Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 68 trang )

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 13 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NHNo&PTNT CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG:
3.1.1Khái quát về huyện Châu Thành:
Châu Thành là một trong 4 huyện nằm ở phía Tây tỉnh Tiền Giang. Phía
Đông huyện Châu Thành giáp huyện Chợ Gạo và Thành phố Mỹ Tho, Tây giáp
huyện Cai Lậy, Nam giáp tỉnh Bến Tre, Bắc giáp huyện Tân Phước và tỉnh Long
An. Với vị trí địa lí tiếp giáp với nhiều huyện, tỉnh thành làm cho Ngân hàng có
nhiều đối thủ cạnh tranh như: NHNo&PTNT huyện Tân Phước, Ngân hàng phát
triển nhà Đồng bằng sông Cửu long, các Ngân hàng ở tỉnh Long An,… Đây là trở
ngại không nhỏ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Châu Thành trong những
năm qua.
Tình hình kinh tế xã hội của huyện Châu Thành trong 3 năm 2004 - 2006
bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bất lợi như sự gia tăng giá sắt, thép, xăng, dầu,
phân bón, đặc biệt là sự gia tăng giá vàng đã kéo theo sự gia tăng giá của hầu hết
các mặt hàng tiêu dùng khác. Dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục tái phát, dịch lở
mồm long móng ở gia súc xuất hiện đã gây thiệt hại tài sản của nông dân. Những
nhân tố trên ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của huyện.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm dần khu vực I, tăng
khu vực II và III.
Khu vực 2004 2005 2006
- Khu vực I (nông, lâm, ngư) 54,48% 46,30% 41,68%
- Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) 22,02% 27,90% 30,76%
- Khu vực 3 (thương mại, dịch vụ) 23,50% 25,80% 27,56%


3.1.2 Khái quát về NHNo&PTNT huyện Châu Thành:
3.1.2.1 Lịch sử hình thành: Ngày 19/06/1998 theo Quyết định
số 340 QĐ/NHNo-02 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam
thì NHNo&PTNT Châu Thành là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh
Tiền Giang.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 14 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

3.1.2.2 Vị trí:
Trụ sở của NHNo&PTNT huyện Châu Thành đặt tại số 20 Ấp Cá, Thị
trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trụ sở Ngân hàng nằm dọc
quốc lộ 1A cách Thành phố Hồ Chí Minh 60 km và thành phố Mỹ Tho 12 km.
Hiện NHNo&PTNT Châu Thành có 2 chi nhánh trực thuộc: chi nhánh Long
Định đặt tại xã Long Định và chi nhánh Vĩnh Kim đạt tại xã Vĩnh Kim.
3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý:
Trong hoạt động của bất kì một Ngân hàng nào dù là Ngân hàng quốc
doanh hay là Ngân hàng thương mại thì cơ cấu tổ chức và quản lý và nguồn nhân
sự luôn đóng vai trò quyết địn đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy,
chúng ta tiến hành phân tích cơ cấu tổ chức và quản lý tại NHNo&PTNT Châu
Thành để có thể giải thích được phần nào những mặt mà Ngân hàng làm đuợc
cũng như những hạn chế trong công tác tín dụng những năm qua tại Ngân hàng.
Tính đến ngày 10/06/2007, tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại
Ngân hàng Châu Thành là 56 người: trong biên chế 53 người, hợp đồng công
nhât 3 người. Trình độ chuyên môn: 29 đại học, 5 cao đẳng, 1 bổ túc sau trung
học, 8 trung cấp, 7 sơ cấp, 6 chưa qua đào tạo chuyên môn.














Hình 2: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH
TÍNH ĐẾN THÁNG 06/2007
Chi
nhánh
Vĩnh
Kim
Giám đốc
PGĐ phụ
trách tín dụng
PGĐ phụ trách
KT-NQ, HC
Phòng tín
dụng
Phòng HC-
NS
Phòng KT-
NQ
Chi
nhánh

Long
Định
Nghiệp vụ tín
dụng
Nghiệp
vụ kế
toán
Nghiệp
vụ
ngân
quỹ
Phòng
nghiệp
vụ
Phòng
nghiệp
vụ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 15 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương


Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
v Ban giám đốc:
- Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của đơn vị, kí hợp đồng tín
dụng với khách hàng trong giới hạn ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT
Việt Nam.
- Ban giám đốc hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm

vụ, phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên theo dõi hoạt động tài chính,
huy động vốn, công tác tín dụng. Ban giám đốc có quyền quyết định các việc tổ
chức hoặc miễn nhiễm, khen thưởng các cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
v Phòng tín dụng:
- Phòng tín dụng tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh, thẩm định
hồ sơ vay vốn của khách hàng, lập hồ sơ và đề xuất ý kiến việc xem xét cho vay
vốn với Ban giám đốc, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị, cá nhân
vay vốn.
- Phòng tín dụng thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Hàng tháng, phòng tín dụng thực hiện báo cáo hoạt động tín dụng..
v Phòng kế toán ngân quỹ:
- Phòng kế toán phải kiểm tra hồ sơ vay theo danh mục quy định.
- Phòng kế toán ngân quỹ có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng mở tài
khoản tiền vay, tiền gởi.
- Cán bộ phòng kế toán ngân quỹ làm thủ tục phát vay theo lệnh của
Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
- Phòng kế toán ngân quỹ thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ
sở chứng từ, thu chi phát sinh trong ngày.
- Cuối ngày, phòng kế toán ngân quỹ đối chiếu giữa tiền mặt và sổ sách
phải khớp đúng.
v Phòng hành chính nhân sự:
- Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ sắp xếp, bố trí nhân sự tại đơn
vị, xây dựng quy chế làm việc, tham mưu xây dựng mạng lưới kinh doanh tại chi
nhánh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 16 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương



