i
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
o0o
BÙI THỊ HOA
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU
THỦY SẢN KHÁNH HÒA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
GVHD: ThS. NGUYỄN BÍCH HƯƠNG THẢO
Nha Trang, tháng 07 năm 2013
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
quý báu.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên trực tiếp hướng
dẫn em là cô Nguyễn Bích Hương Thảo đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn
thành bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại
Học Nha Trang đã trang bị cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học
tập tại trường để em có thể hoàn thiện kiến thức về chuyên ngành Kế toán nói chung
cũng như khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV xuất khẩu
Thủy Sản Khánh Hòa cùng các cô, chị trong phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho em
được thực tập và hoàn thành bài khóa luận này.
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên em trong thời gian làm
khóa luận cũng như trong suốt thời gian học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Hoa
ii
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu: 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Nội dung và kết cấu: Ngoài lời nói đầu. kết luận, đề tài bao gồm 3 chương: 2
6. Những đóng góp khoa học của đề tài: 3
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
1.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm. 4
1.1.1. Chi phí 4
1.1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.2. Phân loại chi phí 4
1.1.2. Giá thành 6
1.1.2.1. Khái niệm 6
1.1.2.2. Phân loại giá thành 6
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán 7
1.1.5. Các mô hình tính kế toán CPSX và giá thành sản phẩm 8
1.2. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
1.2.1. Yêu cầu cơ bản trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm 8
1.2.2. Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành 8
1.2.2.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8
iv
1.2.2.2. Xác định đối tượng tính giá thành 9
1.2.3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 9
1.2.4. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.3. Kế toán các khoản mục chi phí 10
1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
1.3.1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán 11
1.3.1.2. Tài khoản sử dụng 11
1.3.1.3. Định khoản kế toán 11
1.3.1.4. Sơ đồ kế toán tổng hợp 14
1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 14
1.3.2.1. Nội dung 14
1.3.2.2. Tài khoản sử dụng 15
1.3.2.3. Định khoản kế toán 15
1.3.2.4. Sơ đồ kế toán tổng hợp 17
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 17
1.3.3.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán 17
1.3.3.2. Tài khoản sử dụng 18
1.3.3.3. Định khoản kế toán: 18
1.3.3.4. Sơ đồ kế toán tổng hợp 20
1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 20
1.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX 20
1.4.1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán 20
1.4.1.2. Tài khoản sử dụng 21
1.4.1.3. Định khoản kế toán: 21
1.4.1.4 . Sơ đồ kế toán tổng hợp 23
1.4.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 23
1.4.2.1. Nội dung 23
1.4.2.2. Tài khoản sử dụng 23
1.4.2.3. Định khoản kế toán 24
v
1.4.2.4. Sơ đồ kế toán tổng hợp 25
1.5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 25
1.5.1. Khái niệm về sản phẩm dở dang 25
1.5.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 25
1.5.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 26
1.5.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương. 26
1.5.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 27
1.5.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành kế hoạch 28
1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm 28
1.6.1. Đối tượng tính giá thành 28
1.6.2. Kỳ tính giá thành 28
1.6.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 29
1.6.3.1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) 29
1.6.3.2. Phương pháp tổng cộng chi phí 29
1.6.3.3. Phương pháp hệ số 30
1.6.3.4. Phương pháp tỷ lệ: 30
1.6.3.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 30
1.6.3.6. Phương pháp liên hợp 31
1.7. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 31
1.7.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng 31
1.7.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất 33
1.8. Ý nghĩa và biện pháp hạ giá thành sản phẩm 34
1.8.1. Ý nghĩa hạ thấp giá thành sản phẩm 34
1.8.2. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm 34
CHƯƠNG II 35
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU
THỦY SẢN KHÁNH HÒA 35
vi
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY
SẢN KHÁNH HÒA. 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 38
2.1.2.1. Chức năng 38
2.1.2.2. Nhiệm vụ 38
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 39
2.1.3.1. Bộ máy quản lý của công ty 39
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban 40
2.1.4. Tổ chức sản xuất tại công ty 42
2.1.4.1 . Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty 42
2.1.4.2 . Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 43
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công ty. 44
2.1.5.1 . Các nhân tố bên trong: 44
2.1.5.2. Các nhân tố bên ngoài 45
2.1.6 Đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
48
2.1.7. Phương hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 51
