lực, nền tảng vững chắc khi bước
vào thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Thanh Trà



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ix
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT x
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN xi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 3

4. Phạm vi nghiên cứu: 3
5. Kết cấu đề tài: 3
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG. 4
1.1.1. Khái niệm. 4
1.1.2. Phân loại tín dụng. 4
1.1.2.1. Phân loại dựa theo mục đích sử dụng. 4
1.1.2.2. Phân loại dựa theo thời hạn tín dụng. 4
1.1.2.3. Phân loại dựa theo mức độ tín dụng của khách hàng. 5
1.1.2.4. Phân loại dựa theo hình thức cho vay. 5
1.1.2.5. Phân loại dựa theo đối tƣợng khách hàng. 6
1.1.2.6. Phân loại dựa theo cơ cấu tài chính. 6
1.1.3. Hoat động tín dụng trung và dài hạn. 6
1.1.3.1. Khái niệm về tín dụng trung và dài hạn: 6
1.1.3.2. Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn. 6
1.1.3.3. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn. 7



iv
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn. 9
1.1.4.1. Các yếu tố từ bên ngoài. 9
1.1.4.2. Các yếu tố từ bên trong ngân hàng: 12
1.1.4.3. Các yếu tố thuộc về khách hàng. 19
1.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 20
1.2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. 20
1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc: 20
1.2.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc: 21
1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết có liên quan: 25

1.2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 25
1.2.2.2. Các giả thuyết: 26
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu. 28
2.1.1.1. Mẫu nghiên cứu. 28
2.1.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 29
2.1.2. Quy trình nghiên cứu: 33
2.2. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC. 37
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG 40
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM. 40
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng: 41
3.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 44
3.2. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN CHI NHÁNH QUẬN 5 TP. HỒ CHÍ MINH. 44
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh: 44
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank CN Q5 Tp. HCM: 45
3.2.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành: 46



v
3.2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 46
3.2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban: 47
3.2.3.3. Định hƣớng phát triển: 49
3.2.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 50
3.2.4.1. Tình hình chung về huy động vốn: 50
3.2.4.2. Tình hình chung về sử dụng vốn: 51

3.2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh: 53
3.2.4.4. Quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. 54
3.2.5. Thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Agribank-CN Quận
5 Tp.HCM. 60
3.2.5.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn theo tổ chức kinh tế. 63
3.2.5.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế. 64
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN. 66
3.3.1. Thống kê mô tả thang đo likert các yếu tố đƣợc rút ra từ phân tích hồi quy. 66
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. 70
3.3.2.1. Cronbach Alpha thang đo “Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ”. 71
3.3.2.2. Cronbach Alpha thang đo “Lãi suất cho vay”. 72
3.3.2.3. Cronbach Alpha thang đo “Nhân viên tín dụng”. 72
3.3.2.4. Cronbach Alpha thang đo “Chƣơng trình Marketing”. 73
3.3.2.5. Cronbach Alpha thang đo “Quy trình tín dụng”. 73
3.3.2.6. Cronbach Alpha thang đo “Thẩm định tài sản đảm bảo”. 74
3.3.2.7. Cronbach Alpha thang đo “Hoạt động tín dụng trung và dài hạn”. 75
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá – EFA. 76
3.3.3.1. Phân tích EFA thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín
dụng trung và dài hạn tại ngân hàng của khách hàng. 76
3.3.3.2. Phân tích EFA thang đo hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại
ngân hàng. 78
3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 79



vi
3.4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng hồi quy tuyến tính. 79
3.4.1.1. Kiểm định hệ số tƣơng quan. 80
3.4.1.2. Phân tích hồi quy tuyến tính. 83