- Phòng hành chính nhân sự có quyền đề xuất thực hiện định mức lao
động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm theo quy định
- Phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm phân công cán bộ trực cơ
quan đầy đủ.
3.1.2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2004 -
2006) tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành - Tiền Giang:
Dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004-
2006 tại NHNo&PTNT Châu Thành, ta thấy nhìn chung doanh thu, chi phí, lợi
nhuận qua 3 năm tại Ngân hàng biến đổi theo chiều hướng tốt. Cụ thể như sau:
( Về doanh thu: Nhìn chung doanh thu của Ngân hàng qua 3 năm
đều tăng nhưng tốc độ tăng 2005/2004 cao hơn 2006/2005 cả về số tuyệt đối lẫn
tương đối. Năm 2005 doanh thu là 42.840 triệu tăng 13.341 triệu với tốc độ tăng
là 45,23%, năm 2006 doanh thu đạt 46.007 triệu tăng về số tuyệt đối là 3.167
triệu hay tăng về số tương đối là 7,39% so cùng kì năm 2005. Tốc độ tăng doanh
thu 2005/2004 cao hơn 2006/0005 chủ yếu là do tác động của khoản thu từ lãi.
Thu từ lãi và các khoản thu có tính chất lãi: Nhìn chung khoản thu
từ lãi và các khoản thu có tính chất lãi qua 3 năm đều tăng nhưng tốc độ tăng
năm 2005/2004 cao hơn 2006/2005 chủ yếu là do tác động của thu lãi cho vay.
ü Thu lãi cho vay: Nhìn chung thu lãi cho vay tại Ngân hàng
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu, tăng qua 3 năm nhưng với tốc độ không
ổn định. Năm 2005 thu lãi cho vay là 42.357 triệu (chiếm tỉ trọng 98,87%) tăng
13.302 triệu tốc độ tăng là 45,78%, năm 2006 khoản thu này là 44.757 triệu
(chiếm tỉ trọng 87,28%) tăng về số tuyệt đối là 2.400 triệu hay tăng về số tương
đối là 5,67% so cùng kì năm 2005. Thu từ lãi cho vay chiếm tỉ trọng cao trong
tổng doanh thu tại Ngân hàng trong 3 năm 2004 – 2006 thể hiện nguồn thu chính
của Ngân hàng là thu lãi cho vay. Điều này là hoàn toàn hợp lí bởi đối với hệ
thống NHNo đặc biệt là chi nhánh Ngân hàng huyện như Châu Thành thì nghiệp
vụ chính là huy động vốn và cấp tín dụng còn các dịch vụ khác vẫn chưa có điều

kiện phát triển. Tốc độ tăng thu lãi cho vay 2005/2004 cao là do năm 2004 trên
địa bàn huyện chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm (doanh số cho vay
ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay theo ngành nghề
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 17 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

tại Ngân hàng) nên Ngân hàng tiến hành khoanh nợ cho bà con, không thu lãi đối
với các hộ này theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam do đó khoản thu lãi cho
vay năm 2004 thấp dẫn đến tốc độ tăng thu lãi cho vay 2005/2004 cao.
ü Thu lãi tiền gửi: Ta thấy trong 2 năm 2004, 2005 Ngân hàng
không có khoản thu này là do trong 2 năm này nguồn vốn ngân hàng chỉ đủ đáp
ứng cho nghiệp vụ cấp tín dụng.
Thu ngoài lãi: Nhìn chung khoản thu này chiếm tỉ trọng không
đáng kể (năm 2004 là 1,43%, năm 2005 là 1,12%, năm 2006 là 2,16%) trong
tổng doanh thu và đều tăng qua 3 năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Thu ngoài
lãi chiếm tỉ trọng thấp là phù hợp bởi vì trong những năm qua nghiệp vụ chính
của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay còn các hoạt động khác như: dịch vụ,
kinh doanh ngoại tệ,… vẫn chưa có điều kiện phát triển. Mặc dù khoản thu này
chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh thu nhưng có sự gia tăng cả về số tuyệt đối
và tương đối qua 3 năm điều đó thể hiện Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong thời
gian qua.
Trong thu ngoài lãi ta thấy chủ yếu là thu từ dịch vụ thanh toán, thu
bất thường và các khoản thu khác.
ü Thu dịch vụ thanh toán: Thu dịch vụ thanh toán có sự tăng
giảm không đều qua 3 năm, chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh thu (năm 2004
là 1,04%, năm 2005 là 0,42%, năm 2006 là 0,68%). Khoản thu này còn rất thấp
thấp do NHNo Châu Thành không có Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và có ít

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nên không có điều kiện để thu hút dịch vụ này
mặc dù Ngân hàng đã có quan tâm nhiều đến việc tuyên truyền quảng cáo, giới
thiệu. Khoản thu này không cao một phần là do trong thời gian qua NHNo Châu
Thành áp dụng biểu phí thu dịch vụ mới mà đa phần là cao hơn trước nên chưa
thu hút khách hàng. Năm 2006 khoản thu dịch vụ có sự gia tăng là do năm 2006
Ngân hàng có quan tâm nhiều đến việc tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu và đã
thu hút được một số khách hàng có con em đi học xa chuyển tiền học phí qua
Ngân hàng và so năm 2005 khoản thu này tăng 139 triệu với tỉ lệ 78,98%.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 18 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

Bảng 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2004-2006 TẠI NHNo CHÂU THÀNH
Đvt: Triệu đồng
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005
CHỈ TIÊU NĂM
2004
NĂM
2005
NĂM
2006
Số tiền % Số tiền %
1. Tổng doanh thu 29.499 42.840 46.007 13.341 45,23 3.167 7,39

- Thu từ lãi và các khoản thu có tính chất lãi
+ Thu lãi cho vay
+ Thu lãi tiền gửi
+ Thu lãi trái phiếu, thương phiếu

- Thu ngoài lãi
+ Thu dịch vụ
+ Thu kinh doanh ngoại tệ
+ Thu bất thường
+ Các khoản thu khác


29.079
29.055
0
24
420
307
0
68
45


42.361
42.357
0
4
479
176
6
256
41


45.012

44.757
210
45
995
315
6
640
34


13.282
13.302
0
-20
59
-131
6
188
-4


45,68
45,78
0,00
-83,33
14,05
42,76
100,00
276,47
-8,89



2.651
2.400
210
41
516
139
0
384
-7


6,26
5,67
100,00
1.025,00
107,72
78,98
0,00
150,00
-17,07

2. Tổng chi phí
- Chi trả lãi
+ Chi trả lãi tiền gửi
+ Chi trả lãi tiền vay
+ Chi trả lãi phát hành kì phiếu

23.678

19.945
4.453
15.271
221

34.620
22.476
7.975
14.210
291


34.587
28.792
13.372
15.371
49


10.942
2.531
3.522
-1.061
70

46,21
12,69
79,09
-6,95
31,67



-33
6.316
5.397
1.161
-242


-0,10
28,10
67,67
8,17
-83,16


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 19 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