2.1.8. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty
52
2.1.8.1. Những thuận lợi và khó khăn 52
2.1.8.2. Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của công ty từ nay đến 2015 53
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY
SẢN KHÁNH HÒA 55
2.2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 55
2.2.1.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 55
2.2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 55
2.2.1.3. Hình thức kế toán tại công ty 58
vii
2.2.1.4. Tổ chức hệ thống sổ sách sử dụng trong Công ty 60
2.2.1.5. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại công ty 61
2.2.1.6. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty 70
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty. 71
2.2.2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 71
2.2.2.2. Cơ chế pháp lý 72
2.2.2.3. Trang thiết bị phục vụ công tác kế toán 72
2.2.2.4. Nhân tố con người 72
2.2.3. Thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành 72
2.2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí 72
2.2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí 73
2.2.3.3. Đối tượng tính giá thành 73
2.2.3.4. Kỳ tính giá thành 73
2.2.3.5. Phương pháp tính giá thành 73
2.2.4. Kế toán các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 74
2.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 74
2.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 91
2.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 104
2.2.4.4. Kế toán tổng hợp chi phí 128
2.2.4.5. Đánh giá sản phẩm dở dang 131
2.2.4.6. Tính giá thành sản phẩm 131
2.2.5. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty 135
2.2.5.1. Những mặt đạt được 135
2.2.5.2. Những mặt chưa đạt được 136
CHƯƠNG III 138
viii
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA 138
3.1. Đề xuất 1: Mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 138
3.1.1. Sự cần thiết của đề xuất 138
3.1.2. Nội dung đề xuất 138
3.1.3. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất 139
3.2. Đề xuất 2: Trang bị phần mềm kế toán 139
3.2.1. Sự cần thiết của đề xuất 139
3.2.2. Nội dung đề xuất 140
3.2.3. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất 141
3.3. Đề xuất 3: Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân 141
3.3.1. Sự cần thiết của đề xuất 141
3.3.2. Nội dung đề xuất 142
3.3.3. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất 143
3.4. Đề xuất 4: Mua sắm mới máy móc, thiết bị 143
3.4.1. Sự cần thiết của đề xuất 143
3.4.2. Nội dung của đề xuất 144
3.4.3. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất 144
3.5. Đề xuất 5 : Kỳ tính giá thành theo tháng 144
3.5.1. Sự cần thiết của đề xuất 144
3.5.2. Nội dung đề xuất 144
3.5.3. Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất 144
KẾT LUẬN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BT : Bao trang
BTP : Bán thành phẩm
CB : Chế biến
CCDC : Công cụ dụng cụ
CNTTSX : Công nhân trực tiếp sản xuất
CP : Chi phí
CPNL : Chi phí nguyên liệu
CPSX : Chi phí sản xuất
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang
CPSXDDĐK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
CPSXPSTK : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
CPSXDDCK : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
NL : Nguyên liệu
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
KKTX : Kê khai thường xuyên
KKĐK : Kiểm kê định kỳ
PXSX : Phân xưởng sản xuất
QLPX : Quản lý phân xưởng
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
TP : Thành phẩm
Z : Giá thành
x
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 …………………………………………. 49
Bảng 2.2: Hệ thống sổ sách tại công ty ……………………………………… … 62
Bảng 2.3: Hệ thống tài khoản tại công ty ……………………………………. … 73
Bảng 2.4: Hệ thống chứng từ tại công ty …………………………………………71
Bảng 2.5: Bảng kê nguyên liệu……………………………………………… 91
Bảng 2.6: Bảng phân bổ chi phí vật tư vào chi phí NVLTT……………………….92
Bảng 2.7: Bảng thanh toán tiền lương CNTTSX…………………………………103
Bảng 2.8: Bảng phân bổ chi phí vật tư vào chi phí SXC…………………………129
Bảng 2.9: Bảng kê chi tiết các khoản mục giá thành quý IV/2012……………….135
xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ……………………. 14
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp………………………. ….17
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ………………………… ….20
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê
khai thường xuyên ……………………………………………………………… 23
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp
kiểm kê định kỳ ………………………………………………………………… 25
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty ……………………………………… 40
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất ……………………………………………. ….43
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất hàng đông lạnh của công ty …………………… 44
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ……………………………. 56
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ……… 59
Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính giá thành sản phẩm
cá đục fillet 10 – 13 quý IV năm 2012 …………………………………………… 85
Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính giá thành sản phẩm
cá đục fillet 13 – 15 quý IV năm 2012 ………………………………………… 86
Sơ đồ 2.8: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tính giá thành sản phầm cá
đục fillet 10 – 13 quý IV năm 2012 ………………………………………… … 98
Sơ đồ 2.9: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tính giá thành sản phầm cá