3.4.2. Kiểm định các giả thuyết mô hình. 92
3.5. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN. 94
3.5.1 Kiểm định về sự khác biệt theo “Giới tính”. 94
3.5.2 Kiểm định về sự khác biệt theo “Nhóm tuổi”. 96
3.5.3. Kiểm định về sự khác biệt theo “Trình độ học vấn”. 96
3.5.4. Kiểm định về sự khác biệt theo “Thu nhập”. 97
3.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG. 99
CHƢƠNG 4 GỢI Ý CHÍNH SÁCH NÂNG CAO SỰ HÀI LÕNG CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG 101
4.1 Kiến nghị một số giải pháp từ kết quả nghiên cứu. 101
4.1.1. Một số giải pháp cụ thể cho từng yếu tố. 101
4.1.2. Một số giả pháp đƣa ra từ thực trạng. 114
4.1.2.1. Ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ quá hạn: 114
4.1.2.2. Thực hiện tốt công tác khách hàng và nâng cao cơ sở vật chất: 114
4.2 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo. 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC




vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Mã hóa thang đo. 37
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank CN Q5 Tp.HCM. 50
Bảng 3.2: Tình hình dƣ nợ cho vay của Agribank CN Q5 Tp.HCM. 52

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 53
Bảng 3.4: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank CN Q5 Tp.HCM. 60
Bảng 3.5: Tình hình hoạt động tín dụng trung & dài hạn của Agribank CN Q5
Tp.HCM. 63
Bảng 3.6: Tình hình hoạt động tín dụng trung & dài hạn của Agribank CN Q5
Tp.HCM. 64
Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả yếu tố “Lãi suất cho vay ” 66
Bảng 3.8: Kết quả thống kê mô tả yếu tố “Nhân viên tín dụng”. 67
Bảng 3.9: Kết quả thống kê mô tả yếu tố “Chƣơng trình marketing” 68
Bảng 3.10: Kết quả thống kê mô tả yếu tố “Quy trình tín dụng” 69
Bảng 3.11: Kết quả thống kê mô tả yếu tố “Thẩm định tài sản đảm bảo” 69
Bảng 3.12: Kết quả thống kê mô tả biến “Hoạt động tín dụng trung và dài hạn” 70
Bảng 3.13 : Kết quả Cronbach Alpha thang đo “Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ” 71
Bảng 3.14: Kết quả Cronbach Alpha thang đo “Lãi suất cho vay” 72
Bảng 3.15: Kết quả Cronbach Alpha thang đo “Nhân viên tín dụng” 72
Bảng 3.16: Kết quả Cronbach Alpha thang đo “Chƣơng trình Marketing” 73
Bảng 3.17: Kết quả Cronbach Alpha thang đo “Quy trình tín dụng” 74
Bảng 3.18: Kết quả Cronbach Alpha thang đo “Thẩm định tài sản đảm bảo” 74
Bảng 3.19: Kết quả Cronbach Alpha thang đo “Hoạt động tín dụng trung và dài hạn” 75
Bảng 3.20: Kết quả EFA các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng trung và dài
hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh Quận 5 Tp.HCM. 76
Bảng 3.21: Kết quả EFA thang đo hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân
hàng Agribank CN Quận 5 Tp.HCM. 79
Bảng 3.22: Hệ số tƣơng quan 80



viii
Bảng 3.23: Kiểm định đa cộng tuyến. 87

Bảng 3.24: Kiểm định Dubin –Watson. 88
Bảng 3.25: Bảng Model Summary và ANOVA. 90
Bảng 3.26. Kết quả hồi quy bội sử dụng phƣơng pháp Enter. 91
Bảng 3.27: Kết quả I.Samples T-test so sánh mức đánh giá hoạt động tín dụng trung
và dài hạn theo giới tính. 95
Bảng 3.28: Kết quả phân tích One-Way Anova so sánh mức đánh giá hoạt động tín
dụng trung và dài hạn theo giới tính. 95
Bảng 3.29: Kiểm định Leneve về mức đánh giá của khách hàng theo độ tuổi. 96
Bảng 3.30: Kết quả phân tích One-Way Ano và so sánh mức đánh giá của khách
hàng theo độ tuổi. 96
Bảng 3.31: Kiểm định Leneve về hoạt động tín dụng trung và dài hạn của khách
hàng theo trình độ học vấn. 97
Bảng 3.32: Kết quả phân tích One-Way Anova so sánh mức đánh giá của khách
hàng theo độ tuổi. 97
Bảng 3.33: Kiểm định Leneve về hoạt động tín dụng trung và dài hạn của khách
hàng theo thu nhập. 98
Bảng 3.34: Kết quả phân tích One-Way Anova so sánh mức đánh giá của khách
hàng theo thu nhập. 98




ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Tình hình tăng trƣởng vốn huy động của Agribank CN Q5 Tp.HCM . 51
Biểu đồ 3.2: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng Agribank –CN Q5, Tp.HCM 52
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn. 52
Biểu đồ 3.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Agribank CN Q5 Tp.HCM 53
Biểu đồ 3.5: Biến động doanh số cho vay của Agribank CN Q5 Tp.HCM qua 3 năm. 61

Biểu đồ 3.6: Tình hình thu nợ cho vay của Ngân hàng qua 3 năm. 62
Biểu đồ 3.7:Tình hình dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn theo tổ chức kinh tế
Agribank CN Q5 Tp.HCM. 63
Biểu đồ 3.8. Tình hình dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn theo ngành kinh tế Agribank
CN Q5 Tp.HCM. 65

Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu. 36
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank 44
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận
5 Tp.HCM. 46
Sơ đồ 3.3: Quy trình tín dụng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng 55
Sơ đồ 3.4 : Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 89

Hình:
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đánh giá chất lƣợng dịch vụ Ngân hàng Ngoại
Thƣơng Chi nhánh tại Nha Trang 23
Hình 1.2: Mô hình đo lƣờng mức độ thỏa mãn trong công việc của ngƣời lao động
tại Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar. 24
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng
trung và dài hạn tại Agribak CN Q5 Tp.HCM 26
Hình 3.1. Đồ thị phân tán Scatterplot. 84
Hình 3.2: Biểu đồ tần số Histogram. 85
Hình 3.3: Biểu đồ P-P plot 86



x
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


- ANOVA (Analysis of Variance): Phân tích phƣơng sai
- EFA (Exporation Factor Analysis): Phân tích nhân tốkhám phá.
- KMO (Kaiser-Meyer-OlkinMeasure of Sampling Adequacy): Chỉ số dùng để
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.
- NHTM: Ngân hàng thƣơng mại.
- TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
- SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùng
trong các ngành khoa học xã hội.
- SIG. (Observed Significance level): Mức ý nghĩa quan sát.
- Std.Dev (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn.
- SEM (Structural Equation Modeling): Mô hình cấu trúc tuyến tính.
- VIF (Variance Inflation Factor): Hệ số phóng đại phƣơng sai.













xi
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm: (1) Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến
hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Quận 5 Tp.HCM; (2) Xác định thứ tự tầm quan trọng của

từng yếu tố; (3) Kiểm tra liệu có sự khác biệt về hoạt động tín dụng trung và dài hạn
của ngân hàng theo các đặc điểm cá nhân của khách hàng; (4) Đề xuất một số kiến
nghị cho lãnh đạo ngân hàng.
Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là phƣơng pháp nghiên cứu
định tính và định lƣợng. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc thu thập từ 189
mẫu khảo sát từ bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức tại Ngân hàng. Phần mềm phân
tích thống kê SPSS 16.0 đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu.
Từ các lý thuyết về tín dụng trung và dài hạn, các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt
động tín dụng trung và dài hạn và các nghiên cứu thực tiễn của các nhà nghiên cứu
về vấn đề này, tác giả đã xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín
dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Quận 5 Tp.HCM với thang đo Likert 5 mức độ. Dựa trên dữ liệu
thu thập đƣợc từ bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức, độ tin cậy thang đo đƣợc
kiểm định bởi hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình
nghiên cứu đề xuất ban đầu với 6 biến độc lập là: Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, lãi
suất cho vay, nhân viên tín dụng, chƣơng trình marketing, quy trình tín dụng, thẩm
định tài sản đảm bảo và biến phụ thuộc là hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA, mô hình nghiên cứu điều chỉnh vẫn đƣợc giữ nguyên 6 yếu tố và
tên các yếu tố nhƣ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Ngoài ra từ 29 biến quan
sát ban đầu sau khi kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA đã loại đi
3 quan sát còn lại 26 quan sát sử dụng cho phân tích tiếp theo. Trong 6 yếu tố đƣa
vào phân tích hồi quy tuyến tính chỉ có 5 yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng
trung và dài hạn tại Ngân hàng, còn lại 1 yếu tố không ý nghĩa trong phân tích hồi