SO SÁNH 2005/2004

SO SÁNH 2006/2005
CHỈ TIÊU
NĂM
2004
NĂM
2005

NĂM
2006
Số tiền

% Số tiền %
- Chi ngoài lãi
+ Chi khác hoạt động kinh doanh
+ Chi dịch vụ TT&NQ
+ Chi kinh doanh ngoại tệ, tiền tệ
+ Chi nộp thuế
+ Chi cho Cán bộ - Công nhân viên
+ Chi hoạt động Quản lý và Công vụ
Các chỉ tiêu Trung ương quản lý
+ Chi tài sản
+ Chi bảo hiểm tiền gửi
+ Chi dự phòng rủi ro
+ Chi bất thường
3.733
783
93
0
0
1.784
543
237
436
94
0
0
12.144

793
209
4
3
2.637
847
427
1.187
177
6.279
8
5.795
340
187
0
24
2.861
828
323
957
178
418
2
8.411
10
116
4
3
853
304

190
751
83
6.279
8
225,31
1,28
124,73
100,00
100,00
47,81
51,99
80,17
172,25
88,30
100,00
100,00
-6.349
-453
-22
-4
21
224
-19
-104
-230
1
5.861
-6


-52,28
-57,12
-10,53
-100,00
700,00
8,49
-2,24
-24,36
-19,38
0,56
-93,34
-75,00
3. Lợi nhuận 5.821 8.220 11.420 2.399 41,21 3.200 38,93
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Châu Thành - Tiền Giang


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 20 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

ü Thu khác: Nhìn chung thu khác qua 3 năm tại Ngân hàng
đều giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2005 thu khác là 41 triệu giảm 4
triệu với tốc độ giảm là 8,89%, năm 2006 thu khác là 34 triệu giảm về số tuyệt
đối là 7 triệu hay giảm về số tương đối là 17,07%. Thu khác giảm qua các năm là
do thu nợ xử lí rủi ro giảm qua các năm.
Ø Tóm lại, nhìn chung nguồn thu của Ngân hàng qua các năm đều
tăng là do doanh số cho vay tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2004 là
197.150 triệu, năm 2005 là 269.714 triệu so với năm 2004 tăng số tuyệt đối là

72.594 triệu hay tăng số tương đối là 36,83%. Năm 2006 doanh số cho vay là
322.016 triệu so với năm 2005 tăng số tuyệt đối là 52.302 triệu tức là tăng số
tương đối là 19,39%. Bên cạnh đó do biến động lãi suất đầu vào qua các năm
tăng do đó làm cho lãi suất cho vay tăng qua các năm. Lãi suất cho vay bình quân
tháng năm 2004 là 1,04%, năm 2005 là 1,11%, năm 2006 là 1,12%.
( Về chi phí: Nhìn chung chi phí Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng
giảm không ổn định. Năm 2004 tổng chi phí là 34.620 triệu tăng 10.942 triệu với
tốc độ tăng là 46,21%, năm 2006 chi phí tại Ngân hàng là 34.587 triệu giảm về
số tuyệt đối là 33 triệu hay giảm về số tương đối là 0,10% so cùng kì năm 2005.
Tổng chi phí năm 2006 giảm là do tác động của chi ngoài lãi.
A Chi trả lãi: Nhìn chung chi trả lãi qua 3 năm tại Ngân hàng
chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí (năm 2004 là 84,23%, năm 2005 là 64,92%,
năm 2006 là 83,25%), tăng cả vế số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2005 chi trả lãi
là 22.476 triệu tăng 2.531 triệu với tốc độ 12,69%, năm 2006 chi trả lãi là 28.792
triệu tăng về số tuyệt đối là 6.316 triệu hay tăng về số tương đối là 28,10%. Chi
trả lãi tăng qua 3 năm chủ yếu là do:
- Chi trả lãi tiền gửi tại Ngân hàng tăng qua 3 năm (năm 2004 là
4.453 triệu, năm 2005 là 7.975 triệu, năm 2006 là 13.372 triệu). Chi trả lãi tiền
gửi tăng qua 3 năm là lãi suất vốn huy động và vốn huy động tại chỗ của Ngân
hàng tăng qua 3 năm. Năm 2004 vốn huy động tại chỗ là 88.381 triệu, năm 2005
là 181.082 triệu, năm 2006 là 182.064 triệu.
- Lãi suất vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên có sự gia tăng qua 3
năm. Năm 2004 lãi suất vốn điều hòa là 0,70%, năm 2005 là 0,76%, năm 2006 là
0,80%.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 21 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương


( Chi ngoài lãi: Nhìn chung chi ngoài lãi qua 3 năm tại Ngân hàng
có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2005 chi ngoài lãi là 12.144 triệu tăng
8.411 triệu với tốc độ là 225,31%, năm 2006 chi ngoài lãi là 5.795 triệu giảm về
số tuyệt đối là 6.349 triệu hay giảm về số tương đối là 52,28%. Chi ngoài lãi năm
2006 giảm chủ yếu là do tác động của chi dự phòng rủi ro.
- Các khoản chi do TW quản lý (gồm chi tiếp thị, chi lễ tân khánh
tiết, chi hội nghị, chi khác,…): Nhìn chung, khoản chi do TW quản lý có sự tăng
giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2004 theo quy định của NHNo&PTNT tỉnh
Tiền Giang khoản chi này chiếm khoản 1,5%/tổng chi. Trong năm 2004 NH chi
237 triệu chiếm tỉ trọng 1%. Năm 2005 khoản chi này là 427 triệu chiếm 1,23%
tổng chi (quy định của NHNo tỉnh là 1,5%) so kì trước tăng 190 triệu. Khoản chi
này tăng nhiều so năm trước do trong kì Ngân hàng tổ chức khánh thành trụ sở
làm việc Ngân hàng Long Định, chú trọng công tác tuyên truyền tiếp thị đặc biệt
là trong đợt huy động vốn đền bù khu công nghiệp Tân Huơng và đường cao tốc
Ngân hàng được tỉnh duyệt kinh phí cho khoản chi tặng quà khuyến mãi. Năm
2006 khoản chi này là 323 triệu với tỉ lệ 0,93% (quy định của NHNo tỉnh là
2,5%) so kì trước giảm 104 triệu với tốc độ giảm là 24,36%
- Chi dự phòng rủi ro: Nhìn chung chi dự phòng rủi ro qua 3 năm tại
Ngân hàng tăng giảm không ổn định. Năm 2004 chi dự phòng rủi ro không trích
thêm do năm trước trích thừa. Năm 2005 Ngân hàng trích chi dự phòng rủi ro là
6.279 triệu tăng 100% so năm trước. Năm 2006 Ngân hàng tiết giảm được khoản
chi dự phòng rủi ro tín dụng so năm trước 5.861 triệu.
( Lợi nhuận: Lợi nhuận tại Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm
2005 lợi nhuận là 8.220 triệu tăng 2.399 triệu với tốc độ là 41,21%, năm 2006 lợi
nhuận là 11.420 triệu tăng về số tuyệt đối là 3.200 triệu hay tăng về số tương đối
là 38,93%.
Qua phân tích kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Châu
Thành - Tiền Giang qua 3 năm 2004 – 2006 ta thấy kết quả kinh doanh qua 3
năm tại NHHo&PTNT huyện Châu Thành - Tiền Giang là tốt hàng năm đều có
lãi.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 22 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
3.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
NHNo&PTNT CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG:
3.2.1 Khái quát hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Châu Thành:
3.2.1.1 Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2004 – 2006:
Như chúng ta đã biết đối với hoạt động tín dụng của một Ngân hàng,
nguồn vốn luôn giữ vai trò rất quan trọng. Thiếu vốn Ngân hàng không thể giải
ngân nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều đó
làm cho mục tiêu tăng trưởng dư nợ cũng như nâng cao kết quả hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng không đạt được. Đối với Ngân hàng quốc doanh trong đó có
hệ thống NHNo, vốn huy động tại chỗ giữ vai trò khá quan trọng trong tổng
nguồn vốn. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng cao sẽ góp phần làm tăng lợi
nhuận của Ngân hàng và ngược lại khả năng huy động vốn tại chỗ của Ngân
hàng thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc làm cho lợi nhuận của Ngân hàng
không tăng cao vì lãi suất huy động vốn tại chỗ bao giờ cũng nhỏ hơn lãi suất tái
cấp vốn của Ngân hàng cấp trên. Ta thấy, trong hoạt động tín dụng của NHNo
nguồn vốn và cơ cấu vốn giữ vai trò cực kì quan trọng. Do đó, chúng ta tiến hành
phân tích nguồn vốn trong 3 năm 2004 – 2006 tại NHNo&PTNT Châu Thành để
xác định xu hướng biến động nguồn vốn qua các năm làm cơ sở cho việc giải
thích một số vấn đề về doanh số cho vay, doanh số thu nợ,…tại Ngân hàng trong
những phần tiếp theo của bài luận văn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành



GVHD: TS. Lê Khương Ninh 23 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2004-2006 TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG
Đvt: Triệu đồng
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gởi không kì hạn
- Tiền gởi thanh toán
- Tiền gởi tiết kiệm
- Tiền gởi ngoại tệ
- Tiền gởi kho bạc, các tổ chức tín dụng
18.824
3.186
2.925
52
12.661
17.169
9.397
3.030
621
4.121
28.949
10.731
3.216
2
15.000
-1.655
6.211
105
569

-8.540
-8,79
149,95
3,60
1.094,23
-67,45

11.780
1.334
186
-619
10.879
68,61
14,20
6,14
-99,68
263,99
2. Tiền gởi kì hạn dưới 12 tháng 24.422 44.207 46.039 19.785

81,01 1.832 4,14
3. Tiền gởi kì hạn 12 tháng trở lên 45.135 119.706 107.076 74.571 165,22 -12.630
-10,55

5. Vốn ủy thác đầu tư 11.075 11.917 10.600 842 7,60 -1.317 -11,05
6. Sử dụng vốn Trung ương 180.544 124.713 147.588 -55.831 -30,92 22.875 18,34
Tổng nguồn vốn 280.000 317.712 340.252 37.712 13,47 22.540 7,09
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành



GVHD: TS. Lê Khương Ninh 24 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Qua bảng số liệu ta thấy: Nguồn vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng dần
qua các năm. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 317.712 triệu kì trước là
280.000 triệu tăng về số tuyệt đối là 37.712 triệu tức là tăng về số tuơng đối là
13,47% so với năm 2004. Trong đó, vốn huy động năm tăng 92.701 triệu, vốn uỷ
thác đầu tư tăng 842 triệu. Vốn uỷ thác đầu tư tăng chậm do cuối năm Ngân hàng
hoàn trả vốn. Tổng nguồn vốn năm 2006 là 340.252 triệu so với kì trước 317.712
triệu tăng 22.540 triệu chủ yếu là do đơn vị sử dụng vốn điều hoà nhiều để đáp
ứng nhu cầu tăng trưởng dư nợ vì vốn huy động chỉ tăng 982 triệu trong khi đó
vốn uỷ thác đầu tư giảm 1.317 triệu do Ngân hàng hoàn trả vốn. Nguyên nhân
tổng nguồn vốn tăng liên tục là do: Ngân hàng có chính sách khuyến mãi cho
người gửi tiền bằng các hình thức quà tặng, rút thăm trúng thưởng bằng hiên vật.
Với chính sách khuyến mãi và lãi suất hấp dẫn người dân chấp nhận được nên họ
gửi tiền vào Ngân hàng, vừa nhận dược tiền lãi vừa có cơ may trúng thưởng.
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Cụ thể qua các chỉ tiêu sau:
˜ Vốn huy động tại chỗ:
Vốn huy động năm 2005 đạt 181.082 triệu chiếm trọng 57% trong tổng
nguồn vốn trong đó tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỉ trọng 13,91%. Tiền
gửi có kì hạn trên 12 tháng chiếm tỉ trọng 37,68% trong đó tiền gửi tiết kiệm bậc
thang rất được ưa chuộng vì có nhiều tiện ích. Lãi suất đầu vào kì phân tích là
0,69%, kì trước là 0,62% tăng 0,07%. Lãi suất đầu vào tăng do trong năm các
loại tiền gửi đều tăng lãi suất, mặt khác phí điều vốn cũng tăng năm 2004 là
0,7%, năm nay là 0,76%. Qua bảng trên ta thấy, vốn huy động tại chỗ 2005 tăng
nhanh so với 2004. Năm 2004, vốn huy động tại chỗ là 88.381 triệu đến năm
2005 tăng lên đến 181.082 triệu. Nguyên nhân là do:
Ø Trong năm 2005, Ngân hàng đã thành lập tổ huy động vốn
đi thu tiền lưu động tại các điểm chi trả ở khu Công nghiệp Tân Hương và đường
cao tốc qua xã Tân Lí Đông, Thân Cửu Nghĩa, Tân Hội Đông, Tam Hiệp. Ngân
hàng đã soạn thảo các tờ bướm quảng cáo, chuẩn bị các loại quà tặng theo số dư
tiền gửi, đi tiếp cận, vận động, tuyên truyền, quảng cáo các loại hình tiền gửi, lãi