đục fillet 13 – 15 quý IV năm 2012 ………………………………………… ….99
Sơ đồ 2.10: Hạch toán chi phí sản xuất chung tính giá thành sản phẩm cá đục
fillet 10 – 13 quý IV năm 2012 …………………………………………… … 123
Sơ đồ 2.11 : Hạch toán chi phí sản xuất chung tính giá thành sản phẩm cá đục
fillet 13 – 15 quý IV năm 2012 …………………………………………… …. 124
Sơ đồ 2.12: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tính giá thành sản
phẩm cá đục fillet 10 – 13 quý IV năm 2012 …………………………………….131
Sơ đồ 2.13 Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tính giá thành sản
xii
phẩm cá đục fillet 13 – 15 quý IV năm 2012 …………………………………….132
xiii
DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ
Lưu đồ 2.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ……………………………… 78
Lưu đồ 2.2: Chi phí vật tư ………………………………………………… 80
Lưu đồ 2.3: Chi phí nhân công trực tiếp …………………………………… 95
Lưu đồ 2.4: Chi phí nhân viên phân xưởng ……………………………… 107
Lưu đồ 2.5: Chi phí vật tư dụng cụ ………………………………………. 109
Lưu đồ 2.6: Chi phí khấu hao tài sản cố định …………………………… 111
Lưu đồ 2.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài ………………………………… 113
Lưu đồ 2.8: Chi phí khác bằng tiền ………………………………………. 115
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đối với một doanh nghiệp bất kỳ trước
khi tham gia vào một lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì phải nghiên cứu nhu cầu
của khách hàng đối với lĩnh vực mà mình sẽ tham gia. Khi đi vào động sản xuất
kinh doanh, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận để đạt được
lợi nhuận cao doanh nghiệp phải tiêu thụ được nhiều sản phẩm, sản phẩm phải
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh công tác
nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm thông qua các chiến lược trong kinh doanh
như: chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm,… thông qua các chính sách khuyến mãi, xúc tiến
bán hàng, quảng cáo, tham gia hội chợ,… thì doanh nghiệp cần kiểm soát tốt chi
phí để nâng cao lợi nhuận, để xác định lợi nhuận một cách chính xác thì công tác
hạch toán chi phí phải đảm bảo chính xác, chính vì vậy công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong
doanh nghiệp sản xuất, việc tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ thuận lợi cho
việc xây dựng giá bán hợp lý để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp
khác cùng ngành.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với sự hướng dẫn của
các thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty, cộng thêm một phần yêu thích
của mình nên em đã chọ đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Nha Trang -
Khánh Hòa” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Nhằm củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học về kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
+ Quá trình thực hiện đề tài cơ hội tốt để áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tế để tiếp cận và làm quen với công việc kế toán trong thực tế.
2
+ Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa. Xác
định những mặt đạt được và chưa đạt được trong công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
+ Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty, cũng như các biệp pháp nhằm thực hiện
tiết kiêm chi phí và hj giá thành sản phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH MTV Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa gồm các nội dung:
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí – giá thành.
+ Tình hình thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty.
+ Trên cơ sở thực trạng công ty đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công
tác kế toán chi phí và tính giá thành.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
TNHH MTV Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa trong quý IV năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phân tích, đánh giá các số liệu và thông tin trong phòng kế toán
bằng việc xin số liệu, quan sát thực tế, phỏng vấn các nhân viên trong phòng kế
toán của công ty.
5. Nội dung và kết cấu: Ngoài lời nói đầu. kết luận, đề tài bao gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
+ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa.
3
+ Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
6. Những đóng góp khoa học của đề tài:
+ Về mặt lý luận: Đề tài đã tổng hợp cơ sở lý luận về công tác kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
+ Về mặt thực tiễn: Đề tài đã đánh giá được những mặt đã đạt được và
những mặt chưa đạt được trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty. Qua đó đã đưa ra được những đề xuất cần thiết để
khắc phục những mặt chưa đạt được giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Qua thời gian thực tập tại công ty em đã hiểu sâu hơn về công tác kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, do trình độ lý luận và thời
gian thực tập còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty để
bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
1.1.1. Chi phí
1.1.1.1. Khái niệm
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa phát sinh trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định.
1.1.1.2. Phân loại chi phí
a. Phân loại theo phương pháp tính nhập chi phí vào chỉ tiêu giá thành sản
phẩm
+ Chi phí trực tiếp: là những chi phí có thể tính trực tiếp vào chỉ tiêu giá
thành của từng loại sản phẩm.