xii
quy tuyến tính hay không có ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Yếu
tố ảnh hƣởng mạnh nhất là “Lãi suất cho vay (β’=0,429)” và yếu tố ảnh hƣởng ít

nhất là “Chƣơng trình marketing (β’=-0,121)”. Mức độ đánh giá chung về hoạt
động tín dụng trung và dài hạn của khách hàng là 3,1623. Các yếu tố có mức đánh
giá bình quân cao hơn mức đánh giá chung bình quân gồm: chƣơng trình marketing
là 3,3347; nhân viên tín dụng là 3,3079; quy trình tín dụng là 3,2672; thẩm định tài
sản đảm bảo là 3,2024 và một yếu tố đƣợc khách hàng đánh giá bình quân thấp hơn
mức bình quân của hoạt động tín dụng trung và dài hạn là lãi suất cho vay là
3,1492. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt giữa các đặc điểm cá nhân của
khách hàng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận 5 Tp.HCM ở đặc điểm “Trình độ học vấn” và
“Thu nhập bình quân/ tháng”.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho nhà lãnh đạo Ngân hàng thấy đƣợc những
yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quận 5 Tp.HCM để từ đó đƣa
ra các giải pháp cần thiết và phù hợp với Ngân hàng để nâng cao mức hiệu quả hoạt
động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Năm 2012, chúng ta đã chứng kiến biết bao biến động đầy “bĩ cực”. Theo nhận
định của TS. Võ Trí Thành - Phó viện trƣởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ƣơng: “Khó khăn chƣa từng thấy, khó khăn đến mức chính các chuyên gia
kinh tế, các nhà khoa học cũng không lƣờng hết” (Nguồn: Bùi Sim Sim 2013,
Ngành ngân hàng nhìn từ cột mốc 2012, Truy cập vào ngày 24 tháng 01 năm 2013,
từ htpp://www.thoibaonganhang.vn/). Nhìn ra thế giới, thấy dày đặc những mảng
đen về khủng hoảng nợ công Châu Âu, suy thoái kéo dài từ nền kinh tế các quốc gia
phát triển và nền kinh tế các quốc gia mới nổi, các bất ổn chính trị của nhiều khu
vực Ngoảnh vào trong nƣớc, gặp phải những bất ổn kinh tế vĩ mô, những nợ xấu,

hàng tồn kho, bất động sản đóng băng… Tất cả nhƣ cùng “bắt tay” để tạo nên
những hiệu ứng dây chuyền lớn, gây ảnh hƣởng nặng nề đến cỗ máy hoạt động của
nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Với bối cảnh trên, để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng, thì đất nƣớc ta cần
nhiều nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực, … Trong đó “vốn” đƣợc coi là yếu tố
chủ lực nhất. Vì điều kiện vốn của Ngân sách Nhà nƣớc có hạn, thị trƣờng chứng
khoán cũng gặp nhiều khó khăn, vốn tự có của doanh nghiệp rất thấp cho nên vốn
của các NHTM có vai trò rất quan trọng. Trong thời kỳ này, đòi hỏi một lƣợng vốn
rất lớn đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn, kinh tế nông thôn. Nhƣ vậy nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế
đang và sẽ là rất lớn.
Đây chính là cơ hội hết sức thuận lợi đối với các NHTM để phát triển hoạt động
kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng. Nhƣng bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các
Ngân hàng cũng diễn ra gay gắt. Vì vậy để tăng lợi thế cạnh tranh của mình trƣớc
các Ngân hàng khác thì cần phải có những giải pháp, chính sách cải cách để nâng
cao chất lƣợng dịch vụ cho Ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng trung và dài hạn.