suất huy động cho những hộ có tiền bồi thường cao khi nhận tiền sẽ gửi tại Ngân
hàng. Mặc dù trong tháng 7 năm 2005 vào thời điểm đỉnh cao của những đợt chi
trả tiền đền bù đã xuất hiện Ngân hàng bạn là Ngân hàng phát triển nhà Đồng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 25 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
bằng Sông Cửu Long và Ngân hàng anh em là NHNoPTNT huyện Tân Phước
cùng tham gia huy động vốn. Sự cạnh tranh trong thời gian này diễn ra quyết liệt,
Ngân hàng bạn hơn Ngân hàng Châu Thành về lãi suất huy động, hơn về giá tri
quà tặng,… nhưng Ngân hàng Châu Thành hơn Ngân hàng bạn về mối quan hệ
gần gủi, thân thiện, hơn về tinh thần phục vụ bao năm nên đã tạo được lòng tin
của người dân. Kết quả đến cuối năm Ngân hàng đã huy động được 847 hộ với
số tiền 160.679 triệu. Chính điều này đã đẩy vốn huy động năm 2005 của Ngân
hàng tăng cao.
Ø Một nguyên nhân khác cũng góp phần làm cho nguồn vốn
huy động năm 2005 tăng cao là trong năm 2005 NHKV Long Định cũng thành
lập tổ huy động vốn lưu động huy động vốn những hộ được đền bù giải phóng
mặt bằng mở rộng quốc lộ 1A.
Vốn tự huy động năm 2006 đạt 182.064 triệu chiếm tỉ trọng
53,51% trong tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi không kì hạn 28.949 triệu chiếm
tỉ trọng 8,51%. Lãi suất đầu vào năm 2006 là 0,69%, kì trước là 0,67% chỉ tăng
0,02%. Lãi suất đầu vào không tăng cao so với năm trước là do trong năm Ngân
hàng tăng trưởng được nguồn tiền gửi không kì hạn (mặc dù tất cả các loại tiền
gửi đều tăng, lãi suất và phí điều vốn cũng tăng so với năm trước từ 0,76% lên
0,8%). Trong năm 2006 Ngân hàng đã thực hiện mọi giải pháp để huy động vốn
trong dân cư nhưng số tiền huy động trên địa bàn tăng không đáng kể so với số
tiền gửi mà người dân rút ra để mua đất ở khu tái định cư thuộc khu Công nghiệp
Tân Hương nên số dư vốn huy động tại Ngân hàng tăng không đáng kể. Mặc dù

số dư vốn huy động tăng không nhiều nhưng vốn huy động 2006 tăng so với
2005 là kết quả của sự cố gắng không ngừng của tập thể nhân viên Ngân hàng.
Vốn huy động tại chỗ năm 2006 của Ngân hàng tăng hơn so với 2005 là do
các nguyên nhân sau:
Ø Ngân hàng tiếp tục huy động vốn bồi thường mở rộng Quốc lộ 1A
qua các xã Long Định, Nhị Bình, Dưỡng Điềm, Điềm Hy.
Ø Cán bộ tín dung tích cực tiếp cận những hộ có nguồn thu nhập bất
thường như tiền trúng số, tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất,… gửi tiền vào
Ngân hàng nên đa số cán bộ tín dụng đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế
hoạch.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 26 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Ø Ngân hàng tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo các hình
thức huy động tiết kiệm nội tệ và thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn
năm 2006 của NHNoVN đồng thời huy động ngoại tệ bằng USD và EUR.
Ø Ngân hàng tuyên truyền quảng cáo huy động tiết kiệm trã lãi trước
là tiết kiệm dự thưởng vàng 3 chữ A. Tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm
khách hàng gửi tiền tạo nguồn vốn ổn định để tăng trưởng dư nợ. Từng cán bộ tín
dụng am hiểu các sản phẩm huy động cũng như lãi suất huy động hiện hành để
sẵn sàng đáp ứng khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm của Ngân
hàng.
˜ Vốn cấp trên:
Vốn cấp trên qua 3 năm có sự tăng giảm không đều nhau. Năm 2005 vốn
cấp trên là 124.713 triệu giảm 55.831 triệu (30,92%) so năm 2004. Nguyên nhân
là do trong năm 2005 NHNo&PTNT Tiền Giang đặt chỉ tiêu vốn huy động tại
chỗ của Ngân hàng tăng cao (do trong năm Ngân hàng có nhiều điều kiện thuận
lợi để huy động vốn như đã phân tích ở phần trên). Do đó, vốn điều hoà của

Ngân hàng Tỉnh giảm là điều hợp lí vì nguồn vốn tại chỗ của Ngân hàng đáp ứng
tốt cho công tác hoạt động tại Ngân hàng. Năm 2006 vốn cấp trên là 147.588
triệu tăng về số tuyệt đối là 22.875 triệu hay tăng về số tương đối là 18,34% so
năm 2005. Nguyên nhân là do kinh tế địa phương phát triển, nhu cầu vốn tại địa
phương ngày càng tăng mặc dù huy động vốn của Ngân hàng năm 2006 tăng hơn
so với 2005 nhưng vẫn không đáp ứng đủ vốn cho địa phương cho nên nó ảnh
hưởng đến vốn cấp trên điều tiết năm 2006 tăng hơn so với 2005.
Q Tóm lại, huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng chỉ có
một số ít chỉ tiêu giảm không đáng kể. Như vậy, trong 3 năm qua Ngân hàng đã
có nhiều hình thức huy động vốn tích cực đã chiếm được lòng tin của khách hàng
gửi tiền vào Ngân hàng. Hơn nữa cũng cho chúng ta thấy được Ngân hàng đã tận
dụng tốt các cơ hội để huy động vốn triệt để tạo nguồn vốn ổn định đầu tư vào
các chương trình kinh tế ở địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 27 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
3.2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng trong 3 năm 2004 – 2006:
Bảng 4: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG 3 NĂM 2004-2006 TẠI NHNo&PTNT
CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG
Đvt: Triệu đồng
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005
CHỈ TIÊU
NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Số tiền % Số tiền %
Dư nợ đầu kì 237.974 280.002 317.712 42.028 17,66 37.710 13,47
Doanh số cho vay 284.613 374.560 389.114 89.947 31,60 14.544 3,89
Doanh số thu nợ 242.585 336.850 366.840 94.265 38,86 29.990 8,90
Dư nợ cuối kì 280.002 317.712 339.986 37.710 13,47 22.274 7,01