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm
khác nhau và được tính vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm thông qua
phương pháp phân bổ gián tiếp thích hợp.
b. Phân loại theo yếu tố chi phí (Nội dung kinh tế của chi phí)
+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật
liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh
doanh trong kỳ báo cáo trừ: nguyên liệu, vật liệu… xuất bán hoặc xuất cho xây
dựng cơ bản. Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý, chỉ tiêu này có thể báo cáo chi
tiết theo từng loại: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu.
+ Chi phí nhân công: bao gồm các khoản phải trả cho người lao động
(thường xuyên, tạm thời) như tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có
tính chất lương trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã
hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) được tính theo
5
lương. Tùy theo yêu cầu, chỉ tiêu này có thể báo cáo chi tiết theo các khoản như:
tiền lương, bảo hiểm xã hội…
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao của tất cả các loại tài
sản cố định của doanh nghiệp dùng trong các hoạt đọng sản xuất kinh doanh trong
kỳ báo cáo.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản phải trả cho người cung
cấp điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo.
+ Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác
chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như:
tiếp khách, hội nghị, lệ phí cầu phà…
c. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: theo quy định
hiện hành giá thành sản xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí
+ Chi phí vật tư trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên liệu, vật
liệu chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản
chi phí được trích theo tỷ lệ tiền lương của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất,
chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí sản xuất còn lại trong phạm vi
phân xưởng sản xuất (ngoài chi phí vật tư trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp)
d. Phân loại theo quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn
thành
+ Biến phí: là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi
của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
+ Định phí: là những chi phí về nguyên tắc không thay đổi theo tỷ lệ thuận
với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
e. Phân loại theo cách thức kết chuyển
+ Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại sản
phẩm được sản xuất ra hay mua vào. Đây là các loại tài sản của doanh nghiệp, khi
6
doanh nghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền với giá trị của
tài sản mới được trừ ra khỏi doanh thu để tính lãi dưới chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”.
+ Chi phí thời kỳ: Là những chi phí không được tính vào giá trị của các loại
sản phẩm được sản xuất hay mua vào nên được xem là chi phí hoạt động của từng
kỳ kế toán và sẽ được khấu trừ hết vào doanh thu của kỳ mà nó phát sinh để tính lãi
(lỗ) trong kỳ như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.1.2. Giá thành
1.1.2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ hoàn thành.
1.1.2.2. Phân loại giá thành
a. Căn cứ vào thời điểm tính giá thành, giá thành được chia làm 3 loại:
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất
của kỳ kế hoạch, dựa trên định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch
được xem là mục tiêu mà các doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành
nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức
chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức
được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu
tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.
+ Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí
thực tế phát sinh trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác
định các nguyên nhân hao hụt hoặc vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ
đó điều chỉnh chi phí cho phù hợp.
b. Căn cứ theo nội dung cấu thành nên giá thành
Căn cứ theo nội dung cấu thành nên giá thành giá thành được chia làm
2 loại:
7
+ Giá thành sản xuất: Là giá thành được tính trên cơ sở toàn bộ các chi phí
phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành toàn bộ: Là giá thành được tính trên cơ sở toàn bộ các khoản chi
phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của
từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Xét về bản chất kinh tế thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một vì cùng là
hao phí về lao động sống và lao đ
ộng vật hóa.
Như vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền
của những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản xuất
công việc hay lao vụ hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất làm
cho giá thành sản phẩm cao hay thấp. Do đó quản lý giá thành sản xuất gắn liền với
chi phí sản xuất.
Sự khác nhau giữa phí chi sản xuất và tính giá thành sản xuất:
+ Chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành gắn
liền với khối lượng sản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn thành.
+ Chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến 2 bộ phận khác nhau: sản phẩm đã
hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm chỉ
tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán
+ Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát
sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn doanh
=
+
-
Giá thành sản
phẩm kỳ này
CPSX kỳ trước
chuyển sang
CPSX phát
sinh kỳ này
CPSX chuyển
sang kỳ sau
8
nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản
phẩm được sản xuất.
+ Tính toán chính xác kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản
xuất.
+ Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và dự toán chi
phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế
hoạch, sai mục đích.
+ Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí sản
xuất và hạ giá thành sản phẩm.