2
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn còn chƣa đƣợc
chú trọng, gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ: môi trƣờng
kinh tế, chính trị, pháp lý; môi trƣờng văn hóa, xã hội, dân cƣ; môi trƣờng cạnh
tranh, sản phẩm dịch vụ thay thế, khách hàng… và cả môi trƣờng bên trong của
Ngân hàng. Đây là các yếu tố ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tín dụng trung và dài
hạn của Ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên. Dựa vào kiến thức
đã đƣợc học về chuyên ngành tài chính và kiến thức thực tiễn đƣợc lĩnh hội trong
thời gian thực tập tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Quận 5 Tp.HCM mà tác giả
chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại
Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Quận 5

TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Kết quả nghiên cứu này
nhằm góp một phần nhỏ vào công tác quản trị tín dụng, giúp bộ phận tín dụng cũng
nhƣ ban lãnh đạo Ngân hàng đƣa ra những chính sách và biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng nhằm mục đích để khách hàng gắn bó và trung thành với
Ngân hàng hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu nhƣng vấn đề lý thuyết cơ bản của tín dụng và tín dụng trung
và dài hạn.
- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quận 5 TP. Hồ Chí Minh giai
đoạn 2010 – 2012.
- Chỉ rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn, mối
tƣơng quan các yếu tố.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và
dài hạn tại Agribank Chi nhánh Q5 TP.HCM.



3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu kết hợp cả hai phƣơng pháp định lƣợng
và định tính.
- Phƣơng pháp định tính: thông qua thảo luận, trao đổi với các anh chị Phòng tín
dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn
tại Agribank CN Q5 TP.HCM. Sau đó tiến hành điều tra, kiểm tra thử các yếu tố
ảnh hƣởng và cuối cùng thực hiện cuộc điều tra chính thức đo lƣờng sự ảnh hƣởng
đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
- Phƣơng pháp định lƣợng: sử dụng thang đo Likert, thu thập số liệu thông qua
phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng là khách hàng.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập đƣợc trong quá trình phỏng
vấn sẽ đƣợc mã hóa và làm sạch. Sau đó, thống kê mô tả, kiểm định thang đo bằng
hệ số tin cậy CronbachAlpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hồi quy
tuyến tính, kiểm định ANOVA bằng phần mềm SPSS 16.0.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu các hoạt động tại Ngân hàng nói chung và các hoạt
động ở Phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Quận 5 Tp.HCM trong phạm vi đề tài.
Thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 25/2/2013 đến ngày 31/5/2013 và các
số liệu phận tích hoạt động tín dụng đƣợc thu thập trong 3 năm 2010 – 2012.
5. Kết cấu đề tài:
Gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng
trung và dài hạn tại Ngân hàng.
Chƣơng 4: Gợi ý chính sách, kết luận và kiến nghị.



4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG.
1.1.1. Khái niệm.
Tín dụng là quan hệ vay mƣợn đƣợc thể hiện dƣới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật
dựa trên nguyên tắc ngƣời đi vay phải hoàn trả cho ngƣời cho vay cả vốn lẫn lãi sau
một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2. Phân loại tín dụng.

1.1.2.1. Phân loại dựa theo mục đích sử dụng.
- Tín dụng sản xuất kinh doanh: Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh
nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: Là tín dụng cung cấp cho cá nhân có nhu cầu tiêu dùng.
- Tín dụng xuất nhập khẩu: Là hình thức cung cấp tín dụng cho hoạt động thu
mua hoặc sản xuất hàng hóa để xuất nhập khẩu
1.1.2.2. Phân loại dựa theo thời hạn tín dụng.
Phân loại tín dụng theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với các Ngân hàng, nó
phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến tính an toàn
và sinh lời của Ngân hàng thƣơng mại.
- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay 12 tháng và đƣợc sử dụng để bù đắp sự
thiếu hụt vốn lƣu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Có thời gian từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Tín dụng trung
hạn thƣờng sử dụng cho mục đích mua các loại tài sản cố định nhƣ phƣơng tiện sản
xuất, phƣơng tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi… các trang thiết bị có nhu cầu
nguồn vốn từ 1 đến 5 năm.