Dư nợ bình quân 258.988 298.857 328.849 39.869 15,39 29.992 10,04
Dư nợ quá hạn 905 2.156 8.431 1.251 138,23 6.275 291,05
Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành - TG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 28 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Trước khi đi vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT
huyện Châu Thành - Tiền Giang, chúng ta tiến hành phân tích khái quát hoạt
động tín dụng tại NHNo Châu Thành nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn tổng
quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng như làm cơ sở
cho việc phân tích, đánh giá và giải thích một số vấn đề có liên quan đến hoạt
động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua sẽ được trình bày ở phần
sau.
Q Dư nợ đầu kì: Trong những năm qua tình hình dư nợ đầu kì đều
tăng. Năm 2005 dư nợ đầu kì là 280.002 triệu tăng 17,66% so với năm trước tức
là tăng 42.028 triệu. Năm 2006, dư nợ đầu kì là 317.712 triệu tăng 13,47% so với
năm 2005 tức là tăng về số tuyệt đối là 37.710 triệu.
Q Doanh số cho vay: Nhìn chung doanh số cho vay tại NHNo&PTNT
Châu Thành qua 3 năm 2004 - 2006 đều tăng. Năm 2005 doanh số cho vay là
374.560 triệu tăng 31,60% so với năm trước tức là tăng 89.947 triệu. Năm 2006,
doanh số cho vay là 389.114 triệu tăng 3,89% tức là tăng về số tuyệt đối là
14.544 triệu so với năm 2005. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng dần về số
tuyệt đối là do nhu cầu vay vốn của bà con nông dân, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn huyện Châu Thành qua 3 năm tăng. Điều đó thể hiện sự phát
triển kinh tế ở huyện Châu Thành ngày càng nhanh. Đây là tín hiệu tốt cho sự
tiếp tục gia tăng doanh số cho vay của Ngân hàng trong những năm tới.
Q Doanh số thu nợ: Từ năm 2004 - 2006 doanh số thu nợ của Ngân
hàng biến động theo chiều hướng khả quan. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ

đạt 336.850 triệu tăng về số tuyệt đối là 94.265 triệu tức là tăng 38,86% về số
tương đối so với năm 2004. Năm 2006 doanh số thu nợ cũng tăng mặc dù tốc độ
tăng không bằng giai đoạn trước, cụ thể tăng 29.990 triệu (8,90%) so với cùng kì
năm 2005. Nguyên nhân tốc độ tăng doanh số thu nợ 2005/2004 tăng cao hơn
2006/2005 là điều tất yếu bởi doanh số cho vay 2005/2004 tăng cao hơn doanh số
cho vay 2006/2005 cả về số tuyệt đối lẫn tương đối nên kéo theo tốc độ tăng
doanh số thu nợ 2005/2004 cũng tăng nhanh hơn giai đoạn 2006/2005.
Q Dư nợ cuối kì: Năm 2005 dư nợ cuối kì là 317.712 triệu tăng
13,47% so với năm 2004 tức là tăng 37.710 triệu. Năm 2006 dư nợ cuối kì là
339.986 triệu tăng 7,01% tức là tăng 22.274 triệu so với năm 2005. Nguyên nhân
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 29 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
dư nợ tăng cao là do tăng trưởng tín dụng tăng cao. Từ 2004 đến 2006 cơ cấu
kinh tế trong huyện ngày càng có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ
trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II và III, việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế này làm cho nhu cầu vốn cũng như thời hạn vay vốn của người dân ngày càng
tăng cao bởi lẽ đầu tư vào khu vực II và III đòi hỏi nhiều vốn hơn và cần phải có
thời gian dài hơn là đầu tư vào khu vực I. Đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển
kinh tế huyện cũng như hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới.
Q Dư nợ bình quân: Năm 2005, dư nợ bình quân là 258.988 triệu
tăng 15,39% tức là tăng về số tuyệt đối là 39.869 triệu so năm 2005. Năm 2006,
dư nợ bình quân là 328.849 triệu tăng 10,04% tức là tăng về số tuyệt đối là
29.992 triệu so năm 2005. Nhìn chung, dư nợ bình quân qua 3 năm đều tăng cao
theo tỉ trọng tăng trưởng của doanh số cho vay là phù hợp.
Q Dư nợ quá hạn: Năm 2005 dư nợ quá hạn là 2.156 triệu tăng về số
tuyệt đối là 1.251 triệu hay tăng về số tương đối là 138,23% so với năm 2004.
Năm 2006, dư nợ quá hạn là 8.431 triệu tăng 6.275 triệu (291,05%) so với cùng

kì năm 2005. Như vậy, dư nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong 2 năm 2005, 2006 trên địa bàn huyện bị ảnh
hưởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm ở gà, dịch lở mồm long móng ở heo, bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá ở cây lúa đã làm cho người nông dân bị thiệt hại nghiêm
trọng không có nguồn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Song song đó các doanh
nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia
tăng giá sắt, thép, xăng, dầu,…kinh doanh gặp nhiều khó khăn
Q Tóm lại: Qua phân tích số liệu ở bảng trên ta thấy dư nợ đầu kì,
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cuối kì, dư nợ bình quân qua các năm
đều tăng cao. Đây là tín hiệu tốt trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong
thời gian qua. Điều đáng quan tâm là nợ quá hạn tại Ngân hàng qua 3 năm cũng
tăng. Trong những năm tới Ngân hàng cần tăng cường công tác quản lý nợ để
giảm nợ quá hạn xuống mức thấp nhất góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng.