1.1.5. Các mô hình tính kế toán CPSX và giá thành sản phẩm
1.2. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1. Yêu cầu cơ bản trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
+ Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một
cách chính xác
+ Kế toán chính xác chi phí sản xuất phát sinh đòi hỏi phải tổ chức việc ghi
chép tính toán và phản ánh từng loại chi phí phát sinh theo thời điểm và theo từng
đối tượng phải chịu chi phí.
+ Muốn quản lý tốt giá thành sản phẩm cần phải tổ chức tính đúng, đủ giá
thành các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Muốn vậy phải xác định đúng
đối tượng, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành thích hợp và phải dựa trên cơ
sở số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác.
+ Sản phẩm dở dang và thành phẩm cũng là một bộ phận của hàng tồn kho
trong doanh nghiệp cho nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng
phải được tiến hành theo đúng phương pháp kế toán hàng tồn kho nói chung nà
doanh nghiệp đã tiến hành lựa chọn và áp dụng.
1.2.2. Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
1.2.2.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
9
a. Khái niệm
Là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ
cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ
chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là theo nơi phát sinh chi phí (phân xưởng,
quy trình công nghệ…) hoặc từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết sản
phẩm…
b. Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
+ Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất
+ Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp
+ Kết hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm
1.2.2.2. Xác định đối tượng tính giá thành
a. Khái niệm:
Đối tượng tính giá thành là những kết quả sản xuất nhất định để tính tổng giá
thành và giá thành đơn vị. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính
giá thành có thể là sản phẩm, bán thành phẩm, lao vụ hay công việc hoàn thành.
b. Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành
+ Nhiệm vụ mặt hàng sản xuất được giao
+ Tính chất quy trình công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm
+ Đặc điểm sản xuất
+ Yêu cầu quản lý và trình độ kế toán
1.2.3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các
phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất the các khoản
mục giá thành trong phạm vi giới hạn của từng đối tượng tập hợp chi phí. Phạm vi
này chính là tên gọi của phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
10
Đối với nhũng chi phí cơ bản có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng tập
hợp chi phí riêng biệt thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí đó, gọi là
phương pháp tập hợp trực tiếp.
Đối với chi phí cơ bản có liên quan đén nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác
nhau mà công tác ghi chép ban đầu không thể chi tiết cho từng đối tượng tập hợp
chi phí riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Phương pháp phân bổ:
+ Xác định hệ số phân bổ:
Tổng chi phí thực tế cần phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng hạch toán
+ Tính số chi phí thực tế cần phân bổ cho mỗi đối tượng hạch toán
1.2.4. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bước 1: Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo nơi phát sinh chi phí, theo
nội dung kinh tế của chi phí, theo các khoản mục giá thành và theo từng đối tượng
phải chịu chi phí.
Bước 2: Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản xuất kinh doanh phụ, phân
bổ giá trị của sản xuất phụ cho sản xuất chính và các bộ phận khác trong doanh
nghiệp.
Bước 3: Kết chuyển hoặc tính toán phân bổ các chi phí sản xuất đã tập hợp
được ở bước 1 cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan để phục vụ cho việc
tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng phải chịu chi phí.
Bước 4: Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản
xuất thực tế các loại sản phẩm hoàn thành.
1.3. Kế toán các khoản mục chi phí
1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí thực tế cần phân
bổ cho đối tượng i
=
Tiêu thức phân bổ
cho đối tượng i
x
Hệ số phân bổ
11
1.3.1.1. Nội dung và nguyên tắc hạch toán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nguyên liệu, vật liệu chính,
vật liệu phụ xuất dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Trường hợp những chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập
hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, loại sản phẩm, nhóm sản phẩm… thì hạch
toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp không thể tổ chức hạch toán riêng biệt
được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí đã chi cho
các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường dùng là tỷ lệ với định mức tiêu
hao vật liệu, tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm hoàn thành, phương pháp hệ số…
1.3.1.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (CPNVLTT) để
theo dõi tài khoản CPNVLTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng
hạch toán chi phí, tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho
từng đối tượng hạch toán chi phí.
1.3.1.3. Định khoản kế toán
+ Khi xuất kho vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ,
dịch vụ:
Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Trị giá thực tế nguyên vật liệu
xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
sản phẩm hay thực hiện lao vụ,
dịch vụ
- Kết chuyển CPNVLTT sang
TK 154 hoặc TK 631 và chi tiết
cho các đối tượng để tính giá
thành sản phẩm, dịch vụ.
- Kết chuyển CPNVLTT vượt
định mức vào TK 632.
- Trị giá nguyên vật liệu sử dụng
không hết nhập lại kho.