5
- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên. Những công trình đầu tƣ
lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc tầm vĩ mô nhƣ: máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây
dựng cầu đƣờng có nhu cầu nguồn vốn từ 5 năm đến 10, có khi đến 20 năm sẽ sử
dụng tín dụng dài hạn.
1.1.2.3. Phân loại dựa theo mức độ tín dụng của khách hàng.
- Tín dụng có đảm bảo: Đó là sự cam kết của khách hàng về việc dùng tài sản
đảm bảo thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính trong trƣờng hợp
không trả đƣợc nợ. Tín dụng đảm bảo đƣợc áp dụng đối với những khách hàng có
rủi ro cao, có tình hình tài chính không ổn định…
- Tín dụng không đảm bảo (tín chấp): Là hình thức mà khách hàng có nhu cầu

vay vốn với hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo. Tín dụng này thƣờng
cấp cho khách hàng có uy tín cao, có quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng, có tình
hình tài chính lành mạnh ổn định.
1.1.2.4. Phân loại dựa theo hình thức cho vay.
- Chiết khấu: Là việc Ngân hàng thƣơng mại ứng trƣớc tiền cho khách hàng
tƣơng ứng với giá trị thƣơng phiếu sau khi đã trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng
để sở hữu một thƣơng phiếu chƣa đến hạn.
- Cho vay: Đƣợc hiểu là việc Ngân hàng thƣơng mại cấp tín dụng cho khách
hàng của mình với sự cam kết là khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho Ngân hàng
trong khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cam kết. Cho vay là một nghiệp vụ
truyền thống của Ngân hàng và là hoạt động sinh lời cao nhất cho các Ngân hàng
thƣơng mại.
- Bảo lãnh: Là việc Ngân hàng thƣơng mại cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay khách hàng khi khách hàng của mình không có khả năng trả các khoản nợ. Tuy
không phải xuất tiền ra, song Ngân hàng vẫn thu đƣợc lợi từ khách hàng nhờ uy tín
của mình. Nghiệp vụ này sẽ đƣợc đƣa vào tài khoản ngoại bảng của Ngân hàng.



6
1.1.2.5. Phân loại dựa theo đối tƣợng khách hàng.
- Tín dụng doanh nghiệp: Là hình thức cấp tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho
việc đầu tƣ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này
thƣờng có nhu cầu vốn lớn, tuy nhiên số lƣợng khách hàng thƣờng không lớn lắm.
- Tín dụng cá nhân: Là hình thức cấp tín dụng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu
tiêu dùng nhƣ mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các
chi phí thông thƣờng của đời sống. Nhóm đối tƣợng này có số lƣợng rất lớn và
thƣờng có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẽ.
1.1.2.6. Phân loại dựa theo cơ cấu tài chính.
- Tín dụng bổ sung vốn lƣu động: Là loại hình tín dụng đƣợc cấp phát để hình

thành vốn lƣu động của các tổ chức kinh tế nhƣ: cho vay để dự trữ hàng hóa đối với
xí nghiệp thƣơng nghiệp, bù đắp vốn thiếu hụt tạm thời…
- Tín dụng bổ sung tài sản cố định: Là loại hình tín dụng đƣợc cấp phát để hình
thành tài sản cố định. Loại này thƣờng đƣợc đầu tƣ để mua sắm tài sản cố định, cải
tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình mới….
1.1.3. Hoat động tín dụng trung và dài hạn.
1.1.3.1. Khái niệm về tín dụng trung và dài hạn:
Tín dụng trung và dài hạn “Là hoạt động tài chính cho khách hàng vay vốn trung
và dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời
sống”. Hoạt động tín dụng trung hạn thƣờng có thời gian từ 1 đến 5 năm, còn hoạt
động tín dụng dài hạn thƣờng có thời gian trên 5 năm.
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn bao gồm các hình thức sau: tín dụng theo
hình thức dự án đầu tƣ, hình thức cho thấu chi, bảo lãnh trung và dài hạn…
1.1.3.2. Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn.
- Rủi ro lớn: Trong nền kinh tế thị trƣờng luôn có sự biến động không ngừng, rất
đa dạng và phức tạp, mà những biến động đó dù nhỏ đến đâu cũng ảnh hƣởng rất