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 30 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
3.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu
Thành:
3.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay trong 3 năm 2004 - 2006:
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng bao gồm nhiều yếu tố: doanh số cho
vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… Trong các yếu tố trên, doanh số cho vay là yếu tố
khởi đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố khác. Do đó, phân tích doanh số cho
vay tại Ngân hàng là quan trọng trong phân tích hoạt động tín dụng.
Doanh số cho vay tại Ngân hàng trong một khoản thời gian xác định là số

tiền mà Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trong một khoản thời gian đó,
thường được tính theo tháng, quý, năm.
a) Phân tích doanh số cho vay trong 3 năm 2004 - 2006 theo thành
phần kinh tế:
Phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ,… tại Ngân hàng bao gồm
nhiều nội dung. Ở đây, chúng ta chỉ tiến hành phân tích các yếu tố này theo
ngành nghề, theo thành phần kinh tế và theo hình thức vay vốn. Trước hết chúng
ta đi vào phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế nhằm xác định cơ
cấu cấp tín dụng theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng trong thời gian qua nhằm
xác định thành phần kinh tế nào là đối tượng cấp tín dụng chính của Ngân hàng,
thành phần kinh tế nào doanh số cho vay vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp. Qua đó, Ngân
hàng có thể đề ra những biện pháp thích hợp nhằm cũng cố doanh số cho vay
thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao đồng thời nâng cao doanh số cho vay các
hành phần kinh tế khác.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Châu Thành chỉ tồn tại ba thành phần kinh
tế: Hộ gia đình – cá nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp tư nhân
(NH Châu Thành không có khách hàng là Công ty cổ phần và Doanh nghiệp Nhà
nước). Đây là khó khăn lớn trong việc đa dạng hóa đầu tư cho các thành phần
kinh tế tại Ngân hàng trong thời gian qua.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 31 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Bảng 5 : DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004-2006
Đvt: Triệu đồng



Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành - TG


SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Số tiền % Số tiền %
1. Hộ gia đình, cá nhân 170.196 231.039 250.163 60.843 35,75 19.124 8,28
2. Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân 26.954 38.675 71.853 11.721 43,49 33.178 85,79
Tổng cộng 197.150 269.714 322.016 72.564 36,81 52.302 19,39
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 32 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

Hình 3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH
PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2004 – 2006 TẠI NHNo CHÂU THÀNH

Qua bảng 5 và hình 3, ta thấy:
Q Đối với hộ gia đình, cá nhân: Đây là đối tượng khách hàng chủ yếu
của NHNo&PTNT Châu Thành. Bởi địa bàn nông thôn nên Ngân hàng chủ yếu
đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăn nuôi,…. Do
vây, thị phần đầu tư của Ngân hàng dành cho kinh tế hộ gia đình và cá nhân là rất
lớn. Cụ thể, qua bảng phân tích trên ta thấy, doanh số cho vay đối với thành phần
kinh tế này đều tăng qua 3 năm. Năm 2004 doanh số cho vay là 231.039 triệu
tăng 60.843 triệu (35,75%) so cùng kì năm 2004. Năm 2006, doanh số cho vay
hộ gia đình và cá nhân là 250.163 triệu tăng 19.124 triệu với tốc độ tăng trưởng
là 8,28% so với năm 2005. Nhìn chung, doanh số cho vay hộ gia đình và cá nhân
tăng dần qua các năm nhưng tỉ trọng qua 3 năm lại giảm dần. Năm 2004, doanh
số cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm tỉ trọng 86,33% trong tổng doanh số cho

vay, đến 2005 chỉ còn 85,66%, năm 2006 tỉ trọng này giảm chỉ còn 77,69%.
Q Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH), doanh nhiệp tư
nhân (DNTN): Doanh số cho vay cũng tăng qua 3 năm. Năm 2005 doanh số cho
vay đối tượng này đạt 38.675 triệu tăng về số tuyệt đối là 11.721 triệu hay tăng
về số tương đối là 43,49%. Năm 2006 doanh số cho vay Cty TNHH, doanh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 33 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
nghiệp tư nhân tiếp tục tăng đạt 71.853 triệu tăng 33.178 triệu (85,79%) so với
cùng kì năm 2005.
Ta thấy tỉ trọng doanh số cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân tăng về số
tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối và tỉ trọng trong khi đó doanh số cho
vay đối với Cty TNHH và DNTN qua 3 năm có sự gia tăng đáng kể cả về số
tuyệt đối, tương đối lẫn tỉ trọng. Nguyên nhân là do trong những năm qua thực
hiện theo chủ trương của NHNo tỉnh trong thời kì CNH – HĐH là phải nâng cao
doanh số cho vay các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay
vốn trên địa bàn góp phần cùng cả nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang khu vực
II và III, NHNo&PTNT Châu Thành đã không ngừng tăng cường, cũng cố, mở
rộng quan hệ với các đối tượng trên địa bàn. Kết quả đã có thêm một số doanh
nghiệp đặt vấn đề vay vốn với Ngân hàng. Đây là một tín hiệu khả quan mà trong
những năm tới Ngân hàng cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa góp phần đa dạng
hóa các đối tượng đầu tư tại Ngân hàng.
Mặc dù doanh số cho vay khối doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng cả về số
tuyệt đối, tương đối lẫn tỉ trọng nhưng vẫn còn khá thấp trong tổng doanh số cho
vay. Năm 2004 tỉ trọng doanh số cho vay đối tượng này chiếm 13,67%, năm
2005 là 14,34% đến năm 2006 tăng lên được 22,31%. Nguyên nhân doanh số cho
vay đối tượng này tăng nhưng chưa cao là do:
* Ngân hàng Châu Thành có ít khách hàng là đối tượng này. Đến cuối

2006, trên địa bàn huyện có rất ít Cty TNHH. Bên cạnh đó số doanh nghiệp tư
nhân trên địa bàn huyện là chưa nhiều. Tính tới thời điểm tháng 6 năm 2006, số
DNTN trên địa bàn huyện chỉ là 238 doanh nghiệp trong đó Ngân hàng chỉ tiếp
cận được 53 doanh nghiệp và trong số đó chỉ só 29 doanh nghiệp vay vốn của
Ngân hàng.
* Công tác tiếp thị có quan tâm nhưng chưa có chiến lược cụ thể nhất là
khâu tiếp cận các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh lớn để tìm kiếm khách hàng
vay vốn. Trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác tiếp cận
các Cty TNHH và DNTN nhằm nâng cao tỉ trọng cho vay đối tượng này đạt chỉ
tiêu Tỉnh đề ra góp phần đưa nền kinh tế địa phương chuyển dịch dần sang khu
vực II và III theo xu hướng chung của cả nước.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 34 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
* Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn chưa
đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng nhất là khối doanh nghiệp
có nhu cầu vay vốn cao. Mặc dù Ngân hàng đã tranh thủ giải ngân ngay khi có
nguồn vốn nhưng thời gian là khá lâu. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến
doanh số cho vay khối doanh nghiệp không tăng cao trong thời gian qua.
Q Tóm lại: Qua phân tích trên, nhìn chung về cơ cấu đầu tư vốn ngắn
hạn qua 3 năm 2004 – 2006 tại Ngân hàng chuyển biến theo chiều hướng tốt.
Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp còn hạn chế về vấn đề tài chính, thiếu điều
kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng nên doanh số cho vay đối tượng này
vẫn chưa thật sự cao. Về cho vay phát triển kinh tế hộ gia đình và cá nhân, đây là
nhiệm vụ chính của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành bởi đa phần
nguồn vốn của Ngân hàng tập trung cho vay hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể,
sản xuất hàng hoá có chu kì ngắn, quay nhanh đồng vốn, mang lại lợi nhuận cao,
ổn định đời sống cho nhân dân.