7
lớn tới hoạt động ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng. Mà thời hạn tín dụng
thƣờng là rất lớn, do vậy nó luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể lƣờng trƣớc đƣợc
cho dù các nhà Ngân hàng tài ba thế nào đi chăng nữa cũng khó có thể đoán trƣớc
đƣợc các thay đổi trong nền kinh tế.
- Lãi suất cao: Do các khoản tín dụng trung - dài hạn có rủi ro lớn nên để bù đắp
cho các khoản rủi ro lớn mà ngân hàng phải chịu thì lãi suất tín dụng trung - dài hạn
cũng phải cao hơn so với lãi suất của các khoản vay ngắn hạn. Bên cạnh đó nguồn
vốn sử dụng cho tín dụng trung - dài hạn lại đắt và khan hiếm, dẫn đến giá cả đầu ra
cũng phải tƣơng ứng với chi phí đầu vào.
- Mục đích của tín dụng trung - dài hạn: Để phục vụ đầu tƣ mở rộng sản xuất,

mua sắm máy móc, thiết bị, TSCĐ, xây dựng cơ sở hạ tầng những tài sản này có
thời gian sử dụng dài, thời gian hoàn thành lâu, thời gian thu hồi vốn dài. Do đó,
chúng ta chƣa thấy ngay đƣợc hiệu quả sử dụng của khoản vay, việc quản lý khoản
tiền ứng trƣớc gặp nhiều khó khăn hơn.
1.1.3.3. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn.
 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp:
- Tín dụng trung và dài hạn là nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp có điều kiện mở
rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn mở
rộng thị trƣờng hoạt động của mình và nếu vậy phải mở rộng sản xuất. Nhƣng
không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để tiến hành mở rộng sản xuất kinh
doanh. Do vậy để đáp ứng nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đối với
doanh nghiệp cần đi vay mƣợn, và nguồn chủ yếu là các ngân hàng.
- Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công
nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất. Điều đó giúp doanh nghiệp thích nghi với tình hình
thị trƣờng. Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc mở rộng sản xuất,
đầu tƣ tài sản cố định, đổi mới công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chất
lƣợng sản phẩm và giảm chi phí đến mức tối thiểu.



8
- Tín dụng trung và dài hạn còn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong việc
thoả mãn và nắm lấy cơ hội kinh doanh. Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh
nghiệp có thể nhanh chóng vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh
doanh, gia tăng sản lƣợng để chiếm lĩnh thị trƣờng. Khi doanh nghiệp đi vay vốn
trung và dài hạn tại Ngân hàng thƣơng mại sẽ có thể điều chỉnh đƣợc kỳ hạn nợ.
Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ tại một thời điểm nhất định nào đó
thì có xin Ngân hàng gia hạn nợ. Ngoài ra, tín dụng trung và dài hạn tránh đƣợc các
chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, lệ phí đăng ký
 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế:

- Tín dụng trung và dài hạn thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, điều hòa
lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng trung và dài
hạn, các Ngân hàng thƣơng mại đã tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
và cho các đối tƣợng có nhu cầu vay, qua đó đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng,
đổi mới công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất, mở rộng đầu tƣ phát
triển nền kinh tế.
- Tín dụng trung và dài hạn cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Đầu tƣ cho vay
trung và dài hạn trực tiếp hay gián tiếp góp phần phát triển khoa học công nghệ, tạo
công ăn việc làm, ổn định lạm phát, nâng cao đời sống của dân cƣ, phát triển lực
lƣợng lao động, giúp tăng trƣởng kinh tế ổn định.
- Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế đối
ngoại. Tín dụng trung và dài hạn đã trở thành một trong những phƣơng tiện nối liền
kinh tế các nƣớc với nhau dƣới các hình thức: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín
dụng hỗ trợ phát triển, cho vay viện trợ…
- Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
cần vốn đầu tƣ trang thiết bị, máy móc… Tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu
đó của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đảm bảo nâng cao hiệu



9
quả sản xuất, cạnh tranh trên thị trƣờng để kinh doanh có lãi, thu hồi vốn đầu tƣ trả
nợ cho Ngân hàng.
 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với ngân hàng thƣơng mại:
- Tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, đồng
thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Tín dụng trung và dài hạn cả về
số lƣợng lẫn chất lƣợng là hoạt động mang tính chiến lƣợc, mang lại thu nhập chủ
yếu cho các Ngân hàng thƣơng mại.

- Tín dụng trung và dài hạn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của Ngân hàng
nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Khi Ngân hàng cấp tín dụng cho khách
hàng, Ngân hàng đã tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tƣơng lai, khi có
mối quan hệ, Ngân hàng có điều kiện lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ khác
do mình cung cấp.
- Bên cạnh đó, tín dụng trung và dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyết
nguồn huy động còn dư thừa tại mỗi Ngân hàng thương mại. Vì vậy cần nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn để giải quyết vấn đề huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của
Ngân hàng.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
1.1.4.1. Các yếu tố từ bên ngoài.
 Môi trường pháp lý:
Tài chính – ngân hàng là mạch máu không thể thiếu của nền kinh tế, nó đóng vai
trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và tăng trƣởng của đất nƣớc ta. Vì vậy
tất cả các hoạt động của ngân hàng đều chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng
Trung ƣơng và Chính phủ. Tùy theo mục đích kinh tế trong từng thời kì, giai đoạn
khác nhau mà các cơ quan này đƣa ra các chính sách kinh tế sao cho phù hợp. Nó
có thể bao gồm: Chính sách ƣu đãi, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, các quy
định về tỷ lệ dự trử bắt buộc,…



10
Các qui định của pháp luật và các yêu cầu giải quyết các tranh chấp tố tụng về
hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mãi tài sản, bán đấu giá còn chƣa rõ ràng,
cụ thể. Thời gian khởi kiện vụ án kinh tế quá dài, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp
đồng dân sự thì rƣờm rà, phức tạp. Quy định về việc vô hiệu hợp đồng quá rộng,
các biện pháp cƣỡng chế dân sự để thu hồi tài sản trả cho ngân hàng còn chƣa đầy
đủ và tính khả thi trong thực tế còn chƣa cao. Đặc biệt là pháp luật còn chƣa quy

định rõ cụ thể trách nhiệm của ngƣời trực tiếp cầm tiền, ngƣời sử dụng tiền vay để
ngăn chặn hành vi lừa đảo, lẫn lộn giữa trách nhiệm của ngƣời vay với trách nhiệm
của cán bộ Ngân hàng, đồng thời còn rất khó phân biệt giữa kinh tế với dân sự, hình
sự, lẫn lộn trách nhiệm hành chính, hình sự. Việc quản lý của Nhà nƣớc, quản lý
kinh doanh của NHNN đối với ngân hàng cấp dƣới, các ngân hàng cổ phần còn
chƣa chặt chẽ, đầy đủ đúng với chức năng là ngân hàng của các Ngân hàng.
 Môi trường kinh tế:
Môi trƣờng kinh tế là một yếu tố mà không một chủ thể kinh tế nào không bị tác
động chỉ có sự tác động đó là tốt hay xấu tùy thuộc vào mỗi chủ thể với các đặc
trƣng của nó. Do đó không ngoại lệ, môi trƣờng kinh tế cũng sẽ tác động tới hoạt
động tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng của Agribank CN
Q5 Tp.HCM.
Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trƣởng kinh
tế. Một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trƣởng ổn định, môi trƣờng kinh
doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ tăng là cơ hội rất tốt cho các doanh
nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng trong giai đoạn
này là rất cao. Ngân hàng cũng dễ dàng cho vay vì khả năng gặp rủi ro mất vốn là
rất thấp. Ngƣợc lại, trong giai đoạn kinh tế trì trệ, giảm phát, thất nghiệp cao, đầu tƣ
không mang lại hiệu quả, dễ thất bại, ngay cả nếu có thành công thì chƣa chắc thu
nhập đó đã cao bằng tiền gửi của khách hàng, hoạt động của ngân hàng bị ngƣng
trệ, vốn của ngân hàng nằm trong tình trạng bị đóng băng không cho vay đƣợc. Còn
nếu cho vay đƣợc, khả năng thu hồi các khoản vay vốn gặp nhiều khó khăn, rủi ro.

×