b) Phân tích doanh số cho vay trong 3 năm 2004 - 2006 theo ngành nghề:
Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, ta thấy: trong 3
năm 2004 – 2006, doanh số cho vay HGĐ – CN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
doanh số cho vay tại NHNo&PTNT Châu Thành. Phân tích doanh số cho vay
theo thành phần kinh tế chỉ cho chúng ta biết được đối tượng cấp tín dụng chính
của Ngân hàng mà không cho chúng ta biết được các thành phần kinh tế này sử
dụng vốn vay để đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực nào. Mục đích sử dụng vốn vay
của khách hàng là quan trọng trong công tác cấp tín dụng tại Ngân hàng vì mỗi
đối tượng đầu tư của khách hàng có khả năng đem lại mức lợi nhuận cũng như
múc đô rủi ro khác nhau. Chúng ta biết hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng
chính là hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng và ngược lại rủi ro của khách hàng
cũng chính là rủi ro của Ngân hàng. Do đó, phân tích doanh số cho vay theo
ngành nghề là yếu tố không thể thiếu trong phân tích doanh số cho vay tại bất kì
Ngân hàng nào. Biết được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, Ngân hàng
có thể phần nào giải thích được thực trạng cấp tín dụng của Ngân hàng trong thời
gian qua từ đó đề ra cơ cấu cấp tín dụng theo ngành nghề hợp lí hơn góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian tới.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 35 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM 2004-2006
Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Châu Thành - TG
SO SÁNH 2005/2004 SO SÁNH 2006/2005
CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
Số tiền % Số tiền %
1. Ngành nông nghiệp

- Trồng trọt
- Chăn nuôi
143.906
62.108
81.798
174.625
32.740
141.885
167.762
33.675
134.087
30.719
-29.368
60.087
21,35
-47,29
73,46
-6.863
935
-7.798
-3,93
2,86
-5,50
2. Ngành thương nghiệp, thương mại
dịch vụ
33.906 81.739 124.427 47.833 141,08 42.688 52,22
3. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp
1.514 1.720 3.858 206 13,61 2.138 124,30
4. Ngành xây dựng 11.364 4.200 18.110 -7.164 -63,04 13.910 331,19

5. Ngành khác 6.460 7.430 7.859 970 15,02 429 5,77
Tổng cộng 197.150 269.714 322.016 72.564 36,81 52.302 19,39
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 36 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH
PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo CHÂU THÀNH TỪ 2004 - 2006

Hình 5: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY NGÀNH NÔNG
NGHIỆP TẠI NHNo CHÂU THÀNH TỪ 2004 – 2006

Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 là 269.714 triệu tăng 72.594 triệu,
tốc độ tăng trưởng là 36,83% so năm 2004. Năm 2006 doanh số cho vay là
322.016 triệu tăng 52.302 triệu (19,39%) so cùng kì năm 2005. Nguyên nhân
doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm là do kinh tế huyện phát triển đặc
biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) nên nhu cầu vốn của
người dân ngày càng tăng. Đối với loại cho vay này, Ngân hàng căn cứ vào chu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 37 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương
kì sinh trưởng của từng loại cây trồng, vật nuôi để phân kì trả nợ gốc và lãi thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng, thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm nên nó phù hợp
cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nông thôn. Nhìn chung, doanh số
cho vay ngắn hạn tăng qua các năm nhưng không đồng đều giữa các ngành nghề,
cụ thể như sau:

› Ngành nông nghiệp: Nhìn chung doanh số cho vay ngành nông
nghiệp tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2005 doanh số cho vay ngành nông
nghiệp là 174.625 triệu tăng về số tuyệt đối là 30.719 triệu hay tăng về số tương
đối là 21,35% so năm 2004. Nhưng năm 2006 doanh số cho vay ngành này chỉ
đạt 167.762 triệu giảm 6.863 triệu (3,93%) so cùng kì năm 2005.
* Ngành trồng trọt:
Huyện Châu Thành có diện tích đất canh tác lớn. Khu vực trung tâm đa
số sản xuất nông nghiệp tổng hợp. Ở khu vực thuộc NHKV Vĩnh Kim quản lý
kinh tế vườn phát triển rất mạnh, đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, mùa
nào trái nấy rất thích hợp và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đây là khu vực
rất thuận lợi cho sự phát triển doanh số cho vay kinh tế vườn thời gian tới. Ở khu
vực thuộc NHKV Long Định quản lý, người dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
trồng lúa, mùa vụ tập trung. Doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng giảm không
đều qua 3 năm. Năm 2005, doanh số cho vay ngành trồng trọt là 32.740 giảm
29.368 triệu (47,29%) so năm 2004. Sang năm 2006 doanh số cho vay ngành
trồng trọt đạt 33.675 triệu tăng về số tuyệt đối là 935 triệu hay tăng về số tương
đối là 2,86%. Doanh số cho vay ngành này năm 2006 có tăng nhưng không đáng
kể. Điều này hoàn toàn phù hợp vì cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Châu
Thành thiên về chăn nuôi hơn trồng trọt. Ngành trồng trọt ở địa phương chưa
được chú trọng. Do đó, mặc dù năm 2006 ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
do tác hại của dịch bệnh một số hộ chuyển sang trồng lúa hay làm kinh tế vườn
nhưng số lượng này là không đáng kể. Nguyên nhân khác làm cho doanh số cho
vay ngành trồng trọt tăng giảm không ổn định là do giá cả các loại cây trồng bấp
bênh không ổn định, vì vậy mà nhu cầu vay vốn cũng bị ảnh hưởng theo làm cho
doanh số cho vay ngắn hạn ngành trồng trọt của Ngân hàng cũng tăng giảm bất
thường là điều không thể tránh khỏi.
* Ngành chăn nuôi:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